Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

Câu 1.

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi


(1) Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
(2) Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
(3) Cô em xóm núi xay ngô tối,
(4) Xay hết, lò than đã rực hồng.
Câu thơ nào thể hiện rõ tinh thần lạc quan của Bác?
A. Câu (1) B. Câu (2)
c. Câu (3) D. Câu (4)
Câu 2. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế


Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra


Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Đoạn thơ nói về tình yêu của ai?
A. Chàng trai với người mình yêu
B. Cô gái với người mình yêu
C. Của hai người yêu nhau
D. Không xác định
Câu 3. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

1|Page
Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời
tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai va cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã
nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn
xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu
xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời
bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa
hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây
vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
Đoạn trích trên được miêu tả từ góc nhìn nào của tác giả?
A. từ dưới hạ lưu nhìn lên
B. trên mặt sông ra xa
C. trên thác nhìn xuống
D. trên cao nhìn xuống
Câu 4. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Ngày tết, Mỵ cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mỵ lịm mặt đấy
nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mỵ đang sống về ngày trước, tai văng vẳng tiếng
sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mỵ thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mỵ uống rượu bên bếp và thổi
sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày
đêm thổi sáo đi theo Mỵ hết núi này sang núi khác.
Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mỵ không biết. Mỵ vẫn ngồi trơ một mình
giữa nhà. Mãi sau Mỵ mới đứng dậy. Nhưng Mỵ không bước ra đường. Mỵ từ từ vào buồng.
Nguyên nhân nào khiến Mị uống rượu?
A. Thường ngày mị vẫn uống
B. Để nhớ lại kỉ niệm trong quá khứ
C. Quên đi thực tại đau khổ
D. Để chuẩn bị đi chơi
Câu 4. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi
“… Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược trên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ… mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng?”

2|Page
1. Hình ảnh “trái hồng, trái bưởi” trong câu thơ thứ 2 sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa B.so sánh C . Ẩn dụ D. Hoán dụ
2. Kỉ niệm nào khiến người con nhớ đến mẹ mình?
A. trái hồng, trái bưởi
B. dải ngân hà, ngôi sao
C. Quạt mo, thằng bờm
D. Bờ ao, đom đóm
Câu 5. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Cốm Làng Vòng là một đặc sản ẩm thực của Việt Nam nói chung và là đặc sản nổi tiếng
vào hang bậc nhất của Hà Nội nói riêng. Đây là một sản phẩm đặc trưng của làng Vòng (hay còn
gọi là thôn Hậu) nay là phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ xa xưa, làng Vòng đã nổi tiếng với đặc sản cốm:
Từ ca dao, tục ngữ dân gian
“Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn!”
Đến những ca khúc âm nhạc nổi tiếng: Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về thơm
từng ngọn gió, mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua.... Nguyên
Liệu: Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp hoa vàng và là loại lúa non, nhưng không non quá
vì sẽ làm cốm bị nát, cũng không già quá vì cốm sẽ cứng, ăn mất vị ngon. Sàng Lọc Thóc: Lúa mới
gặt về cần được tuốt, lấy thóc. Sau đó sàng bỏ rơm, đãi qua nước để loại bỏ các hạt thóc lép. Rang
Thóc: Thóc sau khi đãi sạch, cho vào chảo rang, quá trình rang phải đảo đều thóc, hiện chảo rang
thóc để làm cốm có gắn theo máy đảo tự động. Bếp lò để rang cốm nếu cầu kỳ thường phải đắp xỉ
than nhưng không đốt than mà dùng củi, và chảo rang thường bằng gang đúc. Rang khoảng 30 phút
thì xem thử bằng cách đặt 5 hạt lên miếng gỗ, dùng ngón tay miết mạnh, nếu thấy hạt “2 quằn 3
róc”, tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng bị quằn lại, còn 3 hạt còn lại róc vỏ nhưng không bị quằn là
được. Giã Cốm: Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ, mỗi mẻ khoảng vài
kilogam vào cối giã. Thóc được giã đều và vừa tay mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra sảy bỏ trấu
rồi lại giã tiếp. Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng
7 lần giã là hoàn tất. Tại làng Vòng, người giã cốm thường giã đến lần thứ 5 thì phân loại thành 3
loại: cốm rót, cốm non và cốm già, sau đó mới giã riêng từng loại trong hai lần cuối. Thành Phẩm
Cốm Làng Vòng: Cuối cùng, cốm thành phẩm sẽ được gói trong hai lớp lá, và buộc bằng lạt nếp
màu xanh trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi
khô và không phai nhạt màu xanh ngọc; lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng.
1. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Các quy trình làm cốm làng Vòng
B. Sự vất vả trong quy trình làm cốm
C. Các công đoạn của quá trình làm cốm
D. Cốm là đặc trưng của làng Vòng

