7. Lý luận về nhu cầu tham vấn của sinh viên trong đại dịch COVID-19 1.1. Khái niệm nhu cầu tham vấn của sinh viên trong đại dịch COVID-19

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

7.

Lý luận về nhu cầu tham vấn của sinh viên trong đại dịch COVID-19

1.1. Khái niệm nhu cầu tham vấn của sinh viên trong đại dịch COVID-19

Từ khái niệm nhu cầu, khái niệm tham vấn, khái niệm nhu cầu tham vấn và khái
niệm sinh viên đã được xác lập cho đề tài, chúng tôi định nghĩa nhu cầu tham vấn của
sinh viên là đòi hỏi, mong muốn được tương tác với nhà tham vấn của sinh viên, từ đó
sinh viên có thể hiểu và chấp nhận thực tế của mình tự tìm lấy tiềm năng của bản thân để
giải quyết vấn đề của chính mình.

Từ các khái niệm trên, khái niệm nhu cầu tham vấn của sinh viên trong đại dịch
COVID-19 được chúng tôi định nghĩa là đòi hỏi, mong muốn được tương tác với nhà
tham vấn của sinh viên trong bối cảnh đại dịch COVID-19 để sinh viên có thể hiểu và
chấp nhận được những khó khăn gặp phải trong đại dịch, từ đó tìm thấy tiềm năng của
bản thân và vượt qua những khó khăn gặp phải.

1.2. Biểu hiện của nhu cầu tham vấn của sinh viên trong đại dịch Covid-19

Có khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu nhằm chỉ ra các biểu hiện nhu cầu về
nội dung tham vấn tâm lý của học sinh, sinh viên. Tiêu biểu như: Trong nghiên cứu của
các tác giả Trần Thị Minh Đức, Đỗ Hoàng (2006), Bùi Thị Xuân Mai (2006), Đinh Thị
Hồng Vân, Trần Thị Tú Anh (2011), Hoàng Thị Tâm, Trần Thị Tú Anh (2012), Đinh Thị
Hồng Vân, Nguyễn Phước Cát Tường, Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2014),...đều chỉ ra rằng:
Nội dung nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh, sinh viên rất phong phú và đa dạng,
được biểu hiện trên các lĩnh vực chủ yếu là: học tập; quan hệ, ứng xử với giáo viên; quan
hệ, ứng xử với bạn bè; quan hệ, ứng xử với bạn khác giới; quan hệ ứng xử với các thành
viên trong gia đình và hướng nghiệp. Các tác giả Lê Nguyễn Anh Như (2012), Kiều Thị
Thanh Trà (2012), Phạm Thanh Bình (2014), Phạm Văn Tư (2015), Nguyễn Thị Trâm
Anh và các cộng sự (2016) đã chỉ ra biểu hiện nhu cầu về nội dung tham vấn tâm lý khi
gặp phải những khó khăn tâm lý trong cuộc sống cũng như trong hoạt động học tập. Hầu
hết các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng, nhu cầu tham vấn của học sinh, sinh viên ở
mức độ cao và có ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý cũng như hoạt động học tập của họ
trong môi trường trường học.

Tại Việt Nam, tham vấn tâm lý tuy chỉ mới được phát triển từ những năm 90 của
thế kỷ XX trở lại đây nhưng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đặc biệt
là các nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh, sinh viên. Kết quả nghiên
cứu cho thấy: Nhu cầu về nội dung tham vấn tâm lý của học sinh, sinh viên khá phong
phú và đa dạng, trong đó, tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như: học tập, rèn luyện, giao
tiếp, các vấn đề liên quan đến sự phát triển bản thân và phát triển nghề nghiệp. Các kết
quả nghiên cứu đều được phân tích, đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau đã tạo ra
góc nhìn đa chiều và khá toàn diện đối với nhu cầu về nội dung tham vấn tâm lý của học
sinh, sinh viên làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm tìm kiếm các hình thức, biện
pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh, sinh viên trong điều kiện hiện nay.

a. Nhu cầu được tham vấn về các mối quan hệ xã hội của sinh viên trong dịch
Covid-19.

