Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

3. Quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc 1975-1986.

Trước 1986 đất nước vẫn duy trì nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp chính vì lẽ
đó nên tồn tại rất nhiều không còn phù hợp nữa. Có 4 đặc trưng cơ bản nhất:
Thứ nhất, NN quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính, thực tế khi mà
kinh tế vận hành phải thông qua các quy luật: khách quan, thị trường, cung cầu, giá trị…
nhưng mà trước đổi mới thì chúng ta thực hiện kt kế hoạch hoá vì thế all đều theo kế
hoạch, theo mệnh lệnh của NN. Vd khi sản xuất, các yếu tố đầu vào đầu ra của quá trình
sản xuất, đầu ra của sản phẩm, giá cả của sản phẩm, giá trị của sản phẩm được tính là cái
giá trị lao động XH, thời gian lao động XH cần thiết để tạo ra sản phẩm đó và dựa trên
các yếu tố về nguồn cung cấp tuy nhiên với nền kinh tế KHH thì chỉ cần NN đưa ra mệnh
lệnh hành chính, không cần biết là thị trường có cần k, nhu cầu của nhân dân như thế nào
như thể là yêu cầu địa phương cụ thể sản xuất ra 1000 sản phẩm và 1000 sản phẩm đó sẽ
được sản xuất ra mà không cần phải tính toán đến nguyên liệu, nhiên liệu, sức lao động…
để mà tính ra giá trị mà NN cũng quy định luôn về giá và sau đó là phân phối bằng hình
thức tem phiếu chứ k thông qua thị trường hay quy luật cung cầu->lời lỗ cũng k hoạch
toán, tất cả đều trên phương hướng sản xuất nguồn vật tư tiền vốn thì là đều do NN chủ
trì, mà lỗ thì NN bù, lãi thì NN thu và DN gần như là k có vai trò trong cái nền kinh tế.
Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh và
việc can thiệp này sẽ làm thiếu đi tính năng động tự chủ của các DN làm cho tính ì rất lớn
và khi các DN lỗ thì NN bù, cho giãn nợ rồi xoá nợ…-> nền kinh tế ngày càng lâm vào
khủng hoảng.
Thứ ba, quan hệ hàng hoá tiền tệ thì bị coi nhẹ. Tiền tệ ra đời và có những chức năng đặc
tính riêng của mk, ở nền kinh tế này thì không để ý đến những điều đó, chợ thì không có
thị trường, tất cả là cấp phát, tất cả là bao cấp hết và quan vật hiện vật là chủ yếu, toàn bộ
là hiện vật hết, NN cấp phát rồi giao nộp: chungd ta sản xuất ra thừa thì giao nộp cho NN,
NN sẽ dựa trên hệ thống tem phiếu để mà cung cấp lại cho XH và vì vậy nên tất cả những
yếu tố đó nó thủ tiêu động lực của sự phát triển và không có 1 thị trường đúng nghĩa; bộ
máy quản lý thì cồng kềnh kém hiệu quả, bao cấp tất cả về giá thậm chí cả nhà ở cũng
được bao cấp.
Nếu như cơ chế quản lý này với 4 đặc trưng kinh tế, nếu như ở thời kì chiến tranh trước
đây, cả miền Bắc phải nỗ lực, tất cả đều chi viện cho tiền tuyến thì hiệu quả. Nhưng mà
khi chúng ta đã bước vào hoà bình ổn định để mà xây dựng đất nước thì cái mô hình kt
này nó đã bộc lộ những hạn chế rất lớn và LX đã phải trả giá cho sự sai lầm về mô hình
này nhưng mà chúng ta không kịp thời điều chỉnh chính vì lẽ đó nên khủng hoảng kinh tế
XH diễn ra rất trầm trọng giai đoạn trước 1986. Và khi đồng chí Nguyễn Văn Ninh sang
các nước Đông Âu và Liên Xô, khi trở về thì đồng chí có nói đổi mới hay là chết-> chúng
ta k còn con đường nào khác, chúng ta phải đổi mới. Phải đến năm 1986 chúng ta mới
đưa ra được đường lối đổi mới toàn diện mà trước đó chúng ta đã có những manh nha,
những bước đột phá đầu tiên về kinh tế.
- Các bước đột phá đổi mới kinh tế:
Thông thường trong triết học, nhận thức là 1 quá trình và thường thì 1 bộ phận của kiến
trúc thượng tầng, 1 bộ phận lý luận thường đi trước và dẫn đường cho thực tiễn tuy nhiên
ở VN thời kì này thực tiễn thì lại đang sáng tạo hơn, thực tiễn lại đang dẫn trước, lý luận
đang bị tụt hậu về phía sau vì vậy khi mà chúng ta chưa có được đường lối đổi mới thì
trong quá trình lãnh đạo thực tiễn, 1 số đồng chí lãnh đạo rồi nhân dân đã nhìn nhận ra và
đấy chính là quá trình thực tiễn được dẫn đường. Trong thời kì đó thủ tiêu động lực của
sự phát triển tất cả đều cào bằng, tất cả đều bình quân, bao cấp tất cả. VD như 1 gđ có 2
vc son họ làm việc rất là hăng say thì cuối cùng cái tem phiếu cấp phát thì cũng chỉ có 2
suất thôi nhưng 1 gđ khác thì có tới 6 người con nhưng 2 vc làm việc lại k có năng suất
hoặc không bằng những gđ khác nhưng cuối tháng vẫn được cấp phép 8 suất tem phiếu-
>k công bằng-> có nhiều yếu tố không phù hợp. Chúng ta là 1 đất nước NN với hơn 80%
dân số hđ trong lĩnh vực NN nhưng chúng ta lại để thiếu thốn lương thực, hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu-thiếu thốn trầm trọng và thời kì đó thì bộ trưởng bộ ngoại giao có 1
nhiêm vụ rất lớn đó là đi đến các nước XHCN để vay lương thực, 1 nước NN lại thiếu
thốn lương thực thực phẩm trầm trọng như v thì đó cũng là 1 vấn đề nằm trong hạn chế
rất lớn của nền kinh tế tập trung bao cấp này.
+ Bước đột phá đầu tiên:
CN:… trước đây thì chúng ta trả bằng tem phiếu nhưng với bước đột phá đầu tiên thì đã
có những hình thức mới về trả lương khoán và làm cho người lđ có được những động lực
hơn trong quá trình sản xuất đây được xem là bước đột phá đầu tiên.
+ Bước đột phá thứ hai:
… giá lương tiền đọc thêm trong giáo trình, trong tác phẩm phá rào và 1 số tác phẩm
khác
+ bước đột phá thứ 3
…xem xét quan hệ sản xuất trong thời kì này, mqh giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất thì cái quan hệ lực lượng sản xuất về tính chất trình độ như thế nào thì sẽ quyết
định quan hệ sản xuất như thế. Tuy nhiên quan hệ sản xuất nó cũng có sự tác động trở lại
đối với lực lượng sản xuất. quan hệ sản xuất thì có 3 yếu tố về sở hữu, quản lý và phân
phối.
II. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế tử 1986 đến
nay.
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng và thực hiện đường lối đổi mới toàn
diện.
a) hoàn cảnh lịch sử:
* Thế giới:
- cuộc CM KH-KT phát triển mạnh.
