ktvm bản chính thức

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KINH TẾ LUẬT


BÀI THẢO LUẬN


KINH TẾ VĨ MÔ
Đề tài : Phân tích tình hình thâm hụt ngân sách và đầu tư công của Việt
Nam trong những năm gần đây. Đánh giá tác động của thâm
hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai
đoạn này.

Nhóm thực hiện : 8 Giáo viên hướng dẫn :


Lớp học phần : 2136MAECO111 HOÀNG ANH TUẤN

HÀ NAM 2021
LỜI MỞ ĐẦU
Thâm hụt ngân sách là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của bất cứ chính
phủ nào trên thế giới. Giải quyết bài toán thâm hụt ngân sách trong nhiều trường hợp đã
thúc đẩy tăng trưởng, thể hiện khả năng chèo lái đoàn tàu kinh tế của bộ máy lãnh đạo đất
nước. Song, trong thực tế cũng có không ít các quốc gia phải trả giá đắt cho việc lựa chọn
các bước đi không phù hợp khi tỷ lệ thâm hụt ngân sách không giảm theo thời gian. Việt
Nam, một nền kinh tế đang phát triển, với nhiều lợi thế so sánh cho tăng trưởng cũng
không ngoại lệ và đang cần những giải pháp căn cơ để hình thành những trụ đỡ vững
chắc cho vận hành một nền kinh tế thị trường thực chất.
Việc xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước là một vấn đề nhạy cảm, đặc biệt trong bối
cảnh kinh tế toàn cầu có sự liên thông ngày càng lớn, đồng thời những thị trường nền
tảng như giàu mỏ, tài chính…; môi trường chính trị, an ninh, xung đột,… ngày nay hết
sức khó đoán định đã ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển, tăng trưởng cũng như
quyết định đầu tư, chi tiêu của mỗi chính phủ. Việc tìm ra giải pháp để điều chỉnh thâm
hụt ngân sách ở các quốc gia trên thế giới nói chung và ở tại Việt Nam nói riêng là nhiệm
vụ thường xuyên, cấp bách và cần thiết. Ở nước ta mức độ thâm hụt không ổn định và có
tác động tiêu cực tới đời sống nhân dân cũng như nền kinh tế. Đây cũng là một trong
những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế, gia tăng lạm phát gây khó khăn cho chính
phủ trong việc thực hiện các chính sách tài khoá, tiền tệ và cả hoạt động đầu tư công ở
nước ta.
Nội dung tiểu luận “Phân tích về tình hình thâm hụt ngân sách và đầu tư công của
Việt Nam trong những năm gần đây. Đánh giá tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam trong cùng giai đoạn này” sẽ làm rõ vấn đề thâm hụt ngân sách
và đầu tư công ở nước ta. Rất mong nhận được sự tham gia, góp ý của thầy và các bạn để
tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
MỤC LỤC
I.Tình hình thâm hụt ngân sách và đầu tư công của Việt Nam trong những năm 2013-
2018.
A. Tình hình thâm hụt ngân sách ở Việt Nam giai đoạn 2013-2018……………………...3
1) Ngân sách nhà nước..................................................................................................4
2) Cơ cấu ngân sách nhà nước......................................................................................5
3) Có mấy loại thâm hụt ngân sách nhà nước...............................................................6
4) Các nguyên nhân gây thâm hụt ngân sách................................................................7
5) Tình hình thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây (2013-2018)…………....8
B. Đầu tư
công……………………………………………………………………………..9
1) Đầu tư công.............................................................................................................10
2) Tình hình đầu tư công từ năm 2013-2018…………………………………………
11
II. Sự tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những
năm 2013-
2018………………………………………………………………………………..12
I.Tình hình thâm hụt ngân sách và đầu tư công ở Việt Nam trong những năm
2013 - 2018.
A. Tình hình thâm hụt ngân sách ở Việt Nam giai đoạn 2013-2018.
1) Ngân sách nhà nước là gì?
Ngân sách nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của chính
phủ, bao gồm các khoản thu (chủ yếu từ thuế) và các khoản chi ngân sách.
2) Cơ cấu ngân sách nhà nước
Như khái niệm đã nêu rõ, cơ cấu ngân sách nhà nước bao gồm 2 khoản là thu và
chi ngân sách, chi tiết như dưới bảng sau:
Ngân sách nhà nước
Thu ngân sách Chi ngân sách
- Khoản thu từ thuế (chiếm từ 80%- - Chi đầu tư xây dựng cơ bản
95%) - Chi sản xuất vật chất
- Các loại phí và lệ phí - Chi viện trợ
- Viện trợ từ nước ngoài - Chi trả nợ
- Thu từ việc phát hành công trái, xổ - Chi an ninh quốc phòng
số…
- Hoạt động in tiền.

