Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG HÓA & KHOA HỌC SỰ SỐNG

TIỂU LUẬN
MÔN: KỸ THUẬT SẢN XUẤT CACTONG VÀ BAO BI GIẤY
ĐỀ TÀI: GIẤY DÓ (THỦ CÔNG)

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Huy Hoàng


Sinh viên thực hiện : Nhóm 10
1.Nguyễn Anh Tuấn 20164365
2.Lại Thị Nga 20190983

THÁNG 8/2023

1
MỤC LỤ

C
MỞ ĐẦU..................................................................................................4
I. TỔNG QUAN NGÀNH GIẤY...........................................................4
1.1. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Giấy
Nói Chung.............................................................................................4
1.2. Tình Hình Sản Xuất Giấy Và Quy Hoạch Phát Triển Của
Ngành Giấy Ở Việt Nam......................................................................5
Thách Thức Của Ngành Công Nghiệp Giấy Việt Nam............7

1.3. Lịch Sử Phát Triển Của Loại Giấy Đang Tìm Hiểu.....................9
Nguồn gốc của nghề giấy dó...................................................10

1.4. Thị Trường Loại Giấy Đang Tìm Hiểu........................................11


II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT LOẠI GIẤY ĐANG TÌM HIỂU.....13
2.1. Đặc Điểm Của Loại Giấy Đang Tìm Hiểu...................................13
Đặc tính lý hóa của giấy dó.....................................................13

2.2 Quy Trình Sản Xuất Giấy Dó........................................................15


2.3. Các Loại Giấy Dó...........................................................................16
2.4: Ứng Dụng.......................................................................................17
III. ĐÁNH GIÁ, THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH GIẤY VN............18
3.1. Thực Trạng Của Ngành Giấy VN Nói Chung.............................18
3.2. Thực Trạng Của Loại Giấy Tìm Hiểu.........................................18
KẾT LUẬN............................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................19

2
MỞ ĐẦU
Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, 1000 năm đô hộ Bắc thuộc,
kết thúc bằng chiến thắng năm 938 trên sông Bạch Đằng, nền văn hóa
rực rỡ thời Đinh, Lý, Trần, Lê, … và sự ảnh hưởng đến từ nền văn hóa
Á Đông. Tất cả đã tạo nên một văn hóa dân gian Việt Nam đa dạng và
phong phú. Trong số đó không thể không kể đến những ngành nghề thủ
công mỹ nghệ mà đáng chú ý hơn cả là nghề làm giấy dó.
Giấy dó là loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây dướng (như dó
giấy, dó liệt...), theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ
ở một số làng nghề ở Việt Nam. Giấy dó được dùng cho vẽ tranh trong
mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là để làm giấy điệp cho tranh
Đông Hồ, hay lưu giữ các tài liệu, nhờ vào nhiều ưu điểm, nổi bật nhất
là độ bền theo thời gian.

3
I. TỔNG QUAN NGÀNH GIẤY
1.1. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Giấy
Nói Chung
Giấy đã xuất hiện từ rất xa xưa rồi, có thể nói rằng nó là một vật dụng
không thể nào thay thế được. Để có được những sản phẩm giấy cho tới
các nghệ thuật từ giấy. Chúng đã trải qua quá trình phát triển không
ngừng nghỉ.
Vào năm 105 sau Công nguyên, Ông Sài Luân người Trung quốc đã
phát minh ra cách làm giấy tờ từ giẻ rách, lưới đánh cá cũ nghiền nhỏ,
xeo thành tờ. Vào thế kỷ thứ 7, giấy đã được phổ biến ở Nhật bản. Vào
năm 751, một trận chiến ở Samarcande, người Trung quốc thua trận và
bí quyết làm giấy đã lan truyền đến các nước A rập, rồi đến Andalucia
(Tây ban Nha).
Louis Robert, một người làm công cho hãng giấy vùng Essonne, miền
Nam Paris, đã sáng chế ra một nhà máy giấy có thể sản xuấy giấy hàng
loạt. Nhờ đó giấy trở nên rẻ và giấy dư được tích trữ thành cuộn. Với
phát minh này, người ta cần đến bột cây có thớ dài hơn
Năm mươi năm sau, thớ cây được dùng thường xuyên để chế tạo giấy.
Ngành in lúc bấy giờ bắt đầu phát triển: sách và các tài liệu quan trọng
được sản xuất nhanh chóng. Nhờ phương pháp in ấn hàng loạt này đã
dẫn tới nhu cầu lớn về giấy. Nhà máy giấy đầu tiên trên thế giới xuất
hiện ở Châu Âu gần Cordoba, sau đó là Seville.
Nhà máy đầu tiên ở Ý được xây dựng gần Fabriano khoảng năm 1250.
Vào khoảng thế kỷ 13, xuất hiện loại giấy nghệ thuật tại Pháp, nhưng
phải đến năm 1348 tại Troyes mới có Nhà máy giấy, sau đó là Essones.
Năm 1445, Gutenberg (Đức) phát minh ra máy in. Gutenberg đã phát
triển kỹ thuật in hàng loạt lớn, tạo đà cho ngành giấy phát triển.

