Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 95

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA ĐIỆN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAPSTONE


NGÀNH:
KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN & TỰ ĐỘNG HÓA

ĐỀ TÀI CAPSTONE:

GIẢI PHÁP GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN


NĂNG LƯỢNG NHÀ MÁY
GVHD: TS. TRƯƠNG THỊ BÍCH THANH
CBHD: KS. HỒ VĂN PHƯỚC
SVTH: NGUYỄN ĐÔN VIỆT
TRẦN VĂN TIẾN
ĐOÀN NGỌC HOÀNG
Lớp: 18TDH1

Đà Nẵng, Tháng 01 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN
TÓM TẮT

Tên đề tài: Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Đôn Việt MSSV: 105180333 Lớp 18TDH1
Trần Văn Tiến MSSV: 105180322 Lớp 18TDH1
Đoàn Ngọc Hoàng MSSV: 105180288 Lớp 18TDH1

Năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất hiện nay. Năng
lượng có mặt trong mọi thứ xung quanh chúng ta. Đối với bất kỳ ngành sản xuất hay dịch
vụ nào, cũng như đối với bất kỳ hoạt động nào của cuộc sống thường ngày, năng lượng
đều luôn luôn nắm giữ vai trò chủ chốt. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả sẽ
góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế xã hội, giảm
phát thải khí nhà kính, …
Để đáp ứng những yêu cầu và giải quyết được những thách thức đặt ra về năng
lượng, giúp cho doanh nghiệp quản lý hiệu quả năng lượng sản xuất từ đó đưa ra các quyết
định nhanh chóng và chính xác để giảm tiêu thụ năng lượng, tăng hiệu quả kinh tế, nhóm
đã xây dựng và thiết kế “giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”.
Nhóm chúng tôi sử dụng đồng hồ Sentron 7KM PAC 3200 để thu thập dữ liệu và
giao tiếp với PLC S7 -1500 thông qua giao thức Modbus TCP/IP, sử dụng công cụ SQL để
lưu trữ và phân tích dữ liệu. Giao diện giám sát được thiết kế dựa trên phần mềm WinCC
Unified có thể điều khiển giám sát trong phạm vi nhà máy (Local) và ứng dụng IoT cùng
với ngôn ngữ lập trình Python để tạo ra giao diện người dùng đồ họa Graphical User
Interface (GUI) có thể giám sát từ xa thông qua mạng Internet (Remote). Hệ thống cung
cấp kịp thời các cảnh báo lỗi, xuất báo cáo tự động, điều khiển bật tắt CB, điều khiển tốc
độ động cơ theo mong muốn. Sau đó, nhóm tiến hành xây dựng sơ đồ đấu nối chi tiết và
mô phỏng thực nghiệm để thu được những kết quả mong muốn.
Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi được những thiếu sót
về kiến thức cũng như kinh nghiệm hạn chế. Nhóm chúng tôi xin cám ơn những ý kiến
đóng góp và sự giúp đỡ từ các quý thầy cô, các anh chị kỹ sư đã góp phần phát triển và
hoàn thiện đề tài.
PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA ĐIỆN

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TT Họ tên sinh viên Số thẻ SV Lớp Ngành


1 Nguyễn Đôn Việt 105180333 18TDH1 Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa
2 Trần Văn Tiến 105180322 18TDH1 Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa
3 Đoàn Ngọc Hoàng 105180288 18TDH1 Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa

1. Tên đề tài đồ án:


Giải pháp giám sát và điểu khiển năng lượng nhà máy
2. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
a. Phần chung:

TT Họ tên sinh viên Nội dung


1 Nguyễn Đôn Việt Viết báo cáo và thuyết minh.
2 Trần Văn Tiến Nghiên cứu các giải pháp về điều khiển giám sát năng
lượng
3 Đoàn Ngọc Hoàng

b. Phần riêng:
TT Họ tên sinh viên Nội dung
1 Nguyễn Đôn Việt Nghiên cứu và đề xuất sơ đồ đấu chi tiết các thiết bị
phần cứng của hệ thống
Nghiên cứu về các giải pháp điều khiển giám sát năng
lượng.
Nghiên cứu, lập trình truyền thông Modbus TCP/IP và
xây dựng thuật toán điều khiển, cảnh báo

2 Trần Văn Tiến Nghiên cứu lập trình xử lý tín hiệu và xây dựng
chương trình điều khiển bằng phần mềm Tia Portal
Thiết kế giao diện trên hệ thống SCADA: WinCC
Unified (Tia Portal)
Nghiên cứu, lập trình truyền thông PROFINET giữa
PLC với biến tần
Phân tích dữ liệu năng lượng nhà máy

3 Đoàn Ngọc Hoàng Thiết kế giải pháp IoT: cấu hình kết nối truyền thông,
lập trình xử lý tín hiệu và thiết kế giao diện điều khiển
giám sát năng lượng Graphical User Interface GUI
Xây dựng cơ sở dữ liệu năng lượng bằng phần mềm
SQL Server.

3. Các bản vẽ, đồ thị ( ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ ):
a. Phần chung:
TT Họ tên sinh viên Nội dung
1 Nguyễn Đôn Việt
2 Trần Văn Tiến
3 Đoàn Ngọc Hoàng

b. Phần riêng:
TT Họ tên sinh viên Nội dung
1 Nguyễn Đôn Việt Sơ đồ tổng quan, sơ đồ đấu nối thiết bị của hệ thống
Lưu đồ thuật toán cảnh báo và điều khiển cho hệ thống

2 Trần Văn Tiến Lưu đồ thuật toán tổng quan của hệ thống trên phần
mềm TIA Portal

3 Đoàn Ngọc Hoàng Lưu đồ thuật toán xử lý dữ liệu dựa trên phần mềm
Node-red, SQL Server
4. Họ tên người hướng dẫn: Phần/ Nội dung:
TS. Trương Thị Bích Thanh Hướng dẫn tư vấn giải pháp, lựa chọn công nghệ
cho dự án
Hướng dẫn làm thuyết trình báo cáo dự án
Theo dõi tiến độ của dự án
Triển khai nghiên cứu KHKT khoa Điện

KS. Hồ Văn Phước Nêu ra yêu cầu của dự án


Thỏa luận, tư vấn về giải pháp công nghệ
Theo dõi, đốc thúc tiến độ của dự án
Đánh giá sản phẩm của dự án

5. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 15/08/2022


6. Ngày hoàn thành đồ án: 31/12/2022

Đà Nẵng, ngày …… tháng…… năm 20…

Trưởng Bộ môn Người hướng dẫn

TS. Giáp Quang Huy TS. Trương Thị Bích Thanh KS. Hồ Văn Phước
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA DIỆN

PHIẾU KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ LÀM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


(Phiếu dành cho người hướng dẫn/sinh viên)

Họ tên sinh viên: Số thẻ SV:


Nguyễn Đôn Việt 105180333
Trần Văn Tiến 105180322
Đoàn Ngọc Hoàng 105180288

Tên đề tài ĐATN: Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy

Họ tên người HD1: TS.Trương Thị Bích Thanh Đơn vị: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHĐN

Họ tên người HD2: KS. Hồ Văn Phước Đơn vị: Công ty ESTEC – Đà Nẵng

Khối lượng GVHD


Tuần Ngày
Đã thực hiện (%) Tiếp tục thực hiện (%) ký tên

Gặp người hướng dẫn định


1 15/08/2022 Nhận đề tài
hướng đồ án

Nghiên cứu về các phương pháp Xác định và thống nhất các
2 25/08/2022 điều khiển giám sát năng lượng phần cứng sử dụng trong dự
trong nhà máy án

Xác định những yêu cầu và bài


3 01/09/2022
toán đặt ra của hệ thống

Duyệt lần 1: Đánh giá khối lượng công việc hoàn thành: ….. %
4 08/09/2022
Được tiếp tục làm ĐATN  Không tiếp tục thực hiện ĐATN 
Nghiên cứu về đồng hồ PAC
5 15/09/2022 3200, giao thức truyền thông
Modbus TCP/IP.

Xử lý thông qua Node-red và lưu Tiến hành chạy mô phỏng


6 22/09/2022 trữ dữ liệu trên SQL, gửi dữ liệu trên máy tính về quá trình
đi bằng Cloud. truyền, nhận dữ liệu

Hoàn thành chương trình và giao Tiến hành mô phỏng và


diện điều khiển giám sát trên hoàn thiện các công việc
WinCC Unified thiết kế chương trình điều
7 29/09/2022
khiển và giao diện giám sát
Báo cáo hoạt động của nhóm
với giảng viên hướng dẫn

Cấu hình cho đồng hồ Tham khảo ý kiến người


SENTRON PAC 3200, lựa chọn hướng dẫn từ đó tiến hành
8 13/10/2022 biến dòng phù hợp với phụ tải. đấu nối biến dòng, PAC3200
Cấu hình truyền thông Modbus với phụ tải.
TCP/IP giữa đồng hồ với PLC

Duyệt lần 2: Đánh giá khối lượng công việc hoàn thành: ….. %
9 20/10/2022
Được tiếp tục làm ĐATN  Không tiếp tục thực hiện ĐATN 

Xây dựng sơ đồ đấu nối chi tiết


10 27/10/2022 và tiến hành đấu nối các phần
cứng trên thiết bị thực.

Tiến hành test thử với thiết bị Đo đạc, xác định các thông
11 03/11/2022 thực số của phụ tải theo yêu cầu
của nhà máy

Xây dựng chương trình điều


11 10/11/2022 khiển thiết bị điện, biến tần để
tiết kiệm năng lượng
Tiến hành test thử trên mô hình Báo cáo hoạt động với giảng
mô phỏng thực nghiệm để đọc viên hướng dẫn
được chính xác kết quả và hiển Tiến hành quay video thực
thị lên màn hình điều khiển giám hiện
12 17/11/2022
sát, thiết lập được các thông số
cài đặt cho cảnh báo của hệ thống
Kiểm tra phần điều khiển thiết
bị, biến tần.

Xử lý dữ liệu trên SQL, thiết kế


13 24/11/2022 giao diện điều khiền giám sát từ
xa Graphical User Interface

Duyệt lần 3: Đánh giá khối lượng công việc hoàn thành: ….. %
14 01/12/2022
Được tiếp tục làm ĐATN  Không tiếp tục thực hiện ĐATN 

Tiến hành test, thực nghiệm toàn Báo cáo các kết quả đạt
bộ hệ thống được với giảng viên.
15 08/12/2022 Quay video mô phỏng thực
nghiệm trong quá trình thực
hiện

Tổng hợp tài liệu, hoàn thiện các


16 15/12/2022
phần trong báo cáo

17 22/12/2022 Chuẩn bị cho phần thuyết trình

Đà Nẵng, ngày tháng năm 20...


Trưởng Bộ môn Người hướng dẫn

TS. Giáp Quang Huy TS. Trương Thị Bích Thanh KS. Hồ Văn Phước
LỜI NÓI ĐẦU

Năng lượng là gì? Hiểu một cách đơn giản năng lượng là một tài nguyên thiên nhiên;
là một dạng vật chất được xuất phát chủ yếu từ hai nguồn là: năng lượng mặt trời và năng
lượng trong lòng đất. Trong vật lý, năng lượng được định nghĩa: Năng lượng là đại lượng
đặc trưng cho khả năng sinh công của vật; là thông số liên quan đến quá trình chuyển động
của vật chất, bao gồm cả từ trường và các hạt cơ bản.
Năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng đóng vai trò rất quan trọng.
Năng lượng có mặt trong mọi thứ xung quanh chúng ta và rất quan trọng trong các hoạt
động sống của con người. Đối với bất kỳ ngành sản xuất hay dịch vụ nào, cũng như đối
với bất kỳ hoạt động nào của cuộc sống thường ngày, năng lượng đều luôn luôn nắm giữ
vai trò chủ chốt. Năng lượng không tự nó tạo ra sản phẩm hay dịch vụ, nhưng nó chính là
cốt lõi của mọi hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ. Bởi thế mọi vấn đề xoay quanh năng
lượng đều cần được để ý và đầu tư đúng đắn.
Việc sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong
việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp thiết thực giúp cải thiện hiệu quả của
nền kinh tế, đồng thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm
phát thải khí nhà kính, đóng góp cho công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí
hậu toàn cầu. Một trong những bài toán khó, có ý nghĩa quan trọng là: Bài toán giám sát
năng lượng lại chưa nhận được sự chú ý xứng đáng.
Chính vì vậy, chúng em quyết định chọn đề tài “Giải pháp giám sát và điều khiển
năng lượng nhà máy”.

i
CAM KẾT
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm chúng tôi dưới sự hướng dẫn
của giảng viên hướng dẫn, kỹ sư của doanh nghiệp và có tham khảo một số tài liệu có dẫn
nguồn ở phần danh mục tham khảo. Các số liệu, kết quả nêu trong báo là trung thực và
không vi phạm bản quyền của bất kỳ công trình nào khác.

Nhóm sinh viên thực hiện


Nguyễn Đôn Việt
Trần Văn Tiến
Đoàn Ngọc Hoàng

ii
MỤC LỤC

TÓM TẮT........................................................................................................................... iv
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... i
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................................ x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT NĂNG LƯỢNG .................... 4
1.1. Tại sao phải giám sát năng lượng? ........................................................................... 4
1.2. Tổng quan về hệ thống giám sát năng lượng ........................................................... 5
1.3. Những yêu cầu cơ bản và bài toán đặt ra cho hệ thống giám sát và quản lý năng
lượng hiện nay ................................................................................................................. 6
1.3.1. Các thông số cơ bản của phụ tải trong quản lý năng lượng ..................................... 6
1.3.2. Ảnh hưởng của các thông số phụ tải đối với chất lượng điện năng ......................... 8
1.3.3. Yêu cầu và bài toán đặt ra cho hệ thống giám sát năng lượng cần thiết kế ............. 9
1.3.3.1. Chức năng đo đếm, thu thập và lưu trữ các thông số điện năng của phụ tải ....... 10
1.3.3.2. Chức năng hiển thị và giám sát của phần mềm: .................................................. 11
1.3.3.3. Chức năng lưu trữ và phân tích dữ liệu ............................................................... 11
1.3.3.4. Chức năng điều khiển .......................................................................................... 12
CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ....................... 13
2.1. Đề xuất giải pháp thực hiện .................................................................................... 13
2.2. Phương án thiết kế .................................................................................................. 15
2.2.1. Giải thích và phân tích các phương án thực hiện ................................................... 16
2.2.1.1. Sử dụng đồng hồ Sentron PAC3200 theo giao thức Modbus TCP/IP ................ 16
iii
2.2.1.2. Xây dựng giao diện điều khiển giám sát dựa trên phần mềm WinCC Unified ... 16
2.2.1.3. Xây dựng giao diện điều khiển giám sát từ xa GUI ............................................ 17
2.2.1.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng SQL Server ........................................................... 17
2.2.1.5. Lập trình Node-red .............................................................................................. 18
2.2.2. Lựa chọn thiết bị phần cứng và phần mềm ............................................................ 19
2.2.2.1. Thiết bị đo lường ................................................................................................. 19
a. Giới thiệu về đồng hồ SENTRON 7KM PAC3200 .............................................. 19
b. Cấu hình, cài đặt các thông số cho đồng hồ SENTRON 7KM PAC3200 ............ 22
c. Cảm biến dòng điện ............................................................................................... 23
d. Đấu nối các thiết bị đo lường ................................................................................ 23
2.2.2.2. Thiết bị chấp hành ............................................................................................... 23
a. Giới thiệu về biến tần SIMATIC G120 (CU250S-2PN) ....................................... 23
b. Cấu hình, cài đặt biến tần SIMATIC G120 (CU250S-2PN) ................................. 25
c. Thiết bị đóng, cắt ................................................................................................... 27
2.2.2.3. PLC 1512C – 1PN ............................................................................................... 28
2.2.2.4. Industrial Ethernet Switch ................................................................................... 29
2.2.2.5. Phần mềm TIA PORTAL .................................................................................... 30
2.2.2.6. Giao thức truyền thông ........................................................................................ 32
a. Modbus TCP/IP ..................................................................................................... 32
b. Cấu hình Modbus TCP/IP trên TIA Portal ............................................................ 33
c. PROFINET ............................................................................................................ 35
d. Cấu hình PROFINET giữa PLC với Biến tần G120 ............................................. 35
2.2.2.7. SQL (Structured Query Language)...................................................................... 37
2.2.2.8. Graphical User Interface - GUI ........................................................................... 38
2.2.2.9. Node-red .............................................................................................................. 39
2.2.3. Giới thiệu về bộ Demo Kit thực hiện đề tài ........................................................... 40
CHƯƠNG III: THUẬT TOÁN, CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ................................ 41
iv
3.1. Thuật toán điều khiển tổng quan của toàn hệ thống ............................................... 41
3.2. Thuật toán điều khiển trên phần mền TIA Portal ................................................... 42
3.2.1. Thuật toán cảnh báo Alarm .................................................................................... 42
3.2.2. Thuật toán điều khiển thiết bị tối ưu năng lượng ................................................... 43
3.3. Thuật toán xử lý dữ liệu ......................................................................................... 43
3.3.1. Xử lý dữ liệu dựa trên phần mềm lập trình TIA Portal .......................................... 43
3.3.2. Xử lý dữ liệu bằng Node-red .................................................................................. 45
3.3.2.1. Lưu đồ thuật toán ................................................................................................. 45
3.2.2.2. Lập trình trên phần mềm Node-red ...................................................................... 45
3.3.3. Xử lý, lưu trữ dữ liệu bằng SQL (Structured Query Language) ............................ 49
3.3.3.1. Sơ đồ xử lý, lưu trữ dữ liệu bằng SQL ................................................................ 49
3.3.3.2. Lập trình xử lý và lưu trữ dữ liệu trên phần mềm SQL Server ........................... 50
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT ............................... 54
4.1. Thiết kế giao diện điều khiển giám sát dựa trên phần mềm WinCC Unified ........ 54
4.2. Thiết kế giao diện điều khiển giám sát từ xa Graphical User Interface (GUI) ...... 58
CHƯƠNG V: KIỂM NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ................................................ 61
5.1. Báo cáo đánh giá kết quả và demo sản phẩm ............................................................. 61
5.2. Đánh giá và phân tích tiêu chí kiểm thử cho sản phẩm .............................................. 67
5.2.1. Phương pháp đánh giá ............................................................................................. 67
5.2.2. Tiêu chí kiểm thử ..................................................................................................... 68
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................................ 69
DANH MỤC THAM KHẢO .............................................................................................. 1
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 2

