Thảo luận số 2 Luật Lao động

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HCM
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

BÀI TẬP THẢO LUẬN SỐ 2


LUẬT LAO ĐỘNG
CHƯƠNG 2
VIỆC LÀM VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ
GIẢNG VIÊN: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH

Danh sách thành viên nhóm 4:

STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP


1 Tào Hoàng Như Quỳnh 2253801011249 145-CLC47(A)
2 Đỗ Khánh Vương 2253801011349 145-CLC47(A)
3 Trần Nguyễn Song Hằng 2253801012067 145-CLC47(A)
4 Hoàng Hà Ngân 2253801012142 145-CLC47(A)
5 Quách Bảo Uyên Chi 2253801015056 145-CLC47(A)
6 Bùi Nguyên Khang 2253801015131 145-CLC47(A)

TP. Hồ Chí Minh, 2023


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ, cụm từ được viết tắt Từ, cụm từ viết đầy đủ
1 BLDS Bộ luật Dân sự
2 BLLĐ Bộ luật Lao động
3 HĐLĐ Hợp đồng lao động
4 NLĐ Người lao động
5 NSDLĐ Người sử dụng lao động
6 HĐĐT Hợp đồng đào tạo
7 HĐĐTN Hợp đồng đào tạo nghề
8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MỤC LỤC
TÌNH HUỐNG 1.........................................................................................................1
Câu 1. Theo quy định pháp luật lao động hiện hành của Việt Nam, Công ty TNHH Thương
mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc có đúng pháp luật hay không? Vì sao?...............................1
Câu 2. Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc có được chấp nhận yêu
cầu bồi hoàn 130.720.000 đồng hay không? Vì sao?.....................................................................1
TÌNH HUỐNG 2.........................................................................................................2
Câu 1. Các yêu cầu của bà D có được chấp nhận hay không? Vì sao?........................................2
Câu 2. Yêu cầu của công ty Y có được chấp nhận hay không? Vì sao?.......................................2
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................3
TÌNH HUỐNG 1
Câu 1. Theo quy định pháp luật lao động hiện hành của Việt Nam, Công ty
TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc có đúng pháp luật hay
không? Vì sao?
Khoản 3 Điều 40 BLLĐ 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
“3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại
Điều 62 của Bộ luật này.”
Khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019 về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng
lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề:
“3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả
cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi
phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao
động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại,
chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.”
Ngày 10/6/2021, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc
(sau đây viết tắt là Công ty Khánh Ngọc) đã ký kết hợp đồng đào tạo nghề số
14/2021/HĐĐTN với chị Trần Thị Thu D. Thời gian đào tạo là từ 16/6/2021 đến
31/7/2021. Do diễn biến của dịch Covid 19 kéo dài nên việc đào tạo được các bên tự
thỏa thuận kéo dài và thực hiện từ tháng 11/2021 đến tháng 01/2021. Sau khi chị D
hoàn thành khoá học nêu trên thì chị D và Công ty Khánh Ngọc đã ký kết hợp đồng
lao động số 011/2022/HĐLĐ ngày 07/01/2022, thời hạn hợp đồng lao động là 36
tháng, từ ngày 07/01/2022 đến ngày 07/01/2025. Tuy nhiên đến ngày 14/01/2022, chị
D đã tự ý nghỉ việc. Do đó, Công ty Khánh Ngọc đã yêu cầu chị D phải bồi hoàn chi
phí theo Hợp đồng đào tạo nghề số 14/2021/HĐĐTN. Căn cứ theo khoản 3 Điều 40 và
khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019, việc Công ty Khánh Ngọc yêu cầu hoàn trả lại chi phí
đào tạo là phù hợp với quy định pháp luật lao động hiện hành.
Câu 2. Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc có được chấp
nhận yêu cầu bồi hoàn 130.720.000 đồng hay không? Vì sao?
Khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019 về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng
lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề quy định: “Chi phí đào tạo bao gồm
các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường,
lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền
lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học
trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài
thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào
tạo.”
Như vậy, số tiền mà công ty yêu cầu bồi hoàn đã bao gồm cả chi phí ăn uống
trong 90 ngày, tiền đồng phục, tiền trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu, điện nước mà chị
D đã sử dụng trong quá trình đào tạo nên công ty Khánh Ngọc được chấp nhận yêu
cầu bồi hoàn 130.720.000 đồng.
1
TÌNH HUỐNG 2
Câu 1. Các yêu cầu của bà D có được chấp nhận hay không? Vì sao?
Trong các yêu cầu của bà D, yêu cầu buộc Công ty Y hoàn trả chi phí đào tạo
(số tiền học phí) đã đóng 13.200.000 đồng không được chấp nhận; yêu cầu Công ty Y
phải trả cho bà các giấy tờ được chấp thuận. Cụ thể:
- Về yêu cầu hoàn trả chi phí đào tạo: bà D không thể yêu cầu Công ty Y hoàn
trả chi phí đào tạo do: pháp luật không có quy định gì về việc người sử dụng
lao động phải trả chi phí đào tạo nghề cho người lao động; bà D đã đàm phán
và đã tự nguyện ký kết hợp đồng đào tạo với Công ty Y, với điều khoản bà sẽ
tự chịu chi phí phải đóng để học khóa đào tạo; trong khoảng thời gian mới ký
kết, bà D cũng không có khiếu nại gì, điều đó chứng tỏ bà đã hài lòng với
những điều khoản đã được thỏa thuận với công ty Y. Vì vậy, việc bà D yêu cầu
Công ty Y trả lại số tiền 13.200.000 đồng là không có cơ sở để chấp nhận. Căn
cứ theo khoản 1 Điều 15 BLLĐ 2019 về Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao
động: “Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.”
- Về yêu cầu hoàn trả các giấy tờ mà Công ty giữ: bắt buộc Công ty Y phải trả
lại toàn bộ giấy tờ mà Công ty đang giữ của bà D, căn cứ khoản 3 Điều 48
BLLĐ 2019 về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động:
“3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ
của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người
lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng
lao động trả.”