4
Giấy dường như là vật phẩm không thể nào thiếu được trong đời sống
hàng ngày của mỗi một con người. Giấy với sự biến hóa linh hoạt tạo ra
nhiều sản phẩm hữu ích cũng như giúp đỡ được cho đời sống con người
rất nhiều.
Ngành công nghiệp giấy nước ta không ngừng phát triển. Năm 1912,
nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi
vào hoạt động với công suất 4.000 tấn/năm tại Việt Trì. Trong thập niên
1960, nhiều nhà máy giấy được xây dựng nhưng đều có công suất dưới
20.000 tấn/năm như Nhà máy Giấy Việt Trì, Nhà máy Bột giấy Văn
Điển, Nhà máy Giấy Đồng Nai, Nhà máy giấy Tân Mai… Đến năm
1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam đạt được 72 ngàn
tấn/năm nhưng sản lượng thực tế chỉ 28 ngàn tấn/năm, một con số quá
nhỏ nhoi so với nhu cầu tiêu thụ hơn 2 triệu tấn. Thế nhưng chỉ hơn 30
năm sau, ngành giấy đã đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng trong
nước.
Vai trò trọng yếu của ngành sản xuất giấy được thể hiện trong việc
đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Trong cuộc sống,
giấy là sản phẩm thiết yếu. Trong xã hội, ngành này tạo công ăn việc
làm cho hàng vạn lao động, cộng hưởng để phát triển các ngành kinh tế
khác như trồng rừng và khai thác gỗ, ngành chế biến... Đồng thời, ngành
giấy cung cấp nhiều sản phẩm cho mục đích đa dạng: văn hoá xã hội,
giáo dục, sản xuất, nghiên cứu [1]
1.2. Tình Hình Sản Xuất Giấy Và Quy Hoạch Phát Triển Của
Ngành Giấy Ở Việt Nam
Theo VIRAC, sản lượng sản xuất giấy của Việt Nam trong quý 1
năm 2023 ước đạt khoảng 1.4 (1.38) triệu tấn, giảm nhẹ 0.01% so với
cùng kỳ năm 2022.

5
Sản lượng sản xuất giấy của Việt Nam 2020 – 2023
Tuy nhiên sang đến tháng 4, tình hình sản xuất bị giảm sút mạnh
khiến tổng lượng sản xuất giấy trong 4 tháng đầu năm các loại giảm đến
hơn 12% so với cùng kỳ năm trước.

6
Sản lượng tiêu thụ giấy của Việt Nam, 2020 – 2023
Theo báo cáo của VIRAC, trong quý 1 năm 2023, sản lượng tiêu thụ
giấy tại Việt Nam ước đạt 1.2 triệu tấn, giảm khoảng hơn 20% so với
cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giấy bao bì được xem là động lực tăng
trưởng chính của ngành giấy. Tuy nhiên, trong quý I/2023, sản lượng
tiêu thụ giấy bao bì ước đạt khoảng 900 nghìn tấn, giảm khoảng hơn
26% so với cùng kỳ năm 2022.
Có thể thấy từ những số liệu trên, 2023 là một năm khó khăn của
doanh nghiệp ngành giấy và bột giấy dưới tác động của tình trạng cung
vượt xa cầu, nhu cầu tiêu thụ suy giảm mạnh.
Trên thực tế, ngành giấy hiện đang là ngành chính phụ trợ cho việc
sản xuất của hầu hết các lĩnh vực nên vừa qua khi các ngành sản xuất bị
suy giảm cũng đã kéo theo sự sụt giảm trong tiêu thụ giấy. Có đến
khoảng 90% sản lượng ngành giấy sản xuất trong nước là các sản phẩm
giấy bao bì phổ thông phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp. Suốt

