Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 175

Hai Mươi

Nguyên Tắc
Chiến Lược
Giúp
Cải Thiện
Khai Cuộc

Dạ Hành Press
Lý Thuyết Khai Cuộc
Thật Là Đơn Giản
Hai Mươi Nguyên Tắc Chiến Lược
Giúp Cải Thiện Khai Cuộc

Tác giả: Hideo Otake 9 đẳng

Dịch: Huỳnh Nhật Tân

Dạ Hành Press

Hồ Chí Minh
Dạ Hành
Hội nghiên cứu Cờ Vây
HCM, VN

Sách từ dự án
“Mỗi tuần một quyển sách”

Dự án “Mỗi tuần một quyển sách”


Mục tiêu: Nâng cao trình độ Cờ Vây Việt
Bắt đầu: 15/10/2019
Kết thúc: 15/4/2020
Giá niêm yết: 40->100k/Sách
Mỗi đầu sách sẽ được cho tải miễn phí trên mạng sau
8 tháng kể tử lúc bán đầu sách đó.
Không chia sẻ đầu sách dịch này trong khoảng thời gian bán.

Tuần 2: Lý thuyết khai cuộc thật là đơn giản


Giá: 40k
Tuần 3: Bách khoa toàn thư về sống chết
Giá: 40k
Mục lục
Lời nói đầu........................................................................................... 5
Thuật ngữ.............................................................................................. 6
Chương Một
Nguyên Tắc Khai Cuộc Cơ Bản
Nguyên tắc 1
Vây góc nhằm mở rộng ra biên......................................................... 8
Nguyên tắc 2
Hãy linh hoạt khi phát triển bằng điểm sao.................................. 16
Nguyên tắc 3
Tìm nước gọng kìm đúng................................................................ 24
Nguyên tắc 4
Luôn phải có kế hoạch đối phó các nước đả nhập........................ 32
Nguyên tắc 5
Điểm 5-4 nhằm lấy ngoại thế.......................................................... 42
Nguyên tắc 6
‘Hàng 4 lấy thế, hàng 3 giữ đất’........................................................ 50
Nguyên tắc 7
Dựng khung ‘hình hộp’..................................................................... 58
Chương Hai
Hình Cờ Đẹp
Nguyên tắc 8
‘Nội chiến’ làm lãng phí quân.......................................................... 68
Nguyên tắc 9
Đừng để đám quân bị bẻ đầu........................................................... 76
Nguyên tắc 10
Bạn không thể đuổi kịp nếu cứ ‘chạy theo đít ngựa’..................... 84
Nguyên tắc 11
‘Tam giác ngu’ là hình xấu............................................................... 94
Nguyên tắc 12
‘Hình hoa đáng giá 30 mục’...........................................................102
Nguyên tắc 13
Đừng dọa bắt tùy tiện.....................................................................110
Chương Ba
Chiến Lược
Nguyên tắc 14
Tấn công đối thủ bằng cách phá cơ sở..........................................118
Nguyên tắc 15
Đừng áp sát các quân yếu...............................................................126
Nguyên tắc 16
‘Một mũi tên trúng hai đích’..........................................................134
Nguyên tắc 17
Sử dụng ngoại thế để tấn công.......................................................142
Nguyên tắc 18
Tránh xa các đám mạnh.................................................................150
Nguyên tắc 19
Giảm thiểu khung lớn một cách nhẹ nhàng................................158
Nguyên tắc 20
Đừng giữ quân đã hoàn thành nhiệm vụ của mình...................166
Lời nói đầu
Trong giai đoạn khai cuộc, những quân cờ thường ít có giao
tranh, va chạm lẫn nhau nhìn chung khá là ‘hòa bình’. Mặt khác,
đây lại là giai đoạn khó xác định nhất đâu là những nước cờ lớn.
Bởi vì không có căn cứ nào để đánh giá cho từng nước đi khác
nhau. Nếu bạn không luyện tập khai cuộc, thì kỹ năng chơi cờ của
bạn sẽ không bao giờ tiến bộ. Vì khai cuộc là cơ sở cho toàn bộ
ván cờ của bạn.
Khai cuộc không có khuôn khổ nào cả, nhưng ẩn sâu trong
đó là các điểm mấu chốt, các điểm quan trọng quyết định đến sự
phát triển thế cờ. Tìm hiểu rõ về những điểm này là một cách chắc
chắn sẽ giúp bạn tiến bộ trong khai cuộc.
Trong quyển sách này, bao gồm 20 nguyên tắc mà tôi đã lựa ra,
xem là quan trọng trong khai cuộc cùng với giải thích qua những
ví dụ cụ thể. Toàn bộ quyển sách được chia ra làm 3 chương,
nhưng cũng không rõ ràng lắm. Nên tôi khuyến khích người đọc
hãy xem 20 nguyên tắc này như những câu cách ngôn cờ vây và
dùng chúng cho tới khi trở thành bản năng hay cảm giác (Thực
tế thì một vài câu cách ngôn truyền thống của cờ vây đã được bỏ
vào đây). Học tập các nguyên tắc này giúp bạn nắm vững chiến
lược cơ bản và hiểu sâu hơn về khai cuộc. Từ đó sẽ làm bạn trở
nên mạnh hơn trong cờ vây.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến nhà viết sách cờ vây Murakami
Akira đã hỗ trợ tổng hợp lại quyển sách này.

Otake Hideo
Tháng 8 năm 1985

5
Thuật ngữ
aji - tiềm năng (khả năng).

atari - bắt quân (chưa ăn quân), khiến đám quân đối phương còn 1 khí.

fuseki - khai cuộc (thường được xác định là trước khi bất kỳ cuộc chiến nào
trên bàn cờ nổ ra).

gote - hậu thủ, nước đối phương không cần trả lời; mất thế chủ động. Ngược
lại với sente.

hane - bẻ đầu quân đối thủ.

joseki - định thức, một chuỗi nước đi ở khai cuộc, là những nước đi tốt nhất
ở trong góc.

miai - những nước có giá trị tương đương nhau.

moyo - khung đất, tiềm năng không thực sự là đất.

ponnuki - hình hoa sau khi ăn một quân.

sabaki - tạo hình nhẹ nhàng linh hoạt để cứu đám quân.

sente - tiên thủ, một nước buộc đối thủ phải trả lời còn không sẽ chịu tổn thất
lớn.

tesuji - đòn kỹ thuật, đòn chiến thuật.

6
Chương Một
Nguyên Tắc Khai Cuộc Cơ Bản

Một sai lầm thường gặp khi một người bắt đầu học về một thứ
gì đó mới là đâm đầu vào những kỹ thuật cao trước khi nắm rõ
cơ bản. Để tránh sai lầm đó, tôi xin được bắt đầu bằng việc trình
bày những nguyên tắc cơ bản để giúp bạn hiểu thấu đáo hơn về
khai cuộc.
Nguyên tắc 1
Vây góc nhằm mở rộng ra biên

Sau khi khóa góc, Đen nên làm gì tiếp?


Bước đầu tiên của khai cuộc đó chính là chiếm góc. Nhưng khi
bạn bắt đầu bằng điểm 3-4, bình thường bạn sẽ không phí chút
thời gian nào mà khóa góc của bạn ngay (như trong hình). Điều
này sẽ giúp bạn có được vùng đất chắc chắn khoảng mười mục.
Tuy nhiên, giá trị của việc chiếm và khóa góc đó không chỉ dừng
lại bằng mười mục mà nó còn là nền tảng khiến bạn phát triển ra
biên một cách dễ dàng.

Hình chủ đề
Đâu là điểm Đen nên nhắm tới trong nước đi tiếp theo?

8
Hình 1: điểm quan trọng cho cả hai bên
Nước mở rộng theo hướng 1 là điểm lớn nhất trên bàn cờ. Nhờ
vào khóa góc khá chắc của Đen, có khả năng rất lớn là khu vực
nằm giữa góc và nước mở rộng sẽ trở thành đất của Đen. Trắng
cũng rất muốn mở rộng đến 1 từ góc Trắng chiếm được bên dưới.
Cho nên có thể kết luận 1 là điểm quan trọng của cả 2 bên.

Hình 2: trông giống như đất của Đen


Nếu Trắng đối phó bằng nước mở tại 1, ý tưởng mở rộng cho
đất của Đen là dựng khung đất vào trung tâm bằng nước nhảy 2.
Vùng bên trong khu vực được mở rộng bắt đầu trông có vẻ như là
vùng đất của Đen.

Hình 1 Hình 2

9
Hình 3: so sánh với mở biên trên
Hướng mở khác mà Đen có thể đi từ góc là tại 1. Nếu bạn thắc
mắc nước nào lớn hơn thì câu trả lời là nước mở xuống biên dưới.
Đen sẽ khá khó chịu khi Trắng mở rộng được tại 2, tại sao vậy?

Hình 4: mất cân bằng


Hình cờ bên trên giống như khung của căn nhà một tầng. Khi
bạn cố gắng thêm tầng thứ hai với 1, kết cấu ngôi nhà sẽ mất cân
bằng vì quân Đen thấp trong góc. Ngược lại, rất dễ dàng xây được
tầng thứ hai với nước mở rộng ở biên phải như trong Hình 1.
(Trong Hình 2, Đen có hai bức tường vững chắc đối diện nhau.)

Hình 3 Hình 4

10
Hình 5: hướng phát triển cơ bản
Từ khóa góc Đen có thể mở
rộng ra theo hai hướng như
hướng hai mũi tên trong hình.
Nhưng Đen có thể xây khung
dạng nhà hai tầng ở phía dưới.
Do đó, hướng phát triển chủ yếu
của khóa góc: mở rộng vào biên
nào mà mặt khóa góc hướng tới.
Hình 5
So sánh thì mở rộng biên trên có
giá trị nhỏ hơn một chút.

Hình 6
Hình 6: chặn hướng phát triển của Đen
Trắng chỉ có duy nhất một quân phía góc dưới bên phải, nên tới
lượt Trắng đi. Trắng 1 là một nước lớn bởi vì nó sẽ lấy mất hướng
mở rộng chủ yếu của đám quân Đen vây góc.
11
Hình 7: vẫn là nước đi tốt
Ngay cả khi Trắng chơi như vậy, Đen vẫn có chỗ để mở rộng.
Đen 1 có lẽ hẹp hơn so với trước, nhưng nó vẫn là nước đi tốt, trở
nên vững chắc hơn và nó càng dễ dàng chuyển thành lãnh thổ.

Hình 7 Hình 8

Hình 8: cũng rất lớn


Bởi vì Đen mở ‘a’ là nước lớn thì Trắng mở tại 1 cũng có giá trị
tương tự. Có vẻ không dễ chấp nhận rằng Trắng 1 cũng rất lớn
nhưng nó giúp cho ta so sánh với việc đối thủ mở rộng trong
trường hợp ngược lại.

12
Hình 9: ý nghĩa gấp đôi
Quay lại với hình ban đầu, bây giờ đã rõ ràng là Đen 1 là một
nước rất lớn cho cả hai bên, mở rộng ở đây là ưu tiên hàng đầu
của cả Đen và Trắng. Đó là lý do tại sao chúng ta gọi đây là điểm
quan trọng.

Hình 10: mối liên quan với quân Trắng


Đen 1 là hướng phát triển chính xác cho góc Đen. Nhưng a lại
là hướng phát triển chính yếu cho Trắng. kết quả là, 1 không phải
là điểm quan trọng cho cả hai bên nên nó không lớn như 1 trong
Hình 9. Tuy nhiên, thực tế không thay đổi rằng nó vẫn là một
nước lớn nên ưu tiên hàng đầu.

Hình 9 Hình 10

13
Hình 11 Hình 12

Hình 11: khung lớn


Khi mà Đen có góc trên và dưới, thì Đen 1 trở thành nước mở từ
cả hai góc khiến nước này có hiệu quả gấp đôi. Giờ nó trở thành
nước đi cực kỳ lớn: biến nguyên biên phải trở thành khung Đen
cực bự.

Hình 12: ít giá trị hơn


Đen mở 1 tại đây có giá trị nhỏ nhất trong số các nước được
trình bày ở trên. Góc dưới đã bị hai bên giày xéo, nên Đen 1 ít có
tiềm lực mở rộng hơn nữa.

14
Hình 13: hiển nhiên nhưng...
Khi mà Trắng chơi tại 1, hiển nhiên là Đen sẽ đi 2 - theo những
gì phân tích nãy giờ - nhưng cũng không có nghĩa là Trắng 1 là
nước tồi, vì chiếm góc được ưu tiên hơn phát triển biên.
(Góc vàng, biên bạc, ở giữa là cỏ khô) - Nhập Môn Cờ Vây

Hình 13 Hình 14

Hình 14: không chắc sẽ tốt hơn


Điều gì sẽ xảy ra nếu Trắng chơi ở 1 tránh cho Đen bành trướng.
Đây là nước tốt hơn sao? Có thể đây là một chiến lược khả thi,
nhưng bạn không thể nói rằng Trắng 1 cho kết quả tốt hơn Hình
13, do Đen 2 vẫn là một nước lớn như 1.

15
Nguyên tắc 2
Hãy linh hoạt khi phát triển bằng điểm sao

Điểm 3-4 tiểu mục được cho là thiên về đất, còn sao thì thiên về
ngoại thế, nhưng cách nói này dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng sao.
Điều quan trọng là đừng quá rập khuôn theo những quan niệm
định kiến ấy trong cờ vây. Điểm sao về bản chất cũng không kém
hiệu quả khi dùng để giữ đất. Bạn phải thật sự linh hoạt và điều
chỉnh chiến lược của mình thay đổi tùy theo hoàn cảnh. Khi thì
bạn sử dụng điểm sao xây dựng ngoại thế, lúc khác bạn lại dùng
để giành lấy đất.
Như hình dưới, kế hoạch của bạn sẽ là gì? Tập trung chú ý đến
góc trên bên phải.

Hình chủ đề
Đen tập trung chơi góc trên bên phải
16
Hình 1: củng cố góc
Kế Hoạch Thứ Nhất: đây là một chiến lược thông thường của
Đen - nhảy 1. Nếu Trắng trả lời với 2-4 như định thức, Đen xếp
hình trong góc với 3, giúp Đen dễ dàng lấy đất tại vùng đó.

Hình 1 Hình 2

Hình 2: hầu như sẽ thành lãnh thổ


Vì Đen đã củng cố góc nên Đen rất dễ lấy đất tại vùng trên bằng
cách mở 1. Đây là một ví dụ dùng quân sao để lấy đất. Vai trò của
quân đánh dấu trong việc tạo lãnh thổ cần được chú ý.

17
Hình 3: ý nghĩa việc trao đổi
Trắng cũng có thể bỏ qua trao đổi Trắng ‘a’-Đen ‘b’, và thay vào
đó, chỉ đơn giản nhảy lên tại 3. Sự thay đổi này có tác dụng gì?

Hình 4: sẽ không còn đất


Hãy giả sử là Đen mở ở 1 cố chiếm một vùng đất góc lớn.
Nhưng lại để lại chỗ hở ở đằng sau: Trắng có thể đả nhập tại 2.
Đen không bị sao với kết quả này, sẽ có ngoại thế nhưng đất sẽ
hoàn toàn bị lấy mất.

Hình 3 Hình 4

18
Hình 5: không thể quá tham lam
Nếu Đen cố gắng giữ lấy đất góc của mình bằng cách nhảy
xuống 1 chặn Trắng ‘a’, thì Trắng sẽ chặn Đen bằng nước mở tới
2. Đen đừng mơ có được vùng đất lớn. Tóm lại, bạn phải nhận ra
rằng rất khó để cho Đen chiếm đất sau Hình 3.

Hình 5 Hình 6

Hình 6: chiến lược tốt


Trong trường hợp này thì quan trọng là không nên tham lam
tạo lãnh thổ ngay lập tức. Hãy đe dọa hai quân Trắng với 1 là một
chiến lược tốt. Tất nhiên không có gì sai với chiến lược ‘dọa’ vây
lấy đất lớn bằng việc mở rộng ở ‘a’.

19
Hình 7: gọng kìm (giáp công)
Kế Hoạch Thứ Hai: gọng kìm. Lựa chọn thứ hai là tạo gọng kìm
theo hướng ở 1. Nếu bạn dùng điểm sao để lấy ngoại thế thì gọng
kìm rất thích hợp. Tất nhiên là gọng kìm ở những vị trí khác cũng
có tác dụng.

