Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn thi: Kinh tế học quốc tế

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Minh Tường


MSSV: 030136200579
Lớp học phần: D05

THÔNG TIN BÀI THI


Bài thi có: (bằng số): 9 trang
(bằng chữ): Chín trang

YÊU CẦU
“Kể từ thời điểm thực hiện cải cách kinh tế thị trường vào năm 1986, Việt
Nam đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế
nhanh và năng động hàng đầu trên thế giới. Thành công này có được phần
lớn nhờ vào độ mở kinh tế cao của Việt Nam dựa trên chế độ thương mại
và đầu tư quốc tế, thông qua việc ký kết hàng loạt các hiệp định thương
mại và hợp tác với các quốc gia và khu vực lãnh thổ. Tuy nhiên, một vấn
đề lớn được đặt ra đó là sự phát triển kinh tế này phụ thuộc rất lớn vào
hoạt động xuất khẩu và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi dịch bệnh
Covid diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có thể nói quá trình „đảo ngược toàn
cầu hóa“ đã tác động không nhỏ đến cơ sở phát triển kinh tế của Việt Nam
do sự gián đoạn trong hoạt động xuất khẩu cũng như quá trình dịch chuyển
vốn FDI giữa các nước đang phát triển. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có
lợi thế gì để làm cơ sở để xây dựng và phát triển kinh tế trong hoàn cảnh
mới? Sinh viên dùng các lý thuyết về năng lực cạnh tranh quốc gia để phân
tích quan điểm của mình về chủ đề này.”

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1, Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của M.PORTER.........................................04

2, Sơ bộ cải cách kinh tế thị trường Việt Nam năm 1986................................................04

3, Tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn Covid hoành hành................................04

4, Tìm kiếm bệ đỡ tạm thời khi xuất nhập khẩu và dịch chuyển FDI thường xuyên bị
gián đoạn............................................................................................................................. 05

5, Nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng là bệ đỡ tạm thời cho nền kinh tế.........05

6, Phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia nghành cà phê Việt nam dựa trên mô hình
M.Porter. ............................................................................................................................ 06

7. Tổng kết.......................................................................................................................... 06

LỜI KẾT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
LỜI MỞ ĐẦU

K
hi dịch bệnh Covid diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có thể nói quá trình “đảo
ngược toàn cầu hóa” đã tác động không nhỏ đến cơ sở phát triển kinh tế của
Việt Nam do sự gián đoạn trong hoạt động xuất khẩu cũng như quá trình dịch
chuyển vốn FDI giữa các nước đang phát triển. Là một sinh viên Đại học Ngân Hàng, được
giảng dạy và có kiến thức về môn kinh tế quốc tế, em ý thức được trong bối cảnh hiện nay
việc sử dụng lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của M.PORTER vào phân tích việc
Việt Nam có lợi thế gì để làm cơ sở để xây dựng và phát triển kinh tế trong hoàn cảnh mới
là một việc làm cần thiết. Bài tiểu luận dưới đây vừa tổng hợp và kiểm tra được kiến thức
em tích lũy trong thời gian qua vừa giúp ích được cho Chính phủ có biện pháp đúng đắn
trong hoàn cảnh kinh tế bị khủng hoảng lâu dài.

Mặc dù đã cố gắng nhưng với sự hiểu biết còn hạn chế và vận dụng chưa tốt nên bài viết
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
cô để cho bài viết được hoàn chỉnh hơn.