v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Quy trình giám sát năng lượng ............................................................................ 6

Hình 2. 1 Sơ đồ tổng quan của hệ thống ........................................................................... 13


Hình 2. 2 Sơ đồ chi tiết của giải pháp được đề xuất .......................................................... 15
Hình 2. 3 Đồng hồ Sentron 7KM PAC3200...................................................................... 19
Hình 2. 4 Kiểu đấu dây và đầu vào điện áp Hình 2. 5 Cài đặt tỉ lệ biến dòng .. 22
Hình 2. 6 Cấu hình địa chỉ IP và giao thức truyền thông .................................................. 22
Hình 2. 7 Loại kết nối 3P4W, với 3 cảm biến dòng và không có biến điện áp ................. 23
Hình 2. 8 Sử dụng biến tần trong nhà máy _ nguồn driveobsessed.com .......................... 24
Hình 2. 9 Biến tần SIMATIC G120 (CU250S-2PN) ........................................................ 25
Hình 2. 10 Các bước cài đặt thông số của biến tần ........................................................... 25
Hình 2. 11 PLC 1512C - 1PN ............................................................................................ 28
Hình 2. 12 Phần mền tích hợp TIA Portal ......................................................................... 30
Hình 2. 13 SIMATIC WinCC Unified System – Nguồn Siemens Support ..................... 31
Hình 2. 14 Cấu trúc của gói dữ liệu truyền theo chuẩn Modbus TCP/IP .......................... 32
Hình 2. 15 Modbus TCP/IP Communication .................................................................... 33
Hình 2. 16 Truyền thông dữ liệu theo giao thưc Modbus TCP/IP trên TIA Portal ........... 34
Hình 2. 17 Cấu hình Modbus TCP/IP trên TIA Portal ...................................................... 34
Hình 2. 18 Kết nối truyền thông PROFINET giữa PLC với Biến tần G120 ..................... 35
Hình 2. 19 Cấu hình địa chỉ IP cho biến tần ...................................................................... 36
Hình 2. 20 Cấu hình truyền/nhận dữ liệu của biến tần ...................................................... 36
Hình 2. 21 Cấu hình tham số cho động cơ ........................................................................ 37
Hình 2. 22 SQL Server (Structured Query Language _ Nguồn csveda ............................ 37
Hình 2. 23 Graphical User Interface (GUI) _Nguồn heavy.ai .......................................... 38
Hình 2. 24 Môi trường lập trình Node-Red ....................................................................... 39
Hình 2. 25 Sơ đồ kết nối hệ mô phỏng thực nghiệm ......................................................... 40

Hình 3. 1 Lưu đồ thuật toán tổng quan cho hệ thống ........................................................ 41


vi
Hình 3. 2 Lưu đồ thuật toán cảnh báo (Alarm) ................................................................ 42
Hình 3.3 Lưu đồ thuật toán điều khiển thiết bị.................................................................. 43
Hình 3. 4 Lưu đồ thuật toán tính điện năng tiêu thụ từng ca làm việc .............................. 44
Hình 3.6 Thuật toán xử lý dữ liệu bằng Node-red............................................................. 45
Hình 3. 7 Đưa địa chỉ trong các Data block về địa chỉ tuyệt đối....................................... 46
Hình 3. 8 Cấu hình địa chỉ IP, Rank, Slot,.. ...................................................................... 46
Hình 3. 9 Địa chỉ các biến lấy dữ liệu trên DB ................................................................. 47
Hình 3. 10 Cấu hình SQL Server....................................................................................... 47
Hình 3. 11 Tính toán và lưu dữ liệu về SQL ..................................................................... 48
Hình 3. 12 Lưu dữ liệu cảnh báo ....................................................................................... 48
Hình 3. 13 Shift.io Cloud................................................................................................... 48
Hình 3. 14 Tạo deply instances ......................................................................................... 49
Hình 3. 15 Sơ đồ xử lý và lưu trữ dữ liệu trên SQL Server .............................................. 50
Hình 3. 16 Tạo database .................................................................................................... 50
Hình 3. 17 Tạo Table lưu trữ dữ liệu ................................................................................. 51
Hình 3. 18 Dữ liệu trong bảng DATA_DAY .................................................................... 51
Hình 3. 19 Chương trình tự động tính toán ....................................................................... 51
Hình 3. 20 Jobs chạy chương trình khi đến lịch ................................................................ 52
Hình 3. 21 Cài đặt các mốc thời gian để chương trình chạy ............................................. 52
Hình 3. 22 Lấy dữ liệu từ DATA_DAY tự động tính toán và lưu vào DATA_MONTH 52

Hình 4. 1 Phần mềm thiết kế giao diện WinCC Unified tích hợp trên TIA Portal ........... 54
Hình 4. 2 Add SIMATIC WinCC Unified PC .................................................................. 55
Hình 4. 3 Create the tag table and the HMI creen ............................................................. 55
Hình 4. 4 Tạo, cấu hình, lập trình cho các toolbox để thiết kế giao diện điều khiển giám sá
........................................................................................................................................... 56
Hình 4. 5 Thiết lập biểu đồ cho có thông số năng lượng .................................................. 56
Hình 4. 6 Export Alarm ..................................................................................................... 57
Hình 4. 7 Màn hình Overview ........................................................................................... 57

vii
Hình 4. 8 Tạo giao diện trên Qt Design............................................................................. 58
Hình 4. 9 Gắn nhãn các biến hiển thị ................................................................................ 59
Hình 4. 10 Màn hình Overview của giao diện giám sát từ xa ........................................... 60

Hình 5. 1 Đấu nối thực tế trên bộ Demo Kit ..................................................................... 61


Hình 5. 2 Thông số đọc về từ đồng hồ đo tải 3 pha .......................................................... 62
Hình 5. 3 Giao diện điều khiển giám sát (Local) .............................................................. 62
Hình 5. 4 Giao diện điều khiển giám sát từ xa (Remote) .................................................. 63
Hình 5. 5 Báo cáo tổng hợp ............................................................................................... 64
Hình 5. 6 Gửi email báo cáo năng lượng cho người vận hành giám sát ........................... 64
Hình 5. 7 Cảnh báo khi có sự cố quá áp xảy ra ................................................................. 65
Hình 5. 9 Màn hình điều khiển thiết bị và điều khiển tốc động động cơ .......................... 65
Hình 5. 10 Điều khiển thiết bị trên màn hình giám sát ..................................................... 66
Hình 5. 11 Cơ sở dữ liệu về năng lượng xây dựng trên SQL ............................................ 67

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2. 1 Địa chỉ thanh ghi của đồng hồ .......................................................................... 20


Bảng 2. 2 Địa chỉ thanh ghi của đồng hồ .......................................................................... 21
Bảng 2. 3 Các thông số cài đặt để điều khiển động cơ ...................................................... 27
Bảng 2. 4 Thông số PLC 1512C-1PN ............................................................................... 29
Bảng 2. 5 Bảng thông số bộ chia mạng SCALANCE XB005 .......................................... 30

ix
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

PLC: Programmable Logic Controller


SCADA: Supervisory Control And Data Acquistion.
TCP: Transmission Control Protocol
IP: Internet Protocol
RTU: Remote Terminal Unit
CT: Current Transformer
TIA Portal: Totally Integrated Automation Portal
IoT: Internet of Things
SQL: Structured Query Language
GUI: Graphical User Interface
CB: Circuit Breaker

x
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề:


Năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất hiện nay. Năng
lượng có mặt trong mọi thứ xung quanh chúng ta. Đối với bất kỳ ngành sản xuất hay dịch
vụ nào, cũng như đối với bất kỳ hoạt động nào của cuộc sống thường ngày, năng lượng
đều luôn luôn nắm giữ vai trò chủ chốt. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả sẽ
góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế xã hội, giảm
phát thải khí nhà kính, …
Nâng cao chất lượng điện năng, tiết kiệm và giảm tổn thất năng lượng là vấn đề
được quan tâm hàng đầu của ngành Điện cũng như của các doanh nghiệp sử dụng điện.
Chất lượng điện năng được thể hiện qua các đại lượng như: điện áp, tần số, sóng hài, độ
nhấp nháy điện áp… Điều này không chỉ riêng nhà sản xuất thiết bị điện, ngành điện mà
người sử dụng điện cho sản xuất cũng rất cần một nguồn điện có chất lượng nhằm đảm bảo
cho nhà máy hoạt động ổn định, nâng cao tuổi thọ thiết bị và nâng cao chất lượng sản phẩm
đầu ra. Giám sát chất lượng điện năng để tối ưu trong việc vận hành sản xuất và tìm ra
được các nguyên nhân dẫn đến lỗi hệ thống sản xuất.
Trong quá trình phát triển kinh tế, nhiều nhà máy ra đời, nâng cao công suất sản
xuất. Việc sử dụng năng lượng như thế nào là hợp lý, tiết kiệm, tối ưu, ... đang đặt ra bài
toán khó cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Nhiều nhà máy chưa có phương pháp sử dụng
năng lượng tối ưu, kế hoạch sản xuất chưa hợp lý, quản lý năng lượng còn thủ công.
Cùng đồng hành với “Chương trình quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả giai đoạn 2019-2030”, các doanh nghiệp đang nổ lực tiết kiệm chi phí, xây dựng hệ
thống quản lý năng lượng tiên tiến.
Do vậy, nhóm tác giả đã xây dựng, thiết kế “Giải pháp giám sát và điều khiển năng
lượng điện nhà máy”.
Mục tiêu đề tài
Đề xuất, xây dựng và hoàn thiện một giải pháp mới trong việc điều khiển giám sát
năng lượng điện nhà máy. Điều khiển giám sát năng lượng điện trên nền tảng Web Server,
và giao diện điều khiển giám sát từ xa. Xây dựng chương trình cảnh báo lỗi về các thông
số điện năng như quá/thấp áp, quá dòng, cosphi thấp, … Xuất báo cáo và phân tích các
thông số điện năng, các cảnh báo lỗi, …

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 1
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về giải pháp điều khiển giám sát năng lượng nhà
máy, ... Tập trung nghiên cứu các cách truyền thông nhận dữ liệu và điều khiển đối tượng;
các công nghệ điều khiển giám sát trong phạm vi nhà máy và từ xa.
Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng giải pháp điều khiển giám sát các thông số về điện
năng, tiêu thụ điện năng trong phạm vi nhà máy. Tập trung về xử lý dữ liệu năng lượng
điện năng; xây dựng chương trình cảnh báo những bất thường có thể xảy ra, xuất báo cáo
theo mẫu của nhà máy về các thông số điện năng cũng như báo cáo phân tích các thông số
và chất lượng điện năng phục vụ cho quá trình đánh giá và cải tiến kỹ thuật.

Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu
thực nghiệm, xây dựng và phân tích giải pháp đi từ tổng quan đến cụ thể chi tiết các phần
và có sự tham khảo từ những nguồn tài liệu uy tín.
Nghiên cứu lý thuyết:
 Nghiên cứu thực trạng sử dụng điện trong sản xuất của các doanh nghiệp
hiện nay và quy trình thực hiện thu thập thông số năng lượng khi chưa sử
dụng giải pháp nào.
 Nghiên cứu về các thiết bị sử dụng cho giải pháp
 Nghiên cứu các giao thức truyền thông sử dụng trong hệ thống giám sát năng
lượng.
 Nghiên cứu về việc ứng dụng IoT trong việc điều khiển giám sát năng lượng
từ xa.

Nghiên cứu thực nghiệm:


 Nghiên cứu về các phương pháp giám sát năng lượng đã được áp dụng ở thực
tế nhà máy.
 Chạy thử, kiểm nghiệm các kết quả đạt được trên bộ KIT mô phỏng thực
nghiệm bằng việc giám sát năng lượng tiêu thụ tải là động cơ 3 pha và điều
khiển tốc độ tải thông qua biến tần.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 2
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Kế hoạch nghiên cứu


Để hoàn thiện giải pháp đặt ra, nhóm chúng tôi chia làm 4 giai đoạn nghiên cứu:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý thuyết các phương pháp giám sát năng lượng điện hiện
nay. Nghiên cứu xây dựng mới giải pháp hoặc cải tiến các giải pháp đang có hiện nay.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu về các thiết bị phần cứng và phần mềm sử dụng trong giải
pháp. Nghiên cứu về truyền thông Modbus TCP/IP giữa PLC và thiết bị đo lường; truyền
thông PROFINET giữa PLC với Biến tần.
Giai đoạn 3: Xây dựng thuật toán, lập trình theo các yêu cầu kĩ thuật đã đề ra.
Giai đoạn 4: Hoàn thiện các yêu cầu kĩ thuật của giải pháp. Tiến hành chạy thử,
kiểm nghiệm các kết quả đạt được. Hoàn thiện báo cáo, luận văn, bảo vệ đề tài trước Hội
đồng phản biện.

