Các Công C Tài Chính

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

3.

Các công cụ tài chính


Quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN (có hiệu lực từ
ngày 01/01/2020) quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành định
nghĩa rằng: “Công cụ tài chính là hợp đồng làm tăng tài sản tài chính của một
bên và nợ phải trả tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của bên khác.”. Công
cụ tài chính có thể được chia thành nhiều loại trên các thị trường tiền tệ, thị
trường vốn,… và bên cạnh đó còn có các công cụ tài chính phát sinh.
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/iframe/460B1-hd-cong-cu-tai-
chinh-la-gi.html
Hiện nay trên thị trường tài chính Việt Nam có các loại công cụ tài chính sau:
Các khoản cho vay của các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác: Phần này
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong việc phân phối vốn cho nền kinh tế.
Trái phiếu chính phủ: theo Tạp chí điện tử “Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023,
tổng giá trị giao dịch Trái phiếu Chính phủ đạt 709.575 tỷ đồng”. Kho bạc Nhà
nước vẫn đang tích cực huy động nguồn vốn thông qua công cụ này.
https://vneconomy.vn/gan-180-nghin-ty-dong-trai-phieu-chinh-phu-huy-dong-
thanh-cong-qua-dau-thau-gan-bang-45-ke-hoach-nam.htm#:~:text=L
%C5%A9y%20k%E1%BA%BF%206%20th%C3%A1ng
%20%C4%91%E1%BA%A7u%20n%C4%83m%202023%2C%20t%E1%BB
%95ng%20gi%C3%A1%20tr%E1%BB%8B,b%C3%ACnh%20qu%C3%A2n
%20c%E1%BA%A3%20n%C4%83m%202022.
Tín phiếu kho bạc: Loại này do Kho bạc nhà nước phát hành và được đấu giá
chủ yếu thông qua thị trường mở của Ngân hàng nhà nước. Đây là một công cụ
huy động nguồn vốn cho chi tiêu ngân sách rất quan trọng của chính phủ.
Trái phiếu đô thị: một chứng khoán nợ được phát hành bởi một Chính phủ,
chính quyền địa phương để tài trợ cho chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng như xây
dựng đường sá, cầu cống, trường học… Hiện nay các đô thị lớn như Tp. Hồ
Chí Minh, Tp. Hà Nội, Tp. Hải Phòng ,… đang vận dụng trái phiếu đô thị để
huy động nguồn vốn.
https://vietnambiz.vn/trai-phieu-do-thi-municipal-bond-la-gi-dac-trung-va-
phan-loai-20191103193015275.htm
https://luattaichinh.wordpress.com/2008/12/27/th%E1%BB%8B-tr
%C6%B0%E1%BB%9Dng-trai-phi%E1%BA%BFu-do-th%E1%BB%8B-
%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam/
Trái phiếu doanh nghiệp: là loại hình trái phiếu do doanh nghiệp phát hành.
Trái phiếu doanh nghiệp tồn tại những rủi ro nhất định do đó theo Bộ Tài chính
được đăng trên tạp chí Ngân hàng: “Đối với thị trường TPDN, so với tiềm năng
và tương quan với thị trường trong khu vực thì quy mô của thị trường TPDN
của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Hiện dư nợ của thị trường TPDN ở mức trên
15% GDP.” chưa thực sự hoạt động sôi nổi như những thị trường khác.
https://tapchinganhang.gov.vn/thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-thuc-tien-
nam-2022-va-trien-vong-nam-2023.htm
Chứng chỉ tiền gửi: Theo phân loại trong các giáo trình thì chứng chỉ tiền gửi là
công cụ tài chính của thị trường tiền tệ, nhưng đặc trưng của Việt Nam, chứng
chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do các ngân hàng phát hành có thời hạn
trên 1 năm với những đặc điểm tương tự như trái phiếu. Loại hình giấy tờ có
giá do các ngân hàng thương mại phát hành có thời hạn dưới một năm được gọi
là kỳ phiếu. Đây là một công cụ tài chính đang có xu hướng tăng ở Việt Nam
Theo trang Dân trí cho biết: “BIDV có chỉ tiêu chứng chỉ tiền gửi dẫn đầu
ngành ngân hàng. Đến cuối quý I/2023, ngân hàng có 113.720 tỷ đồng chứng
chỉ tiền gửi, tăng 12.698 tỷ đồng, tức 12% so với cuối năm ngoái.
Theo sau là MB với 79.117 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi, tăng 8.647 tỷ đồng, tức
tăng 12% so với cuối năm ngoái. Số chứng chỉ tiền gửi này được hưởng lãi suất
2,6-9,9%/năm.”
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/lai-ngan-hang-giam-nguoi-dan-do-xo-mua-
chung-chi-tien-gui-20230522171225813.htm
Cổ phiếu: Hiện ở Việt Nam đã có rất nhiều công ty cổ phần nên loại hình này
rất phổ biến và hoạt động sôi nổi
Trang Cổng thông tin điện tử cho biết “Về hoạt động niêm yết và đăng ký giao
dịch, đến cuối tháng 1/2023, thị trường có 758 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm
yết trên 2 Sở GDCK và 859 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM với tổng
giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt 1.983 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% với
cuối năm 2022 (tương đương 20,8% GDP ước tính năm 2022).”
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM269927
Thương phiếu: Hiện đã có pháp lệnh về thương phiếu. Thương phiếu bao gồm
hối phiếu và lệnh phiếu. Ở Việt Nam thương phiếu (chủ yếu là Hối phiếu được
ngân hàng chấp nhận:) được thực hiện trong các giao dịch ngoại thương và thị
trường thương phiếu vẫn đang phát triển và hoàn thiện
Vay liên ngân hàng: Đây là loại hình giao dịch rất phổ biến giữa các ngân hàng
thương mại với nhau. Các loại hình cho vay phổ biến gồm, cho vay qua đêm,
cho vay có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng.
Vay thế chấp mua bất động sản: Hiện ở Việt Nam đã có công cụ này và các
ngân hàng thương mại cổ phần đi đầu trong việc cho vay theo phương thức
này.
“Theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, lãi suất vay ngân hàng mua nhà trong
tháng 8 tại các ngân hàng hiện dao động từ 4,99-11,8%/năm.”