3
1, Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của M.PORTER.
- Vào những năm 1990, để có thể lí giải vì sao một số quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu
trong việc sản xuất một số sản phẩm M.Porter đã đưa ra lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc
gia.
- Lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện bởi sự liên kết của 4 nhóm yếu tố: “Điều kiện về
cầu (Demand conditions), điều kiện về các yếu tố sản xuất (Factor of production), các
nghành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan (Related and suoortung industries), chiến lược,
cơ cấu và mức độ cạnh tranh của nghành (Strategies, structures and competition).” Sự liên
kết của 4 nhóm này tạo thành mô hình kim cương, các nhóm này tác động qua lại với nhau
tạo nên khả năng cạnh quốc gia.
- Theo M. Porter, ông phê phán các quan điểm chỉ dựa vào lợi thế tuyệt đối và lợi thế so
sánh, ông cho rằng không thể có một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh ở hầu hết các
nghành. Các quốc gia chỉ thành công trên thương trường kinh doanh quốc tế khi họ có lợi
thế cạnh tranh bền vững ở một số nghành nào đó.
2, Sơ bộ cải cách kinh tế thị trường Việt Nam năm 1986.
- Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam được gọi là nền kinh tế tập thể, mọi cái từ đầu
vào, đầu ra, tiêu thụ, đến kết quả sản xuất, kinh doanh (lãi,lỗ,...) đều do Nhà nước lo, Nhà
nước chịu. Không có sự giao thương, quan hệ quốc tế. Kết quả, khủng hoảng kinh tế bùng
phát, GDP bình quân đầu người thuộc loại thấp nhất thế giới.
- Nhờ cải cách đổi mới từ năm 1986, nhà nước đã bắt đầu mở cửa hội nhập “tổng mức bán
lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBL), tỷ trọng kinh tế Nhà nước từ chỗ
chiếm 40,7% năm 1985 xuống còn 10,2% năm 2013; tỷ trọng của khu vực ngoài Nhà nước
tăng tương ứng từ 59,3% lên 86,7%”. Đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế.
- Thành công này có được phần lớn nhờ vào độ mở kinh tế cao của Việt Nam dựa trên chế
độ thương mại và đầu tư quốc tế, thông qua việc ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại
và hợp tác với các quốc gia và khu vực lãnh thổ. Có thể thấy Việt Nam phát triển được như
hiện nay chủ yếu dựa vào các hoạt động xuất khẩu và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3, Tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn Covid hoành hành.
- Hiện nay, sự bùng phát mạnh của dịch bệnh Covid cùng với việc áp dụng các biện pháp
giãn cách xã hội nhằm kiểm soát tốc độ lây lan của dich bệnh đã ảnh hưởng tới lưu thông
hàng hóa, kéo theo sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí
Minh đầu tàu kinh tế của cả nước và tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Do đại dịch tác động đến toàn thế giới, không kể nước lớn, nước bé, nước giàu hay
4
nước nghèo, vậy nên xuất nhập khẩu cũng như quá trình chuyển dịch vốn FDI giữa các
nước đang phát triền vào Việt Nam bị gián đoạn là điều không tránh khỏi, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Đây cũng vừa là khó khăn vừa là thách thức với một
quốc gia đang trong quá trình chuyển dịch và trở mình mạnh mẽ.
4, Tìm kiếm bệ đỡ tạm thời khi xuất nhập khẩu và dịch chuyển FDI thường xuyên bị
gián đoạn.
- Trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn, thách thức phải đối mặt do dịch bệnh, tiềm
lực kinh tế còn hạn chế nhưng nhìn về tổng thể 9 tháng đầu năm 2021, nước ta luôn giữ
vững được sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát theo mục tiêu. Trong khi kinh tế
các nước trong khu vực và thế giới suy giảm, thậm chí có kết quả âm thì GDP của 9 tháng
ước đạt mức tăng trưởng 1,42% là một thành công. Tuy thành công trong việc giũ vững mức
tăng trưởng, nhưng để duy trì và phát triển nền kinh tế về lâu về dài trong bối cảnh đại dịch
Covid sẽ còn ảnh hưởng lâu dài và tình hình tăng trưởng xuất nhập khẩu cũng như tiếp nhận
FDI phụ thuộc rất lớn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh cũng như việc đẩy nhanh quá trình
tiêm chủng vắc xin trong nước. Thì ngay bây giờ, Việt Nam phải áp dụng những lợi thế sẵn
có, áp dụng những lợi thế cạnh trạnh của quốc gia để làm cơ sở để xây dựng và phát triển
kinh tế trong hoàn cảnh mới.
5, Nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng là bệ đỡ tạm thời cho nền kinh tế:
- Vốn là một quốc gia xuất thân từ thuần nông với nguồn lao động dồi dào cùng kinh
nghiệm tích lũy lâu đời, chính nông nghiệp là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của nước ta. Thật
vậy, trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, nghành nông nghiệp ngày càng khẳng
định được vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế, giúp giải quyết công ăn việc làm, đáp ứng nhu
cầu lương thực, thực phẩm cho đời sống dân sinh. Theo Tổng cục Thống kê, “giá trị gia tăng
(VA) của ngành Nông nghiệp quý III tăng 1,04% so với quý III năm 2020. Lũy kế 9 tháng, tốc
độ tăng trưởng VA của ngành Nông nghiệp đạt 2,74% (nông nghiệp tăng 3,32%, lâm nghiệp
tăng 3,30%, thủy sản tăng 0,66%) và đóng góp 23,52% vào mức tăng chung của toàn nền
kinh tế (GDP cả nước +1,42%)”.
- Những đóng góp tích cực trên là cả một quá trình học hỏi và đổi mới liên tục. Nhờ các
chính sách khách quan của Chính phủ đã áp dụng đúng theo lý thuyết lợi thế cạnh tranh
quốc gia mà M.Porter đưa ra.Tiêu biểu cụ thể như nghành trồng trọt cà phê là một lợi thế
cạnh tranh của Việt Nam trong tình hình đại dịch như hiện nay, là nước xuất khẩu cà phê
lớn thứ 2 thế giới, mỗi năm đem về cho nước ta hơn 1 tỷ USD, cà phê đóng vai trò không
nhỏ vào mức tăng trưởng chung quốc gia, giải quyết được tạm thời những khó khăn do dịch
5
bệnh Covid gây ra. Nắm bắt được tình hình và lợi thế mà mình có được, Chính phủ đã thể
hiện được sự bén nhạy của mình khi áp dụng được lợi thế cạnh tranh của M.Porter, biến
nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng thành bệ đỡ tạm thời của nền kinh tế.
6, Phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia nghành cà phê Việt nam dựa trên mô hình
M.Porter.
- Điều kiện các yếu tố sản xuất: Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế
giới và có lợi thế cạnh tranh nhiều mặt phần lớn nhờ vào các yếu tố sản xuất vô cùng thuận
lợi như tài nguyên, khí hậu thích hợp nuôi trồng cây cà phê như đất bazan màu mỡ,khí hậu
nhiệt đới lạnh mát mẻ, lượng mưa dồi dào, nguồn lao động dồi dào giá rẻ do sự di cư của
người lao động thất nghiệp ở các thành phố lớn trở về quê sinh sống, cùng với nhiều chính
sách của chính phủ tạo điều kiện cho người nông dân có lợi nhuận tốt nhất.
- Điều kiện nhu cầu trong nước: Từ trước tới nay, lượng cà phê tiêu thụ tại thị trường Việt
Nam rất thấp chỉ chiếm 8,6% tổng lượng năm 2010 và phần lớn sản lượng cà phê Việt Nam
đều dùng cho xuất khẩu. Vì vậy, lợi nhuận là rất lớn nếu chính phủ có nhiều biện pháp giúp
đẩy mạnh khả năng cạnh tranh.
- Các nghành hỗ trợ và có liên quan: Các nghành như gieo trồng, thu mua cà phê, cung ứng
bao bì, máy móc đóng gói, vận tải, kho bãi, phân phối,… là những nghành cung ứng đầu
vào cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có thể thấy chuỗi cung ứng này giải quyết
được lượng lớn việc làm cũng như thu nhập cho công nhân thất nghiệp của các thành phố
lớn trở về quê sinh sống do đại dịch. Trong tình hình thất thu như hiện nay, đó là một giải
pháp thực sự đem lại hiệu quả.
- Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh: Trước tình hình đại dịch tác động đến toàn
thế giới, khiến cho chi phí đầu vào trong và ngoài nước cũng tăng theo. Việc giữ nguyên
hoặc giảm tối thiểu những chi phí đầu vào là mục tiêu ưu tiên hàng đầu đảm bảo cho cà phê
Việt Nam có được lợi thế cạnh tranh lớn khi xuất khẩu. Hiểu được điều này,trong tình hình
dịch bệnh vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng phối hợp với Bộ Công
Thương, để làm sao giảm tới mức tốt nhất giá cả đầu tư đầu vào đã tăng trong thời gian qua.
Để tránh tình trạng dồn nén, tắc nghẽn đầu ra do dịch bệnh Covid làm gián đoạn chuỗi cung
ứng, ngành Nông nghiệp đề xuất Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn kiến nghị với Bộ Y tế tăng cường lượng vaccine cho chuỗi ngành hàng nông nghiệp,
bởi đây là chuỗi ngành hàng có mức độ phân bố rộng và phức tạp. Đây cũng chính là khâu
khó nhất trong thời gian vừa qua.

