Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 92

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


TỔ BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

TS. ĐỖ VĂN TÍNH

Môn học : KINH TẾ TRONG QUẢN TRỊ


Mã môn học: ECO - 302
Số tín chỉ: 02 - Lý thuyết: 02 - Thực hành: 0
Dành cho sinh viên ngành: Kinh tế
Khoa: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Bậc đào tạo: Đại học
Học kỳ: I, II - Năm học : 2023 - 2024

Đà Nẵng, tháng 09 năm 2023

1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRONG QUẢN TRỊ

Kinh tế học quản trị là môn kinh tế học áp dụng trong ra quyết định. Nó là một nhánh
của môn kinh tế học áp dụng lý thuyết kinh tế và phương pháp luận khoa học vào việc ra
quyết định nhằm giải quyết những vấn đề quản lý và kinh doanh. Đồng thời, nghiên cứu một
cách có hệ thống cách phân bổ các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất nhằm đạt tới mục tiêu
quản lý.
Chúng ta thường thấy rằng lý thuyết và các công cụ kinh tế không đủ để giải
quyết tất cả các vấn đề quản trị. Chúng ta vẫn phải mượn nhiều công cụ và kỹ thuật
của tài chính, nghiên cứu hoạt động, và các quy tắc kinh doanh. Điều này có nghĩa là
lý thuyết và các công cụ kinh tế, và cả các nguyên tắc kinh doanh đều liên quan đến
vấn đề kinh tế quản trị.
Tất cả được thể hiện qua nội dung chương, cụ thể như sau:
 Các vấn đề cơ bản kinh tế trong quản trị
 Tối ưu hoá bằng phân tích cận biên
 Tối ưu hoá bằng đạo hàm
 Tối ưu hoá có ràng buộc
 Các kỹ thuật tối ưu hoá
 Quan hệ kinh tế quản trị với môn học khác
 Quá trình ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp
 Mục tiêu của các doanh nghiệp
Mục tiêu chương: Sau khi học Chương này, người học có thể:
- Giải thích và liệt kê các hàm liên quan đến kinh tế học quản lý.
- Mô tả chi tiết và giải thích giá trị của một hãng.
- Hiểu và giải thích được khái niệm tối đa hóa lợi nhuận.
- Hiểu rõ cách tối đa hóa giá trị tài sản (cổ đông).
- Giải thích và cho ví dụ về phân tích cận biên.
- Xác định và áp dụng các chiến lược để tối ưu hóa lợi nhuận.
- Thiết lập quá trình tối ưu hóa.
- Xác định và áp dụng quá trình để đạt được lợi nhuận tối đa.
- Hiểu và giải thích được tối thiểu hóa chi phí.
- Định nghĩa và cho ví dụ về tối ưu hóa bị ràng buộc.
-----------------  ----------------

2
I. Các vấn đề cơ bản của kinh tế trong quản trị
1. Quan hệ giữa kinh tế quản trị với các môn học khác
Kinh tế học quản trị (hoặc kinh tế học kinh doanh) là môn kinh tế học áp dụng trong
ra quyết định. Nó là một nhánh của môn kinh tế học áp dụng lý thuyết kinh tế và phương
pháp luận khoa học vào việc ra quyết định nhằm giải quyết những vấn đề quản lý và kinh
doanh.
Kinh tế trong quản trị thiết lập mối quan hệ giữa lý thuyết kinh tế học và các
khoa học ra quyết định trong việc phân tích quá trình ra quyết định của các nhà lãnh
đạo. Lý thuyết kinh tế học truyền thống bao gồm kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ
mô nêu lên nhiều bài học liên quan đến việc ra quyết định, trong đó vai trò kinh tế vi
mô là quan trọng. Phần lớn nội dung chủ yếu kinh tế học trong quản trị được rút ra
từ kinh tế học vi mô cũng như các lĩnh vực khác trong lý thuyết kinh tế
Kinh tế trong quản trị khác kinh tế vi mô, kinh tế vi mô nặng về mô tả, kinh tế
trong quản trị nặng về quyết định. Ví dụ: kinh tế vi mô nói về cách mà giá xe máy
hình thành, còn kinh tế trong quản trị tìm hiểu cách mà các hãng xe máy định giá. Sơ
đồ quan hệ kinh tế doanh nghiệp với các môn học khác như sau:

CÁC CÔNG CỤ VÀ LÝ
THUYẾT KINH TẾ
Lý thuyết về nhu cầu
Lý thuyết về doanh nghiệp
Lý thuyết sản xuất
Cơ cấu thị trường
Kinh tế học vĩ mô

KINH TẾ TRONG QUẢN TRỊ


Sử dụng các công cụ và lý thuyết
kinh tế cùng phương pháp luận
khoa học trong việc ra quyết định
CÁC CÔNG CỤ VÀ KHOA để giải quyết các vấn đề kinh
HỌC QUYẾT ĐỊNH doanh và phân bổ nguồn lực tối ưu

Tối ưu hóa
Các phương pháp thống kê
Dự báo và ước lượng
Tài chính và đầu tư
Các công cụ ra quyết định
khoa học khác

Hình 1.1 Quan hệ giữa kinh tế trong quản trị với các môn học khác
2. Quá trình ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp
Các bước cơ bản trong quá trình ra quyết định gồm:
Bước 1: Lựa chọn một mục tiêu. Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa chi phí?
Bước 2: Nhận diện vấn đề. Khi kết luận có vấn đề tồn tại, bộ máy quản lý nên chuẩn bị
xác định cụ thể hoặc thông báo chính xác về vấn đề đó. Ví dụ, công ty đó nên sản xuất bao
nhiêu sản phẩm?
Bước 3: Xác định các phương án thay thế hoặc làm rõ các biến quyết định khác nhau mà
hãng cần tháo gỡ.

3
Bước 4: Xác định các hạn chế để lựa chọn phương án. Sự lựa chọn của bộ máy quản lý
luôn luôn bị giới hạn bởi sự sẵn có các nguồn lực, luật lệ, các đạo luật điều chỉnh, các giá
trị đạo đức, hoặc mong muốn của bộ máy quản lý. Cần phải xác định bất cứ hạn chế nào có
khả năng tồn tại.
Bước 5: Thực hiện phương án phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp hay xác định
phương án tối ưu (ví dụ, phương án tối đa hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa chi phí).

Hình 1.2 Các bước cơ bản ra quyết định

3. Mục tiêu của các doanh nghiệp


a. Tối đa hóa lợi nhuận
* Lợi nhuận
Lợi nhuận (profits) thường được coi là vấn đề mấu chốt của hãng. Khi đó lợi nhuận
được tạo ra một cách hợp pháp và hợp lý, đem lại gì cho các doanh nghiệp? Đầu tiên, nó là
thông điệp rõ ràng cho thấy công ty này đang cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà con
người đang cần hoặc mong muốn - đặc biệt ở mức giá mà họ sẵn sàng chi trả. Cũng vậy,
một mức lợi nhuận tốt có nghĩa là chi phí của công ty theo đúng kế hoạch dự tính. Nó cũng
có nghĩa là “hiệu quả”. Tại sao các doanh nghiệp cần phải tạo ra một mức lợi nhuận cao?
* Vai trò của lợi nhuận
Mức lợi nhuận cao cho phép các công ty:
- Đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư khi dám mạo hiểm đầu tư vốn
- Nghiên cứu, phát triển hàng hóa - dịch vụ mới và tốt hơn.
- Tạo công ăn việc làm, thưởng và mở rộng cơ hội thăng tiến cho nhân viên.
- Động viên kịp thời đối với những hoạt động có hiệu quả.
* Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế
Cần phân biệt được lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế.
Lợi nhuận kế toán (Accounting profits), còn gọi là lợi nhuận kinh doanh, là phần
chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. Lợi nhuận kế
toán được ghi ở dòng cuối cùng trong bản báo cáo thu nhập của một doanh nghiệp.
Lợi nhuận kinh tế (Economic profits)thì ngược lại, là phần chênh lệch giữa tổng
doanh thu và tổng chi phí cơ hội (opportunity costs). Chi phí cơ hội của việc sử dụng một

4
nguồn lực tạo ra chi phí kinh tế bao gồm chi phí tường minh của nguồn lực đó và chi phí ẩn
của phương án sử dụng nguồn lực tốt nhất bị bỏ qua. Vì lý do này chi phí cơ hội nói chung
thường cao hơn chi phí kế toán hay chi phí trên sổ sách. Ví dụ, chi phí cơ hội của việc tham
dự khóa học hè là chi phí cho giáo viên và giáo trình cộng với số tiền mà lẽ ra bạn đã kiếm
được nếu như đi làm suốt kỳ nghỉ hè.
* Tối đa hóa lợi nhuận và phân tích biên
Mục đích của một công ty là tối đa hóa lợi nhuận (profit maxinmization). Đây là lý
thuyết truyền thống khác với lý thuyết hành vi của một công ty. Phân tích cận biên
(marginal analysis) cho biết nên ra quyết định kinh doanh và hành động như thế nào khi
doanh thu cận biên (MR) vượt qua chi phí cận biên (MC). (MR là phần doanh thu thêm khi
bán thêm một đơn vị đầu ra và MC là chi phí đầu vào dùng để sản xuất thêm một đơn vị
đầu ra). Nếu MR=MC, quyết định đưa ra sẽ tối đa hóa lợi nhuận công ty.
b. Tối đa hóa tài sản
Một mục tiêu hoạt động khác của công ty là tối đa hóa tài sản (wealth maximization
- hay tối đa hóa giá trị cho cổ đông). Đây là mục tiêu dài hạn. Người ta ai cũng thích tối đa
hóa tài sản của mình vì nó tính đến: (1) Tài sản lâu dài, (2) Rủi ro hay bất ổn, (3) Thời gian
hoàn vốn, (4) Cổ tức.
Chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận yêu cầu công ty định giá được lợi nhuận kỳ vọng hay
dòng tiền mặt liên quan đến một quyết định, bằng việc tính toán một cách rõ ràng thời gian
chu chuyển của dòng tiền này cũng như rủi ro đi kèm với nó. Việc xem xét thời gian của
dòng tiền đòi hỏi dòng tiền mặt trong tương lai phải được điều chỉnh hoặc chiết khấu theo
một tỷ lệ lãi suất nào đó phản ánh chi phí của ngân quỹ được dùng để cấp vốn cho dự án.
Có thể giải quyết rủi ro liên quan đến các dòng tiền mặt bằng một số cách, trong đó có một
cách là chỉ rõ phân phối xác suất của các dòng tiền. Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về khái
niệm giá trị thời gian của tiền theo thời gian và các yếu tố rủi ro trong chương 11 và 12.
Lý thuyết hành vi người sản xuất đề xuất các mục tiêu mà hãng sản xuất có thể theo
đuổi như tăng trưởng, quy mô, và tồn tại lâu dài. Sự tăng trưởng thường được đo bằng
doanh thu tăng lên, thị phần, tài sản, và/hoặc số lượng nhân viên. Sự tồn tại lâu dài của một
công ty chỉ được đảm bảo khi quá trình ra quyết định kinh doanh được xác định theo
hướng tránh hoặc tối thiểu hóa rủi ro hơn là tối đa hóa lợi nhuận.
* Xác định giá trị tiền tệ theo thời gian
Một đô la bây giờ có giá trị cao hơn so với một đô la nhận được sau này. Nhận định
này tổng kết lại một nguyên lý quan trọng: giá trị của tiền có tính thời gian. Chi phí cơ hội
của việc nhận được một đô la trong tương lai là phần lãi lẽ ra có thể thu được nếu nhận
đồng đô la đó ngày hôm nay. Chi phí cơ hội này phản ánh giá trị của tiền theo thời gian
(time value of money).
Giá trị của tiền theo thời gian là một vấn đề quan trọng cần phải cân nhắc khi ra
quyết định kinh doanh. Phân tích giá trị hiện tại (hay dòng tiền mặt chiết khấu) được dùng
rộng rãi trong tính toán thời gian của dòng tiền mặt vào và ra.
Giá trị hiện tại là gì – Đồng tiền hiện nay đáng giá bao nhiêu?

5
Giá trị hiện tại (present value) là giá trị ngày hôm nay của dòng tiền mặt tương lai.
Việc tính toán các giá trị hiện tại (hay chiết khấu) đối lập với việc xác định giá trị tương lai.
Lãi suất r được xem là tỷ lệ chiết khấu.

Vì vậy:

Trong đó: PV: giá trị hiện tại (Present Value)


FV : giá trị tương lai (Future)
n: số thời kỳ
Ví dụ 1
Bạn muốn nhận được $10,000 trong vòng 6 năm tới với lãi suất 15% thì số tiền phải
có ngày hôm nay là $4,320.

1
PV = $10,000 = $10,000(0.432) = $4,320
6
(1 + 0.15)
Điều này có nghĩa là $4,320 đầu tư ngày hôm nay với mức lãi suất 15%, 6 năm sau
số tiền này sẽ lên tới $10,000.
Ý tưởng cơ bản về giá trị hiện tại của lượng tiền trong tương lai có thể được mở
rộng sang một loạt các dòng tiền mặt tương lai, được chỉ rõ dưới đây.

Ví dụ 2
Bạn dự định bắt đầu dòng sản phẩm mới với mức chi phí khởi điểm là $32,000. Các
dòng tiền mặt được lên kế hoạch hàng năm là:
1 $10,000
2 $20,000
3 $5,000

Nếu bạn nhất thiết phải kiếm được ít nhất 10% từ số tiền đầu tư, bạn có nên sản xuất
dòng sản phẩm mới này không?
Giá trị hiện tại của các dòng vào tiền mặt hỗn hợp được tính toán trong bảng sau:
Năm Dòng tiền mặt vào 1/(1+0.10)t Giá trị hiện tại
1 $10,000 0.909 $9,090
2 $20,000 0.826 16,520
3 $5,000 0.751 3,755
$29,365
Vì giá trị hiện tại của dòng vào tiền mặt dự tính thấp hơn vốn đầu tư ban đầu nên
bạn không nên thực hiện dự án này.
Chú ý: Khi thực hiện các tính toán về giá trị hiện tại cần sử dụng:
- Các công cụ tính toán tài chính

6
- Bảng giá trị hiện tại (Bảng 3 và 4 trong phụ lục)
- Hàm giá trị hiện tại sử dụng phần mềm bảng tính như Excel hoặc Lotus 1-2-3.
*Xác định giá trị doanh nghiệp
Quá trình xác định giá trị của một hãng bao gồm việc tìm giá trị hiện tại của lợi
nhuận (hay các dòng tiền mặt) tương lai dự tính của hãng đó, được tính vào giá trị hiện tại
với mức lãi suất phù hợp. Về mặt toán học, mô hình định giá cơ bản có thể được định nghĩa
như sau: n
Ct
V= t
t 1 (1  r)
Trong đó
V = giá trị hiện tại của hãng
Ct = dòng tiền hoặc lợi nhuận tương lai dự tính ở giai đoạn t = 1, …,n
r = tỷ suất lợi nhuận bắt buộc
Ví dụ
Công ty XYZ muốn có lợi nhuận cuối năm trong 3 năm liên tiếp là: $30,000,
$90,000, và $120,000. Sau đó công ty này đóng cửa. Cho lãi suất 10%, xác định giá trị của
công ty.
Giá trị hiện tại của loạt lợi nhuận được tính toán như sau:
Năm Dòng tiền mặt đầu vào 1/(1+0.10)n Giá trị hiện tại
1 $30,000 0.909 $27,270
2 90,000 0.826 74,340
3 120,000 0.751 90,120
$191,730
c.Tối thiểu hóa chi phí
Doanh nghiệp được giả định sản xuất một loại sản phẩm tiêu chuẩn hoá và các
chi phí sản xuất được biết trước, và chi phí sản xuất trung bình trong ngắn hạn AC
được xác định trên đồ thị là hình chữ U
Chi phí trung bình giảm xuống trong khoản từ A đến B, vì chi phí cố định
được chia nhỏ cho lượng sản phẩm tăng lên và bắt đầu tăng ngoài điểm B khi mà quy
luật năng suất biên giảm dần làm tăng chi phí biến đổi trung bình.
Chi
phí
AC

Q Sản lượng
Hình 1.3 Chi phí và sản lượng

7
d.Tối đa hoá doanh thu
Một trong những quyết định tiền lương và địa vị của các nhà quản lý là liên
quan đến quy mô của doanh nghiệp. Quy mô này được đo bằng doanh thu bán hàng
chứ không phải lợi nhuận. Trong trường hợp này, các quyết định của nhà quản lý là
tối đa hoá doanh thu.
Một doanh nghiệp tối đa hoá doanh thu sẽ sản xuất nhiều hơn và đặt mức giá
thấp hơn, tuy nhiên phải có giới hạn ràng buộc về lợi nhuận.

Doanh thu
Doanh thu tối đa
Chi phí
Lợi nhuận

Lợi nhuận tối đa

Sản lượng
Q* Q1

Hình 1.4 Tối đa hóa doanh thu

II.CÁC KỸ THUẬT TỐI ƯU HÓA


Trong lĩnh vực kinh tế học, nhận biết được mối quan hệ giữa các lượng kinh tế khác
nhau là rất quan trọng. Chẳng hạn như, bạn biết rằng có mối quan hệ giữa giá của một hàng
hóa (hay dịch vụ) với số lượng bán được. Qua bài học này bạn sẽ hiểu được các mối quan
hệ như hàm sản xuất, hàm chi phí và hàm lợi nhuận.
1. Tối ưu hóa bằng phân tích cận biên
Một trong những công cụ phân tích hữu hiệu của doanh nghiệp là phân tích biên.
Giá trị biên của một biến phụ thuộc được định nghĩa là mức thay đổi của nó bởi sự thay đổi
một đơn vị của biến độc lập nào đó gây ra.
Để minh hoạ, ta nghiên cứu tổng lợi nhuận của một doanh nghiệp ở những mức sản
lượng nhất định. Tổng lợi nhuận là biến phụ thuộc, sản lượng là biến độc lập
Ví dụ
Gọi TR(Q) là tổng doanh thu mà một công ty có được từ việc sản xuất Q đơn vị đầu
ra và gọi TC (Q) là tổng chi phí để sản xuất Q đơn vị đầu ra đó. Do đó, lợi nhuận ( ) là:
(Q) = TR(Q) - TC(Q).

8
Bảng 1.1 Doanh thu và chi phí của một doanh nghiệp

Q TR(Q) TC(Q) (Q)


MR MC
(1) (2) (3) (4) = (2) - (3)
0 0 0 0 - -
1 90 10 80 90 10 MR>MC
2 170 30 140 80 20
3 240 60 180 70 30
4 300 100 200 60 40
5 350 150 200 50 50 MR=MC
6 390 210 180 40 60
7 420 280 140 30 70
8 440 360 80 20 80
9 450 450 0 10 90
10 450 550 -100 0 100 MR<MC

Nhà quản lý phải đối mặt với tình huống như tóm tắt trong cột 1 đến cột 3 ở bảng 1
muốn xác định được sản lượng đầu ra cho phép tối đa hóa lợi nhuận.
Lợi nhuận được mô tả trong cột 4. Từ bảng 1 có thể thấy:
- Với điều kiện MR lớn hơn MC, phần sản lượng Q tăng thêm làm cho tổng doanh thu tăng
nhiều hơn so với phần tăng trong tổng chi phí.
- Lợi nhuận ở cột 4 được tối đa hóa khi lợi nhuận đạt $200, có được khi nhà quản lý tăng 5
đơn vị trong Q.
- Tại mức tối đa hóa lợi nhuận của Q (5 đơn vị), MR=MC (trong trường hợp này cả 2 đạt
$50). Chú ý rằng lợi nhuận được tối đa hóa tại 4 đơn vị. Tình huống này xuất hiện khi
chúng ta giải quyết các đơn vị đầu ra riêng rẽ. Từ giờ trở đi trong cuốn sách này, lợi nhuận
luôn được tối đa hóa khi MR = MC.
Tuy nhiên, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, được định nghĩa một cách có hệ thống
chịu ảnh hưởng của các khiếm khuyết sau: (1) Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận không đánh
giá được rủi ro gắn với các quyết định thay thế, (2) Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận không tạo
ra nền tảng để so sánh các dòng doanh thu và chi phí theo thời gian, và (3) thay vì tìm cách
“tối đa hóa” một mục tiêu nào đó, chẳng hạn như lợi nhuận, công ty lại vừa lòng, hoặc
chấp nhận các cấp độ hoạt động của mình. Đây là một mô hình khác của hãng, gọi là lý
thuyết hành vi doanh nghiệp. Hơn nữa, tối đa hóa lợi nhuận chỉ là mục tiêu ngắn hạn, nghĩa
là tối đa hóa lợi nhuận trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Tối ưu hóa bằng đạo hàm
a. Đạo hàm bậc nhất
Giá trị cực trị đạt được của một hàm (giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất) rất quan trọng
trong ra quyết định kinh tế. Phần lớn kinh tế học giải quyết vấn đề tối ưu hóa, là tối đa hóa
lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa chi phí.
.

9
Giá t rị tối đa của Y
Y
Các nhân tố ngoại sinh: (Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, hoả hoạn....)
500 Độ dốc bằng 0

300

100

E
10 20 X
Dy/dx

100

-100

10 20 X
Hình 1.5 Giá trị của đạo hàm khi Y là tối đa

Phép thử đạo hàm bậc nhất (first derivative test - hay điều kiện bậc nhất ) dùng để
xác định các điểm cực trị của một hàm (Xem hình 3). dy/dx = y’= f’(x0) = 0 tại điểm cực
đại hoặc cực tiểu và x 0 gọi là cực trị của hàm. Gồm 3 bước: (1) tìm đạo hàm, (2) đặt biểu
thức bằng 0 và (3) tìm giá trị của x.
Đạo hàm bậc 2 có được từ việc áp dụng quy tắc vi phân cho đạo hàm bậc nhất chứ
không phải đối với hàm ban đầu. Kết quả vi phân đạo hàm bậc nhất cho ta đạo hàm bậc 2,
có dạng d2y/dx2 = y”= f”(x).
Ví dụ
Giả sử y = f(x) = 3x2. Thì, dy/dx = f’(x) = 6x.
6x là kết quả của đạo hàm bậc nhất. Đạo hàm bậc 2 là d2y/dx2 = y”= f”(x) = 6.
Chú ý
Đạo hàm bậc 2 dùng để đánh giá đạo hàm bậc nhất. Nói cách khác đạo hàm bậc 2
đo lường tỷ lệ thay đổi của độ dốc hàm gốc f(x).