Hình 7 Hình 8

Hình 8: sự phát triển lý tưởng


Đen sẽ rất thỏa mãn khi mà Trắng bỏ chạy với 2, vì Đen sẽ chơi
ở 3, nước này vừa tấn công vừa phòng thủ. Do đó, Trắng 2 không
phải là một nước đi tốt.

20
Hình 9: nhường góc
Đả nhập góc mới là nước trả lời chính xác cho thế gọng kìm
này. Nước từ 1 tới 10 là định thức: Đen nhường lại đất góc và đổi
lại có được ngoại thế mạnh từ bên cánh phải hướng tới trung tâm.

Hình 10: nước kẹp gần


Đen cũng có thể chơi kẹp gần tại 1.

Hình 9 Hình 10

Hình 11: chiến lược tương tự


Diễn biến tương tự từ 1 tới 9, nhưng mà lúc này không cần thiết
phải gia cường thêm quân Đen tại ‘a’.

Hình 11
21
Hình 12: sau khi đả nhập
Hình cờ tương tự như Hình 4, nhưng bàn cờ được đảo lại. Có
hai cách để Đen chơi sau khi Trắng đả nhập.

Hình 12
Hình 13: chặn lại
Đen ngăn chặn ở 1 khi muốn xây dựng ngoại thế - khi đó sẽ phải
từ bỏ đất trong góc. Sau nước 4 -

Hình 14: bao lấy ngoại thế


Đen có thể nhốt Trắng lại bằng cách chạm tại 1, và sẽ có một
chút ít đất ở biên phải nhưng hơn thế nữa là ngoại thế rất mạnh
ở bên ngoài.

Hình 13 Hình 14
22
Hình 15: đất góc
Khả năng khác là chặn tại 2: Đen muốn sử dụng quân tam giác
để chiếm đất. Diễn biến tới 5 là định thức.

Hình 16: phải chặn đứng


Trong hình này, Đen không có quân sẵn ở ‘a’, do đó chặn đứng
tại 4 là tuyệt đối cần thiết.

Hình 15 Hình 16

Hình 17: lấy đất


Với hình cờ như thế này, có sẵn quân tam giác trong khu vực đó,
việc lấy đất là rất tự nhiên. Chặn ở 4 rất thích hợp.

Hình 17
23
Nguyên tắc 3
Tìm nước gọng kìm đúng

Mục tiêu của gọng kìm là tấn công đối thủ, vì vậy trong ván đấu
chỉ có những nước kẹp cách một tới cách ba mới tính là gọng kìm.
Nước kẹp cách bốn thì không gây nhiều áp lực cho nên không thể
gọi là gọng kìm được.
Nước gọng kìm đóng vai trò quan trọng trong khai cuộc không
kém các nước mở rộng. Cho nên chúng ta phải hiểu được, nắm
bắt được cách vận dụng nó vào trong kế hoạch khai cuộc.

Hình chủ đề
Trắng tập trung chơi góc dưới bên trái

24
Hình 1: sáu kiểu gọng kìm
Như hình cờ này, Trắng muốn kẹp quân Đen đơn độc. Có tất cả
sáu nước gọng kìm có thể dùng, từ nước kẹp gần cách một tới kẹp
xa cách ba. Tất nhiên không thể bỏ qua, phải tính đến khóa góc
Trắng phía trên bên trái.

Hình 1 Hình 2

Hình 2: mở kết hợp với kìm


Khi bạn cân nhắc Trắng 1 hay ‘a’ cũng có tác dụng như một
nước mở từ hình cờ góc Trắng phía trên. Nó hiển nhiên trở thành
một nước hay cho mục tiêu này. Gọng kìm ở ‘b’ sẽ trở thành một
nước mở quá xa với quân ở phía trên bên trái.
Chú ý: tuy vậy, tôi không nói rằng ‘b’ là một nước đi tồi.

25
Hình 3: chỉ đơn giản mở rộng
Trắng 1 mở từ khóa góc phía trên, sẽ rất dễ lấy đất với nó. Tuy
nhiên, nó không giúp được gì nhiều cho việc tấn công quân Đen,
vì Đen có khoảng không để giãn ra tại 2. Tập trung tấn công thay
vì chỉ mở rộng sẽ thú vị hơn nhiều.

Hình 3 Hình 4

Hình 4: Đen vẫn không an toàn


Đen có thể giãn ra tới 1 khi Trắng kẹp cách ba, nhưng Trắng đi
2 ngăn Đen lấy đủ cơ sở để sống, vì vậy Đen 1 không thỏa đáng.
Trắng đạt được mục đích và có một nước đẹp để tiếp tục tấn công
là 4.

26
Hình 5: chiến lược của Trắng?
Hãy nhìn vào một trường hợp khác, Đen chơi 1 và 3. Đây là
một định thức phổ biến, nhưng tôi muốn các bạn cân nhắc tới góc
dưới bên trái trong việc lên kế hoạch cho Trắng.

Hình 6: không phải là gọng kìm


Đầu tiên, hãy thử nối tại Trắng 1. Nếu Đen 2, thì Trắng 3 là định
thức, nhưng nó không phải là nước gọng kìm đối với quân đen
ở dưới. Đến khi Đen giãn quân tại 4 thì chiến lược tổng thể của
Trắng diễn ra không như Trắng muốn.

Hình 5 Hình 6

27
Hình 7: đi xa thêm một hàng
Trắng vừa muốn mở rộng, vừa muốn tạo gọng kìm. Câu trả lời
là đi xa hơn một hàng với 1.
Trắng 1 là một nước giãn xa hơn định thức. Nếu nó làm bạn lo
lắng -

Hình 8: định thức phù hợp


Thì bạn nên tạo miệng hổ ở 1. Khi đó, Trắng có thể nhảy xa hơn
với 3, vừa là gọng kìm cũng vừa là định thức. Bạn phải chịu khó
chọn đúng định thức tùy theo hoàn cảnh.

Hình 7 Hình 8

28
Hình 9: gọng kìm gắt nhất
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa các loại gọng
kìm nhé. Bắt đầu với nước kẹp gần tại 1, nước này sẽ ngay lập tức
làm bùng nổ một cuộc chiến.

Hình 10: cuộc chiến nảy lửa


Cuộc chiến sẽ sôi nổi ngay lập tức với việc chạm tại 1. Diễn biến
tới 9 là một khả năng tiếp tục.

Hình 9 Hình 10
Hình 11: kẹp nhẹ hơn
Đen kẹp 1 cho Trắng dễ thở hơn. Ván đấu có thể tiếp tục với
những nước đơn giản như 2 và 3. Khỏi phải nói, nước kẹp cách ba
còn lỏng và nhẹ hơn.

Hình 11
29
Hình 12: chọn gọng kìm phù hợp
Chúng ta đều biết nước gọng kìm là nước tốt khi Đen có ngoại
thế ở phía trên. Câu hỏi là: gọng kìm nào là phù hợp nhất?

Hình 12 Hình 13

Hình 13: phù hợp nhất


Ảnh hưởng của đám Đen bên trên khá mạnh, nên Đen chẳng
sợ gì khi gây chiến mạnh với nước kẹp gần tại 1. Nước đi này cũng
được tính như nước mở rộng từ tường Đen phía trên, và tất nhiên
để sử dụng tường dày thì mở càng xa càng tốt.

30
Hình 14: tấn công kiếm lời
Đây là một khả năng tiếp tục, Đen trả lời Trắng 1 bằng lùi về
2, sau đó tiếp tục tấn công với 4. Quân Trắng đi đây chỉ giúp cho
Đen lấy được lãnh thổ ở phía trên một cách tự nhiên. Nếu đổi lại
Trắng nhảy nước 1 ở 3 thì Đen trả lời tại 4 vẫn là một kết quả tốt.

Hình 15: quá gần


Kẹp cách ba quá lỏng: nó cho Trắng nhiều không gian để sống.
Ví dụ: Nếu đám Trắng dễ dàng an định nhờ vào nước 2 tới 6, Đen
sẽ khó chịu, chưa kể nước mở Đen 1 quá gần với tường Đen.

Hình 14 Hình 15

31
Nguyên tắc 4
Luôn phải có kế hoạch đối phó các nước đả nhập

Những nước mở rộng giãn quân là những nước thông thường


trong giai đoạn khai cuộc, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc có
thể bị đối phương đả nhập. Mở rộng xa thì càng hiệu quả nhưng
càng dễ bị đả nhập vào hơn, vì vậy bạn phải chuẩn bị sẵn các biện
pháp ứng phó. Và bạn cũng cần phải biết giới hạn an toàn cho việc
giãn quân là bao xa khi có quân đối phương ở gần đó.
Khi Đen đánh 1, Trắng giãn bao nhiêu bên cánh phải là đủ?

Hình chủ đề
Tìm nước mở phù hợp cho quân Trắng

32
Hình 1: nước mở cơ bản
Trắng 1 là nước đi cơ bản, khi Trắng muốn phòng thủ cho quân
Trắng đơn lẻ hơn là bành trướng mở rộng phát triển ngoại thế.
Hai quân này không thể bị chia cắt, do đó Trắng có thể có được
một chút đất, một chút cơ sở đồng nghĩa là Trắng có thể ổn định
nhóm quân của mình.

Hình 2: tham lam


Cố gắng chiếm thêm đất bằng nước mở ở 1 là tham lam. Nó để
lại chỗ hở mà Đen có thể khai thác bắng cách tấn công, đả nhập
tại vị trí 2.

Hình 1 Hình 2

33
Hình 3: bị cắt làm đôi
Trắng 1 là nước chuẩn bị phản công Đen, nhưng Trắng sẽ bị bất
lợi vì Đen sẽ cắt đôi hình cờ của Trắng với 2 và 4. Quân đen ở trên
và dưới hỗ trợ làm cuộc chiến rất khó khăn cho Trắng.

Hình 3 Hình 4

Hình 4: không thể nối về


Chẳng lẽ không có cách nào cho Trắng có thể nối hai quân lại?
Trắng đã cố gắng chơi tại 1, nhưng Đen đáp trả bằng 2 tới 6. Trắng
thất thế khi phải từ bỏ quân tam giác.

34
Hình 5: nước đi chuẩn
Khi muốn củng cố quân yếu, giãn cách hai là nước đi chuẩn.
Giãn tại 3 là nước đi thông thường. Nước giãn rộng hơn ở ‘a’ có
chỗ hở cho quân Đen đả nhập tấn công, rất không an toàn.

Hình 6: hàng thứ 3 và hàng thứ 4


Điều nói trên không có nghĩa là Trắng không thể giãn cách ba
tại đây. Tuy nhiên, thay vì giãn ở ‘a’, hãy đáp trả tại vị trí cao hơn
một chút ở 1 tại hàng thứ 4. Nó có ít điểm yếu hơn nước đi thấp
và có thể đạt được nhiều hiệu quả hơn.

Hình 5 Hình 6

35
Hình 7: đáp trả nước đả nhập
Giống như trước, Đen có thể đả nhập chỗ hở ở giữa hai quân,
nhưng lần này Trắng có đòn đáp trả, ngay lập tức đè tại 2. Bây giờ
không dễ cho Đen phá vỡ được hình cờ của quân Trắng. Đây là
điểm lợi cho việc mở cao. Tiếp -

Hình 8: vẫn giữ được kết nối


Nếu Đen 1, Trắng cắt tại 2. Đen phải nối lại tại 5. Trắng sẽ chặn
tại 6 và giữ liên kết với quân tam giác, rất khác biệt với nước giãn
thấp. Sau khi 7, Trắng khóa chết quân Đen 1 và gia cường cho
đám quân của mình.

Hình 7 Hình 8

36
Hình 9: tình huống thông thường
Thế cờ này thường xuất hiện trong các ván đấu thực. Tại sao
Đen lại muốn mở cao? Ờ thì trước hết là nước này sẽ kết hợp tốt
với quân cờ ở điểm sao phía trên.

Hình 9 Hình 10

Hình 10: không tồi, nhưng ...


Tôi khẳng định rằng nước Đen 1 không phải là một nước tồi,
nhưng sẽ rất khó đối phó với quân Trắng đả nhập tại ‘a’. Cho nên
đây là một lý do khác nên đi như Hình 9.

37
Hình 11: nước mở thấp là chính xác
Mở thấp là nước thích hợp để ổn định ba quân Trắng tam giác.
Hình cờ Trắng đã khá mạnh nên Trắng không lo về điểm yếu ở ‘a’.
Nếu Trắng đánh tại ‘b’ thì chắc hơn nhưng lại quá co cụm và thiếu
hiệu quả.

Hình 11 Hình 12

Hình 12: cách đối phó của Trắng


Nếu Đen đả nhập tấn công ở 1, Trắng sẽ đáp trả tại 2, tự tin rằng
sẽ không có điều gì xấu xảy ra. Nếu Đen tiếp tục với ‘a’, Trắng ‘b’,
Đen ‘c’, Trắng ‘d’. Trắng xây dựng cho mình một ngoại thế vượt trội
so với vùng đất bé tí mà Đen lấy được.

38
Hình 13: đả nhập thành công
Nếu Đen đã có quân tam giác trước, thì khi đó tấn công ở 1 lại
là một nước đầy sức mạnh. Đen dễ dàng nối hai đám quân về với
3 tới 7 và phá toàn bộ đất của Trắng. Dù vậy thì đám Trắng đã nối
được hết về với nhau cho nên thiệt hại không tới mức không chịu
được.

Hình 14: củng cố


Nếu ván cờ tới giai đoạn mà mất toàn bộ đất với nước Đen 1
trong Hình 13 thì rất lớn, Trắng có thể nhảy lên và phòng thủ với
1. Nếu Đen ‘a’, Trắng sẽ ‘b’. Tuy nhiên, nước 1 không phải là nước
nhất thiết phải đi, bởi nhìn chung diễn biến như Hình 13 có lẽ vẫn
chấp nhận được với Trắng.

Hình 13 Hình 14

39
Hình 15: mở thật xa?
Thế còn nước mở ở vị trí 1 trong trường hợp này thì sao? Nếu
Đen có thể tấn công với nước mở cách ba thì tất nhiên nước mở
cách bốn còn nguy hiểm hơn. Không, không hẳn vậy - Nếu bạn có
kế hoạch đối phó rõ ràng thì không có gì sai với việc mở thật xa cả.

Hình 16: không gian để mở rộng


Nếu Đen tấn công ở 1, Trắng nhảy 2 tranh tiên, Đen phải phòng
ngự ở 3, khi đó Trắng mở với 4. Nước mở cách hai chính là then
chốt cho kế hoạch của Trắng: miễn sao quân Trắng vẫn giữ được
an toàn thì sẽ không gặp kết quả xấu khi bị Đen đả nhập tấn công.

Hình 15 Hình 16

40
Hình 17: chắc chắn hơn
Nếu mở ở ‘a’ đã khá an toàn thì Trắng còn ít lo hơn khi mở cách
ba tại 1. Nếu Đen tấn công tại 2, Trắng trao đổi 3 với 4, rồi bắt
quân Đen với 5.

Hình 17 Hình 18

Hình 18: quá chắc (không tốt)


Trong trường hợp này, thường Đen sẽ trả lời Trắng ‘a’ tại ‘b’ hoặc
Trắng ‘c’ tại ‘d’ cho nên quân Trắng tam giác mạnh hơn bạn tưởng.
Do đó Trắng có thể mở xa hơn - mở tại 1 quá chắc và gần. Giờ
Đen là bên có thể mở xa với 2.

41
Nguyên tắc 5
Điểm 5-4 nhằm lấy ngoại thế

Tập trung vào góc dưới bên cánh phải


Mỗi điểm trong góc đều mang đặc thù riêng, nhưng điểm 5-4
cao mục khác biệt hơn cả. Nó nhắm để chiếm lấy ngoại thế, tương
tự với nó là điểm 3-5 ngoại mục.
Giá trị của ngoại thế thường rất khó cho các kỳ thủ đẳng cấp
thấp nắm bắt. Càng đạt được nhiều kinh nghiệm trong thực chiến
thì bạn càng hiểu rõ thêm về ngoại thế.
Đen làm thế nào để sử dụng điểm 5-4 góc dưới bên cánh phải
cho việc xây dựng ngoại thế?