Lịch Sử loài người đã trải qua 4 cuộc KH-KT: (trước đó gọi là cuộc CMCN theo đúng
như trong giáo trình của ktctmln). Cuối thập niên 80 của tk XX cuộc CMKHKT diễn ra
mạnh mẽ như dòng thác và cuốn theo rất nhiều nước trên TG, các nước đều đi theo và hội
nhập vào xu hướng đó để mà tranh thủ những điều kiện, những thời cơ mà cuộc
CMKHKT tạo ra để mà phát triển đất nước. 4 cuộc CMKHKT đã làm thay đổi bộ mặt
của nhân loại:
+ Thứ nhất, CMCN lần thứ nhất vào năm 1784 với việc là ông… phát minh ra động cơ
hơi nước với 1 phát minh như v làm thay đổi cả lịch sử nhân loại, cuộc CM này nó mở ra
1 trào lưu CMCN lần thứ 1 ở Anh và sau đó lan rộng ra toàn châu âu và tới hoa kì. Làm
thay đổi bộ mặt của nhân loại là bởi vì trước đó 17 thế kỉ thì loài người ở trong kỉ nguyên
đó là thời đại của NN kéo dài và chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh của cơ bắp-lao động thủ
công, sức nước sức gió và sức kéo động vật thì với cái sự ra đời của động cơ hơi nước đã
mở ra 1 kỉ nguyên mới-kỉ nguyên sản xuất cơ khí và cơ giới hoá, 1 hệ thống kĩ thuật mới
đã được đưa vào với 1 nguồn lực là máy hơi nước và nguồn nguyên liệu đó là sắt và than
đá. VN đang ở đâu trong khi TG đang phát triển cuộc CMCN lần thứ nhất, thời kì đồ sắt
của VN ra đời từ rất sớm, từ khi mà chúng ta chống giặc Ân-chuyện thánh gióng (sắt kim
khí rất là mạnh, cái tính năng của sắt cho phép chúng ta chế tác ra công cụ lao động cũng
như là các vũ khí mang tính sát thương lớn hơna) tuy nhiên VN trong khi các nước CÂU
đang phát triển cuộc CMCN lần thứ nhất thì VN vẫn đang nằm trong tình trạng NN lạc
hậu. Đến tận khi Pháp xâm lược chúng ta vào năm 1858 thì chúng ta vẫn là 1 nước NN
lạc hậu và nhà Nguyễn thực hiện chế độ bế quan toả cảng làm cho nền NN đó ngày càng
manh mún và lạc hậu hơn. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, than là nguồn nguyên
liệu cực kì khan hiếm-vàng đen trên TG, thì VN phải nói là có trữ lượng than cực kì lớn
nhưng mà thời kì than đang là vàng đen thì chúng ta lại không biết gì về tác dụng cũng
như giá trị của nó vì vậy mãi sau này khi Pháp sang xâm lược đô hộ, chúng đã khai thác
nguồn than quý hiếm này để mà đưa sang phục vụ cho nhu cầu chiến tranh cũng như nhu
cầu của nước Pháp, và sau đó nữa trải qua chiến tranh liên miên, gần đây chúng ta mới
chuyển qua khai thác ồ ạt, đưa phương tiện KHKT vào khai thác nhưng than lại trở thành
cồn đen ròi, bởi vì năng lượng mới đã ra đời rồi-dầu mỏ, khí đốt và bây giờ đang là an
ninh lương thực thì chúng ta lại thấy là hàng triệu ha đất màu mỡ phì nhiêu biến thành
những cái khu CN dang dở-> vì vậy việc bắt kịp xu hướng trên TG, nhìn nhận xu hướng
trên TG để chúng ta đi đúng hướng là 1 bài toán về chiến lược lâu dài mà Đảng và NN ta
cần phải nắm bắt. Vì vậy nên với sự ứng dụng KHKT này thì với các nước tư bản nó mở
ra thời kì phát triển rất là mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản với sự phát triển của lực lượng
sản xuất TBCN và nó tạo ra 1 nền KH thực nghiệm-đưa vào được trong cuộc sống để mà
phục vụ cuộc sống.
+ Lần thứ 2 bắt đầu từ 1870 kéo dài đến trước đế chiến lần thứ nhất nổ ra, đây là cuộc
CM mà sử dụng điện và cơ khí sang 1 giai đoạn tự động hoá cục bộ trong sản xuất, khi
mà VN đang mang mún lạc hậu như vậy thì thế giới đã tự động hoá cục bộ trong sản xuất
rồi, sản xuất dây truyền hàng loạt rồi, các nước tư bản họ rất chú trọng đến việc phát triển
ngành điện, vận tải, hoá học, sản xuất thép và đặc biệt là sản xuất hàng tiêu dùng-tiêu
dùng hàng loạt, đến trước 1986 chúng ta vẫn khan hiếm về hàng tiêu dùng. 3 cái chương
trình của chúng ta là hàng tiêu dùng lương thực thực phẩm và hàng xuất khẩu sau này
đưa ra để đáp ứng 1 phần nhu cầu của đời sống XH thì ở những tk XIX, là các nước tư
bản cực kì coi trọng việc sản xuất hàng tiêu dùng. Nếu như xu hướng của Châu Á trong
đó có VN là chịu đựng cho đến khi thích nghi được với môi trường (lạnh thì chịu lạnh,
nóng thì chịu nóng cùng lắm là có quạt mo để quạt) nhưng mà ở các nước tư bản thì họ
không, nóng thì họ phát minh ra quạt điện và sau đó là điều hoà rồi máy giawt, tv, tủ
lạnh… tất cả những hàng tiêu dùng như v, phục vụ đời sống như vậy là họ rất nhanh
nhạy, họ có những công trình nghiên cứu và họ phát minh ra rất là nhanh để họ tối đa nhu
cầu lợi ích, nhu cầu của con người và vì vậy nên tất cả các nền ktsx là phục vụ con người,
nó k có xu hướng thích nghi như là cố chịu đứng giống như ở Châu Á. Chính vì v cuộc
CMCN này đã tạo ra 1 dấu ấn rất là đặc biệt, phát triển hàng loạt và thúc đẩy sự ra đời
của điện cũng như là dây truyền lắp ráp và điều đặc biệt cuộc CMCN lần thứ 2 thì nước
NB, 1 nước mà cụ PBC nói là đồng văn đồng chủng với VN có nền văn hoá cũng như là
máu đỏ da vàng giống VN-thời kì mà Cụ phát triển phong trào đông du thì nước Nhật ở
cuộc CM đông trị duy tân đã tiếp cận với CMCN lần thứ 2 và sau đó họ phát triển trong
khi VN cta vẫn đang trong nền NN lạc hậu và kém phát triển (con trâu đi trước cái cày
theo sau).
+ Thứ 3, cuộc CMCN lần thứ 3 bắt đầu từ 1969 với sự xuất hiện của máy tính và thời đại
CNTT bắt đầu từ Mỹ, thập niên 70-80 rồi internet ra đời 1990 làm thay đổi mọi mặt đời
sống XH và đặc biệt là các nước tư bản vì đây là nơi sản sinh ra cuộc CMKHKT-quê
hương của cuộc CMKHKT và vì vậy việc họ phát triển là điều hiển nhiên. Thời kì trước
đổi mới, CMKHKT rồi KTTT thì chúng ta nói rằng là “yêu nhau yêu cả đường đi, ghét
nhau thì ghét cả tông ti họ hàng”, chúng ta nói là chúng ta bỏ qua giai đoạn TBCN nên là
những cái j thuộc về CNTB là chúng ta bỏ, k sử dụng nên k sử dụng KTTT, không ứng
dụng KHKT vào SX nhưng sau này khi nhìn nhận vấn đề mới thấy được là đó là thành tự
chung của cả nhân loại và chúng ta phải kế thừa, chúng ta phải phát triển làm sao để đi tắt
đón đầu, để rút ngắn thời gian. Bởi vì bây giờ nếu như VN, các cuôc CMCN lần thứ nhất
lần thứ 2 ở các nước TB diễn ra hàng trăm năm (Anh) và các nước sau này ở Nhật thì chỉ
có 40 năm thôi và điển hình là LX, họ thực hiện CNH chỉ có mười mấy năm thôi-1 tốc độ
thần kì vi diệu mà cả thế giới phải ngỡ ngàng; nhưng mà VN đã có nền tảng gì để phát
triển như vậy vì vậy nếu chún ta đi tuần tự như anh thì chúng ta không chỉ cách xa trình
độ văn minh với Mỹ 200 năm đâu và các nước ĐNA gần cta nhất như Singapo,
Indonesia-chúng ta không cách nhau sự phát triển với họ mấy chục năm đâu mà là hàng
triệu năm nếu như cứ đi tuần tự như vậy. Bởi vì chúng ta đang đi bằng xe đạp cút kít thì
họ đã đi bằng tên lửa rồi và họ không đứng lại để chờ chúng ta, chính vì vậy nên Đảng ta
mới sử dụng cụm từ “đi tắt đón đầu, đi thẳng vào CNghệ hiện đại” chỉ có như thế chúng
ta mới tranh thủ chuyển giao CN để mà phát triển đất nước.
