Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CẢM NHẬN “ĐẤT NƯỚC” – NGUYỄN KHOA ĐIỂM

Đề 1: Cảm nhận 9 câu đầu trong bài “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm
Bài làm
....
Nguyễn Khoa Điềm là một trí thức Cách mạng, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng
thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông đậm chất
trữ tình chính luận, có sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn, tha thiết và suy tư lo
lắng của một người trí thức về đất nước, về con người Việt Nam. Và Trường ca
“Mặt đường khát vọng” được coi là tác phẩm thể hiện rõ nhất phong cách thơ của
ông. Trong đó, đoạn trích “Đất nước” thuộc phần đầu chương V được đánh giá là
đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ văn hiện đại. Trường ca “Mặt đường khát
vọng” nói chung và đoạn trích “Đất nước” nói riêng được sáng tác ở chiến khu Trị
Thiên năm 1971, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt.
Chương thơ là lời thức tỉnh tuổi trẻ vùng đô thị tạm chiếm miền Nam nhận thức rõ
về đất nước, ý thức rõ về sứ mệnh của thế hệ để từ đó tiếp bước cha anh, đấu tranh,
cùng hòa nhập vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Tác giả chọn điểm nhìn gần gũi,
giọng thơ tha thiết mà cũng không kém phần triết lý, suy tư để khơi dậy tình yêu, ý
chí chiến đấu của tuổi trẻ thông qua hình tượng đất nước. Kết tinh cảm xúc, đặc
biệt là tư tưởng đất nước của nhân dân từ Nguyễn Khoa Điềm nằm ở chín câu thơ
đầu thuộc đoạn trích.
Mở đầu trích đoạn là một lời tâm tình, rủ rỉ đầy thương mến, đó cũng như một
lời khẳng định chắc nịch về cội nguồn của đất nước:
“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể”
Hai tiếng “Đất Nước” vang lên đầy tự hào, thiêng liêng và cao cả. Ngay từ câu thơ
mở đầu, nhà thơ đã xác định một chân lí giản dị, tự nhiên: “Khi ta lớn lên Đất
Nước đã có rồi”. Câu thơ không hề đề cập đến một mốc thời gian cụ thể nào nhưng
lại khẳng định sự hiện diện đã có từ xa xưa của Đất Nước. Nguyễn Khoa Điềm đã
lấy sự ra đời, trưởng thành của cá nhân mỗi người để lý giải về cội nguồn đất nước.
Giọng thơ chân thành, thủ thỉ như tiếng bà, tiếng mẹ hằng đưa nôi, hóa ra, con
người đã được bao bọc bởi đất nước, mỗi cá nhân là một phần của đất nước, cái tôi
nhỏ bé, hữu hạn nằm trong cái lớn lao, trường tồn của đất nước, của dân tộc. Nếu
Đất Nước trong tâm tưởng của Nguyễn Trãi hiện lên trong dòng chảy lịch sử cùng
các triều đại phong kiến hùng mạnh: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền
độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Minh mỗi bên xưng đế một phương”. Thì cảm
hứng về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại bắt nguồn từ những huyền thoại,
những truyền thuyết, những câu chuyện cổ tích quen thuộc mà dưới bóng trăng
xưa, trên chiếc chõng kẽo cà kẽo kẹt, ầu ơ tiếng mẹ, tiếng bà ru con, ru cháu say
giấc. Lời thơ gợi nhớ về một thời đã xa, đó là kỉ niệm tuổi thơ của mỗi người dân
đất Việt với những Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa, Tháng Gióng... Những “ngày
xửa ngày xưa”, những câu truyện cổ dân gian gửi gắm ước mơ khát vọng của nhân
dân về lẽ công bằng đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, dạy ta biểt yêu quê hương,
đất nước, yêu non sông xứ sở.
Đất nước không phải khái niệm trừu tượng mà rất gắn bó, thân thuộc với mỗi
người, được cảm nhận trong chiều sâu tâm hồn nhân dân, văn hóa và lịch sử:
“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
...Đất Nước có từ ngày đó.”
