ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT KTCT nhóm 3 K25KTB

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT KINH TẾ

CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN


Chủ đề 3 : Lựa chọn một công ty độc quyền trên thế giới và bàn luận về lịch
sử ra đời, sự phát triển và tình hình hoạt động của công ty đó hiện nay. Theo
quan điểm cá nhân, theo anh (chị) sự tồn tại của công ty này mang lại tác
động tích cực và tiêu cực gì ?

1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Độc quyền
- Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu
tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá, có khả năng định ra
giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

1.2. Nguyên nhân hình thành độc quyền


- Các tổ chức độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Một là, do sự phát triển của lực lượng sản xuất.


 Tác động của tiến bộ khoa học – kỹ thuật đòi hỏi các doanh nghiệp phải
ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh.
 Tác động của các quy luật kinh tế thị trường, như : quy luật giá trị thặng
dư, quy luật tích lũy, tích tụ, tập trung sản xuất.. ngày càng mạnh mẽ,
làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy
mô lớn.

+ Hai là, do cạnh tranh


Cạnh tranh gay gắt làm các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hàng loạt; còn
các doanh nghiệp lớn cũng đã bị suy yếu. Vì vậy để tiếp tục phát triển, các
doanh nghiệp còn tồn tại phải tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất, liên
kết với nhau thành các doanh nghiệp có quy mô ngày càng lớn hơn.
V.I. Lênin khẳng định: “… tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập
trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc
quyền”.

+ Ba là, do khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tín dụng.


Sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy
tập trung sản xuất. Nhất là việc hình thành, phát triển các công ty cổ phần,
tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền. Khi các tổ chức độc
quyền xuất hiện, lúc này xuất hiện giá cả độc quyền. Giá cả độc quyền là giá
cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và bán hàng hóa. Do chiếm
được vị trí độc quyền về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nên các tổ chức độc
quyền áp đặt được giá cả độc quyền. Họ có thể ấn định giá cả độc quyền,
luôn áp đặt giá cả cao khi bán và giá cả thấp khi mua để thu lợi nhuận độc
quyền cao.
1.3. Độc quyền nhà nước
- Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước nắm giữ vị thế
độc quyền trên cơ sở duy trì sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở những
lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Nhà nước chi phối hầu hết các hoạt
động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế. Các hoạt động
trong nền kinh tế được hoạch định và điều phối bởi các cơ quan lập kế
hoạch kinh tế và các cơ quan chính phủ được tập trung hóa, nhằm tạo ra
sức mạnh vật chất cho sự ổn định của chế độ chính trị - xã hội ứng với điều
kiện phát triển nhất định trong các thời kì lịch sử.

1.4. Công ty độc quyền và căn cứ xác định công ty độc quyền
Doanh nghiệp độc quyền hay công ty độc quyền có thể hiểu là hiện tượng
được xuất hiện trên thị trường một công ty hoặc một nhóm các công ty liên
kết với nhau nhằm mục đích để chiếm vị trí duy nhất trong một lĩnh vực nhất
định như cung ứng sản phẩm cụ thể nào đó, dịch vụ ra thị trường, theo đó việc
“độc quyền” của sản phẩm cho phép họ kiểm soát toàn bộ lượng sản phẩm
bán ra thị trường, giá bán và khoản lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ
cụ thể đó.
- Công ty độc quyền thường có 3 biểu hiện như sau:

+ Được nắm giữ bởi một hoặc một nhóm các công ty liên kết với nhau.
+ Sản phẩm của doanh nghiệp được bán trên thị trường là duy nhất hay không
tồn tại thị trường sản phẩm liên quan.
+ Tồn tại những “rào cản” để ngăn cản những doanh nghiệp khác kinh doanh trên
thị trường liên quan. “Rào cản” được coi là đặc trưng quan trọng nhất của một
doanh nghiệp độc quyền bởi lẽ nếu không tồn tại “rào cản” thì các doanh nghiệp
khác sẽ lập tức tham gia vào thị trường kinh doanh khi nhà độc quyền thực hiện
chính sách tăng giá bán hoặc giảm chất lượng và số lượng sản phẩm.