Trong thời điểm dịch bùng phát căng thẳng nhất với biến thể Alpha/Delta, hàng nghìn
trường học đã đóng cửa trên khắp thế giới. Bên cạnh trường học đóng cửa, các hoạt động
giao tiếp, giao dịch đều bị hạn chế, người dân được khuyến cáo ở yên trong nhà. Việc dần
chuyển đổi các hoạt động từ trực tiếp trực tuyến nhằm đảm bảo sức khỏe là điều dễ hiểu
trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến một số hậu quả về mặt tâm lý, đặc biệt là lứa tuổi
sinh viên. Theo khảo sát Sức khỏe Tâm thần của Sinh viên Đại học Hoa Kỳ trong Đại
dịch Covid-19, cho thấy mức độ Trầm cảm từ trung bình đến nặng của sinh viên chiếm
48,14% - một con số đáng lo ngại. Ngoài ra, khảo sát cũng cho thấy mức độ căng
thẳng/lo lắng của sinh viên đã tăng lên trong giai đoạn Đại dịch hoành hành.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng ở sinh viên trong giai đoạn này
đến từ hình thức giao tiếp Online. Giao tiếp trực tuyến đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc
duy trì, xây dựng các mối quan hệ cũng như cải thiện, nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử
của mỗi cá nhân trong đại dịch Covid-19 và quá trình tái thiết lập lại cuộc sống. Trong đó
phải kể đến nhu cầu tham vấn về mối quan hệ bạn bè của sinh viên, nhu cầu tham vấn về
mối quan hệ trong gia đình của sinh viên, nhu cầu tham vấn về cảm giác ngắt kết nối với
mọi người trong thời gian giãn cách.

Đại dịch bùng phát, khiến sinh viên không có cơ hội giao tiếp, cũng như cơ hội rèn
luyện kỹ năng ứng xử, tư duy phản biện. Trong mối quan hệ bạn bè, việc ngắt kết nối với
quan hệ đồng trang lứa phần nào làm cho cá nhân mất động lực học tập, gia tăng cảm
giác lạc lõng khi học Online. Trong việc giao tiếp học tập, thảo luận về kiến thức với bạn
bè qua mạng cũng gây nên không ít khó khăn. Qua màn hình điện tử, những ý tưởng,
quan điểm trái chiều, sự mâu thuẫn ý kiến khó được giải quyết và thống nhất hơn so với
việc gặp mặt đối mặt. Chưa kể đến các yếu tố môi trường tác động như: tình trạng mạng
kém, nhiễu mạng, điều kiện vật chất hạn hẹp cũng tác động không ít đến quá trình giao
lưu bạn bè của sinh viên. Có thể thấy, trong thời gian đại dịch bùng phát, hình thức trực
tuyến ảnh hưởng không ít đến hoạt động kết nối bạn bè của sinh viên. Giãn cách xã hội
cũng không cho phép sinh viên gặp gỡ nhau, dưới sự lo lắng về khả năng nhiễm bệnh
cộng thêm sự xa cách, không thể gặp gỡ đã tạo nên áp lực tâm lý cho sinh viên.

Khi bước chân vào môi trường đại học không ít sinh viên rời xa gia đình đến thành
phố lớn học. Thời điểm đại dịch bùng phát, chỉ thị giãn cách xã hội được ban hành không
cho phép các bạn trở về đoàn tụ với người thân. Mắc kẹt tại 1 thành phố xa lạ trong cơn
hoảng loạn của đại dịch là một trải nghiệm không dễ dàng. Đối với sinh viên tỉnh lên
thành phố Hồ Chí Minh học tập và không thể về nhà trong thời gian này đã phải đối mặt
một mình với tâm dịch. Nỗi cô đơn, sự nhớ nhà và tâm trạng một mình trong sự khủng
hoảng xã hội đã thúc đẩy sự tiêu cực của các bạn. Không người thân, không bạn bè, ở yên
một chỗ trong thời gian kéo dài không biết điểm dừng, là nguồn cơn tạo nên Stress kéo
dài ở sinh viên, mất ngủ, trầm trọng hơn nữa là biểu hiện của trầm cảm. Với những sinh
viên có cơ hội quay về đoàn tụ với gia đình khi dịch bùng phát cũng mang không ít tâm
trạng nặng nề.
Di chuyển từ thành phố về nhà, sinh viên lo lắng bản thân hoặc người thân có nguy cơ
bị lây nhiễm. Nỗi lo người thân có thể trở thành F0 bất cứ lúc nào là nỗi lo thường trực
với tất cả mọi người khi đại dịch đến. Với trường hợp sinh viên thực sự có người thân
nhiễm Virus SARS-CoV-2 đã gặp không ít khó khăn về mặt tinh thần. Lo lắng về tình
trạng sức khỏe của gia đình, áp lực kinh tế để điều trị bệnh, cân bằng lại vai trò gia đình
khi có một cá nhân nhiễm bệnh, chăm sóc và trấn an các thành viên còn lại trong gia đình
và rất nhiều nỗi lo khác. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ít nhiều sẽ trở
nên căng thẳng và mệt mỏi, dễ dẫn đến sự cáu gắt, nặng nề với bản thân sinh viên. Kéo
theo nhiều hệ lụy khác, suy giảm thành tích học tập, tìm đến các chất kích thích để giải
tỏa tâm trạng...

