Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

1.

GIỚI THIỆU VỀ TÁC PHẨM


a. Tác giả
Napoleon Hill (1883-1970) là một tác giả người Mỹ nổi tiếng về chủ đề phát triển cá nhân và tư
duy tích cực. Ông được biết đến chủ yếu qua cuốn sách kinh điển "Think and Grow Rich" (Nghĩ
và làm giàu) và “The Law of Success” (Luật thành công). Hai cuốn sách này được coi là một
trong những tác phẩm ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực phát triển cá nhân và kinh doanh.

b. Tác phẩm
“Luật Thành Công" là một cuốn sách được viết bởi Napoleon Hill vào năm 1925 và được xuất
bản lần đầu vào năm 1928, nó đề cập đến các nguyên tắc và phương pháp về phát triển cá nhân
và thành công trong cuộc sống.
Napoleon Hill đã tìm hiểu và phân tích sự thành công của hàng trăm cá nhân thành đạt trong
nhiều ngành nghề khác nhau để tạo ra một bộ hướng dẫn toàn diện về cách xây dựng một cuộc
sống đầy ý nghĩa và thành công. "Luật thành công" bao gồm 16 bài học, mỗi bài đều tập trung
vào một khía cạnh cụ thể của sự thành công bao gồm:

- The Master Mind: Tập trung vào tầm quan trọng của việc hợp tác với những
người có cùng mục tiêu để tạo ra sức mạnh tinh thần chung.
- A Definite Chief Aim: Giúp bạn xác định mục tiêu chính rõ ràng và tập trung vào
nó.
- Self-Confidence: Học cách xây dựng lòng tự tin và sự tự tin trong bản thân.
- Habit of Saving: Tìm hiểu về tầm quan trọng của việc tiết kiệm và quản lý tài
chính.
- Initiative and Leadership: Nắm vững khái niệm về khả năng tiên phong và lãnh
đạo trong đạt được thành công.
- Imagination: Khám phá cách sử dụng tưởng tượng để sáng tạo và thúc đẩy ý
tưởng.
- Enthusiasm: Tìm hiểu cách duy trì và truyền đạt đam mê để tạo động lực.
- Self-Control: Học cách kiểm soát cảm xúc và hành động của mình.
- Doing More than Paid For: Thấu hiểu tầm quan trọng của việc cống hiến nhiều
hơn so với được trả.
- A Pleasing Personality: Hiểu về cách phát triển một tính cách hấp dẫn và thân
thiện.
- Accurate Thinking: Nắm vững kỹ năng tư duy logic và phân tích đúng đắn.
- Concentration: Tìm hiểu về khả năng tập trung vào mục tiêu và nhiệm vụ quan
trọng.
- Cooperation: Xem xét tầm quan trọng của việc làm việc cùng nhau với người
khác để đạt được kết quả tốt hơn.
- Profiting by Failure: Học cách rút kinh nghiệm từ thất bại để tiến xa hơn.
- Tolerance: Hiểu về tầm quan trọng của sự khoan dung và chấp nhận đa dạng.
- The Golden Rule: Thấu hiểu và áp dụng quy tắc vàng trong giao tiếp và hành
động với người khác.

Phần 3 "Self-confidence" (Tự tin) trong cuốn "The Law of Success" của Napoleon Hill tập trung
vào một khía cạnh quan trọng của sự thành công: khả năng tự tin và tự trọng của con người.
Trong phần này, Hill đề cập đến tầm quan trọng của việc phát triển và duy trì tình thần tự tin để
đạt được mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp.
Trong phần này, Napoleon Hill cũng chia sẻ về tầm quan trọng của tư duy tích cực và việc thay
đổi tư duy để đạt được sự tự tin. "Tự tin" là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nền tảng
cho sự thành công. Phần 3 của "The Law of Success" cung cấp một số phương pháp và chiến
lược để giúp bạn phát triển và duy trì tình thần tự tin, từ đó giúp bạn thực hiện các mục tiêu của
mình một cách hiệu quả và tự tin.