Hình 1.6 Xác định điểm cực trị

10
Giả sử ta xác định giá trị X như thế nào để tối đa hoá hay tối thiểu Y, với lập
luận: giá trị cực đại hay cực tiểu chỉ đạt được khi độ dốc của đường biểu diễn Y trên
tung và X trên trục hoành bằng 0
Ví dụ: Y là lợi nhuận và X là sản lượng của một doanh nghiệp. Nếu quan hệ
giữa X và Y như đồ thị dưới thì Y đạt tối đa khi X=10.
Ta có Y=-50 +100X – 5X2 tức là dY/dX = 100 – 10X, nếu đạo hàm này bằng 0 thì 100 –
10X = 0 nên X=10
Đó là giá trị của X khi Y là tối đa. Nhưng có những trường hợp, phép tính đạo
hàm chưa cho biết đó là điểm tối đa hay tối thiểu.. Chẳng hạn đồ thị dưới đây, đạo
hàm bằng 0 tại 2 điểm X=5 và X=15.
b. Đạo hàm bậc 2
Chúng ta cần xác định xem giá trị cực trị là cực tiểu hay cực đại. Có thể tìm được
thông tin này thông qua việc tìm đạo hàm bậc 2 (hay điều kiện bậc 2). Phép thử như sau:
Hàm y = f(x) đạt cực đại tại điểm x = x0 nào đó nếu f’(x0) = 0 và f’’(x0) âm.
Tương tự như vậy, f(x) đạt cực tiểu tại một điểm x0 nào đó nếu f’(x0) = 0 và f’’(x0)
dương.
Nếu cả hàm bậc nhất và hàm bậc 2 đều bằng 0 thì ta chỉ có một điểm uốn chứ không
có giá trị cực đại hoặc cực tiểu, tức là f’(x0) = 0 và f’’(x0) = 0. Một ví dụ về hàm không có
điểm cực đại và cực tiểu là y = f(x) = x3.
Ví dụ1
TR = 500  22x  0.05x2.
TR/dx = 22  0.10x = 0
Ta cho đạo hàm bậc nhất bằng 0 và tìm được giá trị x, như sau:
22  0.10x  0 =>  0.10x   22 hay x  220.
Chú ý rằng d2TR/dx2 = -0.1. Vì đạo hàm bậc 2 âm, giá trị cực trị của hàm (x* = 220)
là giá trị cực đại.
Thay x bởi x* = 220 trong hàm gốc chúng ta có doanh thu cực đại như sau:
 500  22(220)  0.05(220)2   500  4,840  0.05(48,400)  $1,920
Ví dụ 2
Cho y = f(x) = x3 - 12x2 + 36x + 18
Để có giá trị tới hạn chúng ta tìm đạo hàm bậc nhất và cho đạo hàm này bằng 0.
dy/dx = f’(x) = 3x2 - 24x + 36 = 0
= (3x - 18)(x - 2) = 0, cho thấy phương trình bậc 2 này có 2 nghiệm.
Các nghiệm kép là: (3x - 18) = 0 và (x - 2) = 0; do đó, x1 = 6 và x2 = 2.
Để khẳng định xem chúng là điểm cực đại hay cực tiểu hay không, chúng ta cần thử
lại đạo hàm bậc 2 như sau:
d2y/dx2 = f”(x)= 6x - 24
Tại x1 = 6, f”(x)= 6(6) - 24 = 12 > 0, là điểm cực tiểu
Tại x2 = 2, f”(x)= 6(2) - 24 = -12 <0, là điểm cực đại

11
CHÚ Ý:
Phép thử Đạo hàm Bậc nhất Phép thử Đạo hàm Bậc hai
Cực đại f’(x0) = 0 f”(x0) < 0
Cực tiểu f’(x0) = 0 f”(x0) > 0

Y Giá trị tối đa của Y

Giá trị tối thiểu của Y


0 X

dy/dx
d 2 Y/dx 2 dương ở điểm này

d 2 Y/dx 2 âm ở điểm này

0 2 6 X
Hình 1.7 Đạo hàm bậc hai xác định điểm tối đa và tối thiểu
3. Tối ưu hóa có ràng buộc
Người lãnh đạo trong một doanh nghiệp thường gặp những giới hạn ràng buộc
làm giới hạn phạm vi lựa chọn của họ. Nhà sản xuất muốn tổi thiếu hóa chi phí,
nhưng họ có thể sản xuất thấp hơn số lượng mà ký với khách hàng trong hợp đồng
hay không? Ban giám đốc doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận nhưng trong ngắn
hạn họ không thể thay đổi chủng loại sản phẩm, cũng như không thể đầu tư thêm
máy móc thiết bị, nhà xưởng được.
Như vậy để giải các bài toán tối ưu hóa có ràng buộc, thì ràng buộc này có coi
như là một biến mà người ra quyết định có thể lựa chọn và có thể biểu thị như là hàm
của một biến khác. Ví dụ: hãng Kloster sản xuất hai loại sản phẩm khác nhau và hàm
tổng chi phí là: TC = 4Q 1 2 + 5Q 2 2 -Q1 Q 2 với Q 1 là sản lượng/ giờ của sản phẩm thứ
nhất và Q 2 là sản lượng/ giờ của sản phẩm thứ hai.
Theo hợp đồng ký với khách hàng, sản lượng chung của hai loại không thể
thấp hơn 30 sản phẩm/giờ. Giám đốc của Kloster muốn biết mức sản lượng nào của
từng loại cho phép tối thiểu hóa được chi phí trong khi phải tính đến ràng buộc nói
trên. Bài toán tối ưu hóa có ràng buộc được diễn giải như sau:
Tối thiểu hóa chi phí TC = 4Q 1 2 + 5Q 22 -Q1 Q 2 với điều kiện Q 1 + Q 2 = 30
Nên Q 1 = 30- Q 2. Thay (30- Q 2 ) vào TC như sau:

12
TC = 4(30- Q 2) 2 + 5Q 22 -(30- Q2 )Q 2 = 3600 - 270Q 2 + 10Q 22
Ta có thể sử dụng phương pháp tối ưu hóa không có ràng buộc để tunsh Q 2 mà TC tối
thiểu. Muốn tìm điểm tối thiểu ta tính đạo hàm TC theo Q2 và cho nó bằng 0.
(TC)’ = 0 Q 2 = 13,5
Để đảm bảo TC là tối thiểu chứ không phải là tối đa, ta tính đạo hàm bậc 2
(TC)’’=20 kết quả là số dương TC đúng là tối thiểu
Muốn tìm được giá trị của Q 1 để tối thiểu hóa tổng chi phí, ta thay vào ràng
buộc:
Q 1 + Q 2 = 30 => Q 1= 16,5.Tóm lại, nếu hãng Kloster muốn tối thiểu hóa với
ràng buộc sản lượng/giờ của hai sản phẩm là 30, hãng phải sản xuất 16,5 đơn vị sản
phẩm thư hai trong mỗi giờ
Ví dụ sau đây cho biết cách dùng đạo hàm để tìm ra tỷ lệ thay đổi.
Công ty cung cấp dịch vụ lau dọn Peruvian là nhà phân phối chủ yếu chất tẩy rửa
quan trọng cho những người quét dọn khắp miền nam nước Mỹ. Chất tẩy rửa này dùng để
tạo ra lớp bảo vệ bên ngoài cho các hầm làm lạnh suốt mùa hè có độ ẩm cao. Peruvian
cung cấp chất tẩy trong những chiếc xe téc, và mỗi khách hàng phải mua ít nhất 100-gallon
(1 gallon = 3.78 lít Mỹ). Giá tiền mỗi gallon là $12. Khách hàng mua khối lượng lớn hơn
100 gallon sẽ được chiết khấu $0.05 mỗi gallon. Phần trăm chiết khấu này chỉ áp dụng cho
những lượng hàng lớn hơn mức tối thiểu; 100 gallon đầu tiên vẫn có giá là $12 mỗi gallon
bất kể tổng số gallon được mua là bao nhiêu đi nữa.
Bộ phận quản lý thiết lập hàm toán học sau đây về tổng doanh thu từ mỗi khách
hàng dựa vào những thông tin trên như sau:
TR  $12(100)  [$12  $0.05(x  100)] (x  100) =  500  22x  0.05x2
Đây là một hàm bậc 2. Đạo hàm của dạng hàm số này là: dTR/dx 22  0.10x.
Chú ý
Đạo hàm của hàm tổng doanh thu cho biết doanh thu cận biên (MR), ví dụ, phần
tăng lên trong TR có được từ một đơn vị tăng thêm của đầu ra. Tương tự, chi phí cận biên
bằng đạo hàm của hàm tổng chi phí
Đạo hàm này phản ánh một thực tế rằng mức thay đổi không phải là một hằng số.
Có nghĩa là mức thay đổi phụ thuộc vào giá trị của x, vì vậy mức thay đổi tự nó sẽ thay đổi
khi giá trị của g thay đổi. Tính đa dạng trong mức thay đổi là do mức thay đổi của một hàm
bậc 2 thay đổi liên tục. Để tìm ra mức thay đổi trong TR khi một số lượng gallon cụ thể
được bán cho người mua, thay x trong đạo hàm bằng lượng gallon này. Ví dụ, để tìm mức
thay đổi (mỗi gallon) trong TR tại 105 gallon, phép tính dựa trên đạo hàm sau là cần thiết.
22  0.10(105)  22  10.50  11.50.
Nghĩa là tổng doanh thu thay đổi $11.50 với doanh số 105 gallon. Tại mức bán 110
gallons, mức thay đổi là $11,
22  0.10(110)  22  11  11.
Nói cách khác, tổng doanh thu thay đổi ở tỷ lệ $11 khi doanh số bán là 110 gallons,
ngược lại so với tỷ lệ $11.50 khi doanh số là 105 gallons.
-----------------  ----------------

13
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CẦU

Phân tích cầu hữu ích trong việc dự đoán doanh số, định giá, và lập kế hoạch lợi nhuận
dài hạn. Phân tích cầu bao gồm lượng hóa nhu cầu cụ thể, tính toán hệ số co giãn của cầu, ước
lượng các hàm số của cầu, dự báo doanh số và quyết định giá.
Tất cả được thể hiện qua nội dung chương, cụ thể như sau:
 Hàm cầu thị thị trường.
 Sự co giãn cầu và chính sách giá.
 Các phương pháp nghiên cứu thị trường.
 Định lượng cầu.
 Dự báo kinh tế trong doanh nghiệp
Mục tiêu chương: Sau khi học Chương này, người học có thể:
- Định nghĩa hàm cầu.
- Xác định các yếu tố dịch chuyển cầu.
- Giải thích và cho ví dụ về hàm cầu tuyến tính.
- Tính toán và giải thích khái niệm co giãn điểm của giá.
- Tính toán và cho ví dụ về co giãn quảng cáo.
- Giải thích khái niệm co giãn liên tục.
- Tính toán mức giá tối ưu.
-----------------  ----------------
I. Hàm cầu thị trường
Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng cầu của một sản phẩm phụ thuộc vào giá của nó, ví
dụ:Qd = f(P)
Lý thuyết kinh tế còn cho biết rằng ngoài giá, cầu còn phụ thuộc vào các yếu tố
khác: Qd = f (P, PC, Y, A,...)
Trong đó P = giá của sản phẩm, PC = giá của hàng thay thế và bổ sung; Y = thu
nhập, A = quảng cáo. Hàm cầu là một mối quan hệ toán học cho thấy lượng cầu của một
hàng hóa hay dịch vụ sẽ thay đổi như thế nào khi các nhân tố trên thay đổi. Các nhân tố phi
giá gọi là nhân tố dịch chuyển cầu. Ảnh hưởng của mỗi nhân tố phi giá đến lượng cầu có
thể được ước lượng thống kê dựa vào các dữ liệu chéo hoặc theo dòng thời gian.
1. Đường cầu
Đường cầu (demand curve) là đường mô tả biểu cầu, thể hiện mối quan hệ nghịch
đảo giữa giá và lượng cầu trong một khoảng thời gian, với điều kiện các yếu tố khác không
đổi. Giá nằm trên trục tung, lượng cầu nằm trên trục hoành. Chú ý rằng sự thay đổi từ điểm
A đến điểm B trên đường cầu là do sự thay đổi của giá. Sự thay đổi từ điểm A đến C trên
đường cầu lại không phải do giá mà do các nhân tố phi giá làm dịch chuyển cầu.
2. Sự dịch chuyển cầu
Sự thay đổi của một nhân tố phi giá bất kỳ của sản phẩm (gọi là các nhân tố làm
dịch chuyển cầu – demand shifters) sẽ dẫn đến cầu đối với sản phẩm tăng hoặc giảm.

14
Hình 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng dịch chuyển cầu
Các nhân tố này bao gồm:
- Thu nhập của người tiêu dùng,
- Giá của hàng bổ sung hay thay thế
- Thị hiếu của người tiêu dùng.
- Dân số
- Kỳ vọng người tiêu dùng
Trên sơ đồ, sự dịch chuyển của cầu được thể hiện bằng một đường cầu song
song với nó
3. Hàm cầu thị trường
a. Đường cầu thị trường
Đường cầu của một sản phẩm thể hiện số lượng hàng hóa khác nhau mà nhóm
người tiêu dùng sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau tại một thời điểm
cụ thể khi các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng không đổi. Do vậy, đường cầu thị
trường phân biệt mối quan hệ giữa giá và lượng cầu giữa các nhóm người tiêu dùng. Nó
được xác định bằng cách lấy tổng số lượng hàng hóa của một sản phẩm mà mỗi người tiêu
dùng sẵn sàng và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau.
b. Hàm cầu thị trường
Hàm cầu thị trường của sản phẩm là biểu thị quan hệ giữa những số lượng cầu
của sản phẩm này và những yếu tố khác ảnh hưởng đến những số lượng đó. Biểu thị
dạng tổng quát như sau:
Q=f(P X, I, P Y.…)
Trong đó: Q: số lượng cầu sản phẩm X
P X :giá sản phẩm X
I : thu nhập bình quân của dân cư
P Y : giá hàng hoá liên quan
Nếu X là máy tính cá nhân, giả sử hàm cầu thị trường là hàm bậc nhất sẽ là
Q=b 1P + b 2 I + b 3 S + b 4 A
Trong đó: Q: số lượng cầu về máy tính cá nhân (trong 1 năm)
P: giá trung bình của những máy tính
I: thu nhập bình quân của dân cư
15
S: giá trung bình của phần mềm
A: tổng chi tiêu cho quảng cáo của những nhà sản xuất máy tính
Các giám đốc doanh nghiệp cần những hệ số b được cụ thể bằng số trong hàm
số cầu trên, từ số liệu thống kê, ví dụ:
Q = -700P + 200I –500S + 0,01A (1)
Theo phương trình này giá máy tính cá nhân tăng 1 USD sẽ làm số lượng cầu giảm
đi 700 máy tính/năm, thu nhập bình quân tăng 1USD sẽ làm số lượng cầu tăng thêm 200
máy, giá các phần mềm tăng 1 USD là giảm số lượng cầu 500 náy và tăng 1 USD cho
quảng cáo sẽ làm số lượng cầu tăng 0,01 máy
4. Phân biệt hàm cầu ngành và hãng
Có thể xác định hàm cầu riêng cho từng hãng cũng như cho toàn ngành. Một hãng
sản xuất máy tính cá nhân có thể dựa vào phương trình (1) để dự kiến doanh thu của mình.
Trong phương trình này, số lượng cầu về sản phẩm của hãng có quan hệ nghịch biến
với giá sản phẩm của hãng, nhưng có quan hệ đồng biến với giá sản phẩm của hãng cạnh
tranh, có quan hệ đồng biến với chi phí quảng cáo của hãng nhưng lại nghịch biến với chi
phí quảng cáo của hãng cạnh tranh. Như vậy, hàm cầu ngành và hàm cầu hãng rất khác
nhau. Mỗi hãng đều có mối quan tâm riêng như muốn biết thu nhập khả dụng và chi phí
quảng cáo tác động đến doanh thu của ngành cũng như doanh thu riêng của hãng, điều này
có tầm quan trọng đặt biệt
II. Sự co giãn cầu và chính sách giá
Việc xác định xem nên giảm giá hay tăng quảng cáo một sản phẩm phụ thuộc nhiều
vào sự co giãn của cầu (elasticity of demand) sản phẩm đó. Một trong những khái niệm
quan trọng nhất về cầu là sự co giãn cho biết tính nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay
đổi của một nhân tố trong hàm cầu. Những nhân tố chủ yếu dẫn đến sự co giãn của cầu là:
Giá cả của hàng hóa đó (trong trường hợp co giãn theo giá)
Giá cả của hàng hóa thay thế (trong trường hợp cầu co giãn chéo)
Thu nhập (trong trường hợp co giãn theo thu nhập)
Quảng cáo (trong trường hợp co giãn theo quảng cáo)
1. Co giãn theo giá
Co giãn theo giá (price elasticity), ký hiệu là e p, là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong
lượng cầu (Q) tương ứng với phần trăm thay đổi trong giá (p), tỷ lệ này nhận giá trị dương.
Chúng ta phân loại co giãn của cầu theo giá thành 3 nhóm:
Co giãn của cầu theo giá Mức độ co giãn
ep>1 Co giãn
ep=1 Co giãn đơn vị
ep<1 Không co giãn
Có 2 loại co giãn giá: (1) co giãn đoạn và (2) co giãn điểm.
a. Co giãn đoạn
Co giãn đoạn (arc elasticity) của cầu là lượng cầu bình quân tương ứng với sự thay
đổi trong giá giữa 2 mức giá khác nhau:

16
Trong đó P1 và Q1 là giá và lượng cầu ban đầu, P2 và Q2 là giá và lượng cầu mới.
Nói cách khác sự thay đổi trong Q và P được tính toán bằng phần trăm theo
bình quân của các giá trị ban đầu và cuối cùng tương ứng. Phương pháp này giải
quyết vấn đề rắc rối trong việc tính toán sự co giãn, nhờ vào việc coi điểm kết thúc
của đoạn này là điểm khởi đầu của đoạn kia và tạo ra một phương pháp đo lường
chính xác hơn về mối quan hệ bình quân tương ứng giữa 2 biến của đoạn được thể
hiện bằng dữ liệu.
Ví dụ:
Cho bảng sau:
P Q
$0.60 400,000
0.50 800,000

CHÚ Ý: Phép tính này cho ra giá trị âm nên được biểu diễn trong dấu giá trị tuyệt đối |e p |.
b. Co giãn điểm
Co giãn điểm (point elasticity) là mức độ co giãn đo lường tại một điểm cho trước.

Trong đó dQ/dP là độ dốc của hàm cầu Q = (P).


Ví dụ
Hàm cầu có dạng Q = 200 - 6P. Co giãn giá tại P = 4 được tính như sau:
Đầu tiên, Q = 200 - 6(4) = 176
Vì dQ/dP = -6, nên ep tại P = 4 là:
ep= -6 x (4/176) = -0.136
Có nghĩa là giá thay đổi 1% sẽ kéo theo cầu thay đổi khoảng 0.14%. Cầu đối với sản
phẩm được xem xét ở đây không co giãn, bởi vì |ep|<1.
c. Hai trường hợp đặc biêt co giãn theo giá
Có 2 trường hợp đặc biệt: (1) e p = 0 và (2) ep = . Nếu ep = 0, khi đó co giãn của cầu
theo giá là hoàn toàn không co giãn và lượng cầu không thay đổi khi giá thay đổi. Đường
cầu trong trường hợp này là một đường thẳng đứng như trong hình 3, đồ thị (a). Nếu e p =
, thì sự co giãn của cầu theo giá là co giãn hoàn toàn và hãng có thể bán bao nhiêu tùy
thích tại mức giá phổ biến trên thị trường, nhưng sẽ bị lỗ nếu bán với giá cao hơn. Trong
trường hợp này đường cầu là một đường ngang như trong hình 3, đồ thị (b). Tuy nhiên trên
thực tế rất hiếm có trường hợp như vậy. Cầu đối với một số sản phẩm như lọ muối, dù có
thay đổi về giá một vài lần vẫn có thể không co giãn. Thêm vào đó chúng ta có thể coi các
hãng cạnh tranh hoàn hảo có đường cầu nằm ngang.

17
d. Co giãn của cầu theo giá và tổng doanh thu, doanh thu biên
Với nhà sản xuất, tổng số tiền người tiêu dùng chi tiêu cho sản phẩm chính là tổng
doanh thu. Giả sử đường cầu về sản phẩm của hãng có dạng tuyến tính:
P = aQ + b
với b là giao điểm trên trục giá và a là độ dốc của đường cầu.
Ta có tổng doanh thu của doanh nghiệp: TR = P*Q = (aQ + b)*Q = aQ2 + bQ
Doanh thu biên được xác định MR=(TR)’=2aQ+b
Ta hãy so sánh đường doanh thu biên và đường cầu có cùng tung độ nhưng doanh
thu biên có hệ số góc gấp đôi đường cầu
Giá
Cầu co giãn nhiều, E DP >1

Cầu co giãn đơn vị, E DP =1

CAD
kém co giãn, E DP <1

0 b/2a số lượng cầu


Giá

0 số lượng cầu
Hình 2.2 Các hệ số co giãn khác nhau trên đường cầu
Đồ thị trên cho thấy tương ứng những số lượng mà doanh thu biên dương, số lượng
cầu tăng làm cho tổng doanh thu tăng, tương ứng với những số lượng mà doanh thu biên
âm, số lượng cầu tăng làm tổng doanh thu giảm
Thông tin về co giãn theo giá rất hữu ích khi xem xét ảnh hưởng của sự thay đổi về giá đối
với doanh số. Tuy nhiên cũng nên lưu ý về sự co giãn giá theo đoạn vì sự co giãn này
không liên tục dọc theo đường cầu.
Ví dụ
Cho hàm cầu sau đây P = 10 - 2Q hoặc Q = 5 - 5P. Trường hợp hàm cầu tuyến tính
(xem hình 4), trong khi độ dốc của một đường cầu thẳng giống nhau tại mọi điểm, thì sự co
giãn của một đường cầu như vậy thay đổi từ một điểm tới điểm tiếp theo. Nguyên nhân
được chỉ rõ trong công thức ep
dQ/ dP sẽ không đổi, nhưng
P/Q sẽ di chuyển xuống dưới và sang phải.
Các nhà kinh tế học đã xây dựng được mối quan hệ giữa co giãn giá (e p) và tổng
doanh thu (TR), có thể giúp ích cho hãng trong việc định giá.

18
Giá ep > 1 ep = 1 ep < 1
Tăng TR giảm Không đổi TR tăng
Giảm TR tăng Không đổi TR giảm
Trong ví dụ trên, chúng ta thấy rằng
TR = PQ = (10 - 2Q)Q = 10Q - 2Q2 do đó MR = 10 - 4Q. Hình 5 thể hiện mối quan
hệ giữa TR, co giãn giá và doanh thu cận biên.
1. Có thể dùng các loại co giãn giá để trả lời các câu hỏi sau đây:
Tăng giá 5% ảnh hưởng như thế nào đến doanh số?
Để tăng doanh số thêm 20% cần giảm giá bao nhiêu?
2. Các hãng cần nhận thức được tính co giãn của đường cầu khi định giá sản phẩm. Ví dụ,
một hãng tối đa hóa lợi nhuận sẽ không chọn cách hạ giá trong đoạn đường cầu không co
giãn vì giảm giá như vậy chỉ làm giảm tổng doanh thu và cùng lúc đó làm tăng chi phí vì
đầu ra sẽ tăng lên. Kết quả là giảm mạnh lợi nhuận. Trên thực tế khi chi phí tăng lên và cầu
sản phẩm không co giãn thì hãng sẽ không có khó khăn gì trong việc tăng giá sản phẩm.
3. Khi có nhiều hàng hóa thay thế và cầu khá co giãn, mức giá ngày càng tăng có thể làm
cho tổng doanh thu giảm xuống chứ không phải tăng lên. Lợi nhuận thu được vì vậy ít hơn
thay vì tăng lên.
4. Tương tự, các nhà quản lý đôi khi bị bất ngờ bởi sự thiếu tác dụng của việc giảm giá,
điều này đơn thuần là ảnh hưởng của thực tế rằng cầu tương đối không co giãn. Trong
trường hợp như thế, có thể họ phải dựa vào các nỗ lực marketing khác như quảng cáo và
xúc tiến bán hàng nhằm cố gắng tăng thị phần.
Chú ý
Các thước đo tính co giãn giúp các nhà quản trị marketing biết được mỗi yếu tố
quyết định (ví dụ, quảng cáo, thay đổi giá, và các yếu tố ngoại vi) ảnh hưởng đến cầu như
thế nào. Trong trường hợp này, sử dụng các nguồn lực marketing có thể mang lại hiệu quả
và nhiều lợi nhuận hơn.
2. Co giãn chéo của cầu
Co giãn chéo của cầu (cross elasticity of demand)là sự thay đổi của cầu đối với một
hàng hóa khi giá của các sản phẩm khác thay đổi, với các yếu tố khác không đổi. Nó đo
lường tính chặt chẽ trong mối liên quan với các hàng hóa thay thế hoặc mức độ tăng thêm
của cầu. Co giãn chéo của cầu theo giá được tính như sau:

Nếu e pX > 0, hàng hoá thay thế. Một tỷ lệ co giãn chéo cao có nghĩa những hàng hóa
đó có khả năng thay thế cho nhau cao( ví dụ: cà phê và trà có thể thay thế cho nhau)
Nếu e pX < 0, là hàng hóa bổ sung. (ví dụ: Những máy thu có âm thanh trung thực và những
đĩa CD).
Nếu e pX = 0, các hàng hóa độc lập với nhau.
3. Co giãn của cầu theo thu nhập
Co giãn của cầu theo thu nhập là sự thay đổi của lượng cầu tương ứng với sự thay
đổi của thu nhập, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, được tính như sau:

19
Nếu e pY > 0, sản phẩm là hàng hóa thông thường hoặc hàng hóa cao cấp có cầu thay
đổi ngay khi thu nhập thay đổi, với giả định giá không đổi. Một lượng lớn hàng tiêu dùng
là hàng cao cấp.
Nếu e Y < 0, hàng hóa là hàng thứ cấp. Cầu giảm khi thu nhập cá nhân tăng lên, do
đó người dân chuyển sang tiêu thụ các hàng hóa xa xỉ khi có mức thu nhập cao hơn. Ví dụ
về hàng hóa thứ cấp: đậu rang, lốp xe ô tô vá lại, và hàng hóa lâu bền
4. Co giãn của cầu theo quảng cáo
Độ co giãn của cầu theo quảng cáo là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong sản lượng bán
ra (hoặc thị phần) tương ứng với tỷ lệ phần trăm thay đổi trong chi tiêu quảng cáo của một
sản phẩm:

Nó dùng để đo sự hiệu quả của quảng cáo trong ngắn hạn. Co giãn này có thể bị ảnh
hưởng bởi một số các yếu tố như giai đoạn phát triển thị trường cho một sản phẩm, mức độ
phản ứng của các đối thủ cạnh tranh đối với quảng cáo của hãng, hoặc đối với những nỗ
lực xúc tiến hoặc quảng cáo được tăng lên, tầm quan trọng của các yếu tố marketing khác
(ví dụ như giá, thu nhập, thị hiếu…), số lượng và chất lượng của quảng cáo hiện tại và
trước đây của hãng.
(Câu hỏi thảo luận: phân tích hoạt động quảng cáo và khuyến mại trong ngành du
lịch Việt Nam hiên nay)
5. Chính sách định giá tối ưu
Chú ý rằng, nếu không có phép đạo hàm toán học, thì mối quan hệ giữa co giãn
điểm của cầu theo giá, doanh thu cận biên và giá là:

(chú ý: ep là số âm)
Điều này suy ra trực tiếp từ định nghĩa toán học của MR. Dạng thức này rất hữu ích
trong thiết lập chiến lược định giá của một hãng. Từ điều kiện tối đa hóa lợi nhuận
MR=MC, chúng ta rút ra được công thức xác định mức giá tối đa hóa lợi nhuận, được biểu
diễn như sau: MC = MR

Tìm được P* là mức giá tối ưu hay tối đa hóa lợi nhuận:

Ví dụ
Một người quản lý của cửa hàng đồ chơi để ý thấy rằng khi giảm giá 1% cho mỗi
con búp bê Bamboo sẽ làm tăng 2,5% doanh số bán hàng tuần. Tổng chi phí bán buôn cho

20
mỗi búp bê, cộng với chi phí trưng bày và marketing là $30 mỗi con. Co giãn cầu theo giá

trong trường hợp này là:

Mức giá tối đa hóa lợi nhuận là: P = $30/(1 + 1/-2.5) = $50
Giả thiết rằng người quản lý, thông qua lượng hàng hóa mua, có thể giảm chi phí
cận biên cho mỗi chú búp bê là $3 còn lại 27$. Mức giá tối ưu mới là: P = $27/(1 + 1/-2.5)
= $45
Như vậy, mức giá tối đa hóa lợi nhuận giảm xuống $5 sau khi chi phí cận biên mỗi
sản phẩm giảm $3.

