Bai4 L01 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG

---------------o0o---------------

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


Bài TN4: Thí nghiệm kéo đơn trục kim loại SUS 304
Môn học: Thí nghiệm Kỹ thuật Hàng không 3 (TR4015)

Lớp: L01 Nhóm: 03

GVHD: ThS. Đặng Trung Duẩn

TT Họ và tên Mã số sinh viên

1 Lê Sơn Hải 1910154

2 Sỳ Văn Sương 1914985

3 Phạm Ngọc Duy 1912917

4 Phí Đình Cường 1912831

5 Nguyễn Dương Gia Bảo 1912667

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2023


MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................... 1

DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................2

DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................3

1. Mục đích thí nghiệm..................................................................................................1

2. Cơ sở lý thuyết...........................................................................................................1

2.1. Đường cong đặc tính...........................................................................................1

2.2. Xác định ứng suất và biến dạng..........................................................................3

3. Bố trí thí nghiệm........................................................................................................5

3.1. Mẫu thí nghiệm...................................................................................................5

3.2. Dụng cụ thí nghiệm.............................................................................................5

4. Tiến hành thí nghiệm.................................................................................................6

4.1. Lắp đặt mẫu thí nghiệm......................................................................................6

4.2. Thiết lập thí nghiệm............................................................................................8

5. Kết quả thí nghiệm...................................................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................20


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2-1. Đường cong tải kéo – độ dãn dài...................................................................1

Hình 2-2. Đường cong ứng suất – biến dạng , mô hình vật liệu đàn dẻo.......................2

Hình 2-3. Đường cong ứng suất – biến dạng kỹ thuật....................................................4

Hình 2-4: Đồ thị các giai đoạn khi kéo mẫu kim loại....................................................4

Hình 3-1. Mẫu thí nghiệm thép không gỉ SUS 304........................................................5

Hình 4-1: Lắp đặt mẫu thí nghiệm.................................................................................6

Hình 4-2: Bảng điều khiển.............................................................................................7

Hình 4-3: Cửa sổ hiển thị chọn loại thí nghiệm.............................................................8

Hình 4-4: Hình dạng tiết diện mẫu.................................................................................9

Hình 4-5: Mục chết độ điều khiển tốc độ gia tải (Load rate control).............................9

Hình 4-6: Mục tiến trình gia tải (Loading process)........................................................9

Hình 4-7: Bảng hiển thị điền thông tin mẫu thí nghiệm...............................................10

Hình 4-8: Màn hình hiển thị khi đang chạy thí nghiệm................................................11

Hình 5-1: Đồ thị lực - chuyển vị..................................................................................12

Hình 5-2: Đồ thị biến dạng - ứng suất..........................................................................13

Hình 5-3: Bảng kết quả sau khi chạy phân tích hồi quy trên Excel..............................14

Hình 5-4: Mẫu thí nghiệm sau khi bị kéo.....................................................................15

Hình 5-5: Đường đặc tính ứng suất - biến dạng đặc trưng cho vật liệu của mẫu thí
nghiệm......................................................................................................................... 15

Hình 5-6: Đồ thị ứng suất theo thời gian của thép không gỉ SUS304..........................18

Hình 5-7: Thông số thép không gỉ SUS304.................................................................19


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 5-1: Kích thước mẫu ban đầu.............................................................................16

Bảng 5-2: Bảng kết quả 1............................................................................................16

Bảng 5-3: Bảng kết quả 2............................................................................................16

Bảng 5-4: Bảng kết quả 3............................................................................................16

Bảng 5-5: Bảng kết quả 3............................................................................................16


BTN4: Thí nghiệm kéo đơn trục kim loại SUS 304

1. Mục đích thí nghiệm

Giúp sinh viên làm quen với việc phân tích ứng xử cơ học chịu kéo đến phá huỷ và
các phép đo các đặc tính cơ học (độ bền chảy, độ bền kéo, độ giãn dài, độ dẻo, mô đun
đàn hồi) của vật liệu kỹ thuật thông qua bài thí nghiệm kéo đơn trục.