2. 6 NỖI SỢ CƠ BẢN
Mỗi con người đến một độ tuổi nào đó có thể nhận thức được đều bị ràng buộc ở mức độ nào đó
bởi một hoặc nhiều trong 6 nỗi sợ cơ bản này. Hiểu được rõ nguyên nhân của cách hình thành
nỗi sợ chính là bước đầu tiên giúp chúng ta loại bỏ toàn bộ chúng.
Sự di truyền thể chất và di truyền xã hội:
Tất cả những gì con người có về mặt vật chất và tinh thần được di truyền thông qua hình thức di
truyền thể chất và di truyền xã hội. Theo như định luật di truyền thể chất con người được phát
triển dần dần. Mỗi thế hệ mà con người đã đi qua con người đã thêm vào bản chất của mình
những đặc điểm thói quen hình dạng của thế hệ đó. Do đó sự di truyền thể chất của con người là
một tập hợp không được thống nhất của những thói quen và hình dạng.
6 nỗi sợ cơ bản của con người được hình thành thông qua sự di truyền thể chất ở điều kiện thuận
lợi nhất. Tiến hành kiểm tra bắt đầu ở việc mô tả về sự di truyền xã hội. Cho đến nay, phần quan
trọng nhất tạo nên một con người đến từ luật di truyền xã hội. Thuật ngữ này liên quan đến
những phương pháp mà thế hệ trước đã đặt vào tâm trí của thế hệ sau thông qua sự điều khiển
tức thời về truyền thuyết tín ngưỡng mê tín, tư tưởng của họ được thừa hưởng từ thế hệ đi trước.
Thuật ngữ di truyền xã hội nên được hiểu là bất kỳ phương thức và tất cả các nguồn, thông qua
đó một người có được kiến thức, chẳng hạn như học về tôn giáo thông qua các hình thức khác
như đọc, chuyển nhượng, kể chuyện và tất cả các cách truyền cảm hứng khác đến từ những gì
được coi là kinh nghiệm cá nhân của một người thông qua hoạt động của luật di truyền xã hội.
Bất kì ai cũng có quyền kiểm soát tâm trí của một đứa trẻ thông qua sự dạy dỗ hoặc hình thành
trong đầu đứa trẻ bất cứ ý tưởng dù sai hay đúng theo cách mà đứa trẻ chấp nhận đó là đúng và
nó trở thành một phần trong tính cách của đứa trẻ như bất cứ tế bào hay cơ quan nào khác trong
cơ thể thông qua luật di chuyển xã hội.
Sáu nỗi sợ cơ bản của con người:
1.Nỗi sợ đói nghèo:
- Bắt nguồn từ xu hướng được di truyền của con người. Hầu hết các động vật bậc thấp đều
sống theo bản năng và gần như không có khả năng để suy luận hay nhận thức, do đó,
chúng ăn thịt lẫn nhau. Con người, với khả năng trực giác, suy nghĩ và lý trí vượt trội của
mình, không ăn thịt đồng loại, mà thay vào đó, ta tìm thấy sự thỏa mãn lớn hơn cho việc
“ăn thịt” bằng kinh tế.
- Trong tất cả các giai đoạn lịch sử của thế giới, thời đại mà chúng ta đang sống dường như
là thời đại của sự tôn thờ tiền bạc. Một con người có thể bị coi là “dưới đáy xã hội” nếu
như anh ta không sở hữu một tài khoản ngân hàng dư dả. Không có điều gì mang lại cho
con người nhiều đau khổ và nhục nhã như nghèo đói. Không có gì lạ khi một người sợ rơi
vào tình trạng đói nghèo. Thông qua hàng loạt kinh nghiệm mà con người tích lũy được
trong cuộc sống, chắc chắn, con người không thể tin tưởng lẫn nhau về những vấn đề liên
quan đến tiền bạc hay sự sở hữu.
- Cụm từ “xã hội” trong tiếng Anh (Society) có thể đánh vần là “$ociety” bởi vì chữ S
khiến ta liên tưởng đến kí hiệu đồng Đô la. Thật đáng mừng là con người có thể làm giàu
theo bất cứ cách nào, miễn là hợp pháp.
2. Nỗi sợ tuổi già:
- Bắt nguồn từ hai nguyên nhân:
 Thứ nhất: Người ta nghĩ rằng tuổi già có thể kéo theo đói nghèo.
 Thứ hai: Khi nghĩ rằng tuổi già ập đến là khi mình sắp gần đất xa trời đến với một thế
giới khác còn khủng khiếp hơn cả thế giới này, trong khi thế giới này đã đủ tồi tệ.
- Con người có hai lí do chính đáng cho việc lo ngại tuổi già:
 Một là mất đi niềm tin về đồng loại, họ có thể bị chiếm đoạt bất cứ tài sản nào của mình
 Và điều tiếp theo phát sinh từ việc tưởng tượng những bức tranh khủng khiếp về thế giới
“bên kia”, thứ được gieo vào tâm trí con người từ rất lâu trước cả khi chúng ta sở hữu tâm
trí đó, thông qua luật di truyền xã hội.
3. Nỗi sợ bị phê phán:
- Nỗi sợ phê phán diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, phần lớn trong số đó là do bản
chất nhỏ mọn và tầm thường, thậm chí còn trẻ con đến mức cùng cực.
- Chẳng hạn, những người đàn ông bị hói không vì lý do nào khác ngoài nỗi sợ bị phê
phán. Đầu họ trở nên hói bởi sự bảo vệ của những chiếc mũ với dải băng thắt chặt, ngăn
chặn sự lưu thông của chân tóc. Họ đội mũ không phải bỏi họ cảm thấy thoải mái mà chủ
yếu là vì “mọi người đều đội mũ”, cho nên nếu không làm như vậy, những người khác sẽ
chê cười họ.