Hình chủ đề
Đen tập trung chơi góc phải bên dưới

42
Hình 1: gây áp lực
Đen gây áp lực với nước nhảy kị mã ở 1. Đó là một nước đi
chuẩn xác từ điểm 5-4. Quân Trắng trong góc bây giờ có vẻ đơn
độc, cho nên Trắng sẽ đánh thêm một số nước ở đây. Nếu như thế,
Đen sẽ xây dựng ngoại thế một cách tự nhiên.

Hình 2: đất vs ngoại thế


Trắng 1 và 3 là một kĩ thuật để ổn định quân mình trong góc.
Đen tạo miệng hổ với 4 đề xây dựng ngoại thế hướng vào trung
tâm. Tuy nhiên Trắng đã bảo vệ được khoảng 10 mục trong góc
nên xét cục bộ thì có thể coi đây là kết quả cân bằng.

Hình 1 Hình 2

43
Hình 3: tận dụng ngoại thế
Đây là một ví dụ về cách sử dụng ngoại thế đã xây dựng như
trong Hình 2. Nếu Trắng chơi tiếp tại 1, Đen sử dụng gọng kìm
gần tại 2, nếu 3, Đen sẽ chặn lại tại 4 và -

Hình 4: ảnh hưởng rất lớn


Tiếp tục tới 5 là định thức góc, Đen sẽ tiếp tục chặn Trắng lại
với 6 và 8, từ đó tạo ảnh hưởng lớn ở phía bên cánh phải. Đen sẽ
rất thoả mãn với kết quả này.

Hình 3 Hình 4

44
Hình 5: biến hóa
Trắng có thể thử cách khác, chạm ở 1 cũng là một cách để ổn
định quân trong góc. Tuy nhiên Đen vẫn có thể tiếp tục xây dựng
ngoại thế với 2 và 4.

Hình 5 Hình 6

Hình 6: phát triển bên cánh phải


Quân 5-4 không chỉ giới hạn ở việc xây dựng ngoại thế, Đen
cũng có thể tạo cơ sở bên cánh phải bằng cách chạm ngay vào 1.

45
Hình 7: biến hóa của Đen
Cũng có những cách khác để Đen xây dựng ngoại thế. Như
trong thí dụ này, Đen đáp trả Trắng 2 bằng cách đẩy xuống với 3
và 5. Tiếp theo -

Hình 8: phát triển về phía bên trái


Trắng 1, 3 hoàn thiện việc lấy đất và ảnh hưởng. Thế quân Đen
đổi lại hướng vào trung tâm và sang cánh trái.

Hình 7 Hình 8

Hình 9: áp sát
Chạm bên ngoài tại 1 cũng là một định thức. Sau 4 -

Hình 10: vặn đầu dê


Đen hi sinh một quân và bắt được quân Trắng bên ngoài nhờ
chinh quân. Khi mà ăn quân tại ‘a’, ngoại thế của Đen sẽ cực lớn.

Hình 9 Hình 10
46
Hình 11: bản chất của điểm 3-5
Điểm 3-5 ngoại mục cũng phù hợp để xây dựng ngoại thế. Ví dụ
này, nếu Trắng đi vào điểm 3-4 tiểu mục, Đen có thể đè nó xuống
với 1 và 3. Diễn biến tới 4 cũng là định thức. Tiếp -

Hình 11 Hình 12

Hình 12: nước mở rộng cần thiết


Đen nên mở rộng với 1. Lý do là vùng bên cánh phải vẫn còn
một khoảng hơi quá rộng, nên ngoại thế bên ngoài của Đen khá
lỏng lẻo. Thật dễ thấy được điều đó nếu Đen bỏ qua nước 1 -

47
Hình 13: quá hẹp
Điều gì xảy ra nếu Trắng nhảy vào được điểm 1 trước? Đen chỉ
có thể mở cách ba với 2 từ tường Đen ở phía dưới. Đó là nước quá
hẹp, kém hiệu quả khi sử dụng ngoại thế với tường dày. Tiếp đó
Trắng có thể giãn tới 3 và Đen khó có thể tấn công đám Trắng đó.

Hình 14: tấn công không hiệu quả


Tấn công từ trên với 1 cũng không tốt hơn. Khi Trắng giãn ra 2,
Đen không thể sử dụng ảnh hưởng của tường để tấn công. Thực
tế nếu không để ý, tường Đen có thể bị tấn công ngược lại.

Hình 13 Hình 14

48
Hình 15: có kế hoạch nhất quán
Đây là một ví dụ thể hiện cách sử dụng ngoại thế hiệu quả từ
điểm 3-5. Đen sẽ xây ảnh hưởng với 1, 3 rồi tấn công với 5 - một
nước kết hợp giữa mở rộng và gọng kìm. Đen đã thực hiện được
một chiến lược phù hợp và nhất quán.

Hình 15 Hình 16

Hình 16: chừa lại


Kế hoạch của Đen ở đây cũng tương tự như ở hình trước chỉ
khác ở chỗ là trình độ cao hơn. Đen sẽ kẹp ngay lập tức với 1 và để
dành nước đè ở ‘a’. Đánh như thế tạo nên một trận đấu linh hoạt
hơn với nhiều biến hoá và khả năng có thể xảy ra hơn.

49
Nguyên tắc 6
‘Hàng 4 lấy thế, hàng 3 giữ đất’

Các thế cờ thường được phát triển bắt đầu từ hàng 3 hay hàng 4
trong khai cuộc, vì vậy việc nhận thức được sự khác nhau giữa hai
hàng đó là điều rất quan trọng. Khác biệt dù chỉ một hàng có thể
tạo nên sự thay đổi diễn biến của toàn bộ ván đấu.
Trắng vừa đánh 1, Đen nên đánh như thế nào nếu muốn phòng
thủ quân ở điểm sao? Trước khi đi, bạn nên tính cả hình cờ góc
trên bên trái vào trong tính toán.

Hình chủ đề
Nhớ tính cả góc trên bên trái

50
Hình 1: Đen có vấn đề?
Điểm quan trọng cần suy xét trong bàn này là hình cờ hai quân
tam giác thấp, rất chắc chắn và mạnh ở góc trên phía bên trái.
Trước tiên ta hãy giả sử là Đen đánh ở 1 và Trắng sẽ nhảy ra ở 2.
Vậy có vấn đề gì ở biên trái?

Hình 1 Hình 2

Hình 2: tiềm năng phát triển


Khi Đen đã nhảy cách một từ điểm sao, đương nhiên Đen sẽ
muốn có nước mở rộng tại 1. Tuy nhiên, do có sự hiện diện của
hai quân tam giác khiến Đen không còn tiềm năng phát triển bên
cánh trái. Nói cách khác, Đen 1 là nước có tiềm năng nhỏ.

51
Hình 3: tiềm năng gấp đôi
Làm thế nào để xác định nước mở nào là nước đi có tiềm năng?
Đen 1 là tương tự như Hình 2 nhưng nó cũng đồng thời là một
nước mở từ quân Đen ở góc trên, nên nó có giá trị gấp đôi. Nó khá
giàu tiềm năng phát triển trong tương lai.

Hình 4: điểm quan trọng


Vậy còn nước mở này thì sao? Bởi vì góc vô ưu của Trắng có
hướng phát triển xuống biên trái, Trắng cũng muốn mở tại điểm
này nên có thể nói đây là điểm then chốt của cả hai bên, nó trở
thành nước mở lớn. Thêm nữa, Đen có tiềm lực để phát triển ra ‘a’.

Hình 3 Hình 4

52
Hình 5: trôi nổi
Quay lại trường hợp ban đầu, chúng ta đã biết rằng giá trị của
quân Đen mở tại ‘a’ là nhỏ. Nhưng nếu Đen không đánh ở đó,
Trắng sẽ chơi tại 1. Những quân vây góc của Đen sẽ trôi nổi gây
một chút lo lắng.

Hình 5 Hình 6

Hình 6: nước vây góc đúng


Điều này có nghĩa nước nhảy cách một là không tốt. Thế còn
nước thủ thấp ở 1? Trắng đi 2 và 4 kết thúc trao đổi. Hình cờ Đen
giờ đã ổn định, chắc chắn và an toàn.

53
Hình 7: nhảy cách một vây góc
Bây giờ hãy xem sự khác biệt giữa hàng 3 và hàng 4 trong việc
vây góc. Trước tiên là điểm vây góc cao tại Đen 1.

Hình 8: điểm yếu


Điểm yếu của vây góc cao lộ rõ ra khi Trắng tiếp cận tại 1.

Hình 7 Hình 8

Hình 9: lấy cơ sở của Đen


Trắng có thể lấy cơ sở của Đen bằng cách luồn vào 1. Đen có thể
đi ‘a’ phòng ngự , nhưng đất góc Đen sẽ bị giảm đáng kể.

Hình 10: điểm


Kế hoạch khác của Trắng là bắt đầu bằng điểm tại 1.

Hình 9 Hình 10
54
Hình 11: phòng thủ điểm yếu
Đen 1 là nước lấy đất lớn. Nó ngăn cản Trắng đánh ‘a’ khai thác
điểm yếu của quân Đen.

Hình 12: không cần thiết


Trong hình khi Đen vây góc thấp, không có điểm yếu nào ở
trong góc dù cho Trắng có đánh tại ‘a’, nên không cần phải thủ tại
Đen 1 giống như hình trước.

Hình 11 Hình 12

Hình 13: hãy so sánh


So với ‘a’, nước Đen 1 cần hơn. Tuy nhiên, nếu bên Đen có góc
vô ưu tại ‘b’ thì cần nước ‘a’ hơn 1.

Hình 13
55
Hình 14: nhắm đến phát triển về sau
Hãy so sánh hai nước mở của Đen ở đây, trước tiên là nước 1.
Vì ở hàng thứ 4 nên mục tiêu của nó là nhắm vào phát triển sau
này. Nước mở xung quanh ‘a’ bây giờ trở thành nước có giá trị lớn.

Hình 15: hình hoàn chỉnh


Nước khác là nước đi thấp hơn ở 1. Đất đã được lấy chắc ở hàng
thứ 3: nó tạo ra hình cờ hoàn chỉnh và không nhắm tới việc phát
triển về sau nữa. Kết quả là nước mở tại ‘a’ lúc này không thực sự
lớn như ‘a’ trong hình trước.

Hình 14 Hình 15

56
Hình 16: chưa hoàn chỉnh
Trắng 2 là nước nhắm tới phát triển về sau nhưng chưa tạo
thành hình cờ hoàn chỉnh. Chơi cao hơn ở hàng 4 là có nhiều
tham vọng hơn hàng 3 nhưng nó cũng để lại nhiều khuyết điểm
hơn. Cũng giống như trong Hình 14, vẫn cần đi thêm một nước
để tạo thành hình cờ hoàn chỉnh và cân bằng.

Hình 16 Hình 17

Hình 17: đã hoàn chỉnh


Trắng 2 đã hoàn chỉnh hình cờ quân Trắng. Với nước đi trên
hàng 3 đã giúp cho Trắng ổn định và an toàn. Mặt khác, Trắng
đừng mong lấy được gì nhiều với nước mở ở ‘a’, toàn bộ vị trí các
quân đều sẽ quá thấp.
Tôi hi vọng những nhiều trên đã đủ để làm rõ những khác biệt
chính giữa hàng 3 và hàng 4.
57
Nguyên tắc 7
Dựng khung ‘hình hộp’

Khi xây dựng lãnh thổ, trước tiên phải xây dựng cơ sở trong
các góc, sau đó phát triển ra ngoài biên, nhưng thế chưa phải là
hết chuyện. Sau khi phát triển ra ngoài biên, bạn còn cần phải biết
cách bành trướng lãnh thổ vào trung tâm.
Mở rộng dọc biên để chiếm lấy các vùng đất ‘chay’; bành trướng
vào trung tâm thì khiến vùng đất lớn ra và “ba chiều” hơn. Hiểu
rõ được giá trị của “vùng đất ba chiều” rất là quan trọng trong
khai cuộc.
Khi Trắng mở 1, quân Đen tam giác có vẻ hơi yếu, Đen nên
phòng thủ thế nào?

Hình chủ đề
Đen đi thủ đất như thế nào?
58
Hình 1: xây khung hình hộp
Đen nên mở rộng lãnh thổ về trung tâm với 1. Đồng thời, 1
cũng đỡ đòn đe dọa từ quân Trắng tam giác.
Sau khi Đen nhảy tại 1, khung Đen vẫn còn rất nhiều tiềm năng
để phát triển.

Hình 1 Hình 2

Hình 2: khung lớn


Hãy giả sử rằng Đen may mắn có cơ hội mở rộng tại 1. Việc này
giúp cho Đen có một khung đất rất lớn mở ra từ góc, dọc theo hai
cánh, tiến vào trung tâm.

59
Hình 3: vẫn ra khung
Hãy giả sử là Trắng có quân tam giác. Lúc này Đen vẫn có thể
dựng khung bằng cách chạm tại 1. Ta có thể thấy rõ quân Đen tam
giác có tiềm năng nhiều tới cỡ nào.

Hình 3 Hình 4

Hình 4: không có tham vọng


Đen 1 có thể khá chắc, nhưng chỉ lấy đất chay và khó có thể phát
triển thêm nữa. Đen tự giới hạn lãnh thổ của chính mình. Nhìn
nước cờ chỉ nói lên một điều: ‘Tôi không cần nhiều đất hơn nữa’.
Thật nhu nhược!

60
Hình 5: chiến
Nếu Đen bỏ lơ không củng cố, không phòng bị quân Trắng tam
giác thì Đen phải chuẩn bị tính toán về nước Trắng đả nhập tại 1.
Cuộc chiến sẽ nổ ra mà chưa chắc tốt cho Đen.

Hình 6: không điểm yếu


Quân Đen tam giác là nước làm mạnh hợp lý. Không thể nói
đả nhập ở 1 không khả thi, nhưng chắc chắn sẽ rẩt khó cho Trắng
sau khi Đen bao vây lại với 2. Khác với Hình 5, Đen giờ không có
điểm yếu.

Hình 5 Hình 6

61
Hình 7: nhắm đến đả nhập
Khoảng cách của hai quân vây góc và quân tam giác hơi xa làm
Trắng có đôi chút không an toàn. Nếu phòng thủ, nhảy lên tại 1
là một nước chính xác. Nước này đồng thời đe dọa tấn công tại ‘a’.
Đen 2 cũng là một nước đi tốt.

Hình 7 Hình 8

Hình 8: ngoại thế ấn tượng


Đen đã có khung đất dọc biên phải. Nước tốt nhất để củng cố
khung là nhảy lên tại 1. Đây là một nước hay, vừa tạo ảnh hưởng
vào trung tâm, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc bành trướng
phát triển khung Đen.

62
Hình 9: nhút nhát
Tua lại ván cờ trở về mấy nước ban đầu trước khi ra được Hình
chủ đề. Những nước mở hẹp nhút nhát tại 1 và 2 cho thấy rằng cả
hai người chơi đều không hiểu được tầm quan trọng của việc tạo
các ‘khung đất ba chiều’. Giờ nếu Đen tiếp tục đi ‘a’ sẽ là quá chậm
chạp và nặng nề.

Hình 10: trải rộng


Bây giờ chúng ta đã hiểu được rằng tại sao Đen nên chơi một
nước mở rộng tại 1. Đen sẽ có nước đáp trả rất hay ở ‘b’ khi mà
Trắng đi ‘a’. Đen không có lý do gì để lo lắng khi chơi tại đây.

Hình 9 Hình 10

63
Hình 11: cách đi quân thường gặp
Diễn biến tới 4 là một kiểu đi quân chuẩn, đó cũng là một tình
huống hay gặp trong những ván đấu chấp quân. Đen sẽ đi đâu
tiếp? Những người chơi có cảm giác ‘ba chiều’ sẽ có cách xử lý cờ
khác hơn nhiều so với những người không có.

Hình 12: chỉ muốn an định


Có rất nhiều người sẽ đè tại 1, đáng tiếc nước này chả có tí gì
‘ba chiều’ hướng về trung tâm. Đen chỉ có mục đích duy nhất là an
định càng nhanh càng tốt bằng cách bắt quân tam giác. Giống y
như hình 4, Đen tự giới hạn lại đất của chính mình. Đen 1 là nước
thiếu tham vọng. Tiếp -

Hình 11 Hình 12

64
Hình 13: hình đẹp cho Trắng
Trắng có thể tạo ra hình cờ đẹp bằng cách đẩy tại 1, đánh tại 3 và
kéo dài ở 5. Đất Đen trông có vẻ lớn nhưng không hẳn là như thế.
Trắng đã tạo được hình rất tốt và không lãng phí một quân nào.
Tiếp -

Hình 13 Hình 14

Hình 14: làm Đen đặc lại


Sớm hay muộn thì Trắng cũng đi tại 1 và 3 buộc Đen phải
nối tại 4. Đen có thể thỏa mãn vì bắt được quân Trắng tam giác.
Nhưng nhìn khách quan thì vùng đất Đen không lớn. Xét cục bộ
thì Trắng tốt hơn sau cuộc giao tranh này.