3) Các loại thâm hụt ngân sách nhà nước


Có 3 loại thâm hụt ngân sách:
- Thâm hụt ngân sách thực tế: là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế
trong một thời kì nhất định.
- Thâm hụt ngân sách cơ cấu: là thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh tế
hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
- Thâm hụt ngân sách chu kì: là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kì
kinh doanh, bằng hiệu số của thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu.
Trong 3 loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả của hoạt động chủ quan
của chính sách tài khoá như: định ra thuế suất, phúc lợi, bảo hiểm…Vì vậy, để đánh
giá kết quả của chính sách tài khoá, người ta sử dụng thâm hụt này.
4) Các nguyên nhân gây thâm hụt ngân sách:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Diễn biến bất thường của chu kì kinh doanh, hiệu quả thấp của nền sản xuất xã
hội, sự kém hiệu quả của các mối quan hệ kinh tế với bên ngoài.
+ Địch hoạ, thiên tai, tình hình bất ổn chính trị.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Quản lý và điều hành ngân sách bất hợp lý.
+ Do nhà nước chủ động sử dụng thâm hụt ngân sách nhà nước như một công cụ
sắc bén của chính sách tài khoá.
+ Do cách đo lường thâm hụt.
- Nguyên nhân thực tế ở Việt Nam:
Thâm hụt ngân sách do rất nhiều nguyên nhân, và có sự ảnh hưởng khác nhau đến
sự cân đối vĩ mô của nền kinh tế về cơ bản, tình trạng thâm hụt ngân sách nhà
nước gồm các nguyên nhân chính sau:
 Thất thu thuế nhà nước
 Chi đầu tư công kém hiệu quả
 Nhà nước huy động vốn để kích cầu
 Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên
 Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn
5) Tình hình thâm hụt ngân sách trong những năm 2013-2018:
Thu ngân sách Nhà nước chia theo Chỉ tiêu, Loại thu và Năm giai đoạn 2013 -2018
(Đơn vị: Tỷ đồng)

Sơ bộ
2013 2014 2015 2016 2017
2018

TỔNG THU (*) 828.348 877.697 1.020.589 1.131.498 1.293.627 1.424.914

Thu trong nước (Không kể thu từ dầu thô) 567.403 593.560 771.932 910.909 1.039.192 1.148.676

Thu từ doanh nghiệp Nhà nước (**) 189.076 188.062 159.907 152.975 147.238 153.025

Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước


111.241
ngoài 123.802 140.979 162.934 172.166 186.374

Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch


105.456
vụ ngoài quốc doanh 112.196 129.582 157.082 181.001 209.703

Thuế thu nhập cá nhân 46.548 47.851 56.723 65.235 78.775 94.366

Thu xổ số kiến thiết .. .. .. .. .. ..

Thu phí xăng dầu .. .. .. .. .. ..

Thuế bảo vệ môi trường 11.849 12.087 27.020 43.142 44.665 47.050

Thu phí, lệ phí 14.283 32.128 47.786 49.187 63.535 69.941

Lệ phí trước bạ 13.595 16.090 22.405 27.304 27.613 32.412

Các khoản thu về nhà đất 54.313 55.617 85.965 123.854 154.568 184.494

Thuế sử dụng đất nông nghiệp 69 61 58 60 39 28

Các khoản thu khác 20.973 21.816 123.970 156.500 197.244 203.723

Thu từ dầu thô 120.436 100.082 67.510 40.186 49.583 66.048


Thu ngân sách Nhà nước chia theo Chỉ tiêu, Loại thu và Năm giai đoạn 2013 -2018
(Đơn vị: Tỷ đồng)

Sơ bộ
2013 2014 2015 2016 2017
2018

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất


129.385 173.005 169.303 172.025 197.273 202.541
nhập khẩu

Thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc


biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá 78.253 95.603 99.315 .. .. ..

hàng nhập khẩu

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 51.132 77.402 69.988 .. .. ..