2. Cơ sở lý thuyết

2.1. Đường cong đặc tính

Thí nghiệm kéo đơn trục được sử dụng rộng rãi để cung cấp thông tin về độ bền và
đặc tính dẻo của vật liệu. Trong thí nghiệm này, mẫu vật liệu được kéo dài bởi một tải
đơn trục. Tải dọc trục, F, và sự thay đổi của chiều dài mẫu, Δl, được thu nhận lại. Thí
nghiệm được thực hiện trên máy thử kéo được trang bị các cảm biến lực và chuyển vị
và các thiết bị thu nhận tín hiệu. Hình 1 minh họa một đường cong điển hình, F (Δl),
cho một vật liệu dẻo.

Hình 2-1. Đường cong tải kéo – độ dãn dài

Phạm vi thực tế của tải kéo và chuyển vị phụ thuộc vào vật liệu và kích thước của
mẫu. Để so sánh các vật liệu khác nhau, ảnh hưởng của kích thước mẫu được loại bỏ
bằng cách chuyển tải kéo thành lực trên một đơn vị diện tích mặt cắt ngang - ứng suất
kéo, σ, và chuyển vị thành độ giãn dài tương đối - biến dạng kéo, ε. Các tính chất cơ
1
học cơ bản liên quan đến độ bền và độ dẻo của vật liệu được đề cập đến dưới dạng ứng
suất và biến dạng. Hình 2.1 minh họa một đường cong ứng suất-biến dạng điển hình, σ
(ε), cho vật liệu đàn dẻo. Độ dốc của phần tuyến tính ban đầu của đường cong, σ (ε),
được gọi là mô đun Young, E, là độ cứng đàn hồi của vật liệu do ứng suất pháp. Khi
xả tải từ trạng thái ứng suất-biến dạng trong phạm vi biến dạng này, mẫu phục hồi
hoàn toàn các kích thước ban đầu của nó, tức là biến dạng hoàn toàn là đàn hồi, ε el.
Một số vật liệu có thể thể hiện tính đàn hồi phi tuyến tính, tức là giá trị của mô đun
Young, E, có thể thay đổi, nhưng vẫn có sự phục hồi hình dạng đàn hồi hoàn toàn khi
xả tải.

Nếu trong giai đoạn gia tải, biến dạng vượt quá một giới hạn cụ thể, khi xả tải, hình
dạng ban đầu của mẫu không được phục hồi hoàn toàn và một phần của tổng biến
dạng, ε, trở thành vĩnh viễn. Biến dạng vĩnh viễn này được gọi là biến dạng dẻo, ε pl.
Biến dạng dẻo, εpl, được tạo ra sau biến dạng đàn hồi, ε el. Mức ứng suất tại đó biến
dạng dẻo bắt đầu xuất hiện được gọi là ứng suất chảy, Yo, của vật liệu.

Hình 2-2. Đường cong ứng suất – biến dạng , mô hình vật liệu đàn dẻo

Hầu hết các vật liệu không có điểm chảy, Y0, rõ ràng trên đường cong σ (ε). Với vật
liệu không có điểm chảy dẻo, Y0, rõ ràng thì ứng suất chảy điển hình được xác định tại
giá trị mà biến dạng dẻo vĩnh viễn tương ứng là 0.2%. Ứng suất này được ký hiệu là
R0.2. Sau giới hạn chảy, biến dạng là đàn dẻo.

Trạng thái ứng suất biến dạng thỏa mãn điều kiện kéo đơn trục chỉ khi mẫu được
kéo đồng đều. Sự tăng ban đầu của tải kéo, F (Δl), là do sự tái bền của biến dạng

2
(đường cong σ (ε) tăng đơn điệu). Tuy nhiên ứng suất dọc trục đi kèm với sự giảm tiết
diện mặt cắt ngang, A, của mẫu thử. Tại điểm mà ảnh hưởng của sự tăng ứng suất đến
tải kéo cân bằng với ảnh hưởng của sự giảm tiết diện, lực kéo đạt giá trị lớn nhất, Fmax.
Bất cứ sự dãn dài sau đó của mẫu thử đều làm cho tải kéo giảm và sự xả tải này tại một
vùng nào đó, do cấu trúc vi mô hoặc khuyết tật hình học làm cho vùng này có khả
năng chịu tải thấp nhất. Lúc này, độ dãn dài của toàn mẫu chủ yếu do biến dạng dẻo
tập trung tại vùng yếu nhất này được gọi là vùng cổ thắt.

