Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

---------------------

MÔN HỌC: LOGISTICS

GVHD:THS. ĐINH VĂN HIỆP

BÀI BÁO CÁO CÁ NHÂN

Đề tài: Kho bãi


Bùi Thị Thúy Phương – 2041214069

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2023

1
C
MỤC LỤC
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................................................................................ 3
1.1 Khái niệm....................................................................................................................................................................... 3
1.2 Vai trò của kho bãi ........................................................................................................................................................ 3
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kho bãi ............................................................................................................ 4
1.3.1 Vi mô ...................................................................................................................................................................... 4
1.3.2 Vĩ mô ...................................................................................................................................................................... 4
1.3.3 Nội bộ ..................................................................................................................................................................... 4
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHO BÃI .................................................................................................. 5
2.1 Quy trình nhập kho thành phẩm ................................................................................................................................. 5
2.2 Quy trình lưu kho và bảo quản hàng hóa ................................................................................................................... 7
2.3 Quy trình xuất kho........................................................................................................................................................ 9
2.4 Biễu mẫu ...................................................................................................................................................................... 11
2.5 Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động..................................................................................................................... 17
2.5.1 Ưu điểm ................................................................................................................................................................... 17
2.5.2 Nhược điểm............................................................................................................................................................. 17
3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ..................................................................................................................... 17
3.1 Giải pháp nhằm loại bỏ sai sót .................................................................................................................................. 17
3.2 Giải pháp để tối ưu hóa không gian ......................................................................................................................... 17
3.3 Giải pháp tăng năng suất làm việc ........................................................................................................................... 17
3.4 Giải pháp giảm tồn kho ............................................................................................................................................. 17
3.5 Giải pháp tối ưu thời gian ......................................................................................................................................... 17
4. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 18
4.1 Kiến nghị ...................................................................................................................................................................... 18
4.2 Kết luận ........................................................................................................................................................................ 18

