I. Nguyên nhân gây ra biến động kinh tế ngắn hạn và vai trò của các chính sách ổn định

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

I.

Nguyên nhân gây ra biến động kinh tế ngắn hạn và vai trò của các chính
sách ổn định
Sau khi giới thiệu mô hình tổng cầu và tổng cung, bây giờ chúng ta có thể vận dụng
những gì đã học để xem xét hai nguyên nhân cơ bản gây ra các biến động kinh tế
trong ngắn hạn.
Khi phân tích kích thích tác động của một sự kiện nào đó tới thị trường chúng ta
tiến hành theo ba bước. Thứ nhất chúng ta xác định xem sự kiện xảy ra tác động tới
đường tổng cung, đường tổng cầu hay cả hai đường (trong một số tình huống). Thứ
hai chúng ta xác định xem các đường này dịch chuyển sang bên trái hay sang bên
phải. Thứ ba chúng ta sử dụng đồ thị tổng cầu và tổng cung để xem xét sự dịch
chuyển đó tác động tới mức giá và sản lượng cân bằng như thế nào.
1. Các cú sốc cầu
Khi đường cung có tốc dộ dương, các cú sốc ngoại sinh tác động đến tổng cầu sẽ
gây ra sự dao động của sản lượng và mức giá. Sự dao động của sản lượng xung quanh
mức tự nhiên đựợc gọi là chu kỳ kinh doanh. Điều này thường được coi là tốn kém và
không mong muốn. Vì chính phủ có thể tác động đến tổng cầu thông qua các chính
sách kinh tế vĩ mô, do đó chính phủ có thể cân nhắc việc sử dụng các chính sách này
để ổn định kinh tế.
Ví dụ, giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng
tự nhiên. Nếu các nhà đầu tư và các hộ gia đình đột nhiên trở nên bi quan về trọng
lượng phát triển của nền kinh tế và chi tiêu ít hơn, thì điều này sẽ làm giảm tổng cầu.
Trong hình 5-5 đường tổng cầu dịch chuyển sang bên trái từ ADo đến AD1. Trong ngắn
hạn, nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn ASo từ A đến B. Khi
nền kinh tế chuyển từ A đến B, sản lượng từ Y* xuống Y1 và mức giá từ P0 xuống P1.
Sự co giảm sản lượng cho nền kinh tế lâm vào suy thoái. Các doanh nghiệp phản ứng
lại doanh số bán ra bằng cách co giảm một số việc làm và thất nghiệp trong nền kinh
tế sẽ tăng.

Hình 5-5 Ảnh hưởng của sự cắt giảm tổng cầu đến sản lượng và mức giá
Các nhà hoạch định chính sách nên làm gì đối mặt với một cuộc suy thoái như vậy?
Một khả năng là thực hiện các biện pháp kích thích tổng cầu, là cho đường tổng cầu
dịch chuyển sang bên phải, Nếu các nhà hoạch định chính sách hành động kịp thời và
chính xác,họ có thể triệt tiêu hoàn toàn tác động của cú sốc đến tổng cầu đẩy đường
tổng cầu trở về ADo và đưa nền kinh tế trở lại điểm A. Trong các chương tiếp theo,
chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn về cách mà chính phủ có thể sử dụng để điều tiết tổng
cầu với sự nhấn mạnh vào chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách không can thiệp gì thì nền kinh tế thị
trường cũng sẽ có cơ chế tự phục hồi sau một khoảng thời gian. Do tổng cầu giảm,
mức giá giảm xuống. Trong ngắn hạn, tiền lương không thể giảm được do bị ràng
buộc bởi hợp đồng lao động dài hạn đã ký. Trong thời gian dài hơn, công nhân và
doanh nghiệp có thể thương lượng với nhau và tiền lương sẽ điều chỉnh theo hướng
giảm dần do sức ép của đội quân thất nghiệp tăng cao và phù hợp với sự biến động
của mức giá, làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển dần sang bên phải. Một
khi sản lượng còn thấp hơn mức tự nhiên và do đó thị trường lao động vẫn còn dư
cung thì vẫn còn áp dụng giảm tiền lương. Chỉ trong dài hạn quá trình điều chỉnh mới
hoàn thành: đường tổng cung dịch chuyển đủ mạnh với AS 1 như được vẽ trong hình 6-
5 và nền kinh tế chuyển đến điểm C, tại đó đường tổng cầu mới (AD1) cắt đường tổng
cung dài hạn.
Tại điểm cân bằng dài hạn C, sản lượng trở lại mức tự nhiên Y *. Mặc dù làng sóng
bi quan làm giảm tổng cầu, nhưng sự giảm sút của mức giá (đến P 2) đủ để bù đắp sự
thay đổi ban đầu của tổng cầu. Như vậy trong dài hạn, sự dịch chuyển của đường tổng
cầu được phản ánh hoàn toàn trong mức giá mà không có một ảnh hưởng nào tới sản
lượng. Nói cách khác, ảnh hưởng dài hạn của sự dịch chuyển đường tổng cầu là làm
thay đổi các biến danh nghĩa (mức giá thấp hơn) chứ không phải làm thay đổi các biến
thực tế (sản lượng và việc làm như cũ). Điều này thường được biết đến với tên gọi là
sự phân đổi cổ điển. Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển, có sự tách rời giữa các biến
số thực tế (tính bằng lượng hay giá tương đối như GDP thực tế hay tiền lương thực
tế )và các biến danh nghĩa (tính bằng tiền như mức giá): trong dài hạn những thay đổi
trong tổng cầu chỉ ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa mà không tác động tới các biến
thực tế, còn sản lượng được quyết định bởi công nghệ và cung về các nhân tố sản
xuất, chứ không phụ thuộc vào tổng cầu

You might also like