Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

1. Quá trình chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.

Ăngghen (1841 - 1844)


C.Mác là con một nhà quý phái, Ph.Ăngghen là con một nhà tư bản, nhưng hai ông đã hoàn
toàn dâng mình cho cách mạng và trở thành những người sáng lập chủ nghĩa cộng sản.
Cụ thể trong mục này ta tìm hiểu về quá trình chuyển biến tư tưởng của C.Mác và
Ph.Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và lập trường dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật
và lập trường cộng sản chủ nghĩa (1842 - 1844).
- Giới thiệu bước đầu hoạt động chính trị - xã hội và khoa học của C.Mác và Ph. Ăngghen.
Khuynh hướng tư tưởng, chính trị của C.Mác thời niên thiếu chịu ảnh hưởng của môi trường
sống, tư tưởng duy lý và chủ nghĩa tự do về tôn giáo; hoạt động chính trị của người cha và
ảnh hưởng của một số giáo viên có tư tưởng dân chủ. Năm 1837, C.Mác làm quen với triết
học Hêghen, tham gia phái Hêghen trẻ. Năm 1841, C.Mác nhận học vị tiến sỹ triết học với
luận án Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Êpiquya với triết học tự nhiên của Đêmôcrít
tại trường Đại học Tổng hợp Iêna.
Sự chuyển biến tư tưởng có nội dung hơn và sự chuyển biến thế giới quan triết học ở C.Mác
bước đầu chỉ thực sự diễn ratrong thực tiễn đấu tranh thông qua báo chí, trong thời kỳ ông
làm việc ở báo Sông Ranh (5/1842-4/1843). Chính trong thực tiễn này mà C.Mác nhận thức
được những mối quan hệ vật chất của đời sống xã hội, tạo ra sự chú ý đến vai trò của lợi ích
kinh tế và sở hữu; nhận thức đầy đủ hơn về những hạn chế của triết học Hêghen, tính phản
động, bảo thủ của nhà nước Phổ. Đụng chạm đến những mâu thuẫn thực tế của xã hội, với
những vấn đề về kinh tế, C.Mác viết những bài báo như Nhận xét bản chỉ thị mới nhất về chế
độ kiểm duyệt của Phổ, Tuyên ngôn triết học của trường phái lịch sử pháp quyền, Những
cuộc tranh luận về luật cấm trộm củi rừng[3] v.v để thể hiện quan điểm của mình về tình cảnh
quẫn bách của quần chúng lao động, bảo vệ lợi ích của những con người nghèo khổ, những
người lao động, đấu tranh vì tự do và dân chủ.
C.Mác đặt cho mình nhiệm vụ tìm những động lực thật sự để biến đổi thế giới bằng cách
mạng. Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1843, C.Mác nghiên cứu lại mang tính phê phán Triết
học pháp quyền của Hêghen, ông viết Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen
để phê phán học thuyết Hêghen về nhà nước và pháp luật (về thực chất tóm tắt những quan
niệm duy tâm của Hêghen về xã hội) và qua đó phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen.
Trong sự đối lập với Hêghen, C.Mác đi tới kết luận, không phải nhà nước quy định xã hội
công dân, mà ngược lại, xã hội công dân quy định nhà nước. Việc làm nổi bật vai trò quyết
định của mối quan hệ vật chất đối với sự phát triển của lịch sử đã mở ra con đường khắc phục
quan niệm duy tâm của Hêghen về xã hội, làm tăng xu hướng duy vật trong tư tưởng và là
điểm xuất phát nhận thức duy vật về lịch sử của C.Mác trong tương lai.
- Giới thiệu sự chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ lập
trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa của C.Mác và Ph.Ăngghen.

You might also like