Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

SÓNG

(Xuân Quỳnh)

I) TÌM HIỂU CHUNG


1) Tác giả
a) Cuộc đời
- Tên thật: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988)
- Quê: La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây
- Xuất thân: gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội
- Diễn viên múa, biên tập viên, Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa III
- Mất cùng chồng và con trai út (Lưu Quỳnh Thơ) vì tai nạn giao thông tại đầu cầu
Phú Lương, thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Hưng (29/8/1988)
b) Sự nghiệp sáng tác
- Hoa dọc chiến hào (1968)
- Gió Lào cát trắng (1974)
- Lời ru trên mặt đất (1978)
- Tự hát (1984)
- Hoa cỏ may (1989) và một số sáng tác cho thiếu nhi
c) Phong cách sáng tác
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên,
tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc
bình dị đời thường.

2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác vào đêm 29/12/ 1967 trong chuyến đi thực tế của nhà thơ tại vùng biển
Diêm Điền (Thái Bình)
- Đây là lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ bước vào giai đoạn ác liệt. Qua bài thơ
Xuân Quỳnh cho thấy, giữa khói lửa chiến tranh, người Việt Nam không chỉ cầm
sung để bảo vệ quê hương mà còn cầm bút làm thơ để thể hiện khát vọng của tâm
hồn.
- Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu.
=> Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh
b. Thể loại

1
- Thơ năm chữ
c. Xuất xứ
- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968)
d) Bố cục
- Khổ 1,2,3,4: Những nét tương đồng giữa sóng và tình yêu
- Khổ 5,6,7: Những biểu hiện của tình yêu qua hình tượng sóng
- Khổ 8,9: Những suy ngẫm về cuộc đời và khát vọng tình yêu
e) Âm điệu của sóng
- Bài thơ có âm điệu như tiếng song giữa biển khơi và nhịp đập của trái tim người
phụ nữ đang yêu.
- Làm được điều ấy là do Xuân Quỳnh đã:
+ Vận dụng thành công thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt
+ Sử dụng sáng tạo các cặp từ, cặp câu đối xứng liên tiếp nhau như những
con song trập trùng, vô tận.
f) Kết cấu và ý nghĩa hình tượng
- Sóng: là hình tượng nghệ thuật ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu được
diễn tả chân thực, sinh động, có tâm hồn, tính cách và trạng thái cảm xúc.
- Em: là người con gái đang yêu – một tình yêu đắm say nhưng tỉnh táo, nồng nhiệt
nhưng dè dặt, tin tưởng nhưng vẫn biết hoài nghi.
=> Sóng và em lúc song hành, đối sánh, khi hòa nhập vào nhau. Cả hai đều là hóa
thân của Xuân Quỳnh tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho bài thơ.
g) Chủ đề: Bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ: thiết tha, nồng nàn, chung
thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó
thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của đời người.

II) ĐỌC HIỂU VĂN BẢN


1) Những nét tương đồng giữa sóng và tình yêu
a) Cảm nhận tình yêu (khổ 1)
 Hai câu đầu:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
- Tiểu đối “Dữ dội - dịu êm; ồn ào - lặng lẽ”: mở đầu bằng 4 tính từ: diễn tả trạng
thái đối nghịch của sóng biển và của sóng lòng, của thiên nhiên và lòng người.
+ Mỗi khi biển động, sóng trào lên giận dữ đến “dữ dội, ồn ào”, lúc trời êm
bể lặng, sóng lại “dịu êm, lặng lẽ” vỗ bờ
2
+ Ẩn dụ cho sự thất thường phức tạp của lòng người con gái: vừa dữ dội
mãnh liệt, vừa dịu dàng sâu lắng; vừa đắm say vừa dè dặt, hoài nghi.
- Cặp hình ảnh song hành: Sóng – em
+ Khi phân đôi: soi chiếu vào nhau để tìm sự tương đồng
+ Khi hòa hợp: tạo sự cộng hưởng
 Hai câu tiếp:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
- Ẩn dụ: “Sông” (tình yêu vị kỉ) – “không hiểu mình”, “Sóng (trái tim phụ nữ), tìm
ra “bể” (tình yêu cao thượng)
- Sóng và tình yêu đều khát khao hướng tới những cái lớn lao, cao cả vì:
+ Sóng: không chấp nhận cuộc sống chật hẹp của sông -> tìm ra biển lớn để
nhận thức sức mạnh ẩn tàng và khao khát cháy bỏng. Hành trình tự đi tìm hiểu
mình, vượt khỏi thế giới chật hẹp để đến với thế giới rộng lớn.
+ Em: mong muốn hiểu mình đến với tình yêu để khám phá tâm hồn mình,
khát khao sự đồng cảm, đồng điệu trong tình yêu.
=> Hành trình “tìm ra tận bể” của sóng cũng là hành trình tự nhận thức
chính mình của người phụ nữ, nhận thức giá trị đích thực của tình yêu. Đó là
hành trình của một người mạnh mẽ, tự tin và bản lĩnh.

