Kế hoạch tổ chức HĐTN lớp 9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Kế hoạch tổ chức HĐTN lớp 9

Nguồn: Nhóm tác giả Trường ĐHSP Hà Nội (2019)

CHỦ ĐỀ: EM BẢO VỆ SÔNG, SUỐI, AO, HỒ QUÊ HƯƠNG


(4 tiết)
I. Mục tiêu:
Thực hiện xong chủ đề, học sinh:
- Nêu được tên và một vài nét về hiện trạng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô
nhiễm sông, suối, ao hồ… tại nơi các em đang sinh sống.
- Tham gia vào các hoạt động tìm hiểu ô nhiễm sông, suối, ao hồ… tại nơi HS đang
sinh sống. - Xây dựng và thực hiện được một kế hoạch tuyên truyền nhằm nâng cao nhận
thức của cộng đồng về bảo vệ sông suối, ao, hồ…
II. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian thực hiện: 4 tuần (3 buổi trên lớp, 1 buổi tuyên truyền).
- Địa điểm: lớp học, nơi ở (nhà) và địa điểm tuyên truyền tại địa phương.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Báo cáo với Ban giám hiệu, cha mẹ học sinh về việc thực hiện hoạt động.
- Xin hỗ trợ kinh phí (khoảng 500.000 đồng) từ quỹ lớp để mua giấy A0, chi phí in,
phô tô và các dụng cụ khác.
- Xây dựng phiếu điều tra, phiếu đánh giá, bảng tiêu đánh giá.
2. Học sinh:
- Các văn phòng phẩm cần thiết để thực hiện sản phẩm.
- Máy tính, máy quay phim, máy ảnh.
IV. Gợi ý tổ chức hoạt động
Giai đoạn 1: Giới thiệu hoạt động và hướng dẫn thực hiện hoạt động
(Tuần 1 - 2 tiết trên lớp)
Mục tiêu: Sau khi kết thúc giai đoạn này, học sinh biết rõ về hoạt động mình
đang thực hiện, nhiệm vụ cụ thể của nhóm, của bản thân trong nhóm và cách thức, kế
hoạch để thực hiện nhiệm vụ đó. Hoạt động 1: Khởi động – Kết nối chủ đề
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, huy động kinh nghiệm liên quan đến chủ đề.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: GV chiếu một số hình ảnh về các con sông, suối, ao hồ. Để nâng cao hiệu
quả tác động tới HS, GV nên dùng nên nhạc các bài hát về môi trường trong quá trình
chiếu. Ví dụ bài hát Heal the world. GV mời 3 – 5 HS chia sẻ cảm nhận về những hình
ảnh vừa quan sát.
- Bước 2: GV giới thiệu chủ đề và cách thức thực hiện chủ đề.
+ Tên chủ đề: EM BẢO VỆ SÔNG, SUỐI, AO, HỒ QUÊ HƯƠNG
+ Phương thức thực hiện: phương thức nghiên cứu, phương thức cống hiến..
+ Nội dung dự án nghiên cứu: HS đóng vai những nhà khoa học và nhà hoạt động xã
hội nghiên cứu về hiện trạng sông, suối, ao, hồ tại địa phương và tuyên truyền cho người
dân quanh khu vực sông, suối, ao, hồ đó về hiện trạng này nhằm nâng cao nhận thức về
bảo vệ sông, suối, ao, hồ địa phương. + Thời gian thực hiện: 3 tuần.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về cách thức thực hiện chủ đề
* Mục tiêu: HS xác định được: sản phẩm cần có, các nhiệm vụ cần thực hiện, các
cách thức để tổ chức tuyên truyền, địa điểm tuyên truyền…
* Hình thức làm việc: làm việc nhóm
* Cách tiến hành:
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm thảo luận để trả lời câu
hỏi thảo luận nhóm. GV chiếu hoặc giao câu hỏi thảo luận.
Để đóng vai những nhà khoa học và nhà hoạt động xã hội nghiên cứu về hiện trạng
sông, suối, ao, hồ tại địa phương và tuyên truyền cho người dân quanh khu vực sông, suối,
ao, hồ đó về hiện trạng này nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ sông, suối, ao, hồ địa
phương, theo các em:
- Các nhiệm vụ cần thực hiện là gì?
- Các sản phẩm cần có sau dự án là gì?
- Hình thức tuyên truyền có thể sử dụng là gì?
- Địa điểm tuyên truyền ở đâu là hợp lý?