21
CHƯƠNG 3
ĐỊNH LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU

Với ước lượng cầu, có thể tính toán định lượng các co giãn và xác định ảnh hưởng
của một sự thay đổi trong các nhân tố như giá, thu nhập hay quảng cáo đối với lượng cầu.
Về cơ bản, có hai phương pháp ước lượng cầu chính: trực tiếp và thống kê. Phương pháp
ước lượng cầu trực tiếp gồm điều tra người tiêu dùng và thử nghiệm thị trường. Một mẫu
dữ liệu thị trường thu được tại một thời điểm là một vấn đề đỏi hỏi sự tham gia của nhiều
ban ngành. Ước lượng thống kê của hàm cầu chủ yếu dựa trên kinh tế lượng và phân tích
hồi quy.
Tất cả được thể hiện qua nội dung chương, cụ thể như sau:
 Các phương pháp nghiên cứu thị trường.
 Định lượng cầu thông qua nghiên cứu các mô hình hồi quy đơn và hồi
quy bội.
 Dự báo kinh tế trong doanh nghiệp.
Mục tiêu chương: Sau khi học Chương này, người học có thể:
- Thiết kế bản điều tra người tiêu dung
- Thực hiện và thảo luận về thử nghiệm thị trường
- Thảo luận và chỉ ra vấn đề nhận dạng
- Giải thích phân tích hồi quy
- Tính toán và cho ví dụ về hồi quy tuyến tính
- Định nghĩa và tính toán hồi quy đơn
- Giải thích phương pháp bình phương nhỏ nhất
- Hiểu và giải thích được phương pháp hồi quy bội
- Tính toán sai số chuẩn của hệ số hồi quy
- Biểu diễn và tính toán sai số chuẩn của ước lượng
- Minh họa và giải thích hệ số xác định
I. Các phương pháp nghiên cứu thị trường
1. Điều tra người tiêu dùng
Điều tra người tiêu dùng về phản ứng của họ tới những yếu tố như mức độ nhạy
cảm đối với sự thay đổi giá, sự sẵn sàng mua, hoặc sự quan tâm đến các chiến dịch quảng
cáo. Bằng việc xử lý các dữ liệu thu thập được, hãng có thể nhận thức tốt hơn các yếu tố
chính trong hàm cầu. Một ưu điểm là trong dự đoán doanh số ngắn hạn, thông tin chủ quan
về quan điểm và mong muốn của người tiêu dùng, chỉ có thể có được bằng phương pháp
phỏng vấn, cho thấy khoảng cách rõ ràng giữa một ước lượng chính xác và một ước lượng
không chính xác. Phương pháp này cũng có một số nhược điểm. Một trong số đó là người
tiêu dùng thường không thể, hoặc đôi khi không sẵn lòng cung cấp câu trả lời chính xác
cho những câu hỏi có tính giả thuyết về phản ứng của họ đối với sự thay đổi trong các yếu
tố biến đổi chính của cầu.

22
2. Thử nghiệm thị trường
Thử nghiệm thị trường kiểm tra cách mà người tiêu dùng phản ứng trong những tình
huống thị trường thực tế. Một hãng thay đổi giá, quảng cáo và các yếu tố có thể kiểm soát
khác trong hàm cầu theo thời gian và giữa các thị trường, từ đó quan sát ảnh hưởng của
chúng lên lượng cầu. Ưu điểm của phương pháp này là vì người thử nghiệm có thể kiểm
soát được các biến quan trọng trong hàm cầu như giá và quảng cáo, hãng sản xuất có thể có
được hiểu biết sâu sắc về những ảnh hưởng trong ngắn hạn. Có thể nhận thấy được sự co
giãn giá hoặc co giãn chéo của cầu đối với một sản phẩm. Các hạn chế chính là:
- Khi điều tra trên diện rộng, những thực nghiệm này thường có chi phí đắt đỏ.
- Vì chi phí cao và hàm chứa rủi ro, thời gian thực nghiệm ngắn nên những người thực hiện
thử nghiệm phải miễn cưỡng kiểm tra dữ liệu ngắn hạn và phải cố kéo dài thời gian.
Những thay đổi có thể xảy ra trong các điều kiện kinh tế ngoại vi hoặc hành vi của
đối thủ trong suốt cuộc thử nghiệm thị trường có thể bóp méo kết quả.
Chú ý
Mỗi phương pháp ước lượng cầu đều có những ưu điểm và hạn chế quan trọng. Các
hãng phải tự lựa chọn phương pháp ước lượng cầu cho mình, hoặc là sự kết hợp phù hợp
giữa 2 phương án, dựa trên đặc điểm của mỗi phương pháp ước lượng.
II. Định lượng cầu
Chúng ta thường gặp phải khó khăn trong ước lượng thống kê các tham số của một
hàm như hàm cầu khi có nhiều quan hệ đồng thời tồn tại. Khi 2 biến nội sinh xuất hiện
cùng một lúc trong ít nhất 2 biểu thức khác nhau của một mô hình đồng thời, thì vấn đề xác
định xem là mối quan hệ nào có thể ước lượng được phải dựa trên cơ sở dữ liệu, bởi vì tất
cả các biến thay đổi đồng thời. Ví dụ, cả đường cầu và đường cung đều có thể được xác
định với lượng như là biến phụ thuộc, và giá là biến giải thích. Các quan sát sẵn có trên
thực tế đều như nhau, gọi là giao điểm của cung và cầu. Không thể phân biệt đường cầu từ
đường cung thực tế hay bất cứ đường nào khác đi qua giao điểm (Xem hình 1). Có sự phân
bố các điểm này vì cả đường cầu và đường cung đều dịch chuyển (khó có thể quan sát
được)
Để phân biệt được 2 biểu thức, đòi hỏi phải hiểu được sự dịch chuyển thực tế của
cầu hay cung do sự thay đổi trong các yếu tố ảnh hưởng lên chỉ một trong hai đường. Khi
vấn đề trở nên phức tạp hơn và không hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển đó,
có thể dùng điều tra người tiêu dùng và thử nghiệm thị trường để có được những thông tin
quan trọng về cầu.
Một công việc cơ bản dựa trên kinh nghiệm được thực hiện trong phạm vi của môn
kinh tế lượng. Kinh tế lượng đề cập đến lý thuyết kiểm định kinh tế học sử dụng nhiều
phương pháp ước lượng trong đó có phân tích hồi quy. Phương pháp hồi quy có thể được
nhiều người biết đến và thường được sử dụng trong ước lượng hàm cầu.
Phân tích hồi quy (Regression analysis) là quy trình thống kê dùng để ước lượng
toán học mối quan hệ trung bình giữa (các) biến độc lập và biến phụ thuộc. Hồi quy đơn
chỉ có một biến độc lập trong hàm cầu, giá hoặc quảng cáo, trong khi đó hồi quy bội có từ
2 biến trở lên, nghĩa là đồng thời có cả giá và quảng cáo

23
1. Hồi quy đơn
Phương pháp bình phương nhỏ nhất (The least-squares method) được dùng rộng rãi
trong phân tích hồi quy để ước lượng giá trị tham số trong biểu thức hồi quy. Phương pháp
hồi quy bao gồm các dữ liệu có được từ quan sát và cố gắng tìm ra một phương trình phù
hợp nhất. Để tìm ra đường này dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất.
Trong thực tế, nhiều khi chúng ta không có điều kiện để điều tra toàn bộ tổng thể.
Khi đó chúng ta chỉ ước lượng giá trị trung bình của một biến phụ thuộc từ số liệu của một
mẫu. Hàm hồi quy được xây dựng trên cơ sở một mẫu gọi là hàm hồi quy mẫu.
Nếu hàm hồi quy tổng thể có dạng tuyến tính Y =  + X + e, trong đó  và  là
tham số tổng thể thật sự (nhưng không được biết) của phương trình hồi quy và e = sai số,
thì hàm hồi quy mẫu có dạng: Y’ = a + bX, trong đó a và b lần lượt là ước lượng của  và
, và Y’ là giá trị tính được của Y với một giá trị cụ thể X và mối quan hệ ước lượng cho
trước. Khi đó: Y = a + bX + u
Trong đó u là sai số cho mối quan hệ được ước lượng và là ước lượng của e – sai số
tổng thể, do vậy: u = Y - Y'
Tiêu chuẩn bình phương nhỏ nhất đòi hỏi phương trình phù hợp nhất phải là tổng
bình phương các sai số (hay là khoảng cách tung độ từ điểm quan sát tới phương trình trên
hình 2) là bé nhất, tức là:
Bé nhất: u2 = (Y – a - bX)2
Dùng vi phân riêng có được từ biểu thức sau, gọi là biểu thức thường:
Y = na + bX
XY = aX + bX2

Giải phương trình tìm b và a:

Trong đó = và =
Ví dụ
Công ty dầu lửa DHG quan sát mối quan hệ giá – lượng qua 6 giai đoạn như sau:

Giai đoạn Giá (X) Lượng cầu (Y)


1 1.20 250
2 1.21 245
3 1.25 200
4 1.17 310
5 1.15 375
6 1.19 280
7.17 1660
Để minh họa quá trình tính toán b và a, chúng ta sẽ chuyển về dữ liệu trong bảng 1.
Tất cả phép tính được thực hiện trong bảng dưới đây:
Giai đoạn Giá (X) Lượng cầu (Y) XY X2 Y2
24
1 1.20 250 300.00 1.4400 62,500
2 1.21 245 296.45 1.4641 60,025
3 1.25 200 250.00 1.5625 40,000
4 1.17 310 362.70 1.3689 96,100
5 1.15 375 431.25 1.3225 140,625
6 1.19 280 333.20 1.4161 78,400
7.17 1660 1973.60 8.5741 477,650
Từ bảng trên:
X = 7.17; Y = 1660; XY = 1973.60; X2 = 8.5741
X = X/n = 7.17/6 = 1.20; Y = Y/n = 1660/6 = 276.67
Thay những giá trị này vào công thức để tính b:

a = Y - bX = 276.67 - (-1697.48)(1.20)) = 2305.15


Do đó Y' = 2305.15 – 1697.48 X
Lưu ý rằng ở đây không dùng Y 2 mà tính toán cho (r 2 ).
Chú ý: Mục đích của biểu đồ tham số là biểu diễn các mối tương quan. Mỗi quan sát
được biểu diễn bằng một điểm trên đồ thị tương ứng với một giá trị cụ thể của X (biến độc
lập) và Y (biến phụ thuộc).
Dữ liệu từ máy tính
SUMMARY OUTPUT

Regression Statistics
Multiple R 0.965718964
R Square 0.932613118
Adjusted R Square 0.915766397
Standard Error 17.59826354
Observations 6

ANOVA
df SS MS F Significance F
Regression 1 17144.53782 17144.53782 55.35873375 0.001742641
Residual 4 1238.795518 309.6988796
Total 5 18383.33333

Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95%


Intercept 2305.154062 272.7281592 8.452204086 0.001073477 1547.937731
X Variable 1 -1697.478992 228.1451991 -7.440345002 0.001742641 -2330.912925

25
Hình 3.1 Biểu đồ tham số
2. Mô hình hồi quy bội
Trong mô hình hồi quy đơn chỉ có một biến độc lập duy nhất, hồi quy bội có hai hay
nhiều hai biến độc lập. Trong trường hợp của doanh nghiệp trên số lượng bán ra phụ thuộc
giá bán sản phẩm mà còn phụ thuộc chi phí bán hàng.
Bảng 2.4 Số liệu bán hàng và giá bán của một doanh nghiệp
Giai đoạn Giá (X) Chi phí bán Lượng cầu (Y)
1 1.20 2100 250
2 1.21 1900 245
3 1.25 1500 200
4 1.17 3500 310
5 1.15 4000 375
6 1.19 3000 280
Hàm hồi quy giả định như sau: Yi = A + B1Xi + B2Pi + ei
Với Pi là giá của sản phẩm trong năm đó, B 2 thường giả thiết là số âm. Như vậy số
lượng bán ra trong năm i không phụ thuộc vào biến duy nhất mà là hai biến. Việc sử dụng
máy tính để xác định hàm hồi quy cho kết quả như sau
Yi = 1210 + 0,31 I – 851,2P
Giá trị của B1 là –851,2 khác với hồi quy đơn là –1697, nghĩa là trong hồi quy đơn
khi tính toán tác động của giá bán, chi phí bán hàng là cố định. Cho nên khi yếu tố này tác
động đến số lượng bán thì các tính toán trên đã sai lệch đi

26
Sử dụng máy tính
SUMMARY OUTPUT

Regression Statistics
Multiple R 0.979310586
R Square 0.959049224
Adjusted R Square 0.931748707
Standard Error 15.84099913
Observations 6

ANOVA
df SS MS F Significance F
Regression 2 17630.52157 8815.260787 35.12934277 0.008286921
Residual 3 752.8117601 250.9372534
Total 5 18383.33333

Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95%


Intercept 1210.479479 824.0238544 1.468985968 0.238161663 -1411.934652 3832.89361
Price -851.2233623 641.8387451 -1.326226204 0.27669303 -2893.842621 1191.395897
Income 0.031274665 0.022473171 1.3916445 0.258264946 -0.040245062 0.102794391

Hàm cầu thuốc lá


Ở Mỹ, nhiều tập đoàn công nghiệp như hãng Phillip Morris và RJR Nabisco và các
tổ chức chính quyền rất quan tâm đến hàm cầu thuốc lá. Hàm cầu này được tính ở Mỹ dựa
trên các số liệu hàng năm trong suốt thời kỳ 1947-1942. Người ta coi như hàm cầu có độ
co giãn không đổi trong trường hợp này như là một hàm logarit thích hợp hơn là một hàm
tuyến tính. Số lượng cầu là một hàm logaritcuar giá, của thu nhập, của chi phí quảng cáo
và giá sản phẩm thay thế là những biến độc lập. Phương trình hồi quy như sau:
Log Q = -2,55 –0,29 logP + 0,08logA – 0,09logI + 0,14logPC – 0,1C –0,06D
(-2,07) (4,48) (-1) (0,92) (-5,19) (-3,06)
Trong đó: Q: số lượng thuốc lá tiêu thụ hàng năm
P: giá trung bình của thuốc lá
A : tổng chi phí quảng cáo
I : thu nhập trên đầu người
PC là giá trung bình của xì gà
C : biến cố có giá trị bằng 1, sau khi hiệp hội ung thư có bản báo cáo trình bày
quan hệ giữa việc hút thuốc lá và bệnh ung thư, và C =0 với năm khác
D: là một biến có giá trị bằng 1 cho những năm 1968 – 1970 khi mà uỷ ban thông
tin liên bang đã yêu cầu cứ 4 quảng cáo khuyến kích thuốc lá thì phải có 1 quảng cáo
chống hút thuốc, và D = 0 những năm khác
Các số trong ngoặc đơn ở dưới mỗi hệ số hồi quy là số thông kê t tương ứng với nó.
Hệ số xác định hồi quy bội là 0,96 chứng tỏ mô hình phù hợp
Để giải thích hàm cầu thuốc lá này, trước nhất cần chú ý rằng các hệ số hồi quy là
những hệ số co giãn, vì phương trình trên cho thấy rằng với một hàm cầu có độ co giãn
không đổi, hệ số của logarit P chính là co giãn theo giá của cầu và hệ số của log I là co
giãn theo thu nhập. Vì thế theo phương trình trên co giãn theo giá của cầu thuốc lá là -

27
0,29, co giãn theo thu nhập là –0,09, co giãn chéo của cầu xì gà là 0,14 và co giãn của
cầu thuốc lá với quảng cáo là 0,08
Hàm cầu ước lượng này có tầm quan trọng lớn đối với các nhà sản xuất thuốc lá, và
cả bộ máy hành chính nhà nước cũng quan tâm đến hàm cầu thuốc lá. Năm 1994, Chính
phủ Clinton đề nghị tăng thuế liên bang đánh váo thuốc lá, khi nghĩ rằng khoản thu nhập
bổ sung này có thể dùng tài trợ cho cải cách an ninh xã hội. Để tính toán phần thu ngân
sách bổ sung này, cần phải tính co giãn theo giá của cầu thuốc lá. Theo ước lượng gần
đúng từ phương trình hàm cầu trên, người ta kết luận rằng nếu tăng 1 USD tiền thuế cho 1
gói thuốc lá, tổng số thuế thu được sẽ tăng 10 tỷ USD mỗi năm
Các kết quả của phương trình trên cũng cho một đánh giá đáng quan tâm là nguy
cơ mắc bệnh ung thư đến mức tiêu thụ thuốc lá. Hệ số hồi quy âm cho thấy khi những biến
độc lập khác không đổi, tiêu thụ thuốc lá giảm đi rõ rệt khi Hiệp hội Ung thư Mỹ công bố
báo cáo trên.
Cuối cùng, tính toán hàm cầu rất hữu ích cho công tác dự báo, nếu thay đổi
giá trị P,A, I, P C , và D trong năm đến thì biết sản lượng thay đổi như thế nào. Như
vậy , dự báo là một hoạt động rất khó khăn và phức tạp với các kỹ thuật đa dạng và
phải được sử dụng thường xuyên
3. Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy là một phương pháp thống kê. Do đó, phân tích hồi quy dùng
nhiều thống kê để nói về tính chính xác và độ tin cậy của kết quả hồi quy.
a. Hệ số tương quan
Hệ số tương quan (correlation coefficient ) (r) và hệ số xác định (coefficient of
determination ) (r2)
Hệ số tương quan r đo lường mối tương quan giữa Y và X. Hệ số này nhận giá trị từ
-1 đến +1. Tuy nhiên, hệ số xác định được dùng rộng rãi hơn, ký hiệu là r 2 (đọc là r-bình
phương). r2 cho biết độ phù hợp của biểu thức hồi quy dùng để ước lượng. Nói cách khác,
nó là công cụ đo “độ phù hợp ” trong hồi quy. Vì vậy, r 2 càng cao, biểu thức dùng để ước
lượng càng đáng tin cậy.
Chú ý
Một r2 thấp là chỉ số cho biết mô hình không đủ tin cậy để giải thích biến Y. Các
nguyên nhân chung gây nên vấn đề này là:
1. Dùng sai dạng hàm.
2. X có ít sự lựa chọn như là một yếu tố dự đoán.
3. Bỏ sót một biến hoặc các biến quan trọng nào đó từ mô hình
Ví dụ
Nhận định “Doanh thu là một hàm của giá với r 2 = 70 %”, có thể hiểu là “70% sự
thay đổi của doanh thu được giải thích bằng biểu thức hồi quy và sự thay đổi trong giá và
30% còn lại là do các yếu tố phi giá, như thu nhập và quảng cáo.”
Như trong hình 4, tổng thay đổi của biến phụ thuộc Y và (Y trung bình) có thể tách làm
2 phần.

28
(Y - ) = (Y - Y') + (Y' - )
(Tổng độ lệch) (Độ lệch không được giải thích) (Độ lệch được giải thích)

Đo lường sự phù hợp của phương trình hồi quy, thông qua hệ số xác định (r 2), có
được từ việc so sánh  (Y' - )2, là tổng các bình phương được giải thích, với tổng các
bình phương.
Thay đổi được giải thích
---------------------------------
Tổng thay đổi
Do đó, hệ số xác định cho biết tỷ lệ của tổng thay đổi trong Y và đ ược nói rõ trong
biểu thức hồi quy. Hệ số này nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1.
Chú ý:
Tổng bình phương của thay đổi được giải thích cộng với tổng các bình phương thay
đổi không được giải thích bằng tổng các bình phương.

Hình 3.2 Các sai lệch


Tuy nhiên, trong trường hợp hồi quy đơn, có một công thức rút gọn:

So sánh mô hình này với mô hình theo b, thấy rằng những thông tin cần thêm vào để
tính toán r2 là Y2.
Ví dụ
Chuyển sang dữ liệu trong bảng 1 để minh họa các phép tính của phân tích hồi quy.
Sử dụng phương pháp rút gọn cho r2,

Điều này có nghĩa rằng có khoảng 93.26% tổng thay đổi trong doanh thu có thể giải
thích bằng giá và 6.74% còn lại vẫn không thể giải thích được. Một r2 cao tương đối cho
biết hàm cầu được ước lượng là khá tin cậy và giá là một yếu tố quyết định nhiều đến cầu.

29
b. Thống kê t
Thống kê t (hay giá trị t) là công cụ đo mức ý nghĩa thống kê của biến độc lập X
trong giải thích biến phụ thuộc Y. Nó được xác định bằng:

Để kiểm định giả thuyết  = 0, thế  = 0 vào công thức này, nghĩa là chia hệ số hồi
quy được ước lượng cho độ lệch chuẩn S b. Sau đó so sánh giá trị này với bảng giá trị-t để
xác định xem giả thuyết bằng 0 là đúng hay không.
Chú ý: Thống kê t cơ bản dùng để đo sai số chuẩn của hệ số xung quanh 0
- Giá trị t càng cao, độ tin cậy của hệ số càng lớn như là một dự đoán.
- Giá trị t thấp là chỉ số cho biết độ tin cậy của lực dự đoán của hệ số đó thấp
Ví du
Sb trong ví dụ của chúng ta là:

Vì vậy, thống kê
Vì t = 7.34 (giá trị tuyệt đối của –7.34) > 2.776 (từ bảng giá trị - t), kết luận rằng
giả thuyết bằng 0 là sai và do đó hệ số b có ý nghĩa thống kê.
c. Sự phù hợp của hàm hồi quy
Để kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy ta tiến hành kiểm định giả thiết H:
R 2 =0 và H đối R 2  0

Quy tắc kiểm định:

Với mức ý nghĩa  đã cho ta tra bảng phân phối F với các bậc tự do n 1 =1 và n 2
= n-2 để tìm giá trị F  (1,n-2)
Nếu F> F  (1,n-2) ta bác bỏ giả thiết H, tức hàm hồi quy là phù hợp với với số
liệu mẫu
3. Sử dụng Excel cho hồi quy
Các chương bảng tính như Excel có chuỗi hồi quy có thể sử dụng mà không gặp khó
khăn. Bạn có thể truy cập vào công cụ hồi quy theo các bước sau:
 Chọn thẻ Tools
 Chọn Data Analysis
 Chọn Regression
 Sau khi chọn lệnh Regression, hộp thoại Regression xuất hiện các lựa chọn Y-Range,
X-Range, và Output Range. Sau khi lựa chọn, click chọn OK và Excel sẽ tính các
giá trị bình phương nhỏ nhất cho các tham số a và b (cùng với các thống kê tóm tắt
khác) được biểu diễn dưới đây
TÓM TẮT ĐẦU RA
Thống kê hồi quy
R bội 0.96572
R Square 0.93261

30
R2
Hệ số xác định 0.91577
điều chỉnh R2
Sai số chuẩn 17.5983
Quan sát 6

ANOVA
df SS MS F Độ tin cậy F
Hồi quy 1 17144.54 17144.54 55.35873 0.001742641
Số dư 4 1238.796 309.6989
Tổng 5 18383.33
Hệ số Sai số Thống kê Giá trị Thấp hơn Cao hơn
chuẩn t P 95% 95%
Bị chặn 2305.15 272.7282 8.452204 0.001073 1547.937731 3062.37
Biến X1 -1697.48 228.1452 -7.44035 0.001743 -2330.912925 -1064.05

Chú ý
Chú ý từ kết quả hồi quy của Excel
b = -1697.48 và a = 2305.15; do đó, hàm cầu được ước lượng là
Y’ = 2305.15 – 1697.48X
r2 = 0.93261 Se = 17.5983 Sb = 228.1452
t đối với hệ số hồi quy = -7.44035
Con số tính toán từ máy tính khác với tính toán có được từ các độ lệch được làm
tròn. Các con số của máy chính xác hơn vì máy tính tính toán trên những con số thập phân.
III. Dự báo kinh tế trong doanh nghiệp
Ngày 19 tháng 9 năm 1994, chủ tịch hãng Coca-Cola đã dự báo rằng số lượng bán
hàng ở nước ngoài của hãng sẽ tăng 9%. Các cổ phiếu của Coca-Cola đã tăng lên ngay 1,25
USD ở thị trường chứng khoán New York. Những dạng dự báo như thế nào vô cùng quan
trọng
1. Xu hướng tuyến tính
Trong các doanh nghiệp, các nhà kinh tế không ngừng cố gắng xác định xu hướng
biến động thời vụ và biến động chu kỳ ảnh hưởng đến các chuỗi số liệu kinh tế liên quan.
Trước tiên ta xem xét cách tính toán xu hướng mà diễn biến tổng thể trong dài hạn gần như
tuyến tính. Ví dụ, doanh thu của hãng General Motors từ năm 1978 đến năm 1992.