Đất nước bắt đầu với câu chuyện cổ tích trầu cau, gợi nhắc về tình nghĩa anh em,
tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, miếng
trầu là biểu tượng, là nét văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc văn hóa của người Việt.
Trong tục cúng lễ, trầu cau là biểu tượng cho tấm lòng thành của con cháu, luôn
kính trọng, biết ơn những bậc tiền nhân đi trước. Trong tình yêu đối lứa, trong mối
quan hệ vợ chồng, miếng trầu lại ẩn dụ cho tấm lòng thủy chung son sắt. Hình ảnh
miếng trầu quen thuộc trong ca dao dân ca, trong những lời mẹ kể nay trở về bắc
nhịp trong thơ Nguyễn Khoa Điềm:
“Miếng trầu dù chẳng là bao,
Nặng như đông liễu tây đào bén duyên!”
Đặt hình ảnh miếng trầu trong dòng suy tưởng về quá trình hình thành Đất Nước,
Nguyễn Khoa Điềm muốn khẳng định đất nước hình thành từ đời sống văn hóa
tinh thần của người dân Việt Nam, bắt nguồn từ những bản sắc văn hóa đậm đà.
Không chỉ có thế, đất nước còn trưởng thành, lớn lên cùng với truyền thống anh
dũng đánh giặc giữ nước của cả một dân tộc: “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết
trồng tre mà đánh giặc”. Từ “biết” cho thấy cả một sự phát triển về ý thức. Câu
thơ gợi dẫn về truyền thuyết chú bé làng Phù Đổng vươn mình thành tráng sĩ, cưỡi
ngựa sắt xông ra trận tiền, nhổ tre ven đường đánh đuổi giặc Ân. Cây tre từ cuộc
sống thôn quê đi vào trong những câu chuyện dân gian và trở lại trong thơ ca, trở
thành biểu tượng cho đất nước, cho con người Việt Nam. Đó là ý chí khẳng khái,
kiên cường, quả cảm: “Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què”. Nói về đất nước,
Nguyễn Khoa Điềm từng tâm sự: “Đất nước với các nhà thơ khác là của những
huyền thoại của những anh hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh,
của nhân dân”. Bởi thế nên tiếp tục trong tiến trình lí giải về cội nguồn của đất
nước, nhà thơ bằng cảm quan mới mẻ, bằng cái nhìn đầy trìu mến, ông đặt quá
trình hình thành của đất nước gắn liền với phong tục tập quán, mang dấu ấn thuần
phong mỹ tục của nhân dân:
“Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…”
Đất nước gắn với tập quán búi tóc của người phụ nữ - một vẻ đẹp giản dị, thuần
hậu, chất phác: “Tóc ngang lưng vừa chừng em búi/ Để chi dài bối rối lòng anh”.
Thương biết bao nhiêu dáng vẻ đảm đang, tần tảo của mẹ sớm hôm để chăm lo cho
gia đình. Nghĩa tình của cha mẹ được hình thành bền chặt từ thuở hàn vi, “Cha mẹ
thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Dù gian nan, dù cay đắng nhưng cha mẹ
vẫn đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi để tình cảm thêm mặn nồng, thắm thiết.
