Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

Bài 17: VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CẤU TẠO
CỦA KIM LOẠI
I- VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
- Trong hơn 110 nguyên tố; có gần 90 nguyên tố là kim loại:
+ Nhóm IA (trừ H); nhóm IIA; nhóm IIIA (trừ bo) và một phần của nhóm IVA;
VA; VIA.
+ Các nguyên tố nhóm B (từ IB đến VIIIB)
+ Họ lantan và họ actini
II- CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
1. Cấu tạo nguyên tử
-Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng
(1; 2 hoặc 3)
Ví dụ:
11Na 1s 2s 2p 3s
2 2 6 1

12Mg 1s 2s 2p 3s
2 2 6 2

13Al 1s 2s 2p 3s 3p
2 2 6 2 1

-Trong chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và
điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với các nguyên tử của nguyên tố phi kim.
2. Cấu tạo tinh thể
Ở nhiệt độ thường, trừ Hg ở thể lỏng, còn các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo
tinh thể.
Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh
thể. Các electron hóa trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và
chuyển động tự do trong mạng tinh thể.
3. Liên kết kim loại
Là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể
do sự tham gia của các electron tự do.

BÀI 18: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI
I- TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI
1. Tính chất vật lí chung:
- Đều ở thể rắn trừ Hg ở thể lỏng, có tính dẻo; tính dẫn điện; tính dẫn nhiệt và ánh kim.
-Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong
mạng tinh thể kim loại
2. Tính chất vật lí riêng
Phụ thuộc vào độ bền của liên kết kim loại, nguyên tử khối, kiểu mạng tinh thể, …
của kim loại
 Khối lượng riêng: nhẹ nhất Li, nặng nhất Os
 Nhiệt độ nóng chảy: thấp nhất Hg, cao nhất W
 Tính cứng: mềm nhất Cs, cứng nhất Cr
 Độ dẫn điện: Ag>Cu>Au>Al>Fe
Ở nhiệt độ càng cao, tính dẫn điện của kim loại càng giảm.
II- TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Đặc điểm của nguyên tử kim loại:  Thường có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng
 Năng lượng ion hóa nhỏ
 Bán kính nguyên tử lớn
 Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử (nhường electron – sự oxi
hóa)
M Mn+ + ne
dạng khử dạng oxi hóa
KHỬ TĂNG NHƯỜNG-O GIẢM NHẬN
1. Tác dụng với phi kim
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Fe + I2 FeI2
Cu + Cl2 CuCl2
3Fe + 2O2 Fe3O4
4Al + 3O2 2Al2O3
Fe + S FeS
Hg + S HgS khử độc Hg
2. Tác dụng với dung dịch axit
 Axit chứa gốc axit không có tính oxi hóa: HCl; H2SO4 loãng………..
Kim loại đứng trước H + axit HCl; H2SO4 loãng… Muối hóa trị thấp + H2
Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Mg + H2SO4 loãng MgSO4 + H2
 Axit chứa gốc axit có tính oxi hóa: H2SO4 đặc; HNO3
Hầu hết kim loại + axit H2SO4 đặc; HNO3 muối hóa trị max + khí X + H2O
(trừ Au; Pt)
+ Nếu H2SO4 đặc X: SO2 (S; H2S)
+ Nếu HNO3 X: NO ; NO2 (nâu đỏ); N2 ; N2O ; NH4NO3 muối tan
CHÚ Ý
HNO3 loãng
-KL trung bình, yếu (Fe, Cu, Ag,...) + HNO3 loãng NO (duy nhất)
-KL mạnh (Mg, Al, Zn...) + HNO 3 loãng NO ; N2 ; N2O ; NH4NO3 muối
tan

HNO3 đặc NO2 (duy nhất)

Cu + 4HNO3 đặc Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O


10Al + 36HNO3 loãng 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O
Chú ý:
* Al; Fe; Cr thụ động trong HNO3 đặc nguội; H2SO4 đặc nguội
* Fe + HCl; H2SO4 loãng Fe (II)
Fe + H2SO4 đặc; HNO3 Fe (III)
* Fe lấy dư khi tác dụng với H 2SO4 đặc nóng; HNO3 tạo ra Fe2+ do: Fe + 2Fe3+
→ 3Fe2+
3. Tác dụng với H2O Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra
- Ở nhiệt độ thường: kim loại kiềm (Li < Na < K < Rb < Cs); kim loại nhóm IIA
(trừ Be; Mg)
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
- Các kim loại trung bình chỉ khử nước ở nhiệt độ cao (Zn; Fe...)
- Kim loại khử yếu: Cu; Ag; Hg;...không khử được H2O; dù ở nhiệt độ cao.
4. Tác dụng với muối
a) Kim loại tác dụng với nước
Vd1: Thả K vào dung dịch CuSO4 (màu xanh)
2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑
2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + K2SO4
Hiện tượng: K tan, sủi bọt khí H2, xuất hiện tủa màu xanh
b) Kim loại không tan trong nước
 Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối
Kim loại A + muối kim loại B Kim loại B + muối kim loại A
Vd1: Ngâm đinh Fe vào dung dịch CuSO4 (màu xanh)
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Hiện tượng: dd muối đồng nhạt màu, có một lớp Cu màu đỏ bám vào cây đinh sắt

You might also like