Tỷ USD
25

100

75

50

0
31

1978 1980 1982 1984 1986 1988 1990 1992


Hình 3.3 Đồ thị xu hướng tuyến tính của doanh số tại hãng General Motors
Khi xu hướng có vẻ như tuyến tính, các nhà phân tích thường sử dụng phương pháp
bình phương bé nhất để xác định nó. Hàm xu hướng Y t = A + Bt , trong đó Yt là giá trị theo
xu hướng vào thời điểm t (nếu thời gian tính là năm). Giá trị theo xu hướng là giá trị của
đại lượng chịu ảnh hưởng duy nhất của xu hướng, sai biệt giữa giữa Y (giá trị thực hiện) và
Yt là sai biệt so với xu hướng
Ví dụ hàm xu hướng được xác định St = -11.569 + 5,875 t
2. Xu hướng phi tuyến
Nhiều chuỗi số thời gian không theo xu hướng tuyến tính. Trong một vài trường
hợp, xu hướng có thể biểu diễn dưới dạng hàm bậc hai của thời gian như sau: Y t =A + B1t
+ B2t2
Để tính A, B1, B2 ta có thể sử dụng kỹ thuật hồi quy bội ở phấn trước. Phép hồi quy
chứa hai biến độc lập t và t 2 , ta xác định xem xu hướng bậc hai có phù hợp hay không
thông quy hệ số hồi quy.
Với nhiều đại lượng khác, đường xu hướng mũ cho xu hướng phù hợp hơn đường bậc hai.
Phương trình hàm xu hướng
Yt = t
Với Yt là gía trị chuỗi thời gian theo xu hướng vào thời điểm t. Kiểu xu hướng này
dễ dàng ứng dụng cho nhiều chuỗi số liệu kinh tế theo thời gian. Nó biểu thị một tình trạng
trong đó nhịp độ tăng của biến hàng năm (theo tỷ lệ phần trăm) là khong đổi. Chẳng hạn,
doanh thu của một hãng mỗi năm tăng 5% thì xu hướng hãm mũ sẽ phù hợp
Tỷ USD

125

100

75

50

0
1978 1980 1982 1984 1986
Hình 3.4 Đồ thị xu hướng mũ (nếu =1,5) của doanh số một doanh nghiệp

Nếu xu hướng là số mũ, ta có thể lấy logarit 2 vế của phương trình trên ta có:
Log Yt =A +Bt
Với A log

32
B log
Vì phương trình này là tuyến tính, ta có thể tính A và B bằng phương pháp bình
phương nhỏ nhất. Sau đó đổi log của A và B để có được , là nữhng ẩn số của phường
mũ. Tỷ lệ tăng bình quân của Y t là bằng ( - 1), vì vậy ta có thể tính xu hướng phi tuyến
của phương trình hàm mũ.
3. Các biến động của chuỗi số
a. Biến động thời vụ
Nhiều chuỗi số theo thời gian bao gồm các số liệu hàng tháng hay hàng quý, người
sử dụng phải biết rằng chúng ẩn chứa sự biến động của thời vụ. Trong nhiều chuỗi số theo
thời gian mang bản chất kinh tế, thời gian chính là nguồn gốc của biến động thời vụ. Chẳng
hạn, giám đốc của một doanh nghiệp sản xuất nước uống cho rằng sản lượng sẽ tăng vào
tháng 6 là cao hơn 5,9% so với con số theo xu hướng và tháng 12 sẽ thấp hơn 7%.
Như vậy, biến động thời vụ của một chuỗi thời gian được mô tả bằng những số khác
nhau cho từng tháng, đó là hệ số thời vụ, cho biết sai biệt giữa số liệu thực hiện trong tháng
với số có thể đạt được theo xu hướng của chuỗi số theo thời gian.
b. Biến động chu kỳ
Chuỗi số liệu theo thời gian về hoạt động của các doanh nghiệp cũng như số liệu về
kinh tế còn biến động theo chu kỳ. Ví dụ: tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia.

Sai biệt Đỉnh


giữa GDP
thực hiện Suy thoái
và GDP Phát triển
toàn dụng

Đáy

Thời gian
Hình 3.5 Bốn pha biến động kinh tế

Mỗi chu kỳ chia thành 4 giai đoạn: đáy là điểm mà tổng sản phẩm quốc nội thấp
nhất, phát triển là giai đoạn tiếp theo khi tổng sản phẩm quốc nội tăng lên, đỉnh là điểm cao
nhất và suy thoái là tổng sản phẩm quốc nội giảm.
4. Kỹ thuật dự báo
a. Sử dụng khoảng tin cậy của ước lượng
Sai số chuẩn của ước lượng, ký hiệu là Se, được định nghĩa là sự thay đổi chuẩn của
hồi quy, được tính toán như sau:

Se = =
Có thể dùng phân tích này để biết được độ chính xác của dự đoán.
Ví dụ
Trở lại số liệu trong ví dụ trên, Se được tính như sau:

33
Giả sử bạn muốn có một dự báo về một giá trị Y nào đó - như dự báo về doanh số
khi giá là $1.10. Thường thì chúng ta muốn phương pháp đo mức tin cậy nào đó trong dự
báo đưa ra, và một trong những phương pháp đó là khoảng tin cậy (hay dự báo) để tính Y.
Khoảng tin cậy đối với Y được dự báo, với một giá trị X cho trước, có thể tính theo cách
sau:

Y' ± t Se
Trong đó: Y' = giá trị được dự báo của Y theo X;
Xp = giá trị của biến độc lập dùng làm cơ sở cho dự báo;
Các chú ý:
+ t là giá trị tới hạn cho mức ý nghĩa được dùng. Ví dụ, với mức ý nghĩa 0.025
(tương đương với độ tin cậy 95% trong kiểm định 2 phía), giá trị tới hạn của t cho 4 mức tự
do là 2.776 (xem bảng 5 trong phần phụ lục).
+ Bậc tự do (df) là số quan sát trừ đi số tối thiểu cần thiết để tính một thống kê hoặc
phương trình hồi quy cho trước. Ví dụ, để tính một số hạng không đổi, a, cần ít nhất một
quan sát, để tính a và b cần ít nhất 2 quan sát …
Ví du
Nếu muốn có dự báo có khoảng tin cậy là 95%, với mức giá $1.10, khoảng dự báo
nằm từ $356.93 đến $518.91, được xác định như sau. (Chú ý rằng từ ví dụ 2, có Y' =
2305.15 - 1697.X = 2305.15 - 1697.48($1.10) = $437.92).

2
1 (1.10 - 1.195)
$437.92 ± (2.776)(17.66) 1 +  + 
2
6 8.5741 -(7.17) /6

= $437.92 ± (2.776)(17.66) (1.638)

= $437.92 ± 80.30
Vì vậy, khoảng tin cậy được thiết lập như sau:
Có nghĩa là với chi phí quảng cáo cho trước là $1.10, thì khoảng dự báo là từ
$356.62 đến $518.21. Chú ý rằng $356.93 = $437.92 – 80.30 và $518.91 =$437.92 +
80.30.
Chú ý: Nhiều tài liệu kinh tế quản lý sử dụng Y' ± t Se cho khoảng tin cậy, bỏ qua yếu
tố điều chỉnh. Trong ví dụ 6, khoảng tin cậy là $437.92 ± (2.776)(17.66).
Các cách dự báo được sử dụng có thể bị nhầm lẫn và cần thận trọng khi diễn giải.
Các doanh nghiệp, chính phủ hay cá nhân thường phải ra quyết định dựa trên dự báo

34
b. Kỹ thuật nội suy
Kỹ thuật dự báo đơn giản nhất là suy rộng trực tiếp từ một xu hướng: Ví dụ hãng
General Motors vào cuỗi năm 1992 , hãng muốn dự báo doanh thu năm 1993. Hàm xu
hướng ta đã xác định như sau: St = -11569 + 5,875t
Với t là số năm ta đang quan tâm. Để dự báo doanh thu năm 1993 ta chỉ cần thay
t=1993 vào phương trình này S1993 = -11569 + 5,875(1993) =139,9 tức 139,9 tỷ USD. Như
vậy, dự báo này chỉ là phần kéo dài, phần suy rộng của đường xu hướng trong tương lai và
mức độ chính xác của dự báo này như thế nào? Ta biết rằng doanh thu thực tế của của G.M
là 136 tỷ USD vào năm 1993, sai số chuẩn là 3%, dự báo như vậy tốt hay chưa tốt, tuỳ
thuộc vào mục tiêu đặt ra từ đầu. Những người quản trị tại công ty thường cần dự báo hàng
tháng hơn là hàng năm, trong trường hợp này cần tính đến các biến động của thời vụ.
Ví dụ với một doanh nghiệp may quần áo muốn dự báo doanh thu cho mỗi tháng
trong năm 1999, trên cơ sở số liệu từ năm 1970 đến năm 1996, hàm xu hướng của doanh
thu như sau: St = 12.030 + 41t. Với hàm xu hướng này, số liệu dự báo như sau và tính đến
tác động của hệ số thời vụ như sau:
Bảng 2.5 Dự báo doanh thu của một doanh nghiệp may năm 1999
Tháng Giá trị dự báo doanh Hệ số thời Doanh thu dự báo ( có
thu vụ tính
theo xu hướng đến xu hương và thời vụ)
1 12.522 90 11.270
2 12.563 80 10.050
3 12.604 80 10.083
4 12.645 90 11.380
5 12.686 110 13.955
6 12.727 120 15.272
7 12.809 80 10.214
8 12.850 110 14.090
9 12.891 120 15.420
10 12.932 100 12.891
11 12.973 100 12.932
12 12.973 120 15.568

Như vậy cột thứ 3 là dự báo doanh thu có tính đến xu hướng và thời vụ, và kỹ thuật
này là một kỹ thuật suy rộng đơn giản với những số liệu doanh thu đã qua của doanh
nghiệp. Cơ sở của tuỳ thuộc vào nhiều cân nhắc khác nhau, nhất là độ nhạy cảm của chuỗi
số theo thời gian được nghiên cứu với những biến động chu kỳ và giai đoan trong chu kỳ
mà nền kinh tế đang hiện hữu.
-----------------  ---------------

35
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ

Tại bất cứ đơn vị kinh doanh nào, Ban lãnh đạo công ty cũng phải quyết định nên
sản xuất sản phẩm theo cách nào, mục đích là tối đa hoá lợi nhuận, vì vậy họ luôn sản xuất
hiệu quả với chi phí hợp lý. Ngoài ra không ngừng tìm hiểu những phương pháp sản xuất
mới và so sánh thành quả của mình với các hãng cạnh tranh trong ngành.
Tất cả được thể hiện qua nội dung chương, cụ thể như sau:
 Phân tích sản xuất
 Tối thiểu hóa chi phí
 Phân tích chi phí
 Phân tích chi phí – sản lượng – lợi nhuận và phân tích điểm hòa vốn
Mục tiêu chương: Sau khi học Chương này, người học có thể:
- Giải thích và liệt kê các hàm liên quan đến kinh tế học quản lý.
- Hiểu và giải thích được hiệu quả theo quy mô
- Giải thích và minh họa hàm sản xuất
- Cho ví dụ về hàm sản xuất tuyến tính
- Xác định và giải thích hàm sản xuất leontief
- Minh hoạ hàm sản xuất cobb-douglas
- Tính toán tổng sản phẩm
- Tính và giải thích năng suất bình quân
- Biểu diễn và trình bày năng suất cận biên
- Minh họa sản phẩm doanh thu cận biên
- Trình bày và minh hoạ tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên
- Khái niệm co giãn đầu ra
- Giải thích và cho ví dụ về nguyên tắc nhân công tối ưu
-----------------  ----------------
I. Phân tích sản xuất
1. Hàm sản xuất
Hàm sản xuất là mối quan hệ lượng xác định số lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất
với một đầu vào cho trước. Trong toán học, hàm này được xác định như sau: Q = F(L, K)
Trong đó Q = số lượng đầu ra tối đa, K = vốn, và L = lao động. Có thể biểu diễn
hàm này dưới dạng khác nhau.
a. Hàm sản xuất tuyến tính
Hàm sản xuất tuyến tính cho biết mối quan hệ tuyến tính hoàn toàn giữa tổng đầu
vào và đầu ra: Q = aK + bL
Ví dụ
Cho Q = 3K + 4L, nếu với 9 đơn vị vốn và 4 đơn vị nhân công, tổng đầu ra sẽ là 43
đơn vị: Q = 3(9) + 4(4) = 43.
b. Hàm sản xuất Cobb-Douglas
Hàm sản xuất Cobb-Douglas nằm giữa các điểm cực trị của hàm sản xuất tuyến tính
và hàm sản xuất Leontief. Không giống như hàm tuyến tính, mối quan hệ giữa đầu ra và
36
đầu vào của hàm Cobb-Douglas không tuyến tính. Không giống như hàm Leontief, đầu ra
của hàm này không cần phải dùng trong một tỷ lệ cố định. Dạng hàm: Q = KaLb.
Ví dụ
Với Q = K1/2L1/2, nếu với 4 đơn vị nhân công và 9 đơn vị vốn, tổng đầu ra sẽ là 6 đơn
vị: Q = (9)1/2(4)1/2 = (3)(2) = 6.
2. Đo lường năng suất
Một xem xét cần được tính đến trong ra quyết định kinh doanh là xác định năng suất
của đầu vào trong quá trình sản xuất. Việc đo lường năng suất có ích đối với việc đánh giá
tính hiệu quả của một quá trình sản xuất và trong việc ra các quyết định đầu vào sao cho tối
đa hoá lợi nhuận.
a. Các chỉ tiêu
Có 3 chỉ tiêu đo lường năng suất quan trọng là tổng sản phẩm, sản phẩm bình quân,
và sản phẩm cận biên.
- Tổng sản phẩm
Tổng sản phẩm (TP) là mức sản lượng đầu ra tối đa có thể đạt được với đầu vào cho
trước.
Ví dụ
Một nhà sản xuất cửa gara có hàm sản xuất sau: Q = 0.2K2 + 0.3KL + 0.4L2
Giả định rằng tỷ lệ sử dụng hàng tuần là: L = 100 giờ lao động và K = 30 giờ máy
làm việc. Tổng sản phẩm mỗi tuần là:
Q = 0.2(30)2 + 0.3(30)(100) + 0.4(100)2 = 180 + 900 + 4,000 = 5,080 đơn vị.
- Năng suất bình quân
Năng suất bình quân (AP) là tổng sản phẩm đầu ra chia cho tổng đầu vào dùng để
sản xuất một lượng đầu ra cho trước. Sản phẩm bình quân của lao động (AP L) bằng tổng
sản phẩm (TP) chia cho tổng lao động (L) dùng trong sản xuất đầu ra (Q): APL = Q/L.
Tương tự, sản phẩm bình quân của vốn (APK) là: APK = Q/K
Ví dụ
Từ ví dụ 4: Q = 0.2K2 + 0.3KL + 0.4L2 và L = 100 giờ lao động và K = 30 giờ máy
làm việc.
APL = Q/L = 0.2K2/L + 0.3K + 0.4L = 0.2(30)2/100 + 0.3(30) + 0.4(100)
= 180 + 9 + 40 = 229 đơn vị.
APK = Q/K =0.2K + 0.3 L + 0.4L2/K = 0.2(30) + 0.3(100) + 0.4(100)2/(30) = 6 +
30 + 133.33 = 169.33 đơn vị.
- Năng suất cận biên
Năng suất cận biên (MP) của một đầu vào là sự thay đổi trong lượng đầu ra có được
từ một đơn vị thay đổi trong số lượng đầu vào được sử dụng. Do đó, sản phẩm cận biên của
lao động (MPL) là: Q/L = dQ/dL và sản phẩm cận biên của vốn (MPK) là:
Q/K= dQ/dK
Ví dụ
Từ ví dụ 4: Q = 0.2K2 + 0.3KL + 0.4L2
MPL = Q/L = 0.3K + 0.8L = 0.3(30) + 0.8(100) = 89

37
MPK = Q/K = 0.4K + 0.3L = 0.4(30) + 0.3(100) = 42
b. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu
Hãng định hướng lợi nhuận quan tâm sâu sắc đến việc đầu ra thay đổi như thế nào
tương ứng với số lượng một đầu vào được sử dụng. Hình 1 cho biết mối quan hệ đồ thị
giữa tổng sản phẩm, sản phẩm cận biên và sản phẩm bình quân. Quan sát thấy:
Khi một đầu vào tăng lên, ban đầu MP tăng lên (lợi nhuận cận biên tăng lên) sau đó
bắt đầu giảm (lợi nhuận cận biên giảm dần), và cuối cùng về âm (lợi nhuận cận biên âm)
AP tăng lên khi MP > AP; ngược lại khi MP<AP.
Từ 0 đến 3 đơn vị đầu vào biến đổi, số lượng đầu ra tăng lên với một tỷ lệ tăng và
hàm MP tăng lên. Diễn biến đó của đầu ra biểu thị lợi nhuận tăng lên theo đầu vào. Lợi
nhuận cận biên giảm dần bắt đầu từ điểm A. Giữa 3 và 7 đơn vị đầu vào biến đổi, đầu ra
tăng lên với một tỷ lệ giảm dần. Bởi vì MP, lúc này vẫn là một giá trị dương giảm dần, nên
tỷ lệ này của hàm sản xuất phản ánh lợi nhuận tăng lên theo đầu vào. Đầu ra đạt cực đại tại
7 đơn vị đầu vào và MP, là độ dốc của hàm sản xuất, bằng 0. Dưới 7 đơn vị đầu vào, đầu
vào tham gia trong tỷ lệ phi kinh tế tương ứng với đầu vào cố định sẵn có, sản phẩm cận
biên của các đơn vị tăng thêm của đầu vào là âm và lợi nhuận theo đầu vào âm. AP của đầu
vào đạt giá trị cực đại tại điểm mà tia đi từ điểm gốc là tiếp tuyến đối với hàm sản xuất
(điểm B). Hàm MP đi qua đỉnh của hàm sản xuất AP

Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ các chỉ tiêu

38
c. Các giai đoạn quá trình sản xuất
Có 3 giai đoạn sản xuất điển hình đặc biệt quan trọng đối với phân tích tính hiệu quả
của các nguồn lực đầu vào được sử dụng (xem hình 4). Có thể chia một hàm sản xuất biểu
diễn số lượng lợi nhuận tăng lên, giảm xuống và âm có thể chia ra 3 phần. Phần 1 bao gồm
khoảng lợi nhuận tăng theo đầu vào biến đổi và điểm mà lợi nhuận cận biên giảm xuống
(DMR) đạt tới (điểm A) và vượt qua, kết thúc khi đạt tới điểm lợi nhuận trung bình giảm
xuống (DAR) (điểm B). Phần II gồm phần mà tại đó lượng đầu ra tăng lên với một tỷ lệ
giảm xuống, theo đó, năng suất biên (MP) của đầu ra biến đổi là giảm xuống, mặc dù vẫn
nhận giá trị dương. Phần III trùng với khoảng đầu vào mà việc dùng các đầu vào biên đổi
thêm vào tương ứng với sự giảm xuống trong đầu ra nhưng MP âm.

Hình 4.3 Ba giai đoạn của quá trình sản xuất


3. Đường đồng lượng
Còn được hiểu là đường phân biệt của các nhà sản xuất, hay đường đồng sản phẩm,
một đường đồng lượng mô tả các kết hợp của bất kỳ 2 hoặc nhiều hơn 2 đầu vào gây ra sự
tăng lên tới cùng một mức đầu ra (xem hình 2). Những kết hợp này phải là những kết hợp
có hiệu quả nhất (ví dụ, bất kỳ điểm nào nằm trên đường đồng l ượng cho biết sản lượng
đầu vào tối thiểu cần để sản xuất đầu ra cho trước). Đặc trưng của đường đồng lượng là
cong lồi so với điểm gốc bởi tính có thể thay thế của đầu ra theo giả thiết.

39
a. Tỷ lệ thay thế cận biên
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (Marginal rate of technical substitution - MRTS) là
tỷ lệ đo sự giảm sút trong một đầu vào khi một đơn vị đầu vào khác tăng lên nhằm duy trì
một mức đầu ra không đổi. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của nhân công và vốn
(MRTSLK) tại một điểm trên đường đồng lượng bằng giá trị dương của độ dốc của đường
đồng lượng tại điểm đó. Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ các sản phẩm cận biên:
MRTSLK = MPK/MPL

Hình 4.2 Các đường đồng lượng


b.Tính thay thế đầu vào
Một đường đồng lượng có 3 dạng hình dáng chung, được mô tả trong hình 3. Ở đồ
thị (a), các đường đồng lượng vuông ở góc trái cho biết các đầu vào a và b không thể thay
thế cho nhau (hay bổ sung hoàn toàn). Trường hợp này cần một kết hợp cụ thể của các đầu
vào để sản xuất một mức đầu ra cụ thể. Đầu ra không thể tăng mà không có sự tăng lên của
cả 2 đầu vào. Một ví dụ của trường hợp này là vỏ lốp xe và ắc quy cho ô tô. Trong trường
hợp này, MRTS bằng 0, vì khi thêm một đơn vị đầu vào a cũng không thể giảm một lượng
đầu vào b nào nếu một mức đầu ra cho trước được duy trì.
Một trường hợp điển hình khác là khi đầu vào a và b là các đầu vào có thể thay thế cho
nhau hoàn toàn, được minh hoạ trong đồ thị (b). Trong trường hợp này, các đầu vào có thể
thay thế cho nhau tại một tỷ lệ nhất định trong khi hãng vẫn duy trì được cùng một mức
đầu ra. Đượng đồng lượng sẽ là đường thẳng có độ dốc và MRTS không đổi. Gas tự nhiên
và dầu đốt được xem là các chất đốt thay thế cho nhau trong sản xuất năng lượng
Tuy nhiên, đồ thị (c) miêu tả trường hợp thông dụng nhất trong đó các đầu ra không thay
thế cho nhau hoàn toàn. Đầu vào này có thể thay thế cho đầu ra kia ở những tỷ lệ thay đổi.
Nói cách khác, là tỷ lệ mà tại đó một đầu vào có thể bỏ qua, đổi lại phải thêm vào một đầu
vào khác khi duy trì cùng một mức đầu ra giảm xuống và có một lượng đầu vào a tăng
thêm. Nghĩa là, MRTS giảm xuống. Nói chung, vốn và nhân công là những đầu vào thay
thế không hoàn toàn

40
Chú ý
Sự lựa chọn kết hợp đầu vào dễ dàng hơn trong 2 trường hợp đầu (a) và (b). Trong
trường hợp đầu, không có quyết định kết hợp đầu vào nào. Trong trường hợp thứ 2, quyết
định ưu tiên đối với đầu vào rẻ hơn. Chúng ta hướng tập trung thảo luận vào trường hợp
mà đầu vào không thay thế cho nhau hoàn toán có MRTS giảm.
4. Đường đồng phí
Đường đồng phí (isocost curve) là một đường hoặc một phương trình cho biết các
kết hợp của các đầu vào (ví dụ, nhân công và vốn) có thể có được với cùng một tổng số
tiền cố định. Đường này tương tự với đường ngân sách của người tiêu dùng, nhưng liên
quan đến mua sắm đầu vào của hãng. Tổng chi phí của đầu vào là:
wL + rK = C
Trong đó w = tỷ lệ lương (giá của lao động) và r = lãi suất (giá của vốn). Biểu thức
này có thể chuyển về công thức cho đường đồng phí như sau: K = C/r - (w/r)L
Do đó, dọc theo một đường đồng phí, K là một hàm tuyến tính của L với mặt phẳng
chắn theo trục tung của C/r và một độ dốc của w/r. Các giá trị thay đổi của C sẽ tạo nên
đường đồng phí song song với nhau.
5. Đường mở rộng
Một đường mở rộng sản xuất (expansion path) là hình vẽ trên đồ thị dùng để minh
hoạ lượng tiền vốn và nhân công mà một hãng sẽ dùng để mở rộng hoạt động. Kết hợp tối
ưu là điểm nằm trên đường tiếp tuyến của đường đồng lượng và đường đồng phí. Đường
mở rộng sản xuất được xác định bởi quỹ tích các điểm tiếp tuyến của đường đồng lượng và
đường đồng phí. Đối với các hãng sản xuất, đường mở rộng sản xuất là đường biểu diễn
kết hợp các lựa chọn đầu vào tại mỗi mức sản lượng đầu ra. Với một mức giá đầu vào cho
trước, đường mở rộng sản xuất cho biết các lựa chọn kết hợp (điểm A, B và C trong hình 5)
đầu vào sản xuất.

Hình 4.4 Đường đồng lượng, đồng phí và đường mở rộng


Với một hãng tối thiểu hoá chi phí, bất kì điểm nào nằm trên đường mở rộng sản
xuất đều thoả mãn điều kiện tỷ lệ năng suất kỹ thuật biên của 2 đầu vào bất kì bằng với tỷ
lệ giá của 2 đầu vào đó.