b. Tình yêu là khát vọng của nhân loại (khổ 2):


 2 câu đầu: Quy luật của sóng
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế”
- Từ cảm thán “ôi”: cảm xúc dâng trào
- Đối lập “ngày xưa” (quá khứ) >< “ngày sau” (tương lai) thời gian tiếp nối.
- “Vẫn thế”: Quy luật thiên nhiên bất biến
-> Sự trường tồn của sóng trước thời gian: vẫn dạt dào, sôi nổi.
 Hai câu sau: Quy luật của tình yêu
“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
- Từ láy “bồi hồi”: xao xuyến, rạo rực -> quy luật của tâm lí con người trong tình
yêu đặc biệt là người trẻ tuổi.
- Từ “trẻ”: tình yêu khiến cho con người muôn đời tươi trẻ + Tình yêu đẹp nhất là
thời tuổi trẻ.
3
- “Khát vọng tình yêu - bồi hồi trong ngực trẻ”: Tình yêu là khát vọng lớn lao,
vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại.
=> Bằng bút pháp song hành + ẩn dụ + phân thân giữa sóng và em, XQ mượn
quy luật của sóng để khẳng định quy luật của tình yêu: khát vọng tình yêu là
vĩnh viễn. Nó không chỉ thường trực trong tâm hồn con người, đặc biệt là tuổi
trẻ, mà còn khiến người ta trẻ lại, tái sinh như con sóng biển ào lên rồi lại tan
ra, hòa nhập vào biển cả mãi mãi.

c) Tình yêu là sự bí ẩn, huyền diệu (khổ 3-4)


 Khổ 3:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”
- Điệp cấu trúc “Em nghĩ về…” (anh, em / biển lớn) + câu hỏi tu từ “Từ nơi nào
sóng lên?”: những băn khoăn, trăn trở của em về người yêu, bản thân, cuộc đời
=> Đó cũng là nhu cầu tìm hiểu tâm lí tự nhiên trong tình yêu. Tất cả
xuất phát từ một trái tim đa cảm, một tâm hồn đa đoan của người con gái khi
đứng trước biển cả mênh mông.

 Khổ 4:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.”
- 2 câu hỏi tu từ “Gió bắt đầu từ đâu/ Khi nào ta yêu nhau.”  Sự suy tư, trăn trở
của em về khởi nguồn của sóng cũng như khởi nguồn của tình yêu: “Tình yêu có
từ nơi đâu?”  Những băn khoăn mang tầm triết luận.
+ Khởi nguồn của sóng có thể lí giải: “Sóng bắt đầu từ gió.”
+ Khởi nguồn của tình yêu: không lí giải được vì tình yêu luôn bí ẩn “Gió
bắt đầu từ đâu.”
+ Khẳng định niềm đam mê không gì sánh được của tình yêu “Khi nào ta
yêu nhau”. Tình yêu là sức mạnh tự nhiên, vẻ đẹp tự nhiên, sâu xa như tự nhiên:
“biển lớn, sóng, gió”.

4
- Lời thú nhận ngọt ngào về việc không lí giải được tình yêu với tâm trạng bối rối
của nhân vật trữ tình:
“Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?”.
-> Hồn nhiên, dễ thương, đầy trực cảm và nữ tính
=> Định nghĩa riêng của xuân Quỳnh: Tình yêu giống như sóng biển, gió trời
chứa đầy bí mật vừa rộng lớn vừa thẳm sâu như thiên nhiên nhiều cung bậc
=> 2 khổ thơ với phép điệp từ, điệp ngữ, nhịp thơ thay đổi, lúc 3/2 + lúc 2/3
linh hoạt, Xuân Quỳnh đã thể hiện trực tiếp những băn khoăn, suy nghĩ của
người con gái khi yêu. Tình yêu cũng như sóng biển, gió trời, có vô vàn bí ẩn
chưa tìm được lời giải đáp. Chính vì thế nó luôn có sức hấp dẫn mãnh liệt với
con người.