2. Nội dung chính


2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Apple

1976–1984: Thành lập công ty


Apple Computer Company được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1976, bởi
Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne với tư cách hợp tác kinh doanh. Sản
phẩm đầu tiên của công ty là Apple I, một máy tính được thiết kế và chế tạo hoàn
toàn bằng tay bởi Wozniak.Apple I được bán dưới dạng bo mạch chủ với CPU,
RAM và chip video văn bản cơ bản
Apple Computer Inc. được thành lập vào ngày 3 tháng 1 năm 1977, mà không có
Wayne, người đã rời đi và bán lại cổ phần của công ty cho Jobs và Wozniak với giá
500 đô la chỉ mười hai ngày sau khi đồng sáng lập Apple. Thời gian đầu Apple hoạt
động như một công ty máy tính cá nhân với Steve Wozniak lo việc lắp ráp, Steve
Jobs lo việc kinh doanh và bán những chiếc máy tính được làm ra.
Một năm sau Apple II ra mắt đã khắc phục được những điểm thiếu sót của Apple I
và máy tính Apple II được phủ kín ở các trường học tại Mỹ. Nhưng với sự thành
công ấy, Apple đã tự đạp đổ niềm tin yêu của người dùng khi cho ra mắt chiếc
Apple III. Thay vì sửa lỗi cho nó Apple lại khuyên người dùng đập máy để sửa lỗi
mà chính đến mãi sau này Steve Jobs đã phải hối hận về điều đó. Tiếp nối Apple
III, năm 1983, máy tính Lisa đã ra đời nhưng không may mắn là doanh số mang lại
cực thấp do giá bán ra quá cao và các phần mềm hỗ trợ không được tối ưu.

1984–1991: Sự thành công ngắn ngủi với Macintosh, suy thoái và tái cấu trúc
Năm 1984, Apple ra mắt Macintosh, máy tính cá nhân đầu tiên được bán không
có ngôn ngữ lập trình. Lần đầu ra mắt của nó được ký hiệu là "1984"
Năm 1985, sự sụt giảm doanh số và tầm nhìn làm việc khác nhau gây ra cuộc
tranh giành quyền lực giữa Steve Jobs và CEO John Sculley – cựu CEO của Pepsi.
Tháng 5/1985 Sculley đưa ra quyết định sẽ tái cấu trúc lại bộ máy làm việc của
Apple và làm Jobs gần như mất hết quyền điều hành tại công ty. Sau khi Jobs ra
đi, Apple gần như không có thành tựu gì nổi bật và mất đi vị thế của mình trong
thị trường máy tính cá nhân.
Sau khi rời khỏi công ty, Jobs bắt tay vào nghiên cứu dự án máy tính cấp độ cao
hơn Là NeXT. Một năm sau khi rời khỏi Apple, ông mua lại PIXAR để chuyên
nghiên cứu hình họa 3D và hợp tác với Disney cho ra mắt bộ phim hoạt hình 3D
đầu tiên trên thê giới và đạt được sự thành công vang dội.
Với sự ra đi của Steve Jobs, Apple trải qua một giai đoạn khó khăn và đầy sóng
gió. Apple vào năm 1996 đã mua NeXT cho hệ điều hành NeXTSTEP của mình và
đưa Steve Jobs trở lại. Jobs lấy lại quyền điều hành và tiến hành cải tổ lại hướng
vào tập trung cho dòng máy MAC. Mặc dù bị dè bỉu là đầu hàng trước Microsoft
nhưng với 150 triệu USD thời điểm đó đã có thể cứu Apple khỏi khó khăn.
1997–2007: Có lãi trở lại
Năm 1998, sản phẩm cứu tinh của họ ra đời là chiếc iMac và làm Apple hồi sinh,
đặt nền móng cho các sản phẩm sau này.
Năm 2001, Apple giới thiệu hệ điều hành Mac OS X. Đây là hệ điều hành đã được
Steve Jobs nghiên cứu khi đang điều hành công ty riêng NeXT. Mac OS X đã dần
dần lấy lại vị trí cho Apple và trở thành một trong những hệ điều hành phổ biến
nhất thế giới.