- Chúng ta đã phân tích cách cư xử của mọi người dưới ảnh hưởng của nỗi sợ bị phê phán
khi áp dụng vào những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Bây giờ, chúng ta cùng kiểm
chứng hành vi của con người với nỗi sợ này trong mối liên quan đến các vấn đề quan
trọng hơn, như việc giao tiếp của con người chẳng han. VÍ dụ, thực tế là bất kỳ người nào
đã đến tuổi “trưởng thành về tinh thần” (trung bình từ 35 đến 45 tuổi), và nếu bạn có thể
đọc được suy nghĩ của người đó, bạn sẽ thấy trong não bộ của họ những ý nghĩ nghi hoặc
và ý kiến trái chiều với những câu chuyện hoang đường được giáo dục bởi đa số những
nhà truyền giáo.
- Mạnh mẽ và phi thường là biểu hiện của nỗi sợ bị phê phán!
4. Nỗi sợ đánh mất người mình yêu thương:
- Rõ ràng là, nguồn gốc của nỗi sợ hãi này tuy ít đươc nói đến, nhưng bắt nguồn từ nhu cầu
của con người khi muốn sở hữu người bạn đời của người khác, hoặc ít nhất để có được tự
do với cô ấy hoặc anh ấy mà không biết đến người chồng hợp pháp của cô ấy hay vợ hợp
pháp của anh ấy. Có một chút nghi ngại song sự ghen tuông hay tất cả cả các dạng thức
tương tự khác, dù nặng hay nhẹ, đã phát sinh từ nỗi sợ hãi có khả năng di truyền về việc
đánh mất tình yêu với ai đó và có vẻ hợp lí rằng khi nói thêm rằng nỗi sợ này góp phần
tàn phá tâm trí con người, khiến con người bị tổn thương nhiều hơn bất kì 6 nỗi sợ cơ bản
nào khác của nhân loại, có thể dẫn đến những hành động dữ dội và điên rồ hơn.
5. Nỗi sợ ốm đau, bệnh tật:
- Ở mức độ đáng kể nỗi sợ hãi này có cùng với nỗi sợ nghèo đói và tuổi già. Nỗi sợ ốm yếu
có mối quan hệ chặt chẽ với nỗi sợ nghèo đói và tuổi già bởi nó đều dẫn con người đến
ranh giới của một “thế giới khủng khiếp” - nơi mà con người chưa từng biết đến nhưng
đã được nghe kể một vài câu chuyện không mấy hay ho.
- Đã từ rất lâu, thế giới đã biết đến nhiều hình thức khác nhau để điều trị và giữ gìn sức
khỏe. Nếu một con người mưu sinh bằng việc duy trì sức khỏe tốt cho người khác, thì rõ
ràng, anh ta sẽ dùng mọi phương pháp để thuyết phục mọi người sử dụng dịch vụ mà anh
ta cung cấp. Do vậy, theo thời gian, có thể con người sẽ thừ hưởng nỗi sợ bệnh tật, ốm
yếu.
6. Nỗi sợ cái chết:
- Đối với nhiều người đây là điều tồi tệ nhất trong tất cả 6 nỗi sợ cơ bản, tất nhiên kể cả đối
với những người theo ngành tâm lý. Bị rằn vặt khủng khiếp về nỗi sợ liên quan đến cái
chết có thể bắt nguồn từ sự cuồng tín tôn giáo đây được coi là nguyên nhân chủ yếu chịu
trách nhiệm cho nỗi sợ này nhiều hơn tất cả các nguyên nhân khác gộp lại. Những người
được gọi là Bồ tín ngưỡng thì không sợ chết như những người được truyền bá văn minh,
đặc biệt là nhóm dân số văn minh đã chịu ảnh hưởng của thần thánh học.
- Trong thực tế chả chả ai biết được thực sự thiên đàng hay địa ngục là gì tồn tại ra sao,
chính sự thiếu hiểu biết đó là lỗ hổng để những giáo phái dễ dàng điều khiển tâm lý của
con người với những thủ thuật lừa đảo và gian lận khác nhau. Sự thật không có bất cứ
điều gì phủ nhận được rằng không ai biết được con người đến từ đâu, họ sẽ đi về đâu sau
khi chết. Bất cứ ai phủ nhận điều này thì hoặc là họ tự lừa dối chính mình hoặc là họ là kẻ
mạo danh nhằm mục đích kinh doanh dịch vụ bất hợp pháp dựa trên niềm tin của người
khác. Niềm tin này có thể được tóm tắt trong từ “Tính cả tin”
Hầu như không đủ căn cứ để khẳng định rằng sự di truyền xã hội là phương pháp mà qua đó con
người, thu thập tất cả kiến thức thông qua năm giác quan. Quan trọng hơn di truyền xã hội hoạt
động như thế nào qua những ứng dụng khác nhau trong cuộc sống từ đó sẽ giúp con người hiểu
biết toàn diện về quy luật đó. Thuật ngữ di truyền xã hội được sử dụng ở đây có liên quan đến
tất cả những phương pháp mà một đứa trẻ được dạy từ bất kỳ ý tưởng giáo điều, tín ngưỡng, tôn
giáo hoặc hệ thống đạo đức nào bởi cha mẹ hoặc những người có thẩm quyền về nó. Khi đến tuổi
đứa trẻ mới có thể suy luận suy ngẫm và tự học theo cách riêng của nó. Chúng ta có thể ước
lượng độ tuổi hợp lí cho một đứa trẻ học được điều này là 7 đến 12 tuổi.
Suy cho cùng, có một số hình thức sợ hãi nhưng không có gì nguy hiểm hơn nỗi sợ đói nghèo và
tuổi già ập đến. Chúng ta điều khiển cơ thể mình như thể chúng là nô lệ bởi vì chúng ta sợ nghèo
đến mức chúng ta muốn tích trữ tiền cho tuổi già. Hình thức sợ hãi phổ biến này thúc đẩy chúng
ta mạnh mẽ đến mức khiến chúng ta làm việc quá sức và dẫn đến thứ chúng ta đã đấu tranh để
trốn tránh - nghèo đói và tuổi già.

