Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Đề 6: LUÂN LÝ CĂN BẢN

"Nếu không có ơn khôn ngoan của sự phân định, chúng ta có thể dễ dàng trở thành con mồi
cho mọi xu hướng chóng qua" (Tông huấn Christus vivit, 279).
Hãy trình bày:
1. Nhân đức Khôn ngoan theo khóe nhìn luân lý Kitô giáo.
2. Việc "phân định theo ơn khôn ngoan" và đời sống luân lý của người kitô hữu.

DÀN BÀI TỔNG QUÁT

I/ ĐỨC KHÔN NGOAN KITÔ GIÁO


1. Đức Khôn Ngoan Là Gì ?
2. Đức Khôn Ngoan Là Nhân Đức Nền Tảng
3. Đức Khôn Ngoan Giúp Ta Chọn Lựa Và Quyết Định
II. VIỆC "PHÂN ĐỊNH VÀ ĐỜI SỐNG LUÂN LÝ NGƯỜI KITÔ HỮU
1. Phân định theo ơn khôn ngoan
a.Cuộc chiến và cảnh giác - Để có cái nhìn của Thiên Chúa., tr. 141, L.169
b.1. Nhu cầu khẩn thiết - là tặng phẩm, tr. 143, L.170
2. Đời sống luân lý người Kitô hữu
1. Các Tiêu Chuẩn Luân Lý Kitô giáo
2. Đức Kitô là khuôn mẫu

DÀN BÀI CHI TIẾT

DẪN NHẬP

Sau khi sáng tạo vũ trụ và các thiên thần, Thiên Chúa phán: “Ta hãy tạo nên con người
theo hình ảnh của Ta”. Người dựng nên loài người vì tình yêu thương tuyệt đối vô biên, để
con người được thông phần sự sống thần linh của Người. Người muốn chúng ta trở nên đồng
hình đồng dạng với Người qua biến cố nhập thể của Đức Kitô. Vì thế, Ðức Kitô là khuôn mẫu
để ta dõi bước theo Người, để trở nên con người nhân đức như sách Giáo Lý Công Giáo đã
nói: “Người nhân đức là người tự do thực hành điều thiện” (số 1804).

Như vậy việc sống mật thiết với khôn ngoan không khác náo sống mật thiết với chính
Thiên Chúa và khi sống mật thiết với Thiên Chúa thì con người sẽ tìm được hạnh phúc đích
thực của đời mình, tìm thấy giá trị cuối cùng của đời mình là ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban
cho những kẻ yêu mến người.

Muốn vậy, một cách tự nhiên, con người cần có sự khôn ngoan sáng suốt, phải hành
xử theo lẽ công bằng bác ái, biết chế ngự bản năng yếu hèn của xác thịt, kiên trì vượt qua mọi
khó khăn để tiến bước trên đường hoàn thiện hướng về Chân – Thiện – Mỹ. Như vậy, đức
khôn ngoan rất cần thiết để giúp ta xác định và hướng dẫn mọi hành vi hầu đạt đến sự thiện
tối cao là chính Thiên Chúa. Vì nếu không có ơn khôn ngoan của sự phân định, chúng ta có
thể dễ dàng trở thành con mồi cho mọi xu hướng chóng qua" (Tông huấn Christus vivit,
279).

Vậy để hiểu rõ hơn về ơn khôn ngoan và việc phân định trong đời sống luân lý người Kitô
hữu, chúng ta sẽ tìm hiểu đề tài này theo hai điểm: 1/ Đức Khôn Ngoan Theo Khéo Nhìn
Kitô Giáo, 2/ Việc phân định trong đời sống luân lý người Kitô hữu. Ước mong qua đề tài
này, chúng ta nhận ra quà tặng Chúa ban, từ đó ra sức để rèn luyện nhân đức để có được
những chọn lựa và quyết định đúng đắn phù hợp với Thánh ý Thiên Chúa.

