Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ & NGOẠI GIAO


NGHÀNH CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG
----------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: NHẬP MÔN CHÂU Á- THÁI BÌNH


DƯƠNG HỌC VÀ KHU VỰC HỌC
Giáo viên hướng dẫn: TS. Quách Quang Hồng
TS. Phan Vũ Tuấn Anh
Lớp: TQH49C4
Sinh viên thực hiện: Trần Quỳnh Trang
Mã SV: CATBD49-C4-0153

Hà Nội – 2/2023
TRUNG QUỐC “LÀM CHÍNH TRỊ” BẰNG MẠNG XÃ HỘI NHƯ
THẾ NÀO?

Họ và tên: Trần Quỳnh Trang


Lớp: TQH49C4
Khóa: K49 CATBD
Tóm tắt: Trong thời đại của công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển một cách
chóng mặt, kéo theo đó là sự đổi mới trong cách làm cũng như cách tiếp nhận thông
tin trên nhiều lĩnh vực. Bài viết dưới đây đề cập tới việc Trung Quốc sử dụng mạng xã
hội để “Làm chính trị” như thế nào và có những gì mới mẻ, thú vị hay đáng để học
hỏi trong đó. Từ việc tranh thủ thế mạnh truyền thông hay tấm ảnh hưởng của người
nổi tiếng cho đến những thiết kế đặc biệt được sử dụng làm công cụ truyền tải thông
tin mới mẻ và đầy độc đáo, tất cả sẽ khiến ta có cái nhìn khác với một vấn đề thậm chí
có thể coi là khô khan như chính trị, từ đó phần nào rút ra được những kinh nghiệm
cho quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin sau này.
Từ khóa: Trung Quốc, chính trị Trung Quốc, cách Trung Quốc “Làm chính trị”,
mạng xã hội Trung Quốc, “làm chính trị” thông qua mạng xã hội.
Trung Quốc ngày nay nằm trong top những nước có tốc độ phát triển chóng mặt nhất
trên thế giới, kể cả về kinh tế, chính trị, xã hội hay trên những phương diện mới mẻ
như truyền thông, khoa học kỹ thuật…Và để có được những bước tiến như ngày hôm
nay là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả những yếu tố truyền thống và phi
truyền thống. Thế giới ngày càng phát triển, nhất là về mảng công nghệ thông tin.
Mạng xã hội đại diện cho một trong số những thành tựu thành công bậc nhất trên lĩnh
vực này. Nó giúp con người giao lưu, giúp văn hóa giao thoa, và giúp truyền tải những
thứ mà báo chí truyền thống khó có thể tiếp cận một cách sâu sát. Những quốc gia trên
thế giới cũng dần làm quen với cách hoạt động của chúng, sau đó học hỏi và phát triển,
để rồi một thứ “Khô khan” như chính trị dường như lại trở nên gần gũi và phổ cập hơn
bao giờ hết. Trung Quốc là một trong số những nước tiếp thu và “Thực hành” rất
nhanh trong lĩnh vực mới mẻ này, với nhiều cách làm “Khác người”, những “Phương
pháp” đầy mới mẻ và thậm chí có chút “Độc tài” đó liệu rằng sẽ đem lại cho chúng ta
những bài học hay suy ngẫm gì chăng?
1. Lợi dụng sức mạnh truyền thông:
1.1. “Tranh thủ” tầm ảnh hưởng của người nổi tiếng:
1.1.1. Như chúng ta đã biết, Trung Quốc là một trong số những quốc gia
rộng lớn bậc nhất với lượng dân số vào khoảng 1,46 tỷ người (2023),
chiếm tới 18,13% dân số thế giới. Với số dân số sống ở thành thị
chiếm khoảng 63,45% trên tổng số dân và độ tuổi trung bình rơi vào
khoảng 39,5 tuổi, có thể dễ dàng thấy được rằng những thành tựu của