3|Page
2. Cụm từ “2 quằn 3 róc” có ý nghĩa là gì?
Note: Chọn đáp án “tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng bị quằn lại, còn 3 hạt còn lại róc vỏ nhưng
không bị quằn”
3. Công dụng của lá gói cốm được nói tới trong đoạn trích là gì?
A. giữ cho cốm được tươi
B. giữ cho màu sắc của cốm không phai
C. bảo quản cốm được lâu
D. giữ cho cốm khỏi khô, không nhạt màu và tạo hương thơm
Note: chú ý đáp án đúng phải liên quan đến 3 ý: giữ cho cốm khỏi khô (hoặc tươi), không
phai/nhạt màu, tạo hương thơm từ lá sen.
4. Quy trình làm cốm có mấy công đoạn?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
5. Câu nào sau đây đúng khi nói về lò rang cốm?
Note: đáp án đúng phải đủ các dữ liệu gạch chân sau: Bếp lò để rang cốm nếu cầu kỳ thường
phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi, và chảo rang thường bằng gang đúc
Đoạn cốm em còn nhớ trong đoạn văn có nói đến cái bếp nắp 15cm với chân 30cm nữa cơ ạ
Sau ngta hỏi chiều cao tối thiếu của cái bếp đấy có đáp án là 45cm ạ

Câu 6. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:


Từ hơn 5000 năm trước, nến đã trở thành một vật dụng thiết yếu đem lại ánh sáng cho loài người.
Đến nay, mặc dù khoa học công nghệ phát triển nhưng sự tồn tại và tầm quan trọng của nến không
hề mất đi. Nến như một biểu tượng linh hồn của ánh sáng trong đời sống tinh thần và vật chất của
con người. Chúng ta hãy cùng GenK tìm hiểu đôi điều thú vị về nến nhé.
Theo những ghi chép của lịch sử, nến có từ thời La Mã cổ đại. Họ dùng mỡ động vật của những
loài có sừng và mỡ cừu đổ vào các ống giấy cuộn tròn. Sau đó có nhiều nguyên liệu khác nhau
được thay thế để làm nến. Những người phụ nữ ở Châu Mĩ đã sử dụng quả mọng của bụi cây thanh
mai để đốt cháy tạo nên ánh sáng và mùi hương. Tuy nhiên, việc làm này rất mất thời gian vì quá
trình chiết xuất khá phức tạp. Người Trung Quốc thì sử dụng các ống bằng bánh bột gạo. Trong
những năm cuối thế kỉ thứ 18, con người sử dụng cả dầu cá voi để đốt nến. Loại dầu này không
mùi có khả năng cháy rất lâu. Tuy vậy, không dễ gì có thể kiếm được dầu của cá voi. Và cho đến
thời hiện đại, các loại nhiên liệu đã được cải tiến như parafin, một tổ hợp của cacbon bão hòa, có
khả năng cháy chậm và đặc biệt không gây mùi như khi sử dụng mỡ động vật.