3. NGUYÊN TẮC TỰ ÁM THỊ ( CÔNG THỨC CỦA SỰ TỰ TIN )

- Thứ nhất: Tôi biết rằng tôi có khả năng đạt được mục tiêu xác định của mình, do đó, tôi
yêu cầu bản thân phải hành động bền bỉ, tích cực và liên tục để đạt được nó.
- Thứ hai: tôi nhận ra rằng những suy nghĩ thống trị trong tâm trí tôi cuối cùng tự tái tạo
thành những hành động bên ngoài cơ thể và dần dần trở thành hiện thực, do đó, tôi sẽ tập
trung tâm trí của mình trong ba mươi phút mỗi ngày với nhiệm vụ nghĩ về người mà tôi dự
định trở thành, bằng việc liên tưởng đến người này trong suy nghĩ và biến những liên
tưởng này trở thành hiện thực thông qua những hành động thực tế
- Thứ ba: tôi biết rằng thông qua nguyên tác Tự ám thị, bất kỳ mong muốn nào mà tôi kiên
trì giữ trong đầu sẽ thể hiện ở thực tế bằng cách nào đó, do đó, tôi sẽ dành mười phút mỗi
ngày để yêu cầu bản thân phát triển các yếu tố có tên trong mười sáu bài học của bài giảng
này về luật thành công
- Thứ tư: tôi đã lên kế hoạch và mô tả rõ ràng về những mục tiêu của tôi trong cuộc sống.
trong năm năm tới. Tôi đặt ra “cái giá” cho những thành quả của mình cho từng năm, một
“mức giá” mà tôi có thể chấp nhận được, thông qua việc áp dụng nghiêm túc các nguyên
tắc sống hiệu quả và thỏa đáng mà tôi sẽ thực hiện tiên quyết
- Thứ năm: tôi hoàn toàn nhận ra rằng không có sự giàu có hay vị thế nào có thể tồn tại lâu
dài trừ khi được xây dựng dựa trên sự thật và công lý, do đó tôi sẽ không tham gia vào bất
kỳ giao dịch nào mà không mang đến lợi ích cho các bên liên quan. Tôi sẽ thành công
bằng cách thu hút những nguồn lực mà tôi muốn sử dụng, cũng như sự hợp tác của những
người khác. Tôi sẽ thúc đẩy người khác phục vụ tôi vì tôi đã phục vụ họ trước đó. Tôi sẽ
loại bỏ hận thù, đố kị, ghen tị, ích kỷ và hoài nghi bằng cách phát triển tình yêu cho toàn
nhân loại, bởi vì tôi biết rằng giữ thái độ tiêu cực đối với người khác không bao giờ có thể
mang lại cho tôi sự thành công. Tôi sẽ khiến người khác tin vào tôi vì tôi cũng tin vào họ
và tin vào chính mình.
Tôi sẽ ký tên của mình vào công thức này, ghi nhớ vào bộ não và lặp lại nó một lần mỗi ngày với
niềm tin tràn đầy rằng nó sẽ dần dần ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của tôi, giúp tôi trở thành
một người thành công và hạnh phúc trong những lĩnh vực mà tôi đã chọn.
Một điểm khác cần lưu ý là, giống như điện sẽ xoay chuyển các bánh xe công nghiệp và phục vụ
nhân loại theo hàng triệu cách khác nhau, hoặc cuộc sống bị dập tắt nếu áp dụng sai cách, vì vậy
nguyên tắc Tự ám thị này sẽ đưa bạn đến sườn núi của sự hòa bình và thịnh vượng, hoặc xuống
thung lũng của sự khốn khổ và nghèo đói, tùy theo cách bạn thực hiện .Nếu bạn lấp đầy tâm trí
với những nghi ngờ và không tin vào khả năng đạt được của mình, thì nguyên tắc Tự ám thị bắt
lấy bạn, nhằm thông trị suy nghĩ của bạn và dần dần chắc chắn sẽ đưa bạn vào vòng xoáy của sự
thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn lấp đầy tâm trí của mình với sự tự tin rạng rỡ, nguyên tắc Tự ám thị
bắt lấy niềm tin này và khiến nó trở thành suy nghĩ thống trị của bạn, giúp bạn làm chủ những
chướng ngại vật cản đường bạn cho đến khi bạn leo đến đỉnh núi thành công