Nội dung đề tài


Nhóm chúng tôi sử dụng đồng hồ Sentron 7KM PAC 3200 để thu thập dữ liệu và
giao tiếp với PLC S7 -1500 thông qua giao thức Modbus TCP/IP, sử dụng công cụ SQL để
lưu trữ và phân tích dữ liệu. Giao diện giám sát được thiết kế dựa trên phần mềm WinCC
Unified có thể điều khiển giám sát trong phạm vi nhà máy (Local) và ứng dụng IoT cùng
với ngôn ngữ lập trình Python để tạo ra giao diện người dùng đồ họa Graphical User
Interface (GUI) có thể giám sát từ xa thông qua mạng Internet (Remote). Hệ thống cung
cấp kịp thời các cảnh báo lỗi, xuất/phân tích báo cáo tự động, điều khiển bật tắt CB, điều
khiển tốc độ động cơ theo mong muốn. Sau đó, nhóm tiến hành xây dựng sơ đồ đấu nối
chi tiết và mô phỏng thực nghiệm để thu được những kết quả mong muốn.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 3
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT


NĂNG LƯỢNG

Nâng cao chất lượng điện năng, tiết kiệm và giảm tổn thất năng lượng là vấn đề
được quan tâm hàng đầu của ngành Điện cũng như của các doanh nghiệp sử dụng điện.
Chất lượng điện năng được thể hiện qua các đại lượng như: điện áp, tần số, sóng hài, độ
nhấp nháy điện áp… Điều này không chỉ riêng nhà sản xuất thiết bị điện, ngành điện mà
người sử dụng điện cho sản xuất cũng rất cần một nguồn điện có chất lượng nhằm đảm bảo
cho nhà máy hoạt động ổn định, nâng cao tuổi thọ thiết bị và nâng cao chất lượng sản phẩm
đầu ra.
1.1. Tại sao phải giám sát năng lượng?
Năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng nền kinh tế, là đầu vào
quan trọng của rất nhiều ngành sản xuất và một trong những mặt hàng thiết yếu của các
doanh nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng phát triển khiến nhu cầu
sử dụng năng lượng tăng vọt. Ngoài ra, hiện tượng nóng lên toàn cầu làm giá trị năng lượng
tiêu thụ ngày càng tăng và phát thải CO2 ra môi trường trong quá trình tiêu thụ điện. Chất
lượng điện năng cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm và cần phải giám sát để tối
ưu trong việc vận hành sản xuất và tìm ra được các nguyên nhân dẫn đến lỗi hệ thống sản
xuất. Trước tình hình như vậy, đòi hỏi mỗi cơ sở sản xuất, mỗi nhà máy dây chuyền hoạt
động đều cần có giải pháp riêng nhằm quản lý nguồn năng lượng tiêu thụ, quản lý chất
lượng điện năng của nhà cung cấp và đưa ra những phương án sản xuất phù hợp cho từng
doanh nghiệp.
Cùng với đó là sức ép liên tục gia tăng cho các cơ quan, xí nghiệp về việc cắt giảm
giá thành trong sản xuất để tăng tính canh tranh hàng hóa trên thị trường và giảm chi phí
phải chi trả cho năng lượng đến mức tối ưu nhất. Ngoài việc tuyên truyền và chia sẻ giúp
nhận thức về việc sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn chống lãng phí thì chúng ta cần
phải có một hệ thống giám sát và kiểm soát thực tế giúp ta quản lý, tính toán, sử dụng có
kế hoạch và hiệu quả.
Hiện nay, một số các doanh nghiệp sản xuất vẫn chưa có hệ thống tự động giám sát
chất lượng điện năng và năng lượng sử dụng của nhà máy. Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn
giám sát số liệu thủ công nên gặp không ít hạn chế như: không biết được hiện trạng chi tiết

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 4
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

sử dụng năng lượng của hệ thống; không tin cậy, không liên tục, không kịp thời khi các số
liệu được ghi lại bằng phương pháp thủ công (công nhân quan sát ghi lại) hoặc phải truy
cập vào tài khoản do điện lực cung cấp; không đưa ra cảnh báo kịp thời khi có sự cố khẩn
cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng, … Việc giám sát năng lượng điện năng nhằm đảm bảo
tính an toàn, ổn định cũng như tránh những thiệt hại không đáng có.
Nhóm sinh viên chúng tôi sẽ xây dựng giải pháp để đáp ứng các yêu cầu và giải
quyết được những thách thức đặt ra, giúp cho doanh nghiệp quản lí hiệu quả năng lượng
sản xuất từ đó đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác để giảm tiêu thụ năng lượng,
tăng hiệu quả kinh tế.

1.2. Tổng quan về hệ thống giám sát năng lượng


Hệ thống giám sát năng lượng được hiểu là hệ thống thực hiện thu thập dữ liệu phục
vụ cho việc giám sát, quản lý, phân tích để đưa ra hướng sử dụng năng lượng hợp lí cho
từng hệ thống, từ đó nâng cao năng suất làm việc của nhà máy.
Mục đích chính là giúp kiểm soát và tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp, trung tâm thương mại, …
Khi nói đến khía cạnh tiết kiệm năng lượng, giám sát năng lượng là quá trình giám
sát, điều khiển và bảo tồn năng lượng trong một tòa nhà hoặc một tổ chức. Thông thường
quy trình này bao gồm những bước sau:
 Đo lường năng lượng tiêu thụ và thu thập dữ liệu.
 Phân tích, tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm năng lượng:
o Tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm năng lượng và ước lượng bao nhiêu
năng lượng mỗi giải pháp đó có thể giúp tiết kiệm.
o Phân tích các dữ liệu trên đồng hồ để tìm ra và đo lường các giai đoạn
lãng phí năng lượng và bạn cũng có thể nghiên cứu tiết kiệm năng lượng
bằng cách điều khiển linh hoạt các thiết bị.
 Thực hiện lên mục tiêu các giải pháp tiết kiệm năng lượng
o Thay đổi sự phân bổ thời gian làm việc của máy, …
o Giải quyết các lãng thí thông thường, thay thế hoặc nâng cấp các thiết bị
chưa hiệu quả, ….
o Thông thường, chúng ta sẽ bắt đầu với các phải pháp tốt nhất trước.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 5
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

 Đánh giá kết quả đạt được bằng cách: theo dõi và phân tích dữ liệu đo đếm để
đánh giá hiệu quả tiết kiệm năng lượng.

Hình 1. 1 Quy trình giám sát năng lượng

Hiện nay, ứng dụng hệ thống quản lý năng lượng vào quá trình sản xuất nhà máy
đang là xu hướng phát triển của tương lai, khi mà nguồn năng lượng là dạng nguồn vào vô
hình, góp phần không nhỏ trong việc phát triển năng suất nay đã được giám sát, quản lý
một cách chặt chẽ sẽ giúp cho mọi doanh nghiệp phát triển cạnh tranh hơn trên thị trường.

1.3. Những yêu cầu cơ bản và bài toán đặt ra cho hệ thống giám sát và quản lý
năng lượng hiện nay
1.3.1. Các thông số cơ bản của phụ tải trong quản lý năng lượng
Mỗi phụ tải có các đặc trưng riêng và các chỉ tiêu xác định điều kiện làm việc của
mình mà khi cung cấp điện cần phải được thoả mãn hoặc chú ý tới.
Một số thông số cơ bản của phụ tải:
 Dòng điện định mức (hay còn gọi là cường độ dòng điện định mức) là đại lượng
cường độ giúp cho hoạt động và công suất của thiết bị hoạt động với tần suất cao
nhất. Đây cũng là đại lượng giới hạn cho phép của dòng điện. Cách tính dòng điện
định mức như sau: I = P/ (√3 x U x cosphi x hiệu suất).

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 6
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Trong đó:
 I là dòng điện định mức của dây dẫn (A)
 P là công suất điện (W)
 U là điện áp (380 V)
 Điện áp định mức: Udm của phụ tải phải phù hợp với điện áp của mạng
điện. Trong xí nghiệp có nhiều thiết bị khác nhau nên cũng có nhiều cấp điện áp
định mức của lưới điện
o Điện áp một pha: 12V; 36V sử dụng cho mạng chiếu sáng cục bộ hoặc các
nơi nguy hiểm
o Điện áp ba pha: 127/220; 220/380; 380/660V cung cấp cho phần lớn các thiết
bị của xí nghiệp (cấp 220/380V là cấp điện áp được dùng rộng rãi nhất).
 Công suất định mức: là thông số đặc trưng chính của phụ tải điện,
thường được ghi trên nhãn của máy hoặc cho trong lý lịch máy. Đối với động cơ,
công suất định mức là công suất định mức đầu ra trên trục của động cơ, công suất
điện đưa ra. Pđ =Pđm/ηđm. Thường ηđm = 0,8 ÷ 0,85; trường hợp động cơ nhỏ có thể
xem Pđ = Pđm
 Công suất tiêu thụ: là đại lượng đặc trưng của tốc độ tiêu thụ điện năng trên mạch
điện. Công suất tiêu thụ của toàn đoạn mạch được tính bằng trị số của điện năng
tiêu thụ trên thời gian nhất định hoặc bằng tích hiệu điện thế và cường độ dòng điện
đi qua thiết bị. Công suất tiêu thụ được kí hiệu là P = A/t = U.I (W).
 Hệ số công suất là một đại lượng vật lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong mạch
điện xoay chiều. Hệ số công suất cos phi thể hiện tỉ lệ giữa công suất tác dụng (có
ích, hữu công, kW) và công suất biểu kiến (KVA) nó cũng gián tiếp cho thấy tỉ lệ
công suất phản kháng (vô ích, vô công (kVar)).
o Trong mạch điện trở thuần, hệ số công suất là 1 do dòng điện và điện áp thay
đổi cực theo từng bước. Năng lượng điện truyền theo một hướng duy nhất
trên mạch trong mỗi chu kỳ.
o Trong mạch điện dung thuần túy, hệ số công suất bằng 0 do dòng điện và
điện áp lệch pha nhau một góc 90 °, trong đó dòng điện sớm và điện áp trễ.
o Trong mạch cảm ứng thuần túy, hệ số công suất bằng 0 do dòng điện và điện
áp lệch pha nhau một góc 90 °, trong điện áp sớm và dòng điện trễ.
 Tần số: Do quy trình công nghệ và sự đa dạng của thiết bị trong xí nghiệp nên chúng
sử dụng dòng điện với tần số rất khác nhau từ f = 0 Hz (thiết bị một chiều) đến các

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 7
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

thiết bị có tần số hàng triệu Hz (thiết bị cao tần). Tuy nhiên chúng vẫn chỉ được
cung cấp điện từ lưới điện có tần số định mức 50 hoặc 60 Hz thông qua các máy
biến tần.

1.3.2. Ảnh hưởng của các thông số phụ tải đối với chất lượng điện năng
 Dòng điện
Dòng điện ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của thiết bị. Dòng điện cao bất thường
sẽ gây hại cho các thiết bị máy móc, ảnh hưởng đến cách điện đường dây. Vì vậy cần phải
đảm bảo duy trì dòng điện làm việc ổn định với từng loại thiết bị, phải hạn chế và ngăn
chặn kịp thời sự cố nghiêm trọng có thể xảy ra.
Giám sát dòng điện giúp phát hiện trường hợp dòng điện vượt quá dòng định mức
của thiết bị, từ đó gửi cảnh báo để người vận hành có biện pháp xử lý với từng trường hợp.
 Điện áp
Theo quy định tại Điều 15 (Chất lượng điện năng) Nghị định 137/2013/NĐ-CP, Bộ
công thương nêu rõ, điện áp phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: Trong điều kiện bình thường,
độ lệch điện áp cho phép trong khoảng ± 5% so với điện áp danh định của lưới điện và
được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận.
Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố, độ lệch điện áp cho phép từ +5% đến -10%;
Tất cả các thiết bị động cơ đều có một dải hoạt động điện áp. Nếu điện áp cung cấp
dưới dải điện áp hoạt động, thiết bị sẽ không chạy hết công suất, khi chạy gây ra tiếng ồn
và tiêu tốn nhiều điện hơn để chạy hệ thống, nếu để lâu có thể dẫn đến cháy động cơ. Ngược
lại, khi khởi động nếu điện áp cao quá mức cho phép cũng có thể làm hỏng hệ thống. Do
đó giám sát điện áp giúp xác định được tại các thời điểm điện áp đặt vào thiết bị có đang
nằm trong dải cho phép không, từ đó bảo vệ thiết bị để hoạt động lâu dài. Các sự cố quá
áp, thấp điện áp có thể gây hại cho các thiết bị, máy móc, ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ
của thiết bị, ngoài ra còn làm gây nguy hiểm cho người lao động.
Mất cân bằng điện áp (Voltage Imbalance) là hiện tượng xảy ra khi các pha bị lệch
pha. Do trong hệ thống điện ba pha thường dùng cả tải một pha và nếu phân chia các pha
không đồng đều dẫn đến các pha còn lại bị chênh lệch ít hoặc nhiều tải hơn. Dẫn tới các
pha không còn lêch nhau một góc 1200 như ban đầu. Chênh lệch này sẽ dẫn đến các Motor
chạy với nhiệt độ cao hơn so với định mức. Với việc nhiệt độ càng tăng, sẽ ảnh hưởng tới
lớp cách điện và những hệ thống có liên quan khác.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 8
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

 Công suất tiêu thụ


Thông thường công suất vận hành khác với công suất thực tế do nhiều yếu tố khác
nhau và là một hàm theo thời gian. Nhưng cần phải xác định phụ tải điện cho việc tính toán
cung cấp điện. Công suất tính toán được gọi Ptt.
Nếu Ptt < Pthực tế: thiết bị mau giảm tuổi thọ, có thể cháy nổ.
Nếu Ptt > Pthực tế: lãng phí vốn đầu tư.
 Hệ số công suất cos 
Theo thông tư của Bộ công thương số 15/2014/TT-BCT quy định mua, bán công
suất phản kháng nêu rõ: Bên mua điện có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp
riêng, nhưng có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện từ 40 kW
trở lên và có hệ số công suất cosφ < 0,9 phải mua công suất phản kháng.
Hệ số công suất cosφ dùng để xác định việc mua công suất phản kháng của bên mua
điện được tính trên cơ sở số liệu đo đếm được tại công tơ đo đếm điện năng trong một chu
Ap2
kỳ ghi chỉ số công tơ theo công thức sau: cos  
Ap2  Aq2

Ap: Điện năng tác dụng trong chu kỳ ghi chỉ số công tơ (kWh);
Aq: Điện năng phản kháng nhận về trong chu kỳ ghi chỉ số công tơ là lượng công
suất phản kháng tiêu thụ bởi các thiết bị điện trong khoảng thời gian giữa hai lần ghi chỉ
số công tơ (kVArh).
 Tần số:
Trong điều kiện bình thường, độ lệch tần số hệ thống điện cho phép trong phạm vi
± 0,2Hz so với tần số danh định là 50Hz. Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố đơn lẻ,
độ lệch tần số cho phép là ± 0,5Hz.

1.3.3. Yêu cầu và bài toán đặt ra cho hệ thống giám sát năng lượng cần thiết kế
Bất kể hệ thống nào cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo hệ thống
hoạt động ổn định, dễ thao tác, và tính tối ưu. Hệ thống giám sát và quản lí năng lượng
cũng đặt ra những yêu cầu và mục tiêu cần phải đạt được. Một số chức năng của hệ thống
giám sát, quản lý năng lượng cần phải có đó là:
 Thu thập, lưu trữ, theo dõi, hiển thị và đánh giá tất cả các dữ liệu liên quan đến
năng lượng.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 9
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

 Giám sát chất lượng điện năng: hiển thị các đại lượng điện cùng với thông số
theo yêu cầu, giám sát theo thời gian thực hoặc có thể theo dõi lịch sử các sự
kiện quan trọng.
 Cảnh báo, kiểm soát chặt chẽ và phát hiện sớm các nguồn năng lượng bị sử
dụng lãng phí.
 Cung cấp các báo cáo theo mẫu để phân tích dữ liệu. Tự động cảnh báo và gửi
dữ liệu cảnh báo tới email/SMS và báo động cho người sử dụng.
 Giao diện giám sát thân thiện với người dùng, dễ tiếp cận, dễ thao tác, đồng
thời đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống.
 Theo dõi tình trạng hiện tại của các thiết bị đo, thiết bị đóng cắt và các thiết bị
khác.
 Cung cấp khả năng mở rộng hệ thống với các thiết bị mới trong tương lai với
phần mềm hiện tại.
Trên cơ sở các yêu cầu và mục tiêu nêu trên, nhóm dự án đã tiến hành phân tích, đề
xuất các mục tiêu và chức năng dự kiến cần phải đạt được như sau:

1.3.3.1. Chức năng đo đếm, thu thập và lưu trữ các thông số điện năng của phụ tải
Đồng hồ đo đếm các thông số điện năng cơ bản và đặc trưng của phụ tải như các
thông số về:
o Điện áp [V]: Điện áp dây, điện áp pha
o Dòng điện [A]
o Công suất tiêu thụ [kW]
o Điện năng tiêu thụ [kWh]
o Hệ số công suất
o Tần số [Hz]
Có thể nhận thấy, khi có càng nhiều dữ liệu, dữ liệu càng chi tiết, càng trực quan thì
sẽ giúp ích cho chúng ta càng nhiều. Việc thu thập dữ liệu năng lượng được tự động hóa
với sự tích hợp các hệ thống đo lường sẽ tự động đo lường và lưu trữ dữ liệu thường xuyên
theo từng khoảng thời gian. Điều này sẽ giúp thu thập và thống kê dữ liệu năng lượng tiêu
thụ chi tiết theo khoảng thời gian giúp xem xét thời điểm nào năng lượng bị lãng phí mà
các phương thức khác không thể làm được.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 10
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Ngoài ra, việc giám sát được từng thông số giúp cho người vận hành có thêm nhiều
đánh giá phục vụ cho việc vận hành có hiệu quả. Đồng thời, điều đó còn giúp cho việc điều
khiển, đóng, cắt các thiết bị nhanh chóng và kịp thời các tình huống sự cố.

