Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

LUẬT HÀNH CHÍNH

A. HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT
NAM
I. Quản lý nhà nước và hoạt động hành chính nhà nước - nội dung của ngành luật hành chính Việt
Nam
1. Quản lý ?
- được hiểu theo một cách chung nhất “ quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra. Bao gồm:
+ quản lý sinh học : là sự tác động của con người đến sự vật, hiện tượng thuộc về thế giới tự
nhiên (cơ thể sinh học)
+ quản lý kỹ thuật : là sự tác động của con người lên máy móc
+ quản lý xã hội : là sự tác động của con người đối với con người (tạo mối quan hệ trong xã
hội). và đây là quản lý quan trọng nhất
- khái niệm : quản lý được hiểu theo khái niệm của điều khiển học vì nó chuẩn nhất cho quản lý
sinh học, đúng với quản lý kỹ thuật và phù hợp với quản lý xã hội nên luật học cũng sủ dụng
+ quản lý là sự điều khiển chỉ đạo lên 1 hệ thống hay 1 quá trình. Dựa trên những quy
tắc , nguyên tắc hay những dịnh luật tương ứng để cho quá trình hệ thống ấy vận động theo ý
muốn của người quản lý
2. Quan lý xã hội
- là sự tác động giữa người với người trên cơ sở tổ chức và quyền uy nhằm thiết lập trật tự xã
hội trong quá trình tồn tại và phát triển của con người
- quản lý xã hội xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người (khi con người xuất hiện→sống
thành tập thể→để duy trì→bắc buộc phải tương tác→tạo ra mô hình quản lý)
-cơ sở của quản lý xã hội nói chung gồm chủ thể quản lý , đối tượng quản lý và mục tiêu quản
lý. Gồm các yếu tố:
+ phải có một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động
+ một đối tượng bị quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý tạo ra
+ phải có mục tiêu và một quỹ đạo cho cả đối tượng và chủ thể quản lý
* đặc trưng:
- quản lý xã hội ra đời trên cơ sở tổ chức và quyền uy
+tổ chức: là một tập hợp những cá nhân riêng lẻ có cùng 1 điểm chung (môi trường quản
lý).Đóng vai trò là nơi để thiết lập quản lý, tạo ra môi trường quản lý giúp cho những cá nhân riêng
lẻ được gắn kết tạo thành 1 cộng đồng. Vi dụ: gia đình là một tổ chức quản lý mọi người trong gd
khi những người đó là thành viên trong gđ
+ quyền uy : là sự trói buộc, là sự áp đặt về mọi ý chí của kẻ này lên kẻ khác, buộc người
đó phải phục tùng quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề quyền uy được hình thành từ:
. quyền lực : quan trọng nhất là sự vật chất hóa của quyền uy
. uy tín:
→ khi có quyền lực chủ thể sẽ có quyền uy tuy nhiên để duy trì quyền uy thì phải
đảm bảo sự vững chắc của quyền uy thì cần có uy tín
- quản lý xã hội là mang tính khách quan và theo quy luật
+ sự xuất hiện quản lý xã hội là xuất hiện một cách tự nhiên cùng với sự xuất hiện của con
người để tồn tại và phát triển. Con người phải liên kết tương tác tạo nên 1 cộng đồng ,1 tập thể để
duy trì cộng đồng , tập thể đó phải có quản lý xuất hiện
+ sự tác động của chủ thể quản lí đối với đối tượng quản lý là khách quan. Mọi quan hệ
quản lý ngoài tính chủ quan đc hình thành từ mục đích của chủ thể quản lý thì còn bảo đảm tính
khách quan, tính quy luật được quyết định bởi sự tồn tại và phát triển của đối tượng quản lý
- quan hê quản lý chỉ có thể được duy trì khi tránh được dự khắc nghiệt và sự chủ quan duy
trì ý chí của chủ thể quản lý
3. Quản lý nhà nước
- theo nghĩa rộng : là 1 hoạt động quản lý xã hội do nhà nước thực hiện hay quản lý xã hội mang
tính chất nhà nước ra đì cùng với sự ra đời của nhà nước
* khái niêm: là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước đến các cá nhân tổ
chức nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại nhà nước
* Quản lý nhà nước được thực hiện thông qua việc thực hiện chức năng (các phương diện
hoạt động cơ bản) của các cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước.
+ Cơ quan quyền lực NN:
Quốc hội : lập hiến, lập phphapsgiams sát tối cao, quyết định các vấn đề quan
trọng ở trung ương
Địa phương: hội đồng nhân dân các cấp: giám sát , quyết định các vấn dề quan
trọng ở địa phương
+ Chế định CTN
Nguyên thủ quốc gia: đại diện nhà nước về đối nội và ngoại
+ Cơ quan hành chính NN
Trung ương: chính phủ, bộ, các cơ quan ngang bộ }quyền lực hành chính nhà
nước / hoạt động hành chính nhà nước
Địa phương : ủy ban nhân dân , sở, phòng} theo nghĩa hẹp
+ Cơ quan TAND; Cơ quan VKSND
TAND tối cao, TAND cấp cao
TAND tỉnh,tp trực thuộc trung ương
VKS NDTC, VKSND cấp cao
VKS ND tỉnh, tp trực thuộc trung ương
+ Các thiết chế hiến định độc lập
Hoạt động bầu cử quốc gia
Kiểm toán nhà nước
- theo nghĩa hẹp : (quản lý hành chính nhà nước) là 1 hình thức quản lý chủ yếu được thực hiện
trước hết và chủ yếu bởi cơ quan hành chính nhà nước nhằm thực hiện triển khai và thực hiện
trong thực tế các văn bản của cơ quan cấp trên và cơ quan cùng cấp để chỉ đạo trực tiếp thường
xuyên các lĩnh vực đời sống xã hội
* Đặc trưng:
- vừa mang tính chấp hành-điều hành
+ chấp hành: tuân thủ theo pháp luật. Là nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước
trong việc bảo đảm hiệu lực thi hành của các văn bản pháp luật → mục đích của quản lí hành
chính
+ điều hành: là hoạt động tổ chức,phối hợp , hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên
đối với các đối tượng quản lý bảo đảm cho các đối tượng quản lý thực hiện các nhiệm vụ mà
chủ thể đề ra→ phương tiện để đạt được mục đích đó
Vd: khi trong thời dịch covid thì chính phủ ban hành chỉ thị 15-16 xuống cho UBND thực
hiện chấp hành chỉ thị đó vậy UBND đã đưa ra các cách sau : xây dựng , cung cấp trang thiết bị,
tổ chức các cuộc họp…→ đây được gọi là điều hành
- hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động,sáng tạo cao
+ để điều hành trực tiếp và thường xuyên các lĩnh vực đời xống xh, để đảm bảo các lĩnh vực
phù hợp với từng địa phương, chủ thể quán lý phải không ngừng sáng tạo theo yêu cầu của thực
tiễn luôn biến động không ngừng
+ thể hiện của sự sáng tạo:
. chủ thể quản lý được lựa chọn 1 trong nhiều phương án quản lý mà phát luật quy định.
Vd A bị xử phạt hành chính → phải nộp tiền, B là người xử phạt được lựa chọn nhiều phương
án cho nộp tiền như đóng trực tiếp, chuyển khoảng, lên kho bạc nhà nước đóng, sử dụng các
dịch vụ công ích…
. chủ thể quản lí được đưa ra các quy định đặc thù dành cho các đối tượng đặc thù. Vd : bộ
gddt đưa ra các quy chế tuyển sinh như cộng điểm cho những học sinh vùng cao, con cháu
thương binh,người có công với cách mạng, có bằng ilets 5 chấm trở lên…
- Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, được ban hành nghị định mà ko quy định chi tiết,
pháp lệnh nào nhưng
- hành chính nhà nước là hoạt động được đảm bảo về mặt nhân lực và cơ sở vật chất để quản
lí, tổ chức điều hành và bảo đảm trật tự trên các lĩnh vực. Hành chính nhà nước cần có con
người , chuyên môn và phải có tran thiết bị, tài chính để thực hiện. Vd : có 1 đám cháy thì hành
chính sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nhưng để thực hiện được phải có lính cứu hả(con người có
chuyên môn),phải có dụng cụ để dập lửa như xe, vòi phun, nước… (trang thiết bị) để hoàn thành
mục đích là chửa cháy
* cơ cấu của quản lý nhà nước gồm chủ thể quản lý nhà nước, đối tượng quản lý nhà nước, mục
tiêu quản lý nhà nước
- chủ thể quản lý nhà nước: có khả năng sử dụng quyề lực nhà nước với thẩm quyền quản lý
nhất định để tác động lên các cá nhân , tổ chức trong quá trình thực hiện mục tiêu mang tính chất
hành,điều hành. Chủ thể quản lý nhà nước gồm:
+ cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước vì quản ý nhà nước là chức năng riêng có của
cơ quan hành chính theo quy định cảu hiến pháp và pháp luật
+ chủ thể quản ý gòm các cơ quan khác được pháp luật trao quyền hạn, nhiệm vụ quản lý
nhà nước để phục vụ về mặt hành chính cho việc thực hiện chức năn của các cơ quan đó
+ chủ thể quản lý còn là các tổ chức chính trị xã hội, cũng như các cá nhân ko phải cơ quan
hành chính nhà nước nhưng trong những trường hợp nhất định được nhà nước trao quyền quản lý
nhà nước
- đối tượng quản lý nhà nước: là đối tượng chịu sự tác động của chủ thể quản lý để thực hiện
các nhiệm vụ quản lý. Vd trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của chính phủ thì UBND các cấp là đối
tượng quản lý
- quản lý nhà nước không thể không hướng đến những mụ tiêu nhất định. Vì vậy, mục tiêu của
quản lý nhà nước là một yếu tố bắc buộc
- mục tiêu của quản lý nhà nước là những kowij ích cần bảo vệ hoặc caanf đạt được trong quá
trình quản lý , lợi ích từ phía nhà nước cũng như lợi ích xã hội, lợi ích từ phía đối tượng quản lý,
lợi ích kinh tế, văn hóa, vật chất và tinh thần
II. Ngành luật hành chính
1. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính
- khái niệm: là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước.
Được các quy phạm phát luật tách động đến
- gồm 4 nhóm:
+ nhóm 1: các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước
thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực
* đây là nhóm quan hệ xã hội thuộc đói tượng cơ bản của luật hành chính và quyết định sử
dụng thay đổi của ngành luật hành chính
* gồm 9 nhóm nhỏ: cơ quan hành chính nhà nước với
(1) Cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc:
vd UBND tỉnh → UBND huyện
(2) Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp
Vd UBND tỉnh→ sở tư pháp
(3) Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền cấp dưới
Vd UBND tỉnh→ bộ tư pháp
(4) Cơ quan hành chính nhà nước chuyên môn cùng cấp
Vd UBND tỉnh An Giang→ UBND tỉnh Đồng Nai
(5) QH quản lý giữa các CQ hành chính NN với các đơn vị cơ sở trực thuộc.
Vd: Bộ GD - ĐT với Trường Đại học Luật TPHCM
(6) quan hệ quản lý giữa các CQ hành chính NN ở địa phương với các đơn vị cơ sở
trực thuộc TW đóng tại địa phương.
Vd: Trường ĐH Luật với UBND tp HCM.
(7) quan hệ quản lý giữa các CQ hành chính NN với các tổ chức CT, CT - XH.
Vd: UBNDTP.HCM với Thành Đoàn TPHCM
(8) quan hệ quản lý giữa các CQ hành chính NN với các tổ chức kinh tế ngoài quốc
doanh.
Vd: Quan hệ giữa Sở KHĐT với doanh nghiệp
(9) quan hệ quản lý giữa các CQ hành chính NN với công dân, người nước ngoài,
người không có quốc tịch.
+ nhóm 2: các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ của các cơ quan
nhà nước và các tổ chức phục vụ hoạt động cả các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội
* tùy vào tổ chức mà hành chính nội bộ do các ngành luật khác nhau diều chỉnh hoặc ko
do luật định
* hành chính nội bộ là những họat động chủ yếu liên quan đến công tác tổ chức bộ máy ,
nhân sự: tổ chức các cơ vị giúp việc, đơn vị chuyên môn… là những hoạt động nhằm thiết lập trật
tự, kỷ cương của cơ quan, đơn vị.
+ nhóm 3: các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan kiểm toán nhà nước, hội
đồng nhân da các cấp, tòa án nhân dân các cấp và viện kiêm sát nhân dân các cấp thực hiện hoạt
động quản lý nhà nước
* đây là hình thức trao quyền nhưng chủ thể được trao quyền là các cơ quan nhà nước
nhưng ko thuộc bộ máy hành chính nhà nước như TAND, VKS…
+ nhóm 4 : các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các tổ chức hoặc cá nhân được nhà
nước trao quyền thực hiện các hoạt đông có tính chất quản lý nhà nước nhất định
*trao quyền nhưng chủ thể được trao quyền đó là các cá nhân, ko phải là cơ quan hành
chính nhà nước những quyền hạn để thực hiện những hoạt động quản lý nhất định. Vd trên một
chiếc phi cơ thì phi cơ trưởng không phải là người có thẩm quền của cơ quan hành nhà nước nhưng
được trao quyền đảm bảo tính ạn cho người ngồi trên chiếc máy bay đó
2. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính
- là những phương thức, cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động vào các quan hệ xã hội
thuộc đối tượng của luật hành chính. Nhằm bảo đảm các quan hệ xã hội này phát triển đúng định
hướng
- Nội dung phương pháp: Luật Hành chính sử dụng chủ yếu phương pháp "quyền lực - phục tùng"
("quyền uy", "mệnh lệnh"). tính mệnh lệnh, thể ý chí đơn phương của chủ thể quản lý, biểu hiện
như sau:
+ chủ thể quản lý có quyền sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để ban hành
các quyết định quản lý mang tính đơn phương và có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với phía bên
kia
+ đối tượng quản lý được quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị và chủ thể quản lý là người xem
xét, quyết định
+ các bên đều có những nhiệm vụ , quyền hạn nhất định theo quy định của pháp luật, nhưng
việc phối hợp thực hiện các quyết định quản lý phải theo thứ bậc hành chính và phân công, phân
cấp về thẩm quyền
- vì các quan hệ xã hội phát sinh , thay đổi, chấm dứt theo những cách thức và điều kiện khác
nhau nên các quy phạm pháp luật phải có các điều chỉnh tương ứng
- trong luật hành chính hiện đại nhằm hướng tới xây dựng 1 nhà nước phục vụ thì LHC còn sử
dụng phương pháp khác mềm dẻo hơn đó là pp bình đẳng thỏa thuận
+ pp pháp thỏa thuận bình đẳng chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định (hỗ
trợ)
+ vị trí, vai trò trong pp thỏa thuận: đóng vai trò pp hỗ trợ→ giúp cho quan hệ hành chính
được hiệu quả hơn việc sd pp thoa thuận ko làm cho pp quyền uy mất đi
* khái niệm về luật hành chính: là một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN bao gồm tổng thể
các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính
nhà nước trên cơ sở sử dụng pp điều chỉnh mệnh lệnh-phục tùng
3. Vai trò của luật hành chính đối với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật VN
*luật hành hính và luật hiến pháp
- đều là các ngành luật công,đều điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà
nước tuy với mức độ cụ thể và phạm vi khác nhau.
+ Luật hiến pháp gồm các quy định cơ bản về mặt tổ chức và hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước và các nguyên tắc chung
+ Luật hành cchinhsquy định cụ thể và trực tiếp về tổ chức và hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước các cấp.
- các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong lĩnh vực hành chính cũng được hai ngành luật
phân công điều chỉnh theo cách tương tự
- luật hành chính có vai trò quan trọng hơn cả trong việc cụ thể hóa cũng như bảo đảm thi hành
các quy định của ngành luật hiến pháp
* luật hành chính và luật dân sự
-có quan hệ xu hướng và lợi ích của cần bảo vệ:
+ luật hành chính hướng đến bảo vệ trật tự và quản lý nhà nước. Tức bảo vệ quyền và lợi
ích công cộng , lợi ích của nhà nước , vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
+ luật dân sự hướng tới bảo vệ lợi ích tư
- luật hành chính và luật dân sựu đều có sử dung pp điều chỉnh là thỏa thuận
+ luật dân sự đó pp duy nhất
+ luật hành chính đó là pp hỗ trợ
* luật hành chính và luật lao động
- trong luật hành chính chỉ có một phần quan trọng đó là đối tượng điều chỉnh→sử dụng , quản
ý nhân sự trong cơ quan nhà nước
- luật lao động là ngành luật điều chỉnh các quan hệ lao động và sử đụng lao động nói chung
+ quan hệ lao động do Luật lao động điều chỉnh rộng hơn nhieuf so với quan hệ sử dụng lao
động trong công vụ nhà nước
+ nhóm các quan hệ về quản lý, sử dụng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập có
thể sẽ trở thành đối tượng điều chỉnh của luật lao động
- phương pháp điều chỉnh:
+ luật hành chính sd pp mệnh lệnh - phục tùng, pp thỏa thuận thì ít
+ luật lao động chủ yếu là sd pp thỏa thuận , pp mệnh lẹnh-phục thùng ít
* luật hành chính và luật hình sự:
- đều mang nhiệm vụ bảo đam trật tự quản lý nhà nước, những khác nau ở mức độ
+ luật hình sự:đối tượng điều chỉnh là quan hệ về truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm
tội-là loại vi phạm có mức độ nguy hiểm nhất và hình thức chế tài nặng nhất.
+ vi phạm hành chính cũng là một loại vi phạm pháp luật ở mức độ ít nguy hiểm so với tội
phạm, chế tài cũng nhẹ hơn và do luật hành chính quy định
→ điều này chỉ đúng khi cùng một khách thể
- mối tương quan giữ luật hành chính và luật hình sự : trách nhiệm pháp lý hành chính và trách
nhiệm hình sự→ có liên quan đến mối quan hệ giữa tội phạm và vi phạm hành chính:
+ vi phạm hành chính và tội phạm có một phần khách thể giống nhau. Đó là trật tự quản lý
nhà nước trên các lĩnh vực nhưng được phân biệt ở mức độ nguy hiểm của hành vi. Vd thuế, hôn
nhân - gia đình… đều được bảo đảm từ luật hành chính và luật hình sự nhưng ở mức độ khác
nhau. Nhưng cũng có nhiều tội phạm được pháp luật quy định phải có tình tiết đình tội liên quan
đến vi phạm hành chính
- luật hành chính và luật hình sự đều là những ngành luật bảo vệ trật tự công cộng , bảo vệ sức
khỏe , tài sản cá nhân , tổ chức đều thuộc nhóm ngành luật công người truy cứu và xử lý các hành
vi vi phạm từ hành chính đến tội phạm đều là chủ thể mang quyền lực nhà nước
- cả 2 ngành luật đều sd pp mệnh lệnh-phục tùng
4. Hệ thống ngành luật hành chính việt nam
Hệ thống ngành luật hành chính việt nam là tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính được
chia thành các chế định luật có mối liên kết với nhau nhất định
Luật hành chính gồm nhiều các đạo luật và văn bản dưới luật điều chỉnh cac quan hệ quản lý nhà
nước ở các lĩnh vực khác nhau nên ko thể tập hợp các nộ luật , để từ đó phân thành phần chưng và
phần riêng về mặt pháp luật thực định(phần chung và phần riêng chỉ là chế dịnh của pháp luật thực
định, mang tính nghiên cứu)