Đối với những gia đình đông thành viên, có tình trạng kinh tế khó khăn, tại thời điểm
dịch bệnh lại càng khó khăn hơn bội phần. Giãn cách xã hội không ảnh hưởng đến tài
chính, dưới gánh nặng kinh tế bầu không khí trong gia đình luôn bị đè nén và bức bối,
mối quan hệ các thành viên không thể thoải mái. Bên cạnh đó, những gia đình khó khăn
các thành cùng sinh hoạt chung trong một không gian, không có sự riêng tư cũng gây
không ít mệt mỏi. Tâm trạng tiêu cực từ đồng tiền của bố mẹ dễ dàng ảnh hưởng đến con
cái, sự căng thẳng, mệt mỏi kéo dài như một hố đen chực chờ nuốt chửng các thành viên.
Trong thời gian giãn cách, cũng là lúc các vụ bạo hành gia đình được ghi nhận tăng cao.

=> Gia đình luôn là nền tảng, là nguồn động lực và động cơ để mỗi cá nhân trưởng thành
và phát triển. Cá nhân hạnh phúc trong gia đình thì mới trở thành một phần tử tích cực
trong xã hội. Nếu trong gia đình, cá nhân sinh viên có nhiều dồn nén, nhiều góc khuất thì
sẽ khó tập trung để phát triển bản thân một cách lành mạnh và tối ưu nhất. Đặc biệt là đối
tượng sinh viên trong thời gian đại dịch bùng nổ, độ tuổi sinh viên cần tập trung học tập,
phát triển bản thân, định dạng bản sắc của chính mình, định hướng tương lai. Yếu tố gia
đình, những ẩn uất với người thân nếu bản thân sinh viên không thể tự thông suốt và cũng
không có sự hỗ trợ chuyên nghiệp sẽ khiến sinh viên thấy mệt mỏi và căng thẳng cực độ.
Việc học tập gặp của sinh viên gặp không ít khó khăn từ các mối quan hệ bạn bè đến áp
lực thi cử trực tuyến khiến các em bỡ ngỡ, khó khăn. Khoảng thời gian định dạng bản sắc
cá nhân, tìm con dường phát triển cho chính mình cũng không hề dễ dàng. Bên cạnh đó,
sinh viên cũng phải đối mặt với nỗi lo bệnh tật, khi bản thân các em và người thân ở
trong tâm của dịch bệnh, có nguy cơ nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Sự lo lắng về mọi mặt
trong đời sống từ học đường, đến các mối quan hệ bạn bè, gia đình của các em đều trong
tình trạng khó khăn cần được hỗ trợ. Chính vì thế, sinh viên trong giai đoạn dịch bệnh có
nhu cầu được tham vấn là vô cùng cao.

b. Nhu cầu tham vấn về học tập của sinh viên trong đại dịch Covid-19

Khi xảy ra Covid-19, hầu hết học sinh, sinh viên đều phải tiếp nhận phương thức học
tập mới là hình thức học online qua mạng. Điều này khiến cho sinh viên nảy sinh ra nhiều
khó khăn tâm lý như lo lắng về cách thức giảng dạy, tìm kiếm tài liệu học tập, tiếp thu
kiến thức, về điểm số, đặc biệt với những sinh viên sắp và đang trong giai đoạn thực tập
và tốt nghiệp.

- Sinh viên thường sẽ tìm kiếm tài liệu học tập tại thư viện trường, hiệu sách hay
mượn từ gỉang viên, bạn bè. Tuy nhiên, đối với tình hình dịch Covid-19, các hoạt động
tìm kiếm tài liệu trực tiếp bị gián đoạn, sinh viên chỉ có thể thu thập tài liệu điện tử. Tuy
nhiên, đối với một số tài liệu, do giới hạn về thời gian xuất bản cũng như bản quyền mà
tài liệu chỉ được lưu trữ dưới dạng sách in ấn, một số môn học sinh viên chỉ có thể học
tập tốt khi tìm được đúng tài liệu chuyên môn, đây cũng là một khó khăn đòi hỏi sinh
viên phải thích nghi hoặc sẵn sàng có tâm lý thích nghi với vấn đề này.

- Đối với việc học online, sử dụng máy móc, trang thiết bị điện tử và có kiến thức, kỹ
năng để thao tác với những công cụ đó gần như là điều bắt buộc. Tuy nhiên, không phải
sinh viên nào cũng có điều kiện kinh tế để kịp thời trang bị thiết bị điện tử cũng như có
được những kiến thức tin học căn bản từ trước để thao tác, nhất là những sinh viên năm 1,
năm 2 hay những sinh viên từng sống tại vùng khó khăn, ít được tiếp cận công nghệ
thông tin từ trước. Điều này có thể gây ra những khó khăn tâm lý, sự lo lắng, bất an với
sinh viên khi mình không thể thực hiện tốt việc học online như sinh viên khác, thậm chí
có thể gây ra những suy nghĩ tiêu cực như mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng đến chất lượng học
tập.