1.3.3.2. Chức năng hiển thị và giám sát của phần mềm:
Với chức năng hiển thị và giám sát cho phép hiển thị các thông số về năng lượng
quan trọng theo yêu cầu.
Cung cấp các biểu đồ theo thời gian thực thể hiện các thông số một cách trực quan
giúp cho người vận hành dễ dàng phân tích.
Theo dõi hoạt động của hệ thống cũng như tình trạng hiện tại của các thiết bị đo,
thiết bị đóng cắt và các thiết bị khác.
Cung cấp nền tảng web, giúp cho người giám sát có thể truy cập từ xa từ các phòng
ban khác trong hệ thống nhà máy. Tất cả các tính năng trên chỉ được truy cập thông qua
mật khẩu được xác lập từ trước, tăng tính bảo mật và an toàn cho hệ thống.
Đưa ra cảnh báo chính xác và nhanh chóng các sự cố, có sự kiện quan trọng của hệ
thống để có giải pháp kịp thời để khắc phục sự cố.

1.3.3.3. Chức năng lưu trữ và phân tích dữ liệu


Hệ thống cho phép lưu trữ dữ liệu để từ đó trích xuất dữ liệu, phục vụ cho quá trình
giám sát và phân tích dữ liệu.
Giám sát và trích xuất các cảnh báo của hệ thống trên màn hình HMI hoặc trên nền
tảng Web.
Dựa vào các thông số đọc về có thể xây dựng báo cáo tổng quan dựa trên các biểu
mẫu có sẵn để đánh giá:
 Tổng lượng điện tiêu thụ trong các ca (1,2,3) và trong 1 ngày.
 Điện năng tiêu thụ ở các giờ cao điểm
 Hiển thị tải tiêu thụ lớn nhất trong ca, ngày
 So sánh tương quan điện năng tiêu thụ các ngày trong tuần, các tuần trong tháng,
các tháng trong năm, …
 Các bất thường của hệ thống.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 11
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Thông tin tổng hợp về sự tính toán và KPI; các thống kê về năng lượng chi tiết có
thể xuất sang định dạng EXCEL, PDF hoặc CSV.
Xuất và gửi email định kỳ các báo cáo năng lượng hàng ngày, tuần, tháng, khoảng
thời gian. Xuất biểu đồ lịch sử thay đổi thông số năng lượng (excel, CSV, ...)

1.3.3.4. Chức năng điều khiển


Người vận hành có thể điều khiển các thiết bị đóng cắt khi cần thiết thông qua màn
hình giám sát. Ngoài ra, hệ thống cho phép điều khiển tần số (tốc độ) cho một số thiết bị
như quạt thông gió, …

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 12
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG ÁN


THIẾT KẾ

2.1. Đề xuất giải pháp thực hiện


Dựa theo những yêu cầu và bài toán đặt ra cho hệ thống giám sát năng lượng nhà
máy (mục 1.3.3.), nhóm đã đề xuất và xây dựng ý tưởng tổng quan của hệ thống điều khiển
giám sát năng lượng nhà máy như Hình 2.1.

Hình 2. 1 Sơ đồ tổng quan của hệ thống

Sử dụng các loại đồng hồ của Siemens như Sentron PAC để tiến hành thu thập các
loại dữ liệu cần thiết theo yêu cầu. Các tín hiệu thu được sẽ được truyền thông theo giao
thức MODBUS TCP/IP để đưa vào PLC để lưu trữ và xử lý bằng chương trình điều khiển.
Các tín hiệu sau đó sẽ được hiển thị một cách trực quan trên hệ thống SCADA. Đồng thời
dữ liệu cũng được truyền đi từ PLC đưa lên nền tảng đám mây để giám sát thông qua mạng
Internet và cổng truyền thông công nghiệp.
Sau khi xây dựng sơ đồ tổng quan ta sẽ đi vào chi tiết các giải pháp thực hiện trong
hệ thống:
 Khâu đo lường
Chúng ta tiến hành thu thập các tín hiệu điện như U, I, cosphi, P, S, … Đây là khâu
đóng vai trò quan trọng nên đòi hỏi độ chính xác cao, hạn chế tối thiểu các sai số để đảm

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 13
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

báo tính chính xác, an toàn cho hệ thống. Ở dự án này chúng tôi sử dụng đồng hồ đo điện
năng của Siemens (Sentron PAC 3200) để thu thập có thông số cần thiết cho dự án.
 Khâu thu thập dữ liệu
Dữ liệu từ đồng hồ sẽ được gửi vào PLC để lưu trữ trong các khối Data Block (DBx),
dữ liệu được truyền thông qua giao thức truyền thông Modbus TCP/IP.
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý thông qua các chương trình con được lập
trình để tính toán và xử lý đáp ứng theo những yêu cầu đã đặt ra. Dữ liệu sau đó sẽ được
lưu trữ lại tại một khối Data Block mới để thuận tiện cho việc đưa lên màn hình giám sát
và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu (Database).
 Khâu hiển thị và giám sát thông tin dữ liệu
Dữ liệu sau khi được xử lý sẽ được hiển thị lên giao diện màn hình giám sát thuận
tiện cho việc vận hành, giám sát hệ thống. Hiển thị thông tin dữ liệu qua các con số và đồ
thị giúp cho mọi người có thể dễ dàng đọc và hiểu rõ thông tin.
 Khâu lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu
Sau khi hoàn tất việc hiển thị dữ liệu lên màn hình giám sát thì yêu cầu đưa ra của
bài toán là phải giám sát được dữ liệu từ xa. Giải pháp đưa ra là lưu trữ tại cơ sở dữ liệu tại
máy tính Server và hiển thị các thông tin sau khi qua khâu xử lý tín hiệu tinh để có thể
giám sát trực tuyến từ xa thông qua mạng Internet bằng cách ứng dụng IoT, hiển thị giám
sát trên GUI tại 1 máy tính từ xa.
Dữ liệu thô sẽ được xử lý và phân tích theo các thông tin yêu cầu: Sử dụng chương
trình để phân tích, tính toán dữ liệu điện năng tiêu thụ của các ca trong ngày, giờ cao điểm;
Dùng Excel, PDF để phân tích dữ liệu tự động phục vụ cho quá trình xuất báo cáo, …
 Khâu thiết kế giao diện Graphical User Interface
Thiết kế giao diện tương tác với người dùng trên nền tảng của Python, giúp cho việc
giám sát từ xa thông qua mạng Internet.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 14
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

2.2. Phương án thiết kế


Ở đề tài này, chúng tôi lựa chọn sử dụng PLC 1512C-1PN (Siemens) làm thiết bị
xử lý trung tâm, PLC sẽ thu thập dữ liệu từ đồng hồ Sentron PAC3200 thông qua giao thức
Modbus TCP/IP, xử lý dữ liệu truyền đến giao diện giám sát thông qua phần mềm WinCC
Unified đồng thời truyền dữ liệu đến máy tính Server để xử lý dữ liệu bằng SQL và lưu trữ
tại cơ sở dữ liệu của nhà máy. Ngoài ra, thiết bị xử lý trung tâm có nhiệm vụ điều khiển
bật tắt thiết bị, truyền thông với biến tần thông qua giao thức Profinet để điều chỉnh tốc độ
động cơ.

Hình 2. 2 Sơ đồ chi tiết của giải pháp được đề xuất

Để mô phỏng hệ thống giải pháp điều khiển giám sát năng lượng nhà máy, chúng
tôi xây dựng sơ đồ cấu trúc cho giải pháp như Hình 2.2. Trên thực tế, hệ thống thu thập dữ
liệu gồm nhiều đồng hồ để thu thập thông số của các trạm, các khu vực khác nhau. Để giải
quyết bài toán phân tích và quản lý dữ liệu, chúng tôi giả sử dữ liệu được thu thập từ nhà
máy với 3 khu vực tiêu thụ điện. Trong mô hình mô phỏng thực nghiệm, hệ thống trên sử
dụng 1 đồng hồ và 1 tải để thực hiện mô phỏng thực tế cho toàn bộ hệ thống.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 15
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

2.2.1. Giải thích và phân tích các phương án thực hiện


2.2.1.1. Sử dụng đồng hồ Sentron PAC3200 theo giao thức Modbus TCP/IP
Để truyền thông dữ liệu giữa đồng hồ và PLC nhóm đã lựa chọn sử dụng chuẩn
truyền thông Modbus TCP/IP. Đồng thời theo thực tế nhà máy, tải sử dụng là tải 3 pha vì
vậy cần phải sử dụng đồng hồ đo được 3 pha tín hiệu. Cùng với đó đồng hồ phải đo được
các thông số theo yêu cầu mà bài toán đã đặt ra. Vì vậy nhóm quyết định lựa chọn đồng hồ
Sentron 7KM PAC 3200 để thực hiện dự án này.

2.2.1.2. Xây dựng giao diện điều khiển giám sát dựa trên phần mềm WinCC Unified
WinCC (TIA Portal) là phần mềm cấu hình và thiết kế giao diện từ màn hình điều
khiển HMI cho đến hệ thống SCADA chạy trên máy tính PC. Dựa trên phạm vi cấu hình
và thiết kế, WinCC (TIA Portal) được chia làm 4 phiên bản khác nhau:
WinCC Basic: dùng để thiết kế các màn hình HMI dòng Basic Panel. Phiên bản này
khi các bạn cài đặt bất kỳ phiên bản TIA Portal nào cũng đều có đính kèm theo.
WinCC Comfort: dùng để lập trình tất cả các dòng màn hình điều khiển HMI từ
Basic Panel cho đến Comfort Panel và Mobile Panel. Nói cách khác, với phiên bản này thì
bất cứ màn hình điều khiển HMI nào của Siemens cũng đều có thể lập trình được hết.
WinCC Advanced: được dùng để lập trình tất cả màn hình điều khiển HMI và có thể
lập trình cho các dòng máy tích công nghiệp IPC của Siemens.
WinCC Professional: được dùng để lập trình tất cả màn hình điều khiển HMI và
SCADA chạy trên máy tính PC.
WinCC Unified là phần mềm hỗ trợ bạn thiết kế HMI, SCADA hoặc từ PLC S7
giao diện điều khiển giám sát qua Web linh hoạt, dễ dàng và rất thân thiện. WinCC Unified
là một package riêng trong gói TIAPortal V16, V17, nó hoàn toàn mới mẻ và khác biệt với
WinCC Advanced, WinCC Pro….
Platform:
 Tích hợp với CPU S7 1500 là “Views of things”,
 Với HMI là các dòng HMI mới Series “SIMATIC HMI Unified Comfort
Panel”,
 Với máy tính PC runtime (runtime trên PC là Webbrowser),
 Và thiết bị tích hợp Industrial Edge của Siemens có support.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 16
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

License: có license cho ES (thiết kế), Runtime (chạy local máy tính) và client (cấu
hình số lượng client kết nối tới)
Phát triển trên nền tảng Web với HTML5, SVG và JavaScript, dễ dàng kết nối với
hệ thống hay môi trường IT khác
Phần mềm WinCC Unified có nhiều nâng cấp và một số tính năng mới được
Siemens xây dựng. Do đó nhóm chọn phần mềm WinCC Unified làm phần mềm thiết kế
cho giao diện điều khiển giám sát.

2.2.1.3. Xây dựng giao diện điều khiển giám sát từ xa GUI
Có nhiều phương án để hiển thị dữ liệu, giám sát nhà máy từ xa trong có đó
Mindsphere, và tự phát triển GUI. Mindsphere là phần mềm của Siemens sản xuất cho nên
sẽ bị phụ thuộc hãng, giao diện sẽ không được cá nhân hóa nhiều, tốc độ làm mới dữ liệu
trên màn hình khá lâu (8-10s) và là phần mềm trả phí. Tự phát triển GUI có thể giúp giải
quyết các vấn đề trên nên nhóm lựa chọ phương án tự phát triển GUI. Và nhóm chọn ngôn
ngữ lập trình Python để lập trình vì Python khá dễ dùng, nhiều thư viện hỗ trợ và là ngôn
ngữ có thế mạnh về xử lý dữ liệu.
 Ưu điểm:
 Giao diện tự nhóm phát triển nên có thể làm chủ được công nghệ.
 Tốc độ cập nhật dữ liệu nhanh (1-1.5s).
 Phần mềm chỉ có giám sát và điều khiển nên nhẹ và không phức tạp khó dùng
như Mindsphere.
 Nhược điểm:
 Giao diện vẫn còn một số lỗi.
 Thao tác với giao diện thỉnh thoảng vẫn chưa mượt.
 Giao diện ở Control tab bị lỗi nhẹ hiển thị chưa đúng yêu cầu.

2.2.1.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng SQL Server


Hiện nay hầu hết các công ty hay nhà máy đều có hệ thống cơ sở dữ liệu của họ,
cho nên nếu dùng SQL để lưu trữ dữ liệu sẽ tạo sự thống nhất, dễ quản lý và các nhân viên,
kỹ sư không phải học lại cách sử dụng và quản lý dữ liệu nếu dùng SQL. Nhóm tạo cơ sở

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 17
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

dữ liệu trên PC server để Node-red có thể truy cập vào và cũng như phù hợp với hệ thống
nhà máy thực tế.
 Ưu điểm
 Tốc độ truy vấn dữ liệu rất nhanh (truy vấn bảng với hàng triệu dòng trong
vòng vài giây).
 Phân quyền bảo mật (có admin và user).
 Dễ lập trình và được sử dụng rộng rãi nhất.
 Có tính di động (có thể chạy được trên PC, Server…. Thậm chí cả mobile
phone)
 Nhược điểm
 Chỉ chạy trên windows.
 Cấu hình khá phức tạp.
 Nếu dùng nhiều Database sẽ phải trả phí.