4. SỨC MẠNH CỦA THÓI QUEN

Nguyên tắc thói quen là thứ có thể giúp bạn dễ dàng áp dụng nguyên tắc Tự ám thi theo bất kỳ
hướng nào và cho bất kỳ mục đích nào
- Thói quen được tạo ra bằng cách liên tục điều khiển một hoặc nhiều giác quan trong
năm giác quan nhìn, nghe, ngửi, nếm và cảm nhận, theo một hướng nhất định. Chính
nhờ nguyên tắc lặp đi lặp lại này mà thói quen dùng thuốc để chữa lành vết thường
được hình thành. Chính nhờ nguyên tắc này mà mong muốn uống say trở thành thói
quen.
- Thói quen phát triển từ môi trường bên ngoài; từ việc làm những điều tương tự hoặc
suy nghĩ tương tự, hay lặp đi lặp lại cùng một thứ nhiều lần. Thói quen có thể được ví
như rãnh trên bản ghi âm, trong khi tâm trí con người có thể được ví như cây kim phù
hợp với rãnh đó. Khi bất kỳ thói quen nào được hình thành tốt, thông qua việc lặp đi
lặp lại suy nghĩ hoặc hành động, tâm trí có xu hướng gắn bó và tuân theo tiến trình của
thói quen đó gần như kim ghi âm theo rãnh trong bản ghi sáp
- Sau khi thói quen đã được thiết lập, nó sẽ tự động kiểm soát và điều khiển hoạt động
cơ thể của chúng ta, trong đó có thể tìm thấy một ý nghĩ có khả năng biến thành một
yếu tố mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của Tự Tin. Quá trình là thế này: Tự nguyện, và
bằng vũ lực nếu cần thiết, hướng những nỗ lực và suy nghĩ của bạn theo mong muốn
nhất quán cho đến khi bạn hình thành thói quen và tiếp tục, tự nguyện, hướng những
nỗ lực của bạn theo hướng tương tự.
- Cách bạn viết ra và lặp lại công thức Tự tin giúp bạn hình thành thói quen tạo niềm tin
vào bản thân đồng thời chi phối suy nghĩ của bạn cho đến khi suy nghĩ đó thống trị
tiềm thức của bạn, thông qua nguyên tắc thói quen
Ví dụ: bạn đã học viết bằng cách liên tục chỉ đạo các cơ cánh tay và đưa ra những phác thảo nhất
định được gọi là chữ cái, cho đến khi cuối cùng bạn hình thành thói quen thực hiện nhưng phác
thảo này. Bây giờ bạn có thể viết một cách dễ dàng và nhanh chóng, mà không cần lần theo từng
chữ cái. Viết đã trở thành một thói quen với bạn
Nguyên tắc thói quen sẽ duy trì các suy nghĩ trong tâm trí bạn giống như cách nó ảnh hưởng đến
các cơ bắp của cơ thể bạn, vì bạn có thể dễ dàng chứng minh bằng cách làm chủ và áp dụng bài
học này về Tự tin. Bất kỳ tuyên bố nào bạn liên tục đưa ra cho chính mình, hoặc bất kỳ mong
muốn nào mà bạn gieo sâu vào tâm trí của bạn thông qua tuyên bố lặp đi lặp lại, cuối cùng sẽ bộc
lỗ thông qua các hành động bên ngoài của bạn. Nguyên tắc thói quen là nền tảng cho bài học về
sự tự tin, nếu bạn hiểu và làm theo các hướng dẫn tròng bài học này, bạn sẽ sớm hiểu sâu hơn về
quy luật thói quen, từ kiến thức nền tảng, hơn là một ngàn bài học tương tự