7
thời gian từ tháng 9/2022 tới nay, các doanh nghiệp ngành giấy và bột
giấy rất khó khăn do đơn hàng sụt giảm.
Theo báo cáo tổng hợp, việc thị trường tiêu thụ gặp khó khăn cũng
ảnh hưởng mạnh đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành
giấy. Lấy ví dụ như tại Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre, doanh thu
quý 1/2023 đạt 848,4 tỷ đồng, giảm gần 18% so với cùng kỳ năm 2022.
Hay Công ty CP tập đoàn HAPACO cũng ghi nhận doanh thu trong quý
1 đạt 74,5 tỷ đồng, giảm mạnh 45,2% so với cùng kỳ năm 2022. Còn
Công ty cổ phần Sadico Cần Thơ, quý 1/2023, doanh thu đạt 255,8 tỷ
đồng, cũng giảm tới 34,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Tiêu thụ của ngành giấy và bột giấy đang bị chậm lại, trong khi đó
công suất lại dư thừa đã và đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho các
doanh nghiệp trong ngành.
Tất cả các sản phẩm giấy như giấy in, giấy viết, giấy bao bì không
tráng, giấy tissue, giấy vàng mã đều có sản lượng xuất khẩu tăng trong 3
tháng đầu năm nay. Điều này đã góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu
giấy và các sản phẩm từ giấy trong quý 1 đạt mức tăng trưởng 12.3% so
với cùng kỳ 2022...
Tuy nhiên, sang tháng 4, kim ngạch xuất khẩu bất ngờ tụt giảm
mạnh, tổng xuất khẩu giấy các loại giảm 14,8% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó giấy bao bì giảm tới 19,6%. Nhu cầu tiêu thụ giảm,
trong khi đó các doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì việc sản xuất và chấp
nhận tăng tồn kho để giữ công nhân. Tình hình này được dự báo còn kéo
dài đến hết năm 2023 và có thể lâu hơn. [4]
Thách Thức Của Ngành Công Nghiệp Giấy Việt Nam
Ngành giấy đang đứng trước nhiều thách thức trong năm 2023 khi
trong giai đoạn cuối năm 2022 một số doanh nghiệp phải sản xuất cầm
chừng. Về vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp giấy
cũng đang gặp rào cản, do hầu hết nguồn nguyên liệu mua được từ
người gom ve chai nên vì thế khó để chứng minh xuất xứ hàng hóa… Từ

8
đây, chi phí sẽ bị ảnh hưởng. Đây cũng là một rào cản lớn cho các doanh
nghiệp ngành giấy và bột giấy trong việc kiểm soát hiệu quả kế hoạch tài
chính của công ty.
Bên cạnh đó, tình trạng nhập khẩu nguyên liệu bột giấy hóa học đầu
vào dự kiến sẽ còn gặp nhiều khó khăn trước những biến động mạnh của
tỷ giá; tình trạng thiếu container, cước vận chuyển và một số chi phí
khác như chi phí nhiên liệu, năng lượng, vật tư, hóa chất đang ở mức cao
dự kiến cũng sẽ tác động tiêu cực lên giá cả sản phẩm.
Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy (VPPA), ngành giấy còn đang gặp
những khó khăn lớn là tình trạng xuất khẩu giảm nhưng nhà máy vẫn
phải duy trì hoạt động để giữ chân công nhân. Đây là tình trạng dư thừa
nguồn lao động gây lãng phí chi phí cho mỗi doanh nghiệp trong ngành
giấy và bột giấy.
Dự kiến, tình trạng khó khăn của ngành giấy sẽ kéo dài đến cuối năm
nay và có thể lâu hơn bởi tình hình kinh tế thế giới đang trong trạng thái
suy thoái, sức cầu giảm. Cơ hội phục hồi chỉ đến khi các ngành sản xuất
bắt đầu khôi phục đơn hàng, doanh nghiệp giấy mới có cơ hội vực dậy,
“vượt đáy”. [4]

