Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Bài tập 3:

Vào lúc 7h30 ngày 15/10/2018, A chạy xe máy lưu thông trên đường thì thấy chị B
đang đứng sát lễ đường, trên cổ chị B có đeo 01 sợi dây chuyển. Thấy vậy. A nảy sinh
ý định cướp giật, A điều khiển xe quay lại chạy lên lễ đường, ép sát phía sau lưng chị
B, dùng tay phải giật sợi dây chuyển trên cổ chị B. Chị B quay lại năm áo của A và
cùng quân chúng nhân dân bắt giữ được A cùng tang vật và phương tiện gây án giao
cho công an phường X, huyện Y, thành phố H để xử lý.
Câu hỏi:
1. A bị bắt trong trường hợp nào theo quy định của BLTTHS?
CSPL: Điều 111 BLTTHS năm 2015
Đây là trường hợp bắt người phạm tội quả táng, đối với người đang thực hiện tội phạm
hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người
nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát
hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Ở đây, A đang thực hiện hành vi trộm cắp của
mình thì bị B phát hiện hành vi phạm tội của A, nên trong trường hợp này bất kỳ ai
cũng có quyền bắt A và áp giải đến Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi
gần nhất ở đây là Công an phường X, huyện Y, thành phố H là hoàn toàn hợp lý.
2. A có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nào tiếp theo sau khi bị bắt? Thẩm quyền
áp dụng biện pháp đó thuộc về chủ thể nào?
3. Trong giai đoạn điều tra, Thủ trưởng CQĐT ra lệnh tạm giam A 02 tháng. Nhưng
khi điều tra được 01 tháng, Thủ trưởng CQĐT thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm
giam A nên đã ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giam đối với A. Nêu nhận xét về quyết
định này của Thủ trưởng CQĐT?

You might also like