Cùng năm đó, Apple ra mắt máy nghe nhạc kỹ thuật số di động iPod, sản phẩm đã
thành công rực rỡ với hơn 100 hàng triệu chiếc được bán trong vòng sáu năm.
Tiếp theo đó là sự ra đời thành công của iPhone làm bùng nổ thị trường với màn
hình cảm ứng, giao diện đơn giản thân thiện người dùng.
Năm 2007, Steve Jobs đã tạo nên chiến thắng rực rỡ cho Apple sau hơn 30 năm
hoạt động, đó là sự ra đời của dòng sản phầm có sức ảnh hưởng cực đại – iPhone.
Đây chính là một bước ngoạt trong lịch sử chế tạo Smartphone, đưa Apple trở
thành thương hiệu có giá trị nhất mọi châu lục trong suốt nhiều năm qua.
2007–2011: Thành công với thiết bị di động
Trong bài phát biểu quan trọng của mình tại Macworld Expo vào ngày 9 tháng 1
năm 2007, Jobs thông báo rằng Apple Computer, Inc. sau đó sẽ được gọi là "Apple
Inc.
Sự kiện này cũng chứng kiến sự ra mắt của iPhone và Apple TV. Công ty đã bán
được 270.000 chiếc iPhone trong 30 giờ đầu tiên bán ra, và thiết bị này được gọi
là "người thay đổi cuộc chơi của ngành"
Dòng iPhone đầu tiên ra đời là iPhone 2G và tiếp đến là iPhone 3G/3GS, iPhone
4/4S, iPhone 5/5C/5S, iPhone 6/6Plus, iPhone 6s/6s Plus, iPhone SE, iPhone 7/7
Plus, iPhone 8/8 Plus, iPhone X, iPhone Xs/ Xs Max/ Xr, iPhone 11/ 11 Pro, iPhone
12/12 Pro/ 12 Pro Max, iPhone 13/ 13 Pro/ 13 Pro Max, mới nhất là iPhone 14/ 14
Plus/ 14 Pro/ 14 Pro Max

Apple đã trình làng một thiết bị truyền thông màn hình lớn, giống như máy tính
bảng, được gọi là iPad vào ngày 27 tháng 1 năm 2010. IPad chạy cùng một hệ điều
hành dựa trên cảm ứng như iPhone và tất cả các ứng dụng iPhone đều tương
thích với iPad. Sản phẩm này được những
người yêu công nghệ điên cuồng vì
những tiện lợi, được ví như chiếc
Smartphone cỡ lớn với đầy đủ tính năng
như một chiếc máy tính xách tay.
2011 – nay: Kỷ nguyên hậu Jobs, sự lãnh đạo của Tim Cook
Từ năm 2011 đến năm 2012, Apple phát hành iPhone 4S và iPhone 5 có camera
cải tiến, trợ lý phần mềm thông minh có tên Siri và dữ liệu được đồng bộ hóa trên
đám mây với iCloud; iPad thế hệ thứ ba và thứ tư, có màn hình Retina
Vào tháng 1 năm 2016, có thông báo rằng một tỷ thiết bị Apple đang được sử
dụng trên toàn thế giới, Apple đứng đầu trong báo cáo Thương hiệu Toàn cầu Tốt
nhất hàng năm của Interbrand trong sáu năm liên tiếp;
2013,2014,2015,2016,2017và 2018 với định giá là 214,48 tỷ USD.

2.2. Tình hình hoạt động hiện nay


Apple đã thiết lập một mức lợi nhuận kỷ lục từ việc bán điện thoại thông minh
toàn cầu trong năm 2022 trong bối cảnh toàn bộ ngành này gặp khó. Dựa trên
báo cáo tài chính trong quý IV năm 2022, Apple đã thu được 85% lợi nhuận từ
việc bán smartphone trong suốt cả năm, công ty đã xuất xưởng 70 triệu chiếc
iPhone trong quý IV, tạo nên con số kỷ lục mới cho công ty sau 15 năm tồn tại của
iPhone.
Apple đã chứng kiến sự sụt giảm doanh thu trong quý tài chính đầu tiên của năm 2023
với doanh thu chỉ hơn 117 tỉ USD. Con số này đã giảm 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái,
khi công ty đạt kỷ lục cao nhất mọi thời đại với doanh thu 123,95 tỉ USD cho quý 1 năm

2022.

