Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

INTERFERON-PHÂN LOẠI, CHỨC NĂNG, CƠ CHẾ

HOẠT ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ


Phụ thuộc vào tế bào sản sinh và chức năng sinh học, Interferon (IFN) được chia làm
hai nhóm chính: Interferon loại I (type I) và Interferon loại II (type II). Trong loại I
cũng được chia thành hai loại chính là Interferon alpha (IFN-α) và Interferon beta
(IFN-β), ngược lại trong loại II chỉ gồm một loại interferon duy nhất là Interferon
gamma (IFN-γ)[1]. IFN I (IFN-α và IFN-β) được tiết ra từ tế bào bị nhiễm virus,
đóng vai trò miễn dịch mang tính bẩm sinh không đặc hiệu trong cơ thể, trái lại IFN
II (IFN-γ) được tiết ra từ tế bào T CD4+/CD8+ trưởng thành và tế bào NK (Natural
Killer) và đóng vai trò trong việc hình thành miễn dịch đặc hiệu. Để làm rõ về chức
năng hai nhóm IFN này chúng tôi xin lấy một ví dụ về cơ chế miễn dịch đối với virus
của cơ thể người:
Khi một tế bào khỏe mạnh bị nhiễm virus, trong tế bào có các thụ thể nhận diện virus
trong nội bào thông qua việc nhận ra các axit nucleic ngoại lai từ đó kích hoạt quá
trình sản xuất IFN-α và IFN-β[2]. Hai loại IFN này không có chức năng trực chống
lại virus mà sẽ đóng vai trò như “tình báo” gửi tín hiệu tới các tế bào khỏe mạnh lân
cận nhằm kích thích tế bào đó xây dựng hệ thống phòng thủ chống lại virus thông qua
việc kích hoạt các gen tổng hợp lên các protein chống lại virus trong tế bào đó . Khi
virus đi vào những tế bào đã được tổng hợp protein kháng virus thì chúng sẽ lập bị
tấn công và tiêu diệt hoặc bị ức chế quá trình tổng hợp lên các virus mới[2]. Tuy
nhiên thì đối với tất cả các loại virus thì IFN-α và IFN-β đều thực hiện một cách thức
chống lại giống nhau và không có tính đặc hiệu cho từng loại virus. Bên cạnh đó
IFN-α và IFN-β cũng được gửi đến hệ tế bào miễn dịch đặc biệt là các tế bào có khả
năng trình diện kháng nguyên như là đại thực bào, tế bào đuôi gai và tế bào B. Khi
này các đại thực bào, tế bào đuôi gai và tế bào B sẽ tới vị trị có mô có virus sau đó
bắt giữ và tiêu hóa virus theo cơ chế thực bào, khi này chúng sẽ di chuyển tới hạch
bạch huyết gần nhất và tiến hành trình diện kháng nguyên với tế bào T mà kháng
nguyên đó phải đc đặt trên một loại protein là MHC. Có hai loại tế bào T là CD4+ và
CD8+, trước khi trưởng thành khi được trình diện loại kháng nguyên phù hợp với thụ
thể bề mặt tế bào thì chúng được gọi là những tế bào T trinh nguyên, đối với từng loại
thì sẽ có cơ chế trình diện kháng nguyên khác nhau. Đối với tế bào T CD4+, chúng sẽ
được các tế bào trình diện kháng nguyên tới trình diện kháng nguyên trên MHC lớp
II, nếu kháng nguyên đó là phù hợp thì nó sẽ trưởng thành sinh ra tế bào T CD4+
trưởng thành, nó sẽ liên tục tạo ra các clone và tiết ra môi trường các cytokine trong
đó có IFN-γ giúp biệt hóa tế bào B thành tương bào có thể tiết nhiều các kháng thể
(đặc hiệu với kháng nguyên trình diện với tế bào T) tới gắn vào virus giúp các tế bào
đuôi gai, đại thực bào có thể dễ dàng nhận biết và tiêu diệt dễ dàng.Còn đối với tế
bào T CD8+ thì các tế bào trình diện kháng nguyên sẽ trình diện kháng nguyên đó
trên MHC lớp I, tương tự như tế bào T CD4+ thì nếu kháng nguyên đó là phù hợp với
T CD8+ thì từ T CD8+ trinh nguyên sẽ được hoạt hóa thành T CD8+ trưởng thành,
chúng sẽ tấn công các tế bào đích giống như tế bào NK tuy nhiên chúng chỉ tấn công
đặc hiệu những tế bào nào bộc lộ kháng nguyên tương tự trên MHC lớp I, đồng thời
cũng tiết ra các cytokine bao gồm cả IFN-γ nhằm kích thích các tế bào nhiễm virus
tích cực biểu hiện kháng nguyên tương ứng trên MHC lớp I. Theo thời gian khi mầm
bệnh chết dần đi, hầu hết các tế bào T CD4+ trưởng thành và tế bào B sẽ chết dần
nhưng tuy nhiên một số trong đó vẫn được giữ lại trong cơ thế trong thời gian dài
phòng khi cần sau này. Từ đó ta có thể thấy ý nghĩa của IFN loại II (IFN-γ) trong cơ
chế miễn dịch thông qua việc kích thích biệt hóa tế bào B sản sinh kháng thế và kích
thích các tế bào nhiễm virus tạo điều kiện cho tế bào T CD8+ trưởng thành tấn công
đặc hiệu từ đó giúp hình thành cơ chế miễn dịch có tính đăc hiệu và ghi nhớ nó phòng
trường hợp tác nhân gây bệnh đó quay trở lại, tuy nhiên thời gian kích hoạt nó cần
thời gian và không tức thì như cơ chế miễn dịch bẩm sinh.

Trích dẫn :
[1] L. C. Platanias, “Mechanisms of type-I- and type-II-interferon-mediated signalling,”
Nature Reviews Immunology, vol. 5, no. 5. pp. 375–386, May 2005. doi:
10.1038/nri1604.
[2] M. G. Katze, Y. He, and M. Gale, “Viruses and interferon: A fight for supremacy,”
Nature Reviews Immunology, vol. 2, no. 9. pp. 675–687, Sep. 2002. doi:
10.1038/nri888.

You might also like