Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Trường THCS Lê Thị Bạch Cát Kế hoạch bài dạy môn Địa lí 9

Ngày soạn: 27 / 9/2022


Ngày dạy: 28/9 /2022
TIẾT 8+ 9. BÀI 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh có:


- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp.
- Phân tích bản đồ nông nghiệp và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân
bố của một số cây trồng, vật nuôi.
- Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi.
- Tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có
hiệu quả.
- Trình bày được ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh. Tôn trọng những giá trị
nông nghiệp.
Có trách nhiệm bảo vệ nền nông nghiệp
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Tranh ảnh, video địa lí.
2. Đối với học sinh
- Sưu tầm, tìm hiểu tranh ảnh, bài viết về sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
ở Việt Nam .
-Át lát địa lí Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định (1 phút)
2. Bài mới
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
*Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài, tạo hứng thú học tập
*Năng lực: giao tiếp
- Bước 1: GV tổ chức trò chơi “Thử tài nhà nông”: nối các sản phẩm phân loại với các
tiêu chí phù hợp, trong vòng 1 phút.

Giáo viên: Phạm Thị Xuân Phương Năm học: 2022 -2023
Trường THCS Lê Thị Bạch Cát Kế hoạch bài dạy môn Địa lí 9

`- Bước 2: HS trả lời, các HS khác theo dõi, nhận xét , bổ sung.
- Bước 3: GV khen ngợi , chốt đáp án và dẫn dắt bài học.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
*Mục tiêu:
- Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp: phát triển vững chắc,
sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính.
- Giải thích sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi.
- Đọc bản đồ nông nghiệp và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của
một số cây trồng, vật nuôi.
- Phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi.
*Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: Khai thác lược đồ, bảng số liệu, tư duy tổng hợp lãnh thổ.
Tìm hiểu về ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi
Bước 1: GV giao nhiệm vụ và chia lớp thành các nhóm theo phiếu số GV phát tại
lớp:

(Chia nhóm theo tổ học theo số tùy lớp)


GV đưa ra tiêu chí chấm điểm cho các nhóm:
Giáo viên: Phạm Thị Xuân Phương Năm học: 2022 -2023
Trường THCS Lê Thị Bạch Cát Kế hoạch bài dạy môn Địa lí 9

Tiêu chí Nhóm


Nội dung (6)
Hình thức (2)
Thời gian (1)
Nhận xét và đặt câu
hỏi (1)
HS thuyết trình được cộng 1 điểm
Bước 2:HS tiếp nhận nhiệm vụ, ngồi theo nhóm số. Các nhóm thảo luận .
- GV theo dõi việc HS thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Đại diện các nhóm thuyết trình bài của nhóm (từ 5 -10 phút). Các nhóm khác
lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Trong quá trình nhóm trình bày, HS các nhóm và GV có thể đặt câu hỏi cho
nhóm( tuỳ theo năng lực của HS )
Gợi ý:
- Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị?
- Tại sao lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng?
GV nhận xét sản phẩm và phần trình bày của các nhóm và tổng kết điểm.
Bước 4: GV mở rộng thêm:
- GV cung cấp thêm 1 số thông tin, hình ảnh về xuất khẩu nông sản của Việt Nam
- GV liên hệ 1 số vấn đề của nông nghiệp Việt Nam hiện nay: “Được mùa mất giá”,
“Mất mùa được giá”
- GV chuẩn hoá kiến thức:
I- Ngành trồng trọt

- Khái quát chung: Phát triển đa dạng cây trồng. Đẩy mạnh sang trồng cây hàng hoá, làm
nguyên liệu cho CN chế biến và xuất khẩu.
1. Cây lương thực
- Lúa là cây lương thực chính
- Diện tích, NS, SL lúa đều tăng => sản lượng bình quân đầu người tăng.
- Đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo.
- Tập trung chủ yếu ở ĐBSCL và ĐBSH
2. Cây Công nghiệp
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển gồm: cây CN lâu năm và cây CN hàng
năm
- Nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu
- Phát triển ở nhiều vùng, tập trung chủ yếu ở vùng ĐNB và Tây Nguyên
3. Cây ăn quả
- ĐKTN thuận lợi phát triển nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Giáo viên: Phạm Thị Xuân Phương Năm học: 2022 -2023
Trường THCS Lê Thị Bạch Cát Kế hoạch bài dạy môn Địa lí 9