65
Hình 15: giăng lưới lớn
Câu hỏi là: ‘Đen nên đánh ở đâu?’. Bạn nên nhảy lên ở 1. Có thể
bạn cảm thấy không yên tâm vì chưa đảm bảo bắt được quân tam
giác, nhưng nếu Trắng muốn cứu quân, việc chạy quân này sẽ tạo
một gánh nặng cho Trắng.

Hình 15 Hình 16

Hình 16: tương lai lý tưởng


Nếu Trắng không cố chạy thoát, nhảy lên tại 1 là một nước hay.
Tôi hy vọng bạn đồng ý việc ‘giăng lưới’ bắt quân trắng theo vùng
lớn tốt hơn hẳn so với Hình 14. Đen thực sự rất có tham vọng.

66
Chương Hai
Hình Cờ Đẹp

Khi các quân cờ hai bên va chạm lẫn nhau, cũng chính là lúc
cuộc chiến bắt đầu, tầm quan trọng của mỗi một nước đi sẽ trở
nên lớn hơn rất nhiều. Khai cuộc có cuộc chiến đấu của riêng nó,
nên để không mắc sai lầm ngay từ những nước đi đầu tiên của
cuộc chiến, hãy học cách để tạo ra được những hình cờ tốt.
Nguyên tắc 8
‘Nội chiến’ làm lãng phí quân

Tránh tự hại mình


Mỗi quân được đặt trên bàn cờ phải phát huy hết tất cả giá trị
của nó. Lãng phí mỗi quân cờ sẽ giống như việc bạn chấp đối thủ
từng ấy quân.
Một cách thông thường nhất gây lãng phí quân là ‘nội chiến’ tự
đánh quân mình, người chơi trình độ kyu thấp thường dễ mắc sai
lầm này.
Quân tam giác trong hình hơi đáng lo, Trắng nên xoay sở thế
nào trong tình huống này?

Hình chủ đề
Tới lượt Trắng

68
Hình 1: lãng phí quân
Những người chơi kém thường hay muốn chạy quân ra bằng
cách chạm tại 1, sau đó đẩy lên tại 3. Đây chính xác là ví dụ tiêu
biểu của ‘nội chiến’. Lý do là những nước này của quân Trắng chỉ
càng giúp cho Đen tấn công quân tam giác.

Hình 1 Hình 2

Hình 2: khó xử lý
Bởi vì kết quả trong Hình 1 khá đau nên Trắng có thể sẽ kéo ra 3
thay vì đi như trước. Tuy vậy khi đen tấn công bằng 4 và 6, Trắng
sẽ khó xử lý vì phải bảo vệ cả hai đám yếu. Một cuộc chiến khó
khăn đang chờ đợi Trắng.

69
Hình 3: hướng phát triển thông thường
Cách tốt nhất cho Trắng là lấy góc với 1. Trắng thí quân tam
giác nhưng bù lại lấy được góc dưới. Bản thân quân tam giác đã
có rất nhiều áp lực nên từ bỏ nó là bình thường. Kết quả đạt được
rất là tự nhiên.

Hình 3 Hình 4

Hình 4: chạy quân


Nếu Trắng muốn cứu quân tam giác, nhất định phải đánh ở
1 thay cho đánh ở ‘a’, sau 2 Trắng đẩy tại 3, nếu Đen trả lời tại 4,
Trắng có thể chạy ra ở 5. So sánh với Hình 1 và 2 thì không còn
cảm thấy bị Đen chia cắt và tấn công cả hai đám Trắng nữa.

70
Hình 5: cắt làm đôi
Đây là một ví dụ về ‘nội chiến’: Trắng chọc giữa hai quân Đen
tam giác.

Hình 6: tự đánh mình


Đẩy lên với 1 chỉ làm Trắng kéo ra ở 2 và đánh chính quân tam
giác. Quân Đen tự đánh lẫn nhau. Tiếp -

Hình 5 Hình 6
Hình 7: vô vọng
Nếu Đen cố cứu quân Đen dưới với 1 và 3, thì hai quân còn lại
sẽ vô vọng sau khi Trắng đi 2 và 4.

Hình 8: an toàn
Nếu Đen muốn chạy quân thì đi 1. Chơi tránh xa quân còn lại
sẽ ngăn Trắng chọc giữa chia cắt tấn công hai bên. Cả hai nhóm
quân đều ít nhiều an toàn sau khi 7.

Hình 7 Hình 8
71
Hình 9: Đen nên chạy quân như thế nào?
Trắng vừa đánh tại 1, hai quân Đen đang bị tấn công. Đen cần
phải cẩn thận khi cứu chúng. Nhớ chú ý quân Đen tam giác.

Hình 10: tự làm yếu quân mình


Đen 1 là một nước xấu, nó là nước bắt đầu việc tự châm lửa đốt
mình. Trắng 2 làm yếu quân Đen tam giác; nếu tiếp tục với Đen
‘a’ và Trắng ‘b’, quân Đen tam giác thành vô dụng. Vậy thì thay vì
đẩy lên tại 1 -

Hình 9 Hình 10

72
Hình 11: chuyển hướng
Đen nên chuyển hướng hẳn, chạy thoát bằng cách nhảy ra tại 1,
tránh làm cho quân tam giác yếu đi. Nó không giúp đối phương
như Hình 10. Còn nếu không muốn đi 1 thì -

Hình 11 Hình 12

Hình 12: một kế hoạch hay khác


Một hướng khả thi khác là nhảy lên với 1. Nếu Trắng 2 Đen sẽ
chạy ra với 3 và 5. Trắng giống như đang chia cắt Đen làm hai.
Nhưng chú ý hai điều, khác với Hình 10: Đen 1 xa tường Trắng
hơn và Đen chạy ra nhanh hơn trước Trắng một nước với 3 và 5.

73
Hình 13: ‘dìm chết đồng minh’
Hầu hết những người chơi cờ vây đều phạm phải lỗi khi chơi
giống như 1 và 3 trong khoảng thời gian mới chơi. Đây là ví dụ
giản lược về ‘nội chiến’ bóp đồng đội. Đen 1 có thể củng cố góc
của Đen, nhưng lại bỏ mặc quân kia của mình cho đối thủ. Làm
yếu quân Đen tam giác như vầy thực sự không chấp nhận được.

Hình 13 Hình 14

Hình 14: càng tệ hơn


Tiếp tục với 1, như những người chơi kém thường làm chỉ kh-
iến cho tình huống trở nên tồi tệ hơn. Tạo cơ hội cho Trắng dựng
xuống 2 khiến đám Đen trong góc bị suy yếu nghiêm trọng. Trong
khi đó, tất nhiên là hai quân Đen bên ngoài vẫn yếu. Cuộc chiến
tiếp theo sẽ cực kỳ khó khăn cho Đen.
74
Hình 15: vẫn tệ
Đen 1 không tệ như nước 1 trong Hình 13, nhưng vẫn làm
Trắng đứng xuống tại 2 khiến quân Đen tam giác yếu đi một chút,
cho nên cái này vẫn là ‘nội chiến’ tự đi bóp đồng đội. Lưu ý là Đen
1 cũng không giúp đám quân trong góc mạnh thêm gì nhiều.

Hình 16: đơn giản nhất


Nước đi tốt nhất và đơn giản nhất là nhảy ra tại 1, tránh làm tổn
thương quân mình. Nếu Trắng ‘a’ Đen sẽ giải quyết với ‘b’.

Hình 15 Hình 16

75
Nguyên tắc 9
Đừng để đám quân bị bẻ đầu

Đen nên chơi ở bên cánh trái hay cánh phải?


Hiệu quả của các quân cờ tỷ lệ thuận với tiềm năng phát triển
của chúng. Mỗi một mầm khả năng phát triển phải được săn sóc
một cách cẩn thận. Để đối thủ cắt phén những mầm non đó sẽ
khiến ván đấu của bạn trở nên khó khăn hơn.
Trắng đẩy lên ở 1, Đen nên làm gì? Đen hơi lo lắng một chút về
hai quân Đen bên cánh trái ...

Hình chủ đề
Đen nên chơi ở bên trái hay bên phải?

76
Hình 1: chạy bên trái
Hai quân bên trái nhìn có vẻ yếu hơn, giả sử Đen chạy thoát
bằng 1. Làm cho Trắng có cơ hội bẻ tại 2, chặn tiềm năng phát
triển của đám quân tam giác này. Đây là một điểm trừ rất nặng
cho Đen.

Hình 1 Hình 2

Hình 2: tổn thất lớn


Ngay cả khi Đen bẻ tại 1, Trắng sẽ tiếp tục bẻ tại 2. Sau 4, quân
Đen bị bao lại vào góc và mất toàn bộ khả năng phát triển ra biên.
Trên hết, hình cờ góc vẫn còn khuyết điểm, rõ ràng là Đen bị thua
thiệt lớn ở chỗ này.

77
Hình 3: vươn ra bằng mọi giá!
Dù có điều gì xảy ra, Đen cũng phải trả lời nước 1 bằng mở rộng
tại 2. Hãy ghi nhớ rằng: không được để cho đối phương bẻ đầu
đám quân của bạn. Ngay cả khi hai quân bên trái bị bắt, bạn vẫn
phải chơi ở 2.

Hình 3 Hình 4

Hình 4: không thể bị bắt


Tôi đã nói rằng ‘bằng bất cứ giá nào’, nhưng thực sự thì Trắng
khó mà bắt được đám quân Đen. Ngay cả khi Trắng tấn công với
1 và 3, Đen vẫn có thể chạy thoát được sau khi đi 4.

78
Hình 5: tiếp tục mở rộng!
Đen 2 gần như bắt buộc. Nếu Trắng tiếp tục đẩy lên với 3,
Đen nên mở tiếp với 4. Hai quân Đen bên kia càng ngày càng yếu
nhưng bất cứ giá nào cũng không được cho đối phương bẻ đầu.
Sau cùng dù sao thì Đen cũng đã thu lợi được khá nhiều với 2 và 4

Hình 6: kết quả tương tự


Nếu Đen bỏ qua 4 trong Hình 5 mà đi Đen 1 như Hình 6, Trắng
sẽ vui vẻ bẻ và phát triển cờ với 2 và 4. Tạo ra kết quả tương tự
như trong Hình 2.

Hình 5 Hình 6

79
Hình 7: lỗi của người mới chơi
Đen 1 là kiểu nước đi xấu của người mới chơi thường đi. Lý
do nó tồi là vì sau khi 2 và 3, Trắng có thể bẻ đầu hai quân với 4.
Có một câu cách ngôn cho trường hợp này của Trắng: ‘bẻ đầu hai
quân, chẳng cần lưỡng lự’.

Hình 8: lùi lại một hàng


Khỏi cần phải nói, kế hoạch của Đen với 1 trong Hình 7 là
không hợp lý. Lùi lại một chút, tiếp cận tại điểm 1 mới chính là
cách tiếp cận chính xác. Liều lĩnh thiếu suy nghĩ đụng chạm đối
phương có thể gây nên cuộc chiến bất lợi cho bạn.

Hình 7 Hình 8

80
Hình 9: kiểu đi quân phổ biến
Đây là trường hợp góc thường gặp phải trong nhiều trận đấu.
Chú ý rằng Đen phải trả lời nước Trắng 1 bằng cách kéo dài ra 2.

Hình 10: có vấn đề


Nếu Đen bỏ lơ không chịu kéo dài, Trắng sẽ bẻ hai lần với 1 và 3,
dọa cắt quân Đen đánh dấu.

Hình 9 Hình 10
Hình 11: thảm họa
Đen tất nhiên có thể chơi ở 1 và 3 nhưng sẽ làm cho Trắng có
nước bắt đôi thảm khốc với 4. Tường mà quân Đen dùng để xây
khung đất hoàn toàn sụp đổ.

Hình 11
81
Hình 12: Trắng nên đáp trả thế nào?
Hãy cùng tìm hiểu những nước có thể chơi sau khi Đen chạm
từ bên ngoài tại 1 nhé.

Hình 13: thô thiển


Trắng 1 là một nước đi thiếu suy nghĩ. Khi Đen đi 2, ta thấy ngay
rằng tác dụng của quân tam giác tựa như một nước bẻ đầu đối với
hai quân Trắng.

Hình 12 Hình 13
Hình 14: không thể kháng cự
Tiếp tục bẻ với 1 chỉ càng giúp thêm cho Đen. Sau khi 2, tình
hình khá bi thảm cho Trắng.

Hình 15: đáp trả chính xác


Bẻ ở dưới tại 1 là nước đi chính xác. Sau 2, Trắng bẻ 3. Bạn có
thể tham khảo sách định thức để biết tiếp diễn sau đó.

Hình 14 Hình 15
82
Hình 16: tự đập đầu
Trả lời nước Trắng 1 bằng nước 2 chẳng khác nào tự húc đầu
vào tường. Nước đi này không có tác dụng gì, cũng không có phát
triển về sau. Sau nước 3, Đen buộc phải phòng thủ điểm cắt ‘a’ ở 4,
cho Trắng có cơ hội mở rộng luồn vào đất Đen với 5.

Hình 17: chính xác


Nối ở 2 tránh tạo ra hình xấu như trong Hình 16. Nối lại ở 3 rất
cần thiết với Trắng, Đen sẽ phòng thủ với 4. Kết quả như thế này
là hoàn toàn tốt hơn lúc nãy.

Hình 16 Hình 17

83
Nguyên tắc 10
Bạn không thể đuổi kịp nếu cứ ‘chạy theo đít ngựa’

Hình cờ đúng để chạy ra ngoài


Khi các nhóm quân của hai bên buộc phải vừa chiến vừa chạy,
bên nào chạy ra ngoài trước sẽ nắm quyền chủ động. Do đó, bạn
phải luôn đi trước đối thủ. Cũng như tránh giúp đối phương bằng
việc không chạy theo sau ‘đít’ đám quân họ.
Để Trắng khép lại ở A thì sẽ không hay chút nào cho Đen, Đen
nên làm gì?

Hình chủ đề
Tìm nước chạy ra ngoài chính xác cho quân Đen

84
Hình 1: Trắng vượt trội
Đen 1 và 3 nhìn có vẻ mạnh, nhưng chú ý rằng với 2 và 4
Trắng luôn đi trước một bước. Với kết quả thế này Trắng phát
triển nhanh hơn. Với 1 và 3, Đen như là đang ‘chạy theo đít ngựa’.

Hình 1 Hình 2

Hình 2: tránh giúp Trắng


Thò đầu ra với 1 thì tốt hơn, Trắng tất nhiên sẽ phòng thủ tại 2.
So sánh với Hình 1, ta thấy đám quân Trắng giờ không vững chắc
bằng bởi vì Đen đã không giúp Trắng tí nào.

85
Hình 3: Trắng đi
Đen kết hợp 1-3 tấn công Trắng. Trắng nên chạy ra như thế nào?

Hình 4: xấu
Trắng 1 và 3 là không nên. Đẩy từ đằng sau chỉ làm cho Đen dễ
dàng vây đất. Đen luôn đi trước một bước nên quân Đen có nhiều
tiềm lực mở rộng hơn.

Hình 3 Hình 4

Hình 5: kế hoạch ưu việt


Trắng nên đi khéo léo một chút, đè ở 1 là một kế hoạch hay. Bạn
nên tham khảo từ điển định thức để biết cách đánh tiếp.

Hình 5
86
Hình 6: cận chiến
Cuộc chiến bắt đầu ở biên, Trắng bị buộc phải phòng thủ. Tiếp
tục nên đánh thế nào sau khi mà Đen 3?

Hình 6 Hình 7

Hình 7: Đen chủ động


Trắng 1 và 3 ‘chạy theo đít ngựa’ nên Trắng không bao giờ đuổi
kịp. Thay vì đi ở 4, Đen có thể bẻ ở ‘a’ đánh mạnh hơn. Dù bằng
nước nào, Đen cũng đều nắm quyền chủ động.