Tổng số thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu .. .. .. 271.027 296.415 314.339

Hoàn thuế giá trị gia tăng .. .. .. -99.002 -99.142 -111.798

Thu viện trợ 11.124 11.050 11.844 8.378 7.580 7.649

Chú thích
(*) Số liệu được điều chỉnh theo Luật Ngân sách 2015, bao gồm thu từ sổ xố kiến thiết,
không bao gồm thu từ huy động đầu tư theo Khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách và không
bao gồm thu chuyển nguồn.(**) Từ năm 2015 không bao gồm thu cổ tức, lợi nhuận còn
lại của DNNN; tiền bán cổ phần sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Chi ngân sách Nhà nước chia theo Chỉ tiêu, Loại chi và Năm giai đoạn 2013 -2015
(Đơn vị: Tỷ đồng)

Sơ bộ
2013 2014 2015 2016 2017 2018

TỔNG CHI (*) 1.088.153 1.103.983 1.276.451 1.298.290 1.355.034 1.616.414

Chi đầu tư phát triển (**) 271.680 248.452 401.719 365.903 372.792 411.277

Chi phát triển sự nghiệp kinh tế -


704.165 723.292 788.499 822.344 881.688 989.884
xã hội (***)

Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 155.603 174.777 177.367 178.036 204.521 230.974

Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia


45.872 50.261 49.423 76.217 85.230 ..
đình

Chi sự nghiệp khoa học, công


6.593 7.027 9.392 9.440 9.256 12.310
nghệ

Chi văn hoá thông tin; phát thanh


truyền hình, thông tấn; thể dục thể 13.166 13.574 15.539 12.975 14.911 ..

thao

Chi đảm bảo xã hội 100.247 106.958 105.295 122.905 131.104 ..

Chi sự nghiệp kinh tế, bảo vệ môi


66.231 69.442 79.519 91.545 109.297 ..
trường

Chi hoạt động của các cơ quan


109.093 123.120 132.843 118.169 128.080 ..
Quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể

Chi bổ sung quĩ dự trữ tài chính 253 299 302 483 127 100
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Dự toán tổng thu và tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 – 2018
Năm Tổng thu cân đối NSNN Tổng chi cân đối NSNN Bội chi NSNN so với GDP
2013 816000 1099231 4,8%
2014 782700 1177914 5,3%
2015 911100 1147100 5,0%
2016 1014500 1273200 4,95%
2017 1212180 1390480 3,5%
2018 1319200 1523200 3,7%
Nguồn: Bộ tài chính

Tổng thu và chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 – 2018 (Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm Tổng thu Tổng chi CBNS
2013 828348 1088153 (259805)
2014 877697 1103983 (226286)
2015 1020589 1276451 (255862)
2016 1131498 1298290 (166792)
2017 1293627 1355034 (61407)
2018 1424914 1616414 (191500)

 Phân tích tình hình ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 – 2018

- Từ 2013 – 2018, thu NSNN đều vượt dự toán. Cụ thể năm 2013, thu vượt dự toán
12348 tỷ đồng, năm 2014 vượt 94997 tỷ, năm 2015 vượt 109489 tỷ đồng, năm 2016 vượt
116998 tỷ đồng so với dự toán, năm 2017 vượt 81447 tỷ đồng và cuối cùng năm 2018
vượt dự toán là 105714 tỷ đồng.
=> Các chính sách kinh tế đã phần nào phát huy được hiệu quả
- Giai đoạn 2013 – 2018, chi NSNN có nhiều biến động. Năm 2013 – 2014, chi thấp hơn
dự toán. Cụ thể năm 2013 chi thấp hơn dự toán 11078 tỷ đồng, năm 2014 thấp hơn dự
toán là 73931 tỷ đồng. Tuy nhiên thì từ năm 2015 – 2018, nhìn chung chi luôn vượt dự
toán. Cụ thể năm 2015 chi vượt dự toán 129351 tỷ đồng, năm 2016 chi vượt dự toán
25090 tỷ đồng. Chỉ có năm 2017, chi NSNN thấp hơn dự toán là 35446 tỷ đồng và năm
2018, chi lại vượt dự toán là 93214 tỷ đồng.
=> Kỉ luật tài chính chưa nghiêm, ảnh hưởng không tốt tới sự bền vững của NSNN, và
tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định NSNN.
Quy mô chi ngân sách nhà nước so với tỷ lệ GDP đều tăng nhanh trong những năm
gần đây:
Quy mô chi ngân sách nhà nước tăng nhanh đã đáp ứng được nhu cầu thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong từng thời kì. Mức chi phí bình quân
so với GDP đã tăng từ mức 4,8% từ năm 2013 lên 5,3% năm 2014. Giai đoạn 2015-2016
thực hiện mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, mức chi ngân
sách nhà nước so với GDP tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao 4,95%.
Bắt đầu từ năm 2017-2018, nhận thấy quy mô chi ngân sách nhà nước tăng quá cao,
hiệu quả chi đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn chế, hàng loạt các chương trình tiết
giảm chi ngân sách nhà nước, nhất là chi ngân sách nhà nước về chi đầu tư đã được triển
khai và tỷ lệ chi đầu tư của ngân sách nhà nước so với GDP đã giảm khá mạnh so với 3
năm trước đó, giảm xuống còn 3,5% và 3,7%.
Từ bảng thu, chi ngân sách nhà nước từ năm 2013-2018 ta có thể thấy:
- Tổng chi lớn hơn tổng thu qua các năm => Thâm hụt ngân sách thực tế
- Khi ngân sách của chính phủ thâm hụt có nghĩa là chi tiêu của chính phủ lớn hơn nguồn
thuế thu vào => Chính phủ tăng chi tiêu
=> Gia tăng khả năng cho các khoản đầu tư tư nhân và dẫn mức độ đầu tư cao hơn bất kì
tỷ lệ lãi suất nào
- Từ 2013 – 2014, tỉ lệ bội chi NSNN so với GDP có xu hướng tăng, từ 2014 – 2017 có
xu hướng giảm. Đặc biệt, năm 2017 giảm 1,45% so với năm 2016. Năm 2018 tăng trở lại.
- Nhìn chung, tình hình thâm hụt ngân sách của nước ta giai đoạn 2013 - 2018 diễn ra
không đồng đều nhưng nhìn chung có xu hướng giảm
+ giai đoạn 2013-2014 giảm 1.14%
+ giai đoạn 2014-2015 tăng 1.13%
+ giai đoạn 2015-2016 giảm 1.53%
+ giai đoạn 2016-2017 giảm mạnh 2.71%
+ giai đoạn 2017-2018 tăng mạnh 3.11%
B. Đầu tư công
1) Đầu tư công là gì?
Theo điều 4 Luật Đầu tư Công (2013), “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà
nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư
vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.”
Nguồn vốn để thực hiện đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước phân cho các
bộ, ngành trực thuộc cấp Trung ương và phân cho các cấp quản lý địa phương, vốn
trái phiếu chính phủ, vốn tín dụng đầu tư, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
của cấp quản lý trung ương và địa phương.
2) Tình hình đầu tư công từ năm 2013 – 2018:
 Thực trạng đầu tư công trong giai đoạn 2013 – 2018:

Năm Vốn đầu tư thực hiện so với tổng sản phẩm trong Hệ số ICOR theo giá so
nước theo giá thực tế (%)(*) sánh 2010(**)
2013 30,5 6,7
2014 31,0 6,3
2015 32,6 5,8
2016 33,0 6,4
2017 33,4 6,1
2018 33,5 6,0
Chú thích: (*) Vốn đầu tư thực hiện so với quy mô GDP đánh giá lại giai đoạn 2010-
2019 lần lượt là: 38,1%; 32,8%; 31,3%; 31%; 31,6%; 33,8%; 34,2%; 34,7%; 37,7%;
35,4%. ( **) Hệ số ICOR theo quy mô GDP đánh giá lại theo giá so sánh 2010 giai đoạn
2011-2019 lần lượt là: 5,5; 6,4; 6,5; 5,9; 5,6; 6,0; 6,1; 6,0; 6,1.
Từ năm 2013, nền kinh tế Việt Nam đã dần ổn định nhờ những chính sách bình ổn kinh tế
vĩ mô của Chính phủ. Vốn đầu tư thực hiện so với quy mô GDP đánh giá lại giai đoạn
2010-2018 luôn tăng, đặc biệt là trong các năm 2016-2018 (với số liệu lần lượt là 34,2%,
34,7%, 37,7%). Đây là kết quả đáng khích lệ so với bối cảnh kinh tế thế giới, thương mại
toàn cầu và tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các khu vực.

Tổng mức đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2013-2018 liên tục tăng và duy trì ở mức
cao, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP trung bình đạt 32,33%. Trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, đầu
tư của khu vực công có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư của khu
vực này gồm các nguồn chủ đạo như: Ngân sách nhà nước, vốn đầu tư tín dụng nhà nước
và từ các doanh nghiệp nhà nước. Đầu tư của ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp
nhà nước chiếm trên 70% đầu tư của khu vực công. Cụ thể mức đầu tư toàn xã hội trong
giai đoạn 2013 – 2018 như sau:

 Năm 2013:

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 1091,1 nghìn
tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và bằng 30,4% GDP. Trong vốn đầu tư toàn xã hội
thực hiện năm 2013, vốn khu vực Nhà nước đạt 440,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,4% tổng
vốn và tăng 8,4% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 410,5 nghìn tỷ đồng, chiếm
37,6% và tăng 6,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 240,1 nghìn tỷ đồng,
chiếm 22% và tăng 9,9%. Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước năm nay, vốn từ
ngân sách Nhà nước ước tính đạt 205,7 nghìn tỷ đồng, bằng 101,5% kế hoạch năm và
tăng 0,3% so với năm 2012, gồm có: Vốn trung ương quản lý đạt 41 nghìn tỷ đồng, bằng
102,2% kế hoạch năm và giảm 18,3%; vốn địa phương quản lý đạt 164,7 nghìn tỷ đồng,
bằng 101,3% kế hoạch năm và tăng 6,3%.