5. TIN VÀO CHÍNH MÌNH


- Bạn có rất ít khái niệm về những khả năng đang ngủ say trong con người bạn, đang chờ một
bàn tay đánh thức chúng, và bạn sẽ không bao giờ có một khái niệm tốt hơn về những khả
năng đó, trừ khi bạn phát triển đủ sự tự tin để nâng bạn lên trên những ảnh hưởng phổ biến
từ môi trường hiện tại của bạn.
- Tâm trí con người là cỗ máy kỳ diệu và bí ẩn. Đay là một sự thật mà tôi đã biết được vài tháng
trước khi tôi nhận các bài luận từ Emerson và đọc lại bài tiểu luận về Luật Tâm linh. Một
điều kỳ là đã xảy ra. Tôi đã thấy trong bài luận đó nhiều điều mà tôi chưa bào giờ nhận thấy
trước đây, dù rằng tôi đã đọc nhiều lần trước đó. Tôi đã thấy nhiều hơn trong bài luận này,
hơn cả những gì tôi đã thấy được trong các bài đọc lần trước, bởi vì tâm trí tôi đã mở rộng
hơn kể từ lần đọc cuối cùng
Có một bài thơ như sau:
Nếu bạn nghĩ rằng mình bị đánh bại, nghĩa là bạn đã bị đánh bại
Nếu bạn nghĩ rằng bạn không dám, bạn sẽ không dám
Nếu bạn muốn giành chiến thắng, nhưng bạn nghĩ rằng mình không thể
Vậy gần như chắc chắn rằng bạn sẽ không thể
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã mất thứ gì đó, bạn sẽ không thể tìm thấy ở ngoài thế giới
Thành công bắt đầu từ ý chí của một người
Đó là tất cả thứ trong trạng thái của tâm trí
Nếu bạn nghĩ rằng bạn vượt trội, bạn phải nghĩa lớn để vươn lên
Bạn phải chắc chắn về bản thân mình trước khi bạn có thể giành được chiến thắng
Cuộc chiến của cuộc đời không phải lúc nào cũng có hướng đến người mạnh hơn hay nhanh hơn
Nhưng sớm hay muộn, người chiến thắng là người nghĩ rằng mình có thể
- Không ai biết chính xác những khả năng tiềm tàng ẩn sâu trong mỗi con người. Chính bạn
cũng không thể biết được khả năng đạt được thành tựu của mình, và điều này sẽ chỉ biết
được khi tiếp xúc với những kích thích đặc biệt, thứ sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn, hành
động dứt khoát hơn, phát triển sự tự tin của bạn và khiến bạn khao khát mãnh liệt hơn để đạt
được những thành công

- Ở Louisville, Kentucky, ông Lee Cook là một người đàn ông cụt chân và phải tự xoay sở một
mình trên chiếc xe lăn. Mặc dù thực tế rằng ông Cook đã bị tật nguyền từ khi sinh ra, ông
vẫn là chủ sở hữu của một ngành công nghiệp tuyệt vời và là một triệu phú nhờ vào những
nỗ lực của chính mình. Ồng đã chứng minh rằng một người đàn ông cẫn có thể sống rất tốt
mà không cần chân nếu người đó có sự tự tin vào chính bản thân mình.

- Henry Ford sở hữu nhiều triệu đô la hơn mọi thứ anh ta cần hoặc sử dụng. Vào những năm
1880, anh ta làm công nhân trong một của hàng máy móc, nhưng thiếu kiến thức vì ít đi học
và không có vốn làm ăn. So với những người đàn ông khác đang làm việc cùng anh ta, một
số người có não bộ tổ chức tốt hơn anh ta. Ford đã từ bỏ suy nghĩ nghèo đói, phát triển niềm
tin vào bản thân, nghĩ đến thành công và đạt được nó. Những người làm việc xung quanh
anh ta cũng có thể đã làm tốt như vậy nếu như họ cũng suy nghĩ như Ford. Các thợ máy
khác làm việc cùng với Ford, trong những ngày đầu khởi nghiệp, không nhìn thấy gì ngoài
một phong bì lương được trả hàng tuần và đó là tất cả những gì họ từng có. Họ không đòi
hỏi gì ngoài sự bình thường. Nếu bản muốn nhận được nhiều hơn, hãy chắc chắn bạn phải
yêu cầu ở bản thân nhiều hơn.