2
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm
Kho bãi
Kho bãi là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyên nvật liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm... trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây
chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí
của các hàng hóa được lưu kho.
1.2 Vai trò của kho bãi
• Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hoá: Nhu cầu tiêu dùng
có thể biến thiên theo mùa vụ và có những dao động khó lường. Các nguồn cung cũng luôn
có những diễn biến phức tạp trong khi hoạt động sản xuất cần được duy trì liên tục để đảm
bảo chất lượng ổn định với chi phí hợp lí, do vậy lượng dự trữ nhất định trong kho giúp
doanh nghiệp có thể đối phó được với những thay đổi bất thường của điều kiện kinh doanh
phòng ngừa rủi ro và điều hoà sản xuất.
• Góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối: Nhờ có kho nên có thể chủ
động tạo ra các lô hàng với quy mô kinh tế trong quá trình sản xuất và phân phối nhờ đó
mà giảm chi phí bình quân trên đơn vị. Hơn nữa kho góp phần vào việc tiết kiệm chi phí
lưu thông thông qua việc quản lý tốt định mức hao hụt hàng hoá, sử dụng tiết kiệm và hiệu
quả cơ sở vật chất của kho.
• Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thông qua việc đảm
bảo hàng hoá sẵn sàng về số lượng, chất lượng và trạng thái lô hàng giao, góp phần giao
hàng đúng thời gian và địa điểm.
• Hỗ trợ việc thực hiện quá trình “logistics ngược” thông qua việc thu gom, xử lý, tái sử
dụng bao bì, sản phẩm hỏng, sản phẩm thừa…
Trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp cần cố gắng giảm bớt nhu cầu về kho bãi khi có
thể. Điều này đòi hỏi phải nắm vững mối liên hệ của kho với các hoạt động logistics khác.
• Mối liên hệ giữa kho với vận chuyển: Nhờ cả hai hệ thống kho ở đầu vào và đầu ra của
quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí vận tải. Người ta có thể lập
những kho thu gom, tổng hợp hàng hóa gần nguồn cung cấp, để tiết kiệm chi phí vận chuyển
vật tư phục vụ đầu vào. Cụ thể, vật tư từ các nhà cung cấp, với từng lô hàng nhỏ sẽ được
vận chuyển bằng phương tiện vận tải nhỏ đến tập trung ở kho. Tại đó sẽ tiến hành gom
thành các lô lớn, rồi dùng phương tiện đủ lớn thích hợp để vận chuyển. Tương tự, có thể
xây dựng những kho thành phẩm gần thị trường tiêu thụ. Sản phẩm sẽ được tập trung ở các
kho, tại đây chúng được phân thành những lô hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng
trên địa bàn kho được phân công phụ trách, rồi được vận chuyển bằng những phương tiện
có trọng tải thích hợp đến cho khách hàng. Như vậy, nhờ bố trí hệ thống kho hợp lý ta có
thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
• Mối liên hệ giữa kho với sản xuất: Giữa kho, chi phí quản lý kho và chi phí sản xuất có
mối liên hệ rất mật thiết, đòi hỏi phải quan tâm nghiên cứu để tìm ra lời giải tối ưu. Nếu
nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, bám sát những thay đổi của thị trường, tổ chức sản xuất
từng lô hàng nhỏ, thì sẽ không có hàng tồn kho. Nhờ đó chi phí quản lý kho sẽ giảm, nhưng
ngược lại chi phí sản xuất sẽ tăng, do phải thay đổi trang thiết bị cùng các yếu tố đầu vào
khác. Nói chung, chi phí sản xuất 1đơn vị sản phẩm luôn tỷ lệ nghịch với quy mô sản xuất.
3
Chưa kể đến trường hợp, hàng không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, khách sẽ chuyển
sang mua sản phẩm khác có tính năng tương đương, mất khách là thiệt hại lớn nhất đối với
nhà cung cấp.
• Mối quan hệ giữa kho với các dịch vụ khách hàng: Nhờ có các kho hàng dự trữ mới có
thể đáp ứng kịp thời được nhu cầu của khách. Con người không thể dự báo hết được những
tìn huống bất trắc, chính vì vậy, để phục vụ khách hàng tốt nhất thì cần có hệ thống kho để
lưu trữ hàng hoá.
• Mối liên hệ giữa kho và tổng chi phí logistics: Chi phí quản lý kho và chi phí dự trữ có
mối quan hệ chặt chẽ với các khoản chi phí khác của hoạt động logistics, nên không thể tuỳ
tiện tăng lên và cắt giảm. Cần xác định số lượng kho, bố trí mạng lưới kho sao cho phục vụ
khách hàng được tốt nhất với tổng chi phí logistics thấp nhất.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kho bãi
1.3.1 Vi mô
- Thị trường mục tiêu
• Quá trình phát triển thị trường của doanh nghiệp: tăng số điểm nhu cầu, tăng qui mô
và cơ cấu nhu cầu
• Tăng trưởng qui mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường mục tiêu
• Nhu cầu về dịch vụ logistics của khách hàng: mặt hàng, thời gian, địa điểm,....
- Nguồn hàng
• Số lượng hàng hóa và nguồn hàng trên thị trường
• Vị trí phân bố nguồn hàng về địa điểm và khoảng cách.
1.3.2 Vĩ mô
- Điều kiện giao thông vận tải
• Mạng lưới các con đường giao thông từ kho đến các cảng vận chuyển.
• Hạ tầng cơ sở kĩ thuật của các bến cảng, sân bay, ga tàu,…
• Sự phát triển các loại phương tiện vận tải.
• Cước phí vận chuyển: Phải xem xét xu hướng chuyển dịch chi phí vận tải khi xác định
địa điểm phân bố giữa nguồn và thị trường. Nếu xu hướng giảm thì nên đặt vị trí phân
bố ở ngay khu vực nhu cầu thị trường.
1.3.3 Nội bộ
• Các thức tổ chức lãnh đạo, và kiểm soát của bộ phận quản lý doanh nghiệp
• Nguồn lực cua doanh nghiệp (tài chính, khả năng huy động vốn, cơ sở hạ tầng, máy
móc thiết bị,…)
• Trình độ và năng lực làm việc của các nhân viên.