9
1.3. Lịch Sử Phát Triển Của Loại Giấy Đang Tìm Hiểu

Người ta đúc tượng làm chùa


Còn em làm giấy bốn mùa chẳng ngơi
Dám xin sư bác chớ cười
Tay em làm giấy cho người chép kinh
Người ta buôn vạn bán ngàn
Em đây làm giấy cơ hàn vẫn tươi
Dám xin nho sĩ chớ cười
Tay em làm giấy cho người viết thơ
Cũng như một số nghề truyền thống khác của người Việt xưa, nghề làm
giấy dó đã có nhiều thế kỷ hưng thịnh trước khi bị dòng thời gian và sự
biến đổi, phát triển của xã hội làm mai một. Được đánh giá là một trong
những loại giấy bền nhất thế giới có niên đại lên đến 500 – 600 năm, giấy
dó từng là một thời huy hoàng trong đời sống người Việt.
Trước khi làm ra giấy, từ thời cổ, người Việt cũng như nhiều dân tộc

10
khác trên thế giới đã dùng các loại vật liệu khác để ghi chép như khắc trên
đồng, trên đá, trên mai rùa, xương thú, trên đất sét, đất nung, viết trên tre,
nứa, trúc, trên lá cọ, trên lụa,... Những loại “sách vở” ấy đến nay còn lại khá
nhiều ở nước ta. Các nhà khảo cổ, các nhà dân tộc học gần đây còn phát
hiện được sách đồng ở Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam và sách đá ở Thanh Hoá…
Có thể nói, giấy dó là chất liệu của trí thức Việt, giấy để học chữ, viết
chữ, làm thơ, làm sách truyền bá tri thức trong xã hội. Tất cả thể văn thư
hành chính dưới thời phong kiến xưa như: Sắc phong, độ điệp, chiếu, chế,
biểu, tấu, sớ, trạng đều được viết trên giấy dó. Đối với đời sống văn hóa
cộng đồng, giấy dó là chất liệu để viết câu đối, viết thư pháp, để vẽ tranh
thờ, tranh trang trí, để chép kinh Phật, viết sớ cúng… Mỗi tờ giấy chính là
phần cốt để các nghệ nhân thổi hồn vào các tác phẩm tranh tín ngưỡng phục
vụ thờ cúng, tục lệ treo tranh trong các nghi lễ, lễ hội…
Giấy dó là nghề thủ công truyền thống của Việt Nam từ xa xưa. Tuy
nhiên, nhịp sống của xã hội hiện đại đang làm mất dần đi những giá trị văn
hóa của xã hội. [2]
Nguồn gốc của nghề giấy dó
Từ nghìn xưa, giấy dó được xem như là chất liệu để truyền đạt trí
thức đất Việt. Người ta dùng giấy để học, làm thơ, viết chữ và truyền bá
kiến thức trong xã hội. Ở thời đại phong kiến, tất cả văn thư hành chính
như: chiếu, sớ, biểu, tấu, trạng, chế, độ điệp, sắc phong đều được thảo
trên giấy dó. Trong đời sống văn hóa, giấy dó được sử dụng để viết câu
đối, thư pháp, vẽ tranh thờ cúng, trang trí, ghi chép kinh Phật… Thông
qua từng đường nét tinh tế trên giấy dó, người nghệ nhân đã âm thầm
mang hồn cốt của dân tộc thể hiện trên từng tác phẩm.
Theo ghi chép lịch sử cho thấy, nghề giấy dó đã xuất hiện ở Trung
Quốc cách đây 2.000 năm. Không lâu sau đó ở khoảng thế kỷ thứ III sau
công nguyên, nghề giấy dó đã có mặt ở Việt Nam.
Lúc đó, trong một lần vi hành đến phương Nam cùng với 13 người
bạn, cụ Thái Luân - người sáng chế ra nghề giấy ở Đông Hán (Trung