2.2. Xác định ứng suất và biến dạng

Có hai dạng ứng suất, biến dạng cơ bản được xác định trong bảng dữ liệu vật liệu:
giá trị kỹ thuật và giá trị thực. Ứng suất kỹ thuật, σeng, được định nghĩa như tỉ lệ giữa
tải kéo tức thời, Fi, và tiết diện mặt cắt ngang ban đầu, A0.

Và biến dạng kỹ thuật, e%, là phần trăm tỉ lệ giữa độ tăng chiều dài, Δl, và chiều dài
ban đầu, l0.

Tuy nhiên, trong quá trình kéo, tiết diện mặt cắt ngang, A, của mẫu thử giảm do sự
dãn dài trong khi sự tăng chiều dài mẫu sau đó, dl, xảy ra trên chiều dài mẫu tức thời,
l. Rõ ràng rằng sự thắt cổ chai làm thay đổi tiết diện mặt cắt ngang, A, và chiều dài
mẫu, l, phép đo kỹ thuật không biểu diễn trạng thái ứng suất và biến dạng thực tế của
vật liệu. Error: Reference source not found biểu diễn đường cong ứng suất-biến dạng
kỹ thuật. Từ định nghĩa, ứng suất kỹ thuật đạt được giá trị lớn nhất U.T.S. trong khi
ứng suất thực tăng liên tục.

Ứng suất thực, σ, định nghĩa là tỉ lệ giữa lực kéo tức thời , Fi, và tiết diện mặt cắt
ngang tức thời, Ai

Biến dạng thực, ε, định nghĩa là tích phân

3
với l0 và li là chiều dài ban đầu và tức thời của mẫu. Biến dạng thực cũng được gọi là
biến dạng logarith.

Hình 2-3. Đường cong ứng suất – biến dạng kỹ thuật.

Hình 2-4: Đồ thị các giai đoạn khi kéo mẫu kim loại

4
3. Bố trí thí nghiệm

3.1. Mẫu thí nghiệm

Vật liệu thép không gỉ SUS304 được gia công theo tiêu chuẩn ASTM International
như hình 3.1.

Hình 3-5. Mẫu thí nghiệm thép không gỉ SUS 304

Kích thước mẫu :

 Chiều dày T = 2 mm
 Chiều dài L = 200 mm
 Chiều dài vùng tiết diện nhỏ A = 60 mm
 Chiều dài vùng kiểm tra G = 50 mm
 Chiều dài vùng kẹp B = 50 mm
 Chiều ngang vùng kẹp C = 20 mm
 Chiều ngang vùng kiểm tra W = 12 mm
 Bán kình góc lượn R = 13 mm

3.2. Dụng cụ thí nghiệm

- Máy thử kéo nén DeltaLab có loadcell 100KN, có hai đầu ngàm hình chữ V sử
dụng hệ thống cơ khí để kẹp chặt mẫu thử khi tiến hành thí nghiệm và hai công
tắc hành trình để giới hạn quãng đường đi của ngàm trên. Hộp điều khiển dùng
để thao tác khi đang tiến hành gắn mẫu đo và tiến hành các thí nghiệm.
- Phần mềm điều khiển máy kéo nén PXNMTS.
- Thước kẹp chính xác 1/10 mm hay 1/20 mm dùng để đo mẫu thí nghiệm.
5
- Dụng cụ tháo lắp.

4. Tiến hành thí nghiệm

4.1. Lắp đặt mẫu thí nghiệm

Đưa mẫu thí nghiệm vào khu vực làm việc của máy và sử dụng dụng cụ tháo lắp để
gắn mẫu. Trong khu vực làm việc có hai ngàm kẹp trên và kẹp dưới. Hai má kẹp của
từng ngàm có thể kẹp các mẫu thử dạng tấm phẳng hoặc dạng tròn (với đường kính do
< 8 mm).