cuộc cách mạng công nghệ mới không khó để tiếp cận và ảnh hưởng
một cách sâu sắc đến phần lớn người dân của đất nước tỷ dân.
Theo số liệu từ năm 2021, Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên
trên thế giới có lượng người sử dụng Internet vượt mốc 1 tỷ. Với
lượng người dùng khổng lồ đầy tiềm năng, tất cả những gì mà chính
phủ Trung Quốc đã và đang làm chính là nắm bắt tâm lý và “Điều
khiển” một cách bao quát và khéo léo tâm lý cũng như nhận thức của
những công dân trước bàn phím. Lấy một ví dụ đơn giản, vào khoảng
giữa năm 2016, phản ứng lại với phán quyết của tòa án quốc tế về
vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc và Việt Nam, rất nhiều nghệ sĩ Hoa
Ngữ đã đồng loạt chia sẻ hình ảnh ủng hộ đường lưỡi bò. Trên những
trang mạng xã hội phổ biến và điển hình nhất là Weibo, nhuộm một
màu đỏ chói của hình ảnh lãnh thổ quốc gia kèm theo những dòng
caption hay Hashtag với nội dung xoay quanh việc khẳng định
“Trung Quốc dù một tấc đất cũng không thể thiếu”. Sẽ có nhiều ý
kiến thắc mắc rằng, việc chia sẻ hay không, ủng hộ hay không, hoặc
thậm chí là lên tiếng về một vấn đề nào đó là quyền tự do của mỗi
người không thể bắt ép, vậy thì tại sao hầu hết tất cả những nghệ sĩ
lại đồng loạt đăng tải những dòng trạng thái về một vấn đề nhạy cảm
và dễ gây tranh cãi như thế?
Người nổi tiếng luôn phải chú ý từng câu nói, cử chỉ, từng động thái
trên mạng xã hội cũng có thể quyết định đến cả sự nghiệp của họ.
Những nghệ sĩ Trung Quốc có tầm ảnh hưởng rất lớn, khộng chỉ ở
trong nước và còn vươn ra toàn thế giới. Chắc hẳn chúng ta cũng
không còn xa lạ gì với những cái tên như Phạm Băng Băng, Triệu
Vy, Lâm Tâm Như, Lục Tiểu Linh Đồng,…họ có thể là cả thanh
xuân của một người, là thần tượng thuở thơ ấu, hay cũng là nhân vật
mà bạn vẫn luôn sùng bái, tuy nhiên khi đối diện với những vấn đề
nhạy cảm liên quan tới chủ quyền hay chính trị, họ vẫn đã, đang, và
sẽ thực hiện đầy đủ “Nghĩa vụ” trên mạng xã hội. “Nghĩa vụ” ở đây
không có ai quy định ra, cũng không có một văn bản nào bắt buộc,
mà dường như là “Luật bất thành văn” của giới giải trí Hoa Ngữ. Như
chúng ta vẫn biết, thị trường giải trí Trung Quốc vô cùng hùng mạnh
và đầy tiềm năng, fan hâm mộ Trung được biết đến với độ chịu chơi,
chịu chi “Khủng”. Nghệ sĩ lại là nghành nghề sống dựa vào fan. Có
fan thì mới có sự nghiệp, mới có “Tài nguyên”, mới có thể tiếp tục
hoạt động, tiếp tục phát triển, nhất là với thế hệ thần tượng mới đông
đảo thì điều này lại càng phải đặt lên hàng đầu. Ở đây không bàn tới
việc những nội dung được chia sẻ là đúng hay sai, vấn đề trọng tâm
là cách nắm bắt tâm lý cũng như “Xu hướng” của chính phủ Trung
Quốc để có thể làm chính trị một cách đầy “Kinh tế” và “Tinh tế”.
Khi một vấn đề liên quan tới bất kỳ một mặt nào đó của đất nước nổ
ra, những trang như Nhật Báo Nhân Dân (人民日报) hay Mạng
Tân Hoa(新华网)sẽ đi đầu trong việc truyền tải thông tin. Ngay
sau đó, tất cả những nghệ sĩ, những công ty dù lớn dù bé đều sẽ có