4
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHO BÃI
2.1 Quy trình nhập kho thành phẩm

BƯỚC
LƯU ĐỒ BỘ PHẬN TÀI LIỆU/
THỰC
QUY TRÌNH NHẬP KHO THỰC HIỆN BIỂU MẪU
HIỆN

Phiếu yêu
Nhận yêu cầu
cầu nhập kho
nhập kho 1
(PYCNK)

No

KT
2

Yes
Thủ kho
Phiếu giao
Nhận hàng 3 nhận (PGN)

No

KT 4

Yes

Lập phiếu nhập kho, Phiếu nhập


in phiếu
5 Kế toán kho
kho (PNK)

Nhập kho 6 Thủ kho Thẻ kho

Cập nhật 7 Kế toán kho


thông tin

5
Phân tích hoạt động nhập kho thành phẩm

❖ Bước 1: Nhận yêu cầu nhập kho


Nhân viên phụ trách nhập kho hoặc người mua hàng sẽ lập mẫu yêu cầu nhập kho.
Sau đó, chuyển cho thủ kho.
❖ Bước 2: Kiểm tra yêu cầu
Thủ kho tiến hành kiểm tra thông tin về thời gian nhập, loại hàng và số lượng cụ thể sẽ
nhập.
Nếu có sai sót về các điều kiện nhập hàng hoặc kho hàng chưa sẳn sàng, thủ kho sẽ thông
báo ngay với bộ phận liên quan để khắc phục kịp thời.
Nếu các thông tin đã chính xác, thủ kho ký duyệt và chuyển cho kế toán kho, đồng thời
thông báo đến các bộ phận nhân sự kho, chất xếp để chuẩn bị nhận hàng.
❖ Bước 3: Nhận hàng
Thủ kho tiến hành nhận hàng theo đúng thông tin, ngày giờ trong phiếu yêu cầu nhập kho
đã được duyệt.
❖ Bước 4: Kiểm tra hàng
Thủ kho căn cứ phiếu đề nghị nhập kho hoặc phiếu đề nghị mua hàng ban đầu, tiến hành
đối chiếu với số lượng, chất lượng hàng phía nhập vào. Nếu có bất kỳ hư hỏng hoặc sai lệch
nào thì phải lập biên bản và thông báo lại ngay với đơn vị đề xuất nhập hàng để kịp thời
khắc phục hoặc nhập lại đủ nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn. Sau đó nhận từ nhà cung cấp
hóa đơn (phiếu giao nhận) của mặt hàng.
❖ Bước 5: Lập giao dịch nhập mua, in phiếu
Khi việc kiểm kê hoàn tất và không có sai lệch, toàn bộ thông tin giấy tờ sẽ được chuyển
cho bộ phận kế toán để đối chiếu lại một lần nữa trước khi lập giao dịch mua và in phiếu
nhập kho.
Phiếu nhập kho gồm 3 liên, có chữ ký xác nhận của thủ kho và bên giao hàng (hoặc có thêm
kế toán). Một liên thủ kho lưu lại, một liên do kế toán giữ và liên cuối cùng đưa lại cho
người giao hàng.
Ở một số công ty thì việc lập phiếu nhập kho sẽ do thủ kho đảm nhận luôn, tùy quy định
của từng đơn vị.
❖ Bước 6: Hoàn thành nhập kho
Căn cứ vàp phiếu nhập kho, thủ kho tiến hành nhập kho thành phẩm, sắp xếp vào các khu
vực phù hợp, sau đó ghi nhận thông tin vào thẻ kho.
❖ Bước 7: Cập nhật thông tin
Tất cả thông tin của hàng hóa sau đó được kế toán kho cập nhật ngay vào hệ thống quản lý
kho hàng (excel hoặc phần mềm quản lý).