Hình 4-6: Lắp đặt mẫu thí nghiệm

Để kẹp mẫu thử cho phù hợp với chiều dài mẫu thử, sử dụng các nút điều chỉnh ở
hộp điều khiển.

6
Hình 4-7: Bảng điều khiển

Hộp điều khiển có các nút như sau:

- Công tắc ON/OFF dùng để bật hoặc tắt máy thí nghiệm. Khi máy thí nghiệm
được bật, đèn tín hiệu POWER bật sáng.

- Nút EMERGENCY dùng cho trường hợp khẩn cấp. Khi thao tác, chỉ cần nhấn
nút đó. Khi hủy lệnh, ta xoay nút sang bên phải và mở ra.

- Công tắc COMPUTER/MANUAL là công tắc để tiến hành thí nghiệm bằng máy
tính hoặc bằng tay. Nếu tiến hành thí nghiệm bằng tay, ta gạt công tác sang chế
độ MANUAL và ngược lại.

- Nút UP dùng để điều chỉnh cho phần ngàm kẹp ở phía trên đi lên. Nút DOWN
dùng để điều chỉnh cho phần ngàm kẹp ở phía trên đi xuống. Lưu ý, hai nút này
sẽ có tác dụng từ 1 đến 2 giây sau khi ta thả nút.

- Nút LIMIT UP là cận trên của công tắc hành trình và nút LIMIT DOWN là cận
dưới của công tắc hành trình. Khi di chuyển phần ngàm kẹp ở phía trên đi lên và
chạm vào cận trên của công tắc hành trình, đèn tín hiệu LIMIT UP bật sáng và
ngược lại.

- Nút LOADING dùng để tiến hành gia tải bằng máy. Để tiến hành gia tải, cần giữ
nút LOADING từ 3 giây trở lên, khi đó đèn tín hiệu LOADING bật sáng.

7
- Nút xoay SPEED dùng để điều chỉnh tốc độ gia tải sau khi tiến hành gia tải bằng
máy. Để gia tăng tốc độ gia tải, xoay nút SPEED sang bên phải đến mức gia tải
mà ta mong muốn.

- Nút STOP dùng để dừng gia tải.

- Nút RELEASE dùng để xả tải. Lưu ý, sử dụng nút STOP sau đó ta mới sử dụng
nút RELEASE.

4.2. Thiết lập thí nghiệm

Bước 1: Chọn thông tin dự án, điền thông tin cần thiết trong dự án mới

Bước 2: Chọn loại thí nghiệm, vào mục LOẠI THÍ NGHIỆM để tiến hành chọn
loại thí nghiệm thực hiện: Thí nghiệm kéo, Thí nghiệm uốn, Thí nghiệm cắt, Thí
nghiệm uốn 3 điểm, Thí nghiệm uốn 4 điểm

Lựa chọn loại vật liệu (kim loại, bê tông, xi măng, chất dẻo, gỗ…) tương ứng với
các tiêu chuẩn thí nghiệm.

Hình 4-8: Cửa sổ hiển thị chọn loại thí nghiệm

Bước 3: Đặt các thông số ban đầu của mẫu thí nghiệm. Vào mục MẪU THÍ
NGHIỆM để tiến hành điền các thông số ban đầu cho mẫu thí nghiệm.

8
Hình 4-9: Hình dạng tiết diện mẫu

Bước 4: Cài đặt chế độ gia tải. Đối với mục CHẾ ĐỘ ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ GIA
TẢI (LOAD RATE CONTROL), chọn mục CÀI ĐẶT GIÁ TRỊ CHO TRƯỚC
(SPECIFY VALUE) và nhập vào tốc độ gia tải mà ta mong muốn vào ô TỐC ĐỘ GIA
TẢI (LOADING RATE). Khi đó việc kiểm soát được tốc độ kéo cho thí nghiệm thực
hiện dễ dàng.

Hình 4-10: Mục chết độ điều khiển tốc độ gia tải (Load rate control)

Đối với mục TIẾN TRÌNH GIA TẢI( LOADING PROCESS), chọn mục GIA TẢI
→ MẪU PHÁ HOẠI RỒI XẢ TẢI.