- Đa số sinh viên đã quá quen thuộc với việc lên lớp, nghe giảng và tương tác trực tiếp
trên lớp cũng như các hoạt động nghiên cứu trực tiếp khác. Tuy nhiên, tất cả các hoạt
động trực tiếp phải chuyển hết sang các hoạt động online, khiến sinh viên khó có thể
thích ứng ngay được, gây nên sự lo lắng, áp lực đến mỗi cá nhân sinh viên. Điều này đòi
hỏi sinh viên cần có kỹ năng thích ứng, thay đổi phương pháp học tập trực tiếp truyền
thống sang phương pháp học tập online một cách hiệu quả ở mỗi mức độ khác nhau sao
cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi cá nhân.

=> Qua đó, có thể dễ dàng thấy rằng, sinh viên dù ở mọi lứa tuổi đều cần được hỗ trợ về
mặt tinh thần. Sự lo lắng về môi trường học tập mới ở sinh viên năm nhất, sự hoang
mang về việc thực tập nghề nghiệp, mơ hồ về định hướng việc làm trong bối cảnh đại
dịch ở sinh viên năm cuối và rất nhiều nỗi lo lắng, hoang mang khác đều dễ dàng bắt gặp
ở sinh viên. Nếu không có sự hỗ trợ tinh thần, sinh viên sẽ rất khó khăn để đối mặt với
những áp lực, gánh nặng tinh thần trong thời điểm đại dịch Covid-19

c. Nhu cầu tham vấn về cảm xúc cá nhân

Dịch Covid-19 đã khiến cho hầu hết người dân cũng như sinh viên phải thực hiện
các biện pháp giãn cách, phỏng toả, đồng phải đối mặt với nỗi lo tài chính, nỗi lo sức
khoẻ và sự chia ly. Điều này có thể ảnh hưởng đến cảm xúc cá nhân, sự căng thẳng, lo
âu khiến sinh viên không thể tự chữa lành hay cân bằng cảm xúc của chính mình.

- Khi gặp khó khăn, cảm xúc tiêu cực, sinh viên thường sẽ tìm đến bạn bè, người
yêu để tâm sự, ăn uống, vui chơi nhằm mục tiêu giải toả cảm xúc. Tuy nhiên, vì sự
giãn cách do dịch bệnh, sinh viên chỉ có thể chia sẻ qua kênh online hoặc không thể
chia sẽ được. Chính vì vậy, những cảm xúc tiêu cực không được giải toả sẽ ngày càng
tích tụ gây nên sự căng thẳng, lo âu.

- Đối với sinh viên, nỗi lo tài chính là một nỗi lo lớn khi đa phần sinh viên xuất
phát từ những tỉnh lẻ, nông thôn đến thành phố để học tập và làm việc. Áp lựuc từ chi
phí inh hoạt hằng ngày, học phí, nhà ở, phát sinh...giờ đây càng nâng cao thêm khi
dịch Covid-19 bùng phát làm gián đoạn việc làm, không thể đi làm thêm để trang trải
chi phí, đồng thời dịch Covid-19 cũng làm gián đoạn công việc của gia đình, kinh tế
gia đình càng khó khăn thêm dẫn đến nỗi lo tài chính của sinh viên ngày càng khó
khăn hơn nữa.

- Không chỉ như vậy, sinh viên còn gặp phải nỗi lo về sức khoẻ của mình và mọi
người xung quanh, hơn nữa là sự chia ly. Nhiều sinh viên học tập và làm việc tại
thành phố luôn gặp phải nguy cơ lây nhiễm virus rất cao, kéo theo hệ lụy công việc,
sức khoẻ, hậu di chứng và nỗi lo chi phí trang trải khi nhiễm bệnh. Đồng thời, suốt 1
thời gian dài phong toả, giãn cách, tin tức trên các phương tiện truyền thông nổi lên
không ngừng, tiếng còi xe cứu thương không ngừng phát lên tạo nên một bầu không
khí bất an, hoảng sợ bao trùm. Có những bạn sinh viên phải chịu cảm xúc chia ly với
người thân vì đại dịch, cũng có những bạn bị kẹt lại thành phố không thể gặp người
thân lần cuối. Đây là những cảm xúc tiêu cực và ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, đến
thể chất, kéo dài đối với mỗi cá nhân nếu cá nhân không có khả năng tự chữa lành cho
mình.

=> Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khó khăn của sinh viên trong việc cân
bằng cảm xúc, giải phóng những suy nghĩ tiêu cực cũng như việc tự chữa lành bản thân.
Việc không thể tự cân bằng cảm xúc trong thời gian dài sẽ dẫn đến hệ lụy khác như lo âu,
căng thẳng kéo dài, cảm xúc trầm. Nếu sinh viên không thể chữa lành, đối diện và xử lí
những cảm xúc âm tính của bản thân sẽ dẫn đến sự xuống dốc trong đời sống tinh thần và
thể chất. Hơn bất cứ lúc nào, đây là giai đoạn sinh viên cần được hỗ trợ chuyên nghiệp về
mặt tinh thần nhất.
1.3. Yếu tố tác động đến việc nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên.

Nhu cầu tham vấn tâm lý là những đòi hỏi tất yếu và khách quan của sinh viên khi gặp
những vấn đề gây khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống hàng ngày: học tập, giao lưu,
quan hệ tình bạn, tình yêu,…và thấy cần đƣợc chia sẻ, trợ giúp, hướng dẫn của các
chuyên gia tâm lý để các em có thể giải quyết vượt qua khó khăn của mình theo cách
thức khả thi nhất, giúp các em vững vàng hơn trong cuộc sống.

Hành vi tìm kiếm hay không tìm kiếm tới tham vấn để thoả mãn nhu cầu (như giải tỏa
tâm lý căng thẳng) và sử dụng hình thức tham vấn nào để thoả mãn nhu cầu là phụ thuộc
vào khá nhiều yếu tố khác nhau.

- Yếu tố nhận thức: nhận thức đúng đắn về vai trò, lợi ích của tham vấn đối với
việc giải quyết khó khăn tâm lý có tác dụng thúc đẩy hành vi tìm tới nhà tham vấn. Sự
nhận thức đầy đủ và đúng đắn và đầy đủ về tham vấn và vai trò của tham vấn, giúp cho
sinh viên có niềm tin, thái độ tích cực với tham vấn. Ngược lại, nếu không có hiểu biết về
vai trò của tham vấn hay cho rằng tham vấn chỉ là dành cho những người có rối nhiễu
tâm thần thì nó sẽ làm cản trở việc sử dụng tham vấn để trợ giúp họ giải quyết vấn đề.

- Sự tự tin bản thân: tâm lý tự tin tìm tới dịch vụ tham vấn để trao đổi, trò chuyện
với nhà tham vấn khi gặp vấn đề tâm lý là rất quan trọng. Những sinh viên mang trong
mình sự lo lắng, mất tự tin khi chia sẻ câu chuyện cá nhân của mình hay e ngại bản thân
là sự phiền toái sẽ rất khó tìm đến sự giúp đỡ của nhầ tham vấn.

- Thói quen cá nhân: chúng ta thường có suy nghĩ mặc định rằng vấn đề của cá
nhân thì do cá nhân tự giải quyết. Có sinh viên khi gặp khó khăn tâm lý, đã âm thầm chịu
đựng trong thời gian dài cùng với tâm trạng lo âu, buồn bã, chán nản, hoảng sợ. Chính
điều này làm sức khỏe tâm thần của cá nhân ngày càng tệ đi và bản thân họ không tìm
đến nhà tham vấn.
- Yếu tố văn hóa: uỳ theo nền văn hoá khác nhau sẽ ảnh hƣởng đến sự hình thành
và phát triển khác nhau của nhu cầu tham vấn tâm lý. Ngƣời Việt Nam mang đậm văn
hóa Á Đông, với lối sống kín đáo, không muốn thổ lộ những điều bí mật, riêngtư của
mình cho ngƣời khác biết. Điều này đã làm ảnh hƣởng tới thói quen tìm đến tham vấn và
thái độ tích cực đối với tham vấn khi gặp vấn đề tâm lý.

- Tính chuyên nghiệp của nhà tham vấn: tham vấn với tư cách là một hoạt động
trợ giúp chuyên nghiệp, trong đó đòi hỏi nhà tham vấn phải có kiến thức chuyên sâu về
tâm lý, hành vi con người, nhằm giải quyết những vấn đề trong cuộc sống xã hội.

- Môi trường vật chất: môi trường vật chất đảm bảo cho tham vấn có tính chuyên
môn cũng là điều cần bàn. Theo Trần Thị Thu Mai (2004), phòng tham vấn tâm lý cần có
những thiết bị tối thiểu để đảm bảo cho hoạt động tham vấn như: bàn ghế, tủ sách, điện
thoại, máy tính và cả những bộ trắc nghiệm về trí tuệ, nhân cách để phục vụ cho hoạt
động tham vấn đạt hiệu quả cao nhất.

- Yếu tố quảng bá, truyền thông về tham vấn: có thể nói, sự quảng bá về vai trò
và tác dụng của tham vấn sẽ cung cấp thông tin cho mọi ngƣời dân, trong đó có sinh viên
về tính hữu ích của tham vấn tâm lý với việc bảo vệ sức khoẻ tinh thần của con người.