Nến không chỉ được dùng để đốt cháy mang lại ánh sáng thông thường cho con người. Nến còn
được dùng trong lễ hội tín ngưỡng tôn giáo. Nó thể hiện sự kính trọng và thiêng liêng. Không dừng
lại ở đó, trong đời sống tinh thần của con người, ánh sáng lung linh huyền ảo của nến còn là biểu
tượng của sự lãng mạn, cảm xúc đầm ấm. Vì vậy, nến được sử dụng khi con người ước nguyện,
đám cưới, lễ tình nhân và sinh nhật.
1. Nguyên liệu nào sau đây không dùng để làm nến?

4|Page
A. mỡ động vật
B. dầu cá voi
C. sừng động vật
D. quả thanh mai
2. Ý nào nói đúng về ý nghĩa lớn nhất (quan trọng nhất) của nến?
A. sự lãng mạn
B. tín ngưỡng
C. Tinh thần
D. những dịp đặc biệt
3. Theo đoạn trích cái gì của nến không thay đổi theo thời gian?
A. ý nghĩa
B. tầm quan trọng
C. hình thức
D. nguyên liệu
4. Nếu viết tiếp thì đoạn văn tiếp theo sẽ nói về chủ đề gì?
A. Ý nghĩa màu sắc của nến.....
B. Cách sử dụng màu nến theo hoàn cảnh, đối tượng nào...
Note: Chưa đủ ngữ liệu để khôi phục
Câu 7. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi?
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” gợi ý nghĩa gì?
A. Những câu chuyện cổ tích
B. Những sự kiện lịch sử
C. Cội nguồn xa xưa của đất nước
D. Sự trường tồn của đất nước
Câu 8. Bài thơ nào ko thuộc thể thơ thất ngôn?

5|Page
A. Vội vàng
B. Đây thôn Vĩ Dạ
C. Từ ấy
B. Tây Tiến
Câu 9. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại.
A. Táo bạo (không e ngại khi làm những việc mà người khác thường không dám làm, bất chấp
mọi nguy hiểm (táo tợn)
B. táo gan (là bạo dạn lắm, không sợ nguy hiểm)
C. táo tợn: (táo bạo đến mức không biết sợ, không kiêng nể gì, lộ rõ vẻ thách thức)
D. liều lĩnh: (làm việc gì) bất chấp nguy hiểm hoặc hậu quả tai hại có thể xảy ra
Câu 10. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại.

A. hải dương: biển và đại dương (nói khái quát)


B. hải đường: cây nhỡ cùng họ với chè, lá to và dày có răng cưa, hoa màu đỏ tươi, không thơm,
thường nở vào dịp Tết, được trồng làm cảnh.
C. hải lí: đơn vị đo độ dài trên mặt biển, bằng 1,852 kilomet
D. hải đảo: khoảng đất lớn nổi lên giữa biển hoặc đại dương.
Note: “hải đường” là tên một loài hoa. 3 từ “hải” còn lại đều liên quan đến biển
Câu 11. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại.
A. đương kiêm: đang giữ địa vị, chức vụ đứng đầu hiện nay
B. đương quyền: đang nắm giữ quyền hành
C. đương nhiệm: như đương chức, tại chức ( hiện đang giữ chức vụ)
D. đương sự: người là đối tượng trong một sự việc nào đó được đưa ra giải quyết
Câu 11. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại.
A. huyện lị: thị trấn, nơi cơ quan huyện đóng.
B. huyện lệnh: (Từ cũ) chức quan thời xưa, đứng đầu một huyện lớn.
C. huyện đường (huyện nha): (Từ cũ) nơi làm việc của tri huyện thời phong kiến.
D. huyện thị: huyện và thị xã (nói gộp)
Câu 12. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước
xuống”
Note: đáp án phải có 1 trong 2 biện pháp hoặc cả 2 biện pháp sau: điệp ngữ; tương phản, đối lập
Câu 13. Nội dung chính của hai câu thơ sau là gì?