+ Thứ 4, cuộc CMCN lần thứ tư-cuộc CMKHCN 4.0 là bắt đầu từ năm 2013 với sự ra
đời của trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối nó xoá nhoà mọi khoảng cách và ranh giới giữa
vật lý kĩ thuật và sinh học và chúng ta không hình dung được cái sự phát triển thần kì
trong cuộc sống của con người, làm thay đổi hàng loạt các quan niệm. Cụ thể là các quan
niệm mẹ đẻ nhờ cuộc CMKHCN 4.0 này mà thay đổi. Trước đây mẹ đẻ là người mang
nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày… nhưng mà bây giời với việc chúng ta đẻ thuê… thì khái
niệm mẹ đẻ đã thay đổi. Và cuộc CMKH trên TG nó làm thay đổi về nhận thức về sức
mạnh của các quốc gia, thậm chí người ta nói rằng với công nghệ Nano thì con người
hoàn toàn có khả năng hy vọng về cuộc sống bất tử. Mặ dù là sự phát triển của KHKT
nhưng nền tảng vẫn là con người, con người là trung tâm là chủ thể của sự phát triển và
không có gì có thể thay thế được con người. Sự phát triển KHKT làm thay đổi quan điểm
của cả thế giới về sức mạnh của các quốc gia, nếu như trước đây sức mạnh của quốc gia
được đánh giá qua sức mạnh về mặt quân sự, kinh tế thì cuộc CMKHCN phát triển đã có
những nhìn nhận lại và xuất hiện bên cạnh Mỹ-cường quốc số 1 trên TG thì xuất hiện
những trung tâm phát triển mới như Tây Âu và NB (NB cất cánh thần kì sau 1945-trở
thành 1 trung tâm lớn mạnh phát triển trên TG) và năm 1990 bắt đầu xuất hiện 1 cái khái
niệm về quyền lực mềm, nó thay đổi nhận thức của TG. Ở Nhật trong quá trình thay thế
cột điện thì họ đã bảo tồn lại tổ chim để cho tổ chim tiếp tục sinh sống, còn ở châu âu thì
hình ảnh mái ngói-kiến trúc ở châu âu, họ làm để chim có thể sinh sống ở trong đó và ở
Anh cũng có cả 1 khu rừng nguyên sinh ở trong trung tâm thành phố London và thỉnh
thoảng có 1 số động vật khác chạy qua đường nguời dân sẽ đừng lại để các con vật chạy
qua đường rồi họ mới đi tiếp (ý thức của con người có nguồn gốc từ 2 yếu tố: tự nhiên và
xã hội tức là lao động và ngôn ngữ; câu chuyện con quạ ở London-> loài người khác hẳn
loài vật là bởi vì k có lao động-sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên để tạo ra
lao động của cải, tạo ra sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của con người và chỉ có lao
động và ngôn ngữ mới có thể hình thành nên ý thức của con người). Họ trân trọng, họ
yêu quý thiên nhiên, khác với VN (chúng ta có đại lễ phóng sinh lớn nhất ở khu vực
nhưng chúng ta lại phát sinh ra hàng loạt các loại súng tự chế, hàng loạt các loại lưới để
biến những đàn chim đàn cò thành món ăn, phục vụ cho nhu cầu của bản thân. Nhật có 1
thứ quyền lực mềm mà cả thể giới phải ngưỡng mộ, nó tạo lên sức mạnh của Nhật và ở
CÂU, Tây ÂU cũng như vậy, họ có 1 nền văn hóa lâu đời, 1 nền văn minh lâu đời được
cả thế giới công nhận và tôn trọng, VN cũng vậy. Chúng ta có sức mạnh của tinh thần
yêu nước, được kết tinh thành chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa yêu nước đó nó nhấn
chìm tất cả những thế lực ngoại xâm dù mạnh hơn chúng ta gấp nhiều lần-đó chính là
quyền lực mềm của chúng ta. Thế hệ mai sau phải làm sao để mà tiếp nối truyền thống đó
biến những giá trị văn hoá đạo đức của dân tộc thành những giá trịm thành quyền lực
mềm để cho tiếng nói, để cho hình ảnh của VN trên trường quốc tế ngày càng được phát
triển, hạn chế đi những hành động sơ suất, những hành động tổn hại đến đạo đức danh dự
cũng như là quốc thể, chúng ta điều chỉnh hành vi của mk thì nó sẽ dần dần tạo trào lưu
trong XH. Và với cuộc CMKHKT như v nó làm thay đổi quan điểm vế sức mạnh của các
nước.
+ Xu thế từ đối đầu sang đối thoại: Cuộc CMKHKT tạo ra những thời cơ và thách thức,
sự phát triển này như dòng thác, nó cuốn theo, nó có 1 sức mạnh lan toả, nó cuốn theo
khiến tất cả các nước hầu như đều tham gia vào quá trình này. Cuộc CMKHKT bên cạnh
việc nó tạo ra được 1 năng suất lđ khổng lồ, nó khiến cho lịch sử nhân loại có những thay
đổi nhanh chóng nhưng bên cạnh đó nó tạo ra những vấn đề toàn cầu mà buộc tất cả
chúng ta phải chung tay giải quyết: vấn đề về vũ khí hạt nhân, thứ 2 là vấn đề về môi
trường, thứ 3 là biến đổi khí hậu… còn nhiều vấn đề khác nữa mà buộc nhân loại phải
cùng chung tay giải quyết. NHững vấn đề trên trở thành toàn cầu là bởi vì 1 nước, 1 khu
vực không thể giải quyết hết mà buộc tất cả các nước đều phải tham gia (ví dụ như việc
làm thủng tầng odon của 1 nước nào đó nhưng k chỉ có 1 nước đó chịu mà là cả TG; vũ
khí hạt nhân cũng vậy chỉ cần 1 trong những lò hạt nhân trên TG khai hoả thì đủ sức tiêu
diệt 16 lần sự sống trên trái đất vậy thì sao lại là vấn đề của 1 QG được). Cuộc CMKHKT
phát triển thì người ta mới thấy rằng là cần phải đối thoại với nhau để mà tận dụng, để mà
phát triển TG chính vì thế nên mà xu thế này đã dịch chuyển từ những thập niên 60 của
thế kỉ 20 đã dịch chuyển xu hướng đó từ đối đầu sang đối thoại. Điều này tạo ra cho
CMVN những thử thách cũng như là thời cơ, trong những thập niên 80 của tk XX đặc
biệt là thập niên 70 khi mà HQ, NB và Mỹ họ nhận ra được xu hướng này và họ cũng có
đặt cái vấn đề là bình thường hoá quan hệ với VN đặt quan hệ với VN nhưng mà chúng ta
đã bỏ qua cái thời cơ đó và khi chúng ta bỏ qua cái cơ hội để mà bình thường hoá quan hệ
cũng như là hợp tác thì đương nhiên sẽ có rất nhiều những vấn đề bất lợi (thời kì đó Mỹ
rất muốn quay trở lại bình thường hoá mqh với VN năm 1977 để vào VN lấy lại, tìm
những di cốt của binh lính Mỹ bị mất tích trong chiến tranh tuy nhiên thì chúng ta đặt ra
vấn đề là Mỹ phải bồi thường thiệt hại chiến tranh cho VN khoảng 1 tỷ đô la thì mới bình
thường hoá quan hệ, khi mà họ đang mong muốn được hợp tác quan hệ với chúng ta thì
chúng ta lại đặt điều kiện mà chúng ta không hiểu được rằng Mỹ là 1 nước lớn, nếu như
họ sẵn sàng tài trợ cho VN để mà khắc phục hậu quả chiến tranh nhưng họ không đồng ý
với việc là họ bồi thường thiệt hại-việc này tức là công nhận việc Mỹ đã sai, công nhận là
Mỹ đã thua và đó là nỗi đau mà Mỹ không chấp nhận được; tranh cãi qua tranh cãi lại và
cuối cùng Mỹ đã tìm1 giải pháp mới đó chính là thông qua TQ, hợp tác với TQ, vì TQ
vào được VN để tìm những thi hài đ-> Chúng ta thiệt hại đủ đường) và các nguồn đầu tư
của Mỹ lại chảy vào TQ=> cách thức chúng ta tiếp nhận vấn đề cũng làm thay đổi rất
nhiều thứ).