7. Tổng kết:
6
- Có thể thấy, dịch bệnh Covid sẽ vẫn còn diễn biến lâu dài, hoạt động xuất khẩu và quá
trình chuyển dịch FDI trong nay mai có thể bị đứt gãy hoặc gián đoạn. Điều này sẽ ảnh
hưởng lớn tới mục tiêu phát triển của đất nước ta, yêu cầu Đảng và Nhà nước phải có biện
pháp đối phó với những gì có thể xảy ra trong tương lai. Việc lựa chọn nông nghiệp làm cơ
sở để xây dựng và phát triển kinh tế trong hoàn cảnh mới là một giải pháp thể hiện sự sáng
suốt, bén nhạy của Đảng và Nhà nước ta.

7
LỜI KẾT

N
hững phân tích dựa trên lý thuyết về năng lực cạnh tranh quốc gia của
M.Porter cho thấy trong bối cảnh tình hình dịch bệnh gây gián đoạn
thương mại quốc tế như hiện nay, Việt Nam nên áp dụng tăng cường đầu
tư vào nông nghiệp, vận dụng nông nghiệp để làm cơ sở xây dựng và phát triển kinh
tế trong hoản cảnh mới

Do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế và bước đầu áp dụng lý luận vào thực tiễn
nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong quá trình viết
bài. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô để bài viết của em
được hoàn thiện hơn.

Qua bài tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Võ Lê Linh Đan-
giảng viên trường Đại học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy tận tâm,
tạo điều kiện tốt nhất cho bản thân sinh viên chúng em tiếp thu kiến thức, trau dồi
thêm nhiều kinh nghiệm quí giá mặc cho điều kiện học tập online gặp nhiều trở ngại
do đại dịch Covid.

Em xin cảm ơn!

8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

-“Tổng cục thống kê”, truy cập tại <pserver.gso.gov.vn>.

- Báo Biên Phòng, truy cập tại < https://www.bienphong.com.vn/nong-nghiep-van-la-


tru-do-cho-nen-kinh-te-trong-dai-dich-covid-19-post444372.html> .

- Báo Nhân Dân, truy cập tại <https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/nganh-ca-phe-gap-


kho-khan-khi-vao-nien-vu-moi-669641>.

You might also like