2.2.1.5. Lập trình Node-red


Node-red là một công cụ dùng để kết nối API, phần cứng và phần mềm lại với nhau,
có thể hoạt động ở nhiều nền tảng như windows hay linux, trên nhiều phần cứng như PC,
raspberry hay IoT-2050. Ở đề tài này thì Node-red dùng để kết nối PLC – SQL – GUI với
nhau. Vì có thể hoạt động trên nhiều thiết bị nên nhóm chọn PC server để chạy Node-red
thay vì IoT-2050 để tối ưu chi phí cũng như giảm số lượng thiết bị.
 Ưu điểm:
 Tốn ít RAM.
 Dễ dàng lập trình (theo từng Node) và sửa chữa…
 Tốc độ xử lý rất nhanh.
 Dễ cài đặt và sử dụng trên nhiều thiết bị.
 Nhược điểm: Được viết bằng C++ và JavaScript nên các ứng dụng lớn khá tốn
tài nguyên CPU.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 18
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

2.2.2. Lựa chọn thiết bị phần cứng và phần mềm


2.2.2.1. Thiết bị đo lường
a. Giới thiệu về đồng hồ SENTRON 7KM PAC3200

Hình 2. 3 Đồng hồ Sentron 7KM PAC3200

SENTRON PAC3200 là thiết bị giám sát nguồn điện để hiển thị tất cả các thông số
hệ thống liên quan trong phân phối điện hạ áp. Nó có khả năng đo một pha, hai pha hoặc
ba pha và có thể được sử dụng trong các hệ thống hai dây, ba dây, bốn dây, TN, TT và IT.
Ngoài ra thì SENTRON 7KM PAC3200 tích hợp một loạt chức năng giám sát, chẩn
đoán, bộ đếm đa năng bộ đếm giờ, ... Dễ dàng theo dõi thời gian chạy của tải được kết nối.
Giao diện Ethernet tích hợp chuẩn truyền thông Modbus TCP/IP thuận tiện cho việc truyền
thông dữ liệu.
Thông số kỹ thuật:
 Cấp chính xác: KW, KVA (0.5%); KVAR (2%)
 Nguồn cấp: 110-240 VAC (50/60 Hz); 110-250 VDC
 Digital Input/Output: 1 ngõ vào digital input và 1 ngõ ra digital output
 Truyền thông: hỗ trợ chuẩn truyền thông Modbus TCP/IP qua cổng RJ45 và
chuẩn truyền thông Profibus

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 19
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Bảng 2. 1 Địa chỉ thanh ghi của đồng hồ

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 20
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Bảng 2. 2 Địa chỉ thanh ghi của đồng hồ

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 21
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

b. Cấu hình, cài đặt các thông số cho đồng hồ SENTRON 7KM PAC3200
Tiến hành cài đặt và cấu hình một số thông số cho đồng hồ như ngôn ngữ, kiểu đấu
nối, đầu vào điện áp, tỉ lệ biến dòng của CT, địa chỉ IP, giao thức Modbus TCP/IP, ...

Hình 2. 4 Kiểu đấu dây và đầu vào điện áp Hình 2. 5 Cài đặt tỉ lệ biến dòng

Hình 2. 6 Cấu hình địa chỉ IP và giao thức truyền thông

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 22
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

c. Cảm biến dòng điện


Biến dòng (Current Transformer CT) được dùng để đo dòng điện đi qua nguồn cấp
cho tải hoặc dây động lực của tải. CT dòng hiện diện trong mọi tủ điện để giám sát dòng
điện của nguồn cấp vào cho đến tải của từng thiết bị.
Cảm biến dòng sẽ kết hợp với đồng hồ Sentron 7KM PAC3200 để đo dòng điện
trên các pha của tải. Để đo dòng điện, có thể sử dụng máy biến dòng x/1A hoặc x/5A.
Chúng tôi lựa chọn sử dụng biến dòng KRCT-35 50/5A KYE.
d. Đấu nối các thiết bị đo lường

Hình 2. 7 Loại kết nối 3P4W, với 3 cảm biến dòng và không có biến điện áp

Tiến hành đấu nối giữa 3 biến dòng với đồng hồ Sentron để thu thập các thông số
đầu vào cho hệ thống.

2.2.2.2. Thiết bị chấp hành


a. Giới thiệu về biến tần SIMATIC G120 (CU250S-2PN)
Biến tần công nghiệp là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện xoay chiều ở tần số
này sang tần số khác. Biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây
bên trong động cơ và thông qua đó điều khiển tốc độ động cơ vô cấp.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 23
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Tại sao phải sử dụng biến tần? Biến tần có chức năng kiểm soát và điều chỉnh nguồn
điện được cấp vào động cơ. Điều này cho phép kiểm soát tốc độ, hướng, gia tốc, giảm tốc,
mô-men xoắn. Biến tần thực hiện bằng cách thay đổi tần số, nguồn cung cấp điện áp không
đổi thành tần số và nguồn cung cấp điện áp thay đổi. Bằng cách liên tục tính toán và điều
chỉnh tần số và điện áp, động cơ chỉ nhận được công suất cần thiết.

Hình 2. 8 Sử dụng biến tần trong nhà máy _ nguồn driveobsessed.com

Chúng tôi lựa chọn sử dụng biến tần G120 sử dụng cho hệ thống để điều chỉnh tần
số (tốc độ) mong muốn của người vận hành, đồng thời giảm dòng khởi động cho các động
cơ thường xuyên khởi động ở hệ thống nhà máy giúp tiết kiệm năng lượng nhà máy.
Biến tần G120 là sản phẩm được thiết kế tối ưu để kiểm soát momen lực xoắn và
tốc độ vòng quay một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và năng lượng dòng 3 pha tiêu
hao. Thiết kế biến tần Sinamics G120 có nhiều phiên bản khác nhau, với dải công suất từ
0.37 đến 250 mã lực phù hợp với từng dòng máy, động cơ khác nhau. Kích thước biến tần
Sinamic G120 thay đổi từ kích thước khung FSA đến FSG. Biến tần G120 được thiết kế
thân thiện với người vận hành, tích hợp các tính năng an toàn, hỗ trợ bảo vệ hệ thống điện
hoạt động mượt mà, ổn định. Lựa chọn biến tần Siemens cần cân nhắc yêu cầu hệ thống,
các yêu cầu riêng được chuẩn hóa.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 24
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Hình 2. 9 Biến tần SIMATIC G120 (CU250S-2PN)

b. Cấu hình, cài đặt biến tần SIMATIC G120 (CU250S-2PN)

Hình 2. 10 Các bước cài đặt thông số của biến tần

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 25
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Bước 1: Bắt đầu.


• Phân tích, xác định yêu cầu công nghệ.
• Xác định các tham số cần cài.
• Xác định các bước cụ thể trong quá trình cài đặt.
• Kiểm tra và khởi động hệ thống.
Bước 2: Đặt P10 = 1 và P15 = 12 (hoặc 13).
Bước 3: Cài đặt các tham số cần thiết phù hợp với yêu cầu công nghệ đã phân tích.
Bước 4: Kiểm tra, rà soát lại các tham số đã cài đặt, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
Bước 5: Đặt lại P10 = 0.
Bước 6: Vận hành, điều khiển biến tần.
• Vận hành, điều khiển hệ thống.
• Kiểm tra hệ thống đã làm việc đúng theo yêu cầu hay chưa. Nếu chưa, ta
thực hiện lại từ bước 1.
Bước 7: Kết thúc quá trình cài đặt, bàn giao và đóng gói.
Thực hiện như trong lưu đồ các bước cài đặt biến tần ở trên. Tại bước 3, ta thay đổi
các tham số sau:

Tham số Giá trị đặt Nội dung/Ý nghĩa

P3 3 hoặc 4 Cấp điều khiển

P100 0 Đặt công suất là kW, tần số nguồn cấp là 50Hz

P300 1 Chọn động cơ loại không đồng bộ

P304 400 Vrms Điện áp định mức động cơ (Stator đấu Y)

P305 0,56 Arms Dòng điện định mức động cơ (Stator đấu Y)

P307 0,18 kW Công suất định mức động cơ

P308 0,77 Hệ số cosφ động cơ (từ 0 đến 1)

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 26
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

P310 50 Hz Tần số định mức động cơ

P311 1350 rpm Tốc độ định mức động cơ

P1063 210000 rpm Tốc độ giới hạn

P1080 Từ 0 đến 1500 rpm Tốc độ đặt nhỏ nhất

P1082 Từ 0 đến 1500 rpm Tốc độ đặt lớn nhất

P1120 Từ 0 đến 999999 s Thời gian tăng tốc

P1121 Từ 0 đến 999999 s Thời gian giảm tốc

P1300 Từ 0 đến 19 - Các Phương pháp điều khiển


phương pháp điều khiển
U/f
20 - Điều khiển tốc độ
(encoderless)
22 - Điều khiển momen
(encoderless)

P1900 0 - Không nhận dạng Nhận dạng thông số động cơ


1 - Nhận dạng tĩnh và
động
2 - Nhận dạng tĩnh
3 - Nhận dạng động
Bảng 2. 3 Các thông số cài đặt để điều khiển động cơ

c. Thiết bị đóng, cắt


Thiết bị đóng cắt là một thiết bị điện được sử dụng nhằm đảm nhận vai trò chuyển
đổi và điều khiển cũng như bảo vệ mạch điện cùng các thiết bị điện được an toàn khỏi các
sự cố điện xảy ra.
Ví như: bộ cầu chì chuyển mạch, bộ chuyển mạch, cầu chì HRC, bộ cách ly không
tải, bộ ngắt mạch CB, khởi động từ, MCB, ELCB, MCCB …

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 27
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

2.2.2.3. PLC 1512C – 1PN

Hình 2. 11 PLC 1512C - 1PN

PLC 1512C-1PN do SIEMENS cung cấp, là bộ điều khiển thế hệ mới của TIA thuộc
dòng S7-1500 với nhiều tính năng cải tiến cho sự tối ưu hóa hoạt động.
 Mạnh mẽ hơn:
 Hiệu suất của hệ thống cao do thời gian đáp ứng ngắn và chất lượng điều
khiển cao nhất.
 Tích hợp công nghệ điều khiển vị trí
 Tích hợp chức năng bảo mật cao nhất.
 Hiệu quả hơn:
 Cải tiến thiết kế, dễ dàng trong việc sử dụng cũng như kiểm tra hệ thống.
 Tích hợp chuẩn đoán lỗi hệ thống, tự động hiển thị trên màn hình.
 TIA Portal giúp cho việc lập trình hiệu quả và giảm giá thành sản phẩm.
 Tính năng mới:
 Bus kết nối module tốc độ cao giúp xử lý tín hiệu nhanh hơn.
 3 cổng truyền thông Ethernet với 2 IP
 Vẽ đồ thị (Trace): giúp việc chuẩn đoán các ứng dụng Motion và biến tần
chính xác.
 Chức năng điều khiển trục và tốc độ được tích hợp
 Chức năng điều khiển PID (version 2.0)

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 28
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

 Nhiều cấp bảo mật cho chương trình.


 Màn hình hiển thị các trạng thái của CPU và module cũng như chuẩn đoán
lỗi.
Nguồn cấp: Nguồn 1 pha, 24VDC cho S7-1500. Bộ nhớ làm việc 250 KB cho
chương trình và 1MB cho dữ liệu 32 đầu vào số, 5 đầu vào analog, 32 đầu ra số 2 đầu ra
analog.
Mã sản phẩm 6ES7512-1CK00-0AB0

SIMATIC S7-1500 compact CPU CPU 1512C-1 PN,


Central processing unit with work memory 250 KB for program and 1 MB
for data, 32 digital inputs, 32 digital outputs, 5 analog inputs, 2 analog
Thông số outputs, 6 high-speed counters, 4 high-speed counters for
PTO/PWM/frequency output 1st interface: PROFINET IRT with 2-port
switch, 48 ns bit performance, incl. push-in front connector, SIMATIC
Memory Card required

Kích thước 18,90 x 23,30 x 17,00

Khối lượng 1,584 Kg

Hãng sản xuất Siemens AG

Xuất xứ Germany
Bảng 2. 4 Thông số PLC 1512C-1PN

2.2.2.4. Industrial Ethernet Switch


Industrial Ethernet Switches là các thiết bị chuyển mạch (bộ chia mạng) được thiết
kế để hoạt động trong các điều kiện và môi trường khắc nghiệt, có tổng thời gian hoạt động
dài hơn các dòng Switch Ethernet thông thường.
Một Switch trọng mạng LAN dựa trên Ethernet đọc các gói dữ liệu TCP/IP đến chứa
thông đích khi chúng truyền vào một hoặc nhiều cổng đầu vào. Thông tin đích trong các
gói được sử dụng để xác định cổng đầu ra nào sẽ được sử dụng để gửi dữ liệu đến đích dự
định của nó.
Ở đề tài này, nhóm chúng tôi lựa chọn Industrial Ethernet Switch SCALANCE
XB005 - 6GK5005-0BA00-1AB2 có các thông số được cho trong bảng sau:

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 29
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Mã sản phẩm 6GK5005-0BA00-1AB2


Dòng sản phẩm SCALANCE XB005
Hãng sản xuất SIEMENS
Số lượng cổng 5x 10/100 Mbit/s twisted pair ports với RJ45 sockets
Nguồn cung cấp 24 V DC (19.2 … 28.8 V DC)
Kích thước (RxCxS) 45 x 100 x 87 mm
Trọng lượng 165 g
Bảng 2. 5 Bảng thông số bộ chia mạng SCALANCE XB005

2.2.2.5. Phần mềm TIA PORTAL


TIA Portal viết tắt của Totally Integrated Automation Portal là một phần mềm tổng
hợp của nhiều phần mềm điều hành quản lý tự động hóa, vận hành điện của hệ thống. Có
thể hiểu, TIA Portal là phần mềm tự động hóa đầu tiên, có sử dụng chung 1 môi trường/
nền tảng để thực hiện các tác vụ, điều khiển hệ thống. Giải pháp giảm thiểu thời gian tích
hợp các ứng dụng riêng biệt để thống nhất tạo hệ thống.

Hình 2. 12 Phần mền tích hợp TIA Portal

TIA Portal tạo môi trường dễ dàng để lập trình thực hiện các thao tác:
 Thiết kế giao diện kéo nhả thông tin dễ dàng, với ngôn ngữ hỗ trợ đa dạng.
 Quản lý phân quyền User, Code, Project tổng quát.
 Thực hiện go online và Diagnostic cho tất cả các thiết bị trong project để xác
định bệnh, lỗi hệ thống.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 30
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

 Tích hợp mô phỏng hệ thống.


 Dễ dàng thiết lập cấu hình và liên kết giữa các thiết bị Siemens.
Hiện tại phần mềm TIA Portal có nhiều phiên bản như TIA Portal V14, TIA Portal
V15, TIA Portal V16 và mới nhất là TIA Portal V17. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người
dùng sẽ lựa chọn cài đặt TIA portal phiên bản tương ứng.
Đối với dự án này chúng tôi lựa chọn phần mềm TIA Portal V17 cùng với các tùy
chọn WinCC Unified, SIMATIC HMI Template Suite, SIMATIC WinCC Unified Reporting.
SIMATIC WinCC Unified System:

Hình 2. 13 SIMATIC WinCC Unified System – Nguồn Siemens Support

SIMATIC WinCC Unified là một hệ thống giao diện người – máy HMI hoàn toàn
mới mà bạn có thể sử dụng để vượt qua các thách thức về số hóa trong việc vận hành và
giám sát máy, dây chuyền hay nhà máy sản xuất, nhờ vào việc thừa hưởng những tính năng
được tích hợp trong TIA Portal đồng thời ứng dụng các công nghệ phần cứng và phần mềm
mới nhất ở cả hiện tại và trong tương lai. Các công nghệ web và cạnh mới nhất kết hợp với
giao diện mở cho phép bạn triển khai ý tưởng của mình một cách linh hoạt và theo các yêu
cầu cụ thể của ứng dụng.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 31
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

2.2.2.6. Giao thức truyền thông


a. Modbus TCP/IP
Modbus là một giao thức do hãng Modicon (sau này thuộc AEG và Schneider
Automation) phát triển. Modbus định nghĩa một tập hợp rộng các dịch vụ phục vụ trao đổi
dữ liệu quá trình, dữ liệu điều khiển và dữ liệu chẩn đoán. Modbus mô tả quá trình giao
tiếp giữa một bộ điều khiển với các thiết bị khác thông qua cơ chế yêu cầu/đáp ứng. Vì lý
do đơn giản nên Modbus có ảnh hưởng tương đối mạnh đối với các hệ PLC của các nhà
sản xuất khác. Cụ thể, trong mỗi PLC người ta cũng có thể tìm thấy một tập hợp con các
dịch vụ đã đưa ra trong Modbus. Đặc biệt trong các hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển
giám sát SCADA (Supervisory Control And Data Acquistion).
Modbus-TCP/IP là giao thức Modbus được sử dụng trên đường truyền Ethernet, sử
dụng mô hình TCP/IP để truyền thông. Modbus-TCP là 1 mạng Ethernet công nghiệp mở
được nhận diện bởi Modbus-IDA User Organization.
Với Modbus TCP/IP, dữ liệu Modbus được đóng gói trong 1 gói tin TCP/IP. Do đó,
bất cứ mạng Ethernet đều có thể hỗ trợ truyền thông Modbus TCP/IP. Hiện tại, ngành công
nghiệp tự động đã và đang ứng dụng giao thức này rất nhiều. Bởi xu hướng Internet of
Thing đang phát triển rất mạnh và rất có lợi khi ứng dụng nó. Nhất là trong ngành tự động
có rất nhiều thiết bị đo lường.
Vì được truyền trên nền TCP/IP nên tốc độ truyền của Modbus TCP/IP cao, đáp ứng
realtime. Cao hơn hẳn Modbus RTU.