- Milo C.Jones, ở Wissconsin, đã suy sụp vì bị bại liệt vài năm trước. Thật tệ là vì đột quỵ mà
anh ta không thể tự xoay mình trên giường hoặc du chuyển một bộ phận trên cơ thể. Thể
chất của anh ta giờ là vô dụng, nhưng không có nghĩa bộ não của anh ta cũng như vậy. Vì
thế, nó bắt đầu hoạt động một cách nghiêm túc, đây cũng có lẽ là lần đầu tiên anh ta phát
hiện ra sự tồn tại của não. Nằm ngửa trên giường, anh Jones đã khiến bộ não hoạt động với
mục đích rõ ràng. Mục đích đó hết sức bình thường và khiêm tốn trong thực tế, nhưng nó rõ
ràng là một mục đích, điều mà trước đây anh chưa từng biết đến.

- Không phải là không có lý khi hi vọng rằng một số tuyên bố, một số ý tưởng hoặc một số
thuật ngữ khuyến khích của cuốn sách này sẽ đóng vài trò là yếu tố cần thiết giúp định hình
lại vận mệnh của bạn, định hướng lại suy nghĩ và năng lượng của bạn, theo con đường mà
cuối cùng sẽ dẫn bạn đến mục đích sống của mình. Thật kỳ là, nhưng đó là sự thật, rằng
những bước ngoặt quan trọng nhất của cuộc đời thường đến vào những thời điểm bất ngờ
nhất và theo những cách bất ngờ nhất

- Nếu bạn mong muốn thành cộng và thực hiện nhu cầu này bằng hành động thông minh, bạn
chắc chắn sẽ giành chiến thắng. Mặc dù vậy, hãy nhờ rằng có một sự khác biệt giữa “đòi
hỏi” thành công và chỉ “mong muốn” điều đó. Bạn nên tìm hiểu sự khác biệt này là gì và tận
dụng nó
- Đừng bận tâm “những gì họ sẽ nói” bời vì bạn cũng có thể biết rằng “họ” sẽ giúp ích rất ít cho
bạn trong việc leo lên đỉnh núi và đạt được những mục tiêu của bạn trong cuộc sống. Bạn có
trong mình tất cả sức mạnh bạn cần để có được bất cứ thứ gì bạn muốn hoặc cần trong thế
giới này, và cách tốt nhất để tận dụng sức mạnh này là tin vào chính mình.
“Hãy hiểu mình và tin chính mình”
Đây là lời khuyên của các nhà triết học trong mọi thời đại. Khi bạn thực sự hiểu chính mình, bạn
sẽ biết rằng không có gì ngu ngốc khi treo một tấm biển trước mặt bạn như thế này: “Tôi sẽ trở
nên thành công hơn mỗi ngày bằng mọi giá”. Tôi không ngại đặt tấm biển này trước bàn làm
việc của tôi, và, còn hơn thế nữa. Tôi không ngại tin rằng nó sẽ ảnh hưởng đến tôi, giúp tôi trở
thành một con người tích cực và tiến bộ hơn

6. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA


XÃ HỘI VÀ NHẬN THỨC CÁ NHÂN

Ý nghĩa chính của cuốn sách là cung cấp cho độc giả một phương pháp và triết lý để đạt được
thành công và giàu có. Napoleon Hill đã tạo ra một bộ tư duy và tri thức dựa trên cuộc phỏng
vấn và nghiên cứu hàng trăm người giàu có và thành đạt trong thời đại của ông, bao gồm cả
những người như Andrew Carnegie, Henry Ford và Thomas Edison.
Cuốn sách giới thiệu một loạt các nguyên tắc và phương pháp nhằm khuyến khích sự phát triển
cá nhân và tư duy tích cực. Một số ý nghĩa trong cuốn sách bao gồm:
- Ý thức mục tiêu: Phương pháp này khuyến khích người đọc xác định và tập trung vào
mục tiêu của mình, từ đó tạo ra động lực và hướng dẫn hành động.
- Tư duy tích cực: Cuốn sách khuyến khích việc phát triển tư duy tích cực và loại bỏ những
tư duy tiêu cực, như sự tự nghi ngờ và lo lắng.
- Định rõ kế hoạch hành động: Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập kế hoạch
chi tiết và thực hiện những bước cụ thể để đạt được mục tiêu.
- Sự kiên nhẫn và quyết tâm: Cuốn sách khuyến khích người đọc không bỏ cuộc khi gặp
khó khăn, mà thay vào đó nên kiên nhẫn và quyết tâm vươn lên trước thách thức.
Tổng quan, "Sự Tự tin" của Napoleon Hill chứa đựng những nguyên tắc và phương pháp quan
trọng để phát triển bản thân, tư duy và đạt được thành công trong cuộc sống. Cuốn sách đã trở
thành một nguồn cảm hứng và hướng dẫn cho hàng triệu người trên toàn thế giới trong việc xây
dựng một tư duy tích cực và đạt được mục tiêu của mình.