41
II. Tối thiểu hóa chi phí
1. Nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí
Ta nhận thấy rằng tiếp tuyến của đường đồng phí với đường đồng lượng xác định
kết hợp chi phí nhỏ nhất (tối ưu) của các đầu vào để sản xuất một mức đầu ra cho trước.
Với kết hợp đầu vào có chi phí nhỏ nhất, điều kiện cần có là:

Nghĩa là để tối thiểu hoá chi phí cho việc sản xuất một mức đầu ra cho trước, cận
biên của mỗi đô la bỏ ra là bằng nhau đối với tất cả đầu vào.
Như một sự lựa chọn, một hãng có thể sử dụng đầu vào mà tỷ lệ thay thế kỹ thuật
cận biên bằng nhau đối với tỷ lệ của giá đầu vào. MPL/MPK = w/r
Ví dụ
Một người trồng dâu tây ước tính rằng sản lượng dâu tây sản xuất được sẽ tăng 2500
quả mỗi tháng khi hệ thống tưới cung cấp thêm 1000 gallons nước mỗi tháng. Hoặc là, sản
lượng dâu tây sản xuất được sẽ tăng lên 1000 khi tăng thêm 2 tấn phân bón mỗi tháng. Giả
định rằng chi phí của nước là $0.05 mỗi gallon và của phân bón là $20 mỗi tấn, kết hợp tối
ưu của nước và phân bón mà người nông dân sử dụng là gì?
Với kết hợp đầu vào có chi phí ít nhất, phải có điều kiện sau:

; MPW = 2500 và MPF = 1,000


PW = 1000 gallons mỗi tháng x $0.05 mỗi gallon = $50 mỗi tháng
PF = 2 tấn mỗi tháng x $20 mỗi tấn = $40 mỗi tháng
Vì vậy:

Không, 50 > 25, không phải là kết hợp đầu vào có chi phí ít nhất vì đầu ra mỗi đôla
chi phí thêm vào của nước lớn hơn của phân bón.
2. Hiệu quả theo quy mô
Hiệu quả theo quy mô (The returns to scale)của một hệ thống sản xuất cho biết sự
tăng thêm của đầu ra khi tăng thêm tương ứng tất cả các yếu tố đầu vào, phản ánh sự thay
đổi của đầu ra khi tất cả đầu vào đều tăng cùng một bội số. Có 3 khả năng xảy ra: Hiệu quả
theo quy mô tăng, không đổi và giảm xuống. Nếu đầu ra tăng lên với một tỷ lệ lớn hơn so
với đầu vào thì hiệu quả theo quy mô tăng lên. Trong dài hạn, một hãng có hiệu quả tăng
lên khi có tiết kiệm theo quy mô. Tiết kiệm theo quy mô và lãng phí theo quy mô ảnh
hưởng đến chi phí của hãng. Khi hãng đạt được tiết kiệm theo quy mô, chi phí trung bình
dài hạn của một hãng sẽ giảm xuống. Lãng phí theo quy mô xuất hiện khi chi phí bình quân
dài hạn tăng lên. Không áp dụng quy luật tiết kiệm và lãng phí theo quy mô cho thời kỳ
ngắn hạn bởi vì rất nhiều chi phí được cố định. Trong dài hạn, tất cả các chi phí đều biến
đổi.
Nếu đầu ra tăng lên với cùng một tỷ lệ, hiệu quả không đổi theo quy mô xuất hiện.
Cuối cùng, nếu đầu ra tăng lên với một tỷ lệ nhỏ hơn, hiệu quả giảm xuống theo quy mô
xuất hiện. Các hiệu quả theo quy mô đóng một vai trò quan trọng trong ra quyết định kinh

42
tế. Chúng ảnh hưởng tới quy mô tối ưu, hay quy mô nhà xưởng của một hãng và các thiết bị
sản xuất. Chúng cũng ảnh hưởng tới bản chất của cạnh tranh trong một ngành và do đó
đóng vai trò quan trọng trong xác định khả năng sinh lời trong một ngành cụ thể của nền
kinh tế.
Hiệu quả theo quy mô Điều kiện
Hiệu quả tăng theo quy mô Phần trăm tăng trong đầu ra > phần trăm tăng trong đầu vào
Hiệu quả không đổi theo quy mô Phần trăm tăng trong đầu ra = phần trăm tăng trong đầu vào
Hiệu quả giảm theo quy mô Phần trăm tăng trong đầu ra < phần trăm tăng trong đầu vào

Có thể xác định hiệu quả theo quy mô bằng nhiều cách, trong đó có:
So sánh phần trăm đầu ra tăng lên với phần trăm đầu vào tăng lên cho trước.
Sử dụng một phương pháp đại số nói chung.
Ví dụ
Với một hàm sản xuất cho trước: Q = 10L + 15K + 20KL
Nếu L=K=100, thì Q1 = 10(100) + 15(100) + 20(100)(100) = 202,500
Tăng mỗi đơn vị lên 1% thì: Q2= 10(101) + 15(101) + 20(101)(101) = 206,545
Dẫn đến 2% tăng lên trong đầu ra (Q 2/ Q1 = 1.02), và do đó, hàm biểu diễn hiệu quả
tăng theo quy mô.
Tương tự, với một k phần trăm thay đổi trong tất cả đầu vào (trong đó k>1) chúng ta
có: Q1 = 10L + 15K + 20KL
Q2 = 10L + 15K + 20KL = 10(kL) + 15(kK) + 20(kL)(kK) = k (10L + 15K +
20kKL). Vì k > 1, Q2 > Q1.
Nên hàm biểu diễn hiệu quả tăng theo quy mô.
3. Co giãn đầu ra và lợi nhuận theo quy mô
Co giãn đầu ra (output elasticity) đo tính nhạy cảm của đầu ra đối với một sự thay
đổi trong một đầu vào được sử dụng, được tính như sau:

Trong đó X là tất cả đầu vào (vốn, nhân công,...). Cũng có thể dùng co giãn này để
ước lượng hiệu quả theo quy mô, dựa theo các tiêu chuẩn sau:

Co giãn đầu ra Hiệu quả theo quy mô


eQ > 1 Tăng lên
III. Phân tích chi phí
eQ = 1 Không đổi
Chi phí của hàng hoá và dịch vụ
eQ < 1 Giảm xuống
bắt nguồn từ đặc điểm của quá trình tạo ra
các sản phẩm đó. Do vậy có thể phân tích được trạng thái chi phí dựa vào các nguyên tắc
sản xuất. Chương này chuyển mối quan hệ giữa công nghệ sản xuất, đầu vào và đầu ra vào
các hàm chi phí. Điểm khởi đầu cơ bản trong phân tích chi phí là ở chỗ mỗi kỳ đều tồn tại
một mối quan hệ hàm số giữa các chi phí sản xuất và tỷ lệ đầu ra.
1. Hàm chi phí
Hàm chi phí cho biết các chi phí khác nhau tương ứng các mức độ đầu ra khác nhau,
tức là: Chi phí = f(đầu ra)

43
Vì hàm sản xuất biểu diễn mối quan hệ giữa các dòng đầu ra và đầu vào nên một khi
biết được giá của đầu vào, có thể xác định được chi phí của sản lượng đầu ra cụ thể.
Kết quả là, mức độ và trạng thái của chi phí khi tỷ lệ đầu ra của hãng thay đổi phụ
thuộc nhiều vào 2 nhân tố:
(1) đặc điểm của hàm sản xuất cơ bản.
(2) mức giá trả cho đầu vào.
Nhân tố thứ nhất quyết định hình dạng của các hàm chi phí trong khi nhân tố thứ 2
xác định mức độ chi phí. Trong sản xuất ngắn hạn, có ít nhất một nhân tố đầu vào là cố
định, do vậy một hãng không thể xây dựng phương án kết hợp các đầu vào tối ưu nhất để
đạt được mức đầu ra mong muốn. Vì trong sản xuất ngắn hạn có cả các chi phí cố định và
biến đổi nên chúng ta có thể xác định 7 loại chi phí khác nhau trong các đường chi phí
ngắn hạn: tổng chi phí cố định, tổng chi phí biến đổi, tổng chi phí, chi phí cố định bình
quân, chi phí biến đổi bình quân, tổng chi phí bình quân và chi phí cận biên.
Chú ý: Trong sản xuất dài hạn, chi phí cho các nguồn lực không bị cố định. Do vậy
một hãng có thể thay đổi số lượng của bất kỳ một nhân tố đầu vào nào. Trong sản xuất
ngắn hạn có một hoặc nhiều đầu vào bị cố định.
Ba khái niệm của tổng chi phí quan trọng trong phân tích cơ cấu chi phí của một
hãng trong ngắn hạn là: tổng chi phí cố định (TFC), tổng chi phí biến đổi (TVC), và tổng
chi phí (TC).
Tổng chi phí cố định (TFC) hiểu đơn giản là tổng chi phí giữa số lượng đầu vào cố
định nhân với giá tương ứng. Trong sản xuất ngắn hạn, tổng chi phí cố định là một hằng số.
Tương tự như vậy, tổng chi phí biến đổi (TVC) là tổng số tiền mà một hãng dùng để mua
các nhân tố đầu vào biến đổi dùng trong sản xuất. Tổng chi phí biến đổi bằng 0 khi đầu ra
bằng 0, bởi vì không dùng một yếu tố đầu vào nào để sản xuất. Tuy nhiên, khi đầu ra tăng
lên thì việc sử dụng các yếu tố đầu vào biến đổi tăng và do vậy tổng chi phí biến đổi tăng
lên.
Tổng chi phí của một mức đầu ra cho trước trong sản xuất ngắn hạn là tổng của tổng
chi phí biến đổi và tổng chi phí cố định: TC = TVC + TFC
TVC là các chi phí làm thay đổi tổng chi phí theo một tỷ lệ liên quan trực tiếp đến
các thay đổi trong hoạt động sản xuất. Chẳng hạn như các nguyên vật liệu sản xuất trực
tiếp và chi phí xăng dầu tính theo quãng đường đi được. Tổng chi phí cố định là các chi phí
không đổi trong tổng chi phí dù cho có những thay đổi trong hoạt động sản xuất. Chẳng
hạn như tiền thuê nhà xưởng, bảo hiểm và thuế.
2. Các chi phí đơn vị
Có 4 khái niệm chi phí đơn vị cơ bản: chi phí cố định bình quân (AFC), chi phí biến
đổi bình quân (AVC), tổng chi phí bình quân (ATC), và chi phí cận biên (MC). Tất cả các
khái niệm này phát sinh từ các khái niệm tổng chi phí đề cập ở trên.
- Chi phí biến đổi bình quân bằng tổng chi phí biến đổi chia cho tổng sản lượng đầu ra
tương ứng:

- Chi phí cố định bình quân (AFC) được định nghĩa là tổng chi phí cố định chia cho các
đơn vị đầu ra:
44
Do tổng chi phí cố định là một hằng số nên chi phí cố định bình quân giảm liên tiếp
khi tỷ lệ sản xuất tăng lên.
Ví dụ
Nếu TFC=$1,000, tại sản lượng đầu ra là 10 đơn vị thì AFC= $1,000/10=$100; tại
sản lượng đầu ra là 20 đơn vị thì AFC=$1000/20= $50; tại sản lượng đầu ra có 50 đơn vị
thì AFC= $1000/50= $20; Việc giảm AFC bằng cách sản xuất thêm nhiều đơn vị đầu ra là
những gì mà các doanh nhân thường gọi là phân bổ tổng chi phí quản lý chung.
- Tổng chi phí bình quân được định nghĩa là tổng chi phí chia cho số đơn vị đầu ra tương
ứng, hay:

Tuy nhiên, vì TC = TFC + TVC,

Trên đồ thị ATC có dạng hình chữ U bởi vì AVC là hàm tăng còn AFC là hàm đầu ra
giảm liên tục.
- Chi phí cận biên
Chi phí cận biên (MC) là chi phí để sản xuất thêm một đơn vị đầu ra. Ví dụ, chi phí
cận biên của đơn vị đầu ra thứ 500 được xác định bằng chênh lệch giữa tổng chi phí của
499 đơn vị và tổng chi phí của 500 đơn vị đầu ra. Do đó MC là chi phí thêm vào của một
đơn vị đầu ra tăng thêm. MC cũng là mức thay đổi giữa tổng chi phí cố định khi thay đổi
một đơn vị đầu ra. Có điều này vì tổng chi phí thay đổi trong khi tổng chi phí cố định
không thay đổi. MC cũng có thể được hiểu là tỷ lệ thay đổi trong tổng chi phí khi số lượng
đầu ra (Q) thay đổi và đơn giản là đạo hàm bậc nhất của hàm TC.

Các nhà kinh tế thường giả định rằng các hãng đang sản xuất tại một điểm mà chi phí cận
biên dương và đang tăng. Trong việc ứng dụng của khái niệm này vào quản lý, MC được
xem xét tương đương với chi phí tăng tiến tăng lên trong chi phí giữa 2 phương án lựa chọn
hay 2 sản lượng đầu ra riêng biệt.

45
Chú ý:
1. AFC có mối quan hệ nghịch đảo với AP của các đầu vào cố định
2. AVC có mối quan hệ nghịch đảo với AP của các đầu vào biến đổi
3. MC có mối quan hệ nghịch đảo với MP của các đơn vị thêm vào của các đầu vào
biến đổi. Nếu L là đầu vào biến đổi (nhân công) và w là lương, thì

3. Các giai đoạn sản xuất và đường chi phí ngắn hạn
Dạng của đường TC được xác định hoàn toàn bởi đường TVC, bởi vì các chi phí cố
định chỉ đơn thuần làm dịch chuyển đường TC tới một mức cao hơn. Điều này có nghĩa là
MC hoàn toàn độc lập với FC.
Đường TVC tăng lên với mức giảm dần theo các mức đầu ra mà ở đó lợi nhuận tăng
lên theo đầu vào biến đổi chiếm ưu thế (0 đến Q 1). Suốt các mức đầu ra mà ở đó lợi nhuận
giảm dần theo đầu vào biến đổi được đưa vào (Q 1 đến Q2) , đường TVC tăng nhanh dần.
Giải thích cho trạng thái của TVC dựa trên nguyên tắc lợi nhuận cận biên giảm dần
(DMR). Trong đó sản lượng đầu ra tăng lên với một tỷ lệ tăng dần, sản phẩm cận biên
(MP) cũng tăng dần và mức độ tăng của sản lượng đầu vào biến đổi cần có để sản xuất các
đơn vị đầu ra liên tiếp ngày càng giảm. Điều này có nghĩa là TVC sẽ tăng lên tới một lượng
ngày càng nhỏ hơn khi đầu ra tăng lên. Nhưng khi DMR xuất hiện và MP bắt đầu giảm thì
cần phải sử dụng khối lượng đầu vào biến đổi ngày càng lớn nhằm có được khối lượng đầu
ra tăng thêm tương ứng. Vì vậy, TVC tăng lên ở một tỷ lệ tăng dần suốt các mức sản lượng
đầu ra này.
Đường AFC giảm liên tục khi sản lượng đầu ra tăng lên. Nói theo ngôn ngữ hình
học, đường AFC là một hypecbol có dáng hình chữ nhật, nghĩa là đường này tiệm cận với
trục tung và trục hoành. Thêm vào đó, lấy một điểm trên đường AFC, vẽ các đường vuông
góc với 2 trục, và tính diện tích vùng có được, không kể đến điểm đã được chọn vì vùng
này đo AFC x Q bằng với TFC, là một giá trị không đổi.
Đường AVC có dạng hình chữ U vì nó có mối quan hệ nghịch đảo với AP. Khi AP
tăng lên, AVC phải giảm xuống, và khi AP giảm thì AVC phải tăng lên. AVC nhỏ nhất (một
đầu ra của Q2) tương ứng với đầu ra khi AP đạt giá trị lớn nhất (X 2 các đơn vị đầu vào biến
đổi). Tại chính sản lượng đầu ra này xuất hiện lợi nhuận bình quân giảm dần (DAR) và giai
đoạn 2 của quá trình sản xuất bắt đầu. Do vậy, mức sản lượng dầu ra của giai đoạn 1 tương
ứng với mức đầu ra trong đó AVC giảm, trong khi đó lượng đầu ra của Giai đoạn 2 tương
ứng với mức đầu ra trong đó AVC tăng.
Xác định được hình dáng của đường ATC bằng cách cộng dọc các đường AFC và
AVC tại mỗi mức sản lượng đầu ra. Bởi vì AFC giảm khi đầu ra tăng nên khoảng cách giữa
ATC và AVC ngày càng giảm. Do vậy, đường ATC ngày càng tiệm cận với AVC.

46
Hình 4.5 Hàm sản xuất và các đường chi phí
Chú ý: Hai đồ thị (a) và (b) biểu diễn tập hợp các đường mô tả hàm sản xuất tương
ứng với 3 giai đoạn sản xuất. Đồ thị (c) minh hoạ các hàm tổng chi phí tương ứng. Đồ thị
(d) minh họa hình dạng và mối quan hệ giữa các đường chi phí đơn vị. Đường ATC có hình
chữ U và tiếp tục tụt xuống dưới mức sản lượng mà tại đó AVC là nhỏ nhất bởi vì mức
giảm liên tục trong AFC nhanh hơn mức tăng trong AVC. Tuy nhiên, khi đầu ra tăng thêm
thì mức tăng trong AVC sẽ bắt đầu vượt mức giảm trong AFC và đường ATC hướng lên
trên. Điểm thấp nhất của đường ATC xác định sản lượng đầu ra hiệu quả nhất trong sản
xuất ngắn hạn.
Độ cong của hàm MC phản ánh mối quan hệ nghịch đảo với MP: Khi MP tăng, MC
phải giảm. Nhưng khi bắt đầu có lợi nhuận cận biên giảm dần thì MC bắt đầu tăng. Do đó,
giả định giá của một đầu vào biến đổi là không đổi, lợi nhuận tăng theo đầu vào biến đổi
dẫn đến chi phí cận biên giảm dần và lợi nhuận giảm dần gắn với chi phí cận biên tăng lên.
Chi phí cận biên là điểm thấp nhất của DMR khi MP tối đa.
Hơn nữa, đường MC cắt đường AVC và ATC tại các điểm nhỏ nhất của chúng – đây
là một mối quan hệ toán học tất yếu. Khi chi phí sản xuất thêm một đơn vị ít hơn tổng chi
phí bình quân của các đơn vị sản xuất trước đó thì đường ATC mới sẽ giảm, bị đẩy xuống
bởi đường MC thấp hơn. Tương tự, khi chi phí sản xuất thêm một đơn vị lớn hơn tổng chi

47
phí bình quân của các đơn vị trước đó thì đường ATC mới sẽ tăng, bị đẩy lên bởi MC cao
hơn. Theo đó, ATC đạt cực tiểu tại giao điểm của MC và ATC. Lý luận tương tự, đường
MC phải đi qua điểm cực tiểu của hàm AVC. Hình 2 mô tả các đường chi phí sản xuất ngắn
hạn.
Chú ý
1. Mối quan hệ cận biên - bình quân là mối quan hệ đồ thị giữa các đường cận biên và
trung bình tương ứng. Mối quan hệ đó là: (1) Khi một đường bình quân (AC) tăng
thì đường cận biên tương ứng (MC) nằm bên trên đường AC đó, (2) Khi một đường
AC giảm, đường MC tương ứng nằm dưới, và (3) khi đường AC đạt cực hoặc cực
tiểu, thì MC bằng AC.
2. Đường chi phí bình quân có dạng hình chữ U
3. Các ký hiệu AC và ATC có thể dùng thay cho nhau.

4. Các đường chi phí dài hạn


Trong sản xuất dài hạn, hãng có đầu vào hoàn toàn linh hoạt; do vậy, tất cả các
nguồn lực đầu vào đều biến đổi. Trong sản xuất dài hạn không có tổng chi phí cố định hay
chi phí cố định bình quân vì không có đầu vào nào là cố định, và việc tính toán chi phí đơn
vị có thể được giới hạn ở mức chi phí bình quân.
Nhìn chung, mục tiêu chi phí sản xuất dài hạn của một hãng là nhằm sản xuất đầu ra
mong muốn với chi phí thấp nhất có thể. Điều này có nghĩa là điều chỉnh quy mô sản xuất
cho “đúng kích cỡ”. Đôi khi hãng có thể sản xuất một cách kinh tế bằng cách phân chia quá
trình sản xuất dài hạn thành các giai đoạn sản xuất nhỏ hơn. Cũng có lúc, hãng có thể đạt
chi phí đơn vị thấp hơn bằng cách tăng quy mô sản xuất. Khi đánh giá mức độ ảnh hưởng
của quy mô sản xuất đối với hiệu quả doanh nghiệp và các chi phí, việc phân biệt được
giữa nhà máy sản xuất và hãng đóng vai trò quan trọng bởi vì ưu điểm và nhược điểm của
hiệu quả chi phí của mỗi thành phần là khác nhau.
Vì không có các đường TFC và AFC nên chúng ta chỉ cần xem xét bản chất và hình
dạng của đường chi phí bình quân dài hạn (LRAC)

48
Hình 4.6 Các đường chi phí ngắn hạn
Giả định rằng các ràng buộc về mặt kỹ thuật cho phép một hãng lựa chọn một trong
3 quy mô sản xuất sau: nhỏ, trung bình và lớn. Đường chi phí bình quân ngắn hạn (SRAC)
của mỗi quy mô được thể hiện bằng SRAC S, SRACM, và SRACL trong hình 3. Bất kể quy
mô hiện tại của nhà máy là như thế nào thì nó vẫn có thể chuyển sang hay tạo lập một trong
những quy mô nêu trên trong sản xuất dài hạn. Rõ ràng là, sự lựa chọn quy mô của một
hãng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu dự tính về khả năng sản xuất trong tương lai. Chẳng hạn
như nếu tỷ lệ đầu ra dự tính là 0Q1, hãng nên lựa chọn xây dựng nhà máy quy mô nhỏ vì nó
có thể sản xuất các đơn vị đầu ra 0Q 1 cho mỗi thời kỳ với chi phí AC 1, nằm dưới chi phí
đơn vị của nhà máy quy mô trung bình (AC2) hay chi phí đơn vị của nhà máy quy mô lớn
(AC3). Nếu tỷ lệ đầu ra dự tính là 0Q2 thì quy mô nhà máy trung bình sẽ đem lại chi phí
đơn vị thấp nhất. Mặt khác, với sản lượng đầu ra 0Q 3 thì nhà máy quy mô lớn và trung
bình có hiệu quả như nhau về mặt chi phí đơn vị.
Tỷ lệ của 3 đường chi phí bình quân ngắn hạn phù hợp với quy mô nhà máy tối ưu
được minh hoạ bởi đường liền nét trong hình 3. Đường này được gọi là đường chi phí bình
quân dài hạn (LRAC) và cho biết chi phí tối thiểu để sản xuất một đơn vị đầu ra khi tất cả
đầu vào biến đổi và ở bất kì quy mô nhà máy sản xuất mong muốn. Các đoạn đứt quãng

49
của các đường SRAC thể hiện chi phí đơn vị cao hơn so với khả năng có thể đạt được khi nhà
máy hoạt động dọc theo đường LRAC.

Hình 4.7 Đường chi phí bình quân dài hạn


Trên thực tế, một hãng có nhiều hơn 3 phương án lựa chọn quy mô nhà máy. Khi
hãng có vô số phương án lựa chọn, đường LRAC là hình “bao quanh” các đường sản xuất
ngắn hạn và tiếp tuyến với mỗi đường chi phí bình quân trong ngắn hạn. Đường này là
phần liền nét của mỗi đường SRAC và được gọi là đường bao quanh hay đường kế hoạch.
Đường LRAC của một hãng cho biết chi phí bình quân nhỏ nhất của việc sản xuất một đơn
vị của các quy mô khác nhau của hãng khi hãng đó có đủ thời gian điều chỉnh bất kỳ hay
tất cả các yếu tố đầu vào để đạt tới mức sản lượng tối ưu. Nhìn chung, các đường LRAC
của cả nhà máy sản xuất và của hãng đều có dạng hình chữ U. Hình dạng chữ U này cho
biết với một sản lượng đầu ra thực tế nào đó, quy mô nhà máy càng lớn thì tính hiệu quả
càng lớn và chi phí đơn vị càng thấp, nhưng nằm dưới mức sản lượng này, các nhà máy và
hãng có quy mô càng lớn thì lại càng kém hiệu quả và do đó chi phí đơn vị cao hơn.
Các nhân tố dẫn đến việc nhà máy càng lớn thì hiệu quả càng cao hơn so với các
nhà máy có quy mô nhỏ là:
1. Nhiều cơ hội chuyên môn hoá trong sử dụng nguồn lực đầu vào;
2. Trên thực tế, công nghệ hiện đại và có năng suất cao nhất chỉ phát huy hiệu quả khi
sản xuất một lượng lớn đầu ra;

50
3. Một nhà máy có quy mô lớn hơn có ưu thế hơn trong việc sử dụng các sản phẩm
phụ;
4. Các nhà máy lớn có cơ hội lớn hơn khi mua nguyên liệu thô và do đó thu được
phần giảm giá khi mua khối lượng lớn; và
5. Các chi phí mua sắm và lắp đặt máy móc và thiết bị lớn thấp hơn một cách tương
xứng.
Tuy nhiên, sớm hay muộn thì tính kinh tế của quy mô rồi cũng phải đạt đến điểm
giới hạn và việc tăng quy mô nhà máy lớn hơn sẽ làm giảm tính kinh tế của quy mô do có
các khó khăn ngày càng tăng trong việc kiểm soát hiệu quả của việc giám sát, phối hợp, các
yếu tố gây nên sự đình trệ trong sản xuất và chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, nhân công
và hàng hoá từ nơi này tới nơi khác trong nhà máy.
Chú ý:
1. Các đường SRAC liên quan đến các chi phí và đầu ra cho quy mô cụ thể của một
nhà máy, trong khi các đường LRAC xác định các quy mô tối ưu của nhà máy cho
mỗi mức sản xuất.
2. Trạng thái của các chi phí sản xuất dài hạn là yếu tố chính trong việc xác định số
lượng và quy mô của các hãng trong một ngành cụ thể. Nói chung, khi ngành đạt
được tính kinh tế cao nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt, cơ cấu của một ngành sẽ
chỉ có một số ít các nhà sản xuất quy mô lớn. Khi có ít ưu thế và nhiều bất lợi về chi
phí để sản xuất số lượng lớn, ngành đó có nhiều nhà sản xuất quy mô nhỏ.