I/ ĐỨC KHÔN NGOAN KITÔ GIÁO


1. Đức Khôn Ngoan Là Ơn Thiên Chúa Ban

Khôn ngoan là nhân đức siêu nhiên, dựa vào nguyên tắc đức tin và quy hướng mọi sự
về Thiên Chúa, khiến ta biết lựa chọn những phương thế thích hợp với mỗi hoàn cảnh, vượt
qua được những hồ nghi về điều thiện phải làm và điều ác phải tránh để đạt tới hạnh phúc
trường sinh. (GL số 1806)
Sự khôn ngoan con người bắt nguồn từ Thiên Chúa. Ngài ban cho ai tùy ý, vì chính
Ngài là Đấng Khôn Ngoan tuyệt hảo. Sự khôn ngoan được nhân cách hóa, đã có mặt ngay
trong cuộc sáng tạo (x. Cn 8, 27-31), và tiếp tục quan phòng hướng dẫn lịch sử (x. Kn 10, 1-
11), bảo đảm ơn cứu độ cho những ai mở lòng đón nhận (x. Kn 9, 17). Khi đồng hóa sự Khôn
Ngoan với Đức Kitô, Tân Ước đã cho thấy khi liên kết với Đức Kitô, con người được thông
phần vào sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa và được sống mật thiết với Ngài (1Cor 1, 24.30).
Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã tiền định cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Con của
Ngài (x. Rm 8, 29).
Khôn ngoan là đặc ân quí giá nhất của Chúa Thánh Thần , vì đó là hoa quả riêng của
đức ái, là kho tàng tuyệt hảo nhất mà người ta có thể chiếm hữu trong cuộc sống này. Điều đó
bao gồm một sự xếp đặt của tâm trí chúng ta để nhìn xem và đánh giá mọi sự trong ánh sáng
thần linh. Người khôn ngoan là người biết hưởng nếm hương vị sâu xa của cuộc sống, biết đi sâu
vào nội tâm mình, biết khám phá vẻ đẹp vượt trên lối sống tầm thường của thế gian.1

2. Đức Khôn Ngoan Là Nhân Đức Nền Tảng Giúp Ta Phân Định

1
Tanquerey, The Spiritual Life, p. 629
Có bốn nhân đức nhân bản đóng vai trò trụ cột: khôn ngoan, công bình, dũng cảm và
tiết độ. Các nhân đức này giúp chúng ta tự chủ bản thân và an vui để sống tốt lành. Chính đức
Khôn Ngoan sản sinh các nhân đức. Quả vậy, “đức Khôn Ngoan dạy cho biết sống tiết độ,
cẩn trọng, công bằng và dũng mãnh” (Kn 8,7).
Giáo lý Hội Thánh Công Giáo dạy: “Khôn ngoan là nhân đức giúp lý trí sẵn sàng trong
mọi hoàn cảnh phân định được điều thiện đích thực và chọn lựa những phương tiện thích hợp
để đạt tới điều thiện đó. Thánh Tô-ma đã viết: “khôn ngoan là quy tắc đúng đắn để hành
động”. Không được lẫn lộn đức khôn ngoan với tính nhút nhát hay sợ sệt, tráo trở hay lừa
đảo. Đức khôn ngoan là người hướng dẫn các nhân đức: thật vậy, nó hướng dẫn các nhân
đức tính khác bằng cách chỉ ra quy tắc và mức độ của chúng. Đức khôn ngoan trực tiếp
hướng dẫn sự phán đoán của lương tâm. Người khôn ngoan quyết định và sắp đặt cách hành
động của mình theo sự phán đoán này. Nhờ nhân đức này, chúng ta áp dụng các nguyên tắc
luân lý vào những trường hợp cụ thể mà không bị sai lầm, và chúng ta vượt qua được những
hồ nghi về điều tốt phải làm và điều xấu phải tránh” (số 1806).
Sách Kinh Thánh vốn đề cao đức khôn ngoan, nhân cách hóa khôn ngoan (x. Kn 7,27)
và đồng hóa khôn ngoan với Lời Thiên Chúa (x. Hc 1,4-5). Chúa Giêsu đã vạch cho biết thế
nào là sự khôn ngoan: Biết nhận định, cân nhắc, trước khi bắt tay làm việc (x. Lc 14,28-32 ;
Lc 16,4-8). Biết xây dựng đời mình trên nền tảng Lời Chúa tương tự như người xây nhà trên
đá (x. Mt 7,24-27). Khôn ngoan là một nhân đức thực tế, là nhân đức của hành động. Con
người phải có khả năng vận dụng sáng tạo trong từng hoàn cảnh. Khả năng thực tiễn ấy là
nhân đức khôn ngoan. Người khôn ngoan thường là người quyết định đúng, hành động đúng ,
dù hoàn cảnh tế nhị và khó khăn, dù phải ứng phó với những vấn đề gai góc và những quan
hệ đa diện.