+ Công cuộc cải tổ diễn ra ở các nước XHCN (LX, đông âu, TQ, Cu Ba, VN) ; cái mô
hình xây dựng CNXH trước đó là không phù hợp, chúng ta phải đổi mới, thay đổi đi để
làm cho cái mô hình đó ngày càng rõ hơn và thực hiện có hiệu quả hơn. Tuy nhiên việc
cải tổ đó có phù hợp không thì phải do từng nước và LX sau này trong khi chúng ta đang
thực hiện xd CNXH thì năm 1991 LX sụp đổ sau 1 thời gian phát triển cực thịnh, LX đã
là cánh chim đầu đàn trong hệ thống các nước XHCN là 1 đối trọng đối với cả Mỹ-sự
phát triển rực rỡ của LX. Và sau này tổng thống Putin của Nga ông được phỏng vấn “nếu
như có 1 cơ hội, có 1 điều ước, 1 khả năng để làm thay đổi lịch sử thì ông thay đổi điều
gì” thì ông đấy nói “nếu có quyền năng đó ông sẽ cứu vớt LX k sụp đổ”, thậm chí ông
phó chủ tịch viện Buma của Nga ông nói rằng ông muốn quay trở lại thời kì xô viết để
chống lại sự cô lập của Tây Âu, của Mỹ đối với Nga bởi vì lúc đó Nga đã trở thành
cường quốc, cuộc CNH chỉ diễn ra trong vòng mừoi mấy năm và công nghiệp cũng phát
triển mạnh mẽ, đạt tỉ trọng lớn trên TG đối trọng với Mỹ. 1955 khi mà LX ra đời nhà
máy điện nguyên tử đầu tiên đã làm phá vỡ thế độc quyền về nguyên tử của Mỹ, những
thành tựu như v; v mà sau quá trình kéo dài thì cái mô hình kinh tế KHH tập trung nó dẫn
đến khủng hoảng và sai lầm trong vấn đề cải tổ dẫn đến việc LX đã sụp đổ. Và sau đó ở
TQ họ thực hiện cải cách xây dựng CNXH mang màu sắc TQ và cũng đã đạt được thành
tựu với sự phát triển của TQ hiện nay.
+ Cải cách mở cửa trở thành xu hướng đã tác động đến VN. Trong khu vực các nước phát
triển như là Singapo, HongKong, Ma Cao họ phát triển rất là mạnh mẽ, họ mở cửa hội
nhập quốc tế, hợp tác, giao lưu với quốc tế, chính vì vậy họ đạt được những thành tựu rất
là to lớn và tất cả 4 yếu tố trong hoàn cảnh thế giới kể trên nó tạo ra 1 bối cảnh đó là VN
phải đổi mới, phải bắt kịp cái xu hướng này của TG.
* Trong nước:
- Đất nước bị khủng hoảng kinh tế rất là trầm trọng (số liệu trong giáo trình). Chỉ riêng
việc là 1 nước NN nhưng chúng ta thiếu lương thực thực phẩm nghiêm trọng, thiếu hàng
tiêu dùng nghiêm trọng và khủng hoảng về kt-ctri-xh nó làm cho cái tình hình của đất
nước hết sức là rối ren và dẫn tới việc chúng ta phải đổi mới “đổi mới hay là chết”;
- nhiều hiện tượng tiêu cực diễn ra phổ biến, trong 1 XH hoặc là trong cuộc sống trong sự
phát triển nhân văn của con người cái j hướng tới sự nhân văn, phát triẻn sinh sôi nảy nở
thì đấy là điều tốt đẹp còn nếu như 1 XH hiện tượng tiêu cực nó lại phổ biến, con người
với con người ở đó người ta không coi trọng những giá trị về đạo đức thậm chí là dình
dập soi mói lẫn nhau, sinh ra sự đố kỵ ghen ghét với đồng bào của mình thì đó cũng là cái
mà chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề. Những hiện tượng siêng ăn biếng làm rồi hiện
tượng ăn cắp ăn trộm nó luôn thúc đẩy con người trong thời kì đó rồi nó gây ra những
tình trạng con ông cháu cha, đặc quyền đặc lợi=> gây ra rối loạn, gây ra khủng hoảng.
-… VN sau 1975 thì các thế lực thù địch đứng đầu là Mỹ thì đã bao vây, cấm vận chúng
ta và vì vậy chúng ta chỉ có thể quan hệ với các nước XHCN thôi và chúng ta chỉ học tập
học hỏi kinh nghiệm từ các nước XHCN được thôi nên cũng bị tụt hậu lạc hậu và những
vấn đề về tư bản chủ nghĩa, vấn đề phát triển KHKT, xu thế đối thoại trên TG chúng ta
chưa tiếp cận được 1 cách phù hợp.
- Đã có những bước đột phá trong lĩnh vực kt (3 bước đột phá) là tư duy của chúng ta,
thực tiễn đã đặt ra vấn đề và trả lời câu hỏi cho việc chúng ta phải có đột phá, thay đổi
trong lĩnh vực kinh tế và tất cả những yếu tố ở TG và trong nước này nó tạo ra 1 yêu cầu
đó là chúng ta phải có đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Nếu không đổi mới thì sẽ
chìm đắm trong khủng hoảng, lạm phát phi mã với 3 con số và đặc biệt những mặt hàng
tăng gía khủng khiếp đó là lương thực thực phẩm; (đổi tiền)…
* Nội dung chính của Đại hội:
Chỉ ra sai lầm khuyết tật:
+ … chúng ta duy trì quá lâu cái mô hình KHH tập trung bao cấp và chỉ đạo thực hiện
cũng có những sai lầm như vậy và nó dẫn tới khủng hoảng kinh tế XH.
+… ở đại hội IV có nói điểm xuất phát của chúng ta là đi lên từ 1 nước NN lạc hậu, sản
xuất manh mún vậy mà khi chúng ta thắng Mỹ cái tâm lý của người chiến thắng; luôn
luôn nghĩ rằng à Mỹ 1 cường quốc như vậy chúng ta còn chiến thắng thì việc đi lên xây
dựng CNXH không có gì khó. Và 1 số đồng chí bí thư ở huyện uỷ NGhệ An còn nói rằng
chủng ta chỉ xây dựng thành công CNXH chỉ bằng mấy KH 5 năm thôi và chúng ta sẽ xd
thành công CNXH bằng việc ăn cơm nóng với cà pháo thôi, không có gì là người VN k
làm được, thắng Mỹ còn thắng được thì tiến nhanh tiến thẳng tiến mạnh lên CNXH là
điều đương nhiên mà chúng ta k hiểu được cái quá trình quanh co, gập ghềnh là con
đường phức tạp mà chúng ta lại đi lên từ 1 nước NN lạc hậu như nước Nga là nước tiền
tư bản (họ đi lên họ có cơ sở là 1 nước tiền tư bản còn chúng ta là chúng ta bỏ qua chế độ
TBCN, đi lên từ 1 nước nghèo nàn lạc hậu, vì vậy k thể làm nhanh làm ẩu, làm nhanh
chóng được, không thể đi lên thẳng CNXH đc mà phải có thời kì quá độ đan xen cũ mới
nhưng chúng ta lại k nhận ra điều đó, chúng ta chủ quan duy ý chí.