5. Phân tích chi phí


Trong kế toán, thuật ngữ “chi phí” được định nghĩa như là sự đo lường bằng tiền số
lượng nguồn lực được dùng cho một mục đích nào đó. Trong kinh tế, thuật ngữ chi phí
được dùng trong nhiều cách khác nhau. Chi phí có thể được phân cấp dựa theo các tiêu chí
như trạng thái. Rất nhiều khái niệm chi phí phát huy tác dụng trong việc ra quyết định và
lập kế hoạch quản lý.
a. Chi phí ẩn và chi phí tường minh
Chi phí tường minh gồm những chi phí thể hiện bằng tiền mặt, chi phí trả bằng tiền
mặt, trong khi chi phí ẩn không bao gồm những chi phí tiền mặt và phát sinh từ việc sử
dụng phương án thay thế - là chi phí cơ hội.
b. Chi phí biến đổi, cố định và hỗn hợp
Nhìn từ quan điểm quản lý, có lẽ tiêu chí quan trọng nhất để phân loại các chi phí là
xem xét phản ứng của chúng khi có sự thay đổi trong sản lượng hay trong phạm vi hoạt
động nào đó. Với tiêu chí này, các chi phí có thể được phân loại theo 3 cấp cơ bản: chi phí
biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp (chi phí biến đổi kép). Các chi phí cố định và
chi phí biến đổi đã được định nghĩa ở trên. Chi phí hỗn hợp (hay chi phí biến đổi kép) là
chi phí biến đổi khi sản lượng thay đổi, nhưng không giống như chi phí biến đối, chi phí
này không thay đổi theo một tỷ lệ trực tiếp. Nói cách khác những chi phí này chứa cả yếu
tố biến đổi và yếu tố cố định. Ví dụ như việc thuê một chiếc xe tải phân phối, trong đó phí
thuê xe là cố định cộng thêm phần phí biến đổi dựa trên số dặm đi được. Sự phân tách các

51
chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định là rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực của
kinh tế học, như phân tích điểm hòa vốn và ra quyết định trong ngắn hạn.
c. Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội (Opportunity costs) là doanh thu ròng dự kiến bị bỏ qua khi không sử
dụng nguồn lực thay thế tốt nhất như thời gian, tiền bạc, và thiết bị. Đây là khái niệm cơ
bản nhất trong kinh tế học vì nó nhấn mạnh đến một thực tế rằng tất cả các nguồn lực nói
chung đều bị giới hạn và có các phương án thay thế. Chẳng hạn như một hãng có sự lựa
chọn giữa sử dụng công suất của hãng để sản xuất thêm 10,000 đơn vị hàng hóa hoặc đem
cho thuê với giá $20,000. Chi phí cơ hội của việc sử dụng công suất này là $20,000. Một ví
dụ khác là phần lợi nhuận bị bỏ qua từ việc tiền bị đóng băng một thời gian dài trong tài
khoản phải thu gây nên do vấn đề thu nợ. Nếu các quỹ vượt mức bị đóng băng trong các
khoản phải thu là $400,000 cho thời kỳ 3 tháng và hãng có thể thu được lãi suất 10% mỗi

năm thì chi phí cơ hội là .


d. Chi phí chìm (sunk costs)
Chi phí chìm (Sunk costs) là chi phí của nguồn lực được tính tại một thời điểm nào
đó trong quá khứ mà tổng chi phí của nó không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quyết định nào
được ra tại thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai. Chi phí chìm thường là các chi phí quá
khứ hay chi phí lịch sử. Chi phí chìm do đó không liên quan tới các quyết định tương lai.
Giả định ba năm trước đây bạn mua được một chiếc máy với giá $50,000, hiện nay nó có
giá trị kế toán là $20,000. Giá trị kế toán $20,000 là một chi phí chìm không ảnh hưởng tới
quyết định thay thế trong tương lai.
e. Chi phí tăng tiến
Chi phí tăng tiến (Incremental costs) là các chi phí đi kèm các quyết định quản lý.
Chi phí này tương đương với chi phí cận biên nhưng có thêm các thay đổi bội trong đầu ra
và các lựa chọn đầu ra riêng biệt chứ không phải là sự thay đổi đơn vị.
f. Chi phí đóng cửa
Chi phí đóng cửa (Shutdown costs) là các chi phí xuất hiện khi các hoạt động tạm
thời bị đình trệ và sẽ được lưu lại nếu được phép tiếp tục hoạt động. Khái niệm này có ý
nghĩa quan trọng bởi vì nó cho biết một nguyên tắc kinh tế rằng miễn là một hãng sản xuất
trang trải được các chi phí biến đổi thì hoạt động sản xuất của hãng đó không gián đoạn
trong ngắn hạn vì bất cứ thặng dư nào được biết đến như lãi gộp sẽ được dùng trong thu
hồi vốn cố định.
g. Phân tích tăng tiến và phân tích cận biên
Phân tích tăng tiến thường được sử dụng trong mối tương quan thực tế với phân tích
cận biên. Nó liên quan tới một quyết định quản lý cụ thể có thể bao gồm một sự lựa chọn
giữa 2 sản lượng đầu vào riêng rẽ (ví dụ, 10,000 đơn vị và 15,000 đơn vị). Nó là quá trình
kiểm tra tác động của các quyết định lựa chọn phương án thay thế lên doanh thu, chi phí
hoặc lợi nhuận. Nó tập trung vào các thay đổi hay sự khác biệt giữa các phương án. Các
nhà quản lý phải cân đối chi phí tăng tiến đi kèm các quyết định với doanh thu tăng tiến. Vì
lý do này mà phân tích cận biên được gọi chính xác hơn là phân tích tăng tiến. Không phải

52
tất cả các chi phí đều quan trọng như nhau trong ra quyết định, và các nhà kinh tế phải xác
định những chi phí này trong mối liên quan tới một quyết định.
6. Quyết định dựa trên chi phí
Trong nhiều quyết định kinh doanh, quyết định cuối cùng của nhà quản lý dựa trên
phân tích số liệu về chi phí. Dữ liệu về chi phí đóng vai trò quan trọng trong nhiều quyết
định, bởi vì chúng là nền tảng cho các tính toán lợi nhuận. Số liệu về chi phí được phân
loại dựa trên các trạng thái hoạt động và các tiêu chí khác đã được đề cập ở trên.
Tuy nhiên, không phải tất cả các chi phí đều có tầm quan trọng như nhau trong ra
quyết định mà các nhà quản lý phải xác định xem chi phí nào liên quan tới quyết định.
Những chi phí như vậy gọi là chi phí liên quan (relevant costs). Các chi phí liên quan là các
chi phí được dự tính trong tương lai (cũng bao gồm cả doanh thu) giúp phân biệt các
phương án lựa chọn quyết định. Do đó chi phí chìm (các chi phí quá khứ và chi phí lịch sử)
không được xem xét trong mối liên quan với quyết định sắp tới. Chi phí nào có liên quan
gọi là chi phí tăng tiến (hay chi phí sai biệt)
Quy trình quyết định có mối liên hệ với khái niệm chi phí liên quan (tuỳ trường hợp
có thể gọi là chi phí tăng tiến, chi phí sai biệt hay chi phí liên quan) gồm những bước sau:
1. Tổng hợp các chi phí đi kèm mỗi phương án.
2. Giảm chi phí chìm.
3. Giảm các chi phí không có tác dụng phân biệt các phương án với nhau.
4. Lựa chọn phương án tốt nhất dựa trên dữ liệu về chi phí còn lại.
Ví dụ
Để minh họa tính độc lập của chi phí chìm và tính có liên quan của chi phí tăng tiến,
xem xét bài toán quyết định thay thế sau. Một hãng sở hữu một chiếc máy phay mua cách
đây 3 năm với giá $25,000. Giá trị kế toán hiện tại là $17,500. Hãng đang dự tính thay thế
chiếc máy này bằng một chiếc máy khác có giá là $50,000 và có 5 năm sử dụng. Chiếc
máy mới này sẽ cho ra một khoản doanh thu giống như chiếc máy cũ nhưng về căn bản sẽ
cắt giảm được các chi phí hoạt động biến đổi. Doanh thu hàng năm và chi phí hoạt động
của chiếc máy hiện dùng và chiếc máy dự tính thay thế được tính toán dựa trên lượng
doanh thu thông thường của 20,000 đơn vị hàng hóa sản xuất ra và được ước tính như sau:
Máy hiện dùng Máy mới
Doanh thu $60,000 $60,000
Thoạt Các chi phí biến đổi 35,000 20,000 nhìn qua, có vẻ
như chiếc Các chi phí cố định: máy mới làm
tăng lợi Giảm giá (theo đường thẳng) 2,500 10,000 nhuận ròng lên
$7,500 mỗi Bảo hiểm, thuế, … 4,000 4,000 năm. Tuy
nhiên giá trị Lợi nhuận ròng $18,500 $26,000 kế toán của
máy hiện dùng là chi phí chìm có liên quan trong quyết định này. Hơn nữa, doanh thu và
các chi phí cố định như thuế, bảo hiểm…, là chi phí có liên quan bởi chúng không phân
biệt được 2 phương án đang được xem xét. Loại trừ các chi phí có liên quan, chúng ta chỉ
còn chi phí tăng tiến, như sau:

53
Tiết kiệm trong chi phí biến đổi $15,000
Ít hơn: Phần tăng trong các chi phí cố 10,000 *
định
Tiết kiệm ròng bằng tiền mặt hàng năm $5,000
tăng lên nhờ có máy mới
--------------------------------------
* Loại trừ chi phí chìm $2,500
Nhóm các chi phí có liên quan hỗ trợ các nhà quản lý trong việc ra các quyết định
quan trọng như có chấp nhận một mức giá bán thấp hơn thông thường hay không, tập trung
vào sản phẩm nào, cái gì nên sản xuất và cái gì nên mua, cái gì nên bán đi hoặc tiếp tục gia
cố, xác định giá hỏi mua trong hợp đồng, tối ưu hóa việc sử dụng công suất. Bảng 1 tóm tắt
các nguyên tắc chỉ đạo cho các quyết định ngắn hạn điển hình.

CÁC NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO QUYẾT ĐỊNH

Quyết định Mô tả Nguyên tắc chỉ đạo quyết định


 Đặt hàng đặc Có nên chấp nhận đơn đặt Nếu các đơn đặt hàng thường xuyên
biệt hàng được chiết khấu khi không bị ảnh hưởng thì chấp nhận đơn
công suất nhàn rỗi. đặt hàng khi doanh thu từ đơn đặt hàng
đó vượt qua chi phí tăng tiến.
Chi phí cố định thường không liên
quan
 Tự sản xuất Nên tự sản xuất hay mua Lựa chọn phương án có chi phí thấp
hoặc mua một linh kiện từ nhà cung hơn
cấp Chi phí cố định thường không liên
quan
Thường xuất hiện chi phí cơ hội
 Từ bỏ một phânNên loại bỏ phân khúc So sánh phần thất thu trong lãi gộp với
khúc nào? phần tiết kiệm trong chi phí cố định
Liệu nên bán sản phẩm
 Bán hay tiếp tục Bỏ qua chi phí liên kết. Tiếp tục hoàn
gia cố cộng sinh (sản phẩm bán thiện nếu thu nhập tăng tiến lớn hơn
kèm) ở điểm split-off chi phí tăng tiến.
(điểm các công ty liên kết
ai đi đường nấy) hay tiếp
tục hoàn thiện
 Các nguồn lực Nên tập trung vào sản Tập trung vào những sản phẩm có lãi
khan hiếm phẩm nào khi nguồn lực gộp (CM) trên mỗi đơn vị nguồn lực
khan hiếm? cao nhất (ví dụ: CM mỗi giờ hoạt động
của máy)

54
IV. Phân tích chi phí – sản lượng – lợi nhuận và phân tích điểm hòa vốn
Phân tích chi phí – sản lượng – lợi nhuận (CVP) cho phép nhà quản lý thực hiện
nhiều phân tích hữu ích. Phân tích CVP cho biết lợi nhuận và chi phí thay đổi như thế nào
khi có một sự thay đổi trong sản lượng. Cụ thể hơn, phân tích này xem xét những ảnh
hưởng tác động lên lợi nhuận hoặc các thay đổi trong các yếu tố như chi phí biến đổi, chi
phí cố định, giá bán, sản lượng, và kết hợp các sản phẩm bán ra. Bằng việc nghiên cứu mối
quan hệ của chi phí, doanh số và lợi nhuận thuần, ban quản lý có thể đối mặt tốt hơn với
các quyết định kế hoạch. Phân tích điểm hòa vốn, một nhánh của phân tích CVP, xác định
doanh số hòa vốn. Điểm hòa vốn - khi doanh thu vừa bằng chi phí – không được nói đến
trong báo cáo thu nhập doanh nghiệp, nhưng các nhà quản lý xem đây là công cụ hữu ích
nhất trong tất cả các công cụ
1. Phân tích điểm hòa vốn (Break-Even Analysis)
Điểm hòa vốn cho biết mức doanh thu bằng với tổng chi phí cố định và chi phí biến
đổi để sản xuất ra một lượng đầu ra cho trước ở một mức sử dụng công suất cụ thể. Ví dụ,
có thể bạn muốn biết tỷ lệ phòng được thuê (hay tỷ lệ phòng trống) của một khách sạn sao
cho hòa vốn hay tỷ lệ hàng xếp hòa vốn của một hãng hàng không. Nhìn chung, một điểm
hòa vốn càng thấp, lợi nhuận càng cao và rủi ro hoạt động càng ít, còn các yếu tố khác là
như nhau. Điểm hòa vốn còn giúp các nhà quản lý sáng suốt hơn trong việc lập kế hoạch
lợi nhuận.
Phương pháp cân bằng dựa trên cân bằng chi phí - sản lượng – lợi nhuận cho biết
các mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí biến đổi và cố định, lợi nhuận ròng:
TR = TVC + TFC + Lợi nhuận ròng
Tại sản lượng hòa vốn: TR = TVC + TFC + 0. Gọi Q là sản lượng tính theo đơn vị,
mối quan hệ được biểu diễn theo Q:

Giải tìm Q được công thức sản lượng hòa vốn:

Không cần chứng minh, chúng ta có thể có công thức doanh thu hòa vốn tính theo dollars
(S), như sau:

Chú ý:
Các giả định trong phân tích hòa vốn là: giá không đổi, chi phí biến đổi trên mỗi
đơn vị là không đổi, và tổng hợp doanh thu không đổi. Nói đúng ra là, đây là phân tích hòa
vốn tuyến tính.

55
Ví dụ
Công ty Wayne sản xuất và bán cửa ra vào cho các công ty xây dựng nhà ở. Mỗi
cánh cửa được bán với giá $25. Các chi phí biến đổi cho mỗi cánh cửa là $15, và tổng chi
phí hoạt động cố định là $10,000. Báo cáo thu nhập (lợi nhuận/chi phí) dựa vào doanh số
dự tính của 2,000 đơn vị sản phẩm
Tổng Mỗi đơn vị Phần trăm
Doanh số (2,000 đơn vị) $50,000 $25 100%
Trừ: Chi phí biến đổi 30,000 15 60
Lãi gộp $20,000 $10 40%
Ít hơn: Chi phí cố định 5,000
Lợi nhuận ròng $15,000

Chú ý rằng (P - AVC) =($25 - $15) = $10 và Điểm hòa vốn:

Tính theo đơn vị sản phẩm:


Tính theo đô la : 500 x $25 = $12,500.
Hay là :
2. Xác định lượng thu nhập mục tiêu
Ngoài việc xác định điểm hòa vốn, phân tích CVP xác định doanh thu cần có để có
được mức lợi nhuận cụ thể hay mức lợi nhuận thuần mục tiêu. Công thức tính là:
Tổng chi phí cố định + Lợi nhuận mục tiêu
Lượng doanh thu mục tiêu = ----------------------------------------------------
CM đơn vị
Ví dụ
Dùng dữ liệu cho trong ví dụ trên, giả định rằng hãng muốn đạt được lợi nhuận mục
tiêu là $15,000 thì sản lượng của lợi nhuận tối ưu này là:

3. Phương pháp đồ thị


Phương pháp đồ thị dùng để xác định điểm hòa vốn dựa trên biểu đồ hòa vốn
(B-E) như trong hình 5. Doanh thu, chi phí biến đổi và chi phí cố định được biểu diễn trên
trục tung trong khi sản lượng, x, được biểu diễn trên trục hoành. Điểm hòa vốn là giao
điểm của đường tổng doanh thu và đường tổng chi phí. Biểu đồ còn cho biết mức lợi nhuận
tiềm năng trong suốt thời gian hoạt động và do đó được dùng như là công cụ cho thảo luận
và trình bày.
Tỷ số chi phí cố định là tỷ số của các chi phí biểu hiện một rủi ro đối với hãng. Tỷ
số chi phí cố định, một công cụ đo rủi ro hoạt động, là các chi phí hoạt động cố định trong
báo cáo lợi nhuận của hãng đó. Tỷ số chi phí cố định là thước đo đo rủi ro hoạt động và
xuất phát từ chi phí hoạt động cố định. Một cách tính đơn giản của tỷ lệ CF cố định hoạt
động là ảnh hưởng mà một sự thay đổi trong doanh số có được lên lợi nhuận hoạt động.

56
Hình 4. Biểu đồ hòa vốn

Ví dụ
Từ ví dụ 7, giả định rằng hiện nay công ty Wayne đang bán được 6,000 chiếc cửa
mỗi năm. Tỷ số chi phí cố định của hãng này là:

Có nghĩa là nếu doanh thu tăng lên (giảm xuống) 1%, công ty có thể mong đợi lợi
nhuận thuần tăng lên (giảm xuống) 1.2 lần, hay 1.2%
Chú ý:
Tỷ số chi phí cố định là công cụ đo độ co giãn, vì nó là tỷ lệ giữa một phần trăm
thay đổi trong lợi nhuận hoạt động và một phần trăm thay đổi trong doanh thu.

-----------------  ----------------

57
CHƯƠNG 5
TỐI ƯU HÓA LỢI NHUẬN TRONG CÁC CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

Cấu trúc thị trường liên quan tới những yếu tố như số lượng nhà sản xuất trong một
ngành, quy mô tương ứng của các nhà sản xuất (tập trung ngành), tình hình nhu cầu, sự dễ
dàng gia nhập hay từ bỏ ngành, các điều kiện công nghệ và chi phí. Các ngành khác nhau
có các cấu trúc khác nhau, và những cấu trúc này ảnh hưởng tới các quyết định của nhà
quản lý. Cạnh tranh diễn ra trên các dòng sản phẩm khác nhau, phụ thuộc vào ngành có ít
hay nhiều nhà sản xuất và sản phẩm của họ là tiêu chuẩn hóa hay đặc thù. Theo quan điểm
này có 4 dạng cấu trúc thị trường và cạnh tranh chính:

 Cạnh tranh hoàn hảo: Nhiều nhà cung cấp cùng bán một sản phẩm đã được
tiêu chuẩn hóa (giống nhau).
 Cạnh tranh độc quyền: Nhiều nhà cung cấp cung cấp các sản phẩm có đặc
thù riêng.
 Độc quyền nhóm: Một số ít người bán sản phẩm giống nhau hoặc khác nhau.
 Sự độc quyền: Chỉ có một nhà cung cấp sản phẩm không thể thay thế hoàn
toàn bằng sản phẩm khác.

Mục tiêu chương: Sau khi học chương này, người học có thể:

- Giải thích được khái niệm thị trường và phân biệt được các hình thái thị trường.
- Giải thích được hành vi của các doanh nghiệp trong các hình thái thị trường.
- Giải thích các điều kiện trong cạnh tranh hoàn hảo
- Minh họa cạnh tranh độc quyền
- Định nghĩa và thảo luận về Độc quyền nhóm

-----------------  ----------------

58
I. Quyết định quản trị trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo
1. Khái niệm, đặc điểm của cạnh tranh hoàn hảo
 Khái niệm
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó mỗi người bán và người mua
đều không thể gây ảnh hưởng tới thị trường.
 Đặc điểm
- Có vô số người sản xuất, người bán cùng một mặt hàng đồng nhất có cùng phẩm
chất.
- Giá cả hàng hóa hoàn toàn do thị trường quyết định.
- Hệ thống thị trường phát triển tối đa, mua bán hoàn toàn dễ dàng.
- Việc tham gia hay rút khỏi một ngành nào đó không bị ràng buộc bởi bất cứ luật lệ
nào.
2. Cầu của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

P P
D
P
D
O Q O Q

Đường cầu của doanh Đường cầu của thị trường


nghiệp

Vì không người bán nào chi phối được giá cả thị trường do đó doanh nghiệp
đứng trước đường cầu nằm ngang : P = AR = MR
 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Đường cầu nằm ngang cho tổng doanh thu (TR) của doanh nghiệp là
đường thẳng.
Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng có chênh
lệch giữa TR và TC là cực đại : theo điều kiện biên : MR = MC
TR,TC&Pr
TC
TR

O Q
Pr

3. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo
 Mức cung của doanh nghiệp
Mức cung của doanh nghiệp được xác định bởi P = MC.
59
Hình vẽ cho thấy tình trạng chi phí ngắn hạn của doanh nghiệp, trước 4 mức
giá của thị trường.
P SMC

P4 D SAC
P3 C
P2 B SAVC
P1
A
O Q1 Q2 Q3 Q4 Q

- Nếu doanh nghiệp đứng trước mức giá P 4 doanh nghiệp sản xuất tại mức Q 4.
Vì P 4 > SAC nên doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa.
- Nếu gặp mức giá P 1 (P 1 = SAVC) doanh nghiệp sản xuất hay không sản xuất
đều lỗ như nhau. Giá P 1 được gọi : giá đóng cửa (hay ngưỡng cửa ngưng hoạt động).
Bất kỳ mức giá nào thấp hơn P 1 đều nằm dưới điểm cực tiểu của SAVC, doanh
nghiệp buộc phải ngừng sản xuất, vì ngưng sản xuất thì lỗ ít hơn là sản xuất.
- Tại mức giá P 3 (P 3 = SAC) doanh nghiệp huề vốn. Như vậy tất cả các mức
giá trong khoảng từ P 1 đến P 3, doanh nghiệp không ló lợi nhuận nhưng tiếp tục sản
xuất thì tốt hơn là đóng cửa. Vì sản xuất lỗ ít hơn đóng cửa, hành vi này gọi là tối
thiểu hóa thua lỗ trong ngắn hạn.
Kết luận
+ Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi thị trường có: P > AC.
+ Doanh nghiệp tối thiểu hóa thua lỗ khi thị trường có mức giá : AC > P >
AVC.
 Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp
Đường biểu thị số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp muốn sản xuất tại từng
mức giá là đường cung của doanh nghiệp.
Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn là phần phía trên của đường
MC tính từ mức giá: P = SAVC.
Rút ra: hàm cung của doanh nghiệp là hàm MC
dTC dV
MC  
dQ CdQ
 Đường cung ngắn hạn của thị trường
Cung của thị trường là tổng mức cung của cá nhân (doanh nghiệp) ở các mức
giá :
Với Q S : hàm cung của thị trường (tính bằng số lượng).
q S : hàm cung của các doanh nghiệp (tính bằng số lượng).
 Thặng dư sản xuất (Surplus Production)
Thặng dư sản xuất là sự chênh lệch giữa giá bán hàng hóa so với chi phí cận
biên để sản xuất ra hàng hóa.

60
P
D
E S
p
PS
b
Q
O Q
Khi các yếu tố khác không đổi, trên đồ thị đường cung:
P= aQ + b: thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm phía trên đường cung và
phía dưới đường giá.

4. Cung ứng sản phẩm trong dài hạn


 Khả năng điều chỉnh sản xuất
Trong dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào sản xuất bao
gồm cả quy mô, địa điểm của nhà máy, doanh nghiệp. Đường LAC cho phép nó sản
xuất ở bất cứ mức sản lượng nào với chi phí thấp nhất.
 Mức cung của doanh nghiệp

P LMC

P4
D
LAC
P3
C
P2
B

Q
O Q2 Q3 Q4

Trong dài hạn:


- Nếu thị trường có mức giá P 4 điều kiện biên (P = MC) cho phép doanh
nghiệp quyết định mức sản lượng Q 4, tại Q 4: mức giá P 4 > LAC doanh nghiệp tối
đa hóa lợi nhuận.
- Nếu thị trường có mức giá P 3 (P 3 = LAC) doanh nghiệp huề vốn. Mức giá P 3
được gọi là ngưỡng cửa sinh lời vì tại bất cứ mức giá nào thấp hơn P 3 trong dài hạn
doanh nghiệp phải rời ngành, tại bất cứ mức giá nào cao hơn P 3 doanh nghiệp có lợi
nhuận trên thị trường đơn vị sản phẩm.
Kết luận
- Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi thị trường có P > LAC.
- Doanh nghiệp buộc phải rời ngành khi thị trường có P < LAC.
- Tại mức P = LAC doanh nghiệp hòa vốn.

61
 Đường cung dài hạn của doanh nghiệp
Đường cung dài hạn của doanh nghiệp là phần phía trên của đường LMC, bắt
đầu từ mức giá P = LAC.
 Cân bằng cạnh tranh dài hạn
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp hoàn toàn tự do nhập,
xuất ngành.Vì vậy trong dài hạn trạng thái cân bằng của doanh nghiệp và ngành là
không lời, không lỗ, TR = TC, trên thị trường P = LAC doanh nghiệp chỉ thu được
chi phí cơ hội.
Sở dĩ doanh nghiệp và ngành cạnh tranh đạt trạng thái P = LAC là cân bằng
dài hạn bởi trong trạng thái này không doanh nghiệp nào có động cơ gia nhập hay rút
khỏi ngành, cung cầu và giá cả thị trường bình ổn, khác với trạng thái đang có lợi
nhuận cao hay đang thua lỗ.
II. Quyết định quản trị trên thị trường độc quyền
1. Thị trường độc quyền bán
 Khái niệm
Là thị trường chỉ có một người bán duy nhất về một sản phẩm riêng biệt,
không có sản phẩm thay thế.
 Đặc điểm
Đường cầu của doanh nghiệp đồng thời là đường cầu của thị trường, do đó
doanh nghiệp có quyền định giá sản phẩm trong khuôn khổ là: doanh nghiệp định giá
thị trường quyết định sản lượng, doanh nghiệp quyết định mức sản lượng, thị trường
quyết định giá.
Không hình thành đường cung sản phẩm.
 Các lý do đưa đến độc quyền
- Độc quyền do giảm chi phí nhờ quy mô.
- Độc quyền do sở hữu nguyên liệu chủ yếu.
- Độc quyền nhờ sở hữu bằng phát minh.
- Độc quyền do luật lệ giấy phép của chính phủ.
 Độc quyền bán tối đa hóa lợi nhuận
Trong ngắn hạn
Doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận tại điều kiện biên: MR = SMC
doanh nghiệp thu lợi nhuận tối đa.
P
SMC
SAC
P1

MR

O Q1 Q
Trong dài hạn
Doanh nghiệp độc quyền điều chỉnh chi phí đạt điều kiện: LMC = MR = LAC
xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận đồng thời là mức sản lượng tối ưu.
62
P
LMC
P2 LAC

Q
O Q1
MR
 Định giá của doanh nghiệp độc quyền
Hàm cầu (tức hàm AR) và hàm MR có mối tương quan về toán học, tương
quan này thể hiện thông qua hệ số co giãn của cầu đối với giá (E D) từ đó suy ra:

Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận thì MR = MC, vì vậy:

 Chi phí xã hội cho độc quyền bán


Độc quyền tạo ra giá cao hơn và sản lượng sản xuất thấp hơn so với cạnh tranh
hoàn hảo nên người tiêu dùng bị thiệt hại còn nhà độc quyền được lợi. Nếu như
không có độc quyền người sản xuất và người tiêu dùng đều thu được lợi ích như
trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì : xã hội đã mất không vì sức mạnh độc
quyền, đúng bằng thặng dư tiêu dùng cộng với thặng dư sản xuất điều này thể hiện ở
hình vẽ dưới đây:

Q
MC
Pm
A
Pc B
D

Qm Qc Q
O
MR

Diện tích A & B là mất không cho độc quyền.