3. Bản chất của Đức Khôn Ngoan

Đức khôn ngoan Kitô giáo không bị trói buộc trong lý trí tự nhiên, bằng không sẽ trở
thành khôn ngoan theo kiểu thế gian, và đôi khi trở nên một sự đắn đo, cân nhắc ích kỷ. Đức
khôn ngoan Kitô giáo phải bám rễ vào sự “khôn ngoan của thập giá” để khỏi trở nên sự khôn
ngoan của “con cái đời này”. Chính vì thế mà động lực của khôn ngoan là đức ái và được nuôi
dưỡng bằng đời sống cầu nguyện. Cầu nguyện làm cho con người trở nên sáng suốt, bình tĩnh,
tin tưởng, và đó là điều cốt yếu cho bất cứ quyết định hay hành động khôn ngoan nào.
Nhân đức khôn ngoan là “một khả năng đắc thủ của trí tuệ”, biết tìm ra những phương
thế phù hợp để ứng dụng các nguyên tắc luân lý vào trong đời sống thực tế và được đức ái
“biến đổi. Nghe, nhìn, suy nghĩ, phán đoán rồi mới hành động là những chặng đường của đức
khôn ngoan. Người Kitô hữu khôn ngoan là người biết cộng tác với ơn Chúa và có mục tiêu
cuối cùng là làm sáng danh Thiên Chúa, như Thánh Têrêsa Giêsu Hài Đồng đã nói: sự khôn
ngoan đích thực trở nên sự đơn sơ chân thành kết hợp chân lý và tình yêu trong mỗi hành
động. Kitô hữu thi hành sự thật trong lòng mến.

II. Phân định theo ơn khôn ngoan trong Tông Huấn Christus Vivit
1. Phân định là gì?
Phân định là khả năng đưa ra những phán đoán, cân nhắc, đánh giá, chọn lựa cách
đúng đắn giữa các tình huống và các hành động khác nhau. Sự phân định giúp chúng ta khỏi
bị lừa dối thiêng liêng, là công cụ chữa lành những vết thương trong tâm hồn. Trưởng thành
trong sự phân định giúp chúng ta thoát khỏi sự trói buộc này và cho phép chúng ta tự do hơn
trong sự chọn lựa của mình.2

2. Phân định thiêng liêng


Là việc phán đoán dựa trên đức khôn ngoan và sự hướng dẫn của Thần Khí để nhận ra
ý Chúa và làm theo sự thúc đẩy của Ngài. 3 Thánh Antôn nói rằng: Con đường thích hợp nhất để
dẫn đến Thiên Chúa là biết phân định, được Phúc âm Matthêu nhắc đến như là ngọn đèn và con
mắt của thân thể (x. Mt 6,22-23). Và các giáo phụ cho rằng: “phân định là mẹ và là người bảo vệ
của tất cả mọi nhân đức.”4 Phân định thiêng liêng vì thế không thể được xem như tiêu chuẩn hay
một “công thức” định sẵn, nhưng nó là ơn hiểu biết và phê phán, đến từ ánh sáng nội tâm, được
gợi hứng và duy trì bởi Lời Chúa.
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã kêu mời các giám mục “hãy trau dồi thái độ lắng
nghe, lớn lên trong tự do để từ bỏ quan điểm của chính mình, để chấp nhận quan
điểm của Thiên Chúa”.5 Ngài thường khuyên dạy chúng ta hãy biết mở lòng cho kinh
nghiệm ân sủng đã từng biến đổi ngài: bằng cánh nhận biết cách mà Thiên Chúa
nhìn thế gian và nhìn thấy chúng ta, để thấy được cái nhìn yêu thương mà
Nathanael đã thấy vào ngày mà Chúa Giêsu đã nói với ông : “Tôi đã thấy anh dưới
gốc cây vả”6 (Ga 1,48).
Đức Giáo hoàng nhắc chúng ta rằng, phân định trước hết và trên hết đó là
một tặng phẩm, là một ơn Chúa ban. Cho nên, “sự phân định không đòi hỏi những
khả năng đặc biệt, nhưng Chúa Cha đã vui lòng tỏ mình ra cho những người bé nhỏ
(x. Mt 11,25).”7 Chúng ta có thể học toàn bộ kiến thức, lịch sử ơn cứu độ, nhưng nếu
không có Chúa Thánh Thần, chúng ta vẫn không thể hiểu được. Chính Ngài làm cho
chúng ta nhận ra tiếng nói của Chúa Giêsu: “Chiên ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết
chúng và chúng theo Ta”.8 Nhờ Thánh Thần mà chúng ta biết phân biệt ý Chúa, và
nhận biết tình yêu nhưng không của Ngài.

