Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ




BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHOÁ

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH


DOANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ
NỘI PHÒNG GIAO DỊCH ĐỀN LỪ 2020-2022

Họ tên sinh viên : TRẦN ANH VĂN


Mã sinh viên : 1914410229
Lớp : Anh 01 – KTQT – K58
Giáo viên hướng dẫn : Ths.Nguyễn Minh Thuỷ

Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2023


Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................... 3

Phần mở đầu .................................................................................................................... 4

Chương 1: Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 5

1.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................................... 5

1.2. Phương pháp phân tích, đánh giá ............................................................................. 8

Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của PGD ACB Đền Lừ ........ 10

2.1. Giới thiệu về PGD ACB Đền Lừ ............................................................................ 10

2.1.1. Giới thiệu chung về ACB .................................................................................... 10

2.1.2. Giới thiệu về PGD ACB Đền Lừ ......................................................................... 12

2.2. Tình hình tài chính của PGD ACB Đền Lừ............................................................ 16

2.3. Tình hình kết quả kinh doanh của PGD ACB Đền Lừ giai đoạn 2020-2022 ......... 19

2.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PGD ACB Đền Lừ............................. 22

2.4.1. Tình hình huy động vốn của PGD ACB Đền Lừ................................................. 22

2.4.2. Hoạt động cho vay của PGD ACB Đền Lừ giai đoạn 2020-2022 ....................... 25

Chương 3: Đề xuất giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả hoạt động của PGD ACB Đền
Lừ .................................................................................................................................. 27

3.1. Các vấn đề đặt ra .................................................................................................... 27

3.1.1. Vấn đề 1: Phát triển hoạt động cho vay KHCN của PGD ACB Đền Lừ ............ 27

3.1.2. Vấn đề 2: Thu hút nguồn vốn từ KHDN ............................................................. 28

3.2. Đề xuất giải pháp .................................................................................................... 29

2
3.2.1. Vấn đề 1: Phát triển hoạt động cho vay KHCN của PGD ACB Đền Lừ ............ 29

3.2.2. Vấn đề 2: Thu hút nguồn vốn từ KHDN ............................................................. 30

Lời kết ........................................................................................................................... 31

Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................................... 32

Danh mục các chữ viết tắt

Từ viết tắt Viết đầy đủ

ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

BCTC Báo cáo tài chính

GTCG Giấy tờ có giá


KHCN Khách hàng cá nhân

KHDN Khách hàng doanh nghiệp

NHNN Ngân hàng Nhà nước


NPT Nợ phải trả
PGD Phòng giao dịch
TMCP Thương mại Cổ phần

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

VCSH Vốn chủ sở hữu

3
Phần mở đầu

Đối với sinh viên, học tập không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức từ tài liệu và
giảng đường, mà điều quan trọng là có khả năng nắm vững và áp dụng kiến thức đó
vào thực tế. Thực tập là một quá trình quan trọng và cần thiết, giúp sinh viên tìm hiểu
cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập, từ đó có cơ hội tiếp xúc
với các nghiệp vụ chuyên ngành và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
Trong khoảng thời gian thực tập tại Phòng Giao dịch (PGD) Đền Lừ - Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Á Châu, bản thân em đã tích luỹ được nhiều kiến thức làm việc
trong thực tế và kiến thức chuyên ngành, từ đó phục vụ quá trình làm khóa luận tốt
nghiệp và công tác sau này.
Bài báo cáo tập trung vào việc đi sâu tìm hiểu quy trình làm việc và bộ máy quản lý
của PGD ACB Đền Lừ. Từ việc hiểu về công việc tại nơi thực tập, bài báo cáo tiếp tục
phân tích hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của PGD trong giai đoạn 2020-
2022. Trong bài báo cáo, em dùng những kiến thức được học trong quá trình học tập tại
trường Đại học như: môn Lý thuyết tài chính, môn Tiền tệ - Ngân hàng, … Đồng thời,
những buổi đào tạo nghiệp vụ của PGD Đền Lừ đã giúp em nắm rõ hơn về quy trình
công việc và các kiến thức chưa từng tiếp xúc trước đây. Nhờ sự kết hợp giữa lý thuyết
và thực tế, em có cơ hội nhìn nhận một cách toàn diện về ngành ngân hàng, từ đó đánh
giá chính xác hơn về hoạt động của PGD ACB Đền Lừ.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ và bài báo cáo này, em đã nhận được sự trợ giúp lớn lao
và ý nghĩa. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Kinh tế Quốc
tế đã hướng dẫn em tận tình, chỉ bảo và giải đáp mọi thắc mắc trong suốt quãng thời
gian thực tập. Đồng thời, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Á Châu - PGD ACB Đền Lừ, các anh chị trong phòng Quan hệ
khách hàng đã tạo điều kiện, giúp đỡ và hỗ trợ em trong thời gian thực tập, cũng như
đã đóng góp ý kiến và giúp em hoàn thành bài báo cáo này.

4
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khách hàng cá nhân (KHCN): Những người dùng dịch vụ ngân hàng chủ yếu cho
mục đích cá nhân hoặc mục đích của gia đình. Họ thường sử dụng các dịch vụ như tài
khoản tiết kiệm cá nhân, thẻ tín dụng cá nhân, khoản vay tiêu dùng, và dịch vụ ngoại
hối cơ bản. Mục tiêu chính của họ khi sử dụng dịch vụ ngân hàng thường không phải là
cho mục đích kinh doanh hay thương mại.
Khách hàng doanh nghiệp (KHDN): Còn được gọi là khách hàng tổ chức, đề cập đến
các tổ chức, công ty, doanh nghiệp hoặc các hình thức kinh doanh khác. Họ sử dụng
dịch vụ ngân hàng chủ yếu cho mục đích kinh doanh, bao gồm nhưng không giới hạn ở
việc mở tài khoản doanh nghiệp, sử dụng dịch vụ thanh toán và thu, thẻ tín dụng doanh
nghiệp, và các giải pháp quản lý rủi ro tài chính.

Trong bảng cân đối kế toán, ta có: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hũu, trong đó:
Tài sản bao gồm:
• Tiền mặt tại quỹ: Số tiền mặt mà phòng giao dịch đang giữ, không bao gồm
tiền gửi tại các ngân hàng khác. Đây thường là một phần nhỏ của tài sản vì
tiền mặt không sinh lời.
• Cho vay KH (Khách Hàng): Tổng giá trị các khoản vay mà phòng giao dịch đã
cho phép khách hàng mượn. Đây thường là một phần lớn của tài sản của một
ngân hàng hoặc phòng giao dịch.
• Tài sản cố định: Giá trị của các tài sản vật lý như bất động sản, máy móc, thiết
bị, và các tài sản khác mà phòng giao dịch sở hữu và sử dụng trong hoạt động
kinh doanh.
• TS khác (Tài sản khác): Các tài sản không nằm trong các danh mục trên. Có
thể là các khoản đầu tư tài chính, cổ phần tại các công ty khác, hoặc các khoản
đòi nợ dài hạn.

5
NPT và VCSH bao gồm:
• Tiền gửi KH (Khách Hàng): Tổng số tiền mà khách hàng đã gửi tại phòng giao
dịch. Đây thường là một khoản nợ lớn nhất của ngân hàng, vì ngân hàng cần
trả lại khi khách hàng rút tiền.
• Phát hành GTCG (Giấy Tờ Có Giá): Giá trị của các giấy tờ có giá (như trái
phiếu) mà phòng giao dịch đã phát hành ra thị trường để thu hút vốn.
• Các khoản nợ khác: Nợ phải trả không thuộc hai hạng mục trên, có thể là nợ
với các bên thứ ba, nợ thuế, hoặc các khoản nợ ngắn hạn khác.
• Vốn và các quỹ: Tổng số vốn chủ sở hữu của phòng giao dịch, bao gồm vốn
điều lệ, các quỹ dự trữ và lợi nhuận chưa phân phối (nếu có).