87
Hình 8: phát triển nhanh chóng
Trắng có thể chạy ra nhanh hơn với nước kị mã tại 1. So sánh
với ‘a’, nó có nhịp độ nhanh hơn. Nếu Đen 2, Trắng sẽ nhảy ra
trước với 3.

Hình 8 Hình 9

Hình 9: điểm cắt


Tất nhiên, bạn phải nhận ra rằng chơi ở 1 thì hình cờ có khả
năng bị cắt. Trong trường hợp này, nó không có vấn đề gì cả. Trắng
đi 5 chinh quân bình thường.

88
Hình 10: quá tốt
Nếu Trắng nhảy một tại 1 như trong hình thì sẽ như thế nào?
Nếu Đen đi 2, Trắng thỏa mãn với nước Trắng 3 thoát ra ngoài
nhanh hơn Đen. Tuy nhiên là do Đen đánh ở 2 quá dễ cho Trắng.

Hình 11: có vấn đề


Đen sẽ cắt ngay lập tức với 2 và 4. Bởi vì điểm cắt ở ‘a’ này nên
Trắng khó mà kiểm soát được, đánh nhau sẽ thực sự bất lợi cho
Trắng. Kết luận, không nên nhảy cách một trong trường hợp này.

Hình 10 Hình 11

89
Hình 12: Đen đi
Trắng đánh ở 1 và 3 để xây dựng ảnh hưởng. Đen nên chơi ở
đâu?

Hình 13: chỉ giúp Trắng


‘Chạy theo đít ngựa’ với 1 và 3 chỉ giúp cho Trắng xây ngoại thế
mạnh thêm.

Hình 12 Hình 13
Hình 14: nhảy lên trước
Nếu Đen nhảy ở 1, Đen có thể phát triển trước một bước so với
Trắng. Ngoài ra, bây giờ Đen còn có thể bẻ đầu đám quân Trắng
với 5.
Tuy nhiên, khi chơi thế này, trước tiên bạn cần xem xét, đảm
bảo không có điểm yếu nghiêm trọng nào trong hình cờ của Đen.

Hình 14
90
Hình 15: an toàn không?
Có an toàn khi nhảy lên ở 1 không? Có một chút lo ngại khi
Trắng đâm 2 tạo ra tới hai điểm cắt ‘a’ và ‘b’.

Hình 16: sai rồi


Đáp trả nước cắt 1 bằng nước bắt 2 là sai lầm, Đen bị thua thiệt
lớn khi Trắng bắt quân bằng chinh quân với 3 và 5.

Hình 15 Hình 16
Hình 17: an toàn
Nối lại ở bên ngoài với 2 là an toàn và có thể Trắng sẽ tấn công
góc nhưng Đen sẽ thắng trong cuộc đua khí bắt quân này khi bẻ
tại 6. Cũng có nghĩa là nước Đen 1 trong Hình 15 hoàn toàn khả
thi.

Hình 17
91
Hình 18: Đen nên chơi thế nào?
Hình này tương tự như trường hợp ở hình 3. Khác biệt ở chỗ lần
này nếu tới lượt của Đen thì Đen sẽ tấn công thế nào?

Hình 19: tấn công mạnh?


Đen 1 nhìn có vẻ đánh mạnh nhưng thực chất chỉ là ‘chạy theo
đít ngựa’ mà thôi.

Hình 18 Hình 19
Hình 20: làm hộ cho Đen
Đen 1 là một nước tốt hơn nhiều, Trắng buộc phải đẩy 2 là nước
duy nhất, và bây giờ đến lượt Trắng phải ‘chạy theo đít ngựa’. Cực
kỳ thiệt cho Trắng, nước Trắng 4 cũng vậy. Nói cách khác, ý nghĩa
nước Đen 1 là bắt Trắng phải giúp Đen.

Hình 20

92
Hình 21: vẫn là Đen chơi tiếp
Vấn để này tương tự như trong Hình 18. Đen nên đi tấn công
như thế nào?

Hình 22: hình đẹp cho Trắng


Nếu mà Đen đẩy với 1, Trắng sẽ bỏ chạy rất tốt với 2. Đen 1
không thể là nước tốt vì nó đã làm cho Trắng có hình đẹp.

Hình 21 Hình 22
Hình 23: nước đi thông minh
Đen 1 khá thông minh khi đẩy Trắng vào thế không an toàn.
Trắng không muốn bị vây lại và buộc phải đẩy lên với 2 và 4, Đen
sẽ rất thỏa mãn khi được chạy trước với 3 và 5. Đen đi 1 buộc
Trắng phải ‘chạy theo đít ngựa’.

Hình 23
93
Nguyên tắc 11
‘Tam giác ngu’ là hình xấu

Những hình kém hiệu quả và không có nhiều tác dụng được gọi
là ‘hình xấu’ trong Cờ Vây. ‘Hình cờ xấu’ được hình dung giống
như người công nhân không chịu làm phần việc của mình. Có thể
nói nếu người cầm cờ để ra hình xấu thì họ đã đi quân không hiệu
quả. Đi ‘tam giác ngu’ đồng nghĩa với đi hình xấu. Vấn đề là bạn
thường đi ra hình đó lúc nào không biết. Cho nên chúng ta sẽ tìm
hiểu tại sao và thế nào lại ra hình này.
Đen nên làm gì sau khi Trắng bẻ đầu tại 3 trong hình này?

Hình chủ đề
Đen nên chạy ra thế nào?

94
Hình 1: là mục tiêu hoàn hảo
Nhìn có vẻ Đen 1 là nước duy nhất, nhưng thực ra nó chỉ tạo
thành hình xấu tam giác ngu. Sau nước 2, nó sẽ là mục tiêu hoàn
hảo cho Trắng nhắm tấn công.

Hình 1 Hình 2

Hình 2: hình đẹp


Đen nên chạm tại 1. Nếu Trắng 2, Đen tạo hình đẹp với 3, rồi
chạy ra ngoài với 5, Đen nhanh chóng chạy thoát. Khỏi phải so
sánh cũng thấy tốt hơn hình cờ cục mịch nặng nề ở Hình 1.

95
Hình 3: biến thế khác
Nếu Trắng bẻ đầu với 2 thì Đen vẫn có thể tạo ra hình đẹp với
nước bẻ lên ở 3. Đen bẻ 5 tiên thủ, tiếp tục với 7 và 9 chạy ra ngoài
mà không có vấn đề gì. Giờ Đen không còn gì để phải lo lắng.

Hình 3 Hình 4

Hình 4: bất khả thi


Một điểm để Đen lo lắng khi bắt đầu với nước 1, Trắng có thể
ngay lập tức cắt với 2. Nhưng thực ra Đen có thể ăn được quân đó
sau nước 7 nên nước cắt thật sự là không khả thi. Nó không có gì
đáng để phải lo lắng cả!

96
Hình 5: nước đi chuẩn xác
Nhảy tại 2 là nước đi thường thấy trong trường hợp này.

Hình 6: quá chậm


Tôi chắc chắn rắng các bạn cũng sẽ đồng ý với tôi ngay rằng đi
ở 1 là quá chậm và quá cô đặc. Mặt khác -

Hình 5 Hình 6
Hình 7: cần thiết
Khi mà Trắng có một quân ở đây, lại cần thiết chạy ra ngoài một
cách chậm rãi. Hình này không thể gọi là tam giác ngu được.

Hình 8: định nghĩa lại tam giác ngu


Hình mà không có quân Trắng tại vị trí ‘a’ đều là tam giác ngu.
Không như Hình 7, không có lý do gì mà Đen lại tạo hình tam
giác ngu ở đây hết.

Hình 7 Hình 8
97
Hình 9: không thể bị tấn công
Nhảy ở 2 là nước hay để trả lời cho Đen 1. Đây là cách đáp trả
rất tự nhiên đối với bất cứ người nào vượt qua trình độ mới chơi.
Trắng đi 4 ứng phó với 3 là một nước linh hoạt. Trắng phát triển
rất nhanh và tạo ra hình mạnh; không dễ gì cho Đen để tấn công
đám này.

Hình 9 Hình 10

Hình 10: không có tiềm năng


Thế còn đáp trả ở 2?? Nó tất nhiên là tam giác ngu, rất nặng nề
và kém hiệu quả. Đám Trắng có rất ít tiềm lực để phát triển nên
rất yếu.

98
Hình 11: khởi đầu tệ
Thường thì không phải do nước đi tạo thành hình tam giác ngu
là tệ, mà là do từ những nước đi trước đó nữa. Thế cờ Đen rất xấu
do bị Trắng bẻ ở 1.

Hình 12: bi thảm


Chạm ở 1 không giúp Đen được vì Đen còn rất ít khí. Đen hầu
như vô vọng sau khi Trắng cắt ở 2, nếu cứ tiếp tục thì chỉ giúp cho
Trắng thêm mà thôi.

Hình 11 Hình 12
Hình 13: bị bắt
Bẻ ở 1 càng không có tác dụng gì.

Hình 14: nặng nề


Đây là một trường hợp buộc phải tạo ra tam giác ngu, bởi vì
nó là nước mà sẽ tránh việc ngay lập tức bị cắt. Nó trông thật cục
mịch và nặng nề. Nhưng lỗi ở những nước đi trước đó của Đen
khi nhảy vào vùng này.

Hình 13 Hình 14
99
Hình 15: tới lượt Đen tấn công
Hãy giả sử rằng Trắng bỏ qua việc mở rộng tại ‘a’ để ổn định
cho đám quân của mình. Vậy đâu là cách tốt nhất để cho Đen tấn
công Trắng? Có một yếu điểm mà mọi người chơi cần phải nhận
thức được.

Hình 15 Hình 16

Hình 16: đòn tấn công mãnh liệt


Đen 1 điểm trúng yếu huyệt của Trắng. Đó là nước tấn công
cách một từ quân Trắng tam giác. Nếu Trắng 2, Đen 3 bẻ đầu quá
hoàn hảo. Trắng khó khăn.

100
Hình 17: Trắng bất lợi
Trắng có thể muốn tiếp tục sau Hình 16 bằng cách chạm ở 1,
nhưng Đen có thể cắt ở 2. Để tạo sống, Trắng phải “chạy theo đít
ngựa” với 5 và 7, giúp Đen chạy ra trước. Nếu Trắng 1 tại 4, Đen
vẫn cắt ở 2.

Hình 18: hình xấu


Điều đó có nghĩa là Trắng không có lựa chọn nào khác ngoài tạo
tam giác ngu với 1 để chạy ra ngoài. Đen nối cứng với 2, chuẩn bị
và chờ đợi để tiếp tục tấn công. Nhờ vào quân Đen tam giác mà
Trắng buộc phải tạo hình xấu.

Hình 17 Hình 18

101
Nguyên tắc 12
‘Hình hoa đáng giá 30 mục’

Đây là một trong các câu cách ngôn cờ vây nổi tiếng nhất.
Câu này không có nghĩa bạn lấy được hình hoa (ponnuki) thì bạn
chiếm được ngay 30 mục, nó chỉ nhấn mạnh rằng tiềm lực của
hình hoa - hình lý tưởng trong cờ vây - lớn hơn bạn tưởng nhiều.
Có một quy tắc an toàn là bạn gần như luôn phải chiếm lấy cơ
hội tạo hình hoa; đương nhiên ngược lại thì bạn đừng bao giờ cho
đối phương đạt được cơ hội đó.

Hình chủ đề
Tới lượt Đen

102
Hình 1: sức mạnh của hình hoa
Bắt quân Trắng tam giác với Đen 1 và 3 có vẻ là chiến lược đơn
giản nhất, nhưng một hoa mà Trắng ăn được giá trị ảnh hưởng lên
một vùng lớn trên bàn cờ. Trắng quá tốt với sự trao đổi này.

Hình 1 Hình 2

Hình 2: vặn đầu dê - chinh quân


Đen phải tránh làm cho Trắng tạo được hình hoa bằng cách nối
dài tại 1. Nếu Trắng 2, Đen có thể vặn đầu dê với 3 và 5. Đen bỏ
quân tam giác nhưng cũng nhận lại được sự đền bù xứng đáng.

103
Hình 3: thí quân
Đả nhập Trắng 1 từng xuất hiện trong Nguyên tắc 8. Đen 2 là
một nước mà những người mới chơi thường đi. Mục tiêu để nối
quân bằng cách thí đi quân Đen 2, nhưng nó lại giúp cho quân
Trắng ăn được một hình hoa rất mạnh. Cho nên không khuyến
khích dùng kế hoạch này.

Hình 3 Hình 4

Hình 4: ảnh hưởng lớn


Nếu bạn vẫn còn chưa hiểu ảnh hưởng của một hình hoa lớn
mạnh cỡ nào thì chúng ta hãy giả sử rằng Trắng tiếp tục với 1.
Vị thế của Trắng ở vùng trên trở nên mạnh đến mức quân Đen
không thể nào lại gần.

104
Hình 5: bao vây mơ hồ
Lần này Đen thử chiến thuật ngược lại, chạm dưới với 1, Đen
có thể xây tường và ngoại thế với 3 tới 7. Với một hình hoa nó lại
rất dễ để cho quân Trắng có thể tạo sống ở trong. Không nên dùng
cách này để khóa Trắng lại.

Hình 6: nối lại


Nếu quân Trắng tiếp tục với 1-3 sau Hình 5 thì Trắng sẽ nối tất
cả các quân của mình ở biên lại. Lý do không khuyến khích dùng
kế hoạch này vì Trắng sẽ thoát được quá dễ dàng sau khi đả nhập
tại 1 trong Hình 3. Hãy xem lại cách giải quyết ở Hình 16 trang 75.

Hình 5 Hình 6

105
Hình 7: thỏa mãn
Để ổn định quân tam giác, Trắng thường sẽ đánh 1 và 3. Trắng
3 là một nước mở hẹp nhưng không thể không đánh. Kết quả này
khá tốt cho Đen, nhưng…

Hình 8: quá dễ cho Trắng


Một vài người lại cho rằng áp sát ở 2 là nước tốt đáp trả 1, đừng
tin họ. Trắng dễ dàng ăn được một hình hoa, sống ở trong góc và
kèm thêm có được tiên thủ.

Hình 7 Hình 8
Hình 9: định thức tiêu chuẩn
So sánh với Hình 8, đây là một định thức tiêu chuẩn. Ở đây
Trắng hậu thủ, nhưng Hình 8 Trắng có tiên thủ, đó là lý do tại sao
Hình 8 là kết quả tốt cho Trắng.

Hình 9
106
Hình 10: cứu quân
Trắng 1 muốn cứu ba quân tam giác, bị bao vây bởi đám Đen
mạnh. Đen cần phải cảnh giác không được tham lam, nếu còn cố
ăn cho bằng được thì sẽ lâm vào tình thế khó khăn. Đen nên chơi
như thế nào?

Hình 10 Hình 11

Hình 11: thành công?


Đen chơi 1 thí quân để ăn ba quân Trắng, kế hoạch thành công
sau khi đánh tới 7. Thật sự đây không phải là kết quả ấn tượng cho
Đen. Trắng sẽ tạo hình đẹp với một hình hoa. Để cho các bạn thấy
Trắng tốt cỡ nào -

107
Hình 12: tường dày tuyệt hảo
Hãy giả sử, Trắng tiếp tục với 1 và 3. Hình hoa làm Trắng rất
mạnh. Quân Đen tam giác bây giờ trông thật yếu ớt. Ba quân
Trắng ban đầu đã khá yếu rồi nên kết quả là Trắng cũng chẳng
thiệt hại gì nhiều.

Hình 12 Hình 13

Hình 13: cách giải quyết khôn ngoan hơn


Trở lại lúc bắt đầu, trả lờì một cách nhẹ nhàng tại 1 thì khôn
ngoan hơn. Đám Trắng chưa hẳn đã sống và bất kỳ nước nào
Trắng dùng để gia cố, củng cố đám quân cũng đều chỉ giúp ngoại
thế của Đen càng mạnh hơn.

108
Hình 14: định thức tiêu chuẩn
Chúng ta đã thấy định thức này rồi. Giờ chúng ta hãy xem diễn
biến tiếp tục.

Hình 15: ăn quân cắt


Nếu Đen cắt 1, Trắng đơn giản là bắt ở 2. Áp dụng câu cách
ngôn, ‘cắt bên nào thì bắt bên đó’. Đen có góc nhưng Trắng có
hình cờ rất mạnh.