- Yếu tố kinh tế: lý do kinh tế cũng đƣợc cần kể tới nhƣ một yếu tố tác động tới
sự quyết định có sử dụng tham vấn hay không. Trừ một vài cơ sở có tham vấn miễn phí,
còn lại các cơ sở, trung tâm đều thu phí tham vấn. Và phí tham vấn tâm lý chưa bao giờ
là thấp so với mức thu nhập của sinh viên.

- Tính thuận tiện của hoạt động tham vấn: việc tiếp cận dịch vụ tham vấn dễ
hay khó cũng có tác động tới việc sinh viên có sử dụng nó hay không. Về khoảng cách,
nếu nhƣ quá xa, hay ở vị trí khó tiếp cận thì cũng hạn chế sinh viên tìm tới để tham vấn,
nhất là đối với tham vấn trực tiếp. Hình thức dễ dàng tiếp cận với tham vấn nhất là qua
điện thoại bởi vì hình thức tham vấn này đảm bảo được tính bí mật (giấu tên, tuổi, dễ
dàng tâm sự chia sẻ, không e ngại, không sợ ai nhìn thấy, đỡ tốn nhiều thời gian,…).
Tiểu kết Chương 1

Như vậy, từ lâu các nhà nghiên cứu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói
riêng đã nghiên cứu về nhu cầu tham vấn của con người, trong đó có sinh viên. Các đề tài
đã khắc họa một cái nhìn tổng quan về nguyên nhân dẫn đến và sự thay đổi nhu cầu tham
vấn trong những hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19 đang diễn ra
trên toàn thế giới.

Trong đề tài này, các khái niệm được sử dụng là:

Tham vấn là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn và
kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa
nhận) với thân chủ (còn gọi là khách hàng – người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý
muốn được giúp đỡ). Thông qua các kỹ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình (dựa trên các
nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhận
thực tế của mình tự tìm lấy tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình
(Trần Thị Minh Đức, 2000).

Nhu cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của con người đối với hoàn cảnh, là
sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu
là những đòi hỏi khách quan của mỗi người trong những điều kiện nhất định đảm bảo cho
sự sống và sự phát triển của con người. Khác với nhu cầu mang tính bản năng của loài
vật, nhu cầu của con người mang tính xã hội và được xã hội hóa. Nhu cầu của con người
thay đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội (Lê Thị Bừng, 2008).

Nhu cầu tham vấn tâm lý là đòi hỏi được trao đổi với nhà tham vấn ( người có
chuyên môn và kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được
pháp luật thừa nhận) của con người nhằm tìm ra các tiềm năng của bản thân để giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống.
Nhu cầu tham vấn của sinh viên là đòi hỏi, mong muốn được tương tác với nhà
tham vấn của sinh viên, từ đó sinh viên có thể hiểu và chấp nhận thực tế của mình tự tìm
lấy tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.

Nhu cầu tham vấn của sinh viên trong đại dịch COVID-19 là đòi hỏi, mong muốn
được tương tác với nhà tham vấn của sinh viên trong bối cảnh đại dịch COVID-19 để
sinh viên có thể hiểu và chấp nhận được những khó khăn gặp phải trong đại dịch, từ đó
tìm thấy tiềm năng của bản thân và vượt qua những khó khăn gặp phải.

Đối với biểu hiện của nhu cầu tham vấn của sinh viên trong đại dịch Covid-19 cần
nghiên cứu đến nhận thức đúng của sinh viên về hoạt động tham vấn tâm lý, nhu cầu
được tham vấn về các mối quan hệ xã hội, quan hệ trong gia đình, vấn đề cảm xúc của
sinh viên trong dịch Covid-19. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm nghiên cứu đến những
yếu tố tác động đến việc thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên như yếu tố
nhận thức, sự tự tin bản thân, yếu tố văn hóa, tính chuyên nghiệp của nhà tham vấn, yếu
tố kinh tế cũng như tính thuận tiện của việc tham vấn.

1.
Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo trong nước

1. Bảo Khánh. (07/11/2021), Sự tác động của Covid-19 đến sức khỏe tâm thần của
sinh viên ĐHQG-TP.HCM. Truy xuất ngày 05/02/2022 từ https://vnuhcm.edu.vn/nghien-
cuu_33366864/su-tac-dong-cua-covid-19-den-suc-khoe-tam-than-cua-sinh-vien-dhqg-
hcm/343034336864.html

2. Bùi Thị Ngọc Thoa (2020). Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên trường Đại
học Lâm nghiệp. Tạp chí Khoa học và công nghệ trường Đại học Lâm nghiệp, số 5 -
2020, tr. 169-178.