Một số khoản mục quan trọng trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh:
• Thu nhập lãi thuần: Là sự chênh lệch giữa thu nhập từ lãi (khi cho vay hoặc
đầu tư) và chi phí lãi (phải trả cho tiền gửi của khách hàng hoặc vay nợ).
Trong ngân hàng, đây là chỉ tiêu thể hiện hiệu suất hoạt động cốt lõi nhất.
• Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: Đây là thu nhập mà ngân hàng kiếm được từ
việc cung cấp dịch vụ khác ngoài việc cho vay, ví dụ như phí dịch vụ chuyển
tiền, phí quản lý tài khoản, phí thẻ...
• Chi phí hoạt động: Bao gồm các chi phí để duy trì hoạt động hàng ngày của
ngân hàng, như chi phí nhân sự, chi phí thuê mặt bằng, và chi phí khác liên
quan đến việc cung cấp dịch vụ ngân hàng.
• Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng: Trong ngân hàng, rủi ro tín dụng xuất hiện
khi khách hàng không thể trả nợ đúng hạn. Để đối phó với rủi ro này, ngân
hàng sẽ tạo ra một quỹ dự phòng để bù đắp cho những khoản nợ xấu. Khoản
mục này thể hiện số tiền mà ngân hàng dành riêng trong kỳ để đối phó với rủi
ro này.

6
• Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng: Đây là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước khi trừ đi chi phí
dự phòng cho rủi ro tín dụng. Đây là chỉ tiêu quan trọng, thể hiện khả năng
sinh lời từ hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng.

Phân loại vốn huy động và cho vay theo kỳ hạn:


Huy động vốn không kỳ hạn:
• Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút hoặc nộp thêm tiền vào mọi lúc mà
không cần thông báo trước cho ngân hàng.
• Khách hàng không bị phạt khi rút tiền trước hạn và thường không được hưởng
lãi suất cao bằng các tiền gửi có kỳ hạn.
• Loại tiền gửi này thường được sử dụng như một tài khoản thanh toán hoặc tiết
kiệm hàng ngày, cho phép sự linh hoạt trong việc sử dụng tiền.
Huy động vốn có kỳ hạn:
• Là loại tiền gửi mà khách hàng cam kết giữ tiền tại ngân hàng trong một
khoảng thời gian cụ thể. Thời gian này có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng,
đến vài năm.
• Trong khoảng thời gian này, khách hàng thường không được rút tiền trước
hạn, hoặc nếu có rút sẽ bị phạt một khoản tiền nhất định hoặc bị mất một phần
hoặc toàn bộ lãi suất.
• Tiền gửi có kỳ hạn thường có lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn vì
khách hàng cam kết giữ tiền tại ngân hàng trong một thời gian dài hơn.
Cho vay không kỳ hạn:
• Đây là loại khoản vay mà khách hàng có thể rút hoặc trả tiền vào mọi lúc mà
không cần phải tuân theo một lịch trình cụ thể.
• Khoản vay này không có ngày đáo hạn cụ thể. Ngân hàng và khách hàng có
thể kết thúc hoặc gia hạn hợp đồng vay một cách linh hoạt.

7
• Lãi suất thường biến đổi và có thể được điều chỉnh theo mức lãi suất thị
trường.
• Ví dụ: Tín dụng thấu chi (overdraft) trên tài khoản thanh toán hoặc một số
dạng tín dụng linh hoạt khác.
Cho vay có kỳ hạn:
• Đây là loại vay mà khách hàng cam kết trả lại cho ngân hàng trong một
khoảng thời gian cụ thể, ví dụ 6 tháng, 1 năm, 5 năm, vv.
• Khoản vay này có lịch trình trả nợ rõ ràng, bao gồm cả vốn gốc và lãi.
• Lãi suất thường cố định trong suốt thời gian vay hoặc có thể thay đổi theo điều
khoản và điều kiện của hợp đồng vay.
• Ví dụ: Vay mua nhà, vay mua xe, vay kinh doanh dài hạn.

1.2. Phương pháp phân tích, đánh giá


Trong báo cáo này, em đã sử dụng các phương pháp phân tích và đánh giá dưới đây,
được liệt kê dựa trên tần suất sử dụng từ cao đến thấp:

Phân tích so sánh qua các năm là một phương pháp đánh giá và so sánh các chỉ số
tài chính và hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch qua ba năm 2020, 2021 và
2022. Mục tiêu của phương pháp này là nhằm xác định những xu hướng, thay đổi, và
biến động chính trong hoạt động của phòng giao dịch, từ đó đưa ra các nhận định, đánh
giá về hiệu suất kinh doanh và tình hình tài chính.
Ứng dụng: Đối với phòng giao dịch, việc hiểu rõ sự thay đổi trong thu nhập, chi phí,
và các chỉ số tài chính khác giúp quản lý có cái nhìn sâu rộng về hiệu suất kinh doanh,
từ đó đưa ra các quyết định kịp thời và hiệu quả hơn trong việc điều hành và phát triển
phòng giao dịch.

8
Phân tích theo ngữ cảnh kinh tế địa phương là phương pháp phân tích theo ngữ
cảnh kinh tế địa phương là việc đánh giá và giải thích các chỉ số tài chính và hoạt động
kinh doanh của một tổ chức dựa trên bối cảnh kinh tế, xã hội, và văn hóa của khu vực
nơi tổ chức hoạt động.
Ứng dụng: Phương pháp phân tích theo ngữ cảnh kinh tế địa phương là việc đánh giá
và giải thích các chỉ số tài chính và hoạt động kinh doanh của một tổ chức dựa trên bối
cảnh kinh tế, xã hội, và văn hóa của khu vực nơi tổ chức hoạt động.

Phân tích cạnh tranh là việc đánh giá và so sánh các chỉ số tài chính và hoạt động
kinh doanh của phòng giao dịch với các ngân hàng hoặc phòng giao dịch khác trong
cùng ngành ngân hàng, để hiểu rõ vị thế, ưu điểm, nhược điểm và các khía cạnh khác
nổi bật so với đối thủ.
Ứng dụng: Việc hiểu rõ vị thế của phòng giao dịch trong bối cảnh cạnh tranh giúp
định hình chiến lược kinh doanh, cải thiện điểm yếu, và tận dụng ưu thế. Đồng thời,
phương pháp này cũng giúp phòng giao dịch nắm bắt được những xu hướng và thách
thức chung của thị trường.