Hình 4-11: Mục tiến trình gia tải (Loading process)

9
Hình 4-12: Bảng hiển thị điền thông tin mẫu thí nghiệm

Bước 5: Lưu dự án, bước tiếp theo nhấp vào mục LƯU DỰ ÁN để lưu lại các thông
số mẫu đã nhập.

Bước 6: Tiến hành thí nghiệm. Sau khi điền đầy đủ hết thông tin ở các bước trên,
màn hình ở mục THÍ NGHIỆM (TESTING) sẽ hiện thị TÌNH TRẠNG MẪU
(SPECIMEN STATUS): ĐÃ SẴN SÀNG.

Tiếp theo thiết lập giá trị ban đầu bằng không cho bốn kênh đo: LỰC (FORCE),
CHUYỂN VỊ (DEFORMATION), BIẾN DẠNG (STRAIN), KÊNH BỔ SUNG
(USER DEFINED) Để thao tác bằng máy tính, ta sẽ thực hiện các bước như sau:

- Chuyển công tác ở trên máy thí nghiệm thành COMPUTER.

- Bấm nút gia tải trên màn hình máy tính để bắt đầu thí nghiệm.

- Kết thúc thí nghiệm, bấm mục STOP và RELEASE để tiến hành xả tải và tiếp tục
tiến hành mẫu thí nghiệm tiếp theo.

Khi tiến hành thí nghiệm, nút LOADING ở trên hộp điều khiển hiển thị màu xanh.

10
Hình 4-13: Màn hình hiển thị khi đang chạy thí nghiệm

Bước 7: Xuất kết quả Sau khi hoàn tất thí nghiệm, màn hình sẽ hiện thị tình trạng
mẫu (specimen status): ĐÃ THỰC HIỆN.

11
5. Kết quả thí nghiệm

Tính ứng suất thực (true stress) của vật liệu:

Trong đó:

là ứng suất kỹ thuật

là biến dạng kỹ thuật

L0 là chiều dài ban đầu của vật liệu

Tính độ giãn dài tương đối:

Tính độ thắt tỉ đối:

Trong đó: w là chiều ngang vùng kiểm tra

Đồ thị lực - chuyển vị


30000

25000

20000
Lực (N)

15000

10000

5000

0
0 0.005 0.01 0.015 0.02 0.025 0.03 0.035 0.04 0.045 0.05

Chuyển vị (m)

Hình 5-14: Đồ thị lực - chuyển vị

12
Đồ thị ứng suất - biến dạng
7.00E+08

6.00E+08
Ứng suất (N/m2)
5.00E+08

4.00E+08

3.00E+08

2.00E+08

1.00E+08

0.00E+00
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3

Biến dạng

Hình 5-15: Đồ thị biến dạng - ứng suất

Ta có công thức tính ứng suất và biến dạng:

Vì lực tỉ lệ với ứng suất và chuyển vị tỉ lệ với biến dạng nên 2 đồ thị có xu hướng
giống nhau và chỉ khác về mặt giá trị.

Xác định module đàn hồi Young E

Phương pháp 1:

Trong vùng ứng xử đàn hồi (vùng tuyến tính), thì vật liệu tuân theo định luật Hooke:

Với vật liệu không có điểm chảy dẻo rõ ràng thì ứng suất chảy điển hình được xác
định tại giá trị mà biến dạng dẻo vĩnh viễn tương ứng là 0.2% do đó vùng tuyến tính
được xác định từ đoạn đến đoạn .

Từ đó, ta tính được module đàn hồi Young E qua giá trị trung bình biến thiên ứng suất
và biến dạng của từng cặp giá trị trong vùng tuyến tính:

13
Phương pháp 2:

Đầu tiên, từ đồ thị ứng suất − biến dạng, cần xác định khoảng giá trị mà vùng ứng xử
tuyến tính của vật liệu chắc chắn nằm trong khoảng đó.

Ước chừng vùng tuyến tính của vật liệu, vùng mà tại đó ứng xử của vật liệu tuân theo
định luật Hooke:

 = E

Ứng dụng phân tích hồi quy (regression analysis) để tính được Module đàn hồi Young
E. Vì trong vùng tuyến tính, E là độ dốc đường tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa
ứng suất  và biến dạng  nên khi sử dụng mô hình phân tích hồi quy thì E là hệ số
góc. Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng: y = ax + b.

