Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

PHIẾU GIAO BÀI TẬP – BÀI 3

I. Bài tập củng cố


1. a. Cho biết cấu tạo của đơn chất lưu huỳnh?
b. Tại sao ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh có tính trơ về phương diện hóa học,
nhưng khi đun nóng lại tỏ ra khá hoạt động?
c. Trong điều kiện nào lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa, tính khử?
d. Viết phương trình của các phản ứng khi cho lưu huỳnh tác dụng với các chất
sau:
F2, Cl2, O2, P, NaOH, KClO3, H2SO4 đặc, HNO3 đặc, HNO3 loãng.
e. Nêu những ứng dụng và phương pháp sản xuất lưu huỳnh?
2. a. Đặc điểm về cấu tạo phân tử của H2S?
b. Tại sao gốc hóa trị HSH = 920 nhưng HOH = 1050?
c. Tại sao ở điều kiện thường, H2S là một chất khí, nhưng H2O lại là chất lỏng?
d. Tại sao khí H2S ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ?
3. a. Tính chất hóa học H2S?
b. Tại sao dung dịch nước của H2S để lâu trong không khí lại vẩn đục?
c. Tại sao trong thiên nhiên có nhiều nguồn tạo ra hiđro sunfua nhưng lại không
có hiện tượng tích tụ khí đó trong không khí?
4. Viết phương trình của các phản ứng sau:
H2 S + O 2 
H2S + O2 
0
t

H2S + KMnO4 + H2SO4 


H2S + Br2 
5. Viết phương trình của các phản ứng sau:
1. H2S + FeCl3 
2. H2S + K2Cr2O7 + H2SO4 
3. H2S + K2MnO4 + H2SO4 
4. H2S + Br2 + H2O 
5. H2S + I2 
6. Viết phương trình của các phản ứng sau:
1. H2S + Pb(CH3COO)2 
2. Na2S + MnSO4 
3. CuSO4 + H2S 
4. H2S + SO2 + NaOH  Na2S2O3
5. FeS2 + O2 
7.a. Cho biết tchh cơ bản của dung dịch muối sunfua S2-?
b. Trong các sunfua kim loại sau đây sunfua nào bị thủy phân? (viết các quá
trình thủy phân) Trường hợp nào có thể điều chế bằng phản ứng trao đổi trong dung
dịch nước:
Al2S3; Cr2S3; Na2S; ZnS; PbS

1
8. Dung dịch A chứa các ion: Na+, Cu2+, Ag+, Al3+, Mg2+. Cho dung dịch A tác
dụng với HCl dư được kết tủa B và dung dịch C. Cho khí H2S sục qua dung dịch C
được kết tủa D và dung dịch E. Thêm NH3 vào dung dịch E được kết tủa F và dung
dịch G. Thêm (NH4)2CO3 vào dung dịch G được kết tủa H. Viết các phương trình
phản ứng xảy ra dưới dạng ion.
9. a. Trong phòng thí nghiệm, khí hiđro sunfua được điều chế bằng cách nào?
b. Nguyên tắc chung điều chế các sunfua kim loại. Dẫn chứng.
10. a. Những đặc điểm về cấu tạo phân tử của SO2.
b. Tính chất hóa học của SO2 và của các muối sunfit.
c. Cân bằng của dung dịch khí sunfurơ trong nước sẽ chuyển dịch như thế nào
khi cho thêm NaOH hoặc H2SO4 loãng vào dung dịch đó.
d. Trong điều kiện nào tạo ra các muối hiđro sunfit, các muốn sunfit?
e. Viết phương trình phản ứng của SO2 với các chất: HI, H2S, CO, H2, C, từ đó
cho nhận xét về tính khử của SO2 so với các chất kể trên?
11. a. Nguyên tắc điều chế khí SO2? Trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp đã điều chế khí SO2 bằng phương pháp nào?
b. Bằng cách nào nhận ra khí SO2?
12. a. Cấu tạo phân tử của SO3? (trạng thái lai hóa của S?)
b. Tại sao SO3 lại dễ dàng trùng hợp hóa tạo ra các polime?
c. Tại sao SO3 lại tương tác mãnh liệt với H2O? Ứng dụng của phản ứng?
d. Oleum là gì? Tính chất của Oleum?
13. Cho biết cấu tạo của H2SO4?
b. Tính chất vật lý của H2SO4? Tại sao khi pha loãng H2SO4 đặc người ta phải
cho từ từ từng giọt axit đó vào nước mà không làm ngược lại?
c. Tính chất hóa học của H2SO4 loãng, H2SO4 đặc?
d. Tại sao để điều chế các axit khác người ta thường dùng H2SO4 tác dụng với
muối của các axit đó?
e. Nêu các phương pháp điều chế H2SO4? Cho biết ưu điểm, nhược điểm của
các phương pháp đó?
14. Viết phương trình phản ứng khi cho:
a. H2SO4 loãng tác dụng với Mg, Cr, Fe.
b. H2SO4 đặc, nóng tác dụng với C, Fe2O3, Fe3O4, HI, H2S.
Giải thích nguyên nhân
15. a. Tính chất của các muối sunfat? (tính tan; khả năng kết tinh, khả năng tạo
hiđrat; khả năng nhiệt phân; khả năng tạo phèn).
b. Trong điều kiện nào muối sunfat thể hiện tính oxi hóa?

II. Bài tập nâng cao


16. a. Nêu pư điều chế natrithiosunfat?
b. Cho biết CTCT của natrithiosunfat?
c. Tchh cơ bản của natrithiosunfat?
Viết phương trình của các phản ứng sau:
2
1. Cl2 + Na2S2O3 + H2O 
2. KMnO4 + Na2S2O3 + H2O 
3. H2O2 + Na2S2O3 + NaOH 
4. I2 + Na2S2O3 
5. AgBr + Na2S2O3 
17. Trong quá trình điều chế H2SO4 trong công nghiệp
a. Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến cân bằng tạo ra SO3 khi oxi hóa SO2
bằng oxi của không khí?
b. Trong quá trình hấp thụ nước của SO3, tại sao phải dùng dung dịch H2SO4
đặc? Có thể thay H2SO4 đặc bằng nước được không?
18. Cho biết CTCT của axit pesunfuric? Tchh đặc trưng của axit pesunfuric và
muối pesunfat.
Viết phương trình sau:
(NH4)2S2O8 + MnSO4 + H2O  HMnO4 + ...
19. Tích số tan của FeS trong nước nguyên chất ở 25oC là 4.10-30.
a. Tính độ tan của FeS ở 25oC trong nước nguyên chất.
b. Khi cho thêm 0,1 mol FeSO4 vào 1 lít dung dịch bão hoà FeS ở 25oC thì độ
tan của FeS giảm đi bao nhiêu lần?
ĐS: a. S = 2.10-15(M); b. S’ = 4.10-30(M), độ tan giảm 5.1013 (lần)
20. H2SO4 là một axit mạnh ở nấc điện li thứ nhất, nấc điện li thứ hai có hằng số
điện li là 10-2. Tính pH của dung dịch H2SO410-3M.
ĐS: pH=2,73

You might also like