Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

1.

Giới thiệu về ví điện tử MoMo


a. Giới thiệu tổng quan về ví điện tử Momo
Trong thời kỳ đổi mới, sự chuyển biến của nền kinh tế thế giới đang có
nhiều sự phát triển vượt bậc về mặt công nghệ nhất là công nghệ tài chính
( Fintech). Để nhanh chóng theo kịp được sự phát triển vượt bậc này các
nhà đầu tư đã bắt đầu xây dựng và đổi mới phát triển nâng cao thị trường
công nghệ của Việt Nam sang một trang mới thì một trong những hình thức
phổ biến nhất của công nghệ tài chính đó là ví điện tử MoMo.
Ứng dụng Ví điện tử Momo là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dịch vụ Di
động Trực tuyến ( M_Service). Năm 2009 – 2010, được Ngân hàng Nhà
nước cấp phép & chính thức ra mắt Ví điện tử MoMo. Đến năm 2014-2015
Ví điện tử Việt Nam đầu tiên ra mắt ứng dụng (application) trên điện thoại
thông minh và đạt 500.000 khách hàng đầu tiên. Năm 2016-2017 MoMo
trở thành ví điện tử đầu tiên tại Việt Nam đạt Chứng nhận Bảo mật quốc tế
PCIDSS (level 1) và đạt giải thưởng “ Sản phẩm Di động tốt nhất Việt
Nam” của Asia Banker. Năm 2018-2019, Fintech duy nhất tại Việt Nam
nằm trong top 50 FINTECH HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI (KPMG) và top 100
công ty Fintech thúc đẩy tài chính toàn diện trong kỷ nguyên số ( IFC). Đến
năm 2020-2021, Momo đã cung cấp dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu dân sinh
24/7, từ Ví điện tử số 1 Việt Nam trở thành siêu ứng dụng số 1 Việt Nam.
MoMo cung cấp vô vàn tính năng trong các lĩnh vực như: Chuyển tiền, Tài
chính, Du lịch, Giải trí, Quyên góp.. Đáp ứng mọi nhu cầu cuộc sống người
dùng. Với hơn 25 triệu người tin dùng, MoMo đã có hơn 120.000 điểm
thanh toán và hơn 30.000 đối tác liên kết khắp Việt Nam nhằm phục vụ
khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Nhanh chóng, tiện lợi với các tính năng hiện
đại của MoMo. Đơn giản, dễ sử dụng MoMo có giao diện thân thiện và đơn
giản hóa mọi thao tác. Vì thế, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề đều thể sử
dụng MoMo một cách dễ dàng, thuận tiện. Và cuối cùng là bảo mật an toàn
chuẩn quốc tế.
b. Mô hình Swot của MoMo.
SWOT có nghĩa là: Strengths ( Điểm mạnh), Weaknesses ( Điểm yếu),
Opportunities ( Cơ hội) và Threats ( Nguy cơ). Đây là 4 yếu tố quan trọng
tác động và có ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Strengths ( Điểm mạnh ) của MoMo:
 Dịch vụ đa dạng. Có thể kể ra như: Cho phép người dùng thanh toán
hơn 500 dịch vụ khác nhau bao gồm hoá đơn điện, nước, internet,
phí chung cư, đặt vé máy bay, thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ.
Bên cạnh đó ứng dụng có tích hợp chức năng tích điểm thưởng, đổi
điểm lấy voucher mua sắm,.. Và vào cuối năm 2020, MoMo còn ra
mắt thêm tính năng “ du lịch, đi lại”. Ngoài ra, Momo là ví điện tử
đầu tiên tại Việt Nam tích hợp công nghệ “One Touch Payment”,
nghĩa là cho phép những người sử dụng thực hiện giao dịch thông
qua 1 lần chạm màn hình.
 Được người dùng đón nhận nhiệt tình: Từ những ngày đầu tiên ra
mắt, Momo đã có