- Bước 2: HS về các nhóm, phân công các nhiệm vụ trong nhóm: trưởng nhóm, thư
ký và tiến hành thảo luận nhóm.
- Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Bước 4: GV dựa vào phần kết quả thảo luận của HS và ý kiến bản thân, giới thiệu
một số cộng việc cần làm, sản phẩm cần có, hình thức, địa điểm tuyên truyền khi thực
hiện dự án. Lưu ý: khuyến khích sử dụng các ý tưởng sản phẩm trình bày của học sinh.
+ Gợi ý một số sản phẩm:
1: Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm 01 con sông/suối/ ao/ hồ (hiện trạng, nguyên nhân và
hậu quả) và thể hiện bằng một album ảnh hoặc ảnh khổ A3 để tuyên truyền nội dung
tìm hiểu được cho người dân sống ở khu vực ven con sông/suối/ ao/ hồ vào một ngày
cuối tuần.
2: Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm 01 con sông/suối/ ao/ hồ (hiện trạng, nguyên nhân và
hậu quả) và thể hiện bằng một poster trên khổ giấy A0 để tuyên truyền nội dung tìm hiểu
được cho người dân sống ở khu vực ven con sông/suối/ ao/ hồ vào một ngày cuối tuần.
3. Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm 01 con sông/suối/ ao/ hồ (hiện trạng, nguyên nhân và
hậu quả) và thể hiện bằng một phóng sự để tuyên truyền nội dung tìm hiểu được cho
người dân sống ở khu vực ven con sông/suối/ ao/ hồ vào ngày cuối tuần.
4. Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm 01 con sông/suối/ ao/ hồ (hiện trạng, nguyên nhân và
hậu quả) và thể hiện bằng 01 tiểu phẩm để tuyên truyền nội dung tìm hiểu được cho
người dân sống ở khu vực ven con sông/suối/ ao/ hồ vào ngày cuối tuần.
+ Gợi ý về địa điểm tuyên truyền: (1) tại khu vực gần sông, suối, ao, hồ nơi có nhiều
người đi lại, (2) tại nhà văn hóa của tổ dân phố gần sông, suối, ao, hồ khảo sát, (3) tại
trường học.
+ Gợi ý một số công việc cần làm: khảo sát, chụp ảnh tình hình xả rác thải, nước bẩn
ra sông, suối, ao, hồ; thiết kế sản phẩm và các vật liệu để trình bày sản phẩm, lên kịch
bản tiểu phẩm…
Hoạt động 3: Điều tra phân loại và thành lập nhóm
* Mục tiêu: Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân chia các cá nhân
trong các nhóm, để hoạt động nhóm hiệu quả hơn. Ở những lớp học cố định, đã có thời
gian học lâu dài, hoạt động này có thể bỏ qua; giáo viên có thể căn cứ vào hiểu biết của
bản thân giáo viên về sở thích, năng lực của mỗi con để phân chia các con vào các nhóm
sao cho hợp lý.
* Hình thức làm việc: cả lớp và làm việc nhóm
* Cách thức tiến hành:
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành Phiếu điều tra sở thích, khả
năng trong việc thực hiện chủ đề. (Tham khảo mẫu)

PHIẾU ĐIỀU TRA SỞ THÍCH VÀ KHẢ NĂNG


Họ và tên học sinh ………………………………………Lớp……………………… Để phục
vụ cho hoạt động “Em bảo vệ sông suối, ao, hồ quê hương, em hãy hoàn thành phiếu điều
tra sau bằng cách đánh dấu X hoặc V vào một phương án mà em cho là đúng nhất với bản
thân mình:

STT Sở thích /Khả năng Ý kiến đánh giá của bản thân

Rất thích/ Thích/ Bình


Có khả năng rất Có khả thường/
tốt năng Có thể làm

1 Tìm kiếm thông tin tên mạng


internet

2 Tìm kiếm thông tin trên sách


tham khảo

3 Tổng hợp thông tin

4 Khả năng thiết kế bản trình


chiếu bằng Powerpoint

5 Mỹ thuật, hội họa

6 Chụp ảnh
7 Thuyết trình/ hùng biện

8 Diễn xuất

9 Viết văn nghị luận

10 Lãnh đạo nhóm

- Bước 2: Giáo viên tổ chức chia nhóm học sinh theo khả năng/sở thích căn cứ vào
kết quả của phiếu điều tra phía trên. Mỗi nhóm có từ 6 – 8 học sinh, sao cho mỗi nhóm
đều có những học sinh có những sở thích và khả năng khác nhau. Số lượng nhóm cũng
cần chú ý để đảm bảo hài hòa với số lượng sản phẩm đầu ra. Ví dụ: 4 dạng sản phẩm đầu
ra thì nên có 4 hoặc 8 nhóm thực hiện.
- Bước 3: HS về các nhóm theo phân công, thảo luận.
- Bước 4. Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Hoạt động 4: Thảo luận, xây dựng kế hoạch hoạt động
* Mục tiêu: Hoạt động này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lên kế hoạch làm
việc cụ thể của từng nhóm và từng cá nhân trong nhóm. Sau hoạt động này mỗi nhóm và
mỗi cá nhân trong nhóm nhận biết rõ và có kế hoạch cụ thể để thực hiện nhiệm vụ của
nhóm.
* Hình thức làm việc: làm việc nhóm
* Cách thức tiến hành:
- Bước 1: GV dựa vào kết quả của hoạt động 3 để công bố các sản phẩm đầu ra cần
có sau hoạt động. Mời đại diện các nhóm bắt thăm sản phẩm đầu ra hoặc mời các nhóm
đăng ký.
- Bước 2: GV công bố kế hoạch chung thực hiện hoạt động và địa điểm tuyên
truyền, cách thức tuyên truyền.
- Bước 3: GV hướng dẫn các nhóm xây dựng bảng kế hoạch cụ thể. Có thể tham khảo gợi ý
dưới đây.
BẢNG GỢI Ý NỘI DUNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC NHÓM

TT Nội dung công việc Phương Thời Địa Người


tiện gian điểm thực
hiện

1 Phân chia nhiệm vụ của từng thành viên trong


nhóm và thông báo với các thành viên về tiến
độ thực hiện dự án, xin ý kiến góp ý của GV.

