Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NGHỊ LUẬN VỀ TÌNH TRẠNG NGHIÊN GAME

Trong cuộc sống hiện đại thời nay làm việc với máy móc điện thoại máy tính
bây giờ là rất cần thiết, song hành với những chiếc điện thoại và máy tính là những
ứng dụng và các trò chơi điện tử. Game online đang là thứ không quá xa lạ với
chúng ta bây giờ tuy nhiên không game không phải lúc nào tốt chúng ta không thể
phủ nhận trò chơi điện tử đem lại sự sáng tạo và giải trí , tuy nhiên ngày nay trò
chơi điện tử ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta , đặc biệt là các bạn học
sinh.
Trò chơi điện tử từ xưa đã trở thành một món ăn tinh thần trong ký ức tuổi
thơ mỗi người. Từ những thế hệ của bố mẹ hay con cái ít nhiều cũng đã từng thử
qua một trò chơi điện tử. Đó là những trò chơi mô phỏng cuộc sống đời thực hoặc
do trí tưởng tượng của những nhà sáng lập tạo ra. Không thể phủ nhận được sức
hút khó cưỡng của nó và bởi vậy, không hề khó hiểu vì sao nó đã trở thành một
điều không thể thiếu trong tâm hồn mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Trò chơi điện tử đang rất phổ biến và phát triển trong cuộc sống của chúng ta
thường tạo ra những chủ đề hay hấp dẫn người chơi. Tuy nhiên cái gì cũng có hai
mặt của nó đó là mặt tốt và mặt xấu. Mặt tích cực: Game giúp mọi người thư giãn
sau thời gian học tập và làm việc mệt mỏi, giảm căng thẳng. Chơi Game còn giúp
tăng khả năng sáng tạo và rèn luyện trí nhớ. Một vài tựa game còn giúp tăng khả
năng tư duy và rèn luyện ngoại ngữ cho học sinh. Đó là lợi ích đến từ những game
như nhìn hình đoán chữ, đoán nốt nhạc …. Chơi điện tử giúp ta giải trí tuy nhiên
không nên lạm dụng quá nhiều vào game .
Mặc dù vậy Game cũng có rất nhiều tác hại tìm ẩn. Nhiều bạn dành cả ngày
chỉ để “cắm” mặt vào màn hình vi tính, chơi điện tử nhiều giờ mà không ngừng nghỉ.
Việc làm đó ẩn chứa nhiều nguy cơ, ảnh hưởng to lớn đến tình hình học tập và
tương lai của rất nhiều bạn trẻ. Đầu tiên, game ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe của người chơi cái gì cũng vậy khi mới chơi cảm thấy rất hăng say là không
cảm thấy mệt mỏi lâu dần cơ thể dần đau nhức suy yếu sức khỏe , ngồi lâu trên
máy tính hoặc ôm đầu vào điện thoại khiến mắt mờ đi dần. Đầu óc mất khả năng
tập trung chơi game làm suy giảm trí nhớ con người.
Chơi game tiêu tốn không ít thời gian của rất nhiều người. Một ngày thời gian
chúng ta có thể dành cho việc học tập, vui chơi bên gia đình hoặc chơi các hoạt
động thể theo nhưng chúng ta không làm vậy thay vào đó lại tiêu tốn quá nhiều thời
gian vào game. Chơi game làm hại bản thân cũng như gia đình vừa tốn tiền vừa tốn
thời gian lại làm suy yếu sức khỏe, việc học hành cũng sẽ sơ xuất dần đi. Nhiều học
sinh vì nghiện game bỏ bê học hành tiền đồ và tương lai của chính mình. Ban đầu
có thể chơi game không có tiền cướp tiền của gia đình sau đó dần thành thói quen
xấu đi trộm cắp ngoài đường. Một ngày nào đó khó tránh được con đường tội phạm
phạm pháp gây sự nhục nhã cho gia đình. Nghiện game cũng là một trong những
con đường dẫn đến tệ nạn xã hội.
Trò chơi điện tử ngày càng phát triển mạnh, không chỉ mang tính chất giải trí
tuy nhiên bây giờ lại xuất hiện những tựa game có nội dung bắn giết gây phản cảm,
mang hình ảnh đồi trụy bạo lực ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của người
chơi. Nếu không nhận thức được sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng gây ra sự ảo tưởng
và tính nóng nảy được nảy sinh ra từ đó khó kiểm soát được bản thân. Người
nghiện game có thể chỉ thu hẹp mình lại trong phạm vi nào đó lẩn tránh thế giới bên
ngoài đầu óc đầy hoang tưởng.
Ở Việt Nam ngày này xuất hiện rất nhiều bài báo về việc mê game cướp tiền
và bị ảo tưởng những người mê game thường có hành vi cử chỉ khác lạ nếu không
cứu chữa được thì chỉ có phạm pháp.
Tuổi trẻ cần phải nhận thức được cái lợi và cái hại của game online. Lấy tri
thức làm sức mạnh phấn đấu tập trung học tập rèn luyện bản thân say mê học tập
sẽ dừng đi những việc mê game . Rèn luyện nhân cách nhân phẩm bồi dưỡng đạo
đức tốt . Nhận thức rõ ràng về game online đối với sức khỏe tương lai sự nghiệp
của chúng ta, sống có bản lĩnh có ước mơ nghị lực sẽ giúp chúng ta vượt qua cám
dỗ trong cuộc sống.
Game online cũng có mặt tốt và xấu của nó quan trọng là chúng ta nhìn ra
được nhận thức được. Biết kiềm chế và đấu tranh thoát khỏi cám dỗ của trò chơi
điện tử hãy xem game chỉ là trò chơi tiêu khiển sau giờ học và chỉ nên chơi một
cách hợp lý. Ngoài ra các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm đến con cái mình hơn
tránh những rủi ro xấu xảy đến.
Mỗi chúng ta, ai cũng xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp từ cuộc
sống, ai cũng có quyền tiếp cận và sử dụng internet nhưng đừng lạm dụng nó quá
mức. Biết dừng lại đúng lúc trước khi biến nó thành cơn nghiện. Hãy để chúng ta
làm chủ internet và đừng bao giờ để internet điều khiển chúng ta. Hãy quyết liệt từ
bỏ những thói xấu, xây dựng những phẩm chất tốt đẹp và từng bước đẩy lùi hiện
tượng nghiện game ra khỏi đối tượng học sinh và tuổi trẻ ngày nay.