9
Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của PGD
ACB Đền Lừ
2.1. Giới thiệu về PGD ACB Đền Lừ
2.1.1. Giới thiệu chung về ACB
Ngày 04 tháng 6 năm 1993, được sự cấp phép bởi NHNN và Uỷ ban Nhân dân
Tp.Hồ Chí Minh, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt là Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, tên đầy đủ
bằng tiếng Anh là Asia Commercial Joint Stock Bank.
Trụ sở: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Vốn điều lệ (tính đến hết năm tài chính 2022) là 33.774.350.940.000 đồng.
Mã cổ phiếu: ACB (hiện đang được giao dịch trên HOSE).
Website: www.acb.com.vn
Sơ đồ bộ máy quản lý:

10
Một số thành viên nắm những chức vụ cao trong công ty có thể kể đến như:
• Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị,
• Ông Nguyễn Thành Long, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị,
• Ông Huỳnh Nghĩa Hiệp, Trưởng Ban kiểm soát
Các hoạt động chính của Ngân hàng bao gồm huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tiếp nhận vốn ủy thác đầu
tư và phát triển của các tổ chức trong nước; vay vốn của các tổ chức tín dụng khác; cho
vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có
giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; huy động các loại vốn
từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được
NHNN cho phép; hoạt động bao thanh toán; mua bán trái phiếu; hoạt động ủy thác và
nhận ủy thác; đại lý bảo hiểm và các dịch vụ ngân hàng khác.
Một vài dấu mốc nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển của ACB:
• Năm 2000: Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành
thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa.
• Năm 2005: Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ
thuật toàn diện; và trở thành cổ đông chiến lược của ACB.
• Giai đoạn 2006-2010: Được Nhà nước Việt Nam trao hai huân chương lao
động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới
bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
• Giai đoạn 2017-2020 đánh dấu một giai đoạn 3 năm liền ACB thể hiện sự tăng
trưởng bền vững, thanh khoản dồi dào, tỷ lệ nợ xấu thấp và khả năng sinh lời
cao. ACB chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HOSE.
• Năm 2022: ACB ra mắt thương hiệu Ngân hàng số ACB One. Cũng trong năm
này, ACB được xác nhận đạt đủ chuẩn mực của Basel III trong quản lý rủi ro
thanh khoản.

11
2.1.2. Giới thiệu về PGD ACB Đền Lừ
Địa chỉ: Ô 17 – Ô 18, Lô 7 Khu di dân Đền Lừ 2, P.Hoàng Văn Thụ, Q.Hoàng Mai,
TP.Hà Nội.
Ngày thành lập: Tháng 11/2009
Số điện thoại: 024 3634 3036
2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ
PGD ACB Đền Lừ, là một trong các chi nhánh của hệ thống ACB, hoạt động với các
chức năng chủ yếu như sau:
• Nhận tiền gửi: Tiếp nhận tiền gửi từ khách hàng bằng đồng Việt Nam (VND),
ngoại tệ và vàng.
• Cho vay: Cung cấp dịch vụ cho vay phục vụ cho các mục đích sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng của KH.
• Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền: Cung cấp các dịch vụ thanh toán, chuyển
tiền, bao gồm cả dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.
• Dịch vụ thẻ: Cung cấp các dịch vụ liên quan đến thẻ quốc tế và thẻ nội địa
(ACB Card) cùng các dịch vụ ngân hàng khác.
• Thu đổi ngoại tệ: Thực hiện dịch vụ thu đổi ngoại tệ khác cho KH.
Nhiệm vụ của PGD ACB Đền Lừ bao gồm:
• Thực hiện nhiệm vụ được giao từ Trung Ương, Ngân hàng Nhà nước và Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Á Châu. Đảm bảo việc sử dụng vốn hiệu quả, bảo
toàn và phát triển vốn cũng như nguồn nhân lực của Ngân hàng.
• Thực hiện việc báo cáo thống kê cho chi nhánh về chiến lược kinh doanh,
chính sách khách hàng và tín dụng lãi suất của ACB, thường xuyên hoặc đột
xuất, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến tín dụng.
• Huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức và cá nhân thông qua nhiều phương
thức khác nhau.

12
• Thực hiện các dịch vụ tư vấn trong hoạt động tín dụng và ủy thác đầu tư theo
quy định, đồng thời đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn tiền vốn cho khách
hàng gửi tiền theo thỏa thuận.
2.1.2.2. Mô hình tổ chức và bộ máy quản lý của PGD ACB Đền Lừ

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của PGD ACB Đền Lừ)
Các vị trí và nhiệm vụ của các bộ phận trong PGD như sau:
Giám đốc PGD (Bà Nguyễn Thị Hải): Đảm nhận việc quản lý và điều hành hoạt động
kinh doanh của PGD. Trực tiếp giám sát việc thực hiện và triển khai các quy trình, quy
chế, hoạt động của PGD.
Phòng quan hệ khách hàng (Ông Nguyễn Hữu Thắng): Chịu trách nhiệm tìm kiếm
khách hàng có nhu cầu về vốn và tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm tín dụng của
ACB. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và đánh giá các yếu tố liên quan đến khoản vay của
KH. Hoàn thiện hồ sơ và tiến hành thủ tục giải ngân cho KH. Đồng thời, theo dõi và
đánh giá hoạt động kinh doanh, thu nhập của khách hàng để đưa ra các phương án xử lí
phù hợp. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với KH.

13
• Chuyên viên quan hệ KHCN và doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm tiếp xúc trực
tiếp với KH, tìm hiểu nhu cầu của họ đối với các dịch vụ của ngân hàng. Thực
hiện giới thiệu và bán chéo các sản phẩm, dịch vụ như huy động, cho vay,
thanh toán, thẻ cho KHCN, đồng thời giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của
ACB tới KHDN. Đề xuất biện pháp khai thác thị trường và thực hiện các công
việc khác do cán bộ quản lý giao.
• KH ưu tiên: Quản lý danh mục khách hàng ưu tiên, duy trì và phát triển mối
quan hệ với khách hàng ưu tiên hiện có và khách hàng mới trong cùng phân
khúc. Tư vấn, cung cấp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch
vụ phù hợp với phân khúc khách hàng ưu tiên, cũng như các sản phẩm chuyên
biệt của khách hàng ưu tiên.
Bộ phận vận hành: Đảm nhiệm tổ chức, thực hiện và kiểm soát đầy đủ hồ sơ tín
dụng, đảm bảo tuân thủ quy định khi thực hiện công tác giải ngân. Giám sát các hoạt
động liên quan đến xử lí giao dịch, nguồn thu nhập và kế toán. Đưa ra đề xuất cải tiến
và tăng cường năng lực cạnh tranh.
• Dịch vụ tiền vay: Quản lý sổ và khoản tín dụng đã được thực hiện của KH.
Thực hiện các thủ tục về sản phẩm, dịch vụ tín dụng cho KH. Quản lý hồ sơ
tài sản bảo đảm của KH.
• Dịch vụ tiền gửi: Thực hiện mở tài khoản thanh toán, tiết kiệm, và các tài
khoản khác cho KH. Cung cấp thông tin giao dịch, lưu trữ hồ sơ của khách
hàng và thực hiện công việc liên quan đến thanh toán quốc tế.
• Giao dịch viên: Trực tiếp làm việc với KH, giới thiệu các sản phẩm của ACB
tới khách hàng và thực hiện các giao dịch như gửi tiền, tiết kiệm, chuyển tiền,
thanh toán. Quản lý thu chi tiền mặt trong hạn mức quy định.
• Ngân quỹ: Tham gia điều chuyển tiền đầu ngày, trong ngày và cuối ngày cho
các giao dịch viên, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu hiện tại. Tổ chức kiểm đếm,
chọn lọc, đồng bộ, niêm phong và sắp xếp tiền mặt theo quy định.

14
Bộ phận hành chính nhân sự gồm nhân viên hành chính, tạp vụ và bảo vệ:
• Nhân viên hành chính: Cung cấp và mua sắm thiết bị văn phòng phẩm, quản
lý tài sản tại PGD. Thực hiện công tác thu trả sử dụng, chứng từ và quản lý
kho chứng từ. Hỗ trợ thực hiện các chương trình, hội họp và biên bản tại chi
nhánh.
• Tạp vụ: Giữ vệ sinh các khu vực và phòng làm việc. Sắp xếp gọn gàng, ngăn
nắp các công cụ và trang thiết bị làm việc. Thực hiện các công việc được giao
phó bởi lãnh đạo.
• Bảo vệ: Đưa số thự tứ cho khách tới PGD, đảm bảo an ninh, bảo vệ tài sản cho
nhân viên PGD và KH.