6
2.2 Quy trình lưu kho và bảo quản hàng hóa

BỘ PHẬN
BƯỚC TÀI LIỆU/
LƯU ĐỒ QUY TRÌNH LƯU KHO VÀ BẢO QUẢN HÀNG HÓA THỰC
THỰC HIỆN BIỂU MẪU
HIỆN

Nhập kho
1 Sơ đồ kho

Bảo quản, chăm


sóc hàng hóa 2

Kiểm tra Thủ kho và


hàng 3
các nhân
viên kho

Tổng hợp lô hàng 4

Đơn đặt hàng


(DDH)

Đóng gói và xuất kho 5

Thống kê,
6 Kế toán kho
báo cáo

7
Phân tích hoạt động lưu kho, bảo quản hàng hóa

❖ Bước 1: Nhập kho


Nhập hàng, chất xếp hàng hoá hợp lý ở kho sao cho đảm bảo thuận tiện cho việc bảo quản
hàng hoá, tiếp nhận và phát hàng, đồng thời tận dụng tốt nhất diện tích và dung tích kho
hàng hoá. Theo dõi hàng dựa vào sơ đồ kho
❖ Bước 2: Bảo quản, chăm sóc hàng hóa
Hàng hoá trong thời gian bảo quản tại kho, dưới ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài có
thể bị suy giảm số lượng và chất lượng. Để tạo nên điều kiện thích hợp bảo quản hàng
hoá, phát hiện hàng hoá bị giảm sút chất lượng, đề phòng mất mát, phải sử dụng một hệ
thống các mặt công tác: Quản lý nhiệt độ, độ ẩm (thông gió, hút ẩm); vệ sinh, sát trùng ở
kho; phòng cháy, chữa cháy, phòng gian bảo mật; giám sát chất lượng hàng hoá. Bên cạnh
đó, phải đảm bảo sao cho hao hụt ở mức thấp nhất.
❖ Bước 3: Kiểm tra hàng
Tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa và đối chiếu với số liệu nhập kho.
Nếu hàng hóa bị thất thoát, suy giảm chất lượng, thủ kho phải báo ngay với cấp trên để
tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục, tách biệt những hàng hóa bị hư hỏng để kiểm tra và
nhập thêm hàng để bổ sung.
Khi có đơn đặt hàng, cần tiến hành kiểm tra hàng tồn kho để đảm bảo đủ số lượng để cung
cấp cho khách hàng, nếu không đủ thì phải lên kế hoạch nhập hàng bổ sung.
❖ Bước 4: Tổng hợp lô hàng
Tổng hợp lô hàng, hình thành lô hàng theo yêu cầu đơn hàng. Việc biến đổi hàng hoá là
cần thiết, vì hàng hoá nhập kho là theo yêu cầu của kho và doanh nghiệp đã được ghi
trong hợp đồng mua bán, còn hàng hoá giao từ kho là theo yêu cầu của khách hàng.
Bước 5: Đóng gói và xuất kho
Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị hàng, nhân viên tiến hành xếp hàng hóa theo thứ tự đơn
hàng để thuận tiện trong việc vận chuyển và tiết kiệm thời gian, đơn hàng giao trước sẽ
được xếp trước.
❖ Bước 6: Thống kê, báo cáo
Hàng hóa sau khi được nhập kho, xuất kho, tổn hao vì hư hỏng cần được thống kê và báo
cáo thường xuyên, cập nhật lên hệ thống để dễ dàng quản lý.

8
2.3 Quy trình xuất kho

BƯỚC
LƯU ĐỒ BỘ PHẬN TÀI LIỆU/
THỰC
QUÁ TRÌNH XUẤT KHO THỰC HIỆN BIỂU MẪU
HIỆN

Yêu cầu xuất kho/


đơn đặt hàng 1

Kế toán kho

KT 2
Đơn đặt hàng
(DDH)

Kiểm tra
hàng tồn 3 Thủ kho
kho

Lập phiếu xuất 4 Kế toán kho


kho, hóa đơn
Phiếu xuất
kho (PXK)