A. Quy phạm pháp luật hành chính. Nguồn của luật hành chính
I. Quy phạm pháp luật hành chính
1. Khái niệm, đặc điểm quy phạm pháp luật hành chính
1.1 khái niệm: quy phạm pháp luật hành chính là quy tắc xử sự có tính bắt nuôc chung do nhà
nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ quản lý nhà nước, được áp
dụng nhiều lần trong thực tiễn cuộc sống
1.2 Đặc diểm
1.2.1 các đặc điểm chung của quy phạm pháp luật
- quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung: là một loại quy phạm được ban hành để điều chỉnh
các quan hệ quản lý nhà nước có tính mệnh lệnh- phục tùng. Tinh mệnh lệnh của quy phạm
pháp luật hành chính thể hiện ở những mức độ khác nhau
+ có loại quy phạm bắt buộc tổ chức, cá nhân phải hành động
+ có loại quy phạm cho phép
+ có loại quy phạm cho phép lựa chọn một trong những phương án thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình do quy phạm pháp luật hành chính xác định trước
- có hiệu lực áp dụng nhiều lần trong thực tiễn cuộc sống: nhưng không thể xác định rõ số
lần áp dụng quy định pháp luật hành chính về môt vấn đề nhất định(và cũng có khả năng vì
những lý do khác nhau mà ko bao giờ được áp dụng)
- được thể hiện trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nươc có thẩm quyền ban
hành theo trình tự luật định và được hiện
+ văn bản chủ đạo :
+ văn bản quy phạm
+ văn bản cá biệt
+ văn bản công văn thông thường
* thẩm quyền ban hành, nội dung ban hành thủ tục ban hành, vi phạm pháp luật hành chính
được quốc hội quy định ban hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1.2.2 đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật
- quy phạm pháp luật hành chính được phân công điều chỉnh quan hệ hành chính nhà nước
(đặc điểm cơ bản để phân biệt qpplhc với các qppl khác): qpplhc chỉ điều chỉnh hành vi cỉa các chủ
thể tham gia vào quan hệ quản lý nhà nước
- quy phạm pháp luật hành chính mang tính mệnh lệnh đặc trưng. Vì để pháp lý hóa các
quan hệ hành chính nhà nước và gắn cho nó bản chất quyền quy thì qpplhc phải mang tính mệnh
lệnh
+ thể hiện ở 3 mức độ: cho phép/bắt buộc/cấm đoán
- quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn, ổn định không cao, chủ yếu là quy phạm
dưới luật: vì qpplhc cần được thay thế, sửa đổi, bổ sung kịp thời để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
quản lý
+ số lượng lớn vì: để điều chỉnh đủ các quan hệ quản lý hành chính nhà nước trong mọi
ngành mọi lĩnh vực thì cần 1 số lượng lớn các quy phạm pháp luật hành chính
+ ổn định không cao: các quy phạm pháp luật hành chính được ban hành nhằm điều chỉnh
quan hệ hành chính vốn luôn hay đổi nên qphc phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu hành chính
+ quan hệ hành chính chủ yếu tồn tại trong các văn bản dưới luật vì chúng được ban hành
nhằm cụ thể và chi tiết luật là để thực hiện luật
1.3 vai trò của qpplhc
- là cơ sở pháp lý để tổ chức bộ máy hành chính nhà nước nói chung
- là phương tiện pháp lý
- là thể chế pháp lý đển quản lý nhà nước trên các ngành và lĩnh vực
- là cơ sở pháp lý để kiể tra , xem xét , đánh giá hiệu lực, hiệu quả , tính hợp pháp trong hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước
- là cơ sở pháp lý để chủ thể tham gia quan hệ quản lý nhà nước thực hiện quyền và nghĩa
vụ của mình
- là phương tiện pháp lý bảo đảm quyề và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi cá nhân,
tổ chức tham gia vào quan hệ quản lý nhà nước
- là cơ sở pháp lý để cưỡng chế, truy cứu trách nhiệm pháp lý trong quản lý nhà nước đối
với các chủ thể vi phạm
2. Phân loại qpplhc
2.1 ý nghĩa phân loại:
- đánh giá các loại QPPLHC the nhu cầu nhằm phục vụ công tác xây dựng, phát triển ngành
luật hành chính việt nam
2.2 các căn cứ phân loại
a. Căn cú theo tính chất và nhiệm vụ của qpplhc, qpplc được chia thành 2 loại:
- qpplhc nội dung: được ban hành để đưa ra thông tin về các quyền, nghĩa vụ. Trả lời cho
câu hỏi “được làm gì ”, “phải làm gì”
- qpplhc thủ tục: đưa ra thông tin cách thức quy trình thực hiện các quyền, nghĩa vụ. Trả lời
cho câu hỏi “làm như thế nào”
b. Căn cứ theo chủ thể ban hành
- mỗi loại qppl tương ứng với chủ thể được banh hành qpplhc theo quy định chung. Vd
qpplhc do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành
+ do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành quy định những vấn đề quan trọng trên phạm
vi toàn quốc hoặc ở từng địa phương , thẻ hiện dưới hình thức văn bản luật , pháp lệnh , nghị
quyết
+ cơ quan hành chính nhà nước người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
ban hành. Nhằm cụ thể hóa chi tiết hóa của các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành
chính cấp trên. Thể hiện dưới hình thức quyết định thông tư
+ do chủ tịch nước ban hành. Nhằm thực thi một số nhiệm vụ , quyền hạn được quy định
tại điều 88 hiến pháp 2013 , thể hiện dưới hình thức lệnh và quyết định
+ do Viện trường vksndtc, Chánh án tandtc ban hành dưới hình thức thông tư
+ do tổng kiểm toán nhà nước ban hành dưới dạng quyết định
+ do nhiều chủ thể phố hợp với nhau thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật
liên tịch
c. Căn cứ vào tính mệnh lệnh của bộ phận quy định
- mang tính bắt buộc: là một loại quy phạm yêu cầu các đối tượng có liên quan phải thực
hiện những hành vi nhất định ở dạng hành động
- mang tính cấm đoán: là loại vi phạm pháp luật hành chính yêu cầu các đối tượng có liên
quan ko được thực hiện những hành vi nhất định
- mang tính cho pháp , trao quyền
- mang tính cho phép lựa chọn: là loại vi phạm pháp luật hành chính đạt ra nhiều phương án
hành động và cho phép các đối tượng có liên quan lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện ,
hoàn cảnh của mình
- mang tính khuyến khích:là loại vi phạm pháp luật hành chính thể hiện sự động viên các
chủ thể có liến quan trong những trường hợp nhất định
d. Căn cứ vào phạm vi hiệu lực theo lãnh thổ
3. Cơ cấu qpplhc
3.1 nội dung
- là các bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hợp thành các qphc
- mỗi qpplhc luôn có đầy đủ 3 bộ phận :
+ giả định: đưa ra các thông tin mang tính dự liệu. Xác định rõ chủ thẻ, diều kiện , hoàn
cảnh (một trong những dấu hiệu này)
+ quy định: đưa ra cách xử sự bắt buộc. Chỉ rõ cách thức xử sự đúng đắn mà các chủ thể
phải tuân theo. Thực hiện ở dạng hành động hoặc ko hành động. Đây là bộ phận đặc trung nhất thể
hiện ý chí của nhà nước trong việc tác động đến nhận thức, hành vi của đối tượng quản lý
+ chế tài : đưa ra hậu quả pháp lý
3.2 về hình thức thể hiện của qpplhc
-mỗi qpplhc có thẻ khuyết quy định hoặc chế tài khi vận dụng các kỹ thuật tổ chức, phân
định văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật thành văn
* phần bị khuyết của một qpplhc có thẻ được quy định tại một điều luật khác, một chế định
khác, môt văn bản pháp luật khác hoặc một ngành luật khác
4. Hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính
- được xác định theo thiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật hành chính chứ nó nhưng không
đòng nhất
- là giá trị thi hành của quy phạm pháp luật hành chính về thời gian , ko gian và đối tượng
4.1 hiệu lực theo thời gian
- là thời điểm bắt đầu. Tạm ngừng và chấm dứt hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính
* thời điêm bắt đầu có hiệu lực của qpplhc
- được quy định trong văn bản chứ nó nhưng ko sớm hơn 45 ngày (tw)/10 ngày(cấp tỉnh)/7
ngày(cấp huyện và cấp xã) kễ từ ngày ký ban hành/ thông qua
- hiệu lực QPPLHC trong trường hợp khẩn cấp: trường hợp khẩn cấp, qpplhc có thể được
an hành theo thủ tục rút gọn và có hiệu lực từ ngày ký/ thông qua
* ngưng hiệu lực qpplhc:
- qpplhc sẽ bị ngưng hiệu lực khi bị đình chỉ thi hành và sẽ tiếp tực có hiệu lực lại nếu tiếp
tục được thực hiện hoặc chấm dứt sau đó nếu bị bãi bỏ
* chấm dứt hiệu lực của qpplhc
- về mặt pháp lý: qpplhc chám dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
+ Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; thông thường việc cây dựng
chấm dứt hiệu ực chỉ ban hành trong hai trường hợp sau:
Áp dụng mang tính thí điểm
Áp dụng cho điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà khi điều kiện hoàn cảnh đó hết hiệu lực
+ Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính
cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
+ Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các trường hợp bãi
bỏ
Cơ quan ban hành rà sát và tự do
Cơ quan có thẩm quyền cấp trên bãi bỏ:
 Văn bản quốc hội do quốc hội bỏ
 Văn bản UBTVQH do quốc hội bỏ
 Văn bản chủ tịch nước dó quốc hội bỏ
 Văn bản chính phủ do quốc hội, ubtvqh bỏ
 Văn bản thủ tướng do quốc hội, ubtvqh bỏ
 Văn bản HĐTP, TANDTC, CATANDTC,VKSNDTC do quốc hội và ubtvqh
bỏ
 Văn bản tổng kiểm toán nhà nước do quốc hội và ubtvqh bỏ
 Văn bản hội đồng nhân dân cấp tỉnh do ubtvqh bỏ
 Văn bản UBND cùng cấp, cấp dưới và cấp trên do hội đồng nhân dân bỏ
+ Quy phạm mà nó quy định chi tiết chấm dứt hiệu lực. Vd luật đất đai (1999)→chính
phủ đưa ra nghị quyết 191 → đưa ra thông tư→ubnd quyết định thực thi luật, vậy nếu luật đất đai
bị bãi bỏ thì kéo theo tất cả quá trình đều bị bãi bỏ
* tuy nhiên : trong quá trình thi hành để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội
rất cấp bách thì các quy ppl quy định chi tiết (vb con) của văn bản trước đo có thể được áp dụng
nếu không trái với văn bản mới được ban hành. Ví dụ cũng là luật đất đai (1999) nhưng bị thay hế
thành luật đất đai(2013) vì do nhiều yếu tố tác động chưa kịp ban hành nghị quyết thì luật đất
đai(2013) vẫn giữ lại toàn bộ quá trình của luật đất đai (1999) nhưng văn bản đó không được trái
với luật mới
- hiệu lực hồi tố
+ chỉ áp dụng cho qpplhc do cơ quan có thẩm quyền ở trung ưng ban hành
+ tuân thủ nguyên tắc hiệu lực hồi tố
+ việc quy định quy luật hiệu lực hồi tố của qpplhc thường được áp dụng cho các quy định
xử phạt qphc
4.2 theo không gian
- là giá trị thi hành của qpplhc tính thoe lãnh thổ địa giới hành chính được chia thành hai
nhóm:
+ qphc có hiệu lực trên phạm vi cả nước do cơ quan nhà nước thẩm quyền ở trung ương
ban hành
+ quy phạm có hiệu lực trong phạm vi từng địa phương , trong phạm vi lãnh thổ nhất định
 Do chính quyền trung ương ban hành có giới hạn phạm vi lãnh thổ có hiệu lực
 Do chính quyền địa phương ban hành
4.3 hiệu lực theo đối tượng
- là giá trị thi hành của qpplhc đối vớ cá nhân, tổ chức, gồm 2 loại:
+ quy phạm chung: có hiệu lực đối với mọi công dân, tổ chức(như quy phạm về phòng
cháy chữa cháy, các quy tắt về traatjj tự công cộng, an toàn gia thông,..)
+ quy phạm riêng: có hiệu lực đối với từng nhsm đối tượng nhất định (như quy phạm về
cbcc, về các tổ chức chính trị - xã hội)
* hiệu lự theo không gian và hiệu lực theo đối tượng có quan hệ chặt chẽ, liên quan lẫn
nhau. Tuy nhiên không đồng nhất vì 1 qpplhc có thể có hiệu lực về đối tượng . vd một du học
sinh hàn quan việt nam thì người do học sinh có chỉ mang hiệu lực theo đối tượng chứ ko xác
định miws mà người đó tới
5. Thực hiện quy định plhc
a. Khải niệm: là việc đưa pháp luật hành chính vào thực tiễn cuộc sống bằng những hình thức
khác nhau
b. Các hình thức thực hiện qpplhc: 2 hình thưc
- chấp hành qpplhc: là việc mọi cá nhân, cơ quan tổ chức xử sự đúng với yêu cầu của qpplhc
+biểu hiện :
 ko được làm những gì mà plhc cấm (tuân thủ pháp luật).(có phạt) ko gây mất trật
tự nơi công cộng
 thực hiện những gì plhc buộc phải thực hiện (thi hành pháp luật)(có phạt). vd đống
thuế, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
 sử dụng qpplhc : được chấp hành khi cá nhân tổ chức sd qpplhc khi thực hiện
quyền của mình (nếu thực hiện sai thì sẽ bị thiệt thòi về quyền). vd A khiếu nại chủ
tịch UBND, trường hợp 1 A khiếu nại sử dụng quyền đúng thì quyền khiếu nại
được thực hiện, trường hợp 2 A khiếu nại sử dụng quyền sai thì quyền khiếu nại ko
được thực hiện
→ hệ quả của việc ko chấp hành qpplhc ở mỗi hình thức chấp hành khác nhau là khác nhau
- áp dụng qpplhc: là việc những chủ thể có thẩm quyền theo quy định pháp luật căn cứ vào
qpplhc để giải quyết vụ việc cụ thể phát sinh trong quá trình hoạt động hành chính nhà nước
(mang tính chủ động , tùy nghi)
+ các hình thức áp dụng qpplhc: căn cứ mục đích và tính chất: gồm hai hình thức
 Áp dụng tích cực: được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình hành
chính nhằm tổ chức điều hành bảo đảm hiệu quả quản lý của các ngành, lĩnh vực.
Vd ra quyết định thu hồi đất, cách ly, di dời dân cư
 Áp dụng nhằm xữ lý hành chính: việc áp dụng chỉ xảy ra khi có vi phạm pháp luật
mà theo quy định phải bị xử phạt hành chính (mục đích bảo đảm sự đúng đắn của
nhà nước)
+ yêu cầu của việc áp dụng
 Đúng với nội dung và mục đích của qpplhc
 Phải đúng thẩm quyền, thủ tục
 Phải nhanh chóng, công khai, đúng thời hạ pl quy định
 Kết quả việc áp dụng quy phạm plhc thể hiện bằng văn bản
 Tuân thủ các nguyên tắc, hiệu lực theo quy định pháp luật: chọn quy định áp dụng
là những quy định có hiệu lực vào thời điểm xảy ra sự việc cần áp dụng. Vd A trốn
thuế cách đây 3 năm mà thuế được quy định trong nghị định số 1 và 3 năm sau A
bị phát hiện nhưng nghị định số 1 thay thành nghị định số 2 vậy ta sẽ áp dụng vào
nghị định số 1 vì thời điểm vụ việc xảy ra là cách đây 3 năm khi đó nghị định số 1
vẫn còn hiện hành thì chúng ta sẽ xét theo nó.
 Chọn văn bản phù hợp:
Chọn văn bản có hệu lực pháp lý cao hơn
Chọn văn bản có hiệu lực pháp lý sau (nếu của cùng 1 cơ quan ban hành) . vd trên
Chọn văn bản chuyên ngành: vd giữa bộ y tế và bộ giáo dục thì trường đại học B phải
áp dụng bọ giáo dục mà thi hành
- quan hệ giữa hấp hành và áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
+ việc chấp hành có thể dẫn đến việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
+ việc không chấp hành có thể dẫn đến việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
+ việc áp dụng cũng có thể dẫn đến chấp hành quy phạm pháp luật hành chính
Vd A nộp đơn đăng kí kinh doanh đúng với quy định pháp luật (chấp hành pháp luật). thì
sở kế hoạch đầu tư ra quyết định cấp giấy đăng ký kinh doanh (áp dụng)
+ trường hợp 1: A kinh doanh đúng với giấy đăng ký (chấp hành phpas luật)
+ trường hợp 2 : A kinh doanh ko đúng với giấy phép đăng ký(ko chấp hành pháp luật).
A bị xử phạt qphc. A đến kho bạc đống tiền (chấp hành pháp luật)
II. Nguồn của luật hành chính Việt Nam
1. Khía niệm: là những hình thức có chưa đựng quy tắc xử sự trong quản lý hành chính nhà nước
1.1 các đặc điểm
- chưa đựng quy phạm pháp luật hành chính
+ có thể tất cả các quy định pháp luật chứa đựng trong văn bản đều là quy phạm pháp luật
hành chính
+ có thể trong văn bản quy phạm pháp luật đó, ngoài qpplhc còn có những quy phạm của
ngành luật khác
- do nhiều chủ thể khác nhau ban hành
-có số lượng lơn,đa dạng và hiệu lực pháp lý. Trong đó mỗi dạo luật là nguồn của luật hành
chính chỉ điều chỉnh quan hệ xã hội
2. Các nguồn của lhc:
- Nguồn cơ bản, chủ đạo là: các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo thủ tục luật định có chứa quy phạm pháp luật hành chính.