6|Page
“Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời”
Note: đáp án sẽ có cụm từ liên quan đến “chí làm trai”
Câu 14. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại.
A. Bác bỏ: bác đi, không chấp nhận, không thừa nhận
B. Phê phán: vạch ra, chỉ ra cái sai trái để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án
C. Phản đối: chống lại bằng lời nói hoặc hành động
D. Phủ định: bác bỏ sự tồn tại, sự cần thiết của cái gì đó
Giải thích: Từ “phê phán” có nét nghĩa “chỉ ra cái sai”, “lên án” mà 3 từ còn lại không có.
Câu 15. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại
A. ngăn cách: ngăn ra, cho không còn thông liền nhau nữa
B. cách trở: ngăn cách, gây trở ngại
"Liêu Dương cách trở sơn khê, Xuân đường kíp gọi Sinh về hộ tang." (TKiều)
C. cản trở : gây trở ngại, làm cho không tiến hành được dễ dàng (cản ngăn, ngăn cản)
D. ngăn cản: gây trở ngại không cho tiếp tục hoạt động, phát triển nữa (nói khái quát)
Câu 16. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại
A. nhằng nhẵng: (Khẩu ngữ) (theo, bám) không một lúc nào chịu rời, chịu dứt ra (lẳng nhẳng)
VD: bám nhằng nhẵng
B. nhăng nhẳng: dai dẳng, không chịu thôi.
VD: đòi nhăng nhẳng
C. lẳng nhẳng: ở trạng thái dính vào nhau, kéo theo nhau, khó tách riêng ra từng cái một (lằng
nhằng)
VD: dây dợ dính lằng nhằng
D. nhùng nhằng: ở trạng thái vướng vào nhau chằng chịt, khó gỡ ra
VD: dây dợ nhùng nhằng
Câu 17. Truyện ngắn trung đại không có đặc điểm nào sau đây
A. kể chuyện theo thời gian tuyến tính
B. kết có hậu
C. không tập trung vào tâm lý, tính cách nhân vật
D. Người kể chuyện thường nói thay nhân vật
Câu 18. Chọn một từ/cụm từ sai về ngữ nghĩa, ngữ pháp, logic, phong cách

7|Page
Các thầy cô đang hướng học sinh nhầm lẫn hình thức giữa vật lý và toán học, nghĩa là chỉ cung
cấp cho học sinh công thức mà không làm rõ bản chất vật lý.
A. hướng
B. nhầm lẫn hình thức
C. cung cấp cho
D. không làm rõ
Câu 18. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm
Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông
Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên
Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
Câu văn " Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về” trong đoạn trích trên, tác giả đã sử
dụng biện pháp tu từ nào?
A. so sánh - nhân hóa
B. so sánh - hoán dụ
C. so sánh - ẩn dụ
D. so sánh - chơi chữ
Câu 20. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại
A. kết nạp: chính thức công nhận là thành viên của một tổ chức, một đoàn thể
B. kết ước: (Từ cũ, Ít dùng) như giao ước
hai nhà đã kết ước làm thông gia
C. giao ước: cam kết với nhau về những điều mỗi bên sẽ làm
lời giao ước
"Nghìn năm giao ước kết đôi, Non non nước nước không nguôi lời thề." (TĐà; 7)
D. kết nghĩa: công nhận và vun đắp mối quan hệ tình nghĩa thân thiết, gắn bó giữa hai bên
Câu 21. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại
A. tản mạn: dàn trải và không có sự liên hệ với nhau, không tập trung vào một vấn đề (tản mát)
suy nghĩ tản mạn
cách trình bày còn tản mạn, thiếu tập trung
B. tản mát: rải rác mỗi nơi một ít, không tập trung
làn khói bay tản mát
C. dàn trải: dàn ra trên diện rộng, thiếu tập trung
đầu tư dàn trải