NGHỊ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề cần quan tâm,
thậm chí là ở mức báo động như hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi
trường,... Một đất nước muốn tồn tại và phát triển lâu bền thì vấn đề bảo vệ môi
trường sống là rất quan trọng, nhưng thực tế môi trường hiện nay ngày một ô
nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các
chất độc hại tác động lớn đến đời sống. Thực trạng hiện nay, nhiều khu dân cư rác
thải chất thành đống, không có biện pháp xử lý. Nước thải, nước ngầm từ các nhà
máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến tình trạng cá
chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Nước ở các hồ, sông đen ngòm, bẩn
thỉu vì chất thải, vì rác, thậm chí các bãi biển, nơi tập trung nhiều khách du lịch đến
tham quan cũng xảy ra hiện tượng rác vứt bừa bãi, gây ảnh hưởng lớn đến mỹ
quan. Khói bụi, xe cộ tấp nập, nhiều vô kể trong thành phố, đặc biệt từ các nhà máy
thải ra khiến bầu không khí bị ô nhiễm nặng nề, kéo theo đó là các hiện tượng nóng
lên của trái đất, hiệu ứng nhà kính,.... Đi khắp các đường làng, ngõ xóm hay các
ngóc ngách ở những đô thị lớn, nơi đâu ta cũng thấy rác, dù ngày ngày các công
nhân đô thị vẫn chăm chỉ làm việc, thu dọn nhưng vẫn không thể giảm đi lượng rác
thải dùng trong ngày của người dân. Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh
khủng, các công viên, khu vui chơi,... đâu đâu cũng thấy rác. Đó thực sự là một
thực trạng đáng buồn hiện nay, khi mà xã hội càng hiện đại thì môi trường lại càng
bị ô nhiễm.
Điều gì gây nên hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng như vậy? Phải chăng đó là do
chính con người. Những hành vi tiêu cực, hành động khai thác rừng bừa bãi, đốt
rừng làm nương rẫy chặt phá cây xanh gây hậu quả đến vấn đề điều hoà môi
trường sống. Khai thác các nhiên vật liệu quá mức ở các mỏ quặng cũng gây áp lực
rất lớn đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Công tác quản lý của nhà nước
chưa được thắt chặt, ý thức của người dân còn kém, tiện đâu vứt đó như một thói
quen khó bỏ. Nhiều khu công nghiệp, nhà máy vì mục đích thu lợi nhuận, tiết kiệm
tiền đầu tư mà bỏ qua các khâu xử lý nguồn nước thải, lợi dụng những kẽ hở, các
sông suối biển gần nhà máy thải ra môi trường bao nhiêu nguồn nước bẩn, nhiễm
chất độc gây nguy hại môi trường. Việc phân loại, xử lý rác thải chưa được thắt
chặt, khó kiểm soát. Ngoài ra, việc người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc
kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi cũng gây áp lực đến môi trường không nhỏ.
Vì những nguyên nhân trên, môi trường ô nhiễm để lại những hậu quả vô cùng lớn.
Vấn đề sức khoẻ con người bị đe doạ, số người chết sớm tăng lên, xuất hiện nhiều
làng ung thư, vùng ung thư trên cả nước. Môi trường tù đọng là nơi trú ngụ của các
loại muỗi gây nguy hiểm cho con người, nhiều người bị lao phổi, viêm xoang, dị
ứng,... cũng do tác động không nhỉ của ô nhiễm mà ra. Môi trường sống thiếu an
toàn khiến cho đời sống sinh vật cũng gặp khó khăn, nhiều loài sinh vật mất đi môi
trường sống của mình. Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết bởi môi
trường đang bị tàn phá quá nặng nề.
Để hạn chế những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra. Hơn ai hết, mỗi người
dân phải tự ý thức được việc làm của mình. Nhà nước, cơ quan quản lý phải không
ngừng tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân. Kiểm tra, xử lý nghiêm minh
những nhà máy, xí nghiệp vi phạm quy định về môi trường, thắt chặt công tác cấm
xả rác thải bừa bãi ở bất cứ nơi đâu. Cần có các phương pháp, phương tiện xử lý
rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng, chồng chất từng đống gây ô
nhiễm. Sử dụng các phương tiện công cộng hoặc đi xe đạp, xe điện thay thế cho
các loại phương tiện gây ô nhiễm đường phố. Phát động trồng nhiều cây xanh tạo
sự trong lành, điều hoà môi trường sống. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khoa học
hay mỗi người cần nghiên cứu phát minh ra những thiết bị, công cụ xử lý, tái chế
hay phân loại rác thải nhằm giảm công sức và chi phí, đồng thời giảm thiểu lượng
rác thải mỗi ngày.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vui không của riêng ai, hãy chung tay
hành động vì một thế giới sống xanh - sạch - đẹp và an toàn. Sứ mệnh của chúng
ta là xây dựng môi trường sống lành mạnh và an toàn.