*Căn cứ vào cơ quan ban hành, nguồn của luật hành chính là văn bản QPPL bao gồm:
- Văn bản do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành
+ quốc hội ban hành : hiến pháp , luật, bộ luật, nghị quyết
+ UBTVQH ban hành : pháp lệnh , nghị quyết
- Văn bản do Chủ tịch nước ban hành: lệnh, quyết định
- Văn bản do Chính phủ ban hành: nghị định. TTg ban hành: quyết định
- Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành
- Văn bản do Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành : nghị quyết
- văn bản do Chánh án TANDTC ban hành, Viện trưởng VKSNDTC ban hành : thông tư
- Văn bản do Tổng Kiểm toán NN ban hành: quyết định
- Văn bản do nhiều cơ quan nhà nước hoặc cùng với các cơ quan của tổ chức chính trị- xã
hội ban hành (văn bản liên tịch): nghị quyết, thông tư
- Văn bản do chính quyền địa phương ban hành: nghị quyết và quyết định

A. Quan hệ pháp luật hành chính


I. Khái niệm, đặc điểm
1. Khái niệm và đặc điểm
1.1 khái niệm: là những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước giữa các
chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau, được quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh
1.2 Đặc điểm
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong QHPLHC mang tính chấp hành và điều hành: quan
hệ plhc được thiết lập nhằm để thực hiện chức năng- điều hành nên các quyền và nghĩa vụ cũng
phải thỏa mãn các điều này
- Một bên chủ thể bắt buộc là chủ thể mang quyền lực nhà nước: không phát sinh quan hệ
hành chính giữa các cá nhân , tổ chức với nhau
- Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do sáng kiến, yêu cầu, hành vi của bất cứ
bên nào mà sự đồng ý của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc: quan hệ plhc vốn có tính
quyền uy và tính đơn phương vì thế sự đồng ý của bên kia ko phải là điều kiện làm phát sinh
qhplhc
-Những tranh chấp phát sinh giữa các bên trong QHPLHC được giải quyết theo thủ tục hành
chính hoặc/ và thủ tục tố tụng hành chính
+ khi cá nhân tổ chức nhận được quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính mà cho
rằng quyết định, hành vi đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền
khiếu nại(theo thủ tục hành chính), hoặc khởi kiện vụ án hành chính(theo thủ tục tố tụng hành
chính)
-Trách nhiệm hành chính phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính là trách nhiệm trước
nhà nước: trách nhiệm trước nhà nước; cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước chỉ là người đại
diện nhà nước yêu cầu cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm trong quan hệ plhc
2. Phân loại quan hệ pháp luật hành chính
2.1 Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính
- quan hệ nội dung: là quan hệ được thiết lập nhằm thực hiện quyền và nghịa vụ của các chủ
thể. Vd anh B bị cảnh sát giao thông thổi lại vì anh chạy xe ko đội nón bảo hiểm và bị lập biên bản
cần anh B đóng phạt tại kho bạc nhà nước. Vậy quan hệ nội dung đã được phát sinh giữa cảnh sát
giao thông với người vi phạm hành chính là ông B khi ông B vi phạm và bị xử phát
- quan hệ thủ tục: là quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong quá trình các bên tham gia
quan hệ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo cách thức, trình tự nhất định. Vd như trên ,
thì khi lập biên bản vi phạm hành chính, khi ra quyết định xử phạt , giao quyết định xử phạt, thi
hành quyết định xử phạt vi phạm sẽ phát sinh các quan hệ thủ tục hành chính mà các bên ko chỉ là
csgt và ông B còn liên quan đên các chu thể khác tham gia vì có nhìu thủ tục khác phát sinh
→quan hệ thủ tục là hình thức thực hiện quan hệ nội dung
2.2 Căn cứ vào các ngành và ĩnh vực hoạt động hành chính mà quan hệ pháp luật hành chính xuất
hiện, tồn tại và phát triển
2.3 Căn cứ vào tính chất của mối liên hệ giữa các bên tham gia quan hệ
- quan hệ pháp luật hành chính dọc: là quanheej hình thành giữa các bên có sự phụ thuộc về
mặt tổ chức. Đó là mối quan hệ giữa cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới,
thẩm quyền chung-thẩm quyền chuyên môn,…
- quan hệ pháp luật hành chính ngang:
+ giữa các bên ko có sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt tổ chức: đó là mối quan hệ giữa cơ
quan hành chính với mọi cơ quan tổ chức, đơn vị và công dân. Nghĩa là xuất phát từ nguyên tắc
phục tùng quyền lực nhà nước, phía chủ thể bắt buộc vẫn có quyền tác đọng đến phía bên kìa bằng
các quy định đơn phương, bắt buộc của mình
+ những quan hệ pháp luật hành chính hình thành giữa các bên ko có sựu phục thuộc lẫn
nhau về mặt tổ chức, nhưng ko có sự tác động của một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính
đối với bên kia bằng các quyết định quản lý nhà nước mang tính bắt buộc, đơn phương mà còn sử
dụng pp thỏa thuận , bình đẳng
2.4 Căn cứ vào mục đích cần đạt được khi thiết lập quan hệ pháp luật hành chính
- quan hệ pháp luật hành chính tích cực: qhplhc trong quá trình tổ chức-điều chỉnh
- quan hệ hành chính bảo vệ pháp luật :qhplhc hình thành trong quá trình phòng chống các
vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước
3. Cơ cấu của quan hệ pháp luật hành chính
- là các bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ cùng hợp thành quan hệ phát luật hành chính
- có 3 bộ phận
+ chủ thể
+ khách thể
+ nội dung
3.1 Chủ thể
- là các cá nhân, cơ quan tổ chức có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ plhc có các
quyền và nghĩa vụ và phát sinh từ quan hệ đó
* để trở thành chủ thể quan hệ plhc cần có 2 điều kiện:
- năng lực chủ thể: được đảm bảo
+ năng lực pháp luật hành chính: là khả năng các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ trong
quản lý nhà nước, theo quy định của pháp luật hành chính
 Cá nhân: phát sinh được sinh ra - mất (chết)
 Tổ chức: phát sinh khi được thành lập- ko còn (giải thể, phá sản)
 Cán bộ công chức: khi được tuyển dụng, bổ sung, bầu , giao nhiệm vụ - ko còn là
cán bộ công chức, hết nhiệm vụ
+ năng lực hành vi hành chính : được quy định bởi độ tuổi và khả năng nhận thức
 Cá nhân : từ đủ 9 tuổi (quan hệ thủ tục hành chính và nhận nuôi con nuôi)
 Tổ chức: phát sinh cùng lúc với năng lực pháp luật
 Cán bộ công chức: phát sinh cùng lúc với năng lực pháp luật
- các chủ thể phải tham gia vào quan hệ plhc cụ thể
* là chủ thể của luật hành chính thì mới chỉ có khả năng tở thành chủ thể quan hệ plhc mà thôi, bởi
vi
- một là, các chủ thể qan hệ plhc luôn phải có đầy đủ 2 yếu tố của năng lực chủ thể plhc
- hai là phải có sự tồn tại của sự kiện pháp lý hành chính
3.2 Khách thể của quna hệ pháp luật hành chính
- là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được
- khách thể trong quan hệ plhc là trật tự quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức
- lợi ích trong quan hệ plhc phần nhiều ko được thể hiện trực tiếp là lợi ích cá nhân (ko
giông như quan hệ plds), mà là lợi ích xã hội , lợi ích chung và lợi ích công cộng
3.3 Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính
- là các quyền và nghĩ vụ của các chủ thể khi tham gia vào quản hệ pháp luật hành chính
-vì quyền chủ thể,nghĩa vụ pháp lý của chủ thể quyế định sự khác nhau giữa các quan hệ
pháp luật , bởi trong nhiều trường hợp các chủ thể ko thay đổi nhưng vì nội dung quyền chủ thể và
nghĩa vụ pháp lý của chủ thể khác nhau nên các quan hệ plhc cx khác nhau
- quyền chủ thể : là khả năng chủ thể xử sự tho quy dịnh của quy phạm pháp luật hành chính
khi tham gia vào quan hệ luật hành chính cụ thể
+ khả năng tự mình thực hiện những hành vi nhất định theo quy định của pháp luật để thực
hiện quyền của mình
+ khả năng yêu cầu chủ thể phía bên kia thực hiện nghĩa vụ của họ để đảm bảo quyền của
mình
- quyền yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảe vệ các quyền , lợi ích hợp
pháp của mình
- nghĩa vụ pháp lý thể hiện yêu cầu, đòi hỏi nhà nước đối với các bên tham gia quan hệ pháp
luật hành chính, thể hiện trong nội dung quy phạm pháp luật hành chính
+ chủ thể qhplhc phải tiến hành các xử sự theo quy định của pháp luật
+ chủ thể qhplhc phải chịu trách nhiệm pháp lý khi ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng
theo các xử sự bắt buộc đó
Vd: B bị chr tịch UBND huyện xử phạt hành chính vì xây nhà trái phép
Quyền được thực thi
+ anh B: được cung capas thông tin, theo dỏi, cử người đại diện, bảo vệ mình và giải thích
+ chủ tich: có quyền xử phạt, lập biên bản…
Nghĩa vụ
+ anh B: phải hợp tác, đóng phạt
+ chủ tịch: như quyền
→quyền và nghĩa vụ của chủ thể bắt buộc trong quan hệ plhc ko tách rời nhau được gọi chung là
nhiệm vụ quyền lực
4. Điều kiện phát sinh , thay đổi chấm dứt quan hệ plhc
Có ba điều kiện hoặc ba căn cứ:
1.Phải có Quy phạm pháp luật hành chính tương ứng điểu chỉnh quan hệ đó;
- vai trò là cơ sở pháp lý đưa quan hệ xã hội thành quan hệ pháp luật
- để phát sinh quan hệ plhc , cần 2 loại qppl
+ qpplhc nội dung
+ qpplhc thủ tục
2. Năng lực chủ thể;
- những cá nhân , tổ chức có đầy đủ năng lực chủ thể
3. Sự kiện pháp lý hành chính.
- là những sự kiện phát sinh trong thực tế mà việc xuất hiện chúng được pháp luật quy định
dẫn đến phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ plhc
- Sự kiện pháp lý bao gồm hành vi và sự biến.
+Hành vi (sự kiện ý chí): là sự kiện phụ thuộc vào ý muốn của con người, tức là hành vi
(hành động hoặc ko hành đồng). hành vi gồm
* hành vi bất hợp pháp: là những hành vi tría với quy phạm của pháp luật hành chính
* hành vi hợp pháp: là những hành vi phù hợp với quy định của plhc
+Sự biến (sự kiện phi ý chí): là những sự kiện xảy ra ko phụ thuộc vào ý muốn con
người, làm thay đổi, phát sinh, chám dứt quan hệ plhc
Vd : đại dịch covid 19→chủ tịch UBND đưa ra quyết định thu mua tại sản của ông A
Vậy ở đây sự kiện pháp lý là đại dịch covid 19. Chủ thể quan hệ là ông A vs chủ tịch UBND
B. Cán bộ, công chức, viên chức
I. Khái niệm – đặc điểm – phân loại cán bộ, công chức, viên chức
1. Khái niệm:
- Định nghĩa CB, CC (điều 4 Luật CBCC sửa đổi)
+ Định nghĩa cán bộ: là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp
huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
 Bầu cử: Tổng bí thứ, Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thủ tướng,....
 Bầu cử - phê chuẩn: Chủ tịch UBND các cấp
 Phê chuẩn – bổ nhiệm: Phó thủ tướng, các Bộ trưởng,...

- Định nghĩa công chức: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập),
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
 Cq Đảng:
 Cq NN:
 Tổ chức CT – XH
 Lực lượng vũ trang:
+ Định nghĩa cán bộ, công chức cấp xã (sau đây gọi chung là cấp xã): là công dân Việt
Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là
công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban
nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
+ Định nghĩa viên chức (điều 2 Luật VC): là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị
trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
 Quỹ lương của đvi sự nghiệp công lập theo quy định của PL phân theo 2 nguồn khác nhau:
ngân sách NN, nguồn thu của đvi sự nghiệp. Nếu nguồn thu bằng 0 thì ngân sách NN sẽ chi
100%
SS phạm vi công chức theo Pháp lệnh CBCC và Luật CBCC, Luật CBCC sửa đổi

2. Một số đặc điểm của CB, CC, VC


(Gồm có những đặc điểm chung và các đặc điểm riêng)
- Những đặc điểm chung:
+ Là công dân VN thường trú tại Việt Nam;
+ Làm việc trong khu vực công (NN)
Cán bộ Công chức Viên chức
Phương thức hình Bầu cử, phê chuẩn, bổ Tuyển dụng Tuyển dụng
thành nhiệm
Nơi làm việc Chính trị, NN, Tổ chức CT – Chính trị, NN, tổ chức Đvi sự nghiệp công lập
XH CT – XH, lực lượng
vũ trang
Tch công việc / Hoạch định chính sách, chỉ Hđ chuyên môn HC Hđ chuyên môn nghề
chuyên môn đạo vĩ mô nghiệp
Tính ổn định Ổn định ko cao do làm việc ổn định, lâu dài Ko ổn định vì theo chế độ
theo nhiệm kỳ hợp đồng làm việc
Lương Từ ngân sách NN Từ ngân sách NN Từ quỹ lương đvi sự
nghiệp: ngân sách NN,
nguồn thu
- Những đặc điểm riêng cơ bản để phân biệt tương đối cb cc vc
c. Phân loại CC, VC:
- Ý nghĩa:
+ đánh giá chất lượng cc, vc và có kế hoạch bồi dưỡng
+ nhằm sắp xếp vị trí công tác phù hợp với từng loại cc, vc
+ nhằm xây dựng đãi ngộ cc,vc
- Các căn cứ phân loại công chức
Phân loại theo ngạch được bổ nhiệm (4 loại):
+ Công chức loại A:ngạch chuyên viên cao cấp
+ Công chức loại B: ngạch chuyên viên chính;
+ Công chức loại C: ngạch chuyên viên
+ Công chức loại D: ngạch cán sự & nhân viên

Phân loại theo vị trí công tác (2 loại):


+ Công chức lãnh đạo, quản lý
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Các căn cứ phân loại viên chức (Nghị định 115/2020))
Phân loại theo chức danh nghề nghiệp:
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV
Phân loại theo trình độ đào tạo: TS – Ths – Đai học – Cao đẵng – Trung cấp
Phân loại theo vị trí việc làm (2 loại):
+ Viên chức quản lý
+ Viên chức chuyên môn nghiệp vụ
* có 2 cách thăng chức
- thi lên ngạch
- xét tuyển lên ngạch
II. Công vụ
1. Khái niệm công vụ: Công vụ là công việc mang tính nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà
nước, lợi ích chính đáng của công dân, có tính chuyên nghiệp, chủ yếu do cán bộ, công chức
nhà nước thực hiện
2. Các nguyên tắc của công vụ