+… Những đặc quyền đặc lợi, chúng ta nhìn nhận Đảng viên, kết nạp đảng viên và cho
rằng sử dụng người tài, vđề sử dụng người tài, vấn đề phát triển trong Đảng cũng có
những vấn đề trong công tác tổ chức cán bộ. Chúng ta là những người lính trưởng thành
từ chiến tranh nhưng không có nghĩa là người lính đó sẽ phát huy được hết ưt thế của
mình trong phát triển kinh tế và những cái đó là những thứ thuộc chuyên môn mà chúng
ta phải học hỏi, phải bổi dưỡng, phải có kiến thức thực sự chứ k phải cứ có ý chí, cứ có
nhiệt tình là được. Ông Lênin ông nói “nhiệt tình cộng với lại ngu dốt là bằng phá hoại.
* Tổng kết 4 bài học lớn:
1)… trong kc chống Pháp và chống Mỹ. Dễ chăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần
dân liệu cũng xong. Xuất phát từ tư tưởng của CN MLN, trong CM Của quần chúng,
trong truyền thống của lịch sử dân tộc ta “lật thuyền cũng là dân mà đẩy thuyền cũng là
dân” dân là gốc vì vậy nên khoan thư trước dân để mà làm kế sâu rễ bền gốc; từ xa xưa
truyên thống dân tộc ta luôn luôn lấy dân làm gốc và lịch sử chỉ ra rằng chỉ khi nào chúng
ta để ý tới lợi ích của nhân dân lấy lợi ích của nhân dân làm gốc thì chúng ta sẽ giành
chiến thắng.
2)… Thực tế của nước VN là nghèo nàn lạc hậu-điểm xuất phát thấp thì chúng ta phải
nhìn nhận lại, và với 1 nền kinh tế xuất phát thấp như v thì chúng ta phải nhìn nhận như
thế nào, phải chia thời kì quá độ ra những thời kì ra làm sao, khó khăn gian khổ như nào
phải lường trước chứ k phải là bằng duy ý chí của mình mà áp đặt và quy luật kq của nền
kt: cung cầu, thị trường, giá cả… ta phải tuân thủ, không thể bằng mệnh lệnh hành chính
được, không thể can thiệp quá sâu vào nền kt được, không thể bao cấp mọi thứ được. Ở
LX sx ra 1 cái chậu, 1 cái j đó là họ đóng luôn cả giá vào đấy nghĩa là hôm nay giá này
thì chục năm sau vẫn giá đó mặc kệ sự biến đổi đến từ giá trị lđ XH…=> bài học chúng
ta cần phải nắm vững
3)… Trước đó trong cuộc CMDTDCND chúng ta kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế thì trong thời đại hiện nay
CMKHKT như vũ bão như v rồi xu hướng của thế giới dịch chuyển sang xu thế đối thoại
nó tạo ra thời cơ thách thức thì đó chính là điều kiện của sức mạnh thời đại mà chúng ta
cần phải học hỏi chứ không phải là những giá trị mà trước đó, ngoài những giá trị đó thì
chúng ta phải tiếp cận những giá trị cốt lõi, giá trị mới, giá trị then chốt trong thời đại của
CMKHKT
4)…Đảng ta là Đảng cầm quyền vì vậy Đảng phải ngang tầm với nhiệm vụ của mk,
không phải là cán bộ Đảng viên gương mẫu, quần chúng uốn dẻo tốt là Đảng viên cũng
phải uốn dẻo giống quần chúng mà đảng viên gương mẫu ở đây là phải xây dựng, là phải
học hỏi, tiếp thu, phải bồi dưỡng để làm sao xứng tầm với Đảng cầm quyền và phải là
đảng viên ưu tú trên tất cả các lĩnh vực mà mk được phụ trách để tiến hành lãnh đạo nhân
dân, phải tốt về tư tưởng đạo đức và 1 thế hệ Đảng viên là phải vừa hồng vừa chuyên,
vừa có đưc vừa có tài như HCM nói về cán bộ CM, bởi vì Ngừoi nói rằng “có đức mà k
có tài thì giống như ông bụt ở trong chùa hiền lành đấy, phúc hậu đấy nhưng k giúp được
gì cho ai cả, còn có tài mà k có đức thì làm j cũng vô dụng và vì vậy đây là 2 mặt của 1
vấn đề.
ĐẠI HỘI VI:
Khởi xướng:
Đường lối đổi mới toàn diện:
….Đây là bước thành công mà Đảng ta đã thực hiện trong đường lối đổi mới. Nó khác
với LX, ở LX thì họ chọn cải tổ bắt đầu từ lĩnh vực chính trị, xoá bỏ điều 4 trong HP, xóa
bỏ vị trí cầm quyền của ĐCS LX vì vậy nên mà họ thất bại, họ sụp đổ chính vì lẽ đó
chúng ta phải xác định là phải đổi mới toàn diện trong tất cả các lĩnh vực nhưng trọng
tâm là đổi mới về kinh tế, đúng nguyên lý của CN MLN vật chất quyết định ý thức.
Đổi mới về tư duy, lý luận:

* Về đặc trưng của XHCN VN:
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH 1991:
Cương lĩnh đầu tiên ngay từ khi Đảng ra đời đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên do NAQ
soạn thảo 2/1930. 3 cương lĩnh đầu tiên đó là cương lĩnh CMGP dt và sau này là cuộc
CMdtdc nhân dân: từ cương lĩnh tháng 2/1930 rồi luận cương tháng 10 năm 1930 của
ĐCS DD, chính cương đảng lao động VN của Đảng lđ VN. Ra đời vào đại hội 7 năm
1991 là vì khi mà Liên Xô- thành trì của CM trên thế giới và đứng đầu hệ thống XHCN
trên thế giới, sau khi đạt được những thành tựu rất lớn thì Liên Xô lâm vào khủng hoảng
do xuất hiện những khuyết tật ở mô hình CNXH mà LX xây dựng và khi những khuyết
tật đó ngày càng kéo dài và không được giải quyết triệt để, chính vì v lâm vào khủng
hoảng kinh tế - XH. Khi đó Đảng bôn sê vích do góp bo gióp lãnh đạo thì đã thực hiện
phương pháp cải tổ để nhằm thoát khỏi khủng hoảng nhưng mà họ lại cải tổ bắt đầu từ
lĩnh vực chính trị, xoá bỏ điều 4 trong HP của Liên Bang xô viết về quy định về Đảng
cầm quyền, quy định về Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, 1 đất nước đang đi lên xd cnxh
mà lại xoá bỏ vị trí lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị thì đó là bước đi vô cùng
sai lầm, cùng với những hậu quả của chiến lược diễn biến hoà bình mà Mỹ thực hiện, hậu
quả của cuộc chiến tranh lạnh, cuộc đua giữa 2 cực Ianta đã để lại những hậu quả rất là
lớn cho Liên Xô và cộng thêm rất nhiều yếu tố nội tại khác thì Liên Xô và Đông Âu đã
sụp đổ vào năm 1991 -> công cuộc cải tổ của Liên Xô thất bại và khi LX sụp đổ thì
những thế lực trên thế giới nói rằng “CNXH đã sụp đổ rồi”. 1 thành trì CM, thành quả lớn
lao, đạt được những thành tựu mà thế giới phải ngưỡng mộ, LX thực hiện CNH chỉ có
mười mấy năm thôi-hành trình kì diệu ở thời gian, LX phá vỡ cả thế cân bằng về vũ khí
hạt nhân, rồi LX dẫn đầu về công nghệ vũ trụ…, tỉ trọng Cn đạt mức cao trên tg – đối
trọng được với Mỹ v mà bây giờ LX sụp đổ. LX ra đời đã hiện thực hoá CNXH, but sau
bao nhiêu năm từ năm 22 đến năm 1991 LX xd thành trì rồi, xd đại cường quốc rồi vậy
mà vẫn sụp đổ do đó họ mới nói rằng là CNXH không có thực và k thể xd CNXH được.