2 Tìm kiếm thông tin, chụp ảnh, quay phim,


phỏng vấn, lên kịch bản…
3 Tổng hợp thông tin trên Microsoft Word

4 Nộp file tổng hợp thông tin cho giáo viên

5 Thảo luận để thống nhất nội dung của sản


phẩm sau khi nhận được phần sửa chữa của
giáo viên

6 Thực hiện làm sản phẩm và xin ý kiến góp ý

7 Hoàn thiện sản phẩm

8 Nhóm trưởng báo cáo tiến độ thực hiện sản


phẩm cho giáo viên

9 Thảo luận phân công công việc liên quan đến


buổi trình bày

10 Thực hiện các phiếu đánh giá cá nhân, nhóm…

GV có thể hướng dẫn HS tìm kiếm thông tin bằng các cách thức khác nhau: qua
internet, sách báo, đi thực địa, phỏng vấn người dân.
- Bước 4: GV cung cấp và hướng dẫn sử dụng các phiếu đánh giá và bảng tiêu chí
đánh giá cho các nhóm (xem phần Phụ lục). Nhắc HS sau khi kết thúc nhiệm vụ hoàn
thiện và nộp lại cho GV: kế hoạch làm việc nhóm, nhật ký làm việc nhóm, các phiếu
đánh giá và hình ảnh minh chứng về quá trình làm việc.
- Bước 5: GV giải đáp thắc mắc liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ và nhắc lại
kế hoạch chung để thực hiện hoạt động.
Giai đoạn 2: Thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch hoạt động đã lập
(HS thực hiện ở nhà, tại thực địa trong thời gian 2 tuần và báo cáo quá trình làm việc với
GV) Hoạt động 1: Thu thập thông tin (hình ảnh, video, bài viết, tin tức, thông tin
chung) * Mục tiêu: xác định được 01 sông/suối/ao/hồ trong khu vực làm đối tượng
nghiên cứu, thu thập được thông tin hình ảnh về thông tin chung và hiện trạng của
sông/suối/ao/hồ đó
* Hình thức làm việc: làm việc cá nhân và nhóm ngoài giờ học
* Cách thức tiến hành:
- Bước 1: các nhóm họp nhóm chia sẻ các thông tin đã biết và thảo luận để lựa chọn
1 con sông/suối/ao/hồ… làm đối tượng nghiên cứu.
- Bước 2: căn cứ vào sản phẩm đầu ra nhóm bắt thăm được, thảo luận nhóm để xác
định cách thức thực hiện sản phẩm, những thông tin cần có để thực hiện sản phẩm và
phân công nhiệm vụ cho các thành viên để có được sản phẩm đó.
Nếu lựa chọn hình thức poster, sách ảnh, tập san học sinh cần chú ý đến hình thức
trình bày: có thể lựa chọn một số hình thức trình bày sau:
Poster: lựa chọn poster in hay vẽ tay.
Sách ảnh, tập san: có thể lựa chọn dạng sách ảnh in theo thiết kế hay thủ công. Sách
ảnh in học sinh có thể tạo môt cách đơn giản nhất trên phần mềm Microshop word. Sách
ảnh thủ công các em in ảnh, cắt dán và viết chú dẫn, trang trí thủ công.
Video clip, clip ảnh: học sinh có thể sử dụng các phần mềm như Powerpoint, Movie
Maker, Photostory… để tạo dựng video, clip một cách dễ dàng hơn.
- Bước 3: Các cá nhân thu thập thông tin theo phân công của nhóm, nộp lại cho thư
ký/nhóm trưởng theo đúng tiến độ.
Tùy theo sản phẩm HS có thể chụp hình, quay phim, phỏng vấn hoặc ghi chép lại những
dấu hiệu phản ảnh chất lượng mặt nước của sông suối, ao, hồ mà nhóm đã lựa chọn: tình
hình rác thải, các cống nước xả thải, màu nước, mùi nước, hành vi bảo vệ môi trường
khác…. Ngoài ra HS cũng cần tìm hiểu những thông tin về tên gọi, lịch sử, tầm quan
trọng, nguồn nước và dòng chảy của sông/suối/ao/hồ... mà nhóm đang nghiên cứu.
- Bước 4: Thư ký, nhóm trưởng tập hợp, phân loại thông tin, xin ý kiến của GV.
GV nhân xét góp ý. Hoạt động 2: Xây dựng sản phẩm
* Mục tiêu: xây dựng sản phẩm để đánh giá tính khả thi của sản phẩm.
* Hình thức làm việc: làm việc cá nhân và nhóm tại nhà hoặc lớp ngoài giờ học
* Cách thức tiến hành:
- Bước 1: Nhóm trưởng phân công chi tiết công việc của từng thành viên trong nhóm dựa
trên năng lực của từng thành viên. Việc phân công theo năng lực cá nhân có ảnh hưởng
tích cực đến kết quả làm việc chung, có khả năng đem lại hiệu quả làm việc nhóm tốt.
Những thành viên nào có năng lực, năng khiếu trong lĩnh vực nào được giao nhiệm vụ