15
2.2. Tình hình tài chính của PGD ACB Đền Lừ
Tình hình tài chính của PGD ACB Đền Lừ năm 2020-2022 có nhiều sự biến động, cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán rút gọn của ACB Đền Lừ giai đoạn 2020-2022 (Đơn vị: Tỷ đồng)
Chênh lệch tăng giảm
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Chỉ tiêu 2021/2020 2022/2021
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
A.TÀI SẢN
1.Tiền mặt tại quỹ 15,742 6,42 14,402 4,87 16,496 5,64 (1,34) (8,51) 2,094 14,53
2.Cho vay KH 183,685 75,00 217,836 73,70 215,052 73,63 34,151 18,59 (2,784) (1,27)
3.Tài sản cố định 13,863 5,66 25,116 8,49 26,759 9,16 11,253 81,17 1,643 6,54
4.TS có khác 31,609 12,9 38,185 12,90 33,757 11,55 6,576 20,8 (4,482) (11,73)
TỔNG TS CÓ 244,899 100 295,539 100 292.064 100 50,640 20,67 (3,475) (11,75)

B. NPT và VCSH
1.Tiền gửi KH 207,362 84,67 242,528 82,06 251,352 86,06 35,166 16,95 8,824 3,63
2.Phát hành GTCG 14,561 5,94 26,173 8,85 15,669 5,36 11,621 79,80 (10,504) (4,01)
3.Các khoản nợ khác 9,371 3,82 11,756 3,97 8,792 3,01 2,385 25,45 (2,964) (25,21)
Tổng nợ phải trả 231,294 94,44 280,457 94,89 275,813 94,43 49,163 21,25 (4,644) (1,65)
Vốn và các quỹ 13,605 5,55 15,082 5,10 16,251 5,56 1,477 10,85 1,169 7,75
Tổng nguồn vốn 244,899 100 295,539 100 292,064 100 50,64 20,67 (3.475) (1,17)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của PGD ACB Đền Lừ)

16
Qua bảng cân đối kế toán của PGD ACB Đền Lừ trong giai đoạn 3 năm từ 2020
đến 2022, ta có thể nhận thấy sự biến động của tổng tài sản và tổng nguồn vốn như
sau:
Tài Sản: Năm 2020, đạt 244,899 tỉ đồng, đến năm 2020 tổng tài sản PGD đạt
295,539 tỉ đồng, tăng 50,640 tỉ so với năm 2020 (tương đương tăng 20,67%). Năm
2022, tổng tài sản đạt 292,064 giảm 3,475 tỉ đồng so với năm 2021 (tương đương
11,75%).
Tiền mặt tại quỹ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản, tỉ trọng này dao động từ
4% đến 6%. Năm 2021 đạt 14,402 tỉ đồng giảm 1,34 tỉ (tương đương 8.35%) so với
năm 2020. Năm 2022 đạt 16,496 tỉ đồng tăng 2.094 tỉ (tương đương 14,53%) so với
năm 2021. Đây là một chỉ tiêu có tiềm năng sinh lời thấp, vì vậy Ngân hàng tập
trung chủ yếu sử dụng nó để thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua các
phương tiện thanh toán như séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển
tiền điện tử... nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thanh toán của quý khách. Tuy
nhiên, đây vẫn là một tài sản quan trọng, bởi vì nó được duy trì tại ngân hàng để
phục vụ một phần yêu cầu dự trữ pháp lý và chi trả tiền mặt cho KH.
Cho vay khách hàng cũng có biến động qua các năm, tuy nhiên đây là chỉ tiêu
luôn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản của PGD (trên 70%). Sự thay đổi của
nó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi tổng tài sản của
PGD. Cụ thể năm 2021, cho vay khách hàng đạt 217,836 tỉ đồng, tăng 34.151 tỉ
đồng so với năm 2020 (tương đương 18,59%). Cho vay khách hàng tăng trong năm
2021 là kết quả của việc PGD chú trọng đi sâu khai thác thị trường không chỉ xung
quanh trụ sở PGD mà còn ở các địa bàn lân cận, ven đô đang phát triển mạnh. Đồng
thời triển khai các chương trình cho vay tiêu dùng linh hoạt hướng đến phân khúc
KHCN tiềm năng và có nhu cầu, với nhiều ưu đãi và lãi suất hấp dẫn. Năm 2022
cho vay khách hàng đạt 215,052 tỉ đồng giảm 2,784 tỉ đồng so với năm 2021 (tương
đương 1,27%). Sự giảm này là kết quả của sự cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân
hàng và quỹ tín dụng trong cùng khu vực.
Tài sản cố định và tài sản có khác có sự tăng mạnh trong năm 2021, đóng góp vào
sự gia tăng của tổng tài sản. Năm 2021, tài sản cố định và tài sản có khác đạt lần

17
lượt 25,116 tỉ đồng và 38,185 tỉ đồng (tương đương tăng 81.17% và 20.8%).
Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng này đến từ việc PGD đầu tư mạnh
về trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất nhằm đáp ứng chiến lược phát triển ESG
của toàn Tập đoàn.
Nguồn vốn: Sự gia tăng tổng tài sản cũng kéo theo sự gia tăng tương ứng của tổng
nguồn vốn. Tiền gửi khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng
nguồn vốn (trên 80% trong 3 năm báo cáo) và có sự gia tăng qua các năm. Năm
2021 tiền gửi khách hàng đạt 207,362 tỉ đồng tăng 35,166 tỉ đồng (tương đương
16,95%) so với năm 2020. Năm 2022 đạt 251,352 tăng 8,824 (tương đương 3,63%)
so với năm 2021. Mặc dù có sự gia tăng nhưng năm 2022 tốc độ gia tăng của tiền
gửi khách hàng bị chậm lại do ngân hàng thực hiện nhiều chương trình cho vay ưu
đãi với lãi suất thấp và điều chỉnh lãi suất tiền gửi giảm để tìm kiếm lợi nhuận. Tiền
gửi khách hàng có xu hướng tăng là một tín hiệu tốt đối với PGD chứng tỏ các
chương trình huy động đang diễn ra có hiệu quả niềm tin của khách hàng dành cho
ACB đang được củng cố.
Phát hành giấy tờ có giá có sự biến động qua từng năm. Năm 2021 tăng mạnh so
với năm 2020 đạt 26,173 tỉ tăng 11,621 (tương đương 79,8%). Năm 2022 giảm
10,504 tỉ (tương đương 4,01%). Mặc dù có tăng nhẹ qua các năm nhưng do chiếm tỉ
trọng thấp nên không ảnh hưởng nhiều tới tổng nguồn vốn. Từ đó có thể thấy PGD
không kinh doanh nhiều qua việc phát hành giấy tờ có giá.
Các khoản nợ khác chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn cho thấy PGD hoạt
động an toàn và thận trọng.
Vốn và các quỹ mặc dù có tăng nhẹ qua các năm nhưng do chiếm tỉ trọng thấp
nên không ảnh hưởng nhiều tới tổng nguồn vốn.
Qua phân tích trên ta thấy, trong giai đoạn từ năm 2020-2022 tình hình tài sản và
nguồn vốn của PGD ACB Đền Lừ có sự biến động. Đặc biêt là năm 2021 có sự gia
tăng mạnh về các chỉ tiêu, đặc biệt là việc đẩy mạnh cho vay KH. Mặc dù còn gặp
phải nhiều sự cạnh tranh với các PGD ngân hàng khác trong khu vực nhưng những
sự biến động này hầu hết là thuận lợi cho sự phát triển của PGD nói riêng cũng như
toàn Ngân hàng nói chung, cho thấy sự phát triển về quy mô và tiềm lực.