Tuy nhiên, công ty đã chỉ ra hai điểm sáng mới trong hoạt động kinh doanh: 2 tỉ
thiết bị hiện đang được sử dụng trên toàn thế giới và kỷ lục doanh thu mới cho
mảng dịch vụ của mình.
Kỷ lục doanh thu dịch vụ
Trong quý II 2023 Apple đạt 51,33 tỷ USD doanh thu từ việc bán iPhone, trong khi
dự đoán chỉ là 48,84 tỷ đô. Đối với mảng dịch vụ, công ty đã đạt doanh thu kỷ lục
20,8 tỉ USD chiếm tỷ lệ 22% trong tổng doanh thu của quý, cao hơn một chút so
với ước tính 19,5 tỉ USD.
Apple đang có trong tay hơn 975 triệu thuê bao cho các dịch vụ của mình như App
Store, iCloud, quảng cáo, AppleCare… tăng 150 triệu so với một năm trước. Trong
tương lai, mảng dịch vụ vẫn sẽ là trụ cột tăng trưởng nhờ vào số thiết bị đang
hoạt động rất lớn, sự hài lòng cao và lượng khách hàng trung thành với Apple.

Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Apple giờ đây được xem như đứng
trên đỉnh cao của danh vọng và sánh vai với các tập đoàn lớn trên thế giới như
Google, Microsoft,... về mức độ ảnh hưởng của mình tới lĩnh vực công nghệ.
Một mình sử dụng một hệ điều hành iOS riêng biệt độc quyền chỉ mình Apple có,
một hệ sinh thái đa dạng của nhà táo khuyết hướng người dùng của họ đến với
cảm giác sành điệu, sang trọng, thời thượng. Điều đó giúp công ty nghìn tỷ đô
này khẳng định vị thế “độc tôn” của mình trên thị trường công nghệ, smartphone.
Để giữ được vị trí như hiện tại, Apple rất nhiều phải đối mặt với các vụ kiện
chống độc quyền tại nhiều nước.

Hai năm qua, Apple liên tục gây khó dễ cho nhiều nhà phát triển, mới nhất là Epic
Games, và bị điều tra chống độc quyền ở cả Mỹ và châu Âu.

Ngày 13/8/2020, Apple xoá trò chơi Fornite khỏi App Store vì vi phạm chính sách
thu phí trên kho ứng dụng này. Ngay sau đó, Epic Games, nhà phát triển Fornite,
kiện Apple vì hành vi độc quyền. Apple cũng không vừa khi đe doạ thu hồi giấy
phép sử dụng các công cụ phát triển trên iOS và máy Mac của Epic từ ngày
28/8/2020.
Trên thị trường, luôn tồn tại những công ty lớn, chiếm thị phần áp đảo. Luật
chống độc quyền ở Mỹ và châu Âu ra đời để ngăn những công ty lớn lợi dụng sự
thống trị của mình để chèn ép, bắt nạt, thậm chí đe doạ các đối thủ nhỏ hơn, từ
đó tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các công ty.

Tim Cook, CEO Apple, khẳng định hãng không bắt nạt các đối thủ nhỏ.
Ảnh: Reuters.
Phí bảo kê trên App Store
Apple và Google cùng yêu cầu các nhà phát triển phải nộp 15-30% doanh thu ứng
dụng nếu muốn ứng dụng đó xuất hiện trên App Store và Google Play. Tuy nhiên,
trong khi người dùng Android có thể tải ứng dụng, trò chơi... từ bất cứ nguồn nào,
App Store gần như là con đường duy nhất để người dùng cài ứng dụng lên
iPhone. CEO Basecamp cho rằng Apple đang hoạt động theo mô hình "xã hội
đen", ăn chặn doanh thu của các nhà phát triển. Đại diện Epic cho biết họ quyết
định kiện Apple để "ngăn những chính sách bất công" và tạo môi trường cạnh
tranh công bằng trong việc phân phối ứng dụng di động trong tương lai.