Hình 14 Hình 15
Hình 16: hiệu quả
Nếu Đen 1, Trắng bắt quân trong góc thì kết quả lại ngược lại,
Đen có mặt ngoài, Trắng có góc. Quan trọng là Trắng sống tốt
trong góc.

Hình 17: nặng nề


Nối lại tại 2 khá tệ. Ba quân Trắng trông rất nặng nề và vẫn
không có hình mắt.

Hình 16 Hình 17
109
Nguyên tắc 13
Đừng dọa bắt tùy tiện

Giống như chiếu trong cờ vua vậy, doạ bắt không phải lúc nào
cũng là nước tốt. Trong rất nhiều trường hợp, những nước doạ bắt
thiếu suy nghĩ sẽ mang lại kết quả không tốt. Nó thường mang lại
nhiều lợi ích cho đối thủ hơn là cho chính mình.
Ở đây, khi Trắng cắt tại 1, Đen có thể thoát tiên đi chỗ khác,
còn nếu Đen quyết định đáp trả nước Trắng 1, Đen nên đi như
thế nào? Trong tình huống này, lựa chọn duy nhất của Đen là thí
đi một quân của mình.

Hình chủ đề
Đen đi tiếp

110
Hình 1: không được gì cả
Điều gì xảy ra nếu Đen doạ bắt tại 1? Sau khi Trắng 2, Đen vẫn
còn sơ hở ở ‘a’, quân đánh dấu thì cực kì yếu. Đen thực sự chẳng
được gì từ việc doạ bắt này cả.

Hình 1 Hình 2

Hình 2: chỉ bị đánh


Hãy nhìn một nước doạ bắt khác, sau khi Trắng 2, Đen phải nối
với 3, nhưng mà sẽ bị Trắng tấn công luôn cả đám với gọng kìm tại
4. Nên cũng không khuyến khích dọa bắt theo hướng này.

111
Hình 3: đơn giản chỉ cần kéo dài
Cách tốt nhất và đơn giản nhất là nối dài với 2 mà chẳng doạ
bắt. Lý do như ta có thể thấy là doạ bắt chỉ giúp cho đối thủ mà
chẳng giúp gì cho mình cả. Kế hoạch của Đen là hi sinh quân tam
giác. Tiếp -

Hình 3 Hình 4

Hình 4: không khuyết điểm


Trắng tất nhiên sẽ đứng ở 1. Đen sẽ củng cố cho quân mình với
2. Bởi vì không doạ bắt, Đen tránh được việc tạo khuyết điểm cho
hình cờ đám quân của mình.

112
Hình 5: muốn ổn định nhanh chóng
Đây là kiểu đi quân thường thấy trong các ván chấp quân. Trắng
áp sát với 1 và cắt chéo với 3 khi mà muốn ổn định quân Trắng
tam giác thật nhanh chóng. Theo lý thuyết, Đen đang tấn công
nhưng chỉ có thể duy trì nếu như Đen đánh đúng.

Hình 5 Hình 6

Hình 6: Đen dở
Doạ bắt tại 1 không giúp cho Đen tấn công. Trắng kéo dài ở 2 đã
làm yếu quân Đen tam giác rất nhiều. Giờ Đen vẫn còn điểm cắt
cần phòng ngự. Đen không có kết quả tốt trong trường hợp này.

113
Hình 7: Trắng thỏa mãn
Đen cũng có thể dọa bắt tại 1, sau khi 2 Đen lại tiếp tục nối tại
3, Đen 5 cũng cần thiết, nên Trắng sẽ ổn định đám quân với 6. Từ
đây phải kết luận rằng nước dọa bắt ban đầu mang lại kết quả xấu.

Hình 7 Hình 8

Hình 8: không làm hộ Trắng


Đơn giản lùi về với 1 là nước đi mạnh nhất. Nó làm mạnh vị
thế bên mình và cũng không làm cho đối thủ mạnh lên: đây là yếu
quyết chiến đấu trong cờ vây. Miễn sao quân Đen tam giác không
bị bắt, Đen vẫn giữ lợi thế trong cuộc chiến sau đó.

114
Hình 9: nước tiếp theo?
Không có gì sai khi doạ bắt ở 1, vấn đề là khi Trắng nối 2 thì đi
ở đâu tiếp?

Hình 10: hậu thủ


Nếu Đen đánh dọa bắt ở 1 thì sẽ hậu thủ buộc phải nối đám
quân lại với 3, nên -

Hình 9 Hình 10
Hình 11: tiên thủ
Đơn giản đứng lên với 1 là tốt nhất. Cách này buộc Trắng phải
phòng thủ với 2 (nếu không thủ thì Đen sẽ vặn đầu dê thu lợi), để
Đen có tiên chuyển sang chơi ở nơi khác. So sánh với hình trên
thì sau khi đánh 1, Đen không giúp Trắng đánh nước mà Trắng
muốn đi.

Hình 11
115
Hình 12: hấp dẫn
Có vẻ nó rất cám dỗ kêu bạn hãy dọa bắt tại 1 trong hình này.
Bạn phải nhận ra rằng dọa bắt chỉ giúp cho Đen chắc góc mà thôi.

Hình 12

Hình 13: mục tiêu của Trắng


Trắng chỉ cần đơn giản nối ở 1, chừa nước dọa bắt lại. Về sau,
Trắng có thể nhắm tấn công vào trong góc.

Hình 14: khuyết điểm trong góc


Trắng có thể nhảy vào với 1 đến 5, cố gắng đứng xuống giết
Trắng sẽ không thích hợp, nên Đen bị mất hết đất trong góc.

Hình 13 Hình 14
116
Chương Ba
Chiến Lược

Trong ván đấu thật, bạn không thể nào tách biệt từng vùng bàn
cờ ra được: chúng không độc lập mà đều tương tác, liên quan lẫn
nhau, gây ảnh hưởng tới việc bạn quyết định kế hoạch tính toán
toàn cục. Giá trị nước đi, sức ảnh hưởng của ngoại thế, độ mạnh
và hiệu quả của đòn chiến thuật - tất cả đều phải được đánh giá
dựa trên lợi ích chúng mang lại cho kế hoạch toàn bàn của bạn.
Nguyên tắc 14
Tấn công đối thủ bằng cách phá cơ sở

Câu hỏi về sự ổn định đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý
các đám quân. Bạn phải cẩn thận không được tạo quá nhiều đám
quân yếu vì đối thủ có thể chiếm lấy quyền chủ động và kiếm lợi
bằng cách tấn công chúng. Còn từ góc độ của kẻ tấn công, bạn
phải lập kế hoạch cho các cuộc tấn công của mình thật cẩn trọng
để sử dụng hiệu quả các cơ hội bạn có.
Trong Hình chủ đề, Đen nên tấn công quân trắng đơn độc ở phía
bên phải dưới như thế nào?

Hình chủ đề
Đen đi tiếp

118
Hình 1: tấn công tiêu chuẩn
Đen 1 và 3 là đòn kết hợp. Đầu tiên Đen đá ở 1, ngăn không cho
Trắng vào góc tạo cơ sở, sau đó tiếp tục tấn công với 3.

Hình 1 Hình 2

Hình 2: không an toàn


Trắng có thể sẽ vội vàng tạo cơ sở với 1, nhưng không đủ rộng
để tạo hai mắt. Đen tiếp tục cuộc tấn công với 2 và cùng lúc xây
dựng lãnh thổ bên cánh phải.

119
Hình 3: ổn định
Hãy giả sử rằng Đen bỏ qua việc đá ở 1. Trắng bây giờ có không
gian tạo cơ sở trong góc với 2 và 4. Đến 8 nhóm quân Trắng ít
nhiều đã ổn định. Giờ Đen không thể nào tiếp tục tấn công đám
quân Trắng, Đen khó có thể hài lòng với kết quả này. Đổi lại 7 -

Hình 3 Hình 4

Hình 4: Trắng sống dễ dàng


Đen có thể ngăn Trắng mở rộng với nước 1, nhưng Trắng rất dễ
dàng tạo đủ mắt để sống sau nước 2. Bây giờ Đen khỏi hi vọng tấn
công tiếp được, chỉ có như Hình 1, Đen chặn góc trước mới có thể
tấn công mạnh vào quân Trắng.

120
Hình 5: muốn ổn định
Trắng áp sát tại 3 ý muốn ổn định đám quân. Sau nước 5 -

Hình 6: cần thiết


Đứng xuống tại 1 rất cần thiết. Trắng ổn định đám quân mình
bằng cách giãn ra đến 2. Đây là diễn biến thông thường. Đổi lại -

Hình 5 Hình 6
Hình 7: không thể tấn công
Nếu Đen cố gắng ngăn cản Trắng mở rộng bằng cách chơi ở 1
thì sao? Nước này không tấn công được Trắng, thậm chí Trắng
không chỉ bảo vệ cơ sở với 2 và 4 mà còn luồn vào lấy đi đất góc
Đen.

Hình 7
121
Hình 8: nước cần thiết
Khi mà Đen đánh 1 và 3, có một nước mà Trắng nhất định phải
đánh.

Hình 9: bảo vệ cơ sở
Trượt vào góc với 1 làm ổn định đám Trắng. Cuộc chiến tạm
dừng sau khi Đen mở 2.

Hình 8 Hình 9
Hình 10: cuộc chiến khó khăn
Nếu Trắng bỏ qua nước 1 như Hình 9 thì Đen 1 rất nghiêm
trọng. Đen đi 1 là nước hoàn hảo, vừa xây dựng được lãnh thổ vừa
phá hết cơ sở của Trắng.

Hình 10
122
Hình 11: nước chặn quan trọng
Đây là một hình thường xuất hiện trong các ván thực tế. Khi
Trắng đánh 1, chặn ở 2 là một nước quan trọng. Nhóm quân Đen
bây giờ đã khá an toàn.

Hình 11
Hình 12: Trôi nổi
Nếu Đen lờ đi việc chặn ở góc, không gian để Đen xây dựng cơ
sở sẽ bị giảm nghiêm trọng sau Trắng 1. Nhóm quân Đen giờ rất
trôi nổi.

Hình 13: quá muộn


Chặn lại ở 1 bây giờ là quá muộn: Trắng có thể tấn công với 2 và
4 nên Đen không thể bảo vệ được cơ sở của mình.

Hình 12 Hình 13
123
Hình 14: hẹp, nhưng ….
Khi mà Trắng tấn công với 1, Đen chỉ có một khoảng giãn cách
một nên Đen không hài lòng. Tuy vậy, đây vẫn là một nước lớn vì
nó giúp ổn định nhóm quân Đen. Nếu Trắng 3, Đen 4 hoặc ‘a’ thì
ít nhiều gì cũng có chút cơ sở.

Hình 14 Hình 15

Hình 15: mục tiêu để tấn công


Nếu Đen bỏ nước 1 thì Trắng sẽ chiếm ngay lấy nó. Khi này Đen
không thể tạo được cơ sở ở biên. Sự trôi nổi của đám quân này là
mục tiêu tốt cho các cuộc tấn công của Trắng. Nó sẽ là quả tạ khá
nặng cho Đen phải xử lý.

124
Hình 16: chưa đủ
Trắng 2 đáp trả quá hiền cho nước Đen 1. Nó để Đen dễ dàng
chui vào góc với 3 và tới 7 dễ dàng xây dựng cơ sở. Thay vì 2,
Trắng cần tìm nước tấn công hiệu quả hơn.

Hình 17: tấn công


Trắng đứng xuống 1 không cho phép Đen tạo cơ sở. Nó không
chỉ phòng thủ mà còn là nước tấn công. Sau 2, Trắng 3 giờ mới
trở thành nước tấn công, khác biệt hẳn với Trắng 2 trong Hình 16.

Hình 16 Hình 17

125
Nguyên tắc 15
Đừng áp sát các quân yếu

Những nước chạm làm cho quân mình mạnh hơn, nhưng cùng
lúc đó, chúng cũng giúp củng cố quân đối thủ. Do đó, chạm quân
đối thủ sẽ rất hợp lý khi bạn muốn làm mạnh quân mình hay tìm
đường sống, nhưng khi bạn đi tấn công thì nó lại phản tác dụng.
Trắng vừa song phi yến với nước 1, Đen nên chạm đâu nếu
muốn làm mạnh quân ở điểm sao? A hay B?

Hình chủ đề
Đen đi tiếp

126
Hình 1: áp sát vào quân mạnh hơn
Khi mà Đen có quân tam giác, Đen sẽ muốn tấn công quân
Trắng tam giác. Áp sát tại 1 và tránh làm quân muốn tấn công
mạnh lên. Sau nước 5, đám quân Đen đã mạnh lên và sẵn sàng tấn
công lại quân Trắng tam giác.

Hình 1 Hình 2

Hình 2: sai hướng


Đen 1 là sai hướng. Chạm vào quân yếu này chỉ làm quân Trắng
mạnh hơn với 2 tới 6, an toàn với cơ sở ở biên.

127
Hình 3: giữ cho Trắng bị chia cắt
Trắng vừa nhảy lên ở 1. Ý đồ Trắng là muốn vây đám Đen lại
trong góc với ‘a’ không được phép xảy ra. Do đó Đen sẽ làm gì?
Đâu là cách tốt nhất để tiếp tục chia cắt các đám quân Trắng?

Hình 4: cho Trắng tạo thành hình đẹp


Đen 1 và 3 thì chia rẽ đối thủ nhưng cái giá phải trả là giúp cho
Trắng tạo được hình tốt ở biên. Cực kỳ mơ hồ. Đen buộc phải
tiếp tục đi tấn công hai quân Trắng ở dưới rất hiệu quả mới lấy lại
được thế cân bằng.

Hình 3 Hình 4

128
Hình 5: đánh theo hướng khác
Đen 1 bám sát theo nguyên tắc ‘không chạm vào quân yếu’. Sau
khi đứng ở 3, Đen tấn công quân tam giác với gọng kìm ở 5. Đó là
cách tốt khi chỉ xem xét đến biên phải. Vì sao, thật đáng tiếc khi
nó lại làm cho đám Trắng bên trái mạnh lên. Đen 5 bắt buộc phải
tấn công rất tốt để tìm kiếm sự đền bù tương xứng.

Hình 5 Hình 6

Hình 6: đừng chạm vào bên nào cả


Thực sự thì Đen sẽ muốn giữ khả năng tấn công quân Trắng ở cả
hai bên. Trong trường hợp này, câu trả lời là không chạm vào bên
nào cả. Đơn giản chạy ra với 1 là chính xác. Nước đi chéo trông có
vẻ nhẹ nhàng này mới thực sự chính là nước mạnh nhất.

129
Hình 7: tầm thường
Khi Đen muốn tấn công quân Trắng tam giác thì nước đi tại 1
tuy không phải một nước tồi nhưng nó lại không có sáng tạo gì cả.

Hình 8: ‘dựa’ để tấn công


Chạm tại 1 thể hiện Đen khá có trình ‘đánh nhau’ trong cờ
vây. Dạng tấn công nghi bình này được gọi là tấn công ‘dựa’: dựa
vào một nhóm quân không phải mục tiêu chính của bạn để tăng
cường sức mạnh, chuẩn bị cho việc tấn công mục tiêu thực sự.

Hình 7 Hình 8
Hình 9: tấn công đầy uy lực
Đây là diễn biến tiếp tục có thể dự tính được sau Hình 8. So sánh
với Hình 7 có thể thấy ngay rằng Đen có sức ép tấn công mạnh
hơn nhiều lần.

Hình 9
130
Hình 10: kích
Nước đá tại 1 rất phổ biến, nhưng hãy cẩn thận không lạm dụng
nó, vì nó giúp làm mạnh quân đối thủ. Ở đây Trắng có nước 4 mở
rộng lý tưởng (có câu cách ngôn là: ‘đứng 2 mở 3’), nên đây là một
kết quả không thể vừa ý Đen.

Hình 11: nước phản tác dụng


Nếu Đen tạo gọng kìm ngay lập tức với 3 để tránh làm Trắng mở
rộng được thì Trắng sẽ phản công bằng cách đè lên ở 4, buộc Đen
đi 5 và kéo dài với 6. Nhóm quân của Trắng bây giờ quá mạnh để
Đen có thể tấn công. Nó có nghĩa Đen 1 là một nước tồi.