 Tuân thủ theo Hiến pháp và Pháp luật


 Bảo vệ: lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi hợp pháp của tổ chức, công dân.
 Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
 Đảm bảo tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.
 Đảm bảo thứ bậc hành chính, có sự phối hợp chặt chẽ.[1]
Tiêu chí Cán bộ Công chức Viên chức
Luật Viên chức
Luật Cán bộ, công
Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi năm 2010 sửa
chức năm
Căn cứ năm 2019 đổi năm 2019
2008 sửa đổi năm
Nghị định 138/2020 Nghị định số
2019
115 năm 2020
Cán bộ là công dân Công chức là công dân Việt Nam, được
Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
bầu cử, phê chuẩn, vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc Viên chức là
bổ nhiệm giữ chức làm trong biên chế và hưởng lương từ công dân Việt
vụ, chức danh theo ngân sách Nhà nước trong: Nam được
nhiệm kỳ trong cơ - Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tuyển dụng theo
quan của Đảng Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở vị trí việc làm,
Cộng sản Việt trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; làm việc tại đơn
Định nghĩa Nam, Nhà nước, tổ - Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân vị sự nghiệp
chức chính trị - xã dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân công lập theo
hội ở Trung ương, chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; chế độ hợp
cấp tỉnh, cấp - Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân đồng làm việc.
huyện. dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan (căn cứ Điều 2
(căn cứ khoản 1 phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công Luật Viên chức
Điều 4 Luật Cán nhân công an. 2010)
bộ, công chức (căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi
2008) Luật Cán bộ, công chức 2019).
- Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp
Trong cơ quan
tỉnh, cấp huyện
Đảng, Nhà nước,
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
tổ chức chính trị - Trong các đơn
Nơi công (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên
xã hội ở Trung vị sự nghiệp
tác nghiệp, công nhân quốc phòng);
ương, cấp tỉnh, công lập
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
huyện.
nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan
phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công
nhân công an).
Được bầu cử, phê Được tuyển
chuẩn, bổ nhiệm dụng theo vị trí
Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
Nguồn gốc giữ chức vụ, chức việc làm, làm
chức vụ, chức danh trong biên chế.
danh theo nhiệm việc theo chế độ
kỳ, trong biên chế. hợp đồng.
Biên chế Trong biên chế Trong biên chế Không còn biên
chế suốt đời nếu
được tuyển
dụng sau ngày
01/7/2020 trừ:
- Viên chức
được tuyển
dụng trước ngày
01/7/2020 đáp
ứng điều kiện;
- Cán bộ, công
chức chuyển
sang làm viên
chức;
- Người được
tuyển dụng làm
viên chức làm
việc tại vùng có
điều kiện kinh
tế, xã hội đặc
biệt khó khăn.
- 12 tháng nếu
yêu cầu tiêu
chuẩn trình độ
đào tạo đại học.
Riêng bác sĩ là
09 tháng;
- 09 tháng nếu
- 12 tháng với công chức loại C. yêu cầu tiêu
Tập sự Không phải tập sự
- 06 tháng với công chức loại D. chuẩn trình độ
đào tạo cao
đẳng;
- 06 tháng nếu
yêu cầu tiêu
chuẩn trình độ
đào tạo trung
cấp.
Không làm việc Làm việc theo
Hợp đồng
theo chế độ hợp Không làm việc theo chế độ hợp đồng chế độ hợp
làm việc
đồng đồng làm việc
Tiền lương Hưởng lương từ Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Hưởng lương từ
ngân sách Nhà quỹ lương của
đơn vị sự
nước
nghiệp công lập
Không phải đóng Phải đóng bảo
Bảo hiểm
bảo hiểm thất Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp hiểm thất
thất nghiệp
nghiệp nghiệp
- Khiển trách
- Khiển trách - Cảnh cáo - Khiển trách
Hình thức - Cảnh cáo - Hạ bậc lương - Cảnh cáo
kỷ luật - Cách chức - Giáng chức - Cách chức
-Bãi nhiệm - Cách chức - Buộc thôi việc
- Buộc thôi việc

III. Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức, viên chức
1/ Tuyển dụng công chức, viên chức
* Cán bộ (bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm): theo quy định của hiến pháp và luật tổ chức bộ
máy nhà nước, quy chế điều lệ của tổ chức Chính Trị, CT-XH
* Công chức, viên chức (Luật CBCC và Luật VC)
- Điều kiện dự tuyển:
+ Điều kiện chung : điều 4 nghị định số 138/2020/NĐ-CP và điều 5 nghị định số 115/2020/NĐ-
CP
+ Điều kiện riêng: ngoài những đặc điểm chung theo quy định của pháp luật thuy theo vào vị trí
việc làm và tình hình của từng loại cơ quan, tổ chức đưa ra yêu cầu đặc thù khác. Vd điều kiện
về ngoại hình , chiều cao…
- Hình thức tuyển dụng:
+ Thi tuyển: sẽ đc áp dụng phổ biến tuyển cc, vc, trừ trường hợp tuyển thẳng
+ Xét tuyển: áp dụng với những nười vùng sâu ,vùng xa tình nguyện công tác, người được địa
phương cử đi học sẽ đc xét tuyển, người được xét tuyển là nhà khoa học trẻ tài năng
+ Tiếp nhận đối với các trường hợp sau: (mới)
a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Cán bộ, công chức cấp xã;
c) Người công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân, cơ yếu không phải là công chức;
d) Người giữ chức vụ chủ chốt trong DNNN
(Lưu ý: Những trường hợp này phải có đủ 5 năm công tác trở lên)
e) Người từng là CBCC nhưng được luân chuyển sang vị trí không là CBCC
- Quy trình tuyển dụng: thông báo tuyển dụng => nhận hồ sơ dự tuyển => tổ chức sơ tuyển (nếu có
quá nhiều hồ sơ) => tổ chức thi tuyển/ xét tuyển => thông báo trúng tuyển và nhận việc. Sau khi
trúng tuyển thì người trúng tuyển được nhận thông báo và phải lên nhận việc trong 30 ngày. Nếu
quá 30 ngày ko nhận thì sẽ bị hủy kết quả
* Chế độ tập sự, của công chức, VC
- Chế độ tập sự của công chức
CC loại C: tập sự 12 tháng
CC loại D: tập sự 06 tháng
- Chế độ tập sự của viên chức: (Đ 27 Luật VC
Theo Luật VC: VC tập sự từ 3 – 12 tháng được xác định trong HĐLV => Tính theo trình
độ đào tạo: ĐH trở lên: 12 tháng (BS 9 th); CĐ: 6 th: T.cấp: 3 tháng.
* trong thời gian tập sự cc,vc chỉ được nhận 85% lương, chỉ trừ trường hợp thực tập ở vùng sâu ,
vùng xa nhận đủ 100% lương
- Chấm dứt tập sự: không hoàn thành nhiệm vụ/ kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (đối với CC: từ
khiển trách trở lên)
* Hợp đồng làm việc của Viên chức
- là văn bản thỏa thuận giữa đơn vị sự nghiệp và vc giữ vị trí việc làm , quyền và nghĩa vụ
của chính sách và những nghĩa vụ khác
a/ Các loại HĐ làm việc:
+ HĐ làm việc có thời hạn từ đủ 12 – 60 tháng
+ Hđ làm việc không xác định thời hạn
- Phương thức áp dụng các loại HĐ làm việc:
+ HĐLV có thời hạn: 1/12/2020 về sau đơn vị sự nghiệ chỉ áp dụng hđ có thời hạn 12-
60 tháng
+ HĐLV kg xác định thời hạn:
@ Với những ng tuyển dụng trước ngày 1.7.2020
@ CBCC chuyển sang làm VC
@ Người được tuyển dụng làm việc tại vùng KT khó khăn
b/ Nghĩa vụ, quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức. Những việc CB, CC, VC không
được làm (Điều 8 – điều 20 Luật CBCC, Đ11 – Đ19 Luật VC)
c/ Đánh giá CB, CC, VC (Đ 55 – Đ 58 Luật CBCC, Điều 39 – 44 Luật VC)
- được đánh giá hằng năm (thường t12), (vc giáo dục t6 )
- kết quả đánh giá được chia làm 4 loại:
+ A hoàn thành xuất sắc
+ B hoàn thành tổ nhiệm vụ
+ C hoàn thành nhiệm vụ
+ D ko hoàn thành nhiệm vụ
* nếu cc,vc có 2 năm liên tiếp bị xếp loại D thì sẽ bị giải quyết cho thôi việc hoặc chuyển
công tác
d/ Điều động, biệt phái, luân chuyển cán bộ, công chức, VC (Điều 50, 52, 53 Luật CBCC)/
Viên chức: Đ 36 Luật VC
- điều động: là việc chuyển biên chế cc,vc từ cơ quan này sang cơ quan khác theo yêu cầu
nhiệm vụ (chuyển đi lun)
- biệt phái : là chuyển đi có thời hạn. Mỗi lần ko quá 3 năm , 1 cc vc có thể bị biệt phá
nhiều lần. Ko đc biệt phái đối với cc vc là nữ đang mang thai và nuôi con 36 tháng tuổi
- luân chuyển : là việc chuyển cán bộ công chức sang cơ quan khác làm quản lý
e/ Hưu trí, cho thôi việc, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức, VC (Đ 54, 59 , 60 Luật
CBCC)/ VC: Đ45, 46 Luật VC
-Nghỉ hưu sớm: làm việc khu vực độc hại từ 15 năm trở lên; suy giảm lao động từ 60%,
sớm hơn 5 năm của tuổi nghỉ hưu
Tuổi nghỉ hưu: nam: 60 + 3 tháng => đến 2028 (tròn 62 tuổi); nữ: 55 + 4 tháng => 2035 (tròn 60)
-Kéo dài tuổi nghỉ hưu:
+ CB từ bộ trưởng trở lên trong trường hợp đặc biệt
+ CBCC theo Nghị định 53/2013 (CBCC nữ là phó chủ nhiệm VP CTN, phó Chủ
nhiệm VPQH, Thứ trưởng và tương đương, Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch
HĐND, UBND Tp HN, HCM… TP TANDTC, VT VKSNDTC) => kéo dài 5 năm
+ Người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ở TW có học hàm, học vị (5 nam)
+ Người ctac ngành GD (Nghị định số 141/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học.): TS, PGS, GS

IV/ Trách nhiệm pháp lý của CBCCVC:


- Các loại trách nhiệm pháp lý của CBCCVC
- Trách nhiệm kỷ luật của CBCCVC
- Trách nhiệm vật chất của CBCCVC
1/ Các loại trách nhiệm pháp lý của CBCCVC
- Trách nhiệm hình sự: phát sinh khi cb cc vc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong bộ
luật hình sự (các tôi phạm về chức vụ)
- Trách nhiệm hành chính: phát sinh khi cb cc vc thực hện hành vi phạm tội hành chính
- Trách nhiệm kỷ luật:
- Trách nhiệm vật chất
2. Trách nhiệm kỷ luật của CBCCVC
* Khái niệm: Là những hậu quả pháp lý bất lợi mà CBCCVC phải chịu khi thực hiện hành
vi vi phạm các quy định pháp luật mà theo quy định pháp luật phải bị xử lý kỷ luật
*Đặc điểm của TNKL
-Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật là vi phạm kỷ luật và những VPPL khác mà theo quy định
phải bị xử lý kỷ luật.
-Đối tượng áp dụng trách nhiệm kỷ luật là cán bộ, công chức, VC
-Giữa người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật và cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ
luật có quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức.
*TNKL có tính chất nội bộ?????: ko mang tính nội bộ nhưng cb cc vc khi bị xử phạt kỉ luật
được đưa cho người trong nội bộ cơ quan đó xử lý
*TNKL có thể được áp dụng đồng thời với các dạng trách nhiệm hình sự, hành chính, vật
chất.(nhưng hình sự và hành chính ko được xử phạt chung)
*Thủ tục truy cứu TNKL là thủ tục hành chính.
*Kết quả của việc truy cứu TNKL là quyết định XLKL của người có thẩm quyền.
a/ Cơ sở làm phát sinh trách nhịêm kỷ luật: hành vi vi phạm kỷ luật (Điều 6 Nghị định 112)
b/ Hình thức xử lý kỷ luật:chỉ áp dụng hình thức kỉ luật như gián chức và cách chức đối với cc vc
giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. Ko áp dụng hình thức hạ bậc lương đối với công chức hưởng lương
bậc 1
+ Cán bộ: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm
+ Công chức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, Buộc thôi việc
+ Viên chức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, Buộc thôi việc (Luật VC)
* cách áp dung: ( khoangr-3 điều 2 nghị định số 112/2020/NĐ-CP). Ví dụ
M1: hành vi ít nghiêm trọng→lần 1 : bị khiển trách→ lần 2 : bị cảnh cáo→ lần 3: bị bị
cách chức hoặc hạ bậc lương…
M2: hành vi nghiêm trọng→ lần 1 bị cảnh cáo→ lần 2 bị cách chức hoặc hạ lương→ lần 3
thôi việc
M3: hành vi rất nghiêm trọng→ lần 1 bị cách chức hoặc hạ lương→ lần 2 thôi việc
M4 : hành vi đặc biệt nghiêm trọng→ lần 1 bị thôi việc
c/ Nguyên tắc xử lý kỷ luật CBCCVC (Điều 2 NĐ 112):
- Định nghĩa:
- Một số nguyên tắc quan trọng:
+ Nguyên tắc 2 (Khoản 2 Đ2 NĐ 112)
+ Nguyên tắc 3 (Khoản 3 Điều 2 NĐ112
+ Nguyên tắc 6 (khoản 6 Đ2 NĐ 112
+ Nguyên tắc 8 (Khoản 8 Đ 2 NĐ 112)
* ví dụ : A là công chức của UBND xã H nhưng A đã thực hiện hành vi vi phạm kỉ luật
- lần 1A ko chấp hành mệnh lệnh của cấp trên gây hậu quả ít nghiêm trọng→ bị khiển
trách
- lần 2 A vi phạm nội quy vè giờ làm việc gây hậu quả nghiêm trọng→ bị cảnh cáo
→ theo luật vậy vi phạm kỉ luật từ 2 lần trở lên A : khiển trách + cảnh cáo= A bị giảm
lương
- lần 3 A tiếp tục thực hiện hành vi bỏ giờ làm gậy hậu quả ít nghiêm trọng→ khiển trách
→theo quy định vậy A : khiển trách+giảm lương= thôi việc
d/ Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật ( Đ 80 Luật CBCC, Điều 53 – Luật VC, Đ5 NĐ 112)
- Khái niệm thời hiệu: Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ,
công chức, viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính
từ thời điểm có hành vi vi phạm.
+Thời hiệu: 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng
hình thức khiển trách;
05 năm đối với hành vi vi phạm khác (trừ trường hợp kg áp dụng thời hiệu) không thuộc
trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
*Lưu ý: không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật với các vi phạm sau:
a) Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai
trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
-Thời hạn xử lý kỷ luật: là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán
bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
+Thời hạn xử lý kỷ luật: 90 ngày - 150 ngày.
+Thời gian không tính vào thời hạn XLKL:
+ Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật ( Đ3 NĐ 112)
+ Thời gian điều tra, truy tố, xét xử
+ Thời gian khiếu nại, khởi kiện QĐKL
- Ý nghĩa của thời hiệu xử lý kỷ luật CBCCVC
e/ Thẩm quyền xử lý kỷ luật CB, CC, VC
Cán bộ: Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền
XLKL.
Đối với các chức vụ, chức danh trong CQ hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ
tướng Chính phủ ra quyết định XLKL.
Công chức:
Chủ thể vi phạm kỷ luật Chủ thể có thẩm quyền xử lý