2. Thị trường độc quyền mua
 Khái niệm
Là thị trường trong đó chỉ có một người mua : một cá nhân, một tập đoàn độc
quyền.
 Nguyên lý mua
Người ta mua hàng hóa cho đến số lượng mà đơn vị mua cuối cùng đem lợi
ích cận biên đúng bằng chi phí trả cho đơn vị cuối cùng đó: ME = MU
Với ME (Marginal Expense) chi tiêu cận biên: mức chi trả tăng thêm khi mua
thêm một đơn vị hàng hóa.
63
Trong cạnh tranh hoàn hảo người mua chấp nhận giá thị trường (Tất cả hàng
hóa một doanh nghiệp mua là cùng một giá). Vì vậy chi tiêu cận biên bằng chi tiêu
bình quân, bằng giá bán.
ME = AE = P
Với AE (Average Expense): chi tiêu bình quân
P: giá cả hàng hóa
 Chi phí xã hội cho độc quyền mua
Đối với người mua độc quyền thì khác hẳn : đường cung thị trường là đường
chi tiêu bình quân (AE) của độc quyền.Vì vậy ME của nó nằm trên AE. Nhà độc
quyền mua số lượng hàng hóa tại: ME = MU (MU là đường cầu) còn giá cả được
quyết định bởi AE (đường cung của thị trường). Hình dưới đây mô tả : xã hội mất
không cho sức mạnh độc quyền mua là phần diện tích A & B (tương tự như độc
quyền bán) ME
P S(AE)
A
Pc
B
D(MU)
Pm

Q
O Qm Qc
3. Phân biệt giá cả
 Phân biệt giá cấp một
Phân biệt giá cấp một (hay phân biệt đối xử hoàn hảo) là bán từng đơn vị sản
phẩm với giá khác nhau để bất cứ đơn vị sản phẩm nào cũng có P = MR.
P & MR
E

A MC
P1

F C

BMR (D)
Q1 Q2 Q
O

Hình vẽ trên đây cho thấy khi tính một giá cho tất cả các khách hàng nhà độc
quyền sản xuất tại: B với MR = MC sản lượng Q 1, giá bán P thu lợi nhuận: FP 1AB
Khi áp dụng chính sách phân biệt giá, nhà độc quyền bán từng sản phẩm với
giá khác nhau: sản phẩm đầu tiên: P = E… sản phẩm cuối cùng của Q 1: P = P 1.
Đường cầu trở thành đường MR nhà độc quyền thu lợi nhuận tăng lên bằng P 1 EA.
Như thế nhà độc quyền mở rộng sản xuất đến C với lượng Q 2 lợi nhuận gia tăng
thêm: BAC
 Phân biệt giá cấp hai
Là đặt ra các mức giá theo khối lượng hàng hóa hay dịch vụ bán ra, mua nhiều
giá hạ, mua ít giá cao.

64
Hình dưới đây biểu thị 3 khối hàng hóa với 3 mức giá tương ứng P 1, P 2, P 3
cách phân biệt này cho phép nhà độc quyền thu được lợi nhuận cao hơn, đồng thời
người tiêu dùng cũng được lợi nhờ mua nhiều, giá hạ. Tuy nhiên phân biệt giá cấp
hai chỉ thực hiện được trong điều kiện hiệu suất tăng dần theo quy mô, và các khách
hàng của các khối hàng hóa không được bán lại hàng hóa cho nhau.
P

P1
Pm
P2
P3 AC
MC
O Khối 1 Khối 2 Khối 3
Q

 Phân biệt giá cấp ba MR


Là đặt ra các mức giá theo các nhóm khách hàng, mỗi nhóm được ấn định với
một đường cầu riêng biệt phù hợp.
Đây là hình thức phân biệt giá phổ biến nhất cho phép nhà độc quyền đạt
được giá cả độc quyền, khai thác mọi đối tượng.
Phân biệt này đòi hỏi doanh thu cận biên (MR 1, MR 2) từ các mức sản lượng
Q 1 , Q 2 theo các D 1, D 2 phải bằng nhau và bằng với doanh thu biên chung và chi phí
chung.
MR 1 = MR 2 = MR T = MC
Còn số lượng sản phẩm:
Q1 + Q2 + … = QT
P

P1
P2 MC

D2

MR T
0 Q1 Q2 QT Q
D1
MR 2
III.Thị trường cạnh tranh không hoànMR 1 hảo
Là thị trường hỗn hợp, đan xen giữa cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền hoàn
toàn, chia làm hai loại:
- Cạnh tranh độc quyền
- Độc quyền nhóm
Cạnh tranh độc quyền là có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất và bán một loại
sản phẩm có cùng công dụng nhưng khác nhau về nhãn hiệu, mẫu mã, chất lượng, uy

65
tín và giá cả. Độc quyền nhóm là có một số ít doanh nghiệp cùng sản xuất và bán
một loại hàng hóa đồng nhất hoặc không đồng nhất.
Điều khác biệt giữa cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm là số lượng các
doanh nghiệp. Trong độc quyền nhóm số doanh nghiệp ít tới mức doanh nghiệp này
có thể gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp kia, ảnh hưởng tới thị trường. Trong cạnh
tranh độc quyền số doanh nghiệp nhiều đến mức một doanh nghiệp không thể gây
ảnh hưởng tới doanh nghiệp khác. Cả hai loại đều bao trùm vừa có cạnh tranh vừa có
độc quyền.
- Cạnh tranh: các doanh nghiệp cùng sản xuất và bán một loại hàng hoá có thể
thay thế được cho nhau. Đường cầu của doanh nghiệp dốc xuống nhưng rất co giãn,
thể hiện sự cạnh tranh và thay thế.
- Độc quyền: hàng hoá khác nhau về mẫu mã, chất lượng, uy tín và giá cả. Do
đó doanh nghiệp có khả năng điều khiển giá cả sản phẩm trong những điều kiện nhất
định.
1. Cân bằng của doanh nghiệp trong cạnh tranh và độc quyền
 Ngắn hạn
P
P1 SMC SAC

O Q1 Q
MR

Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận theo điều kiện biên MR = MC. Tại mức sản lượng
Q1 với P1 > SAC, doanh nghiệp thu lợi nhuận tối đa tại Q 1. Phần lợi nhuận (đóng khung) sẽ
thu hút các doanh nghiệp mới nhập ngành, việc nhập ngành của các doanh nghiệp mới tạo ra
trạng thái dài hạn của doanh nghiệp và ngành.

LMC
P2 LAC
D
Q
O Q2 MR

 Dài hạn
Khi có các doanh nghiệp mới nhập ngành làm cho tổng số các doanh nghiệp
cung ứng sản phẩm tăng lên. Kết quả là đường cầu của mỗi doanh nghiệp đã tồn tại
trước đây sẽ dịch chuyển, chúc xuống về bên trái đồ thị. Mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ
bán được một số lượng sản phẩm ít hơn trước đây. Mặt khác do nhiều doanh nghiệp
cạnh tranh hơn làm chi phí tăng lên, đường LAC chuyển dần lên phía trên. Hai sự
dịch chuyển của đường cầu và đường LAC của doanh nghiệp chỉ dừng lại khi LAC
tiếp tuyến với đường cầu tại mức sản lượng có MR = MC, kết quả là P = AC hay AR
66
= AC, các doanh nghiệp không lời, không lỗ tạo thế cân bằng dài hạn của doanh
nghiệp và của ngành.
2. Cân bằng trong độc quyền nhóm
Đặc điểm của độc quyền nhóm là lệ thuộc lẫn nhau , do đó việc quyết định sản
lượng của mỗi doanh nghiệp đều phải tính toán đến quyết định của doanh nghiệp
khác. Thể hiện ở một số trường hợp sau :
 Cân bằng không hợp tác
Cân bằng không hợp tác do nhà toán học John Nash đưa ra vào năm 1951 vì vậy còn
gọi là cân bằng Nash: mỗi doanh nghiệp đưa ra quyết định nhằm thu lợi nhuận cao nhất khi
biết hành động của doanh nghiệp đối thủ.
Đặc điểm cân bằng Nash: Lợi nhuận thu được cao hơn cạnh tranh hoàn hảo
nhưng thấp hơn lợi nhuận khi các doanh nghiệp hợp tác với nhau.
Cơ chế: cân bằng Nash dựa trên lý thuyết trò chơi. Theo lý thuyết này việc
đưa ra các quyết định mang tính phụ thuộc lẫn nhau, trong đó mỗi đấu thủ chọn lấy
một chiến lược. Mỗi doanh nghiệp thực hiện chiến lược của mình gọi là chiến lược
thống soái, tuy nhiên kết quả bất lợi cho cả hai, ở thế cân bằng này hai bên đều bị
thiệt.
Sản lượng của doanh
nghiệp B
Sản Cao Thấp
lượng của Cao 1A 3A
doanh 1B 0B
nghiệp A Thấp 0A 2A
3B 2B
Trong hình vẽ ở mỗi ô biểu thị lợi nhuận của doanh nghiệp A hay doanh
nghiệp B khi theo chiến lược sản lượng thấp hay cao. Doanh nghiệp A sẽ được 3 lợi
nhuận (3A) nếu chọn cao và B cũng vậy (3B). Ở vị trí cân bằng cả hai bên đều chọn
cao thu lợi nhuận 1A = 1B. Nếu cùng chọn thấp cả hai bên sẽ được 2A = 2B, tuy
nhiên không ai chọn thấp vì khi ấy đối phương sẽ chọn cao.
 Cân bằng hợp tác
Hợp tác là một thỏa thuận tự nguyện của các đối thủ trong độc quyền nhóm.
Hợp tác tạo ra mức cân bằng, với lợi nhuận cao hơn cho các bên hợp tác .
Theo hình vẽ trên (phần a) nến hai đối thủ ký một hợp đồng để cùng sản xuất
ở mức thấp lúc đó cả hai sẽ đạt lợi nhuận 2A = 2B. Hai bên cùng có lợi với mức sản
lượng cân bằng thấp. Tuy nhiên sự hợp tác là khó khăn bởi mỗi doanh nghiệp trong
độc quyền nhóm luôn mong muốn cạnh tranh với hy vọng tăng thêm thị trường và lợi
nhuận nhiều hơn trước thiệt hại của đối thủ. Nhưng nếu các doanh nghiệp đều cạnh
tranh với nhau thì lợi nhuận sẽ thấp và không một doanh nghiệp nào làm ăn tốt cả.
Tình thế lưỡng nan là ở đó.

67
 Mô hình đường cầu gãy
Mô hình đường cầu gãy mô tả mức giá cả và sản lượng khá ổn định của các
doanh nghiệp độc quyền nhóm (giả định các yếu tố khác không đổi).
P
A MC
PO

O QO Q
MR

Mô hình đường cầu gãy giải thích : trong độc quyền nhóm mỗi doanh nghiệp đều đứng
trước một đường cầu gãy tại mức giá hiện hành (P 0) của ngành độc quyền. Ở các mức giá cao
hơn P0 đường cầu rất co giãn nếu doanh nghiệp tăng giá sẽ hoàn toàn bất lợi vì các đối thủ
khác không tăng. Ở các mức giá thấp hơn P 0 đường cầu ít co giãn, nếu doanh nghiệp hạ giá
các đối thủ cạnh tranh hạ theo cũng hoàn toàn bất lợi. Điều này tạo thế cân bằng khá ổn định
cho độc quyền nhóm.
Đường cầu gãy nên MR của doanh nghiệp bị gián đoạn, do đó chi phí của
doanh nghiệp có thể thay đổi mà không gây ra sự thay đổi giá và sản lượng.

68
CHƯƠNG 6
PHÂN TÍCH RỦI RO

Phân tích rủi ro là quá trình đo và phân tích các rủi ro đi kèm với các quyết định đầu tư
và kinh doanh. Nó đặc biệt quan trọng trong ra quyết định đầu tư bởi nó liên quan đến một
lượng vốn lớn và bản chất của sự phát triển trong dài hạn. Rủi ro đi kèm một dự án đề xuất
càng lớn, lợi nhuận cần để bù đắp cho rủi ro đó phải càng cao. Ra quyết định có chứa rủi ro
đòi hỏi phải xem xét các tình huống có thể xảy ra đối với mỗi lựa chọn. Quyết định đó gặp
rủi ro nếu có một phân phối xác suất đối với các tình huống này. Do đó, các tình huống này sẽ
loại bỏ lẫn nhau, và tổng các xác suất của chúng bằng 1. Rủi ro tăng lên khi tính biến thiên
của các kết quả tăng lên. Tuy nhiên, trên thực tế, thuật ngữ rủi ro và sự không chắc chắn
thường được dùng như các từ đồng nghĩa.
Tất cả được thể hiện qua nội dung chương, cụ thể như sau:
 Rủi ro và xác suất
 Những chỉ tiêu đánh giá rủi ro
Mục tiêu chương: Sau khi học Chương này, người học có thể:
- Giải thích và liệt kê các hàm liên quan đến kinh tế học quản lý.
- Giải thích các nhân tố hàm chứa rủi ro.
- Tính toán giá trị kỳ vọng
- Tính toán và biểu diễn độ lệch chuẩn
- Tính toán và cho ví dụ về hệ số biến thiên
- Vẽ biểu đồ cây quyết định
- Tính và giải thích tỷ lệ chiết khấu có tính đến rủi ro
- Hiểu và giải thích cân bằng khả năng chắc chắn (certainty equivalent)
- Cho ví dụ và minh họa quy trình mô phỏng.
-----------------  ----------------
I. Rủi ro và xác suất
1. Định nghĩa
Theo cách nói thông thường, rủi ro nghĩa là có thể thua lỗ. Ví dụ: đầu tư vào một
hãng nghiên cứu công nghệ sinh học sẽ rủi ro hơn vào trái phiếu kho bạc, vì khả năng thua
lỗ lớn hơn.
Để phân tích rủi ro, rất cần xác định một xác suất. Nếu tình huống đã cho lặp lại R
lần và nếu kết quả A xuất hiện r lần, xác suất của A là

Ví dụ: nếu con xúc sắc là “chuẩn” (có nghĩa là khi gieo nó mỗi mặt có cơ may xuất
hiện bằng nhau) thì xác xuất ra mặt 1 là 1/6 , và nếu gieo nhiều lần mặt này sẽ xuất hiện 1
trên 6 lần
Tuy nhiên, chúng ta khó áp dụng định luật này vì không thể lặp lại rất nhiều lần một
phép thử. Chẳng hạn, 3/1992 Porsche có tung ra mẫu xe mới 928 GTS, nhưng đây là một
“thử nghiệm” không thể lặp đi lặp lại mãi trong tình huống giống nhau như vậy hơn nữa thị
trường và những yếu tố khác lại thay đổi từ tháng này sang tháng khác, chẳng hạn việc trả

69
tiền trước của người tiêu dùng, giá cả của loại xe thể thao của các hãng khác, những chiến
dịch quảng cáo của họ…
Trong tình huống này, các nhà kinh tế sử dụng định nghĩa xác suất chủ quan, nghĩa
là xác suất của một biến cố này sẽ xảy ra theo nhưng người ta quyết định nghĩ. Chẳng hạn,
người ra quyết định nghĩ rằng biến cố X sẽ có khả năng xảy ra nhiều hơn biến cố Y, xác
suất của X sẽ lớn hơn xác suất của Y. Nếu người ra quyết định nghĩ rằng hai biến cố sẽ có
khả năng xảy ra như nhau, xác suất của mỗi biến cố là 0,5. Theo định nghĩa này thì yếu tố
quan trọng là quan điểm của người ra quyết định.
2. Phân phối xác suất và kỳ vọng toán
Nếu trong tình huống nào đó, ta lập danh mục tất cả các biến cố có thể có, là một
bảng phân phối xác suất. Ví dụ: một hãng sản xuất robot nghĩ rằng hãng có thể thiết kế sản
xuất mỗi năm một kiểu robot mới là 0,6 và khong thể làm điều đó là 0,4 ta có bảng phân
phối xác suất như sau:

Biến cố Xác suất xảy ra


Có thể thiết kế và sản xuất mỗi năm 1 kiểu mới 0,6
Không thể thiết kế và sản xuất mỗi năm 1 kiểu mới 0,4
Tổng 1,0

Nếu hãng trên muốn đạt lợi nhuận 1 triệu USD từ việc mỗi năm sản xuất ra một kiểu
robot mới và chịu lỗ 600.000 USD nếu không sản xuất thì phân phối xác suất của lợi nhuận
từ robot mới như sau:
Lợi nhuận Xác suất
1.000.000 USD 0,6
-600.000 USD 0,4

Ta có thể tính lợi nhuận kỳ vọng là: 1.000.000*0,6 + (-600.000)*0,4=360.000 USD


Ví dụ
Xét 2 dự án đầu tư A và B, với phân phối xác suất của dòng tiền mặt trong mỗi dự án
của 5 năm tới:
Dòng vào tiền mặt
Xác suất (0.2) (0.6) (0.2)
A $200 300 400
B $100 300 500
Giá trị kỳ vọng của dòng vào tiền mặt trong dự án A là:
$200(0.2) + 300(0.6) + 400(0.2) = $300
Giá trị kỳ vọng của dòng vào tiền mặt trong dự án B là:
$100(0.2) + 300(0.6) + 500(0.2) = $300
Chú ý: Người ra quyết định kinh tế có lý trí (người hoàn toàn dựa trên các tiêu
chuẩn mục tiêu) dùng giá trị tiền tệ kỳ vọng để tối đa hóa lợi nhuận trong những điều
kiện có rủi ro bởi vì người đó trung lập với rủi ro (lợi nhuận bằng với thiệt hại của
cùng một lượng tiền xác định). Giá trị kỳ vọng đại diện cho mức độ được mất trung
bình dài hạn trong các lần đầu tư. Sự lựa chọn tốt nhất là lựa chọn cơ hội đầu tư có

70
giá trị kỳ vọng cao nhất (tổng các sản phẩm của các đầu ra có thể cùng những xác
suất tương ứng của chúng).
3. Xây dựng chuỗi sơ đồ quyết định
Sơ đồ quyết định là một biểu đồ giúp ta thấy được những lựa chọn phải tiến hành.
Nó biểu thị một vấn đề như là một chuỗi những lựa chọn liên tiếp mà mỗi lựa chọn được
mô tả bằng một ngã rẽ. Ngã rẻ quyết định là một điểm giao biểu thị cho một lựa chọn mà
người ra quyết định làm chủ được biến cố.
Ví dụ: Một hãng có sơ đồ quyết định lựa chọn như sau:
Chiến dịch quảng cáo thành công
800.000
(0,5)
100.000
Tăng giá

Chiến dịch quảng cáo không thành công


200.000 (0,5)-600.000
Không tăng giá
Hình 5.1 Biểu đồ ra quyết định của một hãng
Bước đầu tiên là tính lợi nhuận kỳ vọng từ nhánh rẽ may rủi với xác suất là 0,5:
0,5*800.000 + (-600.000)*0,5=100.000
Con số này ghi ở trên nhánh rẽ để cho biết lợi nhuận kỳ vọng tại điểm này. Như vậy,
bên trái biểu đồ cho thấy: một dẫn đến kỳ vọng lợi nhuận 100.000 và một kỳ vọng 200.000.
Nếu hãng muốn tối đa hoá lợi nhuận phải chọn nhánh 2, hay cách khác là không tăng giá,
và nhánh 1 không tối ưu nên thể hiện bị cắt ngang.
Nghiên cứu tình huống: Tomco Oil Corporation có nên khoan giếng thăm dò
hay không?
Khai thác dầu khí là một lĩnh vực vận dụng nhiều xác suất chủ quan. Hãng Tomco
Oil Corporation đã có lần đối mặt với ngã rẽ quyết định có nên thăm dò một giếng dầu ở
Blair West. Hãng biết rất rõ về chi phí khoan, giá bán dầu, cũng như báo cáo về địa chất về
khả năng có vỉa dầu. Với dữ liệu trên hãng nghĩ rằng nếu khoan không tìm thấy dầu xác
suất là 0,6 lỗ 90.000 USD; khai thác được 10.000 thùng xác suất là 0,15 lợi nhuận
100.000USD; khai thác được 20.000 thùng xác suất là 0,15 lợi nhuận 300.000 USD và
khai thác được 30.000 thùng xác suất là 0,10 lợi nhuận 500.000 USD. Vậy hãng có nên
thăm dò hay không?
Với mong muốn tối đa hóa lợi nhuận kỳ vọng, hãng thiết lập sơ đồ quyết định:
0.6 -90.000 USD
Không có dầu
+65.000 USD 0.15 100.000 USD
10.000 thùng
Thăm dò 0.15 300.000 USD
20.000 thùng
0.10 500.000 USD
Không thăm dò 30.000 thùng

Hình 5.2 Sơ đồ quyết định của Tomco Oil Corporation

71
Sau khi xây dựng sơ đồ này, hãng lựa chọn giữa hai nhánh: một dẫn đến lợi nhuận
56.000 USD , và một dẫn đến lợi nhuận kỳ vọng bằng không. Muốn tối đa hóa lợi nhuận
kỳ vọng, hãng phải chọn nhánh thư nhất, có nghĩa là sẽ thăm khoan dò
4. Phương pháp lợi ích
Khi nghiên cứu những quyết định phải lựa chọn, chúng ta giả định rằng người ta ra
quyết định muốn tối đa hoá lợi nhuận kỳ vọng. Ví dụ hãy xét trường hợp hang xphải lựa
chọn 2 phương án:
- Chắc chắn có lợi nhuận 2.000.000 USD
- Một lựa chọn may rủi 50-50 giữa khoản lợi nhuận 4.100.000 hay lỗ 60.000 (USD)
Vậy lợi nhuận kỳ vọng là 0,5*4.100.000 +0,5*(-60.000) = 2.020.000
Do đó, hãng sẽ thích lựa chọn may rủi hơn là có chắc chắn. Nhưng thật ra có nhiều
hãng nhỏ thích lựa chọn chọn phương án chắc chắn hơn vì bị lỗ với xác suất 50% là 60.000
USD là số tiền khá lớn với hãng nhỏ.
Như vậy ta có thể thiết lập hàm lợi ích đo lường thái độ người đó với rủi ro.
a.Thiết lập hàm lợi ích
Hàm lợi ích của người ra quyết định cho biết lợi ích mà người ấy đạt được ứng với
mỗi kết quả có thể, hay hàm lợi ích cho biết thái độ của người ra quyết định đối với rủi ro.
Lợi ích kỳ vọng là tổng lợi ích đạt được bằng cách nhân lợi ích với mỗi kết quả của số lần
có thể xảy ra kết quả đó.Ví dụ: lợi ích kỳ vọng của của hãng Tomco Oil Corporation đã nói
ở phần trên 0,6U(-90) + 0,15U(100) + 0,15U(300) + 0,1U(500)
Trong đó: U(-90) là lợi ích khi người ra quyết định ứng với khoản lỗ 90.000 USD
U(100) là lợi ích khi người ra quyết định ứng với khoản lãi 100.000 USD….
Lợi ích kỳ vọng khi không thăm dò sẽ là U(0) vì chắc chắn lợi nhuận bằng 0
Để tìm hiểu lợi ích mà người ra quyết định đạt được với mỗi kết quả có thể, đầu tiên
ta ấn định một cách tuỳ ý gắn với 2 mức lợi nhuận khác nhau. Lợi ích của kết quả thuận lợi
nhất sẽ cao hơn lợi ích kết quả kém thuận lợi hơn. Ví dụ: U(-90) = 0 và U(500) = 50. (việc
ấn định số lợi ích không ảnh hưởng kết quả cuối cùng)
Bước tiếp theo ta giới thiệu với người ra quyết định hai khả năng lựa chọn: khả năng
thứ nhất là chắc chắn có lợi nhuận nào đó trong mức lợi nhuận đã dự kiến, còn khả năng
thứ hai là lựa chọn tiếp theo trong các kết quả có thể chính là 2 mức lợi nhuận đã được ấn
định một cách ngẫu nhiên. Ví dụ: trong trường hợp khoan thăm dò, ta chọn khả năng chắc
chắn là U(100)và khả năng có may rủi với xác suất P cho 1 khoản lợi nhuận 500.000 và
xác suất (P-1) cho khoản lỗ 90.000, người ra quyết định thích cho chọn cách nào hơn, giả
sử chon P =0,4
Với người ra quyết định bàng quan với việc lựa chọn như vậy thì lợi ích kỳ vọng
này bằng nhau, ta có: U(100) = 0,4 U(500) + 0,6 U(-90)
Và ta đã cho U(500)=50 và U(-90)=0 nên U(100) = 0,4 U(50) + 0,6 U(0)=20
Như vậy lợi ích kỳ vọng ứng với khoảng lợi nhuận 100.000 là 20
Tương tự ta có thể tính U(300) , với giả định P=0,8 thì lợi ích kỳ vọng ứng với
khoảng lợi nhuận 300.000 là 40. Nếu biểu diễn trên đồ thị ta có đường lợi ích như sau:

72
Lợi ích
50 Hàm lợi ích

40

20

10

-90 0 100 300 500 Lợi nhuận


Hình 5.3 Đường lợi ích
b. Sử dụng hàm lợi ích
Hàm lợi ích của người ra quyết định cho biết họ chọn hay loại bỏ phương án nào. Ví
dụ hãng Tomco Oil Corporation quyết định nên hay không nên thăm dò. Với đồ thị hàm lợi
ích trên của hãng, ta có thể tính giá trị lợi ích kỳ vọng: U(-90)=0; U(100)=20, U(300)=40
và U(500)= 50 và lợi ích kỳ vọng khoan thăm dò là:
0,6(0) + 0,15(20) + 0,15 (40) + 0,1(50) = 14
Nếu không khoan thăm dò lợi ích kỳ vọng của hãng là 10
Như vậy muốn tối đa hoá lợi ích kỳ vọng, hãng nên quyết định thăm dò vì lợi ích
mang đến là cao nhất
Phân tích tình huống
Trong thời kỳ mà hình thức của các hộp cà phê được cải tiến nhiều trên thị trường
Mỹ, hãng Maxwell House đã thiết kế kiểu hộp riêng có thể mở rất thuận tiện nhờ miếng
kim loại hình lưỡi gà gắn ở nắp. Đồng thời, hãng đã tự hỏi liệu có thể tăng giá 2 cents trên
một pound vì mỗi pound trên hộp mới đã đắt hơn hộp cũ 0,7 cents
Theo Joseph Newman, người nghiên cứu trường hợp này cho rằng nếu tăng giá thì
xảy ra 4 khả năng:
- Thị phần giảm 1,5% với xác suất 0,25
- Thị phần không đổi với xác suất 0,25
- Thị phần tăng 1% với xác suất 0,25
- Thị phần tăng 2,5% với xác suất 0,25
và cũng theo Joseph Newman, nếu Maxwell không tăng giá thì cũng xảy ra 4 khả năng
- Thị phần giảm 0,6% với xác suất 0,1
- Thị phần không đổi với xác suất 0,2
- Thị phần tăng 1% với xác suất 0,5
- Thị phần tăng 2,8% với xác suất 0,2
Lợi nhuận (ngàn USD) của Maxwell thay đổi tương ứng với mỗi trường hợp

73
Giá không đổi Giá tăng 2 cents mỗi pound
Thay đổi thị phần Thay đổi lợi nhuận Thay đổi thị phần Thay đổi lợi nhuận
+2,8 4.104 +2,5 11.939
+1% -591 +1,0 6.489
0 -840 0 2.586
0,6 -1.218 -1,5 -1.050

Hãy xây dựng sơ đồ quyết định vấn đề xác định giá bán và muốn tối đa hoá lợi
nhuận kỳ vọng của Maxwell có cần tăng giá lên 2 cents mỗi pound cà phê trong hộp mới
hay không?