11
Quốc) thời Tần đã dừng lại dạy nghề cho người dân ở làng Yên Thái
(ven Hồ Tây) và làng Đống Cao (xứ Kinh Bắc).
Khi ông mất, người dân ở hai làng này đã tôn ông làm Tổ nghề để thể
hiện lòng biết ơn ông đã truyền nghề cho người dân địa phương.
Ở Việt Nam có hai làng làm giấy dó nổi tiếng đó là làng nghề giấy dó
Yên Thái nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội và làng nghề giấy dó Đống Cao
nằm ở thôn Dương Ồ, xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Ở những địa phương này, nghề giấy dó đã từng rất phát triển và thịnh
vượng ở thế kỷ 18 và 19. [2]
1.4. Thị Trường Loại Giấy Đang Tìm Hiểu

Viết về giấy dó, tác giả Nguyễn Tuân đã miêu tả: “Vuốt vào mặt
giấy, người ta có cái cảm tưởng được sống là một điều dễ chịu.”

12
Trong đời sống xã hội ngày nay, giấy dó đã được sử dụng phổ biến
hơn trong mỹ thuật, trở thành chất liệu để sáng tạo văn hóa mỹ thuật
Việt. Tôi rất thích sử dụng giấy dó để vẽ, bởi nó có giá trị thẩm mỹ trong
nghệ thuật rất đắc địa và có sự phóng túng, mộc mạc, dung dị hơn hẳn
nguyên liệu vẽ tranh lụa.
Từ thế kỷ 13, giấy dó được sử dụng rộng rãi để ghi chép lịch sử,
cũng như trong các môn nghệ thuật dân gian. Nhưng trước sự phát triển
mạnh mẽ của thị trường giấy công nghiệp, nghề sản xuất giấy dó đang bị
thu nhỏ lại.
Nhu cầu giấy dó giảm dần kể từ khi các nhà máy được mở ra vào
đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Đến năm 2020, khoảng 75% giấy
được sản xuất tại nhà máy. Nhưng ở làng Dương Ổ vẫn còn những gia
đình, thợ làm giấy truyền thống đang từng ngày cần mẫn gắn bó với
nghề mà cha ông truyền lại.
Tuy nhiên ngày nay, nó được sử dụng nhiều trong thủ công mỹ
nghệ, và được các họa sĩ sử dụng thường xuyên trong các tác phẩm nghệ
thuật của mình, kinh doanh và phân phối đã được xuất khẩu sang nhiều
quốc gia trên thế giới và được bạn hàng ưa chuộng. Các họa sĩ thường sử
dụng để vẽ tranh bằng mực tàu theo phương pháp tranh cổ điển phương
Đông. Một vài bảo tàng ở châu Âu cũng đã dùng giấy dó để lót bồi phía
sau tranh vẽ. Với đặc tính chống ẩm rất cao, giấy dó giúp cho các tác
phẩm nghệ thuật không bị ẩm mốc.
“Tôi rất thích sử dụng giấy dó để vẽ, bởi nó có giá trị thẩm mỹ trong
nghệ thuật rất đắc địa và có sự phóng túng, mộc mạc, dung dị hơn hẳn
nguyên liệu vẽ tranh lụa.” họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, chia sẻ.
Tranh về "Vân dại" là sự kết hợp ăn ý giữa các màu sắc đậm phong
cách dân gian theo một cách vẽ ước lệ phóng khoáng phương Tây trên
nền chất liệu giấy dó truyền thống.
Chính nhờ sự thấm nước và tính dẻo dai của giấy dó mà hình ảnh cô