Công chức Người đứng đầu CQ, TC có TQ bổ nhiệm


lãnh đạo, quản lý hoặc được phân cấp TQ bổ nhiệm

Công chức không giữ chức vụ LĐ, QL Người đứng đầu CQ quản lý hoặc CQ được
phân cấp QL
Đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu
Nếu bị XLKL bằng hình thức xóa tư cách chức vụ, chức danh:
Cấp có TQ phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh
cao nhất ra quyết định XLKL.
Nếu bị XLKL bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo:
Cấp có TQ phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh
ra quyết định XLKL.
Viên chức:
Viên chức không giữ chức vụ: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
Viên chức quản lý: người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm
Viên chức được bầu: cấp nào phê chuẩn, công nhận kết quả bầu ra quyết định
- VC đã nghỉ việc, nghỉ hưu: kết hợp với hình thức kỷ luật xác định thẩm quyền.
*đối với người đã nghỉ hưu nhưng đã có hành vi vi phạm kĩ luật trong thời gian đương nhiệm thì
vẫn bị xử kỉ luật với các hình thức
- khiển trách, cảnh cáo
- xóa tư cách chức vụ, chức danh
f/ Quy trình xử lý kỷ luật CBCCVC
CÁN BỘ
*Đã có quyết định XLKL của cấp có thẩm quyền
(1) Căn cứ vào quyết định XLKL của cấp có TQ, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp
có TQ xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm XLKL và thời gian thi hành KL.
Trường hợp hết thời hiệu XLKL thì báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định
112/2020/NĐ-CP quyết định tổ chức họp kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và xử lý theo thẩm
quyền.
Trường hợp hết thời hiệu XLKL thì báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định
112/2020/NĐ-CP quyết định tổ chức họp kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và xử lý theo thẩm
quyền.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì đề xuất được gửi đồng thời tới
Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
(2) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
* Chưa có quyết định XLKL của cấp có thẩm quyền
Quy trình xử lý kỷ luật CCVC:
B1: Tổ chức họp kiểm điểm
- Thành lập HĐKL: mọi trường hợp xử lí cb cc vc đều phải thành lập hội đồng kỉ luật. Trừ
trường hợp
+ trường hợp 1: có kết luật của cơ quan nn có thẩm quyền về qppl và trong đó có kiến
nghị hình thức kĩ luật
+ trường hợp 2 : khi có kết luận của cơ quan Đảng và hình thức kỉ luật Đảng
- Thành phần Hội đồng kỷ luật CCVC:
CC: Điều 28 NĐ 112 , Gồm 5 người
VC: Điều 35 NĐ 112, gồm 3-5 người
+ 3 người : được áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập ko có cấu thành bên
trong
+ 5 người: được áp dụng với đơn vị sự nghiệp có cấu thành bên trong
-Vai trò Hội đồng kỷ luật CCVC:để tư vấn tham mưu cho người có thẩm quyền về
hình thức xử lí lĩ luật (hội đồng ko có thẩm quyền quyết định)
- Điều kiện họp HĐKL CBCC: khi có từ 03 thành viên trở lên có mặt, trong đó bắt
buộc phải có Chủ tịch và thư ký
-Nguyên tắc làm việc của HĐKL: HĐKL bỏ phiếu kín về hình thức xử lí kĩ luật
B2: - Triệu tập CCVC vi phạm
B3: - Họp HĐKL
B4: - Ra quyết định kỷ luật
B5: - Khiếu nại, khởi kiện.
* Hiệu lực của quyết định kỷ luật:
- Quyết định kỷ luật viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành. Trong
thời gian này, nếu viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ
luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc
chấm dứt hiệu lực.
* CB CC VC: bị xử lí kĩ luật được khiếu nại theo quy định của pháp luật
- công chức: được khỏi kiện trong vụ án khiếu nại
- viên chức ko được khởi kiện quyết định kỉ luật chỉ đc khởi kiện liên quan đến hợp đồng
làm việc
* Đình chỉ công tác CBCCVC khi bị xử lý kỷ luật (Đ 81 Luật CBCC, Đ 54 Luật VC, Điều 41 NĐ
112))
- trong time xem xét xử lí kĩ luật cán bộ công chức
- trong thời gian đình chỉ cán bộ cc vc nhận 50% lương . nếu cb cc vc ko bị xử lí kĩ luật sẽ
được nhận lại 50% lương
* Các hậu quả pháp lý khác của CBCCVC bị xử lý kỷ luật (Đ 39, 40 Nghị định 112)
3/ Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của công chức, viên chức:
Cơ sở pháp lý: Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2009 (đã được thay thế bằng Luật 2017):
*áp dụng với CC thì NĐ27/ 2012 về trách nhiệm kl và bồi thường, hoàn trả (đã sửa năm
2020):
*áp dụng với VC
-Khái niệm;
-Đặc điểm:
+ Cơ sở thực tế làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, hoàn trả là thiệt hại tính được
bằng tiền trên thực tế;
+ Chủ thể bị áp dụng là cán bộ, công chức, Vc;
Không được áp dụng độc lập mà áp dụng kèm theo với các loại trách nhiệm khác như hành
chính/HS, kỷ luật;
Người có quyền truy cứu TN: người có mối quan hệ công tác hoặc Tòa án (áp dụng với VC
bị TA tuyên phạt tù giam)
* Nguyên tắc xác định trách nhiệm vật chất của CBCC (Xem thêm Điều 4 Luật TNBTNN, Đ25
NĐ27)
* Về trình tự bồi thường: quy định tại chương V Luật TNBTNN, mục II chương III NĐ27)
Các trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường, hoàn trả:
-CC: Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà
nước một phần hoặc toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
Được quyết định bởi phạm vi bồi thường nhà nước (Điều 17 Luật TNBTNN)
-VC: Điều 24 Nghị đinh 27
C. Chương 17-18-19-20
A. Khái niệm, đặc điểm và các biện pháp cưỡng chế hành chính
I/ Khái niệm – đặc điểm CCHC
1/ Khái niệm:là hệ thống các biện pháp tác đọng mang tính bắt buộc (có thể bằng bạo lực) được
nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức trong những trường hợp được pháp luật quy định
2/ Đặc điểm cưỡng chế hành chính
- Cưỡng chế là một thuộc tính của quyền lực nhà nước
- Cưỡng chế hành chính không chỉ được áp dụng khi có vi phạm xảy ra mà có thể áp dụng
ngay cả khi chưa hoặc không có vi phạm, hoặc không liên quan đến vi phạm HC;
- Cưỡng chế hành chính chủ yếu do cơ quan hành chính NN áp dụng;
-Cưỡng chế hành chính được tiến hành theo thủ tục hành chính;
II/Các biện pháp cưỡng chế hành chính
Căn cứ vào cơ sở, mục đích áp dụng cưỡng chế hành chính ta có các biện pháp cưỡng chế hành
chính sau:
Các biện pháp phòng ngừa
Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt
Các biện pháp trách nhiệm hành chính
Các biện pháp xử lý hành chính
1/ Nhóm các biện pháp phòng ngừa hành chính:
Được áp dụng khi vi phạm hành chính chưa xảy ra(phòng ngừa trực tiếp) hoặc không liên
quan đến vi phạm hành chính mà vì lý do an ninh quốc phòng(phòng ngừa hạn chế quyền)
* Biện pháp phòng ngừa trực tiếp: là những biện pháp tác động trực tiếp đến đối
tượng nhằm kiểm soát vi phạm hành chính trước khi nó có khả năng xảy ra trên thực tế. Vd :
kiểm tra an nhin khi đi qua sân bay, kiểm tra giất tờ tùy thân…
* Biện pháp phòng ngừa hạn chế quyền: Hạn chế một hoặc nhiều quyền nhất định
của cá nhân, tổ chức nhằm đề phòng vi phạm hành chính xảy ra hoặc vì lý do an ninh quốc
phòng. Vd cấm đi vào đường 1 chiều, cấm tụ tập đông người khi dịch bệnh…
2/ Nhóm các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính: gồm các biện
pháp sau:
*Các trường hợp áp dụng:
- Khi vi phạm hành chính tin chắc sẽ xảy ra
- Khi vi phạm hành chính đang xảy ra
- Khi vi phạm hành chính đã được thực hiện nhưng chưa xử lý và chưa đủ điều kiện xử lý
ngay
*Bao gồm các biện pháp sau:
-Tạm giữ người; áp giải người vi phạm; tạm giữ tang vật, phương tiện; khám người; khám
phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện; quản lý người nước ngoài
trong thời gian chờ trục xuất; giao cho gia đình, tổ chức quản lý; truy tìm người bị áp dụng biện
pháp xử lý hành chính bỏ trốn
(Điều 119 đến Điều 132 Luật XLVPHC)
*Mới liên quan tạm giữ:
Căn cứ tạm giữ:
a) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người
khác;
b) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện
bắt buộc;
d) Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp
luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
đ) Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.
-Thời hạn tạm giữ: 12 - 24 tiếng/ 5 ngày để xác định tình trạng nghiện ma túy
*Mỗi biện pháp cần xác định rõ:
-Căn cứ áp dụng
-Thủ tục áp dụng
-Thẩm quyền áp dụng
-Yêu cầu của biện pháp
a/ Các biện pháp trách nhiệm hành chính: được áp dụng khi có VPHC xảy ra và đủ cơ sở để xử
phạt vi phạm hành chính, người có vphc bị xử phạt hành chính → biện pháp truy tam
b/ Nhóm các biện pháp xử lý hành chính
- Đối tượng áp dụng:
+người từ đủ 12 tuổi - dưới 16 tuổi : thực iện hành vi có dấu hiệu tội phạm.
+ người từ 14 tuổi trở lên: vi phạm hành chính, chỉ trong lĩnh vực an ninh- trật tự xã hội
- Các đặc điểm đặc trưng của biện pháp:
+ Đối tượng áp dụng
+ Thủ tục áp dụng
+ Chủ thể có thẩm quyền áp dụng
=> Còn được gọi là “biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt
- Các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
+ Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
+ Đưa vào trường giáo dưỡng
+ Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
+ Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
*Mỗi biện cần xác định: Đối tượng áp dụng, thời hạn áp dụng, thẩm quyền áp dụng
Biện pháp xử lý người chưa thành niên có dấu hiệu tội phạm
Có dấu hiệu Có dấu hiệu tội phạm Có dấu hiệu tội Tội phạm
tội phạm rất nghiêm trọng phạm đặc biệt
nghiêm trọng nghiêm trọng
Từ đủ 12 đến x Giáo dục tại Xã, Đưa vào trường
dưới 14 tuổi phường, thị trấn Giáo dưỡng

Từ đủ 14 tuổi Giáo dục tại Đưa vào trường GD Đưa vào trường Xử lý HS các tội
đến dưới 16 XPTT/ Đưa GD (trừ các tội quy định tại Điều
tuổi vào trường quy định tại Điều 12 BLHS (123,
GD (nếu đã 12 BLHS) => 134, 141, 142,
GD tại mới 143, 144, 150,
XPTT) 151, 168, 169,
170, 171, 173,
178, 248, 249,
250, 251, 252,
265, 266, 286,
287, 289, 290,
299, 303 và 304 )

Từ đủ 16 tuổi x x x Xử lý HS mọi tội


đến dưới 18 phạm => xem xét
tuổi miễn TNHS + áp
dụng các biện
pháp thay thế

Biện pháp xử lý HC áp dụng với người vi phạm HC


GD Đưa vào Đưa Cơ Cơ sở
tại X, trường GD sở giáo cai
P, TT dục nghiện

1/ Từ đủ 14 -< 16t gây rối trật tự công cộng, x Đã bị GD


trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái tại X, P,
phép () TT

2/ Từ đủ 16 t - <18t xúc phạm nhân phẩm, x Đã bị GD


danh dự, gây thương tích, chiếm giữ trái phép tại X, P,
tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản TT
của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm
cắp, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép ()

3/ đủ 14 tuổi trở lên sử dụng trái phép chất ma x


túy ()
4/Người từ đủ 18 tuổi trở lên vi phạm như x kg có nơi
nhóm 2 hoặc ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cư trú ổn
cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có định/ đã
công nuôi dưỡng mình () bị GD tại
X, P, TT

