Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Pháp lam hiểu một cách đơn giản là tên gọi loại sản phẩm mĩ

thuật có cốt làm bằng đồng, bên ngoài được vẽ một hoặc nhiều lớp
men màu rồi đem nung mà thành. Do cách thức chế tác đặc biệt
nên pháp lam không chỉ đẹp về mặt hình thức mà còn có độ bền về
mặt cơ, hóa, lý, tức có khả năng chống chịu cao trước sức va đập,
hoặc sự ăn mòn của môi trường và khí hậu…
Về tên gọi “pháp lam”, đây quả là một đề tài thú vị và cũng
tốn khá nhiều giấy mực. Trên thế giới, sản phẩm này được người
Trung Quốc gọi là “pháp lang”... và ở Việt Nam thì nó mang cái tên
mới là “pháp lam”. Nhiều ý kiến cho rằng, việc nhà Nguyễn tiếp thu
kỹ thuật từ Trung Quốc nhưng thay đổi tên gọi “pháp lang” thành
“pháp lam” là để tránh trùng âm với những chữ quốc húy của triều
Nguyễn. Chẳng hạn như họa sĩ Phạm Đăng Trí cho rằng, có thể do
thổ ngữ Huế phát âm không phân biệt được “lang” và “lan” nên đã
đổi “ lang ” thành “lam” để tránh âm “Lan” trong tên của chúa
Nguyễn Phúc Lan. Còn theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn ở Huế,
việc thay đổi này có thể là để tránh tên gọi hoàng hậu Tống Thị Lan
- vợ vua Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn. Một hướng giải
thích khác cho rằng, sở dĩ đồ kim khí có tráng men được gọi chung
là pháp lam vì “pháp” có nghĩa là luật lệ, khuôn phép, còn “lam” đơn
giản là chỉ màu men lam. Như vậy, có thể hiểu pháp lam là nghệ
thuật tráng men lên cốt kim loại theo những cách thức, luật lệ định
sẵn.
Mặc dù nguồn gốc tên gọi cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến
lí giải khác nhau nhưng có một thực tế được nhiều người thừa nhận
và khẳng định, đó là triều Nguyễn đã ứng dụng kĩ nghệ pháp lam
vào cuộc sống sáng tạo hơn các nước. Nếu như người Trung Quốc,
người Nhật Bản, cũng như người phương Tây... chỉ coi pháp lam
như một thứ chất liệu để sản xuất ra các vật dụng sinh hoạt, thờ tự
hay những món đồ lưu niệm, thì các nghệ nhân pháp lam thời nhà
Nguyễn đã vận dụng pháp lam như một loại vật liệu kiến trúc trong
công cuộc kiến thiết, xây dựng các cung điện, lăng tẩm ở Huế.

You might also like