trong lĩnh vực ấy. Ví dụ: người biết vẽ có thể được giao nhiệm vụ trang trí, người biết sử
dụng máy tính và có máy tính với nhiệm vụ thiết kế trên máy tính, tạo video, người có
khả năng nhiếp ảnh chụp ảnh….
- Bước 2: tập hợp lại thành sản phẩm chung. Ngoài việc đảm bảo về hình thức học
sinh cần đảm bảo về nội dung theo những mạch nội dung đã xác định ở giai đoạn tìm
kiếm thông tin và đã được giáo viên chỉnh sửa, góp ý.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành sản phẩm, trình bày thử sản phẩm đã hoàn thành
trước cả nhóm. Nội bộ nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của chính mình. Thư ký ghi lại
các ý kiến bằng văn bản. - Bước 4: Chỉnh sửa sản phẩm theo nhận xét góp ý của nhóm.
- Bước 5: Gửi sản phẩm xin ý kiến của GV và chỉnh sửa theo góp ý của GV.
Hoạt động 3: Xây dựng kịch bản, phân công nhiệm vụ cho buổi tuyên
truyền báo cáo sản phẩm. * Mục tiêu: lên được kịch bản, kế hoạch chi tiết cho
buổi tuyên truyền.
* Hình thức làm việc: làm việc nhóm, tập thể lớp
* Cách thức tiến hành:
- Bước 1: Thảo luận cả lớp để tìm ra cách thức trình bày. Có thể lựa chọn: các nhóm
trình bày độc lập ở từng khu vực khác nhau trong cùng 1 địa điểm hoặc cùng tổ chức
thành 1 buổi tuyên truyền với 4 phần của 4 nhóm.
- Bước 2: Thảo luận phân công công việc:
+ Người dẫn chương trình (nếu chọn phương án tổ chức buổi tuyên truyền chung)
hoặc người trình bày của từng nhóm (nếu chọn phương án trình bày riêng).
+ Hậu cần cho buổi tuyên truyền: chuẩn bị máy chiếu, máy tính, loa đài, treo tranh
ảnh, báo tường, trang trí không gian.
- Bước 3: các cá nhân nhận và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công.
- Bước 4: Các nhóm lên kế hoạch trình bày thử các sản phẩm, nhận sự phản hồi của
GV và các bạn trong lớp và điều chỉnh nếu cần thiết.
Giai đoạn 3: Tổ chức tuyên truyền bảo vệ môi trường sông,
suối, ao, hồ và đánh giá . Hoạt động 1. Tổ chức tuyên truyền
* Mục tiêu: tổ chức thành công buổi tuyên truyền.
* Hình thức làm việc: làm việc nhóm, tập thể lớp
* Cách thức tiến hành:
- Bước 1: Các nhóm sắp xếp sản phẩm tại địa điểm và thời gian theo kế hoạch.
- Bước 2: Các nhóm tiến hành trình bày sản phầm, các thành viên của nhóm khác
tiến hành đánh giá. Giáo viên kiểm soát hoạt động của các nhóm tại địa điểm theo kế
hoạch và thu thập các phiếu đánh giá. Hoạt động 2. Đánh giá
- Bước 1: HS tự đánh giá sản phẩm của mình (sử dụng phiếu đánh giá nhóm 01) và
nhóm khác về ưu điểm, nhược điểm và những vấn đề cần chỉnh sửa (sử dụng bảng tiêu
chí đánh giá 01).
- Bước 2. HS đánh giá quá trình làm việc của mình và của các thành viên trong
nhóm. + Các thành viên tự đánh giá mức độ đóng góp, thái độ và hiệu quả làm việc của
mình (sử dụng Phiếu đánh giá 01).
+ Các thành viên tự đánh giá mức độ đóng góp, thái độ và hiệu quả làm việc của các
thành viên khác trong nhóm ( sử dụng Phiếu đánh giá 02).
+ Trưởng nhóm tổng kết quá trình làm việc, khái quát những ưu điểm cũng như hạn
chế của nhóm cùng mức độ đóng góp, thái độ và hiệu quả làm việc của từng thành viên
trên tinh thần thẳng thắn, khách quan và xây dựng.
- Bước 3: Trưởng nhóm và thư ký tổng hợp các phiếu đánh giá, bản kế hoạch và
nhật ký làm việc nhóm gửi về cho GV.
- Các sản phẩm của HS có thể trưng bày ở trong lớp hoặc đưa lên mạng để nhận
thêm ý kiến phản hồi của nhiều người.
Bộ công cụ đánh giá
Phiếu 01
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM
Ngày:
……………………………………………………………………
……………… Tên:
……………………………………………………………………
………………
Nhóm……………………………………………………………
…………………… Xác định và mô tả nhiệm vụ của bạn trong
nhóm:
……………………………………………………………………………………………
……………………
…………………………………………………………………………..
……………………………………… ……………………………………………………
Mức độ 1 2 3 4 Điểm
Bắt đầu Phát triển Hoàn thành Mẫu mực
Tiêu chí

