Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TIẾT 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN

I. Gen
- Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một sản phẩm nhất định (chuỗi
polipeptit hay ARN)
- Cấu trúc chung: Vùng điều hoà- Vùng mã hoá - Vùng kết thúc
II. Mã di truyền
- Là trình tự các nuclêôtit trên mạch mã gốc của gen quy định trình tự các a.a trong phân tử
prôtêin
* Đặc điểm:
- Mã bộ ba, được đọc liên tục, không gối lên nhau theo chiều từ 5’- 3’/mARN.
- Tính thoái hóa.
- Tính đặc hiệu.
- Tính phổ biến
* Mã mở đầu : 5’AUG 3’ mã hóa Met( Focmil met- nhân sơ)
* Mã kết thúc : 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’
III. Nhân đôi ADN
1.Thành phần tham gia: ADN mẹ, các nuclêôtit tự do, enzim, ATP.
* Enzim: Enzim tháo xoắn, ARN polimeraza, ADN polimeraza, Ligaza
2 Cơ chế nhân đôi
a) Nguyên tắc : Bổ sung và bán bảo toàn
b). Các bước nhân đôi ADN
* Tháo xoắn phân tử ADN: enzim tháo xoắn 🡪2 mạch đơn tách ra tạo chạc Y, lộ ra 2 mạch
khuôn (1 đơn vị nhân đôi gồm 2 chạc Y)
* Tổng hợp các mạch ADN mới
- Enzim ADN polimeraza xúc tác cho việc gắn kết nu tự do của môi trường vào mạch mới
theo NTBS; Chiều tổng hợp mạch mới luôn là 5'-3’
+ Trên mạch khuôn 3'-5’: mạch mới được tổng hợp liên tục (cùng chiều tháo xoắn).
- Trên mạch khuôn 5'-3’: mạch mới tổng hợp gián đoạn từng đoạn ngắn - okazaki (ngược
chiều tháo xoắn)🡪 các đoạn okazaki nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
* Tạo 2 phân tử ADN con giống nhau và giống với ADN mẹ.
4. Ý nghĩa :
- ADN nhân đôi là cơ sở cho NST nhân đôi
- Truyền đạt thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

You might also like