 Năm 2014:

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2014 theo giá hiện hành ước tính đạt
1220,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2013 và bằng 31% GDP, bao gồm: Vốn
khu vực Nhà nước đạt 486,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm trước; vốn khu vực
ngoài Nhà nước đạt 468,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5%. Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà
nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2014 ước tính đạt 207,7 nghìn tỷ đồng,
bằng 102% kế hoạch năm và tăng 0,3% so với năm 2013.

 Năm 2015:

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt
1367,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2014 và bằng 32,6% GDP, bao gồm: Vốn
khu vực Nhà nước đạt 519,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 38% tổng vốn và tăng 6,7%; vốn khu
vực ngoài Nhà nước đạt 529,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,7% và tăng 13%; vốn khu vực có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 318,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% và tăng 19,9%.
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước ước tính đạt 220,4
nghìn tỷ đồng, bằng 100,6% kế hoạch năm và tăng 6,1% so với năm 2014.

 Năm 2016:

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt gần
1,5 triệu tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2015 và bằng 33% GDP, bao gồm: vốn khu vực
Nhà nước đạt 557.500 tỷ đồng, chiếm 37,6% tổng vốn và tăng 7,2%. Vốn khu vực ngoài
Nhà nước đạt 579.700 tỷ đồng, chiếm 39% và tăng 9,7%. Vốn khu vực có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đạt 347.900 tỷ đồng, chiếm 23,4% và tăng 9,4%. Cụ thể, vốn đầu tư từ
ngân sách Nhà nước thực hiện trong năm ước tính 268.600 tỷ đồng, bằng 97,8% kế hoạch
và tăng 15,1% so với năm 2015.Trong đó, vốn trung ương quản lý đạt 62.600 tỷ đồng,
bằng 95,3% kế hoạch, tăng 14,9% và vốn địa phương quản lý đạt 206.000 tỷ đồng, bằng
98,6% kế hoạch, tăng 15,2% so với năm 2015.

 Năm 2017:

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2017 theo giá hiện hành ước tính đạt 1.667,4
nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2016 và bằng 33,3% GDP, bao gồm: Vốn khu vực
Nhà nước đạt 594,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng vốn và tăng 6,7% so với năm
trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 676,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,5% và tăng 16,8%;
khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 396,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,8% và tăng
12,8%. Tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2017 ước tính đạt 290,5
nghìn tỷ đồng, bằng 94,4% kế hoạch năm và tăng 7,2% so với năm 2016, gồm có: Vốn
trung ương quản lý đạt 64,4 nghìn tỷ đồng, bằng 91,1% và tăng 3,9%. Vốn địa phương
quản lý đạt 226,1 nghìn tỷ đồng, bằng 95,4% và tăng 8,2%.

 Năm 2018:

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 1.856,6 nghìn
tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước (quý IV đạt 606,9 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5%),
bằng 33,5% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 619,1 nghìn tỷ đồng, chiếm
33,3% tổng vốn và tăng 3,9% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 803,3 nghìn
tỷ đồng, chiếm 43,3% và tăng 18,5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt
434,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,4% và tăng 9,6%.

Qua nghiên cứu có thể rút ra được:

Đầu tư nhà nước đã phát huy vai trò trong những giai đoạn kinh tế khó khăn và là động
lực quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, có tác
động lan tỏa lớn, nhất là đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, năng
lượng.

Cơ cấu đầu tư công đã có những chuyển biến tích cực. Khu vực này đã tăng cường đầu tư
cho cơ sở hạ tầng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xử
lý bất hợp lý vùng miền; chú trọng đầu tư cho các ngành nghề có lợi thế cạnh tranh trong
nền kinh tế. Ngân sách nhà nước đã tập trung nhiều hơn cho đầu tư phát triển con người,
nâng cao trình độ của người lao động. Cụ thể, trong tổng mức đầu tư phát triển từ ngân
sách nhà nước, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng chiếm một tỷ lệ khá lớn. Bình quân
chiếm trên 90% tổng chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

 Những tồn tại, hạn chế:

Cùng với những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước,
không thể phủ nhận hiệu quả đầu tư công của nước ta còn nhiều hạn chế.
Đầu tư từ ngân sách nhà nước còn dàn trải; hiệu quả đầu tư một số công trình hạ tầng
chưa cao. So với các quốc gia khác đã trải qua giai đoạn phát triển tương đồng với Việt
Nam, thì hệ số suất đầu tư của Việt Nam hiện nay vẫn ở ngưỡng cao.