Phân định càng cần thiết cho hôm nay, vì đời sống hiện đại mở ra nhiều hoạt động và
tiêu khiển, và thế giới trình bày tất cả chúng như cái gì hợp lệ và tốt. Tất cả chúng ta, đặc biệt
là giới trẻ, bị nhận chìm trong một nền văn hóa vồ vập hối hả. Không có sự khôn ngoan phân
định, chúng ta dễ dàng trở thành mồi ngon cho mọi trào lưu rẻ tiền. 9 Khi một cái gì mới mẻ
bỗng xuất hiện trong đời sống thì chúng ta phải xác định xem nó có phải là rượu mới do Thiên
Chúa đem lại, hay chỉ là một ảo ảnh của tinh thần thế tục ma quỉ”.10
2
Xem SINCLAIR FERGUSON, What Is Discernment?, Jun 15, 2018
3
Xem TỪ ĐIỂN CÔNG GIÁO, Nxb Tôn giáo, 2016, trang 671-672
4
ENZO BIANCHI, Nghệ thuật phân định, Osservatore Romano, 01/92017.
5
GIÁO HOÀNG PHANXICÔ, Address to the Bishops Ordained over the Past, 14/9/2014
6
GIÁO HOÀNG PHANXICÔ, Tông huấn Evangelii Gaudium, số 264
7
GIÁO HOÀNG PHANXICÔ, Tông huấn Gaudete et Exsultate, số 170
8
GIÁO HOÀNG PHANXICÔ, Hãy mở ra cho những điều ngạc nhiên của Thiên Chúa. Bài giảng sáng thứ ba
28/4/2015
9
Tông huấn Gaudete et Exsultate (19.3.2018), 167
10
Ibid., 168
278. Ở đây chúng ta thấy tầm quan trọng của việc đào tạo lương tâm, nó cho phép sự phân
định trở nên thâm sâu hơn và trung tín hơn với Thiên Chúa: “Đào tạo lương tâm của chúng ta
là công việc của cả đời, trong đó chúng ta học phát huy chính những cảm thức của Đức Giêsu
Kitô, vận dụng các tiêu chuẩn ẩn sau các sự chọn lựa và những ý hướng đằng sau các hành
động của Người (x. Pl 2,5)”. Chúng ta không chỉ nhận diện tội lỗi, mà cũng nhận ra hoạt động
của Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày của mình, nơi thế giới và tất cả những người xung
quanh. Điều này giúp chúng ta lớn lên xuyên qua những sự chọn lựa cụ thể, trong ý thức rõ
ràng cả về những ân ban lẫn những giới hạn của mình”.11

Một hình thức đặc biệt của phân định, đó là việc cố gắng khám phá ra ơn gọi của mình. Vì
đây là một quyết định rất riêng tư mà người khác không thể làm cho chúng ta, nó đòi một mức
cô tịch và thinh lặng nào đó. “Chúa nói với chúng ta bằng nhiều cách, và vào bất cứ lúc nào. 12
Chỉ khi chúng ta đã sẵn sàng lắng nghe, thì chúng ta mới mở lòng đón nhận một tiếng gọi có
thể làm xáo trộn sự an toàn của mình, nhưng dẫn mình tới một đời sống tốt hơn. 13