động thái nhất định với những bài đăng trên. Họ có xu hướng chia sẻ
bài đăng kèm theo những hashtag mang tính khẩu quyết trên trang cá
nhân Weibo- nơi fan hâm mộ và giới báo chí luôn “Rình rập” mỗi
giây mỗi phút. Số lượng người chia sẻ nhiều lên dần, phản ứng của
cư dân mạng phần lớn là ủng hộ, biến những sự “Tuân thủ” trở thành
một làn sóng. Đa phần những ngôi sao hoạt động tại Đại Lục đều sẽ
có động thái chia sẻ, tuy nhiên, những nghệ sĩ có gốc Đài Loan hay
Hồng Kông thường sẽ lựa chọn im lặng, số ít sẽ lên tiếng nhưng
không được ủng hộ. Và sự thật là đã có những trường hợp nghệ sĩ
(Đã có sự nổi tiếng và tầm ảnh hưởng nhất định) bị “Phong sát” vì
“Lỡ” có những dòng trạng thái không đúng thời điểm. Việc này tỏ
quan điểm trên mạng xã hội như một làn sóng. Vậy, để duy trì danh
tiếng và thăng hạng trong lòng số lượng lớn khán giả, người nổi tiếng
trong giới giải trí Hoa Ngữ coi việc ủng hộ những động thái của
chính phủ như một phương thức tuyên truyền quan trọng bậc nhất.
Không cần trả phí, không cần kêu gọi nguồn nhân lực chuyên môn
nhưng vẫn rất hiệu quả, thậm chí còn tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.
Có những việc còn gây tranh cãi, nhưng có vẻ như một phần nào đó
trong cách mà Trung Quốc “Làm chính trị” thông qua mạng xã hội
cũng đáng để ta học hỏi và áp dụng.
1.1.2. Những ai đã và đang sử dụng mạng xã hội Trung Quốc chắc không
còn xa lạ với những ngày mà người ta thường gọi với cái tên “Ngày
cấm ngôn”. Vào những ngày này, mọi hoạt động vui chơi giải trí trên
các nền tảng mạng xã hội sẽ bị cấm, bảng tin của mọi người sẽ ngập
tràn những bài đăng giống nhau được chia sẻ từ bài gốc của các trang
thông tin chính phủ. Những ngày “Cấm ngôn” như vậy trong năm
không hề ít, từ những ngày lễ lớn như Quốc Khánh hay bất kỳ một lễ
tưởng niệm, một ngày kỷ niệm nào đó của các bộ ngành đều sẽ được
“Phủ đều” trên mạng xã hội. Có thể thấy, sức mạnh của mạng xã hội
thực sự không đơn thuần chỉ là nới kết bạn, giao lưu như mục đích
ban sơ của nó nữa. Nó đã dần trở thành công cụ để nhà nước tuyên
truyền tư tưởng và ý thức cho nhân dân. Với lượng người dùng mạng
xã hội khủng và những quy định khắt khe trong các tác vụ đăng ký tài
khoản, đôi khi ta có cảm giác như người dân đang ở trong trạng thái
“Thôi miên” vậy.
1.2. Khi hình thức không chỉ còn là hình thức:
1.2.1. Đôi khi màu sắc cũng đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc
“Làm chính trị” đầy thú vị này. Đúng vậy, chính là màu sắc, là thứ
khiến các trang mạng có khi thì phủ đỏ, khi thì phủ xanh, khi thì rực
rỡ vô cùng, và khi thì ảm đạm u buồn. Gần đây nhất, vào ngày
30/11/2022, Cựu Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Giang
Trạch Dân qua đời, để lại cho toàn dân Trung Quốc nỗi mất mát to
lớn. Nguyên gần 1 tuần sau đó, tất cả những trang mạng xã hội dù lớn
dù bé của Trung Quốc đều chuyển qua giao diện với tông màu trắng
đen. Nó như là một sự tưởng niệm của toàn dân đối với sự ra đi đầy