Đầu tư công ở Việt Nam luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém, do phân cấp quá rộng dẫn
tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối vốn Ngân sách Nhà nước
và vốn trái phiếu Chính phủ. Do đầu tư phân tán, vốn được phân bổ vào quá nhiều dự án
nên các dự án thường bị thiếu vốn và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư và chậm
đưa công trình vào sử dụng. "Với lối tư duy “nhiệm kỳ”, “cục bộ, địa phương” phát triển
kinh tế theo đơn vị hành chính, còn tình trạng thiếu tính gắn kết trong đầu tư xét về tổng
thể.

Đầu tư công và quản lý đầu tư công kém hiệu quả, khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn
chế, gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực khác như: tăng sức ép lạm phát trong nước, mất cân
đối vĩ mô - trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh
toán, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, mất cân đối và gia tăng chênh lệch giàu
nghèo giữa các vùng, miền, địa phương và bộ phận dân cư trong xã hội…

Một nguyên nhân hiệu quả đầu tư thấp là công tác phân tích dự báo cũng chưa được coi
trọng đúng mức khi nghiên cứu hoạch định chính sách, dẫn đến thường xuyên phải bổ
sung, sửa đổi, tạo ra sự không đồng bộ, không nhất quán. Tư tưởng bao cấp, tâm lý muốn
được Nhà nước bảo hộ còn nặng nề; thói quen và dấu ấn quản lý theo kiểu cũ vẫn tồn tại
và không dễ xóa bỏ đã gây cản trở không nhỏ cho quá trình đổi mới…

 Giải pháp:

- Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công; nghiêm túc triển khai thực hiện
các quy định pháp luật về đầu tư công; khẩn trương rà soát, sửa đổi, những quy
định của pháp luật về đầu tư công còn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Tăng cường quản lý đầu tư công, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị
đầu tư; tăng cường công tác rà soát để bảo đảm các chương trình, dự án bố trí
trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm được triển khai theo quy định
của Luật Đầu tư công; quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn dự phòng trong kế
hoạch đầu tư công trung hạn.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành và các địa phương trong
triển khai thực hiện. Chú trọng công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch đầu
tư công và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cụ thể.
- Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế theo
cơ chế thị trường. Đối với các nguồn vốn vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội (ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước...): Cần tập trung ưu tiên
đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại; phát
triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa
học, công nghệ và kinh tế tri thức.
- Đổi mới đầu tư công phải hướng tới mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành
chính nhà nước, bảo đảm cho bộ máy hành chính hoạt động thông suốt, chuyên
nghiệp và hiệu quả. Đầu tư công không chỉ có tác dụng cung cấp nguồn lực cho bộ
máy công quyền hoạt động, quan trọng là phải thông qua đó tác động mạnh mẽ
đến việc điều chỉnh tổ chức và tính hiệu quả của hoạt động bộ máy.
- Thông qua cải cách, đổi mới hoạt động đầu tư công bảo đảm cho việc sản xuất và
cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng công bằng và hiệu quả hơn. Thực tiễn cho
thấy, hầu hết việc sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng đều do bộ
máy công quyền từ trung ương đến địa phương đảm nhận.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về
đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước; đặc biệt là cơ chế quản lý
vốn, tách bạch tài chính doanh nghiệp với tài chính nhà nước. Đối với tài chính
của các cơ quan công quyền và các đơn vị sự nghiệp công lập, nội dung đổi mới
cần tập trung nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm gắn việc đổi mới với
công cuộc cải cách hành chính và việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng…
- Nâng cao năng lực và hiệu lực hoạt động của các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra,
giám sát kết quả quản lý và sử dụng đầu tư công. Quy định rõ ràng trách nhiệm vật
chất của những người đứng đầu cơ quan chính quyền nhà nước mỗi cấp trước kết
quả quản lý đầu tư công của cấp đó.

II. Tác động của thâm hụt ngân sách tới sự tăng trưởng kinh tế:

1. Tác động thâm hụt ngân sách tới lạm phát.

Chính phủ có thể trang trải thâm hụt ngân sách bằng 2 cách:

+ Bán trái phiếu cho công chúng

+ Tạo ra tiền tệ (in tiền, phát hành tiền)

Bán trái phiếu không có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng cầu và sẽ không có hậu quả lạm
phát. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, do thị trường vốn bị hạn chế nên việc phát
hành trái phiếu chính phủ nhằm bù đắp cho thiếu hụt ngân sách là rất khó thực hiện. Ở
các nước có nền kinh tế lớn như Mỹ, thị trường vốn phát triển, vì vậy một lượng trái
phiếu lớn có thể bán ra và trang trải cho thâm hụt ngân sách nhà nước được thực hiện từ
nguồn vay của chính phủ. Nhưng nếu chính phủ cứ tiếp tục phát hành trái phiếu ra thị
trường, cầu về vốn sẽ tăng, do đó lãi suất cũng sẽ tăng cao. Để hạn chế việc tăng lãi suất
thị trường, ngân hàng Trung ương sẽ phải mua vào các trái phiếu đó, điều này lại làm cho
cung tiền tăng.