7. BÀI HỌC RÚT RA


Chúng ta đang cố gắng để giải quyết câu đố tuyệt vời về “CUỘC SỐNG” này, vì mục đích gì và
đích đến là gì?
Rằng chúng ta có mặt trên Trái Đất này vì một lý do nhất định, bất cứ nahf tư tưởng nào cũng
không thể nghi ngờ gì về điều đó. Chỉ là, không có chuyện có sức mạnh nào đó đặt chúng ta ở
đây sẽ chỉ cho chúng ta thấy chúng ta phải làm gì khi chúng ta sang thế giới bên kia?
Có thể đây không phải là một kế hoạch hay khi để Đáng Tạo hóa quyết định số phận của chúng
ta trên Trái Đất, cũng như chưa chắc có đủ trí tuệ để biết phải làm gì với chúng ta sau khi chúng
ta chết, hay là chúng ta nên tự phát huy trí thông minh của mình để có khả năng kiểm soát cuộc
sống tương lai theo cách riêng của chúng ta? Có thể chúng ta không thể hợp tác với Đấng Tạo
hóa một cách thông minh thông quá việc tự kiểm soát hành vi của chúng ta trên Trái Đất này đến
cùng, thay vào đó chúng ta có thể sống đàng hoàng với nhau và làm mọi điều tốt nhất có thể
trong khả năng của chúng ta, mà không còn phải thắc mắc về người nào đó có lẽ biết về chúng ta
nhiều hơn chúng ta, hay là, điều gì là tốt nhất cho chúng ta?
Từ khi sinh ra cho đến khi chết, tâm trí luôn hướng tới những thứ mà nó không sở hữu.
- Đứa trẻ nhỏ, đang chơi với đồ chơi của nó trên sàn nhà, nhìn thấy một đứa trẻ khác với
một loại đồ chơi khác, ngay lập tức, đứa trẻ đó sẽ cố gắng chạm tay lên món đồ chơi của
đứa trẻ kia.
- Một người phụ nữ tin rằng quần áo của người phụ nữ khác sành điều hơn quần áo của
mình nên bắt đầu bắt chước họ.
- Một người đàn ông nhìn thấy một người đàn ông khác sở hữu khối tài sản về đường sắt
hoặc tài khoản ngân hàng hay công thướng lớn hơn thường nói với chính mình: “Anh ta
thật may mắn. Làm thế nào để tôi có thể sở hữu khối tài sản như anh ta?”
Hạnh phúc luôn hiện hữu quanh đây; luôn luôn trong tầm ngắm nhưng lại ngoài tầm với. Cuộc
sống không bao giờ trọn vẹn, bất kể chúng ta đang có gì hay chúng ta sở hữu bao nhiêu. Một
người thường tìm kiếm những điều khác ngoài những thứ mình đang có
Ngoài những nguyên tắc đã được đề cập trước đó, cuốn sách "Sự Tự tin" của Napoleon Hill cũng
chứa đựng một số nguyên tắc và phương pháp mà bạn có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng:
- Tự định rõ mục tiêu: Đặt ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho cuộc sống của bạn. Việc có
mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung, định hướng và có động lực để hành động.
- Tư duy tích cực: Tập trung vào những suy nghĩ tích cực và loại bỏ những suy nghĩ tiêu
cực. Tự tin và tư duy tích cực sẽ giúp bạn vượt qua thử thách và khám phá tiềm năng của
mình.
- Tạo hình ảnh mục tiêu: Tưởng tượng và tạo ra một hình ảnh rõ ràng về mục tiêu của bạn.
Hình dung mình đã đạt được mục tiêu và tận hưởng cảm giác thành công. Điều này sẽ
giúp bạn tạo ra sự động lực và hướng dẫn hành động.
- Xây dựng mạng lưới quan hệ: Xây dựng và duy trì một mạng lưới quan hệ tích cực. Giao
tiếp và tương tác với những người có tư duy và mục tiêu tương tự có thể tạo ra cơ hội và
hỗ trợ cho sự phát triển cá nhân và thành công.
- Kiên nhẫn và không bỏ cuộc: Đối mặt với khó khăn và thất bại với sự kiên nhẫn và định
kiến. Đừng bỏ cuộc khi gặp trở ngại mà hãy học hỏi từ những thất bại và tiếp tục nỗ lực
đến cùng.
- Tích cực hóa tư duy: Biến những thử thách và khó khăn thành cơ hội và bài học. Suy
nghĩ tích cực và tìm cách nhìn nhận mọi tình huống từ góc độ tích cực.
- Tận dụng quyền lực của ý thức và tiềm năng bên trong: Tin tưởng vào khả năng của bản
thân và khai thác tiềm năng bên trong. Ý thức và tư duy mạnh mẽ có thể tạo ra những
thay đổi và thành công đáng kể trong cuộc sống.
Những nguyên tắc này có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của bạn để thúc đẩy sự phát triển
cá nhân, tạo động lực và đạt được thành công theo định hướng mà bạn mong muốn.

You might also like