8|Page
D. rải rác: ở trạng thái phân tán ra nhiều nơi, không tập trung
dân cư sống rải rác (tản mát)
Note: có thể phân tích thêm
Câu 22. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà
như một cố nhận. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót
anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang
loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên
một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bải Sông
Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan
sau kì mưa dầm, vui như nới lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà,
đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấ mình biết là lắm bệnh
mà chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.
Câu văn " Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại
chiêm bao đứt quãng " là biện pháp tu từ gì
A. ẩn dụ
B. chơi chữ
C. so sánh
D. hoán dụ
Note: Nếu cho 2 đáp án thì có thể rơi vào 3 trường hợp khác:
- so sánh - ẩn dụ (nắng giòn tan)
- so sánh - điệp ngữ (vui như)
- ẩn dụ - điệp ngữ
Câu 23. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ
làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh
hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
Biệp pháp điệp từ, điệp ngữ trong đoạn văn trên nhấn mạnh điều gì?
Note: Đáp án sẽ liên quan đến các cụm từ khóa “vai trò”, “ý nghĩa” to lớn của tre đối với việc bảo
vệ đời sống con người/ đối với con người
Câu 24. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại
A. hấp háy: (mắt) mở ra nhắm lại liên tiếp nhiều lần, vì không mở hẳn được, thường do bị chói
sánghấp háy
B. chớp chớp: (Mắt) nhắm rồi mở ngay: chớp mắt.
C. mấp máy: (môi, mắt) cử động rất khẽ và liên tiếp
D. lúng liếng: (mắt) đưa qua đưa lại, liếc qua liếc lại, vẻ sinh động và sắc sảo

9|Page
Câu 25. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại
A. quang âm: (Từ cũ, Văn chương) ánh sáng và bóng tối; dùng để chỉ thời gian, ngày giờ
VD: "Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở, Tiếc quang âm lần lữa gieo qua." (CPN)
B. quang phổ: dải sáng nhiều màu thu được khi phân tích chùm ánh sáng phức tạp bằng một
dụng cụ thích hợp.
C. quang tuyến: Đường truyền ánh sáng hoặc các bức xạ khác từ nguồn đến chỗ thu: Chiếu
quang tuyến X.
D. quang năng: năng lượng của ánh sáng
VD: chuyển hoá quang năng thành nhiệt năng
Câu 26. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại
A. thâm sâu: Rất sâu. VD: Tình nghĩa thâm sâu.
B. thâm trầm: sâu sắc và kín đáo, không dễ dàng để tâm tư, tình cảm cũng như ý nghĩ bộc lộ ra
bên ngoài
VD: vẻ mặt thâm trầm
C. sâu sắc: có tính chất đi vào chiều sâu, vào những vấn đề thuộc bản chất, có ý nghĩa nhất
VD: một triết lí sâu sắc
D. trầm mặc:
- có dáng vẻ đang tập trung suy tư, ngẫm nghĩ điều gì (trầm ngâm, trầm tư, trầm tư mặc tưởng)
VD: ngồi trầm mặc suy nghĩ
- (Văn chương) im lìm, gợi cảm giác thâm nghiêm, sâu lắng
VD: cảnh chùa trang nghiêm trầm mặc
Câu 27. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại
A. bề bộn : nhiều thứ và lộn xộn (bộn bề)
VD: nhà cửa bề bộn
B. lộn xộn: không có trật tự, không theo một trình tự nào (bừa bãi, lung tung)
VD: giấy má vứt lộn xộn
C. ngổn ngang
- ở trạng thái để chồng chất ở mọi chỗ, mọi nơi một cách không có hàng lối, không có trật tự
VD: cây cối đổ ngổn ngang
- (ý nghĩ) lộn xộn và chồng chất, tựa như không gỡ, không thoát ra được
những ý nghĩ ngổn ngang trong đầu (bề bộn)
VD: "Cái bần là cái dở dang, Làm cho trăm mối ngổn ngang vì bần." (Cdao)