Apple Music và Spotify


Cuộc đối đầu kéo dài nhất liên quan tới chống độc quyền là giữa Apple và Spotity
từ đầu năm 2019.

Đơn khiếu nại của Spotify mở đầu cho các cuộc chiến chống độc quyền đối với
Apple, Ảnh: Techgrits.
Cũng liên quan tới khoản phí nói trên của App Store, Spotify cho biết họ và Apple
Music cung cấp dịch vụ phát nhạc như nhau trên kho ứng dụng. Tuy nhiên, trong
khi họ phải nộp 30% doanh thu thì Apple Music không phải trả khoản tiền này, từ
đó có thể đưa ra mức thuê bao giá rẻ hơn so với Spotity.
"Apple là chủ sở hữu của cả nền tảng iOS lẫn kho ứng dụng App Store, sau đó họ
tiếp tục cung cấp các dịch vụ cạnh tranh với chính các ứng dụng đang hoạt động
trên đó. Về lý thuyết, mọi thứ đều ổn. Trong trong trường hợp của Apple, hãng
này đã tự tạo cho mình một lợi thế thiếu công bằng", Spotity nêu trong đơn khiếu
nại gửi Uỷ ban châu Âu hồi tháng 3/2019.
Chống độc quyền Apple Pay
Tháng 9/2019, Apple đối mặt với những khiếu nại về độc quyền khác tại châu Âu
liên quan tới Apple Pay. Apple bị cho là cố tình hạn chế quyền truy cập vào tính
năng NFC trên iPhone và Apple Watch, khiến các ngân hàng và nhà cung cấp dịch
vụ tài chính khác không thể cung cấp tính năng thanh toán NFC qua ứng dụng của
riêng họ.
Các cuộc điều tra chống độc quyền
Tháng 9/2019. Uỷ ban Tư pháp Hạ viện Mỹ cũng tuyên bố tham gia điều tra, xem
xét "các vấn đề cạnh tranh trong thị trường kỹ thuật số" và liệu các công ty thống
trị có "hành vi chống cạnh tranh trực tuyến" hay không. App Store cũng được đưa
vào danh sách điều tra.
Trong khi đó, sau hơn một năm xem xét đơn khiếu nại của Spotify, ngày 16/6, Cơ
quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu tuyên bố tiến hành điều tra hành vi
độc quyền của App Store và Apple Pay.
Margrethe Vestager, người đứng đầu bộ phận chống độc quyền của EU, nói:
"Apple tự cho mình vai trò 'người gác cổng', được quyền phân phối ứng dụng và
nội dung cho người dùng các thiết bị phổ biến của họ".

Án phạt 1,2 tỷ USD tại Pháp


Hồi tháng 3, Cơ quan giám sát cạnh tranh Autorité de la Concurrence của Pháp
phạt Apple 1,1 tỷ euro (1,2 tỷ USD) vì hành vi chống cạnh tranh trong mạng lưới
phân phối và lạm dụng sự phụ thuộc kinh tế của các đại lý.
CEO Apple điều trần trước Quốc hội Mỹ
Ngày 29/7, cùng với CEO Google, Amazon và Facebook, Tim Cook, CEO Apple
tham gia phiên điều trần trực tuyến với Hạ viện Mỹ. Cook tiếp tục giữ quan điểm
rằng họ đối xử với mọi nhà phát triển như nhau với các quy tắc mở và minh bạch.