mất mát của một nhà lãnh đạo, một nhà tư tưởng lớn. Cách làm này
quả thực rất độc đáo, việc tuyên truyền ở đây không còn chỉ dừng lại
ở mức độ hình thức nữa, nó như là một sự nhắc nhở, dù không rầm rộ
nhưng vẫn để lại trong mỗi người ấn tượng sâu sắc.
1.2.2. Sự đầu tư của Trung Quốc đối với nền tảng mạng xã hội cho mục
đích chính trị thực sự rất công phu. Từ những tấm ảnh được thiết kế
riêng cho từng ngày lễ hay những sự kiện quan trọng được giới giải
trí và mọi người chia sẻ như đã nhắc tới ở trên, đến cả các thiết kế
giao diện riêng cho từng dịp. Phải công nhận rằng, mạng xã hội
Trung Quốc được thiết kế tỉ mẩn tới từng chi tiết. Từ avatar cho tới
ảnh bìa, đến cả những phần phụ của giao diện bài đăng đều được đổi
mới mỗi ngày. Dù chỉ là những chi tiết rất nhỏ, nhưng lại mang tính
độc đáo, khác biệt, khiến cho người nhìn thấy cảm thấy rất ấn tượng.
Đây có thể tính là một cách để nhắc nhở người trẻ về những ngày lễ,
về truyền thống, về con người và đất nước rất “Bắt kịp xu hướng” và
hiệu quả.
2. Chuyên môn hóa mạng xã hội:
2.1. Chuyên môn hóa để dễ “Kiểm soát”:
2.1.1. Mạng xã hội Trung Quốc rất đa dạng, nhưng dù là Weibo,
Xiaohongshu hay Zhihu…thì thông tin cũng sẽ luôn được phân ra
từng loại rõ rệt. Thường thì sẽ có mục những tin đang nóng, mục giải
trí, tin tức hàng ngày, giáo dục, âm nhạc… Việc phân chia như thế
khiến người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm, đây đồng thời cũng là một
trong số những điều khiến các trang mạng xã hội của Trung Quốc trở
nên khác biệt và có phần “Nhỉnh” hơn mạng xã hội truyền thống
khác. “Kiểm soát” được nhắc tới ở đề mục là đến từ cả hai phía- nhà
nước hay những người quản lý và người dân. Người dân sẽ dễ dàng
tiếp cận được với những tin tức về chính trị trong lẫn ngoài nước,
thâmj chí là tiếp cận một cách có hệ thống và thông qua những trang
thông tin chính thống. Vì trên thực tế, các điều khoản dành cho người
dùng của các trang mạng xã hội xứ Trung khá nghiêm khắc, lượng
thông tin và những bài viết “Lệch lạc” sẽ không được xuất hiện ở
phần đầu các đề mục. Mặt khác, vì được phân hóa rõ ràng nên việc
các cơ quan nhà nước thu thập thông tin và phản ứng của dân sẽ
không hề bị “Loãng”. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho việc quản lý
lẫn tuyên truyền, góp phần giúp cho quá trình “Làm chính trị” ở đây
trở nên đơn giản và độc đáo hơn bao giờ hết.
Tài liệu tham khảo:
1. danso.org (08/02/2023)
https://danso.org/trung-quoc/#ghi-chu
2. Bảo Lâm (30/8/2021)
https://vnexpress.net/trung-quoc-vuot-1-ty-nguoi-dung-internet-4348436.html
3. Munnie (14/07/2016)
https://tinnhac.com/co-hay-khong-chuyen-cac-nghe-si-trung-quoc-bi-ep-share-
hinh-ung-ho-duong-luoi-bo-77090.html
4. Vũ Mạnh (30/11/2022)
https://thanhnien.vn/cuu-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-trung-quoc-giang-trach-dan-
qua-doi-1851527111.htm

Thông tin tác giả:


Họ và tên: Trần Quỳnh Trang
Lớp: TQH49C4
Khóa: K49 CATBD
Email: quynhtrang30904@gmail.com
SĐT: 0916860034

You might also like