Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI 8: SINH LÝ TÍNH CHỐNG CHỊU Ở THỰC VẬT

A. Thí nghiệm 1: Xác định lượng NH 3 theo phương pháp Konvay

a. Cơ sở thí nghiệm:
- Trong các điều kiện bất lợi của môi trường -> thực vật có xu hướng
tăng cường hô hấp -> phân giải một số nguyên liệu hô hấp ngoài
đường như protein, lipit -> phân giải protein làm tăng sự giải phóng
NH3.
- Định lượng hàm lượng NH3 để đánh giá mức độ tác động của các
điều kiện bất lợi đến thực vật so với điều kiện thường.
b. Dụng cụ và vật liệu:
- Thực vật: giá đỗ (đặt trong 3 điều kiện bất lợi: nóng, lạnh, mặn và
điều kiện thường).
- Dụng cụ, hóa chất: Cối chày sứ, ống đong, chén Konvay.
c. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Cân 3g mầm, nghiền trong cối sứ và bổ sung vào 20ml nước
-> ống đong, thêm tiếp 20ml axit tricloaxetic 10%, khuấy đều và để
lắng trong 10 phút -> lọc loại bỏ cặn -> thu dịch lọc (V).
- Bước 2: Lấy 5ml dịch lọc (Vc) cho vào ngăn ngoài chén Konvay (đặt
nghiêng), bổ sung 3 giọt chỉ thị màu hỗ hợp -> dung dịch chuyển
sang màu tím.
- Bước 3: Lấy 1 ml H2SO4 0,01N cho vào ngăn trong. Bôi mép chén
bằng mỡ chịu nhiệt, đậy nắp để lại một khe nhỏ, qua khe nhỏ cho 1ml
Na2CO3 bão hòa vào ngăn ngoài (chưa cho phép tiếp xúc với mẫu).
- Bước 4: Đậy kín nắp, xoay nhẹ cho Na2CO3 tiếp xúc với mẫu ->
dung dịch chuyển sang màu lục. đưa chén vào tủ ấm, để ở nhiệt độ
35-40 độ C trong 1 giờ.
- Bước 5: Mở nắp, cho vào ngăn trong vài giọt chỉ thị màu hỗn hợp,
cho đến khi dung dịch chuyển thành màu tím. Chuẩn lượng axit
H2SO4 dư bằng NaOH 0,005N cho đến khi dung dịch chuyển thành
màu xanh.
d. Dự đoán kết quả và giải thích:
 Dự đoán kết quả:
- Hàm lượng NH3 trong mẫu lạnh thấp hơn bình thường.
 Giải thích:
- Do thực vật sống trong điều kiện nhiệt độ thấp  là điều kiện chống
chịu nên thực vật sinh trưởng, trao đồi chất yếu hơn bình thường 
làm cho hàm lượng NH3 thấp hơn.

You might also like