Tóm lại
- Bốn khổ thơ đầu là những phát hiện của Xuân Quỳnh về những nét tương
đồng giữa sóng và tình yêu.
- Mượn hình ảnh những con sóng giữa biển khơi, Xuân Quỳnh đã cho thấy vẻ
đẹp trong tâm hồn người phụ nữ:
+ Có đời sống tinh thần phong phú, nhiều cảm xúc.
+ Mạnh mẽ, tự tin và bản lĩnh
+ Hay suy tư và chín chắn
+ Dịu dàng và đằm thắm

2. Những biểu hiện của tình yêu qua hình tượng sóng
a) Tình yêu là nỗi nhớ (khổ 5):
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.”
(Khổ đặc biệt có 6 câu thơ)
 4 câu đầu
- Hình tượng đẹp: sóng và em luôn song hành để cảm nhận nỗi nhớ (con sóng nhớ
bờ - em nhớ đến anh)
5
- Điệp từ “con sóng”, “nhớ” + nhịp thơ dìu dặt: âm điệu dạt dào
- Đối lập “dưới lòng sâu ><trên mặt nước”, “ngày >< đêm”
- Nhân hóa “sóng nhớ bờ, không ngủ được’’
- Nói quá “trong mơ còn thức”
-> Nỗi nhớ trong tình yêu mãnh liệt và thường trực, bao trùm khắp không gian
(dưới lòng sâu ><trên mặt nước”), thời gian (cả ngày và đêm cồn cào, da diết,
khắc khoải)
- Hình ảnh sóng lặp lại ba lần như một điệp khúc của một bản tình ca. Đây là một
ẩn dụ nghệ thuật về những đợt sóng lòng đang dâng trào trong tâm hồn người phụ
nữ khi yêu
 2 câu cuối
- Em thoát khỏi sóng – thể hiện trực tiếp tiếng lòng và nỗi nhớ của mình
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
+ Nỗi nhớ xâm chiếm tâm hồn con người cả trong cõi vô thức, tiềm thức lẫn
ý thức, cả khi tỉnh lẫn khi mơ.
+ Cách nói cường điệu nhưng hợp lí: Điều vô lí trong hiện thực là sự thực
trong tình yêu -> tô đậm nỗi nhớ trong tình yêu
-> Bộc lộ một trái tim - “cái tôi” mạnh dạn, yêu hết mình...
-> Phong cách thơ XQ: dám nói thẳng, nói thật trong tình yêu
 Nhân vật trữ tình của khổ thơ vừa soi mình vào sóng, vừa tự tách ra em để
bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết và mãnh liệt. Nỗi nhớ là đặc
tính của tình yêu. Nó mênh mông, sâu thẳm, trải rộng trong không gian, trải
dài theo thời gian, đi sâu vào tâm thức và cả trong tiềm thức của người con
gái.

b) Tình yêu là chung thủy (khổ 6):


“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương.”
- Sử dụng cách nói ngược: “xuôi Bắc; ngược Nam” khác với dân gian “xuôi Nam,
nguợc Bắc” (vào Nam ra Bắc) tăng khoảng cách không gian của tình yêu.

6
- Những câu thơ giàu tính khẳng định, từ giả định “dẫu” đứng ở đầu câu + đối
lập: “xuôi>< ngược; Bắc><Nam”  lời thề thuỷ chung son sắt vẻ đẹp mang tính
truyền thống...
- Điệp cấu trúc “dẫu…về” + điệp từ “phương” + các cụm từ “em cũng nghĩ”,
“hướng về anh”.
 Khẳng định niềm tin đợi chờ trong tình yêu.
- Dùng số từ “một” để khẳng định cao, có tính sáng tạo: “Hướng về anh một
phương” niềm kiêu hãnh và niềm tin vào sự chung thuỷ… (Dẫu cuộc đời có trăm
phương ngàn hướng thì trái tim em như chiếc la bàn chỉ hướng về “môt phương”
duy nhất là “hướng về anh”
=> Khổ thơ diễn tả hành trình vất vả của sóng nhằm khẳng định sự thủy
chung sâu sắc trong tình yêu của người con gái.

c) Tình yêu là sức mạnh (khổ 7):


