Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

“Môn học hướng dẫn phương pháp giảng dạy cho từng kỹ năng cơ
bản khi học tiếng Trung Quốc như phương pháp giảng dạy ngữ âm,
phương pháp giảng dạy từ vựng, phương pháp giảng dạy ngữ pháp,
phương pháp giảng dạy chữ Hán,” .... là mục tiêu của môn học nào?
A. Kỹ năng sư phạm
B. Giáo học pháp
C. Kỹ năng viết văn
D. Thực tập thực tế chuyên ngành
2. Môn học Giao tiếp trong kinh doanh hướng tới mục tiêu nào sau
đây?
A. Trang bị cho người học kỹ năng và cách thức tổ chức thực hiện các
cuộc đàm phán trong kinh doanh trong điều kiện thực tế của Việt Nam.
B. Trang bị cho người học kỹ năng và cách thức tổ chức thực hiện các
cuộc đàm phán trong kinh doanh trong điều kiện thực tế của Việt Nam
cũng như các kỹ năng soạn thảo văn bản thương mại.
C. Trang bị cho người học kỹ năng, thái độ và cách thức tổ chức thực
hiện các cuộc đàm phán trong kinh doanh trong điều kiện thực tế của Việt
Nam.
D. Trang bị cho người học kỹ năng, thái độ và cách thức tổ chức thực
hiện các cuộc đàm phán trong kinh doanh trong điều kiện thực tế của Việt
Nam cũng như các kỹ năng soạn thảo văn bản thương mại.
3. Điều nào không đúng khi nói về mối quan hệ giữa ngữ âm và văn
tự?
A. Ngữ âm là cơ sở cho việc hình thành hệ thống chữ viết.
B. Ngữ âm thay đổi, chữ viết cũng sẽ thay đổi.
C. Việc không gắn kết khăng khít với ngữ âm của chữ Hán, khiến cho
giữa tiếng Hán và chữ Hán có sự lỗi nhịp lớn.
D. Mối quan hệ giữa ngữ âm và văn tự trong tiếng Hán là mối quan hệ
chặt chẽ.
4. Từ vựng và ngữ pháp là hai đơn vị thuộc hai bình diện khác nhau
của ngôn ngữ, tuy nhiên nếu xét về phạm vi nghiên cứu, hai ngành
học này có một số điểm giao nhau.
A. Đúng
B. Sai
5. Mục đích chủ yếu của tu từ là?
A. Làm cho ngôn ngữ đẹp, hay và biểu đạt một cách hiệu quả hơn.
B. Nghiên cứu ngữ pháp của từ và các cụm từ cố định.
C. Nghiên cứu ngữ pháp của câu, ngữ đoạn hay đoản ngữ.
D. Giúp người nói người viết biểu đạt một cách chính xác những ý
nguyện thành hình trong đầu mà họ muốn biểu đạt ra.
6. Phương pháp đúng đắn để học chữ Hán là?
A. Bắt đầu với hệ thống 6 nét cơ bản, bộ kiện, quy tắc phối hợp, quy tắc
cấu tạo lục thư.
B. Bắt đầu với hệ thống 6 nét cơ bản, quy tắc bút thuận, bộ kiện, quy tắc
cấu tạo lục thư.
C. Bắt đầu với hệ thống 6 nét cơ bản, bộ kiện, quy tắc cấu tạo lục thư và
lấy 2500 chữ Hán làm mục tiêu.
D. Bắt đầu lấy 2500 chữ Hán làm mục tiêu, quy tắc bút thuận, bộ kiện.
7. Điều tối kị khi học từ vựng là gì?
A. Chắp chữ tìm nghĩa
B. Không học từ đơn
C. Học từ theo tình huống
D. Học từ từ điển tạo câu.
8. Đâu là phương pháp học ngữ âm đúng đắn?
A. Phân tách và hiểu rõ các khái niệm thuộc phạm vi một âm tiết.
B. Nhớ quy luật biến đổi thanh điệu.
C. Tiến hành tra cứu với hệ thống tự, từ điển đáng tin cậy khi gặp từ lạ.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
9. Hai trục mà người học cần nắm chắc khi học ngữ pháp là gì?
A. Trục kết hợp và trục lựa chọn.
B. Trục tổng hợp và trục tuyển chọn.
C. Trục kết hợp và trục tuyển lựa.
D. Trục tổng hợp và trục tuyển lựa.
10. Cách để luyện tập kỹ năng đọc tốt nhất là?
A. Đọc nhanh tóm ý.
B. Đọc kỹ, chẻ câu.
C. Kết hợp luyện tập cả 2 kiểu đọc.
D. Cả 2 kiểu đọc đều sai.
11. Ba phong cách văn bản mà người học cần phải luyện tập để nâng
cao kỹ năng viết là?
A. Ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ khoa học.
B. Ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ nghệ thuật.
C. Ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ khoa học (chính luận), ngôn ngữ nghệ
thuật.
D. Ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ khoa học.
12. Bốn yếu lĩnh mà người học cần nắm để nâng cao kỹ năng phiên
dịch là?
A. Đừng ngừng lại, đừng quá lâu, đừng vội vàng, đừng lộ yếu điểm.
B. Tốc độ, quan sát, chính xác, ngắn gọn.
C. Chính xác, đừng quá lâu, đừng vội vàng, đừng lộ yếu điểm.
D. Rành mạch, tốc độ, chính xác, ngắn gọn.
13. Phương pháp để học và nâng cao kĩ năng biên dịch là?
A. Nắm chắc các cách biểu đạt ở khía cạnh văn nói.
B. Nắm chắc các cách biểu đạt ở khía cạnh văn viết.
C. Nắm chắc các cách biểu đạt, bao gồm cả hai khía cạnh văn nói và văn
viết.
D. Chỉ cần nắm chắc cách biểu đạt ở khía cạnh mình thường gặp.
14. Mục tiêu của việc học các môn văn hóa Trung Quốc là khiến
người học có hiểu biết uyên bác hơn về văn hóa Trung Quốc.
A. Đúng
B. Sai
15. Nội dung giảng dạy chủ yếu của chuyên đề Hán tự là?
A. Khái quát về chữ Hán (nguồn gốc, nội hàm, đặc trưng); phương pháp
tạo và sử dụng chữ Hán; khái quát diễn tiến hình thể của chữ Hán trong
lịch sử, phạm vi sử dụng của các kiểu chữ Hán trong xã hội Trung Quốc
ngày nay; đặc điểm kết cấu của chữ Hán ở các cấp độ: các nét, bộ kiện,
bộ thủ, chỉnh tự; mối quan hệ giữa hình – âm – nghĩa trong chữ Hán
B. Khái quát về chữ Hán (nguồn gốc, nội hàm, đặc trưng); phương pháp
tạo và sử dụng chữ Hán; phạm vi sử dụng của các kiểu chữ Hán trong xã
hội Trung Quốc ngày nay; mối quan hệ giữa hình – âm – nghĩa trong chữ
Hán.
C. Khái quát về chữ Hán (nguồn gốc, nội hàm, đặc trưng); khái quát diễn
tiến hình thể của chữ Hán trong lịch sử, đặc điểm kết cấu của chữ Hán ở
các cấp độ: các nét, bộ kiện, bộ thủ, chỉnh tự; mối quan hệ giữa hình – âm
– nghĩa trong chữ Hán.
D. Khái quát về chữ Hán (nguồn gốc, nội hàm, đặc trưng); phương pháp
tạo và sử dụng chữ Hán; đặc điểm kết cấu của chữ Hán ở các cấp độ: các
nét, bộ kiện, bộ thủ, chỉnh tự; mối quan hệ giữa hình – âm – nghĩa trong
chữ Hán.
16. Trình tự giảng dạy tiếng Hán cho sinh viên chuyên ngành Ngôn
ngữ Trung Quốc gồm mấy bước?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
17. Đâu là mô tả không đúng về môn Định vị ngành học?
A. Thuộc khối kiến thức chung chuyên ngành, được xem là môn học
mang tính nhập môn.
B. Giúp người học có được những kiến thức tổng quát nhất về ngành học,
như hiểu rõ nội hàm các thuật ngữ chuyên môn, lịch sử ngành học, kết
cấu ngành học, kết cấu bề sâu của các yếu tố chủ chốt trong ngành học.
C. Giúp người học hiểu mối quan hệ giữa giảng dạy ngôn ngữ và văn
hóa, phương pháp nghiên cứu thuộc chuyên ngành.
D. Là môn học không mang tính bắt buộc.
18. “Môn học đòi hỏi sinh viên vận dụng những kiến thức chuyên
ngành đã học vào trong thực tế, cụ thể là đến làm việc thực tế tại một
công ty, cơ quan hoặc trường học trong thời gian ít nhất là một
tháng” là mô tả của môn học nào?
A. Thực tập thực tế chuyên ngành 1
B. Thực tập thực tế chuyên ngành 2
C. Thực tập thực tế chuyên ngành 3
D. Thực tập thực tế chuyên ngành 4
19. “Môn học trang bị cho người học kỹ năng và cách thức tổ chức
thực hiện các cuộc đàm phán trong các lĩnh vực như kinh doanh, văn
hóa, xã hội... với đối tác nước ngoài cụ thể là người Trung Quốc
trong điều kiện thực tế của Việt Nam và Trung Quốc.” là mục tiêu
của môn học nào?
A. Tiếng Hán thương mại - xuất nhập khẩu
B. Tiếng Hán ngoại giao
C. Giao tiếp trong kinh doanh
D. Quán ngữ thường dùng trong tiếng Hán.
20. Chương trình đào tạo sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc chất
lượng cao yêu cầu sinh viên hoàn thành bao nhiêu tín chỉ?
A. 120
B. 121
C. 122
D. 123

You might also like