B. Đời sống luân lý người Kitô hữu


1. DỰA TRÊN KINH THÁNH CỰU ƯỚC
* Luật Luân lý dựa trên nền tảng là Mười Giới răn núi Sinai.

Đó là những nguyên tắc của luật luân lý tự nhiên: Ba giới răn đầu liên quan đến Chúa, các
giới răn còn lại liên quan đến đồng loại trong xã hội. NGƯỜI DO THÁI thời Cựu Ước có bổn
phận đầu tiên là: - Vâng lời Giavê (Nl 4,1), - Thái độ nền tảng tiếp theo là Kính sợ Giavê (Xh
20, 18; Nl 5,4), - Thái độ nền tảng thứ ba là Yêu mến Giavê và tuân giữ Giao Ước với Ngài
(Nl 10,12)

2. DỰA TRÊN KINH THÁNH TÂN ƯỚC

TỚI THỜI TÂN ƯỚC, Kitô giáo được trình bày do Chúa Kitô Con Thiên Chúa dưới dạng
thức Giao Ước mới (Mc 14,24; 1 Cr 11, 25). Giao ước này là tiếp tục và canh tân Giao ước
cũ. Giao Ước Tình Yêu qua Máu Chúa Kitô.

Nhìn toàn bộ những lời rao giảng và gương sống của Chúa Kitô, người ta có thể rút ra ít là 2
nguyên tắc Đức Ái và Nước Trời:

1. Đức Ái:

Ngài luôn đề cao đức ái với tha nhân mà Ngài gọi là Giới răn Tình yêu: "Đây là Giới răn của
Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau NHƯ THẦY ĐÃ YÊU thương anh em. Không ai có tình
thương lớn hơn thình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu"(Ga 13,34)

Hơn mức thông thường, anh em:"Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh
em. Như vậy anh em mới đáng được trở nên CON của CHA anh em ở trên trời" (Mt 5, 44-
45).
11
FD 108
12
Tông huấn Gaudete et Exsultate (19.3.2018), 171
13
Ibid., 172
2. Tất cả vì Nước Trời:

"Nếu ai vả ngươi má phải, hãy giơ má trái... Ai xin cũng cứ cho...Hãy móc mắt...Khi mở tiệc,
đừng mời bạn bè...(Matthêu từ chương 5 tới chương 7)

* Giáo huấn luân lý của Giáo hội ban đầu từ các Tông đồ cũng nhấn mạnh đến "Đời sống mới
trong CKT "là nền tảng đòi hỏi luân lý, " Từ bỏ mọi hành vi đen tối và mặc lấy ánh sáng
Chúa Kitô (Rm 13,12), " Các thư của các Tông đồ là những lời khuyên nhủ, kêu mời, cảnh
cáo, đe phạt, khiển trách trừng trị...