Trên thị trường, luôn tồn tại những công ty lớn, chiếm thị phần áp đảo. Luật
chống độc quyền ở Mỹ và châu Âu ra đời để ngăn những công ty lớn lợi dụng sự
thống trị của mình để chèn ép, bắt nạt, thậm chí đe doạ các đối thủ nhỏ hơn, từ
đó tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các công ty.
Và đó chỉ là một trong số những ảnh hưởng tiêu cực mà công ty độc quyền mang
lại.
2.3. Tác động tích cực và tiêu cực của Apple trong nền kinh tế thị trường

2.3.1. Tác động tích cực


Thứ nhất, độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển
khai các hoạt động khoa học – kỹ thuật, thúc đấy sự tiến bộ kỹ thuật.
Thứ hai, độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực
cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền.
Thứ ba, độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh
tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.
Tạo ra hàng triệu việc làm: Apple là một trong những nhà tuyển dụng lớn
nhất trên thế giới và đã tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho
các nhà sản xuất, nhà cung cấp và nhà bán lẻ trên toàn thế giới. Việc sản
xuất các thiết bị của Apple, chẳng hạn như iPhone, iPad hay Macbook, đòi
hỏi sự hợp tác từ hàng trăm đến hàng ngàn nhà cung cấp khác nhau, từ các
nhà sản xuất linh kiện, các công ty vận chuyển đến các nhà bán lẻ. Việc này
đã giúp tạo ra một chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần tạo ra nhiều việc làm
cho người dân trên toàn thế giới.

Đóng góp vào GDP: Apple đã đóng góp vào GDP của nhiều quốc gia trên thế
giới, nhờ vào doanh thu và lợi nhuận của mình. Chẳng hạn, Apple đóng góp
khoảng 20% vào GDP của Ireland, nơi mà công ty đã đặt trụ sở chính cho
các hoạt động kinh doanh của mình.

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Apple đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
nhiều quốc gia trên thế giới, nhờ vào việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ
mới, khuyến khích các doanh nghiệp khác phát triển và tạo ra sự cạnh tranh
lành mạnh.

Tăng trưởng thị trường chứng khoán: Apple là một trong những công ty có
giá trị vốn hóa lớn nhất trên thế giới, và đã tăng trưởng mạnh trong thị
trường chứng khoán, góp phần làm tăng giá trị quỹ đầu tư và tạo ra lợi
nhuận cho các nhà đầu tư. Việc tăng giá trị cổ phiếu của Apple cũng đã thúc
đẩy sự phát triển của các quỹ đầu tư và nhà đầu tư cá nhân trên toàn thế
giới.
Khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo: Các sản phẩm và dịch vụ của Apple đã
khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong ngành công nghiệp công nghệ và
đã thúc đẩy sự tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, Apple cũng
đã đóng góp vào các nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của nhiều quốc gia trên thế giới.

Tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp khác: Apple đã tạo ra
nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp khác, nhờ vào việc mở rộng
hệ sinh thái của mình và cho phép các nhà phát triển phát triển các ứng
dụng và phụ kiện cho các sản phẩm của họ. Điều này đã giúp các doanh
nghiệp khác phát triển và mở rộng kinh doanh của họ.

Nâng cao chất lượng cuộc sống: Các sản phẩm và dịch vụ của Apple đã nâng
cao chất lượng cuộc sống của con người, từ việc cải thiện việc liên lạc, giải
trí, giáo dục đến giải quyết các vấn đề thực tế của cuộc sống.

Đóng góp cho các hoạt động xã hội: Apple đã đóng góp cho các hoạt động
xã hội, từ việc hỗ trợ giáo dục đến việc giúp đỡ các tổ chức từ thiện, góp
phần cải thiện cuộc sống của những người khó khăn.

2.3.2. Tác động tiêu cực

Một là, độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt
hại cho người tiêu dùng và xã hội.
Hai là, có thể làm kìm hãm sự tiến bộ kĩ thuật, theo đó kìm hãm sự phát
triển kinh tế - xã hội.
Ba là, khi các quan hệ kinh tế - xã hội bị các tổ chức độc quyền chi phối sẽ
gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hóa giàu - nghèo.