Và vì vậy dẫn tới tâm lý hoang mang của 1 bộ phận k nhỏ bộ phận cán bộ đảng viên và
nhân dân trong nước và vì vậy chúng ta phải đánh tan luận điệu đó, chúng ta cần phải
khẳng định rằng chủ nghĩa xh ở LX k phải là sụp đổ mà đó là sự sụp đổ của 1 mô hình
xây dựng CNXH không còn phù hợp nữa, v thì cái cần của Đảng lđ, cái cần của các nước
xd XHCN như VN đó là cần tìm ra 1 đường lối đổi mới đúng đắn phù hợp và trong năm
1986 chúng ta đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện trong đó trọng tâm là từ vấn đề kinh
tế và điều 6 trong HP của chúng ta vẫn quy định rằng Đảng là lãnh đạo hệ thống chính trị
và vì v cái đường lối đối mới của chúng ta sau 5 năm thực hiện đã có những thành tựu
nhất định, chúng ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, đó là bước đầu khẳng định
được đường lối đúng đắn của sự lãnh đạo, của đường lối đúng đắn của Đảng và vì vậy
chúng ta phải đưa ra được cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ để chúng ta
thấy được rằng chúng ta tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội và đây chính là mục tiêu mà
chúng ta cần phải đạt được, đó thể hiện sự ưu việt của CNXH mà k 1 XH nào có được.
Đây là 1 XH mà giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột bất công và có cuộc sống ấm
no tự do hạnh phúc và ở đó thì tất cả các giá trị về văn hoá, đạo đức và những gíá trị khác
được xây dựng trong CNCS đó là đỉnh cao của hình thái ktxh thế giới. Vì vậy chúng ta đã
đưa ra cương lĩnh này, mà trong đó có điều rất là quan trọng đó là đặc trưng về cnxh, có 1
số đặc trưng chúng ta có rồi nhưng mà có 1 số mục tiêu vẫn đang là mục tiêu – là cái mà
chúng ta cần phải thực hiện và vì vậy sẽ có những cái mà chưa có trong hiện thực:
….trong vở nội dung cương lĩnh.
Hoàn cảnh lịch sử trước Đại hội lần thứ 11 của chúng ta (giáo trình)
So sánh cương lĩnh 1991 và 2011 có những điểm giống và khác nhau:
+ năm 2011 QHSX tiến bộ phù hợp còn năm 1991 là công hữu về tư liệu sản xuất chủ
yếu-cái này là định hướng XHCN, k thể bỏ được nhưng mà ở đây qhsx tiến bộ phù hợp
với llsx, v thì llsx VN hiện tại còn nhiều trình độ khác nhau và cái trình độ của chúng ta
chưa đạt được cái mức hiện đại, phù hợp là phải tương thích. Năm 1991 còn mong muốn
xây dựng qhsx vượt trội hơn so với lực lượng sản xuất và như vậy là k phù hợp. Phải giải
quyết triệt để trước đại hội 6, trước thời kì đổi mới. thực hiện kế hoạch hoá tập trung bao
cấp thì chúng ta đã xây dựng 1 qhsx vượt trước, tiến bộ hơn hẳn so với lực lượng sản xuất
và điều đó k đúng, k hợp với quy luật và vì vậy chúng ta đã thất bại, trong 3 bước đột
phá, Đảng đã xác định muốn xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá này để thực hiện thuật toán kinh
doanh XHCN. DO đó trong mqh giữa lực lượng sản xuất và qhsx thì qhsx phải phù hợp
với llsx và tính chất, trình độ llsx ntn thì qhsx phải như thế đó và nếu như qhsx mà lạc
hậu hơn và kìm hãm llsx. Và vì v khi llsx bung ra, phá vỡ qhsx đó thì dẫn tới sự thay đổi
phương thức sản xuất. xây dựng qhsx tiến bộ nhưng lại phù hợp với llsx và vì vậy cho
nên chúng ta chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên nhiều trình độ khác nhau
của lực lượng sản xuất và vì vậy cũng nhiều hình thức sở hữu khác nhau mà chúng ta quy
định chứ k phải quy định luôn trong cương lĩnh là quan hệ công hữu về tlsx chủ yếu
(TLSX chủ yếu ở đây là đất đai rừng biển tài nguyên khoáng sản… tài nguyên thuộc sở
hữu của toàn dân và do NN quản lý.
+ Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, cả 2 cương lĩnh đều như nhau. Trong đề cương
văn hoá VN 1943, thì chúng ta đã đưa ra 1 nền văn hoá dân tộc, khoa học và đại chúng và
từ đó cùng với sự phát triển của phong trào CM thì Đảng ta luôn luôn coi trọng vấn đề
văn hoá. Sau này chủ tịch HCM còn nói là Văn hoá là 1 mặt trận, và vì vậy người cầm
bút là chiến sĩ trên mặt trận. Chúng ta phải xd nền văn hoá tiên tiến, tức là phải học hỏi sự
tiến bộ của các nền văn hoá trên thế giới nhưng vẫn phải giữ được bản sắc dân tộc của
chủng ta. Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá: VN ta có 1 anh hùng gpdt,
1 danh nhân văn hoá thế giới đó là chủ tịch HCM, và k phải tự nhiên BH được phong
tặng danh hiệu này dựa trên cơ sở đóng góp, cống hiến rất nhiều của chủ tịch HCM và
trong đó có 1 định nghĩa của HCM về văn hoá. Hiện nay trên TG có khoảng 300 định
nghĩa khác nhau về văn hoá và đều được công nhận bởi vì nó khai thác từng lĩnh vực
khác nhau. Nhưng mà tại VN, đn về vh của HCM ra đời từ mấy chục năm trước, hơn 1
nửa thế kỉ vậy mà lại tiệm cận với đn về văn hoá của unesco. HCM đn về văn hoá “vì lẽ
sinh tồn cũng như là vì mục đích của cuộc sống mà ngôn ngữ, văn hoá, chữ viết ra đời để
phục vụ cho nhu cầu đó của con người”, người dùng vì lẽ sinh tồn do đó văn hoá xuất
hiện từ cuộc sống, phục vụ cho đời sống. Khi mà Adam và Eva sinh ra và con người sinh
ra cũng thế sinh ra là không có thời trang và cũng k có khái niệm về rất nhiều yếu tố
khác, nhưng vì lẽ sinh tồn. Sống trong rừng rậm thì chúng ta cần thứ gì đó để che chắn,
để mà giữ ấm, thời trang… thì mới xuất hiện quần áo (ở thời kì trước thì chỉ dùng da thú
nguyên miếng,…). Ở VN, nét văn hoá dùng yếm đào rất là gợi cảm đáng yêu, mặc quần
dây rút, cả yếm đào cũng v; dùng dây rút là bởi vì VN là 1 nước nhiệt đới ẩm gió mùa, cơ
cấu thức ăn là cực kì đa dạng do đó bụng dạ của mỗi người cũng sẽ có những vấn đề khác
nhau, do đó khi dùng dây rút thì dễ cho nhiều tình huống khác nhau…-> đây chính là lẽ
sinh tồn. Nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: người VN có những điều đặc biệt,
nền văn hoá nội tại của chúng ta rất là đậm đà bản sắc, nó xuất phát từ lẽ sinh tồn của
cuộc sống, nó xuất phát từ nền văn hoá lúa nước, xuất hiện nhiều văn hoá dân gian đậm