3. Bùi Thị Xuân Mai (2006). Thực trạng nhu cầu tham vấn của học sinh, sinh viên
hiện nay - những khyến nghị, giải pháp. Kỷ yếu hội thảo: Xây dựng và phát triển mạng
lưới tham vấn trong trường học, Sở GD&ĐT Hà Nội.

4. Bùi Thị Xuân Mai (2007). Có nên đồng nhất tham vấn với tư vấn và trị liệu tâm
lý? Tạp chí Tâm lý học.

5. Chu Thị Hương Nga (2010). Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học
KHXH&NV Hà Nội.

6. Đặng Nguyên Anh (2022). Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe tinh
thần. Tạp chí KHXH số 10 (278).

7. Đào Phú Quý (2010). Thuyết nhu cầu của A. Maslow với việc động viên người
lao động. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26 (2010) 78-85.
8. Đào Thị Duy Duyên (2021). Một số khó khăn tâm lý của sinh viên và vai trò
của tâm lý học trường học. Kỷ yếu hội thảo vấn đề tâm lý của học sinh trong trường học
và vai trò của nhà tâm lý học, NXB Tài chính, tr. 158 - 166.

9. Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Thị Tứ, Nguyễn Thị Diễm My, Đặng Hoàng An
(2019). Thực trạng đội ngũ làm công tác tham vấn học đường hiện nay. Tạp chí khoa học
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Lê Thị Bừng (2008). Các thuộc tính điển hình của nhân cách. NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội.

11. Le Thi Thanh Xuan, Dang Kim Anh, Jayson Toweh, Nguyen Nhat Quang, Le
Thi Huong, Phan Thi Bich Hanh, Nguyen Thanh Thao, Pham Thi Quan, Ta Thi Lim
Nhung, Nguyen Thi Quynh, Nguyen Ngoc Anh, Duong Van Quan, Hang Thi Men, Pham
Quang Hai, Vu Gia Linh, Tran Xuan Bach, Carl A. Latkim. Cyrus S. Ho, and Roger C.
Ho. (2020). “Evaluating the Psychological Impacts Related to COVID-19 of
Vietnamese People under the First Nationwide Partial Lockdown in Vietnam”.
Psychiatry, 11:824. doi:10.3389/fpsyt.2020.00824.

12. Lê Thị Thu Thủy, Trần Mai Duyên. (2018). Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh
viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Tạp chí khoa học & công nghệ trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, số 20, tr 117-120.

13. Nguyễn Khắc Viện (2007). Từ điển Tâm lý học. NXB Thế giới.

14. Nguyễn Thị Lan (2013). Khác biệt giới trong nhu cầu và thực trạng tham vấn
tâm lý với nhóm khách hàng của Trung tâm Tư vấn Linh Tâm-Csaga. Luận văn Thạc sĩ. .

15. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2019), Nhu cầu Tham vấn tâm lý của cha mẹ có
con bị tự kỷ. Luận án tiến sĩ.
16. Thu Hà (23/12/2021), Nhiều người lo âu, trầm cảm do dịch Covid-19. Truy
xuất ngày 05/02/2022 từ https://vov.vn/xa-hoi/nhieu-nguoi-lo-au-tram-cam-do-dich-
covid-19-post913579.vov

17. Trần Thị Minh Đức (2000). Bàn về thuật ngữ Tư vấn. Tạp chí Đại học và Giáo
dục chuyên nghiệp.

18. Trần Thị Minh Đức (2005). Tham vấn tâm lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Trần Thị Minh Đức (2012). Giáo trình Tham vấn tâm lý. NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.

20. Trần Thị Trí (2017). Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tại thành
phố Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TPHCM.

21. Triệu Thị Hương (2016). Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên trường Học
viện Cảnh sát. Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh

22. Ankita Kumari. (2020). Impact of counseling on psychological health during


lockdown of Covid-19 Journal of Statistics and Management Systems. Journal of
Statistics & Management Systems. Retrieved 10/16/2021, from
https://www.tandfonline.com/doi/pdf/10.1080/09720510.2020.1833448?needAccess=true

23. Blackburn, S. (2005). The Oxford dictionary of philosophy. OUP Oxford.

24. Brook S.K., Webster R.K., Smith L.E., Woodland L., Wessely S., and
Greenberg. (2020). “The Psychological Impact of Quarantine and How to Reduce it:
Rapid Review of the Evidence”. Lancet, 395(10227) 912-920. doi: 10.1016/S0140-
6736(20)30460-8.
25. Chung R.Y., Li M.M. (2020). “Anti-Chinese Sentiment During the 2019-
nCoV Outbreak”. Lancet, 395(10225): 686-687. doi: 10.1016/S0140-6736(20)30358-5.

26. Colman. A. M. (2008). Oxford dictionary of Psychology. Oxford university


Press.