Trong đó:

a là độ dốc (hệ số góc) của đường hồi quy (Module đàn hồi Young E).

b là hệ số chặn (intercept).

Hình 5-16: Bảng kết quả sau khi chạy phân tích hồi quy trên Excel

Từ phân tích hồi quy, module đàn hồi Young E là hệ số góc của đường hồi quy:

 E = 28.7 Gpa

14
Nhận xét kết quả thí nghiệm

Hình 5-17: Mẫu thí nghiệm sau khi bị kéo

Hình 5-18: Đường đặc tính ứng suất - biến dạng đặc trưng cho vật liệu của mẫu thí nghiệm

15
Bảng 5-1: Kích thước mẫu ban đầu

Kích thước mẫu (đo lại bằng thước kẹp)

Mẫu d0 A0 L0
(mm) (mm2) (mm)
SUS304 13 40 165
Bảng 5-2: Bảng kết quả 1

Kích thước mẫu sau kéo


Độ thắt tỉ Độ dãn dài
Mẫu d A L1 đối tương đối
(mm) (mm2) (mm) % %

SUS304 9.8 19.6 210 0.2462 0.2727

Bảng 5-3: Bảng kết quả 2

d0 A0 L1 ∆L1 Ptl σtl  E


Mẫu
mm mm2 mm mm kN MPa % GPa

SUS304 13 40 210 45 6.129 366.591 0.0134 27.38

Bảng 5-4: Bảng kết quả 3

Giai đoạn đàn hồi Giai đoạn chảy


Mẫu  tl 
Ptl Pc c 
kN MPa tl kN MPa c

% %

SUS304 6.129 174 0.69 22.577 564 13.44

Bảng 5-5: Bảng kết quả 3

Giai đoạn tái bền Thời điểm mẫu đứt


Mẫu Pb  b b Pd d  d  max
Pmax MPa % kN MPa %
kN

16
SUS304 26.419 660.5 26.89 25.632 640.82 28.01

Vật liệu được thử nghiệm theo quan sát và thu thập số liệu đã trải qua bốn giai đoạn

Giai đoạn ứng xử đàn hồi: Trong khoảng thời gian đầu khi tác dụng lực, đồ thị có
dạng là một đường thẳng, do đó ứng suất  tỉ lệ với biến dạng . Mẫu thí nghiệm khi ở
trong vùng này được xem như là đàn hồi tuyến tính, ứng suất giới hạn của vùng này
được gọi là proportional limit, kí hiệu là pl. Đây là giai đoạn mà chuyển vị của vật
mẫu tăng tuyến tính theo lực kéo mà máy thưc hiện. Giai đoạn này lực kéo tác động
trung bình là 6.129 kN với độ lớn lực lớn nhất được ghi nhận là 13.137 kN; ứng suất
trung bình là 174 MPa và đạt giá trị cao nhất là 328.44 MPa. Các giá trị đạt cao nhất
khi biến dạng kỹ thuật đạt 1.307%. Trong giai đoạn này, Young modulus của mẫu là
27.38 Gpa.

Giai đoạn chảy dẻo (yeilding): Đây là giai đoạn tiếp nối giai đoạn đàn hồi, biến dạng
kỹ thuật của vật mẫu vẫn tăng khi lực kéo được tăng lên nhưng không còn là hàm
tuyến tính nữa và kết thúc ngay khi lực tác dụng lên vật thể giảm đi, tại thời điểm giảm
lực này mẫu đã chuyển sang giai đoạn tái bền. Khi ứng suất có giá trị lớn hơn so với
giới hạn đàn hồi thì mẫu thí nghiệm bị biến dạng vĩnh viễn, nghĩa là khi đó dù có
ngừng tác dụng lực thì mẫu thí nghiệm cũng không quay về hình dạng ban đầu. Ứng
xử này được gọi là chảy dẻo (yielding). Ứng suất tại đó xuất hiện hiện tượng chảy dẻo
thì được gọi là ứng suất chảy dẻo (yield stress), kí hiệu là d và biến dạng được gọi là
biến dạng dẻo. Giai đoạn chảy dẻo có lực kéo tác động trung bình là 22.577 kN.