18
2.3. Tình hình kết quả kinh doanh của PGD ACB Đền Lừ giai đoạn 2020-2022
Năm 2020-2022, kết quả kinh doanh của PGD ACB Đền Lừ đạt nhiều thành tựu, cụ thể:
Bảng 2.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh rút gọn của ACB Đền Lừ giai đoạn 2020 – 2022 (Đơn vị: Tỷ đồng)
Chênh lệch Chênh lệch
Năm Năm Năm
STT Chỉ tiêu 2021/2020 2022/2021
2020 2021 2022
Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
I Thu nhập lãi thuần 4,385 6,924 8,947 2,539 57,9 2,023 29,2

1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 16,531 19,605 19,354 3,074 18,59 (0,251) (1,28)

2 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự 12,173 12,681 10,407 0,508 4,17 (2,274) (17,93)
3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1,949 3,957 4,526 2,008 103,02 (0,752) (19,00)
4 Chi phí hoạt động dịch vụ 0,635 1,852 1,491 1,217 191,65 2,674 144,38
II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1,314 2,105 3,035 0,791 60,19 (0,914) (43,42)
5 Thu nhập từ hoạt động khác 1,019 2,929 2,584 1,91 187,43 (1,315) (44,89)
6 Chi phí hoạt động khác 0,239 0,863 0,970 0,624 261,08 1,721 199,42
III Thu nhập từ hoạt động khác (0,780) 2,066 1,614 2,846 364,87 (1,096) (53,04)
IV Chi phí hoạt động 4,892 5,816 9,023 0,924 18,88 3,207 55,14
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín
V 1,415 5,279 4,573 3,864 273,07 (0,706) (13,37)
dụng
VI Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 0,1 0,25 0,1 0,15 1,5 (0,15) (0,6)
VII Tổng lợi nhuận trước thuế 1,315 5,029 4,473 3,714 282,43 (0,556) (11,05)
VIII Chi phí thuế TNDN 0,263 1,005 0,894 0,742 282,12 (0,111) (11,04)
IX Lợi nhuận sau thuế TNDN 1,052 4,024 3,579 2,972 282,5 (0,445) (11,05)

(Nguồn: Báo cáo tài chính PGD ACB Đền Lừ)

19
Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2020-2022 ta thấy, kết quả kinh
doanh của phòng rất khả quan với mức lợi nhuận dương trong 3 năm liên tiếp.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần năm 2020 đạt 4,385 tỷ đồng, năm 2021 tăng lên 6,924
tương đương 57,9%. Năm 2022 đạt 8,947 tỉ đồng, tương đương tăng 29,2%. Với
PGD ACB Đền Lừ, thu nhập đến từ các hoạt động kinh doanh chủ yếu gồm: cho
vay, hoạt động dịch vụ,…Trong đó, phần lớn thu nhập của PGD đến từ hoạt động
cho vay. Từ năm 2021, trên địa bàn thành phố cũng như các vùng ngoại thành Hà
Nội có nhiều dự án bất động sản lớn của các tập đoàn như Vinhomes, Masteri
Waterfront, Goldenmark City,…là nguyên nhân dẫn tới việc gia tăng nhu cầu vay
vốn để đầu tư, kinh doanh, xây sửa nhà cửa. Nắm bắt được điều kiện thuận lợi đó,
ACB đã triển khai nhiều gói ưu đãi lãi suất dành cho cả KHCN và doanh nghiệp với
lãi suất cố định thấp trong 1-2 năm đầu tiên, các chính sách ưu đãi như miễn phí
phạt trả nợ trước hạn, không thu phí thẩm định,… đưa ra nhiều gói vay hạn mức với
cơ chế trả nợ linh hoạt để kích thích nhu cầu của KH. Cộng với mục tiêu đảm bảo
an toàn hoạt động và nâng cao năng lực tài chính, Ngân hàng đã trích đầy đủ các
khoản dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ có sự tăng/giảm qua các năm. Năm 2020 đạt 1,414
tỉ đồng, năm 2021 tăng 60,29% đạt 2,105 tỉ đồng, năm 2022 có sự sụt giảm 44,89%
so với năm 2021, đạt 4,526 tỉ đồng. Thu nhập từ hoạt động khác năm 2021 có sự gia
tăng mạnh đạt 2,066 tỉ tăng 2,846 tỉ đồng so với 2020, nguyên nhân đến từ nỗ lực
của tập thể nhân viên PGD không ngừng tìm kiếm, giới thiệu đến với các sản phẩm
dịch vụ hướng đến nhiều đối tượng khách hàng như tiết kiệm Phúc An Lộc, tích lũy
Thiên Thần Nhỏ, tích lũy An Cư Lập Nghiệp, các sản phẩm thẻ,…
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ở mức thấp dao động từ 0,1- 0,25 tỉ đồng bởi
PGD luôn tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn tín dụng, thẩm định chặt
chẽ, chỉ cho vay khi có tài sản đảm bảo, sử dụng vốn đúng mục đích và có đủ nguồn
thu để trả nợ.
Lợi nhuận sau thuế của PGD ACB Đền Lừ giai đoạn 2020-2022 có xu hướng
tăng. Cụ thể, năm 2021 đạt 4,024 tỉ đồng, tăng 2,972 tỉ đồng tương đương tăng gần

20
gấp 3 lần so với năm 2020. Năm 2022 đạt 3,579 tỉ đồng, giảm 0.445 tỉ đồng (tương
đương 11.05%) so với năm 2021.
Nhìn chung, tình hình hoạt động của PGD ACB Đền Lừ qua các năm có sự phát
triển. Tuy nhiên lợi nhuận và mức tăng trưởng mà PGD đạt được chưa cao. Điều
này đến từ nguyên nhân PGD ACB Đền Lừ mới di dời sang địa điểm mới (vào
tháng 10/2019), cùng với đó là sự thay đổi số lượng lớn công nhân viên. Sự thay đổi
này dẫn tới việc còn hạn chế về nguồn KH xung quanh khu vực mới di dời, kinh
nghiệm về hoạt động quản lý, điều hành của những nhân sự mới chưa thực sự có
hiệu quả cao. Bên cạnh đó, PGD ACB Đền Lừ còn chịu áp lực cạnh tranh từ các
ngân hàng khác cùng khu vực nên kết quả kinh doanh chưa đạt được như mục tiêu
đề ra. Để nâng cao lợi nhuận, ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động cho vay tăng
trưởng và phát triển cân xứng, hài hòa với hoạt động huy động vốn. Đồng thời, cần
đa dạng hóa các hình thức sử dụng vốn, mở rộng đầu tư và tạo ra các cơ hội kinh
doanh mới.
Với lợi thế là một ngân hàng lớn và sự uy tín đã có, cùng với nỗ lực cố gắng của
toàn thể ban lãnh đạo cùng nhân viên, PGD ACB Đền Lừ có tiềm năng trở thành
một trong những ngân hàng phát triển mạnh với kết quả hoạt động tốt như kỳ vọng
trong tương lai.