Một lần nữa chất liệu dân gian được đưa vào sử dụng trong thơ ca Nguyễn Khoa
Điềm, lời thơ gợi ta nhớ đến lời ca dao quen thuộc, thấm đượm tình nghĩa thủy
chung:
“Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
Từ cha mẹ thương nhau mới đi đến “Cái kèo cái cột thành tên”. Bằng việc đặt tên
“cái kèo, cái cột”, đặt tên núi tên sông, nhân dân ta đã định hình cho mình một
tiếng nói riêng, một bản sắc riêng. Hình ảnh thơ gợi nhớ nhớ đến tục làm nhà cổ
của người Việt, cũng là ngôi nhà tổ ấm cho mọi gia đình đoàn tụ bên nhau; siêng
năng tích góp mỡ màu dồn thành sự sống. Từ đó, tục đặt tên con cái theo những
vật dụng quen thuộc, mộc mạc ra đời, ẩn chứa sâu xa về khát khao điều lành, cuộc
đời an yên, hạnh phúc. Không chỉ là những phong tục tập quán, đất nước còn hình
thành từ cuộc sống lao động sinh hoạt, gắn chặt với đời sống sản xuất của nhân
dân:
“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”
Sự phát triển của đất nước là nhờ vào quá trình lao động cần cù, chịu khó của con
người. Hình ảnh hạt gạo cùng với quá trình gian nan “xay, giã, giần, sàng” gợi ra
đặc trưng văn hóa của một nền văn minh lúa nước. Thành ngữ “một nắng hai
sương” kết hợp cùng với loạt động từ “xay, giã, giần, sàng” giàu nhịp điệu, nhà thơ
như mở ra trước mắt người đọc cuộc sống lao động nhộn nhịp, tất bật của nhân
dân. Câu thơ khéo léo nhắc nhở chúng ta về đạo lý thiêng liêng: “Uống nước nhớ
nguồn”. Ăn hạt gạo dẻo thơm hôm nay, phải ghi nhớ công lao vất cả ngủa người
làm ra nó: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Để
rồi kết tinh lại trong câu thơ cuối: “Đất nước có từ ngày đó”. Lời thơ ngắn gọn
nhưng lại giàu sức chứa về nội dung, về cảm xúc. “Ngày đó” là ngày nào, là từ
ngày xửa ngày xưa trong lời mẹ kể, là từ quá trình anh hùng của dân tộc, hay là từ
những phong tục tập quán của con người trong đời sống thường ngày, tất cả dường
như đều phải. Nói như thế, nghĩa là đất nước có từ khi dân mình biết yêu thương,
sống tình nghĩa, từ ngày dân tộc có nền văn hóa riêng, từ khi dân mình biết dựng
nước và giữ nước, từ trong cuộc sống hằng ngày của con người. Ngược trở lại câu
thơ đầu tiên, ta thấy mạch chính luận chặt chẽ của Nguyễn Khoa Điềm, ông đã lựa
chọn cách lý giải về cội nguồn của đất nước rất độc đáo, không phải từ các triều
đại lịch sử, không phải từ những con số khoa học mà bằng những hình ảnh hết sức
gần gũi, thiêng liêng để khẳng định rằng: cội nguồn của đất nước chính là nhân
dân, là những con người lao động với cuộc sống tuy khó nhọc nhưng không kém
phần thuần khiết.
Chín câu thơ đầu vừa là một câu hỏi nhưng cũng vừa là một lời giải thích về cội
nguồn thiêng liêng của Đât Nước. Qua đó bộc lộ sâu sắc phong cách thơ của
Nguyễn Khoa Điềm, một cây bút đan xen trữ tình chính luận độc đáo. Điểm đặc
biệt làm nên thành công ấy thể hiện ở việc ông sử dụng câu thơ dài ngắn không
đều nhưng lại tạo nên giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, trìu mến, dễ đi vào lòng người.
Cùng với đó là nghệ thuật dùng từ ngữ giản dị, chỉ một đoạn thơ ngắn mà từ “Đất
Nước” được lặp đi lặp lại nhiều lần lại còn được viết hoa mang theo hàm ý trân
trọng, biết ơn, nhà thơ đưa chất liệu dân gian vào trong thơ hiện đại để tạo nên
chiều sâu cho tác phẩm đồng thời gợi lên sự thân quen, gần gũi, bộc lộ cảm quan
về nguồn gốc của đất nước, với Nguyễn Khoa Điềm đất nước là của nhân dân, hai
chữ thiêng liêng ấy được hình thành từ đời sống tinh thần, đời sống sinh hoạt, văn
hóa của dân tộc.

You might also like