Đơn đặt hàng


(DDH)
Xuất kho 5 Thủ kho

Cập nhật
6 Kế toán kho
thông tin

9
Phân tích quy trình hoạt động xuất kho

❖ Bước 1: Nhận yêu cầu xuất kho


Bộ phận kinh doanh hoặc đơn vị chịu trách nhiệm hoạt động xuất kho gửi lệnh xuất hàng
cho kèm theo đơn hàng bán cho kế toán kho.
❖ Bước 2: Kiểm tra đơn hàng
Kế toán kho tiến hành kiểm tra thông tin mặt hàng, giá hàng, thành tiền, địa chỉ,…
Nếu có sai sót về các thông tin hoặc kho hàng chưa sẳn sàng, thủ kho sẽ thông báo ngay
với bộ phận liên quan để khắc phục kịp thời.
Nếu các thông tin đã chính xác, kế toán kho chuyển cho thủ kho, đồng thời thông báo đến
các bộ phận nhân sự kho, chất xếp để chuẩn bị xuất hàng.
❖ Bước 3: Kiểm tra tồn kho
Sau khi nhận phiếu đề nghị xuất kho, thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra hàng tồn kho, cụ thể là
kiểm kê hàng hóa và cần xuất để xác định xem số lượng trong kho có đáp ứng được yêu
cầu xuất kho hay không. Nếu thiếu hàng, cần thông báo ngay cho các phòng ban liên quan
để xử lý, nhập thêm hàng đúng chủng loại và số lượng cần thiết, đàm phán gia hạn hợp
đồng bán hàng.
Trường hợp hàng hóa đầy đủ sẽ tiến hành xuất kho.
❖ Bước 4: Lập phiếu xuất kho, in phiếu
Căn cứ thông tin trên phiếu đề nghị xuất kho đã được duyệt hoặc trên đơn hàng bán, kế
toán kho lập phiếu xuất kho (hóa đơn bán hàng).
Sau đó chuyển cho thủ kho để thực hiện lấy hàng, xuất kho theo yêu cầu.
Phiếu xuất kho này tùy theo cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mà có thể in thành nhiều
liên. Trong đó một liên lưu kế toán giữ, một liên chuyển cho thủ kho thực hiện xuất kho
và một liên giao cho bộ phận vận chuyển tiếp nhận hàng.
❖ Bước 5: Xuất kho
Thủ kho dựa vào thông tin trên phiếu xuất kho (đã có đầy đủ xác nhận của các quản lý bộ
phận liên quan: kế toán, thủ kho, nhận hàng) để lấy hàng và sắp xếp hàng hóa theo yêu
cầu; kiểm tra chất lượng và tình trạng thực tế hàng hóa trước khi xuất và thực hiện bốc
xếp lên phương tiện vận tải nếu cần thiết
❖ Bước 6: Cập nhật thông tin
Kế toán kho cập nhật lại nhật ký xuất kho, hạch toán hàng xuất.
Thủ kho ghi lại thẻ kho và xác định lượng tồn kho. Số liệu phải được thống nhất và ghi
nhận chính xác giữa các bên.
Nhằm tăng hiệu quả trong kiểm soát hàng hóa, định kỳ cần đối chiếu số liệu ghi nhận giữa
kế toán kho và thủ kho. Nếu phát hiện sai lệch cần tìm hiểu ngay nguyên nhân để tránh
thất thoát hàng hóa, vật tư tại doanh nghiệp.