13
“Vân dại” trong tranh của Lý Trực Sơn hiện lên một cách thuần hậu
nhưng kỳ ảo, sống động [2]
II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT LOẠI GIẤY ĐANG TÌM HIỂU
2.1. Đặc Điểm Của Loại Giấy Đang Tìm Hiểu
Sở dĩ giấy dó, giấy sắc có khả năng trường tồn, vượt qua mọi thử
thách của không gian, thời gian, tác nhân gây hại khác (nóng ẩm, côn
trùng, mực in, v.v…), chỉ trừ khi bị cháy hoặc bị lũ lụt, ngâm nước lâu
ngày - chính là nhờ ở đặc tính độc đáo và quí giá của nó.
Đặc tính lý hóa của giấy dó
Giấy dó có đặc tính xốp nhẹ, bền dai, không nhoè khi viết vẽ, ít bị
mối mọt, hoặc dòn gãy, ẩm nát.
Giấy dó xốp, nhẹ do nguyên liệu, cách chế biến, xử lý nguyên liệu và
công nghệ sản xuất giấy dó quy định. Giấy dó có cấu trúc dạng sợi, các
xơ sợi li ti cố kết với nhau tựa mạng nhện, nhiều lớp, không theo thứ tự
sợi ngang, dọc như tấm lụa dệt, mà theo dạng chuyển động brown, đa
chiều. Giấy dó có trọng lượng riêng bằng khoảng một nửa các loại giấy
sản xuất công nghiệp.
Độ bền:
Tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, trong số những tài liệu giấy, thì tài
liệu giấy dó có tuổi thọ cao nhất. Các tài liệu giấy dó là những loại tài
liệu được sản sinh lâu đời nhất, từ khi các phương tiện bảo quản chưa
được phát triển.
Bắt màu, hút ẩm và thoát ẩm: Vì xốp nên giấy dó rất dễ bắt màu khi viết,
in.
Cách nhiệt, cách âm, thẩm âm, cháy kiệt: Cũng vì xốp nên giấy dó cách
nhiệt, cách âm tốt, do có cấu trúc dạng sợi đa chiều.
Giấy dó dễ “cắn màu”, hút và thoát ẩm
Giấy dó do có đặc tính xốp, với cấu trúc dạng xơ sợi đa chiều nói trên,
nên rất dễ “cắn” màu mực khi viết, khi in. Đồng thời, giấy dó cũng có
khả năng hút ẩm (hơi nước) và thoát ẩm nhanh khi bị ẩm ướt.
14
Vì vậy, trải qua mấy trăm năm tồn tại trong điều kiện thời tiết nóng
ẩm và phương tiện bảo quản rất kém ở nước ta, sách và các tài liệu Hán -
Nôm của chúng ta còn lại đến ngày nay vẫn còn rõ nét chữ, đa số tài liệu
vẫn dễ đọc, ít bị mờ nét chữ và màu mực viết hoặc in như sách báo cũ
bằng giấy công nghiệp hiện đại.
Giấy dó cách nhiệt, thẩm âm tốt, nhưng dễ cháy kiệt
Giấy dó xốp nhẹ, có nguồn gốc thực vật, quá trình sản xuất không
dùng axit, chỉ dùng vôi (xút), nhưng nồng độ vôi sau khi ngâm đãi kỹ xơ
bột đó thì chỉ còn tỉ lệ rất thấp trong giấy thành phẩm. Mực, màu để viết
và in sách bằng giấy dó hoàn toàn bằng nguyên liệu thiên nhiên, ít độc
hại và càng không có axit, nên giấy dó, sách bằng giấy dó không chứa
các yếu tố gây hại sức khoẻ cho con người.
Tính dễ cháy, cháy kiệt của giấy dó cũng cảnh báo chúng ta chú ý
cao độ việc phòng chống cháy đối với các kho tàng di sản văn hoá thành
văn cổ, vô cùng quý hiếm hiện nay và sau này.
Người ta nhận ra khả năng cách âm, cách nhiệt của giấy dó và từ đó,
đã tận dụng tối đa loại nguyên vật liệu này trong sản xuất tấm cách âm,
cách nhiệt cho phòng nghỉ, máy móc quan trọng, tinh xảo, cần độ chính
xác cao. Người ta cũng dùng giấy dó để chế màng loa máy thu thanh,
thu hình… bởi ưu thế thẩm âm cao, chuẩn xác của loại giấy này
2.2 Quy Trình Sản Xuất Giấy Dó
“Sợi Dướng thì thô mộc, cứng cáp. Dó mềm mỏng, mượt mà như lụa.”
Giấy dó được sản xuất thủ công từ các loại vỏ cây như dó, bo, cãnh, dướng, mật v
trung du và miền núi Bắc bộ. Quy trình làm giấy dó rất phức tạp và yêu cầu ngườ
giấy dó đúng tiêu chuẩn dai, bền, người thợ nhân phải trải qua đến 10 giai đoạn v
Trước tiên, ta phải chọn những cây bánh tẻ, khoảng 3-4 năm tuổi, đủ lớn để bóc.
phơi cho thật khô để tránh cho vỏ cây bị ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến chất lượng

15
16
Tiếp đó, vỏ Dó được ngâm trong nước từ 2-3 ngày để làm mềm ra. Khi vỏ đã đạt
đoạn dài khoảng 1m để xử lý dễ hơn trước lúc nấu.