5/ Người nghiện ma túy từ đủ 18t có hoặc kg


có nơi cứ trú ổn định

(*) phải thỏa mãn điều kiện: đã 02 lần bị xử


phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi
phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong
thời hạn 06 tháng

B. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH


I. Vi phạm hành chính
1. Khái niệm: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm
quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt VPHC.(K 1, Đ 2 Luật XLVPHC 2012 )
Ví dụ: Xem xét quy định sau: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi
tự ý chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
+Khách thể xâm hại luôn thuộc về tội phạm do mức độ nguy hiểm luôn cao (an ninh quốc
gia, tính mạng con người, sản xuất, mua bán ma túy…
+Khách thể chung: có thể cấu thành tội phạm hoặc cấu thành VPHC phụ thuộc mức độ
nguy hiểm hành vi (thuế, sức khỏe, thương mại…)
+Khách thể xâm hại luôn thuộc về VPHC do mức độ nguy hiểm luôn ở mức không cao:
vi phạm giao thông thông thường, trật tự xã hội…

Tội trốn thuế/ Trồng cây cần Cố ý gây thương Vi phạm chế độ Vi phạm đấu
Buôn lậu sa, cây gây tích/ Trộm cắp hôn nhân thầu/ quản lý
nghiện đạt đai

Giá trị tài sản, Từ 100 triệu Từ 500 cây Thương tật từ 11% Thiệt hại từ
hang hóa, đối Từ 2 tr đồng 100tr
tượng, tỷ lệ - Đối với đất
thương tật gia trị tứ 500
(QL đất)

Phương tiện, Dùng axit


công cụ vi
phạm

Đã bị xử lý kỷ X
luật (37 tội)
Đã bị xử phạt X X X X
HC (75 tội)

Hậu quả khác Ly hôn/ tự sát


từ hành vi
Đối tượng Buôn lậu cổ Vi phạm với S đất trồng lú
vật, di vật, bảo cha,mẹ, ông bà, từ 5.000m2
vật thầy cô, ng thi hành (QL đất)
công vụ
- Tài sản là phương
tiện kiếm sống

2. Các dấu hiệu của VPHC


-Ý nghĩa: nhằm nhận diện ban đầu về một vi phạm hành chính.
- Có 5 dấu hiệu như sau:
+VPHC là hành vi trái pháp luật
+Xử sự không đúng với yêu cầu của pháp luật
+Xử sử ngược lại với yêu cầu của pháp luật
*Ví dụ:
- Hành vi đăng ký khai sinh quá hạn
- Hành vi gian lận thuế.
+VPHC là hành vi có lỗi
+ VPHC là HV nguy hiểm cho xã hội:Tính nguy hiểm của hành vi là khách quan và được
phản ánh chủ quan bằng quy định pháp luật.
+Chủ thể thực hiện hành vi VPHC là cá nhân hoặc tổ chức, có năng lực chịu trách nhiệm
hành chính.
+ VPHC là hành vi theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
VÍ DỤ: Phân tích dấu hiệu của vi phạm hành chính sau
“ Bà Nguyễn Thị A tự ý chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn
bằng quyền sử dụng đất khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
-Hành vi trái pháp luật: tự ý chuyển nhượng, tặng cho….
-Lỗi: tự ý thực hiện khi không có sự cho phép
-Tính nguy hiểm cho XH: thể hiện ở việc xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước về đất đai
-Chủ thể thực hiện: Bà Nguyễn Thị A
-Theo quy định phải bị xử phạt: hành vi trên bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng theo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

3. Cấu thành pháp lý của VPHC


- Ý nghĩa: xác định tính chất, mức độ vi phạm => là cơ sở xác định mức độ trách nhiệm
- Cấu thành vi phạm hành chính là tổng thể những dấu hiệu đặc trưng thể hiện đầy đủ tính xâm
hại tới trật tự quản lý nhà nước của một hành vi vi phạm.
3a. Mặt khách quan của VPHC
-Là tổng thể những dấu hiệu được pháp luật dự liệu trước đặc trưng cho mặt bên ngoài của
vi phạm hành chính.Bao gồm:
+Hành vi trái pháp luật;
+Hậu quả do VPHC gây ra;
+ Mối liên hệ nhân quả giữa HV và hậu quả;
+Thời gian và địa điểm vi phạm;
+Phương tiện vi phạm…
a. Hành vi trái pháp luật
-Là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành mọi VPHC đồng thời là dấu hiệu đầu tiên cần
phải xác định.
-Hành vi VPPLHC phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự không đúng với yêu cầu của
các quy định của pháp luật cụ thể.
+Hành vi: thể hiện ra bên ngoài dưới dạng hành động hoặc không hành động
+Trái pháp luật: làm ngược lại hoặc không đầy đủ yêu cầu của pháp luật (pháp luật nào?)
*Trái Quy định của ngành LHC;
* Trái Quy định của các ngành luật khác.
Ví dụ:Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Đang
có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; Kết hôn giữa những
người có họ trong phạm vi ba đời;
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ
tục đăng ký kết hôn;Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau: Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; Kết
hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm
thủ tục đăng ký kết hôn;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải dầu mỡ, hóa chất độc
hại, chất thải nguy hại, các nguồn gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào môi trường
nước không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Phạt tiền 20.000.000 đến 30.000.000 đối với hành vi không thông báo bằng văn bản để cơ
quan cấp phép thu hồi Giấy phép quản lý chất thải nguy hại khi chấm dứt hoạt động;
b. Hậu quả do VPHC gây ra
- Là những thiệt hại hoặc sự đe doạ gây ra những thiệt hại nhất định cho các QHXH được
pháp luật hành chính hoặc pháp luật chuyên ngành khác bảo vệ.
- Hậu quả VPHC gồm:
+ Hậu quả gây ra cho xã hội (không gây ra thiệt hại thực tế nhưng làm phá vỡ quan hệ
quản lý) => Mọi vi phạm hành chính đều để lại hậu quả cho XH
+ Hậu quả trực tiếp từ hành vi (thiệt hại thực tế): Tùy từng vi phạm hành chính
*Hành vi vi phạm mà bắt buộc phải có hậu quả thực tế xảy ra: vi phạm hành chính được gọi
là “vi phạm có cấu thành vật chất”. → Nếu không có hậu quả thì không đủ cấu thành vi phạm
Ví dụ : Xem xét các hành vi sau:
a) Xử phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 đ đối với hành vi không thực hiện đăng ký khai tử cho
người chết để trục lợi
b) Xử phạt từ 300.000 – 500.000 đ hành vi thả gia súc đi ngoài đường gây tai nạn giao thông
*Hành vi vi phạm không bắt buộc có hậu quả thực tế xảy ra: “vi phạm hành chính có cấu
thành hình thức”.
Ví dụ: Xử phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 Hành vi đăng ký khai tử cho người đang sống;Vậy,
Nếu có hậu quả xảy ra thì sao?
- Hậu quả có thể là yếu tố dẫn đến chuyển sang một cấu thành vi phạm hành chính khác nặng
hơn
-Có thể là yếu tố quy định mức độ trách nhiệm nặng hơn trong cùng một hành vi
Ví dụ :
A. Xử phạt từ 200.000 đến 400.000 đ đối với hành vi vượt xe trong những trường hợp cấm
vượt
. B. Xử phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đối với hành vi vượt xe trái quy định gây tai nạn giao
thông;
=> Tình tiết “Gây tai nạn giao thông” làm cho hành vi vượt xe trong trường hợp cấm vượt trở
thành một vi phạm mới.
c. Mối liên hệ nhân quả giữa. Hành vi và hậu quả
-Bắt buộc phải xác định được mối liên hệ nhân quả giữa HV và HQ với những vi phạm có
hậu quả vật chất→ đó là mối liên hệ “hậu quả là kết quả trực tiếp từ hành vi”.
-Nhằm đảm bảo nguyên tắc cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm trước những thiệt hại
do chính HV của mình gây ra.
d. Thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ thực hiện hành vi
- Không phải là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành mọi vi phạm hành chính.
-Chỉ đối với một số vi phạm hành chính mới bắt buộc xem xét.Ví dụ:
Ví dụ: Xử phạt từ 80.000 đến 100.000 đ đối với hành vi bấm còi xe trong thời gian từ 22
giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong đô thị, khu đông dân cư.
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Dùng loa phóng thanh,
chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được
phép của các cơ quan có thẩm quyền.

3b.Mặt chủ quan của VPHC


- Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những dấu hiệu bên trong của vi phạm hành chính,
thể hiện trạng thái, diễn biến tâm lý, tình cảm, thái độ của chủ thể thực hiện hành vi đối với hành vi
và hậu quả của hành vi. Bao gồm:lỗi, động cơ, mục đích
a. Lỗi
-Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành
vi ấy gây ra.
-Lỗi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật nói chung và vi
phạm hành chính nói riêng.
*Các loại lỗi: căn cứ vào lý trí và ý chí, lỗi được phân thành hai nhóm: lỗi cố ý và lỗi vô ý
-Lỗi cố ý:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: biết rõ là hành vi trái pháp luật và mong muốn hậu quả xảy ra. Ví dụ:
Cố ý không khai tử cho người chế để trục lợi
+ Lỗi cố ý gián tiếp: biết rõ là hành vi trái pháp luật, không mong muốn hậu quả xảy ra
nhưng bỏ mặc hậu quả.Ví dụ: vượt xe khi có biển cấm vượt gây tan nạn giao thông và bỏ trốn.
-Lỗi vô ý:
+Lỗi vô ý vì quá tự tin: biết rõ là hành vi trái pháp luật, không mong muốn hậu quả xảy ra
và tìm mọi biện pháp để khắc phục hậu quả.Ví dụ: Xử phạt người sử dụng lao động có hành vi
không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi
xảy ra sự cố, tai nạn lao động;
+Lỗi vô ý do cẩu thả: không biết đó là hành vi trái pháp luật và không mong muốn và
không nghĩ rằng hậu quả sẽ xảy ra.Ví dụ: Xử phạt người lao động Không sử dụng phương tiện bảo
vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích
*Ý nghĩa của yếu tố lỗi đối với VPHC và TNHC:
- Thứ nhất, xác định có vi phạm hành chính hay không. Không có lỗi không bị coi là VPHC.
Hành vi đã thực hiện chỉ là hành vi trái pháp luật.
Các trường hợp loại trừ yếu tố lỗi:
+ Không có năng lực chủ thể (bao gồm không đủ tuổi, bị mất năng lực HVDS, mắc các
bệnh khác không có khả năng nhận thức)
+ Thuộc các trường hợp: bất khả kháng, tình thết cấp thiết, sự kiện bất ngờ, phòng vệ
chính đáng
-Thứ hai, xác định mức độ trách nhiệm hành chính của chủ thể thực hiện hành vi. Mức độ
lỗi tỷ lệ thuận với mức độ trách nhiệm mà chủ thể vi phạm gánh chịu: lỗi càng nặng, trách nhiệm
càng cao.
=> Mức độ lỗi được quy ước thông qua một số tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (Điều 9, Điều 10 Luật
XLVPHC)
b. Động cơ, mục đích của VPHC là những dấu hiệu bắt buộc xem xét với những vi phạm hành
chính lỗi cố ý.
-Chúng có thể được tính đến khi xem xét mặt chủ quan của nhiều VPHC để quyết định các
hình thức và mức phạt cụ thể.
Ví dụ: hành vi cố ý không khai tử cho người chết để trục lợi:
- Lỗi: cố ý
- Động cơ: trục lợi
- Mục đích: hưởng lợi bất hợp pháp từ tài sản người chết
3c.Chủ thể vi phạm hành chính
-Là những cá nhân và tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính và có năng lực chịu trách
nhiệm hành chính.
→Như vậy, không phải bất cứ ai thực hiện hành vi trái pháp luật cũng là chủ thể vi phạm hành
chính.
→Về lý luận khoa học, muốn là chủ thể vi phạm hành chính, cần 2 điều kiện:
- Điều kiện cần: năng lực chủ thể
- Điều kiện đủ: thực hiện hành vi
*Tuy nhiên, về mặt pháp lý và thực tiễn thì việc xác định chủ thể VPHC lại theo trình tự ngược
lại:
-Phải thực hiện một hành vi trái pháp luật trước;
-Sau đó, xét xem người thực hiện có năng lực chủ thể không.
-Nếu có năng lực chủ thể thì hành vi trái pháp luật sẽ trở thành VPHC và người thực hiện sẽ là
chủ thể VPHC
=> Vì sao lại xác định chủ thể vi phạm hành chính theo “quy trình ngược?” này
*Các nhóm chủ thể VPHC
(Điều 5 Luật XLVPHC)
-Cá nhân: bao gồm cả công dân VN, người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú
trên lãnh thổ VN
Cá nhân là chủ thể VPHC khi thoả mãn điều kiện chủ thể:
+ Phải đạt đến độ tuổi nhất định
+ Có khả năng nhận thức
Độ tuổi cá nhân:
- Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi: Chỉ là chủ thể vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
- Từ đủ 16 tuổi trở lên: là chủ thể vi phạm hành chính với mọi vi phạm do mình gây ra
Đủ 14 tuổi đủ 16 tuổi đủ 18t

