Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 1: Trong vụ án của Nguyễn Xuân Hương Trang (Trang Nemo) đã có TIN

ĐỒN rằng: Trang Nemo tuyên bố sẽ mang bầu liên tục để hoãn thi hành án. Vậy
trong trường hợp bị cáo lợi dụng quy định đó để hoãn thi hành án liên tục thì sẽ
được xử lý như thế nào?
Bài làm
Trước tiên, cần phải xác nhận tin đồn là đúng hay sai.
Trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, phụ nữ sẽ được hưởng
khoan hồng và có những quyền lợi đặc biệt hơn so với nam giới khi cùng thực hiện
hành vi phạm tội. Cụ thể, người phạm tội là phụ nữ có thai sẽ được hưởng tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm theo điểm n, khoản 1, điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 để quyết
định mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung
hình phạt liền kề nhẹ hơn.
Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ của Toà án nhân dân
tối cao quy định: “Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 61 Bộ luật Hình sự
năm 1999 (điểm b, khoản 1, Điều 67 Bộ luật Hình sự năm 2015) thì người bị xử
phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong trường hợp “Phụ nữ có thai
hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng
tuổi”. Như vậy, nếu người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36
tháng tuổi thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng
tuổi, không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ
thi hành án phạt tù hay không.”

Câu 2: Có quy định thời gian hiệu lực đối với hình phạt trục xuất hay không?
Bài làm
Có. Theo như khoản 5, Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 có quy định những trường hợp chưa cho
người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, trong đó có: “Bị trục xuất khỏi Việt
Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực”.
Như vậy đối với những người đã bị trục xuất thì phải quá 03 năm kể từ ngày quyết
định trục xuất có hiệu lực mới được nhập cảnh trở lại Việt Nam.
Câu 3: Tại điều 45 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017, có quy định “Khi tịch
thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh
sống.”. Vậy điều kiện sinh sống ở đây sẽ được thể hiện như thế nào?
Bài làm
Quy định mà bị cáo nêu tại Điều 45 Bộ luật Hình sự Việt Nam (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) nêu rõ: "Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để người bị kết án và gia đình
họ có điều kiện sinh sống".
Cụm từ "điều kiện sống" không được quy định rõ ràng trong luật và cách giải thích
của nó có thể khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp. Nói
chung, nó ngụ ý rằng người bị kết án và gia đình của họ nên được cung cấp các
nhu cầu cơ bản và mức sống tối thiểu. Điều này có thể bao gồm quyền tiếp cận nơi
ở, thực phẩm, quần áo, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Việc thực hiện chính xác việc cung cấp các điều kiện để sống sẽ được xác định bởi
các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thực thi pháp luật. Họ sẽ xem xét các
yếu tố như tình hình tài chính của người bị kết án, giá trị của tài sản bị tịch thu, và
nhu cầu của người đó và gia đình họ.
Điều quan trọng cần lưu ý là quy định này áp dụng cụ thể cho các trường hợp liên
quan đến tịch thu tài sản, và mục đích của nó là để đảm bảo rằng người bị kết án và
gia đình họ không bị tước đoạt các nhu cầu cơ bản của họ mặc dù bị tịch thu. Các
chi tiết cụ thể và áp dụng thực tế sẽ được xác định dựa trên hoàn cảnh và quyết
định của các cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc.

Câu 4: A và B rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi A và B mỗi người mang theo khẩu
súng săn tự chế. Hai người thỏa thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn
sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người
một ngả. Khi A đi được khoảng 200 mét, A nghe có tiếng động, cách A khoảng 25
mét. A huýt sáo 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của B. A bật đèn soi về phía
có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhắm bắn về phía con thú. Sau
đó, A chạy đến thì phát hiện B đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. A vội đưa B
đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng B đã chết trên đường đi. Giả sử
B không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, A có phải chịu trách nhiệm
hình sự không?
Bài làm
A không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo nội dung tình huống đề bài và hậu quả là B bị thương, với tỷ lệ thương tật là
29%. Có thể thấy, hành vi của A là đã vô ý gây thương tích cho B với lỗi vô ý vì
quá tự tin. Căn cứ vào khoản 1, điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung
2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần
thiết khi bắt giữ người phạm tội : “Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị
phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 01 năm”.
Vậy, với hậu quả B không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật 29%, thì A không
phải chịu trách nhiệm hình sự.
Câu 5: A, B, K uống rượu say, đi loạng choạng và ngã ở dọc đường, H và Q phát
hiện chị B cùng với hai người bạn nằm bên đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang
bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say
hết, chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an. Hành vi của H,
Q cấu thành tội gì và tại sao?
Bài làm
H và Q phạm tội trộm cắp tài sản vì đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản.
Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ
sung 2017). Điều 173 không mô tả những dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản mà chỉ
nêu tội danh. Qua thực tiễn xét xử có thể hiểu: Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén
lút chiếm đoạt tài sản của người khác.
Đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội lén lút (bí mật) lấy tài
sản mà chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết mình bị lấy tài sản, chỉ
sau khi mất họ mới biết mình bị mất tài sản.

- Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội trộm cắp tài sản không xâm
phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Trong
tình huống trên, H và Q không hề xâm hại đến quan hệ nhân thân của chị B
và hai người bạn mà chỉ có hành vi xâm phạm đến tài sản của chị B, cụ thể
là lấy đi toàn bộ số nữ trang bằng vàng của chị B.
- Mặt khách quan: Do đặc điểm của tội trộm cắp tài sản, nên người phạm tội
chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt
bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người
quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng vào hoàn cành khách
quan khác như chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi
chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết.
Trong tình huống trên, H và Q đã lợi dụng lúc chị B và hai người bạn say rượu
nằm mê mệt bên đường nên đã chiếm đoạt tài sản của chị B. Ta thấy trong tình
huống có ghi rõ: “H và Q phát hiện chị B cùng với hai người bạn đang say nằm
mê mệt bên lề đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi
toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc mới
biết mình bị mất tài sản và đi báo công an” . Để xác định hành vi phạm tội của
H và Q trong tình huống này ta cần xác định “tại thời điểm mất tài sản, chủ tài
sản có biết hay không”, bởi nó liên quan đến bản chất của hành vi chiếm đoạt.
Trong tình huống này, chị B là chủ tài sản, do bị say rượu nằm mê mệt bên
đường nên trong khi bị H và Q chiếm đoạt tài sản không hề biết mình bị chiếm
đoạt tài sản. Phải đến sáng hôm sau tỉnh giấc chị B mới biết mình bị mất tài sản.
Như vậy, dấu hiệu “thời điểm mất tài sản” là mốc thời gian, xác định việc tài
sản đã bị chiếm đoạt và không nằm trong vòng kiểm soát của chủ tài sản nữa.
Tại thời điểm này, chủ tài sản là chị B không biết việc mình bị mất tài sản và
đây chính là hệ quả của hành vi “lén lút”. Bởi chỉ có “lén lút” mới làm chủ tài
sản không biết mình bị mất tài sản. Mặt khác trị giá tài sản bị các đối tượng
chiếm đoạt là 10 triệu đồng, thỏa mãn dấu hiệu được nêu trong Điều 173 BLHS
(từ hai triệu đồng trở lên). Hành vi của H và Q được thực hiện do lỗi cố ý. Mục
đích cuối cùng của H và Q là mong muốn chiếm đoạt tài sản của trị B, cụ thể là
số nữ trang bằng vàng trên người của chị B.
Với sự liên hệ qua lại giữa các dấu hiệu này, giúp chúng ta dễ dàng tìm ra điểm
đặc trưng của tội “Trộm cắp tài sản”, từ đó ta có cơ sở để quyết định H và Q
phạm tội trộm cắp tài sản.

Câu 6: A là quốc tịch Canada. A có hành vi phạm tội giết người trên lãnh thổ
Việt Nam và bị bắt tại Anh. Hành vi phạm tội của A có bị xử theo Bộ luật
Hình sự Việt Nam không?
Bài làm:
Hành vi phạm tội giết người của A có thể bị xử lý theo Bộ luật Hình sự Việt
Nam.
Theo Điều 5, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về hiệu
lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
“1. Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện
trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của
hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc
tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao
hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn
đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước
quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó
không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của
họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”

Trường hợp 1:
A là công dân mang quốc tịch Canada, có hành vi phạm tội giết người trên
lãnh thổ Việt Nam và không thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn
trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt
Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế thì A bị xử lý về hành
vi giết người theo Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 1, điều 5 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung
2017) thì “Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực
hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Vì vậy A vẫn
bị xử lý theo Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Trường hợp 2:
A là công dân mang quốc tịch Canada, có hành vi phạm tội giết người trên
lãnh thổ Việt Nam nhưng A thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ
ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật
Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách
nhiệm hình sự của A sẽ được giải quyết bằng đường ngoại giao theo quy
định tại khoản 2, điều 5 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Như
vậy trong trường hợp này, trách nhiệm hình sự của A sẽ được giải quyết
bằng con đường ngoại giao. A vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo Bộ luật Hình sự Việt Nam nếu điều ước quốc tế quy định hoặc thông
qua con đường ngoại giao Nhà nước Canada và Nhà nước Việt Nam thỏa
thuận sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam.

You might also like