10
2.4 Biễu mẫu
2.4.1 Biễu mẫu PDNNK

11
2.4.2 Biễu mẫu PGN

12
2.4.3 Biểu mẫu PNK

13
2.4.4 Biểu mẫu DDH

14
2.4.5 Biễu mẫu PXK

15
2.4.6 Biễu mẫu TK

16
2.5 Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động
2.5.1 Ưu điểm
❖ Có nhiều thời gian để theo dõi hàng trong kho. Do đó, việc kiểm soát về chất lượng, tính
sẵn có và an toàn của sản phẩm được đảm bảo.
❖ Linh hoạt tối đa trong việc định vị và di chuyển hàng hóa vì chúng ta có thể tự do quyết
định vị trí phù hợp nhất cho từng loại hàng.
2.5.2 Nhược điểm
❖ Dễ sai sót và không đồng nhất trong quá trình kiểm tra, phân loại, giấy tờ,…
❖ Không tối ưu hóa được không gian, có thể dẫn đến tình trạng quá tải.
❖ Năng suất làm việc của nhân viên thấp, doanh nghiệp sẽ phải tốn kém nhiều chi phí nhân
sự nhưng hoạt động lại không hiệu quả
❖ Dễ xảy ra tình trạng tồn kho.
❖ Lãng phí thời gian vì có thời điểm quá tải (quá nhiều hàng hóa cần nhập/xuất), có thời
điểm lại nhàn rỗi.

3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG


Sử dụng các giải pháp Lean Manufacturing
3.1 Giải pháp nhằm loại bỏ sai sót
Thực hiện chuẩn hóa quy trình.
Trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả cho tất cả các thao tác do nhân viên
thực hiện. Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách nhân viên thực hiện công việc
3.2 Giải pháp để tối ưu hóa không gian
Cài đặt hệ thống quản lý không gian nhà kho và rãnh tự động để biết được vị trí đặt hàng tốt
nhất dành cho từng loại sản phẩm khác nhau nhằm sử dụng tối đa không gian. Sử dụng ứng
dụng và thiết bị di động nhập hàng để chỉ đạo nhân viên lưu trữ hàng hóa vào đúng vị trí.
3.3 Giải pháp tăng năng suất làm việc
Tạo môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái. Đưa ra các chế độ đãi ngộ, lương thưởng, tuyên
dương nhân viên xuất sắc,…Đồng thời tổ chức các buổi huấn luyện nhân sự giúp họ học tập
cách thức làm việc hiệu quả hơn.
3.4 Giải pháp giảm tồn kho
Sử dụng mô hình “Kéo” (Pull)
Chỉ nhập hàng hóa khi có đơn đặt hàng từ khách hàng, tránh được việc tồn kho và tiết kiệm chi
phí, thời gian bảo quản hàng hóa.
3.5 Giải pháp tối ưu thời gian
Kết hợp với mô hình “Kéo” để tập trung các đơn hàng vào một thời gian nhất định.
Duy trì nhịp sản xuất bắt buộc để tránh thời gian nhàn rỗi.
Sử dụng công cụ 5S để tiêu chuẩn hóa nơi làm việc, giảm lãng phí.
Luôn áp dựng Phương pháp phát hiện lãng phí 5W+1H để phát hiện nguyên nhân và khắc phục
kịp thời.

17
4. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
4.1 Kiến nghị
Quản lý kho hàng là công việc phải đối mặt với nhiều khó khăn: thiếu hụt hàng hóa, tốn
kém nhân lực, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác của công ty,... Hiện
nay nhiều doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục quản lý các kho hàng bằng cách truyền thống
dẫn đến nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều doanh nghiệp đã áp dụng Lean
Manufacturing vào hoạt động kho bãi.
Việc ứng dụng LM làm tính hiệu quả, nhất quán và kiểm soát chất lượng cho quy trình, di
chuyển hàng hóa đến kho với tốc độ tối đa, đồng thời cải thiện các giai đoạn của quy trình
bằng công cụ chuẩn hóa, phương pháp 5S, Pull và Kanban,…
4.2 Kết luận
Kho bãi đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối
của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ
và vị trí của các hàng hóa được lưu kho. Với vai trò giảm chi phí, hỗ trợ cung cấp dịch vụ,
là trung gian giữa quá trình sản xuất và tiêu thụ. Hệ thống kho bãi luôn cần được cải thiện
để giảm thiểu thời gian, nhân lực và chi phí bằng những giải pháp, công cụ chuẩn hóa, sắp
xếp, vận chuyển, kiểm tra. Giúp các doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện, phát triển để
đạt được hiệu suất mong muốn và mức độ chính xác tối ưu.

18

You might also like