Thị phần giảm 1,5% 0,25


-1.050.000 USD

Thị phần không đổi 0,25


5.058.500 USD
Thị phần tăng 1%
2.856.000A
S
0,25
Tăng giá 6.489.000 USD
D

0,25
Thị phần tăng 2,5% 11.939.000 USD

0,1
Thị phần giảm 0,6% -1.218.000 USD
235.500 USD
Thị phần không đổi 0,2
Không tăng giá -840.000 USD
Thị phần tăng 1% 0,5
-591.000 USD

0,2
Thị phần tăng 2,8% 4.104.000 USD

Hình 5.4 Sơ đồ quyết định của hãng Maxwell

Nếu muốn tối đa hoá lợi nhuận, hãng Maxwell nên tăng giá
c. Các dạng hàm hữu ích
Hàm lợi ích rất đa dạng theo sở thích người ra quyết định. Có 3 dạng đường lợi ích:
- Lợi ích tăng theo lợi nhuận nhưng với nhịp độ giảm dần, hay nói cách khác: lợi nhuận
tăng đều đặn với mức 1USD thì mức tăng trưởng tươgn ứng của lợi ích lại ngày một giảm.
Những vị lãnh đạo có hàm lợi ích dạng này là những người sợ rủi ro. Đồ thị hình A cho
thấy đều này

74
Lợi Lợi Lợi
ích ích ích

Lợi nhuận Lợi nhuận Lợi nhuận

Hình A sợ rủi ro Hình B Chấp nhân rủi ro Hình C: Bàng quan

Hình 5.5 Ba dạng hàm hữu ích


- Lợi ích tăng theo lợi nhuận nhưng với nhịp độ tăng dần. Những người lãnh đạo có hàm
lợi ích như hình B là chấp nhận rủi ro
- Lợi ích tăng theo lợi nhuận nhưng với nhịp độ không đổi. Những người lãnh đạo có hàm
lợi ích như hình C là bàng quan với rủi ro.
Ví dụ
Xét 2 lựa chọn đầu tư sau, mỗi dự án trị giá $5,000. Dòng vào tiền mặt của các
nguồn thu nhập có thể có và xác suất liên quan là
Dự án A Dự án B
Dòng vào tiền mặt Xác suất Dòng vào tiền mặt Xác suất
$ 6,000 0.25 $ 5,000 0.3
8,000 0.50 9,000 0.5
10,000 0.25 10,000 0.2

Giả định hàm thỏa dụng được cho dưới bảng sau:
Tiền $5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000
Độ thỏa dụng
125 144 161 176 189 200
(đơn vị)

Đầu tiên, giá trị kỳ vọng của dòng tiền vào trong dự án A và B là:
Dự án A: $6000(0.25) + 8000(0.5) + 10000(0.25) = $8000
Dự án B: $5000(0.3) + 9000(0.5) + 10000(0.2) = $8000
Thứ 2, độ lệch chuẩn của dự án A và B được tính như sau:

Dự án A:

Dự án B:

Dự án B nhiều rủi ro hơn dự án A


Thứ 3, tính thỏa dụng kỳ vọng, E(U), của mỗi dự án được tính như sau:
75
Đối với dự án A
E(U A) = 144(0.25) + 176(0.5) + 200(0.25) = 174 đơn vị thỏa dụng
Đối với dự án B
E(U B ) = 125(0.3) + 189(0.5) + 200(0.2) =172 đơn vị thỏa dụng
Dựa vào độ thỏa dụng kỳ vọng, nên chọn dự án A. Vì bạn là một nhà đầu tư
không ưa thích rủi ro có độ thỏa dụng cận biên giảm dần đối với tiền, bạn nên lựa
chọn dự án ít tính rủi ro hơn, với cùng một lợi nhuận kì vọng. Chú ý rằng mức độ
thỏa dụng của bạn không tăng 19 đơn vị (144 – 125) khi thu nhập tăng lên $1000.
Chú ý:
Hàm thỏa dụng có thể biểu diễn dưới nhiều dạng toán học, ví dụ:
1. U = 30 + 2X (X = tiền hoặc thu nhập) cho biết độ thỏa dụng cận biên không đổi
của thu nhập (tức là trung lập đối với rủi ro)
2. U = 30X - X 2 cho biết độ thỏa dụng cận biên giảm dần của thu nhập (tức là không
thích rủi ro).
3. U = 20X + X 2 cho biết độ thỏa dụng cận biên tăng lên của thu nhập (tức là ưa
thích rủi ro).

Chú ý: Quy tắc quyết định lựa chọn chiến lược với chi phí có độ thỏa dụng
cao nhất nếu tình huống xấu nhất xảy ra là quy tắc tối đa hóa. Quy tắc tối đa hóa xác
định độ thỏa dụng tối thiểu của mỗi quyết định và sau đó lựa chọn quyết định có độ
thỏa dụng lớn nhất. Đây là tiêu chuẩn ôn hòa nhất được các nhà đầu tư không ưa
thích rủi ro sử dụng, đối với họ, tính bất lợi của một thiệt hại được cân nhắc nhiều
hơn tính thỏa dụng của lợi nhuận tương đương.
II. Những chỉ tiêu đánh giá rủi ro
Không dễ gì đánh giá được rủi ro, nhưng nói chung người ta nhận thấy rằng mức độ
rủi ro tiềm ẩn trong một quyết định nào đó quan hệ với tỷ lệ thuận độ phân tán của phân
phối xác suất về lợi nhuận có được nếu thực hiện quyết định đó. Để đánh giá rủi ro, người
ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
1. Độ lệch chuẩn
Để tính độ lệch chuẩn của lợi nhuận, ta tính E() giá trị kỳ vọng của lợi nhuận

Sau đó lấy mỗi mức lợi nhuận có thể đạt được trừ giá trị kỳ vọng để có một chuỗi
hiệu số so với giá trị kỳ vọng này. Gọi  là độ lệch chuẩn

Ví dụ:
Một hãng có nên đầu tư vào hệ thống sản xuất hay không. Theo các kỹ sư, xác suất
để đạt lợi nhuận 1 triệu USD từ việc đầu tư này là 0,3, xác suất để có lợi nhuận 0,2 triệu
USD là 0,4 và xác suất bị lỗ 0,6 triệu USD là 0,3.
Giá trị kỳ vọng của lợi nhuận từ đầu tư này là: E() =1(0,3) + 0,2(0,4) + (-0,6)(0,3) = 0,2

76
(triệu USD)
Độ lệch chuẩn lớn hơn nghĩa là rủi ro nhiều hơn, nếu độ lệch chuẩn của lợi nhuận
đạt được từ phương án đầu tư là 2 thay vì 0,6 (triệu USD) thì khả năng sinh lời chắc chắn
kém hơn
Ví du
Các độ lệch chuẩn của các dự án A và B được tính toán như sau:
Từ A:

Từ B:

Dự án B nhiều rủi ro hơn dự án A vì độ lệch chuẩn của dự án B lớn hơn

Nhưng khi sử dụng độ lệch chuẩn làm chỉ tiêu đánh giá rủi ro, ta đã ngầm định quy
mô dự án là không đổi. Nếu có một khoản đầu tư nào đó gấp đôi khoản đầu tư khác, ta sẽ
có độ lệch chuẩn về lợi nhuận của khoản đầu tư lớn cao hơn độ lệch chuẩn về lợi nhuận
khoản đầu tư nhỏ. Để tính đến quy mô của dự án trong đánh giá rủi ro, cần sử dụng đo
lường rủi ro tương đối là hệ số biến thiên

Ví dụ: trường hợp trên V=0,62/0,2=3,1


Ví dụ
Xét 2 dự án có dữ liệu sau đây:

Dự án Giá trị kỳ vọng Độ lệch chuẩn


A $230 $107.7
B 250 208.57

Hệ số biến thiên của mỗi dự án là:


Đối với dự án A: $107.7/$230=0.47
Đối với dự án B : $208.57/$250=0.83.
Vì hệ số là một công cụ đo rủi ro tương đối nên B được coi là rủi ro hơn A.
2. Rủi ro ước lượng các giá trị
Trong các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư, các nhà quản lý quan tâm đến hiện giá lợi
nhuận tương lai của hãng, được tính theo công thức

Nhưng họ không biết chắc chắn lợi nhuận của hãng trong năm t(t). Với các hãng
tốt nhất là chỉ sử dụng lợi nhuận kỳ vọng E(t), như vậy công thức trên điều chỉnh tỷ suất
chiết khấu i, phương pháp thiết lập dựa trên thái độ người ra quyết định đối với rủi ro.

77
Tỷ suất
sinh lời
kỳ vọng
Đường bàng quan
12
tiền thưởng rủi ro
8

0 1 2 rủi ro

Hình 5.6 Đường bàng quan giữa tỷ suất sinh lời và kỳ vọng

Đồ thị trên cho biết đường bàng quan giữa tỷ suất sinh lời kỳ vọng và rủi ra người ra
quyết định. Đường cong này theo hướng lên cao và bên phải, người ra quyết định sẵn sàng
chấp nhận rủi ro để đổi lấy tỷ suất sinh lời lớn hơn. Hay nói cách khác người ra quyết định
bàng quan giữa khoản đầu tư không có rủi ro với một tỷ suât suất sinh lời 8%và khoản đầu
tư có rủi ro ( = 2) với tỷ suất sinh lời kỳ vọng 12%: khi rủi ro tăng, tỷ suất sinh lời kỳ
vọng cần cao hơn để bù đắp nó.
Chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời kỳ vọng cho một khoản đầu tư có rủi ro và tỷ suất
của khoản đầu tư không có rủi ro gọi là tiền thưởng rủi ro. Chẳng hạn nếu người ra quyết
định ở trên có thể đạt được tỷ suất sinh lời 8% trên khoản đầu tư không rủi ro, và họ đòi
hỏi một khoản tiền thưởng rủi ro 4% để bù đắp mức rủi ro tương ứng là = 2. Đó là tỷ suất
sinh lời bổ sung cần thiết để chấp nhận một khoản đầu tư rủi ro này. Nếu tiền thưởng rủi ro
nhỏ hơn 4%, họ sẽ không chấp nhận khoản đầu tư này. Bằng cách thay đổi tỷ suất chiết
khấu i, công thức trên trở thành

Trong đó: r là tỷ suất chết khấu điều chỉnh có tính đến rủi ro.
Phân tích rủi ro có vai trò quan trọng trong ra các quyết định đầu tư vốn bởi
nó liên quan đến một lượng lớn vốn và xem xét bản chất của sự phát triển trong dài
hạn. Rủi ro đi kèm một dự án đề xuất càng cao, lợi nhuận phải thu được để bù đắp
cho rủi ro đó phải càng lớn.
Do các dự án đầu tư chứa nhiều rủi ro khác nhau nên việc xem xét tổng thể rủi
ro giữ vai trò quan trọng trong việc phân tích dự thảo ngân sách. Có một số phương
pháp đánh giá kết hợp nhiều rủi ro, gồm có:
1. Các phân phối xác suất
2. Suất chiết khấu có tính đến rủi ro
3. Cân bằng khả năng chắc chắn
4. Mô phỏng
5. Phân tích độ nhạy cảm
6. Các cây quyết định (hay cây xác suất)

78
PHÂN PHỐI XÁC SUẤT
Có thể tính được các giá trị kỳ vọng của phân phối xác suất. Trước khi áp
dụng bất kỳ một phương pháp dự thảo ngân sách nào phải tính dòng tiền mặt vào kỳ
vọng, hoặc trong một số trường hợp, tính vòng đời kỳ vọng của tài sản.
Ví dụ
Một hãng đang cân nhắc khoản tiền đầu tư $30,000 vào thiết bị sẽ mang lại tiết kiệm
tiền mặt từ các chi phí hoạt động. Bảng sau ước lượng tiết kiệm tiền mặt và vòng đời hoạt
động cùng với xác suất tương ứng của biến cố:
Vòng đời hữu Xác
Tiết kiệm tiền mặt hàng năm Xác suất
dụng suất
$6,000 0.2 4 năm 0.2
$8,000 0.5 5 năm 0.6
$10,000 0.3 6 năm 0.2

Như vậy, tiết kiệm kỳ vọng hàng năm là


$6,000 (0.2) = $1,200
$8,000 (0.5) = $4,000
$10,000 (0.3) = $3,000
$8,200

Vòng đời kỳ vọng hữu dụng là:


4 (0.2) = 0.8
5 (0.6) = 3.0
6 (0.2) = 1.2
5 năm

NPV kỳ vọng được tính như sau (giả định chi phí của vốn là 10%)
NPV = PV - I = $8,200 T4(10%,5) - $30,000
= $8,200 (3.7908) - $30,000 = $31,085 - $30,000 = $1,085
IRR kì vọng được tính toán như sau
Từ định nghĩa, tại IRR:
I = PV
$30,000 = $8,200 T4 (r,5)

Nghĩa là IRR nằm vào khoảng lưng chừng giữa 10% và 12% trong bảng 4 ở
phần Phụ lục, vì vậy có thể ước tính tỷ lệ này nằm vào khoảng 11%. Do đó, nên mua
thiết bị này vì (1) NPV = $1,085 là giá trị dương, và/hoặc (2) IRR = 11% lớn hơn
10% chi phí của vốn.
TỶ LỆ CHIẾT KHẤU CÓ TÍNH ĐẾN RỦI RO
Phương pháp phân tích rủi ro này làm cho chi phí của vốn (hay tỷ lệ chiết
khấu) tăng lên khi các dự án có rủi ro cao hơn, tức là tỷ lệ chiết khấu có tính đến rủi
ro là tỷ lệ khi không có rủi ro cộng với phí bảo hiểm rủi ro. Cho nên, bằng cách tăng
tỷ lệ chiết khấu từ 10% lên 15%, dòng tiền mặt kỳ vọng từ đầu tư sẽ lớn hơn hoặc tỷ
lệ chiết khấu bị giảm xuống sẽ dẫn đến NPV âm, và tỷ lệ thu lại/đầu tư dự định sẽ bị
79
hạ thấp xuống. Dòng tiền mặt kỳ vọng được chiết khấu ở tỷ lệ chiết khấu có tính đến
rủi ro và do đó áp dụng tiêu chuẩn dự thảo đầu tư thông thường như NPV và IRR.
Chú ý: Việc sử dụng tỷ lệ chiết khấu có tính đến rủi ro dựa trên giả định rằng nhà
đầu tư yêu cầu lợi nhuận lớn hơn đối với những dự án có độ rủi ro cao hơn.

Ví dụ
Một hãng đang xem xét một dự án đầu tư với vòng đời kỳ vọng là 3 năm. Dự
án này đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu là $35,000. Hãng ước tính số liệu mỗi năm của 4
năm tiếp theo như sau:
Dòng vào tiền mặt sau thuế Xác suất
-$5,000 0.2
$10,000 0.3
$30,000 0.3
$50,000 0.2
Giả định rằng tỷ lệ bắt buộc có tính đến rủi ro của lợi nhuận (sau thuế) của
20% là thích hợp đối với các dự án đầu tư có độ rủi ro như thế, tính NPV có tính đến
rủi ro. Đầu tiên, giá trị hiện tại là:
PV= -$5,000(0.2) + $10,000(0.3) + $30,000(0.3) + $50,000(0.2)=$21,000
NPV kỳ vọng = $21,000 T4(20%,3) - $35,000
= 21,000 (2,107)-$35,000 = $44,247 - $35,000 = $9,247
PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG KHẢ NĂNG CHẮC CHẮN
Phương pháp cân bằng khả năng chắc chắn trong phân tích rủi ro dùng để
chuyển các dòng tiền mặt từ các dự án riêng lẻ vào các dòng tiền mặt với mức độ
chắc chắn có tính đến rủi ro. Phương pháp này rút ra trực tiếp từ khái niệm lý thuyết
thỏa dụng, buộc người ra quyết định phải xác định điểm mà tại đó hãng không quan
tâm đến sự lựa chọn giữa tổng lượng tiền chắc chắn và giá trị kỳ vọng của tổng
lượng tiền có chứa rủi ro.
Bằng phương pháp này, trước tiên xác định một hệ số điều chỉnh cân bằng khả
năng chắc chắn :

Một khi có được giá trị của , nhân chúng với dòng tiền mặt ban đầu để có
được dòng tiền mặt cân bằng chắc chắn. Khi đó sử dụng tiêu chuẩn dự thảo vốn
thông thường để quyết định chấp nhận hay loại bỏ dự án. Suất lợi tức không tính đến
rủi ro được dùng như tỷ lệ chiết khấu trong phương pháp NPV và như là tỷ lệ cắt
giảm trong phương pháp IRR.
Ví dụ
Liên doanh XYZ, với 14 phần trăm chi phí của vốn sau thuế đang cân nhắc
một dự án với vòng đời kỳ vọng là 4 năm. Dự án cần chi phí bằng tiền mặt chắc chắn
ban đầu là $50,000. Các dòng vào tiền mặt và các hệ số cân bằng khả năng chắc chắn
tương ứng như sau:

Năm Dòng tiền mặt sau thuế Hệ số điều chỉnh cân bằng
80
khả năng chắc chắn
1 $10,000 0.95
2 15,000 0.80
3 20,000 0.70
4 25,000 0.60

Giả định rằng suất lợi tức chưa tính đến rủi ro là 5 %, NPV và IRR được tính
như sau:
Đầu tiên, các dòng vào tiền mặt cân bằng khả năng chắc chắn có được như sau:
Dòng vào tiền mặt Dòng vào tiền mặt PV tại
Năm  PV
sau thuế cân bằng chắc chắn 5%
1 $10,000 0.95 $ 9,500 0.9524 $9,048
2 15,000 0.80 12,000 0.9070 10,884
3 20,000 0.70 14,000 0.8638 12,093
4 25,000 0.60 15,000 0.8227 12,341
44,366
NPV = $44,366 - $50,000 = -$5,634
Bằng phương pháp thử và sai số, ta có 4% là giá trị của IRR. Do đó, nên loại
bỏ dự án, do (1) NPV = -$5,634, là giá trị âm và/hoặc (2) IRR = 4 % ít hơn suất lợi
tức 5% không tính đến rủi ro.
MÔ PHỎNG
Phương pháp phân tích rủi ro này thường được gọi là mô phỏng Monte Carlo.
Phương pháp này phải xây dựng được một phân phối xác suất cho mỗi một biến quan
trọng ảnh hưởng đến các dòng tiền mặt của dự án. Do máy tính được sử dụng để tính
toán cho ra nhiều kết quả sử dụng các con số ngẫu nhiên nên việc mô phỏng dự án
rất tốn kém.
PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY
So sánh các dự báo về những NPV được tính toán dưới các dạng hàm khác
nhau để xem NPV nhạy như thế nào theo sự thay đổi của các điều kiện. Có thể nhận
thấy rằng một khi các giả định bị thay đổi và không bị ràng buộc, thì một biến chắc
chắn hoặc một nhóm biến làm thay đổi mạnh mẽ NPV. Điều này gây ra rủi ro cao
hơn so với dự báo ban đầu.
CÂY LỰA CHỌN QUYẾT ĐỊNH
Một số hãng dùng cây lựa chọn quyết định (cây xác suất) để đánh giá độ rủi ro
của các dự án đang được dự thảo vốn. Cây lựa chọn quyết định là một phương pháp
chỉ ra các chuỗi đầu ra có thể có. Một cây dự thảo ngân sách sẽ cho biết các dòng
tiền mặt và NPV có thể xảy ra của dự án trong mỗi tr ường hợp khác nhau. Phương
pháp cây lựa chọn quyết định có các ưu điểm sau: (1) Nhìn bề ngoài, nó cho thấy tất
cả các thu nhập có thể có của dự án đang được xem xét và làm cho nhà quản lý biết
được các khả năng biến động, và (2) bản chất có điều kiện của các dòng tiền mặt qua
các năm có thể được mô tả rõ ràng. Các hạn chế là: (1) Hầu hết các vấn đề đều quá
phức tạp để có thể miêu tả theo từng năm và (2) phương pháp này không thể hiện
được rủi ro.

81
Chú ý: Trong một cây lựa chọn quyết định, các khả năng từ một quyết định
loại bỏ lẫn nhau. Cũng vậy, tất cả các sự kiện có thể đều có liên quan. Do đó, tổng
các xác suất của các khả năng xảy ra là 1.0.
Ví dụ
Giả định rằng tập đoàn XYZ muốn tung ra thị trường một trong hai sản phẩm vào
cuối năm nay. Các xác suất và giá trị hiện tại (PV) của các dòng tiền mặt được dự thảo cho
dưới đây:
Sản phẩm Đầu tư ban đầu PV của dòng vào tiền mặt Các xác suất
A $225,000 1.00
$450,000 0.40
200,000 0.50
-100,000 0.10
B 80,000 1.00
320,000 0.20
100,000 0.60
-150,000 0.20

Một cây quyết định phân tích 2 sản phẩm cho sau đây trong hình dưới đây:

Dựa vào NPV được kỳ vọng, lựa chọn sản phẩm A thay vì sản phẩm B. Phân
tích này có cho thấy yếu tố rủi ro trong phân tích dự án.

-----------------  ----------------

82
PHỤ LỤC

 Bảng 1 : Giá trị tương lai của $1 = T1(i,n) = FVIF


 Bảng 2 : Giá trị tương lai của 1 niên kim của $1 = T2(i,n) = FVIFA
 Bảng 3 : Giá trị hiện tại của $1 = T3(i,n) = PVIF
 Bảng 4 : Giá trị hiện tại của 1 niên kim của $1 = T4(i,n) = PVIFA
 Bảng 5 : Các giá trị tới hạn trong thống kê t
 Bảng 6 : Các hệ số của đường học hỏi

83
BẢNG 1
GIÁ TRỊ CỦA $1 = T1(I,N) = FVIF

84
BẢNG 2
GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA MỘT NIÊN KIM CỦA $1 = T2(I,N) = FVIFA

85
86
BẢNG 3
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA $1 = T3(I,N) = PVIF

87
88
BẢNG 4
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA MỘT NIÊN KIM CỦA $1 = T4(I,N) = PVIFA

89
90
BẢNG 5

91
BẢNG 6
CÁC HỆ SỐ CỦA ĐƯỜNG HỌC HỎI

-----------------  ----------------

92

You might also like