27. Dai, W.; Meng, G.; Zheng, Y.; Li, Q.; Dai, B; Liu, X (2021). The Impact of
Intolerance of Uncertainty on Negative Emotions in COVID-19: Mediation by Pandemic-
Focused Time and Moderation by Perceived Efficacy. Int. J. Environ. Res. Public Health
2021, 18, 4189. https:// doi.org/10.3390/ijerph18084189

28. Dominikus David Biondi Situmorang. (2020). Online/Cyber Counseling


Services in the COVID-19 Outbreak: Are They Really New?. Sage Journals. Retrieved
October 15, 2021, from
https://journals.sagepub.com/doi/full/10.1177/1542305020948170

29. Gasteiger N., Vedhara, K., Massey, A., Jia, R., Ayling, K., Chalder, T.,
Coupland, C., and, Broadbent, E. (2021). “Depression, Anxiety and Stress During
the COVID-19 Pandemic: Results from a New Zealand Cohort Study on Mental
Well-being”. Biomedical Journal, 11(5): e045325. doi: 10.1136/bmjopen-2020-045325.

30. Jennifer A. Foley. (2020). Comfort Always: The Importance of Providing


Psychological Support to Neurology Staff, Patients, and Families During COVID-19.
Frontier in psychology. Retrieved October 15, 2021, from
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpsyg.2020.573296/full?
zarsrc=31&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo

31. Jones. R. N. (2014). Theory and Practice of Counselling and Psychotherapy.


SAGE.
32. Kang L., Li Y., Hu S., Chen M., Yang C., Yang B.X. (2020). “The Mental
Health of Medical Workers in Wuhan, China Dealing with the 2019 Novel Coronavirus”.
Lancet Psychiatry, 7(3): e14. doi: 10.1016/S2215-0366(20)30047-X.

33. Melody Schreiber. (2021). Treating patients with long COVID. American
Psychological Association. Retrieved October 15, 2021, from
https://www.apa.org/monitor/2021/07/treating-long-covid?
zarsrc=31&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo

34. Morales-Rodríguez, F.M (2021). Fear, Stress, Resilience and Coping


Strategies during COVID-19 in Spanish University Students. Sustainability 2021, 13,
5824. https://doi.org/10.3390/su13115824

35. Muhammad Mainuddin Patwary (2020), The Impact of COVID-19 Pandemic


on Mental Health of University Student: A Cross-Sectional Study in Bangladesh. SSRN
Electronic Journal in August 2020.

36. Panchal N., Kamal, R., Cox, C., and Garfield, R. (2021). The Implications of
COVID-19 for Mental Health and Substance Use. Kaiser Family Foundation. San
Francisco, California.

37. Pratibha Kumari. (2020). COVID 19 : Impact on mental health of graduating


and post graduating students. Journal of Statistics and Management Systems, issue 1.
Retrieved October 15, 2021, from
https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/09720510.2020.1833449

38. Prentice, M., Halusic, M., & Sheldon, K. M. (2014). Integrating theories of
psychological needs‐as‐requirements and psychological needs ‐as ‐motives: A two process
model. Social and Personality Psychology Compass, 8(2), 73-85.
39. Prof. B.N. Gangadhar. (2021). Guidance Document for Psychosocial
Counselling for COVID-19 Positive Patients and their Family Members. Indian Council
of medical research. Retrieved October 15, 2021, from http://icmr.gov.in

40. VandenBos. G. R. (2015). APA Dictionary of Psychology. American


Psychological Association.

41. Ward, D., & Lasen, M. (2009). An overview of needs theories behind
consumerism. Journal of Applied Economic Sciences, 4(1), 137-155.

42. World Health Organization. (2019). The WHO Special Initiative for Mental
Health (2019-2023): Universal Health Coverage for Mental Health. World Health
Organization. Geneva.

43. Worldometers. (2021). “COVID-19 Coronavirus Pamdemic”. Retrieved


January 20, 2021 from https://www.worldomete rs.info/coronavirus/#main_table/

44. Xi Chen, Chenli Huang, Hongyun Wang, Weiming Wang, Xiangli Ni and
Yujie Li (2021). Negative Emotion Arousal and Altruism Promoting of Online Public
Stigmatization on COVID-19 Pandemic. Front. Psychol., 26 May 2021.
https://doi.org/10.3389/fpsyg.2021.652140

45. Zhou S.J., Zhang, L.G., Wang, L.L., Guo, Z.C., Wang, J.Q., Chen, J.C. and
Chen, J.X. (2020). “Prevalence and Socio-Demographic Correlates of Psychological
Health Problems in Chinese Adolescents During the Outbreak of COVID-19”. European
Child & Adolescent Psychiatry, 29: 749-758. doi: 10.1007/s00787-020-01541-4.

You might also like