17
18
Giờ đến công đoạn nấu vỏ Dó. Vỏ được buộc thành những bó nhỏ, giẫm qua nướ
thùng nấu đun sủi liên tục trên 10 tiếng và được ủ qua 1 ngày 1 đêm. Khi vỏ Dó đ

Vỏ Dó sẽ được nhặt qua 2 lần. Lần 1 (hay còn gọi là “nhặt vỡ") nhặt phần lõi vỏ t
19
cấp nhất. phần vỏ thứ hai và phần vỏ khác dùng để làm loại giấy cấp thấp hơn. Sa
cho lần nhặt thứ 2 (nhặt xeo): giúp loại bỏ các mấu mắt, vỏ đen còn sót lại. Sau k
đến 10 ngày để thải hết nhựa cây và chất vôi, giúp tờ giấy mềm mịn và bóng đẹp

20
21
Sau khi đã ngâm mềm, vỏ Dó được cho vào bể nghiền thành bột để làm thành
nước sạch và nước gỗ mò trong bể tráng giấy. Công đoạn tráng giấy sẽ quyết định
được tráng thành đống (đống uốn), sẽ được đưa vào đốn ép bớt nước để có thể bó
cùng để hoàn thiện sản phẩm là chọn giấy, xếp và đếm giấy.

22
23
(Bột vỏ Dó đã sẵn sàng!)

24
(Công đoạn tráng giấy)

25
26
(Tách giấy)

(Phơi giấy)
Chọn giấy, xếp và đếm
Tùy vào từng loại giấy Dó và điều kiện thời tiết mà các bước trong quy trình sản
phẩm có thể lên đến 1 hay 1 tháng rưỡi.

27
Lưu ý: Khi làm giấy dó có một yêu cầu rất khắt khe đó là không được sử dụng hó
đều sẽ làm giảm đi độ bền tiêu chuẩn của giấy dó. Với yêu cầu này, nhựa cây gỗ
đoạn này. Hỗn hợp này có tên gọi là “huyền phù” có tác dụng tạo độ dai cho giấy
hề bị thay đổi về hình thức hay chất lượng mà còn giúp cho giữ nguyên được tính
Tùy vào mục đích sử dụng, các loại giấy dó tạo ra sẽ khác nhau và kích thước cũn
2.3. Các Loại Giấy Dó
Giấy dó sản xuất tại làng An Cốc (Hà Tây) có bảy loại:
- Giấy phương
- Giấy trúc
- Giấy khay
- Giấy để tạo giấy sắc
- Giấy vua phê
- Giấy hành ri
- Giấy dó bìa
Tại Hà Nội:
Giấy sắc (Nghĩa Đô)
Giấy moi, giấy phèn làm từ nguyên liệu thô hơn, có mặt giấy khô ráp, sử dụng để
Giấy xề: làm từ các đầu mẩu vỏ dó bị loại bỏ (làng Kẻ Cót hay làng Cót)

28
2.4: Ứng Dụng

In sách: ngày xưa người Việt in bằng công nghệ in giấy bản trên ván gỗ.
Ghi chép: thích hợp với sử dụng bút lông
Vẽ tranh dân gian
Đồ chơi Trung Thu
Vàng mã
Làm quạt
Bao bì
Giấy chống ẩm
Sản xuất tấm cách âm, cách nhiệt, làm màng loa máy thu thanh
Mỹ nghệ