Giai đoạn tái bền: Đây là giai đoạn vật liệu đã chảy dẻo, biến dạng kỹ thuật tăng
nhưng lực tác dụng giảm nhưng không giảm nhanh như thời điểm đứt của mẫu. Ở giai
đoạn này lực kéo tác động trung bình là 25.468 kN với độ lớn lực lớn nhất được ghi
nhận là 26.419 kN; ứng suất trung bình là 637.08 MPa và đạt giá trị cao nhất là 660.5
MPa.

Thời điểm mẫu đứt: Khi mẫu thí nghiệm chịu biến dạng do ứng suất tối đa, diện tích
mặt cắt ngang của mẫu thí nghiệm sẽ giảm, vì mẫu thí nghiệm chịu tác dụng của lực
17
kéo đơn trục, làm cho chiều dài của mẫu thí nghiệm dài ra và chiều rộng ngắn lại.
Chỉ ngay sau khi ứng suất đạt giá trị tối đa, thì diện tích mặt cắt ngang chỉ bị giảm ở
một vùng cục bộ trên mẫu thí nghiệm. Do đó, hiện tượng cổ chai xuất hiện khi mẫu thí
nghiệm tiếp tục biến dạng, trong khi ứng suất có xu hướng giảm nhưng mẫu thí
nghiệm vẫn tiếp tục biến dạng, có thể thấy ở giai đoạn này mẫu đã bị hư trước khi bị
phá hủy. Vùng này được gọi là vùng biến dạng dẻo không đều/vùng necking (“thắt cổ
chai”).

Dựa trên đường cong ứng suất – biến dạng kỹ thuật cho thấy độ tăng biến dạng gần
như không tồn tại ở giai đoạn đàn hồi và tăng dần khi qua giai đoạn chảy. Khi đạt đến
lực kéo tối đa, tốc độ thay đổi biến dạng có xu hướng tăng nhanh.

Trong thực tế, các thiết kế thường chỉ cho vật liệu chịu ứng suất trong vùng đàn hồi,
bởi vì biến dạng của vật liệu trong vùng này không đáng kể và vật liệu sẽ trở về hình
dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực. Người ta thường hay sử dụng ứng suất kỹ thuật và
biến dạng kỹ thuật bởi trong vùng đàn hồi thì khác biệt giữa hai đường là không đáng
kể và có thể bỏ qua, đó là lý do vì sao trong thực tế thường sử dụng đồ thị ứng suất 
biến dạng truyền thống.

So sánh với đồ thị ứng suất theo thời gian của vật liệu thép không gỉ SUS304:

Hình 5-19: Đồ thị ứng suất theo thời 18


gian của thép không gỉ SUS304
Đồ thị ứng suất  biến dạng có được từ thực nghiệm có xu hướng giống với đồ thị
tham khảo cho mẫu thép không gỉ SUS304. Dựa vào hình dáng đồ thị, có thể biết
rằng thép không gỉ thuộc loại vật liệu dễ kéo sợi và có độ bền kéo cao ( 650
MPa) và kết quả thí nghiệm cũng cho ra kết quả ứng suất  660.5 MPa

Hình 5-20: Thông số thép không gỉ SUS304

Tham khảo từ trang web:


https://www.meadinfo.org/2010/09/sus304-stainless-steel-material.html

Module đàn hồi young E tính toán trong quá trình thí nghiệm đạt giá trị là 27.38 GPa
nhỏ hơn rất nhiều so với thông số tra được trên web (197 GPa) điều này có thể do
Young's Modulus thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như thành phần hóa học, cấu
trúc của vật liệu, quá trình sản xuất, và cả điều kiện thí nghiệm. Do đó, giá trị Young's
Modulus có thể khác nhau giữa các mẫu thép không gỉ SUS304 khác nhau hoặc trong
các điều kiện thí nghiệm khác nhau.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ môn KTHK. Tài liệu hướng dẫn Thí nghiệm Kỹ thuật Hàng không 3.

20

You might also like