10 | P a g e
D. chồng chất: chồng lên nhau thành nhiều tầng, nhiều lớp ngổn ngang
VD: hàng hoá chồng chất trên xe
Câu 26. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại
A. phỏng theo: là dựa theo cái đã có để làm ra cái mới giống hoặc gần giống như cái đã có.
Phỏng theo chỉ là ước đoán trên đại thể, không tuyệt đối chính xác còn trích dẫn lại hoàn toàn
khác
B. bắt chước: làm theo kiểu của người khác một cách máy móc
VD: bắt chước cách làm của người khác
C. mô phỏng: phỏng theo, lấy làm mẫu (để tạo ra cái gì)
D. phỏng đoán: đoán phỏng chừng, không có cơ sở chắc chắn
VD: phỏng đoán sai
Câu 26. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại
A. mù mờ
- mờ, không nhìn rõ được gì (lờ mờ, tờ mờ)
VD: ánh sáng mù mờ của ngọn đèn dầu
- lơ mơ, không rõ ràng
VD: hiểu mù mờ
B. mờ mịt
- mờ đi, đến mức không còn nhìn thấy rõ gì được nữa (mịt mờ, mù mịt)
VD: sương mù mờ mịt/ trời tối tăm mờ mịt
- không có gì sáng sủa, không có gì để hi vọng
VD: tương lai mờ mịt
C. tù mù: (Khẩu ngữ) có cái gì đó không rõ ràng, không minh bạch (mù mờ)
VD: kiểu tính toán tù mù/ làm ăn tù mù
D. lờ mờ
- (ánh sáng) rất mờ, đến mức không nhìn thấy rõ nét (lù mù, mù mờ, tù mù)
VD: ánh trăng soi lờ mờ
- (nhận thức) không rõ ràng, không rành mạch (tù mù)
VD: lờ mờ đoán ra
Câu 27. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại
cấp thiết, cần kíp, cấp bách với gấp gáp
Câu 27. Chọn một từ không cùng nhóm về nghĩa với các từ con lại

11 | P a g e
A. Nhem nhuốc
B. Nhập nhoàng
C. Chập choạng
Đ. Chạng vạng
Câu 27. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Dĩ nhiên, ông không lạ gì truyền thuyết về chàng Narziss xinh trai, ngày ngày soi mặt trên hồ nước
để tự chiêm ngưỡng sắc đẹp của mình. Chàng say mê chính mình đến nỗi một ngày kia nghiêng
quá đà, ngã xuống hồ và chết đuối. Thế là từ nơi đó mọc lên một bông hoa đẹp, mang tên chàng
Narziss nọ.
Nhưng Oscar Wilde không kết thúc câu chuyện như thế mà kể rằng sau khi chàng chết, những nàng
tiên trong rừng hiện ra, thấy hồ nước ngọt kia giờ đã biến thành một đầm lầy mặn vì nước mắt.
"Vì sao em khóc?" – các nàng tiên hỏi.
"Vì em thương tiếc chàng Narziss", hồ nước đáp.
"Phải rồi. Các chị chẳng ngạc nhiên tí nào. Và tuy tất cả chúng ta đều theo đuổi chàng nhưng chỉ
mình em được chiêm ngưỡng sắc đẹp tuyệt vời ấy".
"Chàng xinh trai đến thế ư?", hồ nước ngơ ngác hỏi.
"Còn ai biết điều này rõ hơn là em chứ?" – các nàng tiên ngạc nhiên – "ngày nào mà chàng chẳng
cúi người soi mình trên mặt hồ".
Nghe thế, hồ nước im lăng hồi lâu rồi mới đáp: "Đúng là em khóc chàng Narziss, nhưng em chưa
bao giờ để ý rằng chàng đẹp trai đến thế. Em khóc chàng vì mỗi lần chàng soi người trên mặt hồ
thì em mới thấy được sắc đẹp của chính em hiện lên rõ trong đôi mắt chàng".
(Nhà giả kim-Paulo Coelho)
Tại sao hồ nước ngọt lại biến thành một đầm lầy mặn?
A. Vì chàng Narziss đã ngã xuống hồ.
B. Vì những giọt nước mắt thương tiếc của hồ nước
C. Do sự thay đổi tự nhiên của hồ nước
D. Do sự kiêu hãnh và tự tin của chàng Narziss
Câu 28. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
"Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta

12 | P a g e
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về"
Giọng điệu chủ đạo của đoạn trích là gì?
A. Thể hiện lòng tự hào về chủ quyền lãnh thổ
B. Tình yêu tha thiết, gắn bó với quê hương đất nước
C. Mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại
D. Lòng yêu mến những vẻ đẹp của quê hương đất nước
Câu 29. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
Những hình ảnh như "con đường nho nhỏ", "gió xiêu xiêu", "nắng trở chiều" thể hiện điều
gì?
A. Những nỗi niềm rung động mãnh liệt thuở mới yêu.
B. Những rung động mơ hồ, nhẹ nhàng của tình yêu thuở đầu
C. (Em không nhớ lắm nhưng nó không phải đáp án đúng ạ)
Câu 30. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Mai đành xa sông Thương thật thương
Mắt nhớ một người, nước in một bóng
Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng
Anh một mình náo động một mình anh.
( Hoàng Nhuận Cầm, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, NXB Hội Nhà văn, 2007)
1. Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu thơ 1 là gì?
A. ẩn dụ
B. so sánh
C. nhân hóa
d. chơi nhữ
2. Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong 3 câu thơ cuối?
A. điệp ngữ, điệp cấu trúc

13 | P a g e
B. điệp ngữ, điệp từ
C. so sánh, ẩn dụ
D. ẩn dụ, hoán dụ

Đề em có cái bài sinh vật, bài tranh luận với cái bài Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng ấy ạ,
với bài Tnú mà câu đầu là "đoạn văn nói về Tnú lúc nhỏ" ấy ạ
13.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,


Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Câu thơ đầu và cuối của đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh
B. Câu hỏi tu từ
C. Nhân hóa
D. Điệp từ
14.
Trên những trang vở học sinh
Trên bàn học trên cây xanh
Trên đất cát và trên tuyết
Tôi viết tên em

Trên những trang sách đã đọc


Trên những trang trắng chưa dùng
Đá máu giấy hoặc tro tàn
Tôi viết tên em

14 | P a g e
Trên hình ảnh rực vàng son
Trên gươm đao người lính chiến
Trên mũ áo các vua quan
Tôi viết tên em...

Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích?


A. điệp cấu trúc, điệp từ
B. ẩn dụ, nhân hóa
C. điệp ngữ, so sánh
D. hoán dụ, so sánh
15.
“Bạn bước vào rạp chiếu bóng cùng với vài người bạn [...]. Có điều gì đó rất thần bí đang diễn
ra. Bạn có ấn tượng tuồng như mình đang thấy một hình ảnh chuyển động, song nó chỉ là một ảo
ảnh. Hình ảnh chuyển động liên tục mà bạn trông thấy đó bao gồm hàng ngàn những ảnh tĩnh có
tên gọi là khuôn hình, giữa chúng khác nhau rất ít, được chiếu lên màn ảnh trong một chuỗi tiếp
nối rất nhanh. Mắt chúng ta bỏ qua những quảng cách mà chỉ nhìn thấy những ánh sáng liên tục
từ một chuỗi những hình ảnh tĩnh [...]. Vậy cái gì đã khiến một bộ phim chuyển động? Chẳng ai
đưa ra được câu trả lời đầy đủ. Nhiều người suy đoán rằng sở dĩ có hiệu quả đó là do “sự đeo
bám dai dẳng của thị giác” theo chiều hướng một hình ảnh lưu lại ngắn ngủi trên con người mắt.
Tuy nhiên, nếu đó đúng là nguyên nhân chính, thì chúng ta sẽ thấy nhòe nhoẹt rối mắt những tấm
ảnh bất động, lộ sáng nhiều lần chứ không phải là hành động trôi chảy. Hiện thời các nhà nghiên
cứu tin rằng đã có hai quá trình tâm lí tham dự vào chuyển động của phim ảnh: Sự hội tụ ánh
sáng cực hạn và sự chuyển động rõ rệt.”
Yếu tố nào tạo nên sự chuyển động của phim chiếu bóng?
A. Dựa vào tâm lí con người
B. Do thị giác con người
C.
D.
15.
“…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong
mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương
xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa
thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ nước Sông Đà
không xanh màu xanh cánh hến của nước Sông Gâm Sông Lô. "