Nghiên cứu Tôi không Tôi tìm kiếm Tôi tìm kiếm Tôi tìm kiếm
và thu thập tìm kiếm được một vài được một số được nhiều
thông tin được thông thông tin thông tin có thông tin
tin có liên nhưng chỉ một liên quan đến cho chủ đề
quan đến lượng nhỏ chủ đề nhưng hoặc nhiệm
chủ là có lích cho không phải vụ được giao
đề. chủ đề tất cả.

Chia sẻ Tôi không Tôi chia sẻ một Tôi chia sẻ Tôi chia sẻ
thông tin chia sẻ ít thông tin một số thông nhiều thông
thông tin với với nhòm tin hữu ích tin hữu ích
nhóm. với nhóm với nhóm

Sự tham gia Tôi không Tôi tham gia Tôi tham gia Tôi tham gia
vào nhiệm tham gia dưới một nửa hơn một nửa tất cả các
vụ nhóm nhiệm vụ nào các nhiệm vụ các nhiệm vụ nhiệm vụ
hoặc buổi hoặc buổi họp hoặc buổi hoặc buổi
họp nhóm nhóm. họp nhóm họp nhóm
nào. nhưng không
phải tất cả

Hoàn thành Tôi không Tôi hoàn thành Tôi hoàn Tôi hoàn
nhiệm vụ hoàn thành ít hơn một thành nhiều thành toàn
nhiệm vụ nào nửa nhiệm vụ hơn một nửa bộ nhiệm vụ
được giao. được giao. nhưng không được giao
phải tất cả
nhiệm vụ
được giao

Lắng nghe ý Tôi không Tôi không Tôi gần như Tôi lắng
kiến của các lắng nghe thường xuyên lắng nghe ý nghe ý kiến
thành viên các thành lắng nghe ý kiến và phản và phản hồi
khác viên trong kiến và phản hồi của các của các
nhóm, tôi hồi của các thành viên nhóm khác,
nghĩ và làm thành viên khác cho nếu thấy có
theo cách khác cho nhóm. hiệu quả cho
của tôi. nhóm. nhóm tôi
đồng ý theo
họ.
Hợp tác với Tôi tranh cãi Thỉnh thoảng tôi Tôi thảo luận Tôi thảo luận
nhóm với cách nghĩ tranh cãi với các các vấn đề không tranh
mọi người và thành viên khác với các thành cãi với các
cố gắng để họ của nhóm viên và chỉ 1 thành viên
suy nghĩ như vài lần tranh trong nhóm.
cách của tôi. cãi.

Ra quyết Để cho mọi thứ Tôi chỉ làm việc


định một làm theo cách với bạn của
cách công của tôi là cách mình (những
bằng làm duy nhất bạn hợp mình)
của nhóm. trong nhóm.

Phiếu 02
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM
(Các thành viên trong nhóm chấm cho các thành viên khác)
Ngày:
…………………………………………………………………
……………… Tên người đánh giá:
…………………………………………………………………
Nhóm……………………………………………………………
……………………
Họ tên cá nhân được đánh 1 2 3 4
giá Bắt đầu Phát triển Hoàn thành Mẫu mực

Phiếu đánh 03
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ NHÓM
Tên nhóm:………………………………………………………………………
Tên thành viên:………………………………………………………………
Kỹ năng Những gì chúng tôi đã làm Thường Thỉnh Không
xuyên thoảng bao giờ

Thảo luận Nhóm chúng tôi cùng thảo luận nội


dung và mỗi người chứng minh cho
câu trả lời của mình.