bản sắc dt VN: chúng ta có lễ hội mùa màng; chúng ta có lễ hội về đón năm mới; tinh
thần đoàn kết; chủ nghĩa yêu nước tức là lòng yêu nước đã được kết tinh và nâng thành
chủ nghĩa yêu nước bởi vì lịch sử của chúng ta là lịch sử dựng nước và giữ nước, lịch sử
hàng nghìn năm giữ nưỡc và cái nền văn hoá đó xuất phát từ thực tế của cuộc sống, từ
chống giặc ngoại xâm cũng như là từ rất nhiều yếu tố khác chính vì vậy chúng ta phải lưu
giữ những giá trị truyền thống. Bên cạnh đó những cái tiêu cực, những cái tư tưởng trọng
nam khinh nữ, những cái tư tưởng bất bình đẳng giới, những tư tưởng cổ hủ lạc hậu, cổ
xuý cho những vấn đề về mê tín dị đoan, chúng ta phải loại trừ ra khỏi cuộc sống. Tuy
nhiên chỉ khư khư giữ lấy bản sắc dân tộc và chúng ta đóng cửa lại thì rõ ràng là chúng ta
chỉ học tập được ở trong nước thôi, chủng ta k có 1 giao lưu giao thoa với nền văn hoá
khác. Chính vì lẽ đó chúng ta phải mở cửa hội nhập, phải tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại, đúng như trong phong cách tư tưởng HCM (1 trong các tiền đề để hình thành lên tư
tưởng HCM đó chính là tinh hoa văn hoá dân tộc và văn hoá thế giới) và vì vậy nền văn
hoá tiên tiến không phải như miếng bọt biển, ngấm hút tất cả các giá trị mà chỉ chắt lọc
những giá trị tinh tế, những giá trị tinh hoa và phù hợp với sự phát triển của dân tộc thôi;
còn lại những yếu tố không phù hợp thì chúng ta phải loại bỏ. Ví dụ như ở trong tâm
thức, tiềm thức cuả con người VN thì HCM là con người VN đẹp nhất; giá trị hàng nghìn
năm lịch sử, tinh hoa hàng nghìn năm lịch sử của VN đã tạo ra 1 HCM, đó là con người
VN đẹp nhất, và người ta dùng hình ảnh bông sen để miêu tả về Bác. Dù là nghèo nàn lạc
hậu, dù phải liên tục chống giặc ngoại xâm nhưng chúng ta luôn có những bản sắc mà cả
thế giới phải công nhận, chọn lọc để TG thấy đc mặt tích cực của chúng ta. Trước đây có
1 thời kì chúng ta cho rằng những gì thuộc về CNTB là sai, là không đúng không hợp lý,
tuy nhiên chúng ta phải thấy rằng là không phải là trái ý mk, k phải là không đồng quan
điểm với mk thì là sẽ sai vì vậỵ chúng ta phải công nhận những giá trị của thế giới, của
những nước khác thì có như vậy chúng ta mới học hỏi được tinh hoa và nền văn hoá tiên
tiến đó là giữ vững được cái bản sắc văn hoá của chúng ta nhưng mà lại tiếp cận những
tinh hoa thế giới. Chủ tịch HCM khi mà tiếp cận nho giáo thì Người thấy nho giáo có ưu
điểm: khuyến khích 1 XH học tập, hiếu học, đề cao chữ hiếu, phẩm chất của chữ hiếu, vì
vậy nên khuyến khích con người sống tốt đẹp và giữ vững phẩm chất cá nhân, khuyên
con người ta tu tâm tích đức-đây là những giá trị tiến bộ mà HCM học hỏi từ nho giáo,
nhưng mà nho giáo cũng có những điểm tiêu cực vd như tư tưởng trọng nam khinh nữ;
phụ nữ là tam tòng tứ đức, xuất gía tòng phu mà phu tử thì phụ tử. Nho giáo phân chia
cấp bậc rất là sâu sắc đó là người tiểu nhân và quân tử (ai mà đọc sách thì là quân tử,
người nào không đọc sách thì đều là tiểu nhân hết do đó làm phân chia XH thành những
ranh giới rõ nét. Một nền văn hoá là phải giữ bản sắc cho mk và học hỏi tinh hoa của văn
hoá thế giới kể cả phương đông và phương tây.
+ Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Đã bao gồm cả việc gp khỏi áp bức
bất công rồi. Phải giải phóng khỏi áp bức bất công thì mới tự do hạnh phúc. Có điều kiện
để phát triển toàn diện, phát triển toàn diện cả đức trí thể mĩ để trở thành nhữg con người
có ích cho XH. Con người là trung tâm là động lực của sự phát triển. CHính vì vâyh con
ngươi được hương những giá trị mà CNXH mang lại và phải có điều kiện để phát triển
toàn diện.
+ Các dân tộc trong nước…: chúng ta có 54 dân tộc anh em, đưa vào từ năm 91 và bây
giờ bổ sung phát triển thêm là đoàn kết tôn trọng.
+….
+….
* Phương hướng xây dựng CNXH (cương lĩnh 1991):
* Phương hướng xây dựng CNXH (cương lĩnh 2011):
- Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước:
Mục tiêu:
Trưỡc tiên phải trả lời CNH là gì:
Trong khi đất nước của chúng ta là lao động thủ công, con trâu đi trước cái cày theo sau,
manh mún, tất cả đều thủ công. Thì trên thế giới đã có máy dệt, r gagarin đã bay vào vũ
trụ, mô hình con tàu phương đông do gagarin điều khiển; trên tgioi họ thu hoạch bằng
máy móc, phương tiện hiện đại hết, ở hoa kỳ: 1 đầu thu hoạch lúa mạch vào còn 1 đầu ra
kia là có thể thu hoạch luôn được rồi, hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng của họ rất phát
triển. trong khi đó VN vẫn là 1 nước với trình độ sx kém, quy mô k lớn, nslđ thấp và tự
cấp, tự túc: lúa cta gặt về thì sau đổi mới từ năm 86 đến năm chín mấy chủng ta vẫn dùng
kẹp kẹp lúa vào, sau đó đập đập vào đá cho hạt lúa văng ra khỏi rơm, rơm để cho trâu bò
ăn hoặc để đùng nấu cơm, đốt thay củi. Gạo của cta giá trị dinh dưỡng cao nhưng mẫu mã
xấu k xuất khẩu được, gần đây chúng ta mới được công nhận xuất khẩu gạo. Từ đó chúng
ta thấy được rằng kết cấu hạ tầng phát triển trong CNH là gì, như thế nào. CNH là quá
trình cải biến kt kĩ thuật nông nghiệp dựa trên nền tảng kĩ thuật thủ công, mang tính hiện
vật tự tự cấp tự túc, thành nền kinh tế công nghiệp thị trường và CNH là quá trình xây
dựng 1 nền sản xuất cơ khí hoá ở mọi ngành kinh tế quốc doanh, trước hết là công
nghiệp…
Đại hội VI cta đã đưa ra tính tất yếu của CNH đó chính là muốn cải biến tình trạng kinh
tế NN lạc hậu ở nước ta thì k còn con đường nào khác ngoài con đường CNH XHCN.
Tại đại hội VII: mục tiêu là đến năm 2020 thì chúng ta sẽ xây dựng nước ta cơ bản thành
1 nước CN theo hướng hiện đại.
Taị đại hội XII: mục tiêu cơ bản của cta là cải biến nưỡc ta thành 1 nước CN có cơ sở vật
chất kĩ thuật hiện đại, cơ cầu kt hợp lý (phát triển CN và DV và thu hẹp cơ cấu của NN).