- Chiếm ưu thế là cây nhiệt đới


- Vùng trồng lớn nhất: ĐBSCL và Đông Nam Bộ
II- Ngành Chăn nuôi
- Chiếm tỉ trọng nhỏ trong sản xuất nông nghiệp
- Đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng.
- Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được mở rộng
Ngành chăn nuôi
Trâu, bò Lợn Gia cầm
Vai trò Sức kéo, thịt, sữa Thịt Thịt, trứng

Số lượng (năm Trâu: 2,4 triệu 28 triệu con


Bò: 5,8 triệu 409 triệu con
2018)
Trâu: Trung du miền Chủ yếu ở Đồng bằng
núi Bắc Bộ, Bắc ĐBSH, ĐBSCL
Trung Bộ
Phân bố

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (3 phút)


a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học.
b. Tổ chức thực hiện:
Câu 1. Nối ý ở cột A với cột B sao cho đúng
A. Vùng B. Sản phẩm C. Trả lời
1/ Đông Nam Bộ a. Chè 1–b
2/ ĐB sông Cửu Long b. Cao su, hồ tiêu, hạt 2 – c
điều
3/ Trung du và miền núi c. Dừa và mía 3–a
BB
4/ Tây nguyên d. Cà phê 4–d
Câu 2. HS xác định trên bản đồ các vùng trọng điểm cây lương thực, cây CN, cây ăn
quả. Kể tên các sản phẩm chính: lúa, cà phê, cao su, hồ tiêu, cam, quýt, bưởi, măng
cục, sầu riêng,….
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời
nhanh các câu hỏi sau:
Câu 1. Nối ý ở cột A với cột B sao cho đúng
A. Vùng B. Sản phẩm C. Trả lời

Giáo viên: Phạm Thị Xuân Phương Năm học: 2022 -2023
Trường THCS Lê Thị Bạch Cát Kế hoạch bài dạy môn Địa lí 9

1/ Đông Nam Bộ a. Chè 1…


2/ ĐB sông Cửu Long b. Cao su, hồ tiêu, hạt 2….
điều
3/ Trung du và miền núi c. Dừa và mía 3…
BB
4/ Tây nguyên d. Cà phê 4….
Câu 2. Chỉ trên bản đồ các vùng trọng điểm cây lương thực, cây CN, cây ăn quả. Kể
tên các sản phẩm chính.
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại
kiến thức của bài.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức về châu lục.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1:
Nhiệm vụ1: Giải thích vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở ĐBSH. Nêu vai trò của ngành
chăn nuôi lợn đối với phát triển nông nghiệp ở vùng này.
Nhiệm Vụ 2: Trao đổi với người bạn , và viết một đoạn văn ngắn không quá 200 từ về
tình hình phát triển về cây trồng/ Vật nuôi ở địa phương em.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ .
Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 3-5 em trình bày về bài làm của mình, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
Bước 4:
- GV nhận xét và khen ngợi HS.
- GV hệ thống kiến thức bài học và yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài mới:
+ Tìm hiểu ngành Lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta.
+ Quan sát H9.1 và H9.2 – phân tích.
+ Liên hệ vấn đề lâm nghiệp và thủy sản ở địa phương em (nếu có)
IV: PHỤ LỤC

Giáo viên: Phạm Thị Xuân Phương Năm học: 2022 -2023
Trường THCS Lê Thị Bạch Cát Kế hoạch bài dạy môn Địa lí 9

Giáo viên: Phạm Thị Xuân Phương Năm học: 2022 -2023
Trường THCS Lê Thị Bạch Cát Kế hoạch bài dạy môn Địa lí 9

Giáo viên: Phạm Thị Xuân Phương Năm học: 2022 -2023

You might also like