Tính Luân Lý của các Hành Vi Con Người và Lương Tâm

1. Tiêu chuẩn đánh giá hành vi luân lý. (Kh 20,11-12.13.15)


Con người có tự do (x. bài 31). Đây là khả năng cao quí của con người. Khi một người
đã suy nghĩ, cân nhắc, chọn lựa và quyết định cách tự do, thì người đó phải chịu trách nhiệm
về hành động của mình. Người ta gọi đó là trách nhiệm luân lý. Trách nhiệm này nặng hay
nhẹ, nhiều hay ít tùy thuộc vào 3 yếu tố quan trọng mà người ta gọi là “nguồn mạch” : Hành
vi - Ý hướng và Hoàn cảnh” :
a) Hành vi :
- Có những hành vi tự nó là tốt về mặt luân lý: làm việc bác ái hy sinh. Có những hành
vi tự nó là những điều xấu: giết người, cướp của, tà dâm..., có những hành vi tự nó không tốt,
không xấu về mặt luân lý, như : ăn, uống, ngủ, nghỉ, giải trí... Chúng trở thành tốt hay xấu là
tùy ý hướng của người thực hiện cũng như hoàn cảnh của chúng : ăn uống để bồi bổ cho cơ
thể là điều tốt - nhưng ăn uống chỉ để thoả mãn tính tham ăn và ích kỷ thì đó là một hành
động xấu.
b) Ý hướng hoặc chủ đích của người làm :
Chúa Giêsu cho ta một thí dụ rõ nét : có 2 người lên Đền thờ cầu nguyện : một người
thuộc nhóm Pharisiêu, còn người kia làm nghề thu thuế... Cùng làm một việc và là việc tốt
(cầu nguyện) nhưng ý hướng khác nhau : người Pharisiêu có ý hướng kiêu căng, còn người
thu thuế chân thành, khiêm tốn, và do đó hiệu quả khác nhau : người thu thuế ra về được nên
công chính, người Pharisiêu thì không ! Ý hướng xấu làm thay đổi giá trị của công việc, của
hành vi. Trái lại, ý hướng tốt sẽ làm gia tăng giá trị của hành vi tốt (thí dụ bà góa nghèo trong
Lc 21,1-4).
Tuy nhiên, ý hướng tốt không làm cho hành vi xấu trở thành tốt được, thí dụ không thể
cướp của, giết người để giúp người nghèo (mục đích không biện minh cho phương tiện) !
c) Hoàn cảnh :
Những hoàn cảnh bên ngoài và những tâm trạng bên trong mỗi người ảnh hưởng đến sự
tự do của con người khi hành động (x. bài 31 Sống đạo), hoàn cảnh đó còn ảnh hưởng nhiều
đến tính cách luân lý (tốt - xấu) của hành vi con người :
- Ăn trộm vốn là xấu. Nếu ăn trộm của người nghèo thì xấu hơn, nặng hơn ăn trộm của
người giàu.
- Ăn trộm là xấu, nhưng trong trường hợp đói lả không có cách nào khác khiến phải đi
ăn trộm cho qua cơn đói thì trách nhiệm luân lý lại được giảm khinh, có khi vô tội.
- Nói dối là xấu và càng xấu hơn khi nói dối trước những người có quyền biết sự thật
trong những việc hệ trọng, thí dụ trước bề trên, trước tòa án. Ngược lại, trách nhiệm luân lý về
tội nói dối có thể nhẹ đi khi nói dối với những người không có quyền biết sự thật.
- Những hành vi gây gương mù, gương xấu sẽ nặng hơn khi diễn ra trước mặt con cái,
trẻ thơ ngây, người ngoại giáo...
(GLV có thể thêm nhiều thí dụ khác để giúp học viên hiểu biết ảnh hưởng của hoàn
cảnh trên trách nhiệm luân lý của 1 hành vi).
Tóm lại, muốn đánh giá một hành vi là tốt hay xấu, nặng hay nhẹ, ta dựa vào 3 điểm
này :
- Một là điều ta chọn là tốt hay xấu,
- Hai là ta nhắm mục đích tốt hay xấu,
- Ba là những hoàn cảnh lúc ấy làm cho sự việc thành nặng hoặc nhẹ hơn.
Một hành vi của con người chỉ là tốt khi 3 yếu tố trên đều là tốt, thiếu một yếu tố nào,
tùy trường hợp mà hành vi nhân linh ấy sẽ giảm giá trị luân lý và tăng trách nhiệm.
2. Cảm xúc. (2 Pr 1,5-7)
Con người là tạo vật vừa có lý trí, vừa có ý chí và tình cảm, nên hành vi của con người
luôn bị chi phối, nhất là do những cảm xúc mà các bậc cha ông từ ngàn xưa đã liệt kê : mừng,
giận, buồn, sợ, yêu, ghét và ham muốn. Những cảm xúc này tùy theo mức độ có thể làm cho
trí khôn giảm bớt sự sáng suốt, hoặc bị cuốn hút vào một tình huống khiến đương sự không
làm chủ bản thân được. Mừng quá, giận quá mất khôn ; buồn quá dễ gây thất vọng hoặc tuyệt
vọng, sợ quá sinh ra làm liều, yêu quá hóa tương tư, ghét quá trở nên thù địch, ham muốn quá
hóa đam mê, không còn thiết gì khác...
Những cảm xúc này là những bản năng tự nhiên có thể giúp ích cho cuộc sống con
người. Tự chúng không tốt cũng không xấu, nhưng nếu để nó lồng lộn, cuốn hút, trở thành
đam mê thái quá, tâm trí sẽ bị mù quáng, ý chí sẽ bị suy nhược, tình cảm sẽ bị lệch lạc, bấn
loạn. Thánh Phaolô liệt kê những đam mê xác thịt như sau : “Những việc do tính xác thịt gây
ra thì ai cũng rõ, đó
là : dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận,
tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy”
(Gl 5,19-21). Các đam mê được đánh giá tốt hay xấu tùy theo chúng có được lý trí và ý chí
điều động hay không. Muốn thành công trong sự nghiệp cuộc đời về mặt xã hội cũng như tôn
giáo, con người cần có những đam mê tốt, thí dụ : yêu nghệ thuật, say mê học hành, nhiệt tình
bác ái... Các vĩ nhân thường là những người có đam mê lành mạnh, thí dụ : các khoa học gia,
các nhà xã hội, các thánh v.v... Nhưng khi buông theo những đam mê xấu, thí dụ : nghiện
ngập, háo danh, say mê tiền của, bi quan thất vọng v.v... con người sẽ làm mất đi giá trị nhân
linh và gây ra muôn điều tai hại cho bản thân, gia đình, xã hội, và Hội Thánh. Chính vì thế,
cần phải biết làm chủ các cảm xúc, các đam mê như Chúa Giêsu nhận định : “Ai liều mạng
sống mình vì Thầy thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16,25). Ngược lại, kẻ ham mê của cải,
miệt mài thu gom ngày đêm, thì chính lúc tưởng hạnh phúc nhất : “hồn ta hỡi, mình bây giờ ê
hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã !” (Lc 12,19), lại
là lúc khốn nạn nhất : “Đồ ngốc ! nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi” (Lc 12,20) và
Chúa kết luận : “Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên
Chúa, thì số phận cũng như thế đó” (Lc 12,21).

