Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Cơ sở văn hóa

I. Tính nước trong văn hóa truyền thống:


1. Kinh tế:
- Lúa nước được gieo cấy chủ yếu trên các loại đồng bằng châu thổ của
các dòng sông hay trên những đồng bằng ven biển.
- Cây lúa có ba vai trò quan trọng trong việc hình thành nét văn hoá
cho cư dân bản địa:
+ thúc đẩy quá trình đi tìm và khai thác các đồng bằng châu thổ
+ thúc đẩy quá trình hình thành các tổ chức xã hội, làng và các quốc
gia nông nghiệp
+ thúc đẩy hình thành nên văn hoá nông nghiệp.
- Bên cạnh đó, việc khai thác thủy hải sản và hình thành các làng nghề
gắn với sông nước cũng có những ảnh hưởng nhất định.

2. Ăn uống
- Thủy sản và những nguồn thực phẩm sông nước là thức ăn chủ yếu.
- Biểu hiện cao nhất của tính hòa hợp với thiên nhiên sông nước như
một đặc trưng tính cách văn hóa con người Nam Bộ.
- Thiên nhiên ưu đãi cho Nam Bộ sự sung túc, phong phú về tài nguyên
thủy sản, đặc biệt là nước mắm.
- Trong ẩm thực người dân có nhiều cách chế biến món ăn khác nhau
và tại đây vịt được ưa chuộng hơn gà.

3. Nhà ở
- Nơi sinh sống gắn với sông nước
- Trong cư trú, hình thức tổ chức nhà cửa của người Việt vùng Tây
Nam Bộ là phân bố theo dạng toả tia, nhà cửa quay ra mặt sông, lấy
sông làm mặt tiền.
- Đồng thời, do cuộc sống gắn liền với sông nước nên nhà cửa của
người Việt vùng Tây Nam Bộ thường dựng ven sông; việc họp chợ
cũng ở trên sông nước, mà người dân địa phương thường gọi là chợ
nổi.

II. Văn hóa Chămpa:


1. Tôn giáo:
Bà la môn giáo là tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất.
- Đạo Bà la môn du nhập vào Chăm Pa từ khoảng thế kỷ thứ II, III, tồn
tại và biến đổi trong cộng đồng người Chăm cho đến ngày nay.
- Đạo Bà la môn du nhập vào Chăm Pa rất sớm, được truyền bá đến
Chăm Pa nói riêng và Đông Nam Á nói chung bằng hai con đường:
đường thủy và đường bộ.
- Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo (Brahmanism – tiền
thân của Hinđu giáo), với ý niệm trung tâm là bộ ba gồm các thần:
Brahma (thần sáng tạo đầy quyền năng) - Visnu (thần bảo trợ và bảo
tồn) - Siva (thần huỷ diệt).
- Trong bộ ba này, người Chăm đặc biệt coi trọng vai trò của Thần Siva,
khiến cho việc thờ phụng Siva trở thành một nhánh tôn giáo phát triển
khá độc lập, khiến có thể hiểu Brahmanism của người Chăm là Siva
giáo.

2. Kiến trúc:
- Người Chăm để lại một di sản kiến trúc đầy tính nghệ thuật và tinh
tế. Đó là các quần thể kiến trúc - điêu khắc mà chủ yếu là quần thể các
tháp Chăm
- Trong kiến trúc quần thể, tháp Chăm có hai loại:
+ Loại thứ nhất là các quần thể kiến trúc bộ ba gồm tháp song song
thờ ba vị thần Brahma, Visnu, Siva.
+ Loại thứ hai là các quần thể kiến trúc có một tháp trung tâm thờ Siva
và các tháp phụ vây quanh. Loại này thường xuất hiện muộn hơn
(khoảng thế kỉ IX); có những nơi trước vốn là quần thể kiến trúc bộ ba,
đến khi tu chỉnh đã được chuyển thành loại quần thể có một tháp
trung tâm.
- Các nhóm đền tháp Chăm bao giờ cũng có một nhóm, một tổng thể
hoàn chỉnh phản ánh vũ trụ quan Ấn Độ. Theo đó vũ trụ có hình
vuông, chung quanh có núi và đại dương bao bọc, chính giữa là một
trục xuyên đến mặt trời:
+ Trung tâm của một nhóm đền tháp bao giờ cũng là một đền thờ lớn
kalan (nghĩa là “lăng”) được xây dựng lớn nhất, quy mô nhất.
+ Một Kalan thường có ba phần: đế, thân và mái tượng trưng cho ba
thế giới: trần tục (Bhurloka), tâm linh (Bhurvaloka) và thần linh
(Svarloka).