Phạt lỗi cố ý , ko phạt tiền Phạt vs mọi vi phạm ,phạt tiền Thông thường
chỉ bằng 1/2 số tiền 18t *
Tổ chức trong nước: là chủ thể vi phạm hành chính với mọi vi phạm do mình gây ra
* Cá nhân, tổ chức nước ngoài, người không quốc tịch: là chủ thể vi phạm hành chính theo pháp
luật VN khi thực hiện vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp điều ước quốc tế
mà VN ký kết hoặc tham gia có quy định khác)
3d. khách thể ủa VPHC
- Khách thể của VPHC là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và bị VPHC xâm hại tới.
- Khách thể của VPHC được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng tập trung vào: trật tự
quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, trật tự nhà nước, trật tự công cộng, sở hữu nhà nước, sở hữu tư
nhân, quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.
* Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm:
-Căn cứ phân biệt:
-Mức độ nguy hiểm của hành vi;
-Chủ thể vi phạm;
-Cơ sở pháp lý
-Ý nghĩa của việc phân biệt:
-Tránh hình sự hóa vi phạm hành chính, gây oan sai
-Tránh bỏ lọt tội phạm
II. Trách nhiệm hành chính
1. Khái niệm trách nhiệm hành chính:
- Trách nhiệm hành chính là một dạng trách nhiệm pháp lý, được định nghĩa như sau:“Là
hậu quả pháp lý bất lợi mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi thực hiện hành vi VPHC”.
- Về mặt pháp lý, TNHC thể hiện ở việc pháp luật quy định rằng người có thẩm quyền được
áp dụng các biện pháp chế tài hành chính đối với chủ thể thực hiện vi phạm hành chính theo thủ
tục do pháp luật quy định.
- Người thực hiện hành vi vphc sẽ bị xử phạt vphc
2. Đặc điểm của trách nhiệm hành chính
- TNHC chỉ phát sinh khi có VPHC. Nói cách khác, cơ sở thực tế để truy cứu TNHC là vi
phạm hành chính.
- Cơ sở pháp lý để truy cứu TNHC là Luật xử lý VPHC và các văn bản pháp luật về xử lý
VPHC trong các lĩnh vực.
- TNHC được áp dụng chủ yếu bởi người có thẩm quyền thuộc cơ quan hành chính nhà
nước.
- TNHC được áp dụng theo thủ tục hành chính, tức là ngoài trình tự xét xử của Toà án.
- TNHC được áp dụng ngoài quan hệ công vụ, tức giữa người truy cứu
-TNHC và người bị truy cứu TNHC không có quan hệ công tác, không lệ thuộc về mặt tổ
chức.
-Kết quả của việc truy cứu TNHC được thể hiện bằng việc ban hành quyết định xử phạt
VPHC của người có thẩm quyền.
3. Thẩm quyền quy định trách nhiệm hành chính
- Quy định TNHC tức là quy định hành vi VPHC, các hình thức xử phạt, nguyên tắc, thủ tục
xử lý VPHC…
- Ở nước ta, có 4 cơ quan có quyền quy định TNHC:
+Quốc hội;
+Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
+Chính phủ.
+HĐND TP trực thuộc TW (được quy định mức phạt gấp đôi 3 lĩnh vực => mức phạt
hoặc khung tiền phạt đến mức cao nhất của ngành, lĩnh vực theo Điều 24)
4. Các hình thức trách nhiệm hành chính
- hình thức xử phạt chính:
+Được áp dụng độc lập.
+ Đối với mỗi VPHC, cá nhân, tổ chức chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính.Bao
gồm: tất cả các hình thức xử phạt:
a. Hình thức cảnh cáo:
 Áp dụng đối với:Cá nhân, tổ chức VPHC không nghiêm trọng, có tình tiết giảm
nhẹ & phải được pháp luật quy định.
 Mọi hành vi VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực
hiện
 .Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản(Điều 22 Luật XLVPHC)
b. Hình thức phạt tiền:Là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với HV đó;
Công thức: (T+D)/2
 Nếu có 1 tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có
thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt;
Công thức: trên T

 Nếu có 1 tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được
vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Công thức : duới Đ
 Nếu có 2 tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền ở mức thấp nhất
 Nếu có 2 tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền ở mức cao nhất:
 Nếu là tổ chức thì tăng gấp đôi mức phạt của cá nhân
 Nếu người chưa đủ 18t thì mức phạt bằng một nữa ;
 Công thức: 1/2 tiền của người đủ 18t trở lên
 Nếu một người thực hiện
nhiều hành vi thì các hành vi bị phạt tiền được cộng lại thành mức phạt chung.
(Khoản 4 Điều 23 Luật XLVPHC)
- hình thức xử phạt bổ sung:Được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính (được áp dụng
độc lập theo quy định). Đối với mỗi VPHC, cá nhân, tổ chức VPHC có thể bị áp dụng một
hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung
a. Hình thức tước quyền sư dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
-Điều 2, Điều 25 Luật XLVPHC 2012, Điều 3, Điều 7 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.
-Vừa được áp dụng là hình thức phạt chính vừa là hình thức phạt bổ sung. Tước khi
có căn cứ trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hàn nghề.
Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước
-Thời hạn tước:
+ Từ 01 tháng đến 24 tháng và được quy định thành khung và khi xử phạt xác định
mức cụ thể
+ Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều HVVPHC mà bị xử phạt trong
cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền
sử dụng giấy phép cùng một loại GP, CCHN: thì áp dụng thời hạn tước QSDGP, CCHN
của HVVPHC có thời hạn dài nhất
Ví dụ: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng (trong trường hợp có Giấy
phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (trong trường hợp
không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe)
đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
-Giấy phép, chứng chỉ hành nghề:Là các loại giấy tờ do CQNN, người có thẩm
quyền cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để tổ chức, cá nhân đó kinh
doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện.Ví dụ: Giấy phép kinh
doanh vận tải, giấy phép hành nghề y, dược tư nhân, giấy phép lái xe…giấy phép sử dụng
công cụ hỗ trợ…
-Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng GP, CCHN không
phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp GP, CCHN mà chỉ thực hiện theo quy định tại Luật
XLVPHC.
-Các loại giấy tờ không được tước: Giấy tờ liên quan đến nhân thân không nhằm
mục đích hành nghề, giấy đăng ký kinh doanh
b. đình chỉ hoạt động có thời hạn:
- Được áp dụng trong trường hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con
người, môi trường (khoảng 2 điều 25 luật XLVPHC)
- Nếu cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ thuộc loại hình không phải có giấy phép thì
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ
- Nếu cơ sở hoạt động kinh doanh có giấy phép: Đình chỉ một phần hoạt động của cơ sở
sản xuất kinh doanh, dịch vụ
c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
-Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực
tiếp đến VPHC, được áp dụng đối với VPHC nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức (Điều
26 Luật XLVPHC 2012)
-Ví dụ: hành vi sử dụng chiêng, trống, còi kèn để cổ động nơi công cộng mà không xin
phép: Phạt tiền (hình thức phạt chính) + Tịch thu phương tiện là chiêng, trống, còi kèn (hình thức
phạt bổ sung)
- Như vậy , việc tịch thu được áp dụng khi có 2 điều kiện sau:
+ vi phạm nghiêm trọng do lỗi cố ý
+ vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp mà nếu ko có nó thì ko vi phạm
được
* lưu ý: nếu tang vật là ma túy , vũ khí , vật liệu nổ, vật cs giá trị, lịnh sử , vật thuộc
loại cấm lưu hành thì vẫn bị tịch thu; dù ko đpá úng đầy đủ 2 điều kiện nêu trên , dù thuộc các
trường hợp ko ra đc quyết định xử phạt ( do người vi phạm chết, mất tích, doanh nghiệp phá sản,
giải thế… ddieuf 65 luật XLVPHC)
+Không được tịch thu tang vật phương tiện thuộc sở hữu hợp pháp của người khác do
người vi phạm chiếm hữu bất hợp pháp.
d. Trục xuất
- là việc người có thẩm quyền buộc người nước ngoài có hành vi vphc tại VN hải rời
khỏi lãnh thổ VN theo pháp luật VN
- trục xuất áp dụng cho người nước ngoài
- thẩm uyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
+ cục trường cục quản lý xuất nhập cảnh
+ giám đốc công an cấp tỉnh
- trục xuất nếu là hình thức phạt bổ sung thì thường đi kèm với hình thức phạt tiền hơn là
cảnh cáo
5. Các biện pháp khác phục hậu quả
-Một hành vi vi phạm hành chính ngoài bị áp dụng các hình thức xử phạt, tùy từng trường
hợp còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
* các biện pháp khắc phục hậu quả ko đc áp dụng kèm với áp xử phạt. Tuy nhiên nếu đã
hết thời hiệu xử phạt thì ko đc phạt, nhưng đc áp dụng biện pháp khắc phụ hậu quả
- Các biện pháp khắc phục hậu quả
+Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng
không đúng với giấy phép;
+Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch
bệnh;
+Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây
dựng không đúng với giấy phép;
+Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch
bệnh;
+Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
Ví dụ1: Hành vi doanh nghiệp không cho người tiêu dùng đọc trước nội dung hợp đồng khi ký kết
dẫn đến vi phạm hợp đồng
=> Xử phạt tiền + áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc sửa đổi lại hợp đồng đã giao
kết theo đúng quy định
* lưu ý: Thứ nhất, về nguyên tắc, các biện pháp này được áp dụng kèm theo các hình thức
xử phạt. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập: là
những trường hợp không ra quyết định xử phạtK2 Đ65; K1 Đ74 Luật XLVPHC
Bao gồm:
-Trường hợp quy định tại Điều 11 Luật XLVPHC (tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, phòng vệ
chính đáng, mắc bệnh tâm thần, chưa đủ tuổi)
- Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
- Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt;
- Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản
trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
- Hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt
* lưu ý thứ hai, : Mối quan hệ giữa “Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện” và “Biện
pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại”
6. Thời hiệu xử phạt VPHC(điều 6 luật LVPHC,điều 6 nghị định 81/NĐ-CP)
-Khái niệm: Là thời hạn pháp luật quy định mà nếu hết thời hạn đó người có thẩm quyền
không được xử phạt đối với người thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
- các loại:
+ 5 năm: được áp dụng với hành vi trốn thuế, gian lận thuế…
+ 2 năm: áp dụng với các lĩnh vực xd, đất đai, xuất nhập khẩu, nhập cảnh, môi trường…
+ 1 năm: những lĩnh vực còn lại
* thời điểm tính thời hiệu:
- Đối với VPHC đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
- Đối với VPHC đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi
VP;
7. Thẩm quyền xử phạt vphc (từ điều 38-51 chuowng luật XLVPHC 2012)
- Chủ thé có thẩm quyền xử phạt vphc
+Chủ tịch UBND các cấp;
+ Lực lượng CAND; Lực lượng Bộ đội biên phòng; cảnh sát biển;
+Hải quan, Kiểm lâm; cơ quan thuế; Quản lý thị trường;
+Cơ quan thanh tra chuyên ngành
+Cảng vụ;
+TAND, cơ quan thi hành án dân sự
+Cục Quản lý lao động nước ngoài; Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự
+Kiểm Toán Nhà nước
+Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
+Thẩm quyền của Kiểm ngư
8. Nguyên tắc xác định vphc ((Điều 52 Luật 2012;Điều 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP) => Là
cách thức xác định “Hành vi vi phạm đó, vụ việc vi phạm đó thuộc thẩm quyền xử phạt của
ai, cơ quan nào, lực lượng nào”)
-phân định thẩm quyền giữa các cơ quan
+Nguyên tắc 1: Chủ tịch UBND các cấp: có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối
với các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương
+Nguyên tắc 2: Cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý
+Nguyên tắc 3: Vì có nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền xử phạt với một hành vi vi phạm
nên sẽ xảy ra trường hợp “Vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người” => thì
ai có quyền xử phạt??
+Nguyên tắc 4: Trường hợp một người cùng lúc bị phát hiện thực hiện nhiều hành vi vi
phạm thuộc nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, cơ quan nào xử lý?
- phẩm quyền giữa các chức danh trong ngành , lĩnh vực
+Thẩm quyền phạt tiền: được xác định căn cứ vào mức cao nhất của khung tiền phạt
+Thẩm quyền xử lý một hành vi vi phạm với nhiều hình thức và biện pháp khác nhau
=> Vậy nguyên tắc xác định thẩm quyền trong trường hợp này là: ngoài thỏa mãn điều kiện về
thẩm quyền phạt tiền, còn phải thỏa mãn thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt khác và biện
pháp khác phục hậu quả.
9. Thủ tục xử phạt vphc (Từ Điều 55 đến Điều 68 Luật XLVPHC 2012)
a. thủ tục xử phạt đơn giản:
-Điều kiện áp dụng:
+Bị xử phạt hình thức cảnh cáo;
+ Bị phạt tiền từ 50.000 – 250.000 đối với cá nhân và từ 100.000 – 500.000 đối với tổ
chức
-Nội dung của thủ tục:
+“Không được lập biên bản”
+ Ra quyết định xử phạt ngay;
+Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử
phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt;
+Quyết định xử phạt phải đồng thời gửi cho cơ quan thu tiền phạt để kiểm tra, giám
sát, theo dõi.
b. Thủ tục thông thường:
-Điều kiện áp dụng:
+Áp dụng cho các vi phạm hành chính có mức phạt tiền trên 250.000 (500.000 đối với tổ
chức);
+Mọi vi phạm hành chính được phát hiện nhờ phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ (không
phụ thuộc vào mức phạt)

You might also like