Câu 2. Yêu cầu của công ty Y có được chấp nhận hay không? Vì sao?
Yêu cầu bồi thường chi phí quản lý 13.200.000 đồng của công ty Y không
được chấp nhận. Theo mục 2 khoản 3 Điều 2 của hợp đồng đào tạo số 236/HĐĐT
ngày 01/10/2015 giữa Công ty với bà Nguyễn Thị Ngọc D có nội dung: “…Bồi
thường vi phạm và vật chất: Sau khi đào tạo phải làm việc cho Công ty Y ít nhất 3
năm về chuyên ngành được đào tạo lần này. Do chi phí đào tạo được người lao động
chi trả, nếu không làm việc cho bệnh viện hoặc làm không đủ thời gian cam kết theo
hợp đồng đào tạo, BS Ngọc Dung phải bồi thường chi phí quản lý bằng học phí Bệnh
viện Chợ Rẫy thu”, thì việc Công ty Y yêu cầu bà D bồi thường là có căn cứ. Tuy
nhiên, trong quá trình đào tạo 06 tháng (từ ngày 01/10/2015 đến ngày 01/4/2016), bà
D tự đóng học phí với số tiền 13.200.000 đồng, công ty Y không hỗ trợ tiền học phí
hay hỗ trợ gì khác cho bà, đồng thời, công ty cũng không cung cấp được chứng cứ
chứng minh phía Công ty phải chịu thiệt hại về chi phí quản lý với số tiền 13.200.000
đồng. Vì vậy, bà D không có nghĩa vụ, cũng như không bị ràng buộc phải làm về
chuyên ngành được đào tạo cho Công ty D sau khi được đào tạo. Do đó, yêu cầu bồi
thường của Công ty Y là không có cơ sở để chấp nhận.

2
Dù cho có thỏa thuận nhma cty vẫn phải cm đc đã chi những gì (hóa đơn chứng từ,…)
nếu k cm đc thì k chấp nhận

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ luật Dân sự 2015
2. Bộ luật Lao động 2019

You might also like