NGHỊ LUẬN VỀ VÔ CẢM, THỜ Ơ


Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực
văn hóa, chính trị, kinh tế… Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến
cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi
guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ
sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên.
Vô cảm là thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến ai, không quan tâm
đến nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình. Đây là
một “căn bệnh”, tính cách xấu mà chúng ta cần phải thay đổi, tẩy chay để cuộc sống
này trở nên tốt đẹp hơn.
Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành
một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm
giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ
này ở con người trong xã hội này. Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người
thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương
pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.
Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ,
cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ
chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến
cuộc sống của nhau nữa. Bệnh vô cảm” có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Đó là sự
thờ ơ trước niềm vui hoặc nỗi buồn của những người xung quanh hay thản nhiên
trước một câu chuyện buồn trong sách báo hoặc trên phim ảnh. Nhưng đáng sợ
hơn cả là thái độ lạnh lùng đến tàn nhẫn trước những đau thương, mất mát của
đồng loại.Trái tim của những kẻ mắc ‘bệnh vô cảm” không hề băn khoăn, rung động
trước những gì liên quan tới lĩnh vực tinh thần. Họ không hiểu rằng lời mắng nhiếc,
nhục mạ của họ sẽ khoét sâu nỗi đau trong lòng một đứa trẻ bất hạnh như thế nào.
Một ánh mắt dửng dưng, khỉnh bỉ của họ trước một người khuyết tật sẽ làm tăng
thêm mặc cảm và nỗi buồn khó nguôi ngoai.
Căn bệnh vô cảm còn có biểu hiện khủng khiếp ở chỗ người ta nhìn thấy cái
xấu, cái ác mà dửng dưng như không. Ví dụ nhìn thấy người bị móc túi, họ dửng
dưng như không. Khi có người hô cướp, họ cũng chẳng buồn đuổi theo làm gì.
Trong suy nghĩ của họ, đó không phải việc của mình. Học sinh chúng ta cũng có
nhiều người mắc phải căn bệnh vô cảm này. Đó là khi nhìn thấy bạn bè của mình
đánh nhau nhưng không hề can ngăn. Thậm chí, họ còn đứng bên ngoài cổ vũ,
quay lại clip để tung lên mạng.
Nguyên nhân của căn bệnh vô cảm đến từ nhiều phía. Trước hết là do tính vị
kỉ của mỗi người. Họ sống chỉ biết có bản thân mình mà không nghĩ cho người khác
bao giờ. Nguyên nhân thứ 2 là do nhịp sống trở nên quá gấp gáp, con người bị
cuốn vào vòng xoáy của cuộc đời mà quên mất rằng giá trị của cuộc sống nằm ở
tình thương yêu giữa người với người.
Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm
sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng
trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất lượng của mình
gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác khi
phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện,
còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học
kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi
người dân, không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm,
tận tình.
Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để
loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta. Tuy nhiên không phải ai cũng mắc phải căn
bệnh ấy, trong xã hội còn rất nhiều người tốt dám hi sinh xả thân cứu người, nhiều
hành động đẹp để ta học tập. Để đẩy lùi được căn bệnh ấy cần phải xây dựng được
một lối sống văn minh, một xã hội đồng cảm, sẻ chia. Cần khơi dậy lòng nhân ái và
dung khí trong mỗi con người. Cần xây dựng nền tảng đạo đức tốt đẹp, gìn giữ
truyền thống nhân đạo của dân tộc.
Bệnh vô cảm, thờ ơ chính là những vũ khí giết người âm thầm và nguy hiểm
nhất. Nó khiến cho con người trở nên có khoảng cách và xã hội trở nên xấu xí hơn.
Vì thế chúng ta những người trẻ hãy ra sức ngăn chặn nó, bởi như thế tức là chúng
ta đang bảo vệ cuộc sống của chính mình và giữ gìn truyền thống tốt đẹp tương
thân tương ái của dân tộc.

You might also like