III. Bối cảnh và một số thành tựu văn hóa thời Lý – Trần:
Là sự phục hưng văn hóa dân tộc lần thứ nhất
- Thời gian: từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV
- Kinh đô Thăng Long: Quốc hiệu: Đại Việt
- Văn hóa vật chất:
+ Kiến trúc: Thành Thăng Long; chùa (Một Cột, Phật Tích)
+ Nghệ thuật điêu khắc trên đá
+ Nghề thủ công: gạch, ngói, gốm
+ “An Nam tứ đại khí” (Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm; Tháp Báo Thiên;
Chuông Quy Điền; Vạc Phổ Minh)
- Tư tưởng:
+ Tam giáp đồng nguyên (Nho, Phật, Đạo)
+ Quốc giáo: Phật giáo
+ Giáo dục: Năm 1070 dựng Văn Miếu; năm 1075 mở khoa thi đầu
tiên; năm 1076 mở Quốc Tử Giám
+ Từ đời Trần, nho sĩ càng đông đảo
- Nền văn hóa bác học hình thành và phát triển:
+ Văn học viết chữ Hán nở rộ
+ Hình thành văn học chữ Nôm
+ Phát triển mạnh: chèo, tuồng, múa, múa rối nước
IV. Làng xã truyền thống:
1. Nguyên lý hình thành:
- Cùng cội nguồn (cùng huyết thống)
- Cùng địa vực (cùng chỗ)

2. Đặc trưng:
- Phân loại làng:
+ Làng nông nghiệp
+ Làng nghề
+ Làng buôn
+ Làng chài
+ Làng khoa bảng
+ Làng theo tôn giáo (làng Công giáo toàn tòng)
- Không gian làng:
+ Không gian sản xuất
+ Không gian cư trú (thôn xóm được định vị theo phương hướng, vị trí)
+ Không gian tâm linh
- Cấu trúc xã hội đa dạng:
+ Lứa tuổi
+ Nghề nghiệp
+ Giới tính
+ Tín ngưỡng (giáp)
- Đặc điểm:
+ Cộng đồng: Biểu tượng là Sân đình – Bến nước – Cây đa
+ Tự trị: Biểu tượng là Lũy tre
+ “Nửa kín nửa hở”

3. Những ưu điểm và hạn chế trong thời hiện tại:


V. Tín ngưỡng:
1. Khái niệm:
- Là niềm tin của con người vào thế giới siêu nhiên, là sự thiêng hóa
nhân vật được thờ phụng

2. Bản chất:
- Phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng:
+ Giống: niềm tin
+ Khác: mức độ tổ chức của tín ngưỡng thấp hơn tôn giáo về giáo lý,
giáo luật, giáo hội

3. Tín ngưỡng phồn thực:


- Coi trọng biểu tượng sinh thực khí (bộ phận sinh sản) và hành vi giao
phối
- Mục đích: khát vọng về sự sinh sôi, nảy nở
- Nguyên nhân: xã hội nông nghiệp
- Biểu hiện:
+ Thờ cúng: thờ sinh thực khí
+ Nghệ thuật: đối tượng là sinh thực khí, hành vi trêu ghẹo
+ Văn học: đố tục giảng thanh, thơ Hồ Xuân Hương
+ Lễ hội: trêu ghẹo, trò diễn sinh thực khí, bắt trạch trong chum
- Là trầm tích trong văn hóa Việt Nam

4. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng:


- Thành hoàng có nghĩa gốc là hào bao quanh thành
- Là tín ngưỡng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa
- 2 tín ngưỡng thành hoàng:
+ Thành hoàng ở kinh đô, tỉnh
+ Thành hoàng làng (nổi bật nhất)
- Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng ở Việt Nam xuất hiện từ thế kỷ XVI
- Phân loại thành hoàng làng:
+ Giới: Nam thần, nữ thần
+ Nguồn gốc: Nhân thần, nhiên thần
+ Công trạng: Anh hùng dân tộc, Anh hùng văn hóa, Người có công...
+ Sắc phong: Tối linh thượng đẳng thần, Thượng đẳng thần, Trung
đẳng thần
- Cơ sở đình tự: đình làng, phối thờ ở đền
- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ thành hoàng làng

5. Tín ngưỡng sùng bái con người:


- Quan niệm rằng con người có 3 hồn 7 vía
- Ba hồn là: tinh, khí, thần. Khi người chết chỉ có tinh và khí bị hủy hoại,
còn thần bay đi (linh hồn)
- Từ tín ngưỡng đó người ta cúng giỗ linh hồn, cầu phù hộ người sống
- Phong tục tang ma rất đa dạng, mỗi dân tộc khác nhau

You might also like