15 | P a g e
15.1: “Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ
cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về." sử dụng biện pháp tu
từ gì?
A. Nhân hóa, so sánh
B. So sánh, ẩn dụ
C. Nhân hóa, ẩn dụ
D. Điệp ngữ, so sánh
15.2: Nội dung đoạn trích?
A. Nét hung bạo của sông Đà
B. Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà
C. Vẻ đẹp của sông Đà nói chung
D. Kích thước của sông Đà
15.3 Đoạn trích miêu tả sông Đà dưới góc nhìn nào?
A. Từ trên cao nhìn xuống
B. Dưới hạ lưu nhìn lên
C. Trên mặt sông nhìn ra xa
D. Trên thác nhìn xuống
15.4 Đoạn trích thể hiện nét đặc trưng gì trong văn Nguyễn Tuân?
A. Chất văn xuôi, đời thường
B. Chất thơ, suy tư
C. Chất kịch, đối thoại
D. Chất tản văn
15.5 Câu văn “…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc chân
tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù
khói núi Mèo đốt nương xuân." sử dụng phép tu từ nào?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
16.
"Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt đấy
nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước, tai văng vẳng tiếng
sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mị uống rượu bên bếp và thổi

16 | P a g e
sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ
ngày đêm thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác.
Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình
giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy. Nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ vào buồng.
Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi hết.
Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Từ nãy Mị thấy
phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ.
Mị muốn đi chơi."
16.1: Đoạn trích diễn ra trong hoàn cảnh cụ thể nào?
A. Trước khi Mị trở thành nàng dâu gạt nợ
B. Sau khi Mị đã trở thành nàng dâu gạt nợ
C. Khi sức sống tiềm tàng bắt đầu trỗi dậy trong Mị
D. Khi Mị buông xuôi, chán nản
16.2: Tại sao Mị lại uống rượu?
A. Để quên hết những buồn tủi của đời
B. Vì Mị uống rượu theo thói quen
C. Để phản kháng lại những bất công, vô lí
D. (em không nhớ lắm)
16.3: Âm thanh tiếng sáo gợi lên cảm xúc gì của Mị?
A. Nỗi thất vọng ê chề về cuộc sống quá khứ
B. Sự khát khao về cuộc sống tự do trong quá khứ
C. Sự lo lắng, bất an trước những dự cảm về tương lai
D. Nỗi thất vọng, đau buồn về cuộc sống hiện tại
16.4: Câu văn: " Từ nãy Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm
Tết ngày trước" thể hiện sự thay đổi gì trong cảm xúc của Mị?
A. Sự tự tin, lạc quan về cuộc sống hiện tại
B. Sự buồn tủi, đau khổ về hiện thực cuộc sống
C. Sự bồi hồi tha thiết khi nhớ về quá khứ
D. Sự bất an về tương lai
16.5 Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích?
A. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc
B. Tạo hình, dựng cảnh ấn tượng
C. Ngôn ngữ kể sinh động

17 | P a g e
D. Kết hợp tự sự với trữ tình
17. Tác phẩm nào sau đây không có nội dung về tình yêu nước?
A. Tự tình
B. Đất Nước
C. Việt Bắc
D. Tiếng hát con tàu
18. Chọn từ sai về ngữ ngữ/phong cách/logic:
Mỗi khi trở trời, mẹ lại lo lắng cho con ở biên phòng bị lạnh và càng thương con vì không có ai
chăm sóc.
A. trở trời
B. biên phòng
C. bị lạnh
D. không có ai chăm sóc

18 | P a g e

You might also like