Quyết Chúng tôi cùng nhau đưa ra các


định quyết định.

Bình chọn Chúng tôi bình chọn theo từng quyết


định.

Nhất trí Chúng tôi nhất trí theo bình chọn


này.

Lắng nghe Chúng tôi lắng nghe từng thành


viên.

Chia sẻ ý Chúng tôi chia sẻ ý kiến với các


kiến thành viên.

Làm việc Chúng tôi cùng làm việc theo nhóm.


cùng nhau

Giải quyết Chúng tôi cùng giải quyết vấn đề


vấn đề trong nhóm.

Tập trung Chúng tôi tập trung vào nhiệm


vụ.

Khuyến khích Chúng tôi động viên lẫn nhau.

BẢNG MÔ TẢ TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM NHÓM


Mức độ Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1 Số
(4 điểm) (3 điểm) (2 điểm) (1 điểm) điểm
ND
đánh giá

Nội dung Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày
được: được 4 nội được 3/4 nội được 2/4 nội
- Tên gọi, vị dung nhưng dung nhưng dung nhưng
trí, lịch sử còn so sài, ít còn so sài, ít còn so sài, ít
(nếu có), thông tin. thông tin thông tin
- Vai trò, hoặc có hoặc có
thông tin thông tin
- Tình trạng chưa chính chưa chính
ô nhiễm (rác xác xác
thải, nước
thải, mùi,
màu nước),
- Nguyên
nhân, hậu
quả ô nhiễm
nước tại địa
điểm nghiên
cứu.

Hình thức đối Đúng yêu Đúng yêu Đúng yêu Nhầm hình
với poster, cầu đặt ra, cầu đặt ra, cầu đặt ra thức trình
album sinh động, sinh động, tuy nhiên bày
ảnh/ảnh bắt mắt, bắt mắt, còn đơn điệu,
trình bày trình bày sơ sài
khoa học, dễ chưa khoa
hiểu có tính học, tính liên
liên kết giữa kết chưa rõ
các hình ảnh nét

Hình thức đối Đúng yêu Đúng yêu Đúng yêu Đúng yêu
với sản phẩm cầu đặt ra, cầu đặt ra, cầu đặt ra, cầu đặt ra,
tiểu phẩm, kịch bản hay kịch bản hấp kịch bản còn kịch bản
phóng sự hấp dẫn, hóa dẫn, hóa đơn điệu, còn đơn
trang, đạo cụ trang, đạo cụ hóa trang, điệu, hóa
sân khấu sân khấu đạo cụ sân trang, đạo
chuẩn bị kỹ, chuẩn bị còn khấu chuẩn cụ sân khấu
phù hợp với sơ sai nhưng bị kỹ lưỡng, chuẩn bị sơ
kịch bản, vẫn phù hợp phù hợp với sài, nhân sự
huy động tối với kịch bản, kịch bản, tham gia
đa nhân sự huy động tối nhân sự nhỏ hơn ½
nhóm tham đa nhân sự tham gia chỉ thành viên
gia trong nhóm ½ thành viên nhóm
tham gia. nhóm

Cách thức Người trình Người trình Người trình Người trình
trình bày sản bày lưu loát, bày đôi chỗ bày nhiều bày nhiều
phẩm trước dễ hiểu; Các chưa lưu chỗ chưa lưu chỗ chưa
đám đông thành viên loát; Các loát; Các lưu loát;
trong nhóm thành viên thành viên Các thành
trả lời được trong nhóm trong nhóm viên trong
đa số thắc trả lời được trả lời được nhóm trả lời
mắc (trong đa số thắc một nửa thắc được 2/3
phạm vi tìm mắc (trong mắc (trong thắc mắc
hiểu) của phạm vi tìm phạm vi tìm (trong phạm
người nghe hiểu) của hiểu) của vi tìm hiểu)
người nghe người nghe của người
nghe

Tổng điểm

You might also like