29
III. ĐÁNH GIÁ, THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH GIẤY VN
3.1. Thực Trạng Của Ngành Giấy VN Nói Chung
Có thể thấy, ngành công nghiệp giấy nước ta hiện được đánh giá là
ngành có nhiều cơ hội và còn nhiều dư địa để phát triển. Các kết quả
khảo sát cho thấy, hiện tiêu thụ giấy bình quân của Việt Nam rất thấp,
mới đạt 50,7kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của thế giới là
70kg/người/năm, Thái Lan 76 kg/ người/ năm, Mỹ và EU 200 - 250 kg/
người/năm… do vậy, nhu cầu tiêu thụ giấy các loại của Việt Nam còn
khá lớn. Thị trường giấy Việt Nam còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là
phân khúc sản phẩm giấy bao bì cao cấp (tráng phủ), hiện Việt Nam
chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu hoàn toàn.
Tiềm năng là rất lớn song ngành công nghiệp giấy trong nước đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó, các yêu cầu về
cải tiến công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm năng lượng, nguồn nước,
giảm sử dụng hóa chất, đáp ứng các quy định về môi trường, hướng đến
mục tiêu phát triển bền vững của công nghiệp giấy đang đòi hỏi các
doanh nghiệp cần nhiều nỗ lực nhằm cải tiến trong sản xuất và thu hút
đầu tư hơn nữa. [1]
3.2. Thực Trạng Của Loại Giấy Tìm Hiểu
Giấy dó đi từ hoang sơ bước vào văn hóa Việt và trang điểm cho nền
văn hóa lâu đời của người Việt. Khi xã hội phát triển, không cần dùng
giấy dó để viết nữa thì nghề làm giấy cũng vì thế mà mai một. Nhưng
không vì thế mà giấy dó bị chìm vào lãng quên, bởi bây giờ giá trị văn
hóa ấy sẽ bước sang một giai đoạn mới dành cho nền nghệ thuật sáng
tạo. Các họa sỹ, nghệ sỹ là là những người tiếp nối để giấy dó có cảm
xúc hơn, sống động hơn trong tâm hồn người Việt
KẾT LUẬN
Với vẻ đẹp bền bỉ, mộc mạc gắn với nét đẹp văn hóa truyền thống
của người Việt, giấy dó đã và đang dần trở lại, trở thành cầu nối giữa
nghệ thuật đương đại và nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

30
Giấy dó đã đi từ hoang sơ, bước vào văn hóa Việt và trang điểm cho
nền văn hóa lâu đời của người Việt- Khi xã hội phát triển không còn
dùng giấy dó để viết, vẽ nữa, thì nghề làm giấy dó đã bị mai một. Nhưng
không vì thề làm giấy dó đi vào lãng quên. Bởi giờ đây giá trị ấy sẽ bước
sang một giai đoạn mới giành cho nền nghệ thuật sáng tạo mới. Giấy dó
vẫn còn là hồn cốt của tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Hà Nội…
Vì vậy, việc khôi phục, bảo tồn nghề làm giấy dó truyền thống là rất cần
thiết để giữ lại nét đặc sắc mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc Việt.
Nghề làm giấy dó là niềm tự hào của người nghệ nhân, nét tinh hoa
của dân tộc Việt nhưng trước sự phát triển không ngừng của công
nghiệp giấy hiện đại, làng nghề thủ công giấy dó đã không còn được duy
trì như trước nữa. Hiện nay, chúng ta cũng hiếm thấy giấy dó được sử
dụng trong cuộc sống đô thị. Thế nhưng giữa phố thị ồn ào, vẫn có
những người âm thầm lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Hồng Mận, Cao Đức Bằng, Lê Công Hoàng, Lê Huy Dư , Tổng
quan về thực trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam, Tạp chí Khoa
học & Công nghệ ngành Công Thương; số 40-12/2019
[2]. Giấy dó, giấy sắc phong trong lịch sử văn hóa dân tộc vấn đề khôi
phục vùng nguyên liệu và làng nghề, Tạp chí công thương, 07/05/2004
[3]. Gìn Giữ Nét Đẹp Văn Hóa Của Làng Nghề Truyền Thống Giấy Dó,
BlueSaiGon.vn
[4]: Tổng quan ngành giấy và bột giấy Việt Nam những tháng đầu năm
– Dự đoán tình hình sản xuất nửa cuối 2023, PropakVietNam.com.vn

31

You might also like