Phát hành tiền trực tiếp làm tăng cơ số tiền tệ, do đó làm tăng cung ứng tiền, đẩy tổng cầu
lên cao và làm tăng tỷ lệ lạm phát.

Xét về nguyên nhân gây ra lạm phát thời gian qua, hiện nay cũng có một số ý kiến cho
rằng thâm hụt ngân sách là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát cao.
Tuy nhiên, lạm phát ở Việt Nam được cho là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong đó nguyên nhân tiền tệ dường như đang nhận được sự đồng thuận. Lạm phát cao
của Việt Nam trong 1 thời gian dài thường được giải thích là do giá thế giới biến động
nhưng thực tế, dường như cách lập luận này thiếu thuyết phục khi lạm phát của các nước
đang phát triển cũng chịu tác động tương tự như nước ta nhưng nhìn chung có xu hướng
giảm và không ở mức cao như Việt Nam. Gần đây, tốc độ lạm phát của các nước đang
phát triển luôn dưới 2 con số. Đó cũng là lý do mà 1 số nghiên cứu cho rằng chính sách
tiền tệ nới lỏng quá mức là một nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam trong những
năm gần đây.

2. Tác động thâm hụt ngân sách tới lãi suất.

Thâm hụt ngân sách làm cho cầu của quỹ cho vay tăng, làm tăng lãi suất. Sau đó, thâm
hụt ngân sách sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng lạm phát và do vậy sẽ gây
áp lực tăng lãi suất.

Trên một góc độ khác, khi bội chi ngân sách tăng, chính phủ thường phát hành trái phiếu.
Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm,
lãi suất thị trường do đó mà tăng lên. Hơn nữa, tài sản của các ngân hàng thuơng mại
cũng gia tăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, dự trữ vượt quá giảm, lãi suất sẽ tăng.
Việt Nam hiện nay có những lập luận cho rằng thâm hụt ngân sách kéo dài là nguyên
nhân đẩy lãi suất thị trường tăng lên. Thực tế với tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài
thì việc “cạnh tranh” về vốn giữa khu vực nhà nước và tư nhân là hoàn toàn có thể xảy ra.
Đó là chưa tính đến những yếu tố trong những năm gần đây bên cạnh nguồn vốn huy
động để bù đắp thâm hụt ngân sách, chính phủ còn thực hiện vay nợ qua phát hành trái
phiếu để đầu tư một số công trình giao thông, y tế, giáo dục…Trên phương diện lý thuyết
thì việc mở rộng chi tiêu và đầu tư của chính phủ có thể gây ra hiệu ứng “thế chỗ” cho
vốn tư nhân hay nói cách khác thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty tư nhân thì
người dân chuyển sang sở hữu trái phiếu chính phủ. Điều này ít nhiều đã gây áp lực tới
lãi suất. Chính phủ đối với lãi suất trên thị trường cũng cần phải xem xét trên nhiều
phương diện.

3. Tác động của thâm hụt ngân sách tới cán cân thương mại.

Hiện nay, giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong khoản giao dịch còn gọi là cán cân thương
mại. Các hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hoá không chỉ được đánh giá thông qua số
lượng mà còn được đánh giá thông qua tỷ lệ trao đổi. Tỷ lệ trao đổi ở đây là tỷ số giữa
giá hàng xuất khẩu của một nước và giá hàng nhập khẩu của bản thân nước đó. Như vậy,
nếu như giá xuất khẩu tăng lên một cách tương đối so với hàng nhập khẩu thì cán cân
thương mại sẽ được tăng cường theo hướng tích cực và ngược lại. Tình trạng thâm hụt
ngân sách sẽ làm cho lãi suất thị trường tăng. Lãi suất tăng làm cho giá trị đồng nội tệ
tăng, giá hàng hoá trong nước cũng tăng, theo đó làm giảm lượng hàng xuất khẩu. Trong
khi tương ứng, hàng hoá của đất nước khác sẽ rẻ tương đối so với nước đó dẫn tới tăng
hàng nhập khẩu. Vì vậy, thâm hụt ngân sách sẽ gây ra tình trạng nhập siêu, nhập vào lớn
hơn xuất ra, việc sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước bị hạn chế, sản xuất gặp nhiều
khó khăn tác động không ít tới sự tăng trưởng kinh tế. Trong những năm gần đây, thâm
hụt thương mại của Việt Nam đã trở thành một vấn đề thách thức đối với công tác quản
lý vĩ mô.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN


Nhóm 08. Lớp 2136MAEC0111
Thời gian: Từ 18h ngày 15 tháng 4 năm 2021.
Địa điểm: Sảnh kí túc xá ĐH Thương mại.
Thành phần: Toàn bộ thành viên nhóm 08 học phần môn Kinh tế vĩ mô I
Có mặt: 9/9.
Vắng mặt: 0
Nội dung cuộc họp:
Đề tài nghiên cứu của nhóm: Phân tích về tình hình thâm hụt ngân sách và đầu tư công
của Việt Nam trong những năm gần đây. Đánh giá tác động của thâm hụt ngân sách đến
tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này.
Nội dung đề tài của nhóm gồm 2 phần:
* Phần 1: Tình hình thâm hụt ngân sách và đầu tư công của Việt Nam trong những năm
2013-2018
* Phần 2: Phân tích tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
trong những năm 2013-2018.
Nhóm trưởng Nguyễn Thị Huyền Trang thống nhất hướng làm đó là nhóm có 9 thành
viên, vì vậy sẽ chia đều công việc, cụ thể là:
*Phần 1: Do 5 bạn phụ trách: Lê Thị Hương Trà, Phạm Thị Thu Trang, Đặng Thu Trang,
Hoàng Quỳnh Trang, Mai Thị Thùy Trang.
*Phần 2: Do 2 bạn phụ trách: Trịnh Thị Hương Trà và Nguyễn Thị Huyền Trang.
- Tổng hợp, soạn bản word: Đặng Thu Trang và Nguyễn Thị Huyền Trang.
- Phụ trách slide: Huỳnh Hà Trang.
- Thuyết trình: Ngô Thị Thủy Tiên, Nguyễn Thị Huyền Trang
Vì theo yêu cầu của giáo viên là phải nộp cả bản word và bản powerpoint nên trước tiên
nhóm trưởng yêu cầu các bạn phải hoàn thành nhiệm vụ đã được giao và nộp lại sản
phẩm làm của mình cho thư kí và nhóm trưởng. Từ đó, nhóm trưởng và thư kí sẽ thống
nhất và đưa ra bản word.
Sau khi cả nhóm đều thống nhất và đồng ý với bản word thì dựa vào đó các bạn sẽ tiếp
tục hoàn thành nhiệm vụ đã được phân công.
Do thời gian là có hạn nên nhóm trưởng mong tất cả các bạn hoạt động hết mình, hoàn
thành tốt nhiệm vụ đã được giao để nhóm có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Kết luận
Tất cả các thành viên trong nhóm đều thống nhất với sự sắp xếp và phân công của nhóm
trưởng.
Và mọi người ai cũng đồng ý với việc sẽ hoàn thành nhiệm vụ trước ngày 30/4.
Cuộc thảo luận diễn ra tốt đẹp, tất cả đều đã nghe rõ việc mình phải làm và ai đấy đều vui
vẻ với công việc được giao.
Cuộc họp kết thúc vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 15 tháng 4 năm 2021.
Hà Nam, ngày 15 tháng 4 năm 2021.
Nhóm trưởng Thư ký
(Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, ghi rõ họ và tên)

Nguyễn Thị Huyền Trang Đặng Thu Trang


PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN Nhóm 08
Môn Kinh tế vĩ mô I
Lớp học phần: 2136MAEC0111

Điểm
ST cá Điểm cả
T Chữ Ghi
Họ và tên sinh viên Mã SV Lớp HC nhân nhóm
ký chú
tự chấm
nhận

1 Nguyễn Thị Huyền 20D20019 K56P3 10 Tran 10


Trang 5 g

2 Đặng Thu Trang 20D20019 K56P3 10 Tran 10


3 g

3 Huỳnh Hà Trang 20D20019 K56P3 10 Tran 10


4 g

4 Lê Thị Hương Trà 20D20019 K56P3 9.5 Trà 9.5


2

5 Ngô Thị Thủy Tiên 20D20018 K56P3 10 Tiên 10


5

6 Phạm Thị Thu 20D20012 K56P2 9.5 Tran 9.5


Trang 6 g

7 Hoàng Quỳnh 20D20012 K56P2 9.5 Tran 9.5


Trang 4 g

8 Trịnh Thị Hương 20D20012 K56P2 9.5 Trà 9.5


Trà 3

9 Mai Thị Thùy 20D20012 K56P2 9.5 Tran 9.5


Trang 5 g

You might also like