44. Đỗ Thị Dung Bài thu hoạch

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 1:

Trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ
nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú
trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của
người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH nói chung và đổi mới
PPDH ở THPT nói riêng là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển
năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là
những xu hướng tất yếu trong cải cách PPDH ở mỗi nhà trường.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là
từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách
vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng
cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo
hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên
cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên
môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực
giải quyết các vấn đề phức hợp.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát
triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông
tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư
duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương
pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương
pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành
nhiệm vụ nhận thức(tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của
giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học.
Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình
thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài
lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo
yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng KT vào thực tiễn, nâng cao
hứng thú cho người học.
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui
định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội
dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng CNTT trong
dạy học.
Là một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng những
phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực của HS, bản thân em nhìn
thấy có những khó khăn cơ bản sau:
Hiện nay ở nhiều trường thuộc nhiều cấp học, đội ngũ thầy, cô giáo lớn
tuổi chiếm tỷ lệ tương đối cao. Ở họ, ý thức đổi mới chưa nhiều bởi vì xưa nay
cách dạy truyền thống theo hướng truyền thụ kiến thức vẫn mang lại hiệu quả
tích cực, học sinh vẫn hứng thú và làm bài đạt điểm cao. Việc nhận thức như
vậy không chỉ ảnh hưởng đến các thầy, cô mà còn gián tiếp gây ra tác động đối
với các thầy, cô khác mà còn đối với cả học sinh.
Ở nhiều thầy, cô giáo bậc phổ thông do ảnh hưởng cách đào tạo trước đây ở các
trường đại học đó là phương pháp lấy người thầy làm trung tâm, học sinh là
người nhận kiến thức thụ động, áp đặt. Vì thế, để nhanh chóng thay đổi họ theo
chiều hướng mới cần có thời gian nhất định.
 Công tác đổi mới phương pháp ở nhiều trường học còn thiếu sự giám sát,
nhắc nhở từ các cấp lãnh đạo
Nhiều giáo viên chỉ thực hiện đổi mới theo hình thức, mang tính chất đối phó.
Ðiều này chỉ được khắc phục khi có giáo viên dự giờ, thao giảng hoặc tham gia
các hội thi.
 Nhiều cán bộ quản lý, giáo viên còn mơ hồ, lúng túng, không hiểu những
phương pháp dạy học hiện đại, phát triển năng lực học sinh.
 Nhiều trường, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa thì cơ sở vật chất để
đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học cũng là một vấn đề đáng
quan tâm. Tuy việc đổi mới phương pháp là do con người, nhưng cũng cần
có thêm những điều kiện để hỗ trợ thì việc đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.
 Hiện cả nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng đang chung tay vào cải
cách thủ tục hành chính, tinh gọn hồ sơ sổ sách. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều
trường, nhiều cấp học thì việc hoàn thành hồ sơ sổ sách là gánh nặng đối với
giáo viên. Ở đây còn chưa nói đến chất lượng của các loại hồ sơ, nhiều loại
chỉ làm cho có hình thức và mang tính chất đối phó nên cũng gây áp lực đến
giáo viên.
 Chương trình học ở các cấp tuy có giảm tải, nhưng vẫn còn "khá nặng" đối
với nhiều giáo viên và học sinh
 Bên cạnh đó, trong nhiều môn học, việc phải "lồng ghép" quá nhiều nội
dung như môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giáo dục pháp
luật... trở thành gánh nặng và tác động không nhỏ đến việc đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học.
Câu 2:
Để dạy học theo chủ đề tích hợp đạt hiệu quả cũng cần có sự phối
hợp của học sinh, vì thế giáo viên giao cho các em về nhà tìm hiểu, nghiên cứu
trước bài học, các nội dung kiến thức cần tích hợp...
Đối với các bài có yêu cầu tích hợp thì giáo viên phải xác định nội dung
cần tích hợp cho phù hợp hợp, cách tích hợp như thế nào? Giáo viên phải biết
chọn lọc kiến thức để thực hiện tích hợp trong bài dạy nhằm giúp các em nắm
chắc, hiểu sâu hơn kiến thức môn học Ngữ văn và các môn học liên quan.
Trong dạy học tích hợp, học sinh được đặt vào những tình huống của đời
sống thực tế, các em phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết
nhiệm vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá
những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã
được giáo viên sắp xếp. Học sinh cần phải tiếp nhận đối tượng qua các phương
tiện nghe, nhìn,...và phân tích đối tượng nhằm làm bộc lộ và phát hiện ra các
mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng. Từ đó, các em vừa nắm
được kiến thức vừa nắm được phương pháp thực hành. Như vậy, giáo viên
không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các thao tác thực
hành.
Hoạt động nào cũng cần có kiểm soát, trong dạy học cũng vậy, giáo viên
cũng cần có sự kiểm soát, củng cố những nhận thức đúng, uốn nắn những nhận
thức chưa đúng. Việc kiểm soát sự thực hiện qua thông tin, tự đánh giá, điều
chỉnh.

You might also like