Hình 10 Hình 11

131
Hình 12: thích hợp
Đây là một trường hợp khi đã có quân Đen tam giác đóng vai
trò như gọng kìm, giúp Đen 2 trở nên rất phù hợp. Đen 2 và 4 rất
mạnh: khiến Trắng không có không gian để tạo cơ sở.

Hình 13: quá dễ dãi


Đơn thuần trả lời tại 1 cho Trắng cơ hội tạo cơ sở bằng cách
luồn vào 2 và giãn ở 4. Tuy trông khá hẹp nhưng vẫn đủ để cho
Trắng. Đen 2 trong Hình 12 sẽ chặn không cho Trắng ổn định
quân một cách dễ dàng.

Hình 12 Hình 13

132
Hình 14: phản công
Tuy nhiên, trong trường hợp này, phải đặt câu hỏi rằng liệu Đen
2 và 4 có phải là nước đi tốt hay không. Lý do là quân Đen tam
giác, ban đầu là một nước kẹp, không còn là một quân mạnh, bởi
vì nó đã bị vô hiệu hóa bởi quân Trắng tam giác. Trắng bây giờ
phản công với 5. Đó là lý do mà 2 là một nước không tốt.

Hình 14 Hình 15

Hình 15: thỏa hiệp


Thoả hiệp với Đen 1 là thích đáng ở đây. Sau khi Trắng ổn định
với 2 và 4, Đen nhảy 5 là phù hợp. Nói cách khác, khi mà bạn có
quân yếu (quân Đen tam giác trong Hình 14), bạn không thể đá
mạnh tại 2.

133
Nguyên tắc 16
‘Một mũi tên trúng hai đích’

Một câu thành ngữ khác cổ hơn có lẽ bạn từng nghe nói là: ‘Một
mũi tên trúng hai con nhạn’. Hay nói cách khác là đi những ‘nước
đi mang nhiều mục đích’. Thường thì lối chơi của một người bao
gồm các nước đi tấn công hay phòng thủ. Nếu có thể kết hợp cả
hai mục đích vào một nước thì lại càng thêm hiệu quả. Để nhận
ra được những nước như vậy, trước tiên bạn phải quan sát thật kỹ
bàn cờ.
Đen ứng phó thế nào khi mà Trắng đánh 1?

Hình chủ đề
Tới lượt Đen

134
Hình 1: không hài lòng
Xét cục bộ thì Đen 1 là nước khá chuẩn, khá thường đi. Nhưng
khi cân nhắc bên cánh phải, thì không hợp lý. Đen không hài lòng
cho lắm vì Trắng 2 chặn mất hướng mở lớn của góc vô ưu phía
trên bên phải.

Hình 1 Hình 2

Hình 2: kế hoạch hay hơn


Ở đây nên gọng kìm với 1, nước này trông như ‘một mũi tên bắn
trúng hai đích’, vừa là gọng kìm vừa là nước mở. Nó chứa đựng hai
mục đích tấn công và phòng ngự.

135
Hình 3: tốt hơn cho trắng
Lùi lại một nước, Trắng cũng có thể đổi chiến lược tốt hơn. Tiếp
cận với ‘a’ cho Đen đi được nước có hai mục đích. Do đó, đánh
ở giữa biên phải với 1 là được. Nếu Đen 2, Trắng giãn đến 3 và
không dễ bị tấn công. Trắng 1 được gọi là ‘nước chia giữ’.

Hình 3 Hình 4

Hình 4: nếu đánh khác


Nếu đổi lại Đen đánh 1, Trắng có thể ổn định quân với việc giãn
cách hai, lần này là giãn lên phía trên. Đây là đặc trưng của nước
chia giữ: luôn có không gian để giãn ở cả hai hướng.
Trắng đạt được mục đích của mình: không cho Đen cơ hội ‘một
mũi tên bắn trúng hai đích’.

136
Hình 5: sau định thức
Kết quả đến 5 là định thức chuẩn - Định thức kẹp cách hai tại 1.
Tiếp theo Đen nên đánh đâu để ‘một mũi tên bắn trúng hai đích’.
Bạn tìm thử xem?

Hình 6: mục đích kép


Tạo gọng kìm với nước 1, cũng vừa là nước mở rộng từ góc vô
ưu phía trên. Hai lựa chọn khác cho Đen là ‘a’: ‘b’. Nếu mà Đen bỏ
qua 1 thì Trắng sẽ đánh ‘b’ một nước phòng thủ hay.

Hình 5 Hình 6

137
Hình 7: cũng là mục đích kép
Chúng ta hãy xem xét đòn đánh kết hợp với 1 và 3. ‘Một mũi tên
trúng hai đích’, vừa tấn công Trắng vừa chiếm lãnh thổ.

Hình 8: không đủ
Đơn thuần đánh ở 1 để cho Trắng có cơ hội xây dựng cơ sở với
2 đến 6. Khiến cuộc tấn công thất bại ngay từ đầu.

Hình 7 Hình 8
Hình 9: quá thụ động
Đen 3 là một nước quá thiên về thủ đất. Đen phải đánh ở ‘a’ để
tấn công mạnh hơn.

Hình 9
138
Hình 10: mạnh hơn bạn tưởng
Thoạt nhìn thì 2 trông có vẻ chậm và cô đặc quá. Nhưng nó mới
là ‘một mũi tên trúng hai đích’, kết hợp giữa tấn công và phòng
ngự. Nếu Đen bỏ qua nước 2 thì …

Hình 10 Hình 11

Hình 11: quá tốt cho Trắng


Luồn xuống với 1 trở thành một nước không thể tốt hơn cho
Trắng. Nó không chỉ gia cường cho đám quân yếu mà còn làm
giảm đáng kể đất Đen. Cho Trắng đi được nước này có nghĩa là
Đen đánh quá dở.

139
Hình 12: khung
‘Một mũi tên trúng hai đích’ không có nghĩa chỉ là tấn công
và phòng thủ. Đây là một ví dụ, Trắng 1 vừa mở rộng khung đất
Trắng vừa ngăn khung của Đen phát triển.

Hình 13: một quân khác biệt


Hãy quan sát trường hợp khi mà Đen đánh ở 1 trước. Trong
Hình 12, phía này của Đen đáng lẽ sẽ mỏng đi hẳn, còn giờ vừa
dày vừa mạnh, đồng thời khả năng phát triển khung của Trắng
giảm nghiêm trọng. Nên nước 1 là nước phát triển quan trọng cho
cả Trắng và Đen.

Hình 12 Hình 13

140
Hình 14: điểm then chốt
Đen 1 là nước tốt: nó mang hai mục đích như hai hình trước.

Hình 15: khác biệt rõ ràng


Điểm 1 cũng là điểm tốt cho Trắng. Tôi cũng chắc rằng các bạn
đã nhận ra ngay sự khác biệt căn bản này. Đây là một điểm then
chốt cho cả hai bên.

Hình 14 Hình 15

141
Nguyên tắc 17
Sử dụng ngoại thế để tấn công

Học cách sử dụng ngoại thế, nói rõ hơn, là học cách sử dụng
thế ảnh hưởng bên ngoài của đám mạnh, tường mạnh. Đây là một
bước quan trọng để trở thành người chơi giỏi hơn.
Ngoại thế nên sử dụng để tấn công. Đó là tất cả những gì bạn
cần nhớ. Nếu như đất là tiền mặt thì ngoại thế là đầu tư cho tương
lai. Sử dụng ngoại thế khôn ngoan sẽ mang lại nhiều lợi ích về lâu
về dài.
Ở đây, hãy tìm cách tốt nhất để tấn công quân Trắng đơn lẻ bên
cánh phải.

Hình chủ đề
Đen đánh tiếp

142
Hình 1: dùng sai cách
Bên dưới là tường Đen. Mở ở 1 trông có vẻ hấp dẫn, vì nó
chuyển đổi một phần ngoại thế thành đất, nhưng cho Trắng giãn
tại 2 thì không tốt. Sau khi 4, Đen khó có thể tấn công mạnh vào
đám quân này.

Hình 1 Hình 2

Hình 2: mời gọi Trắng vào


Đen 1 tấn công, mời Trắng nhảy vào gần tường của Đen với 2.
Đây là cách đúng để dùng ngoại thế tấn công. Hình cờ Trắng vẫn
còn rất mỏng, do đó Đen có thể mở tiếp những cuộc tấn công
mãnh liệt vào đám Trắng.

143
Hình 3: xây dựng khung đất
Đen không cần thiết phải tấn công ngay lập tức, nhưng hãy nhìn
cái cách mà Đen sẽ chơi ở đây. Khi mà Đen tấn công từ phía trên
với 1, Trắng phải phòng ngự với 2 và 4 và nó sẽ chỉ giúp Đen xây
dựng được khung lớn bên trên. Thông thường, từ ngoại thế hay
tường dày sẽ thu được lợi ích ở vùng khác trên bàn cờ.

Hình 3 Hình 4

Hình 4: sai hướng


Tấn công ở 1 là sai hướng. Khi mà Trắng nhảy 2, không rõ Đen
sẽ lấy đất ở đâu. Hãy so sánh những gì thu được của hai nước 1
trong hình này và hình trước. Rõ ràng là đẩy Trắng tiến gần tường
mạnh là cách tốt nhất để dùng ngoại thế.

144
Hình 5: thử nghiệm
Hãy làm một cuộc thử nghiệm, Đen có ngoại thế ở bên trên.
Nhưng hãy giả sử cả hai bên Đen và Trắng đều mở ngang bằng
nhau với 1 và 2. Nếu tiếp tục ván đấu một cách hoà bình, và cả hai
đều bảo vệ được đất của mình thì dễ thấy được rằng quân Trắng
hoạt động hiệu quả hơn so với Đen.

Hình 5 Hình 6

Hình 6: Đen tấn công


Sẽ thế nào nếu Đen tấn công bằng nước mở xa hơn ở 1? Nếu
Trắng đả nhập ở 2 để ngăn Đen chiếm được quá nhiều đất, thì
Đen tấn công với 3. Bằng cách này, Đen đang sử dụng ngoại thế
tấn công: Đen nắm quyền chủ động.
Đây là cách chính xác để dùng ngoại thế.
145
Hình 7: không mạnh
Ảnh hưởng ra bên ngoài không có nghĩa là sẽ mạnh, Trắng lấy
được góc, Đen lấy ngoại thế, nhưng mà ba quân Đen thì vẫn chưa
phải là mạnh. Ở đây thích hợp nhất là dùng Đen 1 vừa gia cường
vừa lấy đất cho mình.

Hình 8: gợi đòn


Nếu Đen không đánh quân ở đấy, ba quân Đen sẽ bị Trắng 1
tấn công.

Hình 7 Hình 8
Hình 9: dùng ngoại thế để đánh
Nhóm quân Đen ở đây nó có ngoại thế rất mạnh. Sẽ rất là lãng
phí nếu chỉ đơn giản dùng nó để lấy đất. Ngoại thế này nên dùng
để tấn công.

Hình 9
146
Hình 10: ảnh hưởng của tường
Chúng ta đã thấy diễn biến từ 1 tới 4 một số lần rồi. Kiểu ngoại
thế này có hình giống bức tường nhưng không có hình mắt nên
nó cũng không phải mạnh lắm.

Hình 10

Hình 11: nước mở rộng mong muốn


Do đó, để sử dụng ngoại thế này, Đen thường muốn đi mở rộng
chiếm đất với 1.

Hình 12: không hiệu quả


Nếu Trắng đánh được nước xung quanh 1, Đen sẽ thấy khó mà
sử dụng được ngoại thế. Nếu Đen tiếp tục mở tại ‘a’ thì lại quá hẹp.

Hình 11 Hình 12
147
Hình 13: tấn công thế nào đây??
Vấn đề là tìm cách tốt nhất cho Trắng để tấn công quân Đen tam
giác. Hình Trắng ở dưới có thể xem là tường dày. Cách bạn xem
xét cái khóa góc Trắng ở phía trên sẽ ảnh hưởng tới quyết định
của bạn.

Hình 13 Hình 14

Hình 14: Đen an toàn


Tấn công ở 1 nhìn có vẻ tốt, bắt Đen phải giãn gần tại 2, nhưng
Đen 2 tốt hơn bạn tưởng, vì nó nhắm vào chỗ hở của khóa góc
Trắng. Nếu Trắng phòng ngự góc với 3 thì nhóm Đen sẽ yên ổn
với 4, Trắng 1 chưa thể xem là một nước thật sự tốt được.

148
Hình 15: tấn công từ bên trên
Tấn công với 1 và kéo Đen lại gần với đám Trắng dày bên kia là
một kế hoạch tốt hơn. Đen giãn cách hai thì vẫn yếu. Trắng vừa
loại trừ được điểm yếu của góc trên vừa chiếm được một vùng
lãnh thổ lớn.

Hình 16: nếu Đen đánh trước


Chỗ mà Đen sẽ đánh nếu được đi trước, ‘a’ hay 1?? Đen 1 mới
thực sự là một nước tốt. Đen ‘a’ lại gần đám quân mạnh, trong khi
Đen 1 nhắm vào khai thác điểm yếu trong góc. Đó là lý do mà
Đen 1 mới thực sự là nước gia cố vững chắc hơn.

Hình 15 Hình 16

149
Nguyên tắc 18
Tránh xa các đám mạnh

Tiến lại gần các đám mạnh của đối thủ không những không
có tác dụng gì mà ngược lại còn phơi bày điểm yếu của mình.
Nguyên tắc ‘tránh xa đám mạnh’ này có liên quan tới nguyên tắc
trước ‘sử dụng ngoại thế để tấn công’.
Trong Hình chủ đề tới lượt Trắng đi, Trắng cần phải xem xét
sức ảnh hưởng của ngoại thế đám Đen phía dưới đến quân Trắng
tam giác.

Hình chủ đề
Trắng đi tiếp

150
Hình 1: mở biên quá xa
Mở xuống biên trái trông có vẻ lớn, vì vậy Trắng cố gắng mở
rộng xa với 1. Tuy nhiên, nếu Đen đả nhập tại 2, dẫn đến trao đổi
3-4, khiến quân Trắng 1 yếu đi. Trắng 1 quá gần với tường dày
Đen bên dưới.

Hình 1 Hình 2

Hình 2: lùi lại


Nếu Trắng lùi lại một hàng, Đen vẫn nhắm vào 2, sau khi trao
đổi 3-4 như hình trước thì Trắng có không gian để giãn cách hai
xuống 5, nhưng đám Trắng chưa mạnh. Trắng 1 có tiến bộ hơn
một chút nhưng vẫn còn là mở rộng quá xa.

151
Hình 3: thích hợp
Càng xa càng tốt, tốt nhất là tránh tiếp cận tường Đen dày
bên dưới. Chiến lược thích hợp nhất là đi nước kết hợp với quân
Trắng tam giác để xây dựng tuyến phòng thủ. Nước xung quanh
1 đều là nước tốt.
Khi chơi 1, có nhiều người sẽ lo về nước Đen 1 trong hình tiếp
theo.

Hình 3 Hình 4

Hình 4: cho Đen đất


Đen 1 thoạt nhìn trông giống như là nước lớn. Nhưng thật ra
Trắng có thể hài lòng với cách trả lời từ 2 đến 6. Giờ thì xem đất
Đen nhé, khi xem xét tác dụng của tường dày Đen ở đây, Đen khó
có thể hài lòng với kết quả ít đất như vậy được.
152
Hình 5: ghen tị
Thế còn nước mở cách ba với 1? Trắng có thể nghĩ là mình đã
không mở xa nhưng thực ra bạn thấy Trắng chỉ muốn Đen lấy
được càng ít đất hơn nữa. Trắng 1 thể hiện sự đố kỵ với đất Đen.
Nếu Đen tốt bụng chỉ mở tại 2, Trắng thủ tại 3 sẽ đạt được mục
tiêu ban đầu, nhưng -

Hình 6: vẫn có thể đả nhập


Có thể Đen sẽ không lập tức đi đó, nhưng dù vậy Đen vẫn có
thể đả nhập tại 1. Sau khi trao đổi 2-3, Trắng ‘a’ sẽ quá gần tường
Đen. Cuộc chiến nổ ra sẽ có lợi cho Đen.

Hình 5 Hình 6

153
Hình 7: nước đi thông thường?
Cảm giác ban đầu Đen 1 là nước mở chính xác từ hình Đen phía
trên, nhưng hình Trắng dưới sẽ ảnh hưởng tới Đen như thế nào?
Trắng đã ở hàng thấp và có ba quân mở cách một rất chắc chắn.
Tiếp cận quá gần với hình cờ mạnh chỉ làm Trắng đả nhập vào vị
trí ‘a’. Đen 1 không tốt.