“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở.”
- Cặp hình ảnh song hành: sóng ---> bờ, em ----> anh
- Ẩn dụ + giọng thơ triết lí: đại dương (cuộc đời), con sóng (tình yêu), bờ (hạnh
phúc)
- Hình ảnh sóng: “Con nào chẳng tới bờ - dù muôn vời cách trở”-> Sự kiên trì bền
bỉ giúp những con sóng có thể vượt đại dương mênh mông để đến với những bờ cát
trắng -> Quy luật tự nhiên tất yếu
- Hình ảnh em: Sức mạnh tình yêu có thể giúp lứa đôi vượt qua những khó khăn
trắc trở trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc.
-> Lấy quy luật của con sóng trước sự xô dạt của dòng chảy vẫn trở về bờ  khẳng
định niềm tin mãnh liệt vào tình yêu + hạnh phúc.
 Khổ thơ là sự đúc kết, chiêm nghiệm của Xuân Quỳnh về hiện tượng trong
thế giới tự nhiên cũng như cuộc sống của con người. Qua đó nhà thơ thể hiện
cái tôi của một con người luôn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu

3) Suy ngẫm về cuộc đời và khát vọng về tình yêu


a) Suy ngẫm về cuộc đời (khổ 8)
“Cuộc đời tuy dài thế
7
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
- Đối lập + So sánh
+ Cuộc đời tuy dài >< năm tháng vẫn đi qua.
+ Biển dẫu rộng >< mây vẫn bay về xa.
- Kiểu câu nhượng bộ: “tuy…vẫn, dẫu …vẫn”
-> Cảm giác băn khoăn, lo lắng về sự ngắn ngủi của đời người trước sự trôi chảy
của tháng năm
 Ý thức về thời gian đi liền với niềm lo âu và khát khao nắm lấy hạnh phúc
trong hiện tại, biết trân quý giá trị của sự sống.

b) Khát vọng về tình yêu (khổ 9)


“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.”
- Câu hỏi tu từ: “làm sao...”+ dùng số từ: “trăm, ngàn năm” sự trăn trở, khát
khao mãnh liệt được hoá thân thành sóng, để bất tử trong tình yêu
- 2 câu đầu
+ Muốn hòa tiếng hát nghìn thu vào biển đời.
+ Hình ảnh “thành trăm con sóng nhỏ” - mang trong mình khát vọng của
nhà thơ. Tình riêng – hòa vào tình chung – sẽ tồn tại mãi. “tan ra”: không phải tan
biến mà là hòa vào biển lớn tình yêu
-> Khao khát được sẻ chia, hòa nhập vào cuộc đời.
- 2 câu sau:
+ “biển lớn tình yêu”: không gian bao la, tình yêu cá nhân phải hài hoà
trong tình yêu Tổ quốc vững bền
+ “ngàn năm”: hướng về tình yêu rộng lớn, đi đến sự vĩnh hằng
-> Khát vọng được sống hết mình trong biển lớn tình yêu, ước muốn hóa thân
thành trăm con sóng nhỏ để vĩnh viễn hóa tình yêu của mình thành tình yêu muôn
thưở.
=> Khát vọng khôn cùng về tình yêu bất diệt. Với Xuân Quỳnh, tình yêu
không chỉ là chuyện của trăm năm mà là của ngàn năm, của vĩnh hằng, bất
tử.
8
4) Ý nghĩa hình tượng Sóng
- Hình tượng trung tâm xuyên suốt bài thơ.
- Mang hai tầng nghĩa
+ Nghĩa tả thực: những lớp sóng biển sinh động với nhiều trạng thái đối lập
+ Nghĩa biểu tượng: những lớp sóng lòng phong phú, phức tạp trong tâm
hồn người con gái đang yêu.
 Mỗi khổ thơ là một khám phá mới về sóng, cũng là một khám phá mới
về tình yêu và tâm hồn con người.

III) TỔNG KẾT


1) Nội dung
- Thể hiện một tình yêu vừa say đắm, thủy chung, vừa hồn hậu, nữ tính và đầy hi
sinh.
- Hướng tới khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu, khiến tình yêu trở thành cái đẹp.
- Bài thơ thể hiện thật độc đáo vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu:
+ Hướng tới tình yêu cao cả, vĩnh cửu.
+ Khao khát tự hoàn thiện mình.

2) Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng đẹp và nhiều ý nghĩa
- Nhiều biện pháp tu từ tinh tế
- Thể thơ 5 chữ:
+ Vần bằng - trắc nhịp nhàng
+ Gieo vần chân
+ Cách ngắt nhịp 2-3, 3-2, 2-1-2…
-> Tạo âm hưởng dào dạt, âm vang như những con sóng gối nhau với những biên
độ nhịp nhàng.

You might also like