- Đối với Apple, năm 2020, mặc dù hướng tới mục đích bảo vệ môi trường
nhưng việc cắt giảm hộp phụ kiện của Apple gây tranh cãi với quyết định
bán iPhone không kèm củ sạc và tai nghe. Trước làn sóng phản đối của
người dùng, công ty giải thích rằng việc này sẽ giúp giảm thiểu rác thải điện
tử. Một mâu thuẫn điển hình khác tồn tại từ nhiều năm qua. Trong khi
muốn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường, phần lớn thiết bị của Apple đều
không thể nâng cấp, khó sửa chữa. Điều này khiến cho người dùng có xu
hướng loại bỏ thiết bị cũ thay vì sửa chữa chúng, góp phần gia tăng lượng
rác thải điện tử trên toàn cầu.

- Phí bảo kê trên appstore


Apple từng bị chỉ trích vì ưu tiên lợi nhuận hơn khách hàng. Công ty này thu
30% đối với hầu hết giao dịch mua hàng trên App Store.
(Điều đó có nghĩa là khoảng 1/3 số tiền người dùng bỏ ra sẽ không đến tay
nhà phát triển ứng dụng, thay vào đó, đi thẳng vào túi của Apple. Đây là tỷ
lệ hoa hồng cao hơn đa số nền tảng kinh doanh kỹ thuật số khác
Tuy nhiên, trong khi người dùng Android có thể tải ứng dụng, trò chơi... từ
bất cứ nguồn nào, App Store gần như là con đường duy nhất để người
dùng cài ứng dụng lên iPhone.)
Apple cũng muốn áp đặt những gì khách hàng có thể mua hay không trên
hệ sinh thái của họ. Do đó, Microsoft và Google vẫn chưa thể đưa nền tảng
trò chơi đám mây lên App Store vì những quy định nghiêm ngặt đối với việc
mua hàng.

- Các thiết bị của Apple không tương thích với các hệ thống khác gây sư khó
khăn cho khách hàng lựa chọn một sản phẩm đa năng
(Sự không tương thích của hệ điều hành của họ với các thiết bị khác đã
khiến mọi người khó chuyển sang thiết bị chạy iOS
vì những thiết bị này không thân thiện với người dùng, điều này cần một
thời gian để làm quen với nó.)
- Apple thường bị buộc tội vi phạm bằng sáng chế và các cáo buộc về trốn
thuế của các công ty khác.

3. Liên hệ với một số công ty độc quyền ở Việt Nam


Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Một số yếu tố bất hợp lý của mô hình
kinh tế trước đây vẫn còn tồn tại và đòi hỏi cần phải có những giải pháp cụ thể để
giải quyết trong thời gian tới. Một trong những vấn đề cần giải quyết là tình trạng
độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước. Loại hình độc quyền được coi là phổ
biến nhất ở Việt Nam hiện nay là độc quyền là kết quả của cơ chế hành chính trước
đây và một số quy định của pháp luật cũng như các chính sách kinh tế hiện hành.
Hiện nay còn có xu hướng độc quyền nhà nước biến thành độc quyền doanh
nghiệp.
-Việc nắm giữ đường trục viễn thông quốc gia sẽ tạo lợi thế cho VNPT ngăn cản
các công ty khác tham gia vào thị trường viễn thông, bởi lẽ nếu các công ty khác
muốn cung cấp dịch vụ viễn thông họ buộc phải sử dụng đường trục viễn thông
quốc gia do VNPT quản lý. Với lợi thế về thị phần sẵn có từ trước cùng với các
quy định của pháp luật, VNPT đã tính giá dịch vụ viễn thông cung cấp cho người
sử dụng cao hơn 30% so với các nước ASEAN .

-Tình trạng này cũng tương tự như ở Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN). Ở
nước ta đã có một số doanh nghiệp sản xuất điện nhưng chỉ EVN được nắm giữ hệ
thống truyền tải điện. Trong thị trường điện lực, việc sản xuất điện có liên quan
mật thiết đến việc truyền tải điện. Điều này làm cho các doanh nghiệp sản xuất
điện phải phụ thuộc vào EVN - một đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường. Chính
vì vậy, độc quyền của EVN đối với việc kinh doanh điện là điều không thể tránh
khỏi.

You might also like