21
2.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PGD ACB Đền Lừ
2.4.1. Tình hình huy động vốn của PGD ACB Đền Lừ
Huy động vốn là một hoạt động quan trọng được quan tâm đặc biệt tại PGD, được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn của PGD ACB Đền Lừ giai đoạn 2020-2022 (Đơn vị: Tỷ đồng)
Chênh lệch Chênh lệch
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
2021/2020 2022/2021
Chỉ tiêu
Tỉ trọng Tỉ trọng Tỉ trọng Tỉ lệ Tỉ lệ
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%) (%) (%) (%)
Tổng vốn huy động 207,362 100 242,528 100 251,352 100 35,166 16,95 8,824 3,63
Theo loại tiền

Nội tệ 205,289 99 240,103 99 246,326 98 34,814 16,95 6,223 2,59

Ngoại tệ (quy đổi) 2,073 1 2.425 1 5,026 2 0,352 16,98 2,601 107,25
Theo đối tượng huy động
Cá nhân 201,905 97,36 234,077 96,51 238,155 94,74 32,172 15,93 4,078 1,74
Doanh nghiệp 5,457 2,63 8,451 3,48 13,197 5,26 4,746 86,97 4,746 56,15
Theo thời hạn huy động
Không kỳ hạn 30,052 14,49 49,094 20,24 52,650 20,94 19,042 63,36 3,556 7,24
Có kỳ hạn 177,31 85,5 193,434 79,76 198,702 79,05 16,124 9,09 5,268 2,72

(Nguồn: Báo cáo tài chính PGD ACB Đền Lừ)

22
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của PGD ACB Đền Lừ tăng
qua các năm. Năm 2020 tổng vốn huy động đạt 207,362 tỉ đồng, năm 2021 đạt
242,528 tỉ đồng (tăng 16,95% so với năm 2020), đến năm 2022 tổng vốn huy động
đạt 251,35 tỉ đồng (tăng 3,63% so với năm 2021). Nguyên nhân của sự gia tăng này
đến từ việc ngân hàng luôn luôn đa dạng hóa các sản phẩm, gói dịch vụ tiền gửi,
hướng vào những cá nhân, tập khách hàng khác nhau, đồng thời đẩy mạnh tiếp thị
các sản phẩm ngay tại PGD để luôn luôn nâng cao nguồn vốn huy động vừa đảm
bảo vốn cho ngân hàng vừa phù hợp và tiện ích cho KH. Lượng vốn huy động tăng
qua các năm cho thấy uy tín của ngân hàng ngày càng được củng cố. Từ đó có thể
thấy răng, PGD phải không ngừng đi sâu khai thác và tìm hiểu nhu cầu của từng
KH.
Phân theo loại tiền: Ta thấy rằng vốn huy động chủ yếu là nội tệ và chiếm tỉ trọng
lớn trong tổng vốn huy động (99%), có xu hướng tăng qua các năm xong tỉ trọng lại
có xu hướng biến động không đều. Cụ thể, năm 2020 đạt 205,289 tỉ đồng. Năm
2021 đạt 240,103 tỉ đồng tăng 16,95% so với năm 2020. Năm 2022 đạt 246,32 tỉ
đồng, tăng 2,59%. Để hạn chế ruỉ ro về tỉ giá, PGD ACB Đền Lừ chủ yếu huy động
vốn bằng đồng nội tệ, hạn chế huy động bằng đồng ngoại tệ
Phân theo đối tượng huy động: Ta thấy rằng vốn huy động từ KHCN chiếm tỉ
trọng tuyệt đối trong tổng vốn huy động (99%) và có xu hướng tăng. Năm 2021 đạt
234,077 tỉ đồng tăng 34,814 tỉ đồng (tương đương 15,93%). Năm 2022 đạt 238,15 tỉ
đồng giảm 4,078 (tương đương 1,74%). Tuy tỉ trọng có xu hướng giảm nhẹ nhưng
không ảnh hưởng đến vốn huy động từ KHCN, điều này cho ta thấy huy động vốn
tại PGD ACB Đền Lừ phân theo khách hàng thì đối tượng chủ yếu mà Ngân hàng
hướng tới là KHCN. Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ
nhưng có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2021 đạt 8,451 tỉ đồng tăng
86,97% so với năm 2020. Năm 2021 tăng nhẹ lên 238,15 tỉ đồng (tương đương
1,74). Do quy mô PGD và đặc thù kinh doanh nên PGD vẫn chưa khai thác hết nhu
cầu của nhóm KHDN, nhóm khách hàng này chủ yếu tập trung vào dịch vụ cho vay
vốn (sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần 2.3.2). Tuy nhiên huy động từ doanh nghiệp
có xu hướng tăng qua các năm là tín hiệu tích cực đối với PGD thể hiện tiềm năng

23
và hiệu quả huy động của nhóm khách hàng này. Ban lãnh đạo và nhân viên phòng
cần có những chính sách và sản phẩm phù hợp, để thu hút và tập trung vào đối
tượng KHDN.
Phân theo thời hạn: Vốn huy động từ tiền gửi có kì hạn chiếm tỉ trọng lớn trong
tổng vốn huy động và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2021 đạt 193,434
tỉ đồng, tăng 9,09% so với năm 2020. Năm 2022 tăng nhẹ đạt 198,702 tỉ đồng, tăng
2,72% so với năm 2021. Trong khi đó, vốn huy động từ tiền gửi không kì hạn chiếm
tỉ trọng nhỏ và cũng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2020 đạt 30,052 tỉ đồng,
năm 2021 đạt 49,049 tỉ, tăng 63,36% so với năm 2020. Năm 2022 đạt 52,650 tỉ,
tăng 7,24% so với 2021. Tiền gửi có kì hạn chiếm tỉ trọng cao bởi đây là những
nguồn vốn có tính ổn định khá cao do khách hàng đã ký hợp đồng với ngân hàng
với kỳ hạn cụ thể và thường khách hàng cũng ít khi có xu hướng rút trước hạn do
chịu lãi suất rút trước hạn đảm bảo được khả năng thanh khoản cho PGD.
Nhìn chung, tình hình huy động của PGD đang diễn ra hiệu quả, phù hợp với định
hướng của ngân hàng đề ra. Tuy nhiên, ngân hàng cần phải chú trọng đa dạng hóa
các hình thức, đối tượng huy động để đạt hiệu quả cao, tối đa hóa lợi nhuận.

24
2.4.2. Hoạt động cho vay của PGD ACB Đền Lừ giai đoạn 2020-2022
Hoạt động cho vay giai đoạn 2020-2022 có nhiều biến động, cụ thể:
Bảng 2.4 Tình hình hoạt động cho vay của PGD ACB Đền Lừ giai đoạn 2020-2022 (Đơn vị: Tỷ đồng)
Chênh lệch Chênh lệch
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
2021/2020 2022/2021
Chỉ tiêu
Tỉ trọng Tỉ trọng Tỉ trọng Tỉ lệ Tỉ lệ
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%) (%) (%) (%)
Tổng cho vay KH 183,69 100,00 217,84 100,00 215,05 100,00 34,15 18,59 (2,78) (1,28)
Theo loại tiền
Nội tệ 179,72 97,84 212,48 97,54 209,96 97,63 32,76 18,23 (2,52) (1,19)

Ngoại tệ (quy đổi) 3,97 2,16 5,36 2,46 5,10 2,37 1,39 35,06 (0,26) (4,89)

Theo đối tượng cho vay


Cá nhân 65,36 35,58 78,73 36,14 77,78 36,17 13,37 20,46 (0,94) (1,20)

Doanh nghiệp 118,33 64,42 139,11 63,86 137,27 63,83 20,78 17,56 (1,84) (1,32)

Theo thời hạn cho vay

Không kỳ hạn 71,472 38,91 91,527 42,01 92,165 42,85 20,055 28,05 0,638 0,69

Có kỳ hạn 112,213 61,09 126,309 57,99 122,886 57,15 14,096 12,56 (3423) (2,71)

(Nguồn: Báo cáo tài chính PGD ACB Đền Lừ)

25
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng, tổng dư nợ cho vay của PGD ACB Đền Lừ
giai đoạn 2020-2022 có xu hướng biến động không ổn định. Năm 2020 tổng dư nợ cho
vay đạt 183,685 tỉ đồng, năm 2021 đạt 217,836 tỉ, tăng 18,59% so với năm 2020, năm
2022 đạt 215,052 tỉ đồng giảm nhẹ 1,28%
Phân theo loại tiền: đồng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 97% tổng dư nợ
cho vay, còn lại khoảng 3% tổng dư nợ cho vay là đồng ngoại tệ.
Phân theo KH, tỷ trọng giữa
• Dư nợ cho vay tại PGD Trung Văn qua các năm gần đây (2020-2022) chủ yếu
là cho đối tượng KHDN vay, chiếm trên khoảng 63% tổng dư nợ cho vay là
KHDN. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chủ yếu vay vốn ngắn hạn để bổ
sung nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.
• Dư nợ cho vay đối với KHCN chiếm khoảng dưới 40% tổng dư nợ cho vay
của PGD trong các năm trở lại đây.
Phân theo thời hạn vay: Ta nhận thấy rằng cho vay có kì hạn chiếm tỉ trọng cao hơn
và có xu biến động qua các năm. Năm 2020 đạt 112,213 tỉ đồng, đến năm 2021 tăng
28,05% so với năm 2020 đạt 126,309 tỉ đồng. Năm 2022 đạt 122,086 tỉ, giảm 2,71%.
Cho không kì hạn có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2021 cho vay không kì hạn đạt
91,527 tỉ đồng, tăng 28,05% so với năm 2020, đến năm 2022 tăng 0.69% đạt 92,165.
Do tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp, rủi ro cao, nên PGD chủ yếu cho vay
có kì hạn để đảm bảo an toàn vốn. Tuy nhiên các khoản vay không kì hạn ngày càng
tăng cho thấy ngân hàng ngày càng đa dạng hóa các hình thức cho vay với mục tiêu tìm
kiếm lợi nhuận.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả hoạt động
của PGD ACB Đền Lừ
3.1. Các vấn đề đặt ra
3.1.1. Vấn đề 1: Phát triển hoạt động cho vay KHCN của PGD ACB Đền Lừ
Tầm quan trọng: Cho vay KHCN đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển
của các NHTM. Ngay từ những ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định KHCN là đối
tượng khách hàng mục tiêu trong định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của
mình. Kiên định với định hướng này, ACB cung cấp các sản phẩm tín dụng dành cho
cá nhân như: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, cho vay
sinh hoạt tiêu dùng,… Các sản phẩm dịch vụ tín dụng của ACB dành cho KHCN đang
được cung cấp rất đa dạng và phong phú. Hoạt động cho vay KHCN là hoạt động chủ
yếu và là nguồn thu nhập chính cho các Ngân hàng. Do đó, hoạt động cho vay KHCN
có vai trò cực kỳ quan trọng, góp phần làm ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh
của nền kinh tế.
Thực trạng: Hoạt động cho vay KHCN của PGD ACB Đền Lừ được triển khai khá
thành công trong những năm gần đây. Dư nợ cho vay KHCN liên tục tăng trong 03
năm vừa qua. Tuy nhiên dư nợ cho vay KHCN trên tổng số dư nợ cho vay của PGD
Đền Lừ vẫn chưa được cao, chỉ ở mức 35-36% tổng số dư nợ cho vay. Tình hình hoạt
động cho vay KHCN vẫn chưa được cao là vì có nhiều ngân hàng trên địa bàn cùng
cạnh tranh, một số ngân hàng hồ sơ vay vốn lỏng lẻo hơn nên đã thu hút được sự quan
tâm của nhiều người dân.
Do đó, PGD cần xem xét để đưa ra những biện pháp, chương trình cho vay với lãi
suất ưu đãi để phát triển hoạt động cho vay KHCN.
3.1.2. Vấn đề 2: Thu hút nguồn vốn từ KHDN
Tầm quan trọng: Tài sản tiền mặt của các doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong hoạt động kinh doanh và tài chính của họ. Tài sản tiền mặt cho phép doanh
nghiệp thanh toán các khoản nợ và chi trả như lương cho nhân viên, tiền thuê nhà, tiền
mua hàng hóa, dịch vụ, hay trả lãi và gốc vay vốn. Điều này giúp đảm bảo hoạt động
kinh doanh diễn ra trơn tru và ổn định. Mặt khác, tiền mặt là tài sản có tính thanh
khoản cao nhất, việc sẵn có một lượng tiền mặt sẽ đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp, tránh
khỏi những tình huống không lường trước. Như vậy, với một lượng tiền mặt sẵn có, các
tổ chức, doanh nghiệp sẽ luôn có nhu cầu gửi tiền. Việc thu hút được nguồn vốn từ
KHDN sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho PGD như:
• Dễ dàng phê duyệt vay vốn cho KHDN do tiền gửi là một yếu tố quan trọng
khi ngân hàng xét duyệt hồ sơ vay, và việc có tiền gửi ổn định trong tài khoản
sẽ giúp doanh nghiệp tăng cơ hội nhận được khoản vay với lãi suất hấp dẫn
hơn.
• Bán chéo, bán thêm được nhiều dịch vụ tài chính khác: Khi có tiền gửi trong
ngân hàng, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính khác nhau mà
ngân hàng cung cấp. Điều này bao gồm các dịch vụ về thanh toán, chuyển
khoản, tín dụng, đầu tư và bảo hiểm.
Thực trạng: hiện tại tỷ trọng tiền gửi từ nhóm KHDN ở PGD còn rất thấp chỉ chiếm
5,26% (vào năm 2022). Điều đáng lưu ý là tỷ trọng này tính trên toàn ACB luôn duy trì
ở mức thấp (chỉ khoảng 2-3% theo BCTC riêng ACB giai đoạn 2020-2022). Trong khi
đó, với các NHTM khác, tỷ trọng này lại thường ở mức trên 20% thậm chí có
Viettinbank tỷ trọng gần xấp xỉ 50% vào năm 2022. Điều này có thể lý giải là do chiến
lược kinh doanh và phát triển của ACB. Thực tế cũng cho thấy các sản phẩm tiền gửi
dành cho KHDN ở ACB kém đa dạng và hấp dẫn hơn so với các NHTM khác.

28
3.2. Đề xuất giải pháp
3.2.1. Vấn đề 1: Phát triển hoạt động cho vay KHCN của PGD ACB Đền Lừ
Tăng cường đa dạng hóa sản phẩm tín dụng: PGD cần tiếp tục phát triển các sản
phẩm dịch vụ tín dụng mới và đa dạng hóa chương trình cho vay cho KHCN. Điều này
giúp đáp ứng nhu cầu vốn khác nhau, từ các gói vay sản xuất kinh doanh, mua nhà, sửa
chữa nhà đến vay tiêu dùng. Khi cung cấp các sản phẩm phong phú, PGD sẽ thu hút
được đa dạng đối tượng khách hàng và tăng cơ hội thu hút số lượng khách hàng lớn
hơn.
Áp dụng lãi suất ưu đãi và chương trình khuyến mãi: PGD có thể thiết kế các chương
trình cho vay có lãi suất ưu đãi hoặc khuyến mãi dành riêng cho KHCN. Việc cung cấp
lãi suất hấp dẫn và các ưu đãi sẽ thu hút khách hàng và thúc đẩy việc vay vốn từ PGD
hơn là từ các ngân hàng cạnh tranh.
Nâng cao chất lượng dịch vụ và quản lý rủi ro: Tạo ra môi trường làm việc chuyên
nghiệp, năng động và thân thiện để hỗ trợ KHCN. Đồng thời, cần đảm bảo việc xét
duyệt hồ sơ vay và quản lý rủi ro được thực hiện nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
Điều này sẽ tạo lòng tin và sự hài lòng cho khách hàng, từ đó thu hút và giữ chân đối
tượng KHCN.
Tăng cường quảng bá và tiếp thị: PGD cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá và tiếp thị
để nâng cao nhận thức về các sản phẩm cho vay KHCN của mình. Các chiến dịch
quảng cáo, sự kiện khuyến mãi và tiếp thị trực tuyến có thể giúp tăng cường hiệu quả
tiếp cận và thu hút sự quan tâm của đối tượng khách hàng KHCN.
Tăng cường đào tạo và chuyên môn hóa: Đào tạo nhân viên về chuyên môn, kỹ năng
và kiến thức về tín dụng KHCN là cần thiết. Điều này giúp nhân viên nắm vững một
cách chuyên sâu về các sản phẩm và dịch vụ cho vay KHCN, từ đó tư vấn và hỗ trợ
khách hàng tốt hơn trong việc lựa chọn và sử dụng dịch vụ của PGD.

29
3.2.2. Vấn đề 2: Thu hút nguồn vốn từ KHDN
Tình hình hiện tại cho thấy tỷ trọng tiền gửi của doanh nghiệp và tổ chức (KHDN) ở
mức thấp, trong khi tỷ trọng cho vay KHDN lại khá cao. Điều này không chỉ đặt ra một
loạt rủi ro mà còn tạo thêm những thách thức mà ngân hàng và PGD cần đối diện. Để
giải quyết và quản lý hiệu quả tình hình này, ngân hàng và PGD nên chú trọng đến:
• Rủi ro thanh khoản: Tỷ trọng tiền gửi thấp ngụ ý rằng vốn chủ yếu cho vay
KHDN không đến từ tiền gửi của chính KHDN. Vì vậy, ngân hàng cần phải tự
mình đảm bảo có một nguồn vốn sẵn sàng và linh hoạt. Việc dựa vào nguồn
vốn từ khách hàng cá nhân càng đòi hỏi PGD phải quản lý, phân bổ nguồn vốn
sao cho tối ưu và minh bạch.
• Quản lý rủi ro tín dụng: Khi KHDN không gửi tiền vào ngân hàng, việc này
làm cho ngân hàng khó có cơ sở để nắm bắt, theo dõi và đánh giá đúng đắn
các hoạt động tài chính của KHDN, từ đó làm tăng rủi ro trong việc đánh giá
tín dụng. Việc xem xét kỹ lượng các Báo cáo tài chính, dòng tiền, lịch sử tín
dụng là vô cùng quan trọng trước khi giải ngân cho vay. PGD cần xây dựng,
cải thiện và cập nhật mô hình xét độ tin cậy tín dụng để đảm bảo việc cho vay
vốn từ KHDN được thực hiện một cách cẩn trọng và chính xác.
Đối với ACB và PGD Đền Lừ, việc phân bổ nguồn vốn hợp lý, tận dụng tối đa tiềm
năng từ doanh nghiệp và tổ chức, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các rủi ro thanh khoản
và tín dụng là vô cùng quan trọng để duy trì sự ổn định và hiệu quả trong hoạt động
kinh doanh. Các bộ phận quản lý rủi ro và xét duyệt tín dụng cần hoạt động một cách
chuyên nghiệp và trung thực để bảo vệ lợi ích của ngân hàng và khách hàng.

30
Lời kết

Thực tập tại Phòng Giao dịch (PGD) Đền Lừ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á
Châu đã mang lại cho em những trải nghiệm thực tiễn quý báu. Việc được hòa mình
vào môi trường làm việc chuyên nghiệp và tiếp xúc trực tiếp với các nghiệp vụ ngân
hàng giúp em nắm vững hơn kiến thức lý thuyết đã học và phát triển kỹ năng giao tiếp
cũng như làm việc nhóm.
Qua quá trình thực tập và việc so sánh lý thuyết với thực tế, em nhận ra sự cần thiết
của việc áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế công việc. Việc phân tích hoạt động
kinh doanh và tình hình tài chính của PGD ACB Đền Lừ trong giai đoạn 2020-2022 đã
giúp em hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội mà một đơn vị ngân hàng đang đối
mặt.
Cuối cùng, những kiến thức và kỹ năng em đã thu được trong suốt quãng thời gian
thực tập tại PGD ACB Đền Lừ chính là bước đệm quan trọng cho con đường sự nghiệp
tương lai của em trong lĩnh vực ngân hàng. Em xin kính chân thành cảm ơn toàn thể
cán bộ, nhân viên PGD ACB Đền Lừ đã luôn ủng hộ và giúp đỡ em trong suốt thời
gian qua.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của khoa Kinh tế Quốc tế và
tất cả mọi người đã hỗ trợ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện bài báo cáo
này. Em hy vọng rằng những trải nghiệm và kiến thức này sẽ là nền tảng vững chắc cho
em trên hành trình phấn đấu và gặt hái thành công trong tương lai.

31
Danh mục tài liệu tham khảo

1. (2021), “Báo cáo thường niên năm 2020”, ACB


2. (2022), “Báo cáo thường niên năm 2021”, ACB
3. (2023), “Báo cáo thường niên năm 2022”, ACB
4. (2023), Bảng cân đối kế toán ngân hàng Á Châu – CN Hà Nội – PGD Đề Lừ năm
2022, Lưu trữ tại PGD ACB Đền Lừ
5. (2023), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng Á Châu – CN Hà Nội –
PGD Đề Lừ năm 2022, Lưu trữ tại PGD ACB Đền Lừ

32
NHẬT KÝ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: Trần Anh Văn Mã sinh viên: 1914410229
Lớp: Anh 01 Khóa: 58 Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Minh Thuỷ
Tên cơ quan thực tập: Ngân hàng Á Châu – PGD Đền Lừ
Địa chỉ cơ quan thực tập: số 17, lô 7, KĐT Đền Lừ 2, Hoàng Mai, Hà Nội.

STT Thời Nội dung thực tập


gian
1 4/7 – - Làm quen với môi trường làm việc, quy trình và nguyên tắc hoạt
9/7 động của phòng quan hệ khách hàng. - Được đào tạo cơ bản về các
dịch vụ ngân hàng và cách tư vấn khách hàng.
2 10/7 – - Tham gia quan sát và hỗ trợ trong việc tiếp nhận yêu cầu, thắc mắc
16/7 từ khách hàng tại quầy giao dịch. - Học hỏi và thực hành các kỹ năng
giao tiếp và xử lý tình huống khi gặp khách hàng khó tính hoặc có
yêu cầu đặc biệt.
3 17/7 – - Tham gia vào việc tổ chức và thực hiện các sự kiện, chương trình
23/7 khuyến mãi dành cho khách hàng. - Được đào tạo về việc quản lý và
phân loại thông tin khách hàng, cách sử dụng hệ thống thông tin
khách hàng của ngân hàng.
4 24/7 – Thực hiện cuộc gọi đến khách hàng để thu thập phản hồi, tư vấn hoặc
30/7 giải đáp thắc mắc liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.
5 31/7 – - Tham gia thực hành việc xử lý khiếu nại, phản ánh của khách
6/8 hàng.- Tổng kết, đánh giá quá trình thực tập, nhận xét và góp ý từ
cấp trên và đồng nghiệp. Hoàn thiện báo cáo thực tập.

33

You might also like