Thánh Phaolô khuyên nhủ chúng ta : “Những ai thuộc về Đức Giêsu Kitô, thì đã đóng
đinh xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê” (Gl 5,24). Thánh Phêrô khuyến
khích chúng ta biết vận dụng các cảm xúc, đam mê vào những mục đích tốt : “Anh em hãy
đem tất cả nhiệt tình, làm sao để khi đã có lòng tin thì có thêm đức độ, có đức độ lại thêm
hiểu biết, có hiểu biết lại thêm tiết độ, có tiết độ lại thêm kiên nhẫn, có kiên nhẫn lại thêm đạo
đức, có đạo đức lại thêm tình huynh đệ, có tình huynh đệ lại thêm bác ái” (2 Pr 1,5-7).

3. Đức Kitô là khuôn mẫu

KẾT LUẬN

Khi tìm hiểu về đức khôn ngoan mà Thiên Chúa ban cho nhân loại, ban cho mỗi người
chúng ta, cũng là cơ hội để ta nhìn lại hồng ân lớn lao này để mà tạ ơn Thiên chúa. Sự khôn
ngoan mà chúng ta trình bày ở trên không chỉ là một mớ lý thuyết suông nhưng nó chất chứa
biết bao tâm tình của con người bày tỏ lên với Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của sự khôn
ngoan. Từ kinh nghiệm của các tiền nhân trong cựu ước cũng như Tân Ước đã gửi tới chúng
ta một sứ điệp đó là: Đức khôn ngoan của con người luôn gắn liền với lòng kính sợ và yêu
mến Đức Chúa. Vì thế trong kinh nghiệm đời sống của mình, tôi nghiệm thấy: Khi kết hiệp
sâu xa với Chúa trong cầu nguyện là lúc Chúa xin ta, chứ không phải ta xin Chúa. Điều Chúa
xin ta vẫn luôn là tình yêu cứu độ của Ngài, mà chỉ có thể cứu độ qua con đường Thập giá là
hiến thân hy sinh chính bản thân mình. Hoa trái của sự khôn ngoan siêu việt này chỉ một mình
Chúa biết và thông tri cho những tâm hồn khiêm nhu bé mọn, là những người được ôm ấp
trong trái tim yêu dấu của Chúa, để họ có sức mạnh uống cạn chén đắng linh thiêng mà cũng
chỉ một mình họ hiểu ý nghĩa và giá trị siêu việt của nó. Đó cũng là sự khôn ngoan của trái
tim chan chứa tình yêu, vượt trên sự khôn ngoan của trí óc.

You might also like