Hình 2. 14 Cấu trúc của gói dữ liệu truyền theo chuẩn Modbus TCP/IP

Đơn vị dữ liệu ứng dụng Modbus TCP/IP hoàn chỉnh được nhúng vào trường dữ
liệu của khung TCP tiêu chuẩn và được gửi qua TCP tới cổng hệ thống 502, cổng này được

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 32
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

dành riêng cho các ứng dụng Modbus. Các kết nối thay Master – Slaver bằng Client –
Server. Modbus client và server TCP/IP sẽ nhận và gửi dữ liệu Modbus qua cổng 502.
Bản thân các lệnh Modbus và dữ liệu người dùng được đóng gói vào vùng chứa dữ
liệu của một bức điện TCP/IP mà không bị sửa đổi theo bất kỳ cách nào. Tuy nhiên, trường
kiểm tra lỗi Modbus (checksum) không được sử dụng, vì các phương pháp kiểm tra lớp
liên kết Ethernet TCP/IP tiêu chuẩn thay vào đó được sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn
của dữ liệu. Hơn nữa, trường địa chỉ khung Modbus được thay thế bằng định danh đơn vị
trong Modbus TCP/IP, và trở thành một phần của tiêu đề giao thức ứng dụng Modbus. Mỗi
PLC hay các thiết bị ngoại vi khác sẽ được định danh thông qua 1 địa chỉ IP riêng biệt. Để
các thiết bị có thể nhận và gửi thông tin qua chuẩn truyền thông Modbus TCP/IP thì các
thiết bị sẽ phải thiết lập địa chỉ IP phù hợp đảm bảo các thiết bị kết nối phải cùng lớp mạng
và phải có ID khác nhau.
Mô hình của chuẩn truyền thông Modbus TCP/IP có dạng Master – Slave. Mỗi thiết
bị sẽ được cung cấp một địa chỉ duy nhất, ví dụ như các cảm biến, thiết bị đo: cảm biến áp
suất, nhiệt độ... Trong khung truyền từ Master đến các Slave sẽ có chứa ID định danh của
thiết bị Slave

b. Cấu hình Modbus TCP/IP trên TIA Portal

Hình 2. 15 Modbus TCP/IP Communication

Hệ thống sẽ truyền dữ liệu qua cáp RJ45 theo chuẩn MODBUS TCP/IP với chức
năng ghi và đọc qua lại các thông số giữa PLC và đồng hồ SENTRON 7KM PAC3200
thông qua thiết bị kết nối mạng SCALANCE XB005.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 33
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Hình 2. 16 Truyền thông dữ liệu theo giao thưc Modbus TCP/IP trên TIA Portal

Tiến hành cấu hình Modbus TCP/IP trên phần mền TIA Portal dựa trên các hàm
MB_CLIENT, MB_SERVER:

Hình 2. 17 Cấu hình Modbus TCP/IP trên TIA Portal

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 34
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

c. PROFINET
Profinet (Process Field Net) là một tiêu chuẩn kỹ thuật công nghiệp để truyền dữ
liệu qua Ethernet công nghiệp, được thiết kế để thu thập dữ liệu từ và điều khiển thiết bị
trong các hệ thống công nghiệp, với sức mạnh đặc biệt trong việc cung cấp dữ liệu theo
hạn chế thời gian chặt chẽ (theo thứ tự 1ms trở xuống). PROFINET đáp ứng tất cả các yêu
cầu sử dụng Ethernet ở tất cả các cấp độ và trong mọi ứng dụng tự động hóa. Điều này làm
cho PROFINET trở nên rất linh hoạt, đáng tin cậy và thiết thực trong môi trường công
nghiệp.
d. Cấu hình PROFINET giữa PLC với Biến tần G120

Hình 2. 18 Kết nối truyền thông PROFINET giữa PLC với Biến tần G120

Biến tần G120 sẽ giao tiếp với PLC thông qua giao thức PROFINET. Tiến hành
thêm thiết bị và cấu hình PROFINET trên phần mềm TIA Portal.
Bước 1: Add Devices: PLC 1512C-1PN và Biến tần SIMATIC G120 (CU250S-
2PN) đi kèm với SIMATIC POWER MODULE PM240-2

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 35
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Bước 2: Cấu hình địa chỉ IP cho PLC và Biến tần

Hình 2. 19 Cấu hình địa chỉ IP cho biến tần

Bước 3: Cấu hình truyền/nhận giữa PLC với biến tần.

Hình 2. 20 Cấu hình truyền/nhận dữ liệu của biến tần

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 36
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Bước 4: Cấu hình tham số cho động cơ SIMOTICS GP 0.55 kW

Hình 2. 21 Cấu hình tham số cho động cơ

2.2.2.7. SQL (Structured Query Language)

Hình 2. 22 SQL Server (Structured Query Language _ Nguồn csveda

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 37
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu, là một công
cụ quản lý dữ liệu, đơn giản nhưng rất hiệu quả, được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực.
Có thể coi ngôn ngữ SQL là ngôn ngữ chung mà bất cứ hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ
(RDBMS) nào cũng phải đáp ứng, điển hình như: Oracle Database, SQL Server, MySQL…
Các ứng dụng SQL cụ thể có thể khác nhau giữa các vai trò và ngành, nhưng nói
chung, ngôn ngữ truy vấn được sử dụng để quản lý cơ sở dữ liệu. Các nhà khoa học dữ liệu
và nhà phân tích dữ liệu thường sử dụng SQL để tải lên, truy vấn và tổ chức dữ liệu thành
các bảng. Các kỹ sư dữ liệu có thể sử dụng SQL để phân quyền cho dữ liệu giữa các thành
viên trong công ty. Hầu hết các trang web sử dụng cơ sở dữ liệu để lưu trữ dữ liệu người
dùng và nhiều nhà phát triển sử dụng SQL để tương tác với thông tin họ thu thập. SQL
giúp quản lý hiệu quả và truy vấn cơ sở dữ liệu thông tin nhanh hơn, giúp bảo trì thông tin
dễ dàng hơn.
Ở đề tài này, nhóm sử dụng SQL làm nơi lưu trữ cơ sở dữ liệu của nhà máy (dữ liệu
về điện áp, dòng điện, công suất, cosphi, …; alarm và thông tin tìn khoản đăng nhập GUI).
Ngoài ra chúng tôi sử dụng SQL để tính toán tự động dữ liệu theo mẫu yêu cầu sau mỗi
ngày, mỗi tháng, …
2.2.2.8. Graphical User Interface - GUI

Hình 2. 23 Graphical User Interface (GUI) _Nguồn heavy.ai

Giao diện người dùng đồ họa (GUI) là một loại giao diện người dùng mà qua đó
người dùng tương tác với các thiết bị điện tử thông qua các biểu diễn chỉ báo trực quan.
GUI sẽ trở thành tiêu chuẩn của thiết kế lấy người dùng làm trung tâm trong lập trình ứng
dụng phần mềm, cung cấp cho người dùng khả năng vận hành máy tính và các thiết bị điện

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 38
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

tử khác một cách trực quan thông qua thao tác trực tiếp với các biểu tượng đồ họa như nút,
thanh cuộn, cửa sổ, tab, menu, con trỏ, và thiết bị trỏ chuột. Nhiều giao diện người dùng
đồ họa hiện đại có màn hình cảm ứng và khả năng tương tác lệnh bằng giọng nói.
Ở đề tài này, nhóm sử dụng GUI dùng để hiển thị giám sát các thông số của nhà
máy (từ xa) theo thời gian thực. Cho phép người dùng truy cập, xem báo cáo Report. Ngoài
ra còn giúp người vận hành điều khiển từ xa (Cài đặt tham số, bật tắt CB của các thiết bị
và điều khiển tốt động động cơ thông qua biến tần)
2.2.2.9. Node-red
Node-RED là một công cụ lập trình kéo-thả để kết nối các thiết bị phần cứng, API
và online services với nhau. Nó cung cấp một trình soạn thảo dựa trên trình duyệt giúp dễ
dàng kết nối các luồng với nhau bằng cách sử dụng một loạt các Node trong bảng màu
(palette) có thể được triển khai chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Node-RED được dựa trên Node.js, nó có thể được xem như một web server mà bạn
có thể cấu hình tùy chỉnh các chức năng gọi là “flow” từ bất kỳ trình duyệt nào trên máy
tính. Mỗi ứng dụng Node-RED bao gồm các node có thể liên kết được với nhau với các
dạng là input, output và operation.

Hình 2. 24 Môi trường lập trình Node-Red

Ở đề tài này, chúng tôi lựa chọn sử dụng Node-red dùng để đọc dữ liệu từ PLC, tính
toán sau đó lưu về cơ sở dữ liệu trong SQL, làm trung gian để gửi dữ liệu từ PLC đến giao
diện người dùng GUI (thông qua giao thưc MQTT). Ngoài ra, Node-red dùng để đọc dữ

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 39
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

liệu từ SQL, tính toán, phân tích và gửi đến giao diện người dùng GUI khi có yêu cầu
(Alarrm, Report), nhận dữ liệu từ GUI (thông qua giao thưc MQTT) sau đó gửi lệnh điều
khiển về thiết bị điều khiển PLC (setting, Control)
Node-red và SQL chạy (hoạt động) trên máy tính server đặt tại nhà máy (Phòng
giám sát). GUI được chạy trên máy tính của người dùng ở bất kỳ đâu miễn là có kết nối
Internet (kỹ sư, quản lý hay giám đốc).

2.2.3. Giới thiệu về bộ Demo Kit thực hiện đề tài

Hình 2. 25 Sơ đồ kết nối hệ mô phỏng thực nghiệm

Để thực hiện đề tài này, được sự hỗ trợ của công ty: CÔNG TY TNHH KỸ
THUẬT CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỰ ĐỘNG BIỂN ĐÔNG (ESTEC) nhóm đã tiến hành thực
hiện trên bộ Demo Kit của công ty. Bộ Demo Kit gồm có:
 1 PLC S7-1500 (1512C-1PN)
 1 Industrial Ethernet Switch (SCALANCE XB005)
 1 Đồng hồ Sentron 7KM PAC3200
 1 Biến tần SIMATIC G120 (CU250S-2PN) đi kèm với SIMATIC POWER
MODULE PM240-2
 1 động cơ 3 pha SIMOTICS GP 0.55 kW

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 40
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

CHƯƠNG III: THUẬT TOÁN, CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN

3.1. Thuật toán điều khiển tổng quan của toàn hệ thống

Hình 3. 1 Lưu đồ thuật toán tổng quan cho hệ thống

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 41
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Xây dựng lưu đồ thuật toán điểu khiển tổng quan cho hệ thống như Hình 3.1 dựa
theo các yêu cầu công nghệ và các giải pháp đã đề xuất. Để thực hiện đầy đủ các chức năng
điều khiển giám sát năng lượng nhà máy, sơ đồ đã phân nhỏ thành các khối tổng quát và
sẽ được trình bày tiếp ở các mục sau đây.

3.2. Thuật toán điều khiển trên phần mền TIA Portal
3.2.1. Thuật toán cảnh báo Alarm

Hình 3. 2 Lưu đồ thuật toán cảnh báo (Alarm)

Ở dự án này, chúng tôi đề xuất các cảnh bảo đặc trưng cho hệ thống như quá dòng
điện, quá/thấp điện áp dây, quá/thấp điện áp pha, hệ số công suất cosphi thấp, ... Ngoài
những cảnh báo trên, có thể xây dựng thêm các cảnh báo khác tùy thuộc vào yêu cầu vận
hành cụ thể của từng nhà máy.
Dữ liệu thực từ tải nhà máy sẽ được so sánh với các giá trị đặt mức thấp, mức cao
của các cảnh báo rồi từ đó xuất ra các cảnh báo phù hợp. Các cảnh báo này sẽ được gửi
đến màn hình giám sát để hiện thị cảnh báo, cũng như lưu trữ trong các báo cáo về lịch sử
cảnh báo theo ngày, theo tháng.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 42
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

3.2.2. Thuật toán điều khiển thiết bị tối ưu năng lượng

Hình 3.3 Lưu đồ thuật toán điều khiển thiết bị

Việc lựa chọn các thiết bị đóng cắt MCCB, hay điều khiển tốc độ động cơ thông
qua biến tần nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng và vận hành tối ưu theo từng thiết bị
mong muốn.

3.3. Thuật toán xử lý dữ liệu


3.3.1. Xử lý dữ liệu dựa trên phần mềm lập trình TIA Portal
Dữ liệu đồng hồ sẽ được đọc về PLC theo giao thức truyền thông Modbus TCP/IP,
sau đó sẽ được lưu trữ tại các Data Block. PLC thực hiện các chương trình tính toán dữ
liệu để xuất ra dữ liệu tinh phục vụ cho quá trình hiển thị, giám sát và xuất báo cáo.
Hình 3.4 là lưu đồ thuật toán thể hiện cách tính công suất tiêu thụ của các ca làm
việc và công suất tiêu thụ của mỗi ca làm việc của trạm 1. Lưu đồ này được áp dụng cho
toàn bộ tất cả các trạm còn lại có trong hệ thống.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 43
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Hình 3. 4 Lưu đồ thuật toán tính điện năng tiêu thụ từng ca làm việc

Thời gian làm việc từng ca cụ thể như sau:


 Ca 1 : làm việc từ 6h đến 14h (8 tiếng)
 Ca 2 : làm việc từ 14h đến 22h (8 tiếng)
 Ca 3 : làm việc từ 22h đến 6h sáng hôm sau (8 tiếng)
Thời gian thuộc giờ cao điểm cụ thể như sau:
 Từ 9h30 đến 11h 30 ( 2 tiếng )
 Từ 17h đến 20h ( 3 tiếng )
Cứ mỗi 1 phút (tại giây thứ 0) ta tiến hành cộng dồn công suất tiêu thụ trung bình
để tính được công suất tiêu thụ trong 1 tháng (bởi vì tải làm việc thường không sai lệch
nhiều trong một khoảng thời gian ngắn nên giá trị cộng dồn có thể xem là giá trị công suất

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 44
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

tiêu thụ trung bình trong 1 phút) sau 1 tháng thì ta sẽ thu được công suất tiêu thụ trong
tháng qua và reset lại tổng công suất tiêu thụ để tính lại cho tháng tiếp theo.
Tại mỗi thời điểm bắt đầu và kết thúc từng ca ta sẽ lấy giá trị tổng công suất 1 lần
sau đó lấy tổng công suất ở cuối mỗi ca trừ cho tổng công suất ở đầu ca đó ta sẽ tính được
điện năng tiêu thụ của 1 ca làm việc.
Tương tự như cách tính công suất tiêu thụ tại các ca làm việc chỉ thay đổi thời gian
ta tính được điện năng tiêu thụ trong khoảng thời gian cao điểm có thời gian làm việc đã
nêu ở trên.