Tại sao phải gắn liền CNH với HĐH:
Vì để muốn rút ngắn khoảng cách với các nước khác. Hiện nay thống kê rằng nước ta
cách Mỹ khoảng 100 năm phát triển; cách các nước gần chúng ta nhất như là indonesia
(mười mấy năm) với singapo (mấy chục năm). Họ đang phát triển nhanh với tốc độ như
tên lửa, thì chúng ta đang đi xe đạp cút kít. Nếu như cta thực hiện CM CNH xong, rồi bắt
đầu thực hiện hiện đạo hoá theo tuần tự như vậy thì khi họ chuyển hết lên sao hoả ở rồi.
Nếu như cta k đi thẳng vào các ngành CN mũi nhọn, k đi thẳng vào HĐH thì làn sao cta
đuổi kịp được. Đảng ta đã thực hiện đi tắt đón đầu để rút ngắn thời gian. VN hiện tại ch
phải là nước phát triển nhưng mà cta có 1 số ngành mũi nhọn, đi vào công nghệ hàng đầu
của TG, kp dàn hàng ngang để tiến nữa mà phải có những ngành mũi nhọn để vực dậy
nền kinh tế để kéo theo cả các ngành khác. Chúng ta đã trải qua 4 cuộc CM công nghiệp,
CM KHKĩ thuật. Khi mà trên TG năm 1784, khi ông… phát minh ra máy hơi nước – mở
đầu cho cuộc CM công nghiệp ở Anh và sau đó lan rộng ra toàn châu âu thì CM công
nghiệp thực hiện hàng trăm năm, Anh thực hiện và sau đó đến cuộc CM công nghiệp lần
thứ 2 vào 1870: cơ khí hoá, dây truyền tự động hoá do Nhật Bản thực hiện thì VN vẫn
con trâu đi trước cái cày theo sau. Và khi mà TG đã có internet, có tàu đi vào vũ trụ rồi
thì VN vẫn đang tụt ở phía sau, và đến bây giờ từ năm 2013 cta có trí tuệ nhân tạo rồi,
CM công nghệ 4.0, siêu trí tuệ nhân tạo làm thay đổi mọi mặt, mọi giới hạn về sinh học,
y học, vật lý…thì VN vẫn thụt lùi ở phía sau nếu cứ vẫn tiếp tục thực hiện theo tuần tự,
CNH xong rồi đến HĐH. Vì vậy chúng ta phải thực hiện kết hợp luôn, gắn liền CNH với
HĐH để đi tắt đón đầu, tranh thủ tiếp cận những nền tảng KH và văn minh mà loài người
đã đạt được từ đó tiếp cân với nền văn hoá của chúng ta, đưa nền công nghiệp của chúng
ta phát triển theo hướng hiện đại và trở thành nước hiện đại trong năm 2030.
* Phát triển văn hoá, xây dựng con người VN:
Nhận thức của Đảng về xây dựng, phát triển nền văn hoá:
Con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực là trung tâm của sự phát triển, con
người cũng là chủ thể của sự phát triển, mặc dù siêu trí tuệ nhân tạo ra đời, người máy sẽ
đảm nhận các vị trí, các vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế văn hoá xã hội, thậm
chí trong những lĩnh vực như là khai khoáng, công nghệ vũ trụ,…thì ngta sẽ hạn chế sử
dụng con người bởi vì nó nguy hiểm, ngta sử dụng người máy với siêu trí tuệ nhân tạo,..
người máy đảm nhiệm những việc phi thường với những cái sức lực giới hạn của sinh lão
bệnh tử không thực hiện được. Tuy nhiên thì tất cả những thứ trên đều là sản phẩm của
con người, chính vì vậy chúng ta phải luôn luôn đặt con người ở trung tâm của sự phát
triển và trong văn hoá, con người là sự tổng hoà của tất cả các mqh XH như v, con người
để có thể phát triển được, thì phải được sống trong môi trường XH văn minh, lịch sự và
hướng tới những giá trị. Một XH mà khi ở đó con người được hưởng những điều kiện vật
chất đầy đủ, những giá trị tinh thần đầy đủ và được sống cuộc sống như mong muốn thì
đó là cái giá trị văn hoá -sẽ tạo ra 1 con người với sự phát triển toàn diện, còn nếu như 1
XH lúc nào cũng phải để ý đến nhau, bon chen lẫn nhau, không có động lực cho sự phát
triển thì XH đó không phải là XH tốt.
Nhận thức của Đảng về vấn đề xây dựng và phát triển văn hoá:
+ xây dựng đề cương văn hoá VN năm 1943 thì Đảng ta đã muốn xây dựng 1 nền văn
hoá dân tộc, khoa học và đại chúng và bây giờ cương lĩnh của chúng ta đang muốn xây
dựng 1 nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Và nhận thức của Đảng ta về vấn đề
này là:
Trong vở.
1,… phải đặt văn hoá vào đúng vị trí của nó, thì chúng ta mới thấy được tầm quan trọng
và từ đó chúng ta mới có nhận thức đúng đắn về văn hoá.
2,… thống nhất trong sự đa dạng. CHúng ta có 54 dân tộc anh em, đa dạng đó nhưng là
thống nhất, cùng là 1 bọc trăm trứng, truyển thuyết Lạc long quân và âu cơ. Dù có đa dân
tộc nhưng mà đều là cùng 1 mẹ sỉnh ra, cùng là 1 bọc trăm trứng. Vì vậy phảo làm sao
mà giữ vừng nền độc lập, chủ quyền, lãnh thổ và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc ở
VN.
3,…có mqh biện chứng với nhau. Con người ở đó mà chúng ta được hưởng tất cả những
cái giá trị về văn hoá, hiểu được giá trị cốt lõi về nhân cách của đạo đức của tinh thần
trong xã hội, thì chúng ta sẽ thấy là đó là con người đã được định hướng để phát triển và
ngược lại thì chúng ta thấy rằng là nhân cách con người, xây dựng được nhân cách con
nguòi như vậy thì sẽ tạo ra được 1 nền vh tiến bộ.
4,… gia đình là 1 kiểu tổ chức xh mà ở đó thì gđ có rất nhiều chức năng, gia đình được
hình thành chủ yếu từ quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, tại sao lại nói về vai trò
của gđ trong sự phát triển của con người, về môi trường văn hoá, môi trường giáo dục.
Vd như nhà bác học edison, năm ông 7t, khi ông cầm 1 bức thư ở trường học về ông đưa
cho mẹ thì mẹ ông đấy khóc nức nở, thì ông có hỏi vì sao mẹ khóc khi đọc bức thư đó thì
mẹ có nói rằng là mẹ khóc vì hạnh phúc, bởi vì nhà trường nói rằng là con của mẹ là 1
thiên tài và nhà trường k có đủ giáo viên, k có đủ điều kiện để dạy dỗ 1 thiên tài như vậy.
Chính vì vậy nên nhà trường nói là muốn mẹ dạy dỗ con trở thành 1 thiên tài. Sau đó thì
edison k đến 1 môi trường nào cả, ông ở nhà với sự kiên trì cùng với sự thương yêu vô
điều kiện của mẹ thì ông đã trưởng thành và trở thành nhà bác học với những phát minh
khoa học. Và khi mẹ ông đấy mất thì ông đấy mới thi thu dọn những di vật cuả mẹ, thì
ông phát hiện ra bức thư đó thì ôbg đấy khóc nức nở. Bức thư viết rằng là “con của ông
bà là 1 đứa trẻ đần độn, và chúng tôi k thể dạy dỗ được đứa trẻ này, trả lại cho gđ”. Và
nếu như người mẹ buông xuôi, trách móc, không trở thành 1 người thầy vĩ đại thì thế giới
bỏ lỡ 1 thiên tài. Khi mà tất cà các cánh cửa đóng lại, thì chúng ta vẫn còn gia đình chính
là bến đỗ bình yên nhất.

You might also like