Công cụ tài chính phát sinh


Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract): Hiện trên thị trường Việt Nam có loại
hình giao dịch này và chủ yếu là các hợp đồng mua bán ngoại tệ.
Hợp đồng tương lai (Future contract): Ở Việt Nam chỉ có hai loại hợp đồng
tương lai là HĐTL chỉ số VN30 và HĐTL trái phiếu Chính phủ
Hợp đồng hoán đổi (Swap): Hiện ở Việt Nam đã có loại hình này. Các giao
dịch chủ yếu được thực hiện trên thị trường ngoại hối.
Hợp đồng quyền chọn: theo nguồn từ Báo Chính phủ Việt Nam “Kể từ hôm
nay, 26/6, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) chính thức triển khai giao
dịch các hợp đồng quyền chọn hàng hóa trên phạm vi toàn quốc. Đây là sự kiện
quan trọng, đánh dấu sự phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt
Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.”
https://baochinhphu.vn/chinh-thuc-giao-dich-hop-dong-quyen-chon-hang-hoa-
tai-viet-nam-102230626101657484.htm
4. Cơ sở hạ tầng tài chính
Hệ thống luật pháp và quản lý của nhà nước:
Nhìn chung ở thời điểm hiện tại một hệ thống khuôn khổ pháp lý cần thiết cho
sự vận hành của thị trường đã được hình thành. Hiện Việt Nam đã có Luật
Ngân sách nhà nước, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng,
Luật Chứng khoán, Luật Bảo hiểm và được theo dõi xem xét sửa đổi, bổ sung
để có thể đưa vào áp dụng hoạt động một cách tối ưu nhất. Công tác quản lý
nhà nước đối với thị trường tài chính từng bước được hoàn thiện.
Nguồn lực và thông lệ giám sát: Theo đánh giá thì nguồn lực và các thông lệ
giám sát vẫn còn những bất cập chưa theo kịp với xu thế phát triển của thế giới,
hành lang pháp lý cho hoạt động giám sát tài chính còn chưa đồng bộ, chưa đáp
ứng đầy đủ theo chuẩn quốc tế nhưng vẫn đang dần hoàn thiện, nâng cao các
hoạt động giám sát để hệ thống tài chính có thể hoạt động lành mạnh, phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế.
Cung cấp thông tin: Hiện nay các ngân hàng nói riêng, các tổ chức tài chính
nói chung đang từng bước áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế “Ngày
16/3/2020, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC
phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam” . Bên
cạnh đó các quy định về kiểm toán vẫn chưa thực sự đầy đủ và được tuân thủ
một cách nghiêm ngặt. “Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
(CIC) đang tiếp tục duy trì và đảm bảo việc thu thập thông tin đầy đủ từ 100%
tổ chức tín dụng và từ các đơn vị NHNN, trở thành đầu mối về dữ liệu tín
dụng, giảm tải báo cáo thống kê cho TCTD”
Hệ thống thanh toán: theo như thông tin từ trang Ngân hàng nhà nước Việt
Nam: “Hiện nay, hoạt động thanh toán qua ngân hàng của Việt Nam chủ yếu
được xử lý qua: (i) Các hệ thống thanh toán do NHNN tổ chức, vận hành và
quản lý (Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử/giấy; Hệ thống thanh toán điện tử
liên ngân hàng; (ii) Các hệ thống chuyển mạch và thanh toán bù trừ thẻ; (iii)
Các hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán; và (iv) Các hệ
thống thanh toán nội bộ, thanh toán song phương do một số TCTD tổ chức, vận
hành và quản lý.
Riêng đối với các giao dịch thanh toán quốc tế đượcchủ yếu xử lý qua Dịch vụ
chuyển tiền quốc tế qua hệ thống SWIFT và Dịch vụ chuyển tiền Western
Union (WU) do các TCTD trong nước trực tiếp thỏa thuận, ký kết tham gia,
hợp tác với các tổ chức quốc tế.”
Tài liệu tham khảo
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/quan-ly-nha-nuoc-ve-phat-trien-thi-
truong-tai-chinh-o-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-98058.htm
https://tapchinganhang.gov.vn/trung-tam-thong-tin-tin-dung-quoc-gia-viet-
nam-thuc-day-ket-noi-chia-se-du-lieu.htm
https://thitruongtaichinhtiente.vn/lo-trinh-ap-dung-ifrs-9-doi-voi-cac-ngan-
hang-thuong-mai-tai-viet-nam-44405.html
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttvnq/httt?
_afrLoop=27809474845589023#%40% 3F_afrLoop
%3D27809474845589023%26centerWidth%3D80%2525%26leftWidth
%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse
%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D12oplxzxdo_4

You might also like