3.3.2. Xử lý dữ liệu bằng Node-red


3.3.2.1. Lưu đồ thuật toán

Hình 3.5 Thuật toán xử lý dữ liệu bằng Node-red

3.2.2.2. Lập trình trên phần mềm Node-red


Để sử dụng được công cụ lập trình Node-red thì trước hết chúng ta phải cài đặt
Node-red và các palette.
 Node-red-contrib-s7: Palette hỗ trợ kết nối PLC với node-red.
 Node-red-contrib-mssql: Palette hỗ trợ kết nối SQL Server với node-red.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 45
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

 Cùng với các palette có sẵn trên node-red như mqtt in, mqtt out và các node
khác để lập trình và tính toán.
Cấu hình và lấy dữ liệu từ PLC.
 Trong Data Block được lấy dữ liệu của PLC, bỏ tick Optimized block
access để đưa các địa chỉ trong DB về tuyệt đối.

Hình 3. 6 Đưa địa chỉ trong các Data block về địa chỉ tuyệt đối

 Trên node-red, dùng khối S7-IN để kết nối với PLC, cấu hình địa chỉ IP,
rank, slot cùng với các địa chỉ các biến lấy về.

Hình 3. 7 Cấu hình địa chỉ IP, Rank, Slot,..

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 46
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Hình 3. 8 Địa chỉ các biến lấy dữ liệu trên DB

Cấu hình kết nối với SQL Server


 Lấy node MSSQL để kết nối với SQL Server. Cấu hình Server, User,
Password… theo SQL Server trên máy tính.

Hình 3. 9 Cấu hình SQL Server

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 47
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Tính toán và test lưu dữ liệu về SQL server.


 Cosphi, điện áp pha, điện áp dây, dòng điện, công suất và điện năng sẽ
được tính trung bình trong 1 phút, sau đó được gom lại thành 1 gói dữ liệu
và lưu về SQL kèm với thời gian.

Hình 3. 10 Tính toán và lưu dữ liệu về SQL

 Khi có bất cứ cảnh báo nào thì nội dung cảnh báo (loại cảnh báo: over
current, over phasevoltge…) cùng với giá trị của cảnh cáo (ví dụ cảnh báo
là low cosphi thì sẽ lưu giá trị của cosphi_.

Hình 3. 11 Lưu dữ liệu cảnh báo

Cấu hình kết nối dữ liệu với Cloud (MQTT).


 Để có thể dùng chuẩn kết nối MQTT thì phải đăng ký 1 broker để làm trung
gian để gửi nhận dữ liệu, ở đồ án này sử dụng broker shiftr.io cloud và truy
cập shiftr.io Cloud để đăng ký tài khoản.

Hình 3. 12 Shift.io Cloud

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 48
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

 Tiếp theo tạo 1 Deploy instances để làm server truyền nhận dữ liệu.

Hình 3. 13 Tạo deply instances

Lập trình và Test gửi dữ liệu lấy từ PLC lên Cloud (MQTT).
Lập trình và Test Nhận, xử lý và phản hồi dữ liệu từ Cloud (MQTT).

3.3.3. Xử lý, lưu trữ dữ liệu bằng SQL (Structured Query Language)
3.3.3.1. Sơ đồ xử lý, lưu trữ dữ liệu bằng SQL
Sơ đồ xử lý, lưu trữ dữ liệu được thưc hiện bằng SQL cho phép lưu trữ cơ sở dữ liệu
khá lớ, ... Quá trình lưu trữ bao gồm: lưu trữ dữ liệu theo ngày, tháng hoặc năm tùy nhu
cầu sử dụng, tự động thực hiện tính toán, xử lý dữ liệu, … để tạo cơ sở phân tích quản lý
năng lượng về sau…

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 49
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Hình 3. 14 Sơ đồ xử lý và lưu trữ dữ liệu trên SQL Server

3.3.3.2. Lập trình xử lý và lưu trữ dữ liệu trên phần mềm SQL Server
Cài đặt SQL Server 2019.
Cấu hình SQL Server, tạo User và cấp quyền cho phép truy cập SQL từ trình duyệt.
Tạo database và các bảng lưu trữ dữ liệu.
 Tạo 1 database để lưu trữ

Hình 3. 15 Tạo database

 Tiến hành tạo bảng để lưu trữ


o ACCOUNT: lưu trữ tài khoản đăng nhập.
o DATA_ALARM: để lưu trữ dữ liệu cảnh báo.
o DATA_DAY, DATA_MONTH, DATA_YEAR: lưu dữ liệu tất
cả các ngày các tháng và tất cả các năm.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 50
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Hình 3. 16 Tạo Table lưu trữ dữ liệu

Test nhận dữ liệu từ Node-red.

Hình 3. 17 Dữ liệu trong bảng DATA_DAY

Tạo các chương trình tự động tính toán.


 Đầu tiên tạo chương trình để tính toán tự động mỗi ngày
(AUTO_INSERT_MONTH), và chương trình tính toán tự động mỗi tháng
(AUTO_INSERT_YEAR).

Hình 3. 18 Chương trình tự động tính toán

 Tạo 2 Jobs chạy tự động (trong mục SQL Server Agent) để khi đến 1 mốc
thời gian đã định thì chạy 2 chương trình AUTO_INSERT_MONTH (chạy

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 51
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

khi đến 0h mỗi ngày) và AUTO_INSERT_YEAR (chạy khi đến ngày đầu
tiên của tháng sau) một cách tự động mà không cần người dùng tác động đến.

Hình 3. 19 Jobs chạy chương trình khi đến lịch

Hình 3. 20 Cài đặt các mốc thời gian để chương trình chạy

Test các chương trình tự động.


 Chương trình đã hoạt động ổn định, đến đúng giờ thì chương trình tự
động chạy như yêu cầu đề ra.

Hình 3. 21 Lấy dữ liệu từ DATA_DAY tự động tính toán và lưu vào DATA_MONTH

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 52
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Kết luận chung:


Xử lý dữ liệu trên PLC: Từ dữ liệu ban đầu đọc được trực tiếp từ đồng hồ, tính toán
điện năng tiêu thụ 3 ca và giờ cao điểm. Ngoài ra tính trung bình điện năng tiêu thụ theo
ngày, tháng phục vụ quá trình phân tích dữ liệu. Việc phân tích dữ liệu là nguồn dữ liệu
quan trọng để vẽ các biểu đồ, giúp so sánh được dữ liệu điện năng tiêu thụ trung bình mỗi
giờ và mỗi ca trong ngày, từ đó có thể phân phối các thiết bị hoạt động trong các khung
giờ hợp lý. Từ những số liệu nêu trên có thể dự đoán được lượng điện năng tiêu thụ cần
thiết hàng năm, hàng tháng để có sự chuẩn bị cần thiết, tránh sự cố thiếu điện mùa cao
điểm. Từ đó người vận hành có những biện pháp phù hợp để tránh gián đoạn việc sản xuất.
Node-Red có thể kết nối nhiều thiết bị, phần cứng lẫn phần mềm và tốn ít tài
nguyên, trong khi đang sử dụng Node-Red để kết nối với PLC và GUI cho nên nhóm
tận dụng ưu điểm này để sử dụng Node-red để kết nối với SQL Server từ đó có thể
ghi và đọc dữ liệu từ cơ sở dữ liệu (Database) đã tạo trong SQL Server. Có thể nói
Node-red là trung tâm để kết nối PLC, SQL, GUI lại với nhau và là nơi xử lý các dữ
liệu trước khi lưu về SQL hay gửi đến GUI.
Nhóm đã tạo cơ sở dữ liệu bằng các bảng: dữ liệu theo ngày, theo tháng và
năm nên kỹ sư có thể tìm kiếm dữ liệu trong database một cách dễ dàng và nhanh
chóng bằng nhiều cách.
Đối với SQL server, nhóm đã tạo các chương trình tính toán tự động theo thời
gian (Jobs). Gồm có chương trình tính toán tự động từng ngày và từng tháng. Cứ
cuối ngày, chương trình sẽ tự động chạy để tính toán trung bình của ngày hôm đó và
lưu lại vào bảng dữ liệu tháng, tương tự với chương trình tính toán vào mỗi cuối
tháng. Việc này giúp tự động hóa trong việc tính toán dữ liệu thay vì kỹ sư phải tính
toán thủ công.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 53
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT

Theo mục tiêu đề tài là thiết kế một hệ thống giám sát trên SCADA với mục đích là
thu thập dữ liệu điện năng, thực hiện giám sát, điều khiển hệ thống điện nhà máy ngay trên
màn hình SCADA ở trung tâm điều hành hay trực tiếp trên giao điện Web Server, giao diện
giám sát từ xa.
Chỉ cần ngồi ở phòng giám sát, hay đối với các kỹ sư vận hành, các chủ doanh
nghiệp nhà máy muốn theo dõi sản lượng tiêu thụ điện năng hay chất lượng điện năng tại
nhà máy của mình thì có thể thông qua Web Server hoặc trên máy tính giám sát từ xa (phần
mềm điều khiển giám sát do nhóm tác giả xây dựng).

4.1. Thiết kế giao diện điều khiển giám sát dựa trên phần mềm WinCC Unified
Để thiết kế giao diện điều khiển giám sát cho dự án này chúng tôi lựa chọn phần
mềm TIA Portal V17 cùng với các tùy chọn WinCC Unified, SIMATIC HMI Template Suite,
SIMATIC WinCC Unified Reporting.

Hình 4. 1 Phần mềm thiết kế giao diện WinCC Unified tích hợp trên TIA Portal

Đầu tiên ta tiến hành thêm thiết bị mới trên phần mềm TIA Portal để thiết kế giao
diện. Add new device: SIMATIC WinCC Unified PC.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 54
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Hình 4. 2 Add SIMATIC WinCC Unified PC

Tạo Tag Table và add new screen

Hình 4. 3 Create the tag table and the HMI creen

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 55
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Thiết kế các thành phần trên giao diện của WinCC Unified (TIA Portal)

Hình 4. 4 Tạo, cấu hình, lập trình cho các toolbox để thiết kế giao diện điều khiển giám sát

Thiết lập các biểu đồ cho các thông số như dòng điện, điện áp, …

Hình 4. 5 Thiết lập biểu đồ cho có thông số năng lượng

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 56
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Lập trình trích xuất báo cáo về dữ liệu cảnh báo

Hình 4. 6 Export Alarm

Thiết kế và hoàn thiện chi tiết giao diện điều khiển giám sát.

Hình 4. 7 Màn hình Overview

Trên Hình 4.7 là màn hình thực tế để giám sát các thông số điện năng của Station1.
Thanh chọn chức năng gồm các tùy chọn như màn hình Home, Graphics, Alarm, Report,
Setting, Control, Log In/Out. Không gian hiển thị là các đồng hồ thể hiện các thông số điện

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 57
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

năng, hoặc các báo cáo, biểu đồ tương ứng. Ở màn hình này có thể lựa chọn quan sát 1
trong 3 trạm (station 1,2,3) và có thể xem các thông số chi tiết của từng trạm cụ thể
(Parameters Station 1,2,3). Ngoài ra có thể xuất và xem báo cáo theo ngày mong muốn.

4.2. Thiết kế giao diện điều khiển giám sát từ xa Graphical User Interface (GUI)
Ở giải pháp này, nhóm xây dựng màn hình điều khiển giám sát từ xa, sử dụng phần
mềm Qt Design và Visual Code trên nền ngôn ngữ Python. Giao diện này có thể điều khiển
giám sát năng lượng từ bất cứ đâu miễn là có kết nối Internet.
Để thiết kế giao diện điều khiển giám sát, đầu tiên ta cài các phần mềm cần thiết
phục vụ cho việc thiết kế:
 Python và Visual Studio Code để lập trình,
 QT Design để tạo giao diện
Sau đó, thực hiện tạo giao diện cơ bản trên QT design.

Hình 4. 8 Tạo giao diện trên Qt Design

Gắn nhãn cho các biến trên giao diện. Gắn nhãn (đặt tên) có các biến hiển thị
thông số để thuận tiện cho việc lập trình.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 58
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Hình 4. 9 Gắn nhãn các biến hiển thị

Cài đặt các thư viện Visual Studio Code: sys, json, threading, mqttclient, QtWidgets,
uic, QtCore, QtableWidgetItem, datetime.
Import file giao diện vào chương trình: Import file giao diện vừa tạo vào chương
trình để lập trình các chức năng cho giao diện như chuyển tab, hiển thị thông số, biểu đồ.
Cấu hình truyền thông MQTT: địa chỉ truyền nhận dữ liệu, các hàm gửi và nhận…
Lập trình từng chức năng và biến cho GUI.
Hoàn thiện chi tiết giao diện điều khiển giám sát từ xa, test thử nghiệm trên mô hình
thực tế.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 59
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Hình 4. 10 Màn hình Overview của giao diện giám sát từ xa

Trên Hình 4.10 là màn hình thực tế để giám sát từ xa các thông số điện năng của
Station1. Giao diện giám sát từ xa cũng được xây dựng tương tự với giao diện giám sát ở
khu vực phạm vi nhà máy. Thanh chọn chức năng có đủ các tùy chọn gồm có màn hình
Home, Graphics, Alarm, Report, Setting, Control. Để sử dụng được chức năng Setting và
Control thì cũng yêu cầu cần phải đăng nhập. Không gian hiển thị thể hiện các thông số
điện năng tương ứng. Ở màn hình này có thể lựa chọn quan sát 1 trong 3 trạm (station
1,2,3) và có thể xem các thông số chi tiết của từng trạm cụ thể (Parameters Station 1,2,3).

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 60
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

CHƯƠNG V: KIỂM NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

5.1. Báo cáo đánh giá kết quả và demo sản phẩm
Sau khi tiến hành đấu nối dựa theo mô hình mô phỏng và sơ đồ đấu nối chi tiết của
hệ thống điều khiển giám sát năng lượng nhà máy, sử dụng 1 đồng hồ để mô phỏng thực
nghiệm. Các chức năng chính của hệ thống sau khi thử nghiệm như sau:

Hình 5. 1 Đấu nối thực tế trên bộ Demo Kit

 Thu thập dữ liệu từ đồng hồ


Thu thập các thông số như dòng điện, điện áp, cosphi, công suất, … Việc thu thập
dữ liệu năng lượng từ hệ thống đo lường tự động và lưu trữ dữ liệu theo từng khoảng thời
gian ngắn. Kết quả thu thập dữ liệu thực được thể hiện trên Hình 5.2

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 61
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Hình 5. 2 Thông số đọc về từ đồng hồ đo tải 3 pha

 Giám sát các thông số điện năng


Điều khiển giám sát trên nền tảng WinCC Unified

Hình 5. 3 Giao diện điều khiển giám sát (Local)

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 62
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Trên hình 5.3 là màn hình giám sát tại phòng điều khiển đặt ở nhà máy (Local).
Người vận hành có thể truy cập vào tài khoản được cung cấp để điều khiển giám sát, cài
đặt thông số cũng như có thể điều khiển một số thiết bị.

Điều khiển giám sát từ xa

Hình 5. 4 Giao diện điều khiển giám sát từ xa (Remote)

Trên hình 5.4 là màn hình giám sát từ xa được thiết kế và xây dựng giao diện bằng
Python. Người vận hành có thể dùng máy tính có kết nối mạng để điều khiển giám sát các
thông số năng lượng của nhà máy.

 Xuất báo cáo tự động


Dựa vào các thông số đọc về có thể xây dựng báo cáo tổng quan dựa trên các biểu
mẫu có sẵn để đánh giá:
Số liệu, biểu đồ so sánh năng lượng tiêu thụ các ngày trong tháng, các tháng trong
năm.
Tổng lượng điện tiêu thụ trong các ca (1,2,3) và trong 1 ngày.
Điện năng tiêu thụ ở các giờ cao điểm
Hiển thị tải tiêu thụ lớn nhất trong ca, ngày
Các bất thường của hệ thống.
Các thống kê về năng lượng chi tiết có thể xuất sang định dạng EXCEL, PDF hoặc
CSV.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 63
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Xuất và gửi email định kỳ các báo cáo năng lượng hàng ngày, tuần, tháng, khoảng
thời gian; các biểu đồ lịch sử thay đổi thông số năng lượng (excel, CSV, ...) như trên Hình
5.5 và Hình 5.6 dưới đây.