Hình 8: lùi lại


Nếu Đen muốn mở hướng này, Đen nên lùi lại một chút mở tại
1. Nó có được đất và hầu như không ảnh hưởng gì đến đám Trắng
mạnh. Do đó Đen 1 chỉ là nước giữ đất thông thường, nó không
phải ‘một mũi tên bắn trúng hai đích’.

Hình 7 Hình 8

154
Hình 9: không hợp lý
Lùi lại vài nước trước khi có Hình 7, đáp trả Trắng 1 bằng nước
đi cao tại 2 có vẻ rất mơ hồ. Nước bo góc cao nhắm tới việc mở
ra biên về sau (xem lại Nguyên tắc 6), nó không thích hợp khi mà
Trắng đã có một đám mạnh ở phía dưới kia rồi. Đổi lại -

Hình 9 Hình 10

Hình 10: bảo vệ chắc góc


Đen nên tạo hình, bảo vệ góc với 1 và 3, bây giờ việc mở rộng
tại ‘a’ với Đen cũng không thiết yếu lắm. Hình cờ Đen giờ đã ổn
định, chắc chắn hơn.

155
Hình 11: treo nhầm hướng
Tiếp cận theo hướng 1 là không tốt. Nếu Đen đơn giản là đánh
2, Trắng sẽ phải đụng đầu tại 5 vào đám mạnh của Đen. Hình cờ
của Trắng thì an toàn nhưng mà nó bị tù và không có tiềm năng
phát triển.

Hình 11 Hình 12

Hình 12: đúng hướng


Trắng 1 tránh phải đối đầu với đám Đen mạnh, đây là hướng
chính xác. Đen đánh 2 trông như có đất rất lớn nhưng vẫn chấp
nhận được. Trắng hài lòng với tiềm lực có được từ hình cờ biên
dưới sau 3.

156
Hình 13: hổ báo?
Trắng sẽ đối phó thế nào nếu Đen tiếp cận với 1? Giáp công ở 2
trông rất hổ báo, nhưng sau Đen 3 nó sẽ trở thành một kế hoạch
tồi. Trắng 2 khá yếu bởi ngoại thế của đám Đen bên trên, quân
này sẽ bị Đen tấn công.

Hình 14: bình tĩnh


Một lần nữa, Trắng nên tránh tiếp cận đám Đen mạnh. Đi chéo
tại 1 là nước từ tốn: Trắng tránh tạo ra đám quân yếu. Tiếp theo
đó, nếu Trắng có thể đè Đen xuống thấp với ‘a’, cờ Trắng sẽ phát
triển rất lý tưởng.

Hình 13 Hình 14

157
Nguyên tắc 19
Giảm thiểu khung lớn một cách nhẹ nhàng

Đừng đỏ mắt với đất đối thủ.


(là đừng ghen tị nếu ai không hiểu từ đỏ mắt nhé)
Những người chơi kém thường hay lo lắng về đất của đối thủ.
Do đó họ thường làm những cuộc đả nhập liều lĩnh không cần
thiết và kết quả là mang thêm gánh nặng với những đám yếu.
Trường hợp tệ nhất là đám quân yếu bị bắt khiến đất đối thủ lớn
hơn trước nhiều.
Khi mà có nhiều kinh nghiệm hơn, khả năng phán đoán đối
phó khung đất của bạn sẽ được cải thiện, đặc biệt là về phán đoán
liệu có cần đả nhập khung của đối thủ hay không.

Hình chủ đề
Trắng nên đánh thế nào khi Đen có khung ở bên trên cánh phải?
158
Hình 1: quá sâu
Trắng 1 là chui vào quá sâu. Khi mà Đen trấn với 2. Trắng sẽ
gặp nhiều khó khăn để cứu sống quân này. Và nếu mà nó sống thì
cái giá phải trả là ngoại thế của Đen ở ngoài là quá lớn, nên khỏi
mong có kết quả tốt cho Trắng.

Hình 1 Hình 2

Hình 2: gặm nông


Trắng đánh 1 rất nhẹ nhàng, giới hạn lại tiềm lực phát triển
khung của Đen. Đây không phải là nước đả nhập mà là nước gặm
nông. Bởi vì nước gặm nông tại 1 an toàn hơn Hình 1 Đen không
thể vây Trắng lại được. Đen chỉ có thể bảo vệ một số đất với 2 và
để Trắng 3 chạy thoát an toàn.

159
Hình 3: giờ thì đả nhập
Đen 2 đáp trả cứng rắn nhưng giờ Trắng lại có thể đả nhập tại
3. Sẽ không dễ gì để Đen có thể giết đám quân này: Trắng có thể
chạm ở ‘a’, nhảy lên ‘b’ hay giãn tới ‘c’. Đen 2 không có ý nghĩa lắm.

Hình 3 Hình 4

Hình 4: không hài lòng


Trắng 1 là nước giảm thiểu đất còn nhẹ nhàng hơn, nó còn an
toàn hơn cả ‘a’. Nhưng Trắng sẽ khó chịu khi Đen thủ với 2, tốt
hơn 2 trong Hình 2. Tất nhiên nước này vẫn tốt hơn nhiều so với
nước đả nhập sâu trong Hình 1.

160
Hình 5: làm mạnh khung
Chúng ta lấy lại ví dụ ở Nguyên tắc 7, Hình 8. Đen 1 là nước rất
hiệu quả để làm mạnh khung bên cánh phải. Nếu Trắng có cơ hội
để giảm thiểu khung trước khi Đen đánh 1 thì -

Hình 6: điểm quan trọng


Trấn tại 1 là điểm then chốt để hạn chế khung Đen phát triển.
‘a’ hay ‘b’ cũng đều là nước giữ được kha khá đất cho Đen, nhưng
không đáng để lo như Hình 5. Thay vì đánh 1 mà đi đả nhập ‘c’ hay
‘d’ thì quá mạo hiểm.

Hình 5 Hình 6

161
Hình 7: nước hoàn hảo
Trấn ở 1 là nước hoàn hảo để ngăn chặn khung của Đen đang
cố dựng lên. Đen không thể hi vọng rằng sẽ có được vùng đất to
ở đây. Đả nhập ở ‘a’ thì quá là liều lĩnh: Đen sẽ nhảy 1 và tấn công
dữ dội.

Hình 8: điểm then chốt


Nếu Đen chơi trước ở bên cánh phải thì nhảy ở 1 là một nước
tốt. Khung của Đen sẽ bự lên và khó cho Trắng tìm được cách
giảm thiểu nó.

Hình 7 Hình 8

162
Hình 9: gợi đòn
Dù khung của Đen thấp ở vùng này, nhưng Trắng 1 là quá sâu.
Đả nhập như thế là quá liều lĩnh. Hình cờ bên dưới của Đen đã
ổn định, nên Trắng chỉ có thể bị đánh. Đả nhập như này không
có kết quả tốt.

Hình 9 Hình 10

Hình 10: khôn ngoan hơn


Ở đây đâm vai với 1 rất tốt. Trắng sẽ không gặp nhiều nguy hiểm
khi bị phản công. ‘Đâm vai và trấn’ là những thủ đoạn thường
dùng để giảm thiểu khung của đối thủ.

163
Hình 11: chạy rất nhẹ nhàng
Diễn biến tiếp theo là diễn biến chuẩn sau khi đâm vai. Chú ý
kỹ nước thứ 6: Trắng chạy nhẹ nhàng, tránh tạo thành một đám
quân nặng. Về sau, chặn ở ‘a’ sẽ là nước lớn cho Trắng.

Hình 11 Hình 12

Hình 12: diễn biến khác


Đen cũng có thể lựa chọn đẩy lên tại 1 trước khi liên kết bằng
3. Nước 3 không chỉ giúp Đen phòng thủ đám quân mà còn ngăn
không cho Trắng tạo cơ sở ở biên. Trắng gần như phải tiếp tục
nhảy ra 4. Như hình trước, Trắng cũng đã thành công trong việc
giảm thiểu khung Đen.

164
Hình 13: giúp xóa bỏ khuyết điểm
Đâm vai như thế này là sai lầm. Khi mà Đen giãn cách ba, Trắng
sẽ hoàn toàn có khả năng tấn công vào ‘a’, nhưng khuyết điểm này
biến mất sau khi Đen củng cố với 2 và 4. Đâm vai sai cách như này
chỉ giúp đối thủ xóa bỏ điểm yếu của mình.

Hình 14: kế hoạch chính xác


Trấn ở 1 là thích hợp hơn, không làm mất đi cơ hội tấn công ở
‘a’. Nếu Đen muốn đánh ở chỗ khác, nước 1 đánh ở ‘a’ ngay lập tức
cũng rất khả thi.

Hình 13 Hình 14

165
Nguyên tắc 20
Đừng giữ quân đã hoàn thành nhiệm vụ của mình

Để kết thúc cuốn sách này, chúng ta sẽ bàn về một nguyên tắc
chiến lược cực kỳ quan trọng nhưng có thể hơi khó nắm bắt đối
với những người chơi còn yếu. Nó có liên quan tới việc phân biệt
những quân cờ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược và những
quân cờ đã hoàn thành nhiệm vụ của chúng. Những người chơi
kém thường không thích hi sinh quân, nhưng cứ khư khư giữ
quân vô dụng chỉ làm rối chiến lược toàn bàn của bạn.
Sau khi đánh từ 1 đến 5, Đen cần đi đâu tiếp?

Hình chủ đề
Đen đi tiếp

166
Hình 1: doạ bắt
Đen 1 là tự nhiên, nhưng một số người không thích nước này,
vì về sau Trắng có thể ăn quân khi đánh ‘a’.

Hình 1
Hình 2: tiên thủ cho Trắng
Nếu Đen bỏ qua nước bắt quân, Trắng bẻ tại 1 và được tiên thủ.
Ngược lại -

Hình 3: hậu thủ


Tiếp tục với trường hợp Hình 1, ăn quân Đen là hậu thủ cho
Trắng, quân Đen tam giác đã hoàn thành nhiệm vụ giúp Đen có
được tiên thủ, nên Đen chẳng tiếc gì khi bỏ nó cả.

Hình 2 Hình 3
167
Hình 4: mang một chút vai trò
Mục đích duy nhất khi Đen đánh 1 là buộc Trắng ăn 2, sau đó
Đen không cần quân này nữa.

Hình 5: vô nghĩa
Nối tại 1 giữ quân hơi bị lố bịch. Đen sẽ phải đối mặt với cuộc
chiến khó khăn khi Trắng cắt 2. Cứu quân đánh đấu thiệt nhiều
hơn là lợi.

Hình 4 Hình 5
Hình 6: chính xác
Phòng ngự điểm cắt với 1 tạo hình miệng hổ là tốt nhất. Ăn
quân tam giác khiến Trắng bị hậu thủ: Trắng ‘a’, Đen ‘b’, Trắng ‘c’.
Bạn có thể tính toán rằng công dụng quân Đen tam giác chỉ là làm
cho Trắng hậu thủ.

Hình 6
168
Hình 7: tiên thủ nhưng…
Các nước từ 1 đến 5 là thông thường. Đen doạ bắt tại 6, định đi
chỗ khác sau khi Trắng nối lại ở 7. Nhưng thực ra kế hoạch này
không tốt.

Hình 7
Hình 8: quá lớn
Ăn quân với 1 và 3 là rất lớn, nó giúp đám Trắng hoàn toàn
an toàn. Nói cách khác, quân Đen tam giác không phải là quân
đã xong nhiệm vụ mà là quân nắm vị thế chiến lược quan trọng
không thể bỏ.

Hình 9: hậu thủ nhưng….


Đổi lại nước 6 Hình 7, Đen nên đứng xuống 1 tại đây. Đi đây có
thể bị hậu thủ nhưng nó lại nhắm vào tấn công đám Trắng về sau.

Hình 8 Hình 9
169
Hình 10: nối ở đâu?
Đây là một ví dụ tương tự. Nước từ 1 đến 8 là một phần của
định thức. Vấn đề là hai điểm cắt, Đen nên nối ở đâu?

Hình 11: cứu một quân


Nối ở 1, Đen chắc chắn mình không thể để bị ăn quân tam giác.
Nó mới là quyết định đúng đắn.

Hình 10 Hình 11
Hình 12: chỉ giúp Trắng
Nếu Đen nối 1, đám Trắng ngay lập tức ổn định nhờ ăn quân
với 2 và 4 . Bây giờ thì đã rõ ràng rằng quân Đen tam giác rất quan
trọng không thể hi sinh được.

Hình 12
170
Hình 13: nước buộc đỡ
Trắng điểm 1 là tiên thủ. Những nước ép buộc như thế này
thường nhẹ và rất hữu ích sau này. Một khi đối thủ đã đỡ, thì
chúng đã đạt được mục đích của mình. Bạn không nên bận tâm
đến việc quân Trắng 1 yếu và lẻ loi.

Hình 13 Hình 14

Hình 14: sai lầm


Nếu quân tam giác đã đạt được mục đích thì hãy quên nó luôn
đi. Đi 1 giờ có ý nghĩa gì? Trắng đang cố giữ một quân vô dụng
và tự tạo ra gánh nặng cho chính mình. Nó chỉ mời Đen tấn công
mạnh bằng nước 2.

171
Hình 15: Đen đánh tiếp
Đây là một bài kiểm tra cho bạn. Đánh đâu tiếp đây? Hãy đánh
theo cảm giác và không cần nghĩ gì cả.

Hình 16: sai


Bắt đôi với 1 là sai, hai quân tam giác không quan trọng, Trắng
sẽ vui vẻ bỏ chúng ngay.

Hình 15 Hình 16
Hình 17: quân quan trọng
Bắt ở 1 là thiết yếu để Đen ăn được quân quan trọng. Bài tập này
rất là đơn giản nhưng mà thật ngạc nhiên là rất nhiều người chơi
lại không nhận ra nó trong ván đánh thực.

Hình 17
172
Hình 18: Trắng chơi tiếp
Đây là một vấn đề khó hơn. Trắng nên đánh đâu khi Đen cắt 1?

Hình 18

Hình 19: cuộc chiến khó khăn


Trắng bắt 1 là điều Đen muốn. Sau 2 và 4, Trắng đối mặt với
cuộc chiến khó khăn khi có hai đám yếu ở hai bên.

Hình 20: rất khôn ngoan


Sự hữu dụng của một đám quân không được xác định bằng
số lượng quân ở trong đó. Thường thì người ta chỉ bỏ đi một hai
quân đơn lẻ, nhưng ở đây hi sinh cả bốn quân bám ngoài tường
Đen là tốt nhất. Đổi lại, Trắng xây ngoại thế cho tới 7. Trắng đã thí
quân rất hiệu quả; sau khi 8, Đen chỉ ăn được một đám quân bé tí.

Hình 19 Hình 20

173
Tác giả: Otake Hideo 9 đẳng

Đừng tự đi chấp cờ đối phương do mắc sai lầm trong


20 nước đầu tiên của ván đấu. Không cần biết bạn ở
đẳng cấp nào trong cờ vây, dù bạn đã học định thức hay
giải bài tập sống chết, thì bạn vẫn sẽ cảm thấy khó chịu
khi đi khai cuộc. Có rất nhiều thứ cần phải học trong
khai cuộc, nhưng chỉ cần tìm hiểu một tí về những
nguyên tắc khai cuộc thì đã có thể thay đổi rất lớn tỷ lệ
thắng thua của bạn.

Trong quyển sách này, tác giả đã trình bày 20 nguyên


tắc khai cuộc. Bạn sẽ tìm thấy những lời giải thích về cơ
bản khai cuộc và chiến lược. Gần một phần ba quyển
sách là dành cho chủ đề quan trọng: hình cờ, một khía
cạnh mà bất kỳ người chơi nào cũng cần phải hiểu rõ.
Otake giải thích các khái niệm tinh vi theo cách đơn
giản và dễ tiếp cận, giúp bạn dễ tiêu hóa cuốn sách bất
kể sức cờ của bạn. Bằng cách áp dụng những nguyên
tắc này khi bạn quyết định kế hoạch, ván đấu của bạn
sẽ được cải thiện.

20 Nguyên Tắc Chiến Lược Giúp


Cải Thiện Khai Cuộc S02
Dạ Hành

You might also like