Hình 5. 5 Báo cáo tổng hợp

Hình 5. 6 Gửi email báo cáo năng lượng cho người vận hành giám sát

 Cảnh báo khi có sự cố


Hình 5.7 là giao diện màn hình cảnh báo sự cố. Giao diện này giúp đưa ra cảnh báo
một cách chính xác và nhanh chóng các sự cố như cảnh báo quá/thấp điện áp, quá dòng,
cosphi thấp, … các sự kiện quan trọng của hệ thống để có giải pháp kịp thời để khắc phục
sự cố.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 64
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Hình 5. 7 Cảnh báo khi có sự cố quá áp xảy ra

 Điều khiển các thiết bị làm việc tối ưu


Người vận hành có thể điều khiển các thiết bị đóng cắt khi cần thiết, ngoài ra hệ
thống cho phép điều khiển tốc độ bằng điều chỉnh giá trị tốc độ đặt của biến tần thông qua
màn hình giám sát. Để thực hiện việc điều khiển người vận hành phải đăng nhập vào tài
khoản và mật khẩu được cung cấp. Việc thực hiện điều khiển thông qua giao diện chỉ được
thực hiện khi công tắc Hand/UI đang ở vị trí 1 (Kích hoạt điều khiển UI).
Trong đề tài này, nhóm tác giả sử dụng tải động cơ 3 pha SIMOTICS GP 0.55kW
để mô phỏng cho đối tượng. Trên thực tế, tùy vào đối tượng mà người vận hành có thể thực
hiện các bài toán điều khiển từ xa phù hợp. Ở Hình 5.9 là màn hình điều khiển giám sát
thiết bị ở phạm vi nhà máy và từ xa.

Hình 5. 8 Màn hình điều khiển thiết bị và điều khiển tốc động động cơ

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 65
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Để mô phỏng việc điều khiển thiết bị, nhóm tác giả sử dụng đèn để thay thế cho
thiết bị khác nhau. Trên Hình 5.9, đèn 1 thể hiện trạng thái cho phép điều khiển
Local/Remote, đèn 2, đèn 3, đèn 4 đại diện cho những thiết bị trong thực tế.

Hình 5. 9 Điều khiển thiết bị trên màn hình giám sát

 Tạo được cơ sở dữ liệu về năng lượng nhà máy


Trong quá trình thực hiện giải pháp đã tạo được cơ sở dữ liệu (Database) về năng
lượng. Cơ sở dữ liệu này có thể kết hợp với cơ sở dữ liệu khác của nhà máy giúp việc quản
lý và xử lý dữ liệu đạt hiệu quả cao. Các bảng dữ liệu thông số điện năng được cho ở Hình
5.10
Nhóm đã tạo cơ sở dữ liệu bằng các bảng: dữ liệu theo ngày, theo tháng và
năm nên kỹ sư có thể tìm kiếm dữ liệu trong database theo từng ngày, theo tháng và
năm một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng nhiều cách.
Trong SQL server, nhóm đã tạo các chương trình tính toán tự động theo thời
gian (Jobs). Gồm có chương trình tính toán tự động từng ngày và từng tháng. Cứ
cuối ngày, chương trình sẽ tự động chạy để tính toán trung bình của ngày hôm đó và
lưu lại vào bảng dữ liệu tháng, tương tự với chương trình tính toán vào mỗi cuối
tháng. Việc này giúp tự động hóa trong việc tính toán dữ liệu thay vì kỹ sư phải tính
toán thủ công.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 66
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Hình 5. 10 Cơ sở dữ liệu về năng lượng xây dựng trên SQL

5.2. Đánh giá và phân tích tiêu chí kiểm thử cho sản phẩm
5.2.1. Phương pháp đánh giá
 Tính hiệu quả của hệ thống:
Sản phẩm dự án đảm bảo việc giám sát và điều khiển ở tại nhà máy và có khả năng
giám sát, điều khiển từ xa
 Độ chính xác của sản phẩm:
Việc thu thập, truyền, xử lý và giám sát dữ liệu phải đảm bảo chính xác, đầy đủ và
đáp ứng thời gian thực.
 Tính cấp thiết và khả năng thương mại hóa của sản phẩm:
Việc giám sát và quản lý năng lượng là vấn đề rất cần thiết hiện nay. Một số nhà
máy có lượng điện tiêu thụ cao, việc sử dụng và điều tiết năng lượng chưa hiệu quả thì đây
là giải pháp để tiết kiệm năng lượng, đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả và kinh tế cho nhà
máy.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 67
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Dự án phù hợp với các ứng dụng quản lý năng lượng nhà máy sản xuất, các quy
trình sản xuất, trang trại chăn nuôi, các tòa nhà văn phòng, …. Sản phẩm có thể tùy chỉnh
công nghệ linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng khác nhau.
 Chi phí, giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm cần phải cạnh tranh với những ứng dụng tương tự và đảm bảo
được tính kinh tế của việc sử dụng sản phẩm này so với các hình thức thủ công trước đây.

5.2.2. Tiêu chí kiểm thử


Kiểm thử là một trong những giai đoạn của quá trình phát triển dự án. Trước khi sản
phẩm được phát hành tất cả các chức năng cũng như giao diện của phần mềm đều cần qua
kiểm thử. Kiểm thử giao diện hiệu quả sẽ phát hiện ra được các sai sót này, tránh các lỗi
về giao diện khi phát hành sản phẩm.
Đề xuất tiêu chí kiểm thử:
 Đứng dưới vai trò của người sử dụng, kiểm tra tính dễ dàng thao tác hệ thống
 Trích xuất thử các mẫu báo cáo, đánh giá xem những mẫu báo cáo đó có đáp
ứng được yêu cầu và thông tin cần cung cấp hay chưa?
 Tiến hành thử lỗi, cảnh báo của hệ thống, xem xét tính đáp ứng kịp thời và
ổn định của hệ thống.
Nhóm đã tiến hành kiểm thử trên mô hình mô phỏng thực nghiệm với nhiều kết quả
đạt được tương đối tốt và được trình bày ở mục 5.1. Các báo cáo thể hiện đầy đủ thông số
năng lượng điện năng. Việc thu thập thông số thực hiển thị lên giao diện giám sát có tính
cập nhật và tính chính xác cao. Việc tiến hành thử lỗi, nhóm đã cài đặt thông số giới hạn
thấp để kiểm tra thử các cảnh báo lỗi. Nhìn chung, các cảnh báo lỗi đều đáp ứng kịp thời
và xuất hiện ngay trên màn hình tại bất cứ mục chức năng nào, giúp cho người vận hành
có thể nhận biết dễ dàng. Việc kiểm thử chỉ dừng lại ở thời lượng thấp (khoảng 1,5 tiếng),
do đó cần tiến hành kiểm tra với thời lượng lớn hơn và số lượng đồng hồ lớn hơn ở phạm
vi quy mô nhà máy.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 68
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

KẾT LUẬN CHUNG

Kết luận
Giải pháp điều khiển giám sát năng lượng nhà máy được ứng dụng cho các nhà máy,
xưởng sản xuất, có đơn vị tiêu thụ điện năng.
 Những lợi ích khi người dùng lựa chọn sử dụng giải pháp này:
 Giải pháp giúp thu thập, lưu trữ, theo dõi, hiển thị tất cả các dữ liệu liên quan
đến năng lượng điện một cách trực quan, cập nhật nhanh chóng và kịp thời
đáp ứng theo thời gian thực. Người vận hành có thể điều khiển giám sát trên
giao diện trực quan và cài đặt các thông số của hệ thống.
 Làm cơ sở cho người vận hành có biện pháp tối ưu lại hệ thống điện trong nhà
máy, cảnh bảo những bất thường và đề xuất lịch bảo trì thiết bị đảm bảo an
toàn cho hệ thống và người vận hành;
 Giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sử dụng điện năng, tiến dần hơn đến
xu hướng số hóa doanh nghiệp nhà máy. Ngoài ra có giúp tiết kiệm chi phí
nhân công so với việc giám sát thủ công.
 Hệ thống có thể linh hoạt với nhiều tùy chọn khác nhau của các loại thiết bị.
Do đó có thể đảm bảo việc lựa chọn thiết bị được tối ưu và có thể kế thừa các
thiết bị sẳn có ở nhà máy phục vụ cho dự án.
 Việc xây dựng cơ sở dữ liệu trên SQL sẽ đồng bộ với cơ sở dữ liệu của hệ
thống nhà máy.
 Việc lựa chọn giải pháp còn giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường của doanh nghiệp và các tiêu
chuẩn về việc tiết kiệm điện năng trong sản xuất của doanh nghiệp, nhà máy

Những điểm mới trong đề tài


Trên thực tế có nhiều giải pháp giám sát năng lượng cho nhà máy hay tòa nhà như
của ATPro, Siemens, Schneider, ABB ... Tuy nhiên ở đề tài này, nhóm đã đề xuất và xây
dựng giải pháp mới với những ưu điểm nổi bật như:

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 69
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

 Đảm bảo đầy đủ các chức năng chính của một hệ thống giám sát năng lượng
nhà máy và có thể mở rộng nhiều chức năng khác đáp ứng với từng hệ thống
nhà máy khác nhau.
 Về điều khiển giám sát: Giải pháp có thể điều khiển giám sát tại khu vực nhà
máy (Local) sử dụng phần mềm WinCC Unified hoặc từ xa chỉ cần có kết nối
mạng Internet (Remote) bằng cách ứng dụng IoT và tự xây dựng giao diện
riêng cho giải pháp sử dụng ngôn ngữ lập trình Python, phần mềm Qt Design,

 Liên kết dữ liệu lưu trữ trong PLC với công cụ Excel thông qua SIMATIC
WinCC Unified Reporting để dễ dàng phân tích, quản lý dữ liệu nhà máy.
 Với việc tự phát triển phần mềm điều khiển giám sát từ xa (GUI) giúp làm
chủ được công nghệ, tránh phụ thuộc vào các hãng nên dễ dàng mở rộng phạm
vi ứng dụng.
 Việc xây dựng cơ sở dữ liệu (Database) năng lượng của nhà máy giúp đảm
bảo tính an toàn thông tin, cũng như có thể lưu trữ được dữ liệu trong thời
gian dài.

Phạm vi ứng dụng


Các doanh nghiệp đang hướng đến áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001 nhằm tiết kiệm
chi phí, hướng tới hệ thống quản lý năng lượng theo các tiêu chuẩn tiên tiến, qua đó tăng
được lợi thế cạnh tranh, năng cao tính minh bạch. Do vậy, nhu cầu ứng dụng hệ thống giám
sát, đo lường, phân tích năng lượng điện, an toàn, tiết kiệm là xu thế tất yếu đối với các
đơn vị sử dụng điện.
Giải pháp có thể ứng dụng đối với các nhà máy sản xuất, có doanh nghiệp sử dụng
điện năng; các nhà máy điện; tòa nhà; các trang trại sản xuất, …
Phần mềm có thể mở rộng và tùy chỉnh theo từng nhu cầu sử dụng năng lượng điện
khác nhau với từng lĩnh vực, doanh nghiệp. Phần cứng có thể mở rộng tùy theo quy mô
nhà máy và có thể tích hợp với hệ thống sẵn có. Ngoài việc giám sát các thông số điện
năng, hệ thống còn có thể mở rộng giám sát các thông số nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, … theo
từng ứng dụng cụ thể.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 70
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

Hướng phát triển của đề tài


(1) Tích hợp thêm một số giải pháp điều khiển để tối ưu chất lượng điện năng.
(2) Nghiên cứu và tìm ra thuật toán có thể phân tích, chẩn đoán, dự báo các sự cố
có thể xảy ra, đưa ra những đề xuất giúp cho người vận hành dễ dàng đưa ra quyết định
can thiệp chính xác và kịp thời.

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 71
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình thực hiện giải pháp, nhóm đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận
dụng các kiến thức đã học áp dụng vào thực tế. Thật sự rất may mắn khi nhóm đã có được
rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ, cung cấp thêm nhiều kiến thức, kĩ năng cũng như nhận được
rất nhiều sự chia sẽ những kinh nghiệm và bài học thực tế đến từ Giảng viên TS Trương
Thị Bích Thanh _ Khoa Điện _ Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng và KS Hồ
Văn Phước _ Công ty TNHH Kỹ thuật Công Nghệ Điện Tự Động Biển Đông (ESTEC) –
Đà Nẵng.
Trong suốt thời gian theo học tại Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng,
chúng em nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và đồng hành từ quý Thầy Cô và các bạn
sinh viên. Nhóm chúng em xin cám ơn Ban giám hiệu cùng quý Thầy Cô đã nhiệt tình giúp
đỡ, giúp chúng em trang bị nhiều kiến thức cũng cung cấp nhiều cơ sở vật chất, trang thiết
bị trong quá trình học tập. Chúng em xin chúc các quý Thầy Cô, cán bộ nhân viên Nhà
trường vẫn sẽ luôn giữ được động lực để truyền đạt và thúc đẩy các thế hệ sau phát triển
hơn nữa.
Trên đây là những tổng kết về giải pháp điều khiển giám sát năng lượng nhà máy
mà nhóm nghiên cứu. Chúng em rất hi vọng sẽ nhận được sự góp ý, những đóng góp, bổ
sung của hội đồng bảo vệ để đề tài của nhóm hoàn thiện hơn. Chúng em cũng xin dành
những lời cám ơn đến với quý thầy cô và doanh nghiệp trong hội đồng bảo vệ đã có những
đánh giá và ý kiến đóng góp cho đề tài.
Chúng em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước Trang 72
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

DANH MỤC THAM KHẢO

[1] Alfonso Reyes, “IEEE Recommended Practice for Monitoring Electric Power
Quality IEEE Standards Coordinating Committee 22 on Power Quality IEEE Standards
Board”
[2] Roger C. Dugan/ Mark F. McGranaghan/ Surya Santoso/ H. Wayne Beaty,
“Electrical Power Systems Quality, Second Edition”
[3] ACROMAG INCORPORATED, “BusWorks®900EN Series 10/100M
Industrial Ethernet I/O Modules w/ Modbus _Introduction to Modbus TCP/IP”
[4] Gustavo Vattuone, “POWER QUALITY Energy Efficiency Reference Guide”
[5] B. Alexander, “Smart meters, real time pricing, and demand response
programs: Implications for low income electric customers”
[6] Neha Kaushik, “Power quality, its problem and power qualitymonitoring”
[7] support.industry.siemens.com, “Speed Control of a G120 (Startdrive) with S7-
1500 (TO) via PROFINET or PROFIBUS with Safety Integrated (via Terminal) and HMI”
[8] support.industry.siemens.com, “s71500_communication_function_manual_en-
US_en-US”
[9] Trần Văn Hiếu, “Mạng truyền thông công nghiệp_plcvietnam.com”
[10] Senior Member, IEEE, Murat Kuzlu, Member, IEEE, and Saifur Rahman,
Fellow, IEEE, “An Algorithm for Intelligent Home Energy Management and Demand
Response Analysis Manisa Pipattanasomporn”
[11] “Số hóa hệ thống giám sát điện năng trong nhà máy Make in Vietnam”,
https://khcncongthuong.vn/tin-tuc/t12371/so-hoa-he-thong-giam-sat-dien-nang-trong-
nha-may-make-in-vietnam.html
[12] “Visualization with SIMATIC WinCC Unified System”,
https://new.siemens.com/global/en/products/automation/simatic-hmi/wincc-unified.html
[13] “Learn SQL: What You Should Know About SQL Before Getting Started”,
https://bootcamp.berkeley.edu/resources/coding/learn-sql/

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước
Capstone Project: “Giải pháp giám sát và điều khiển năng lượng nhà máy”

PHỤ LỤC

Nội dung báo cáo cũng như các tài liệu về đồ án tốt
nghiệp với đề tài “Giải pháp giám sát và điều khiển năng
lượng nhà máy” sẽ được nhúng vào mã QR bên cạnh.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: Hướng dẫn: TS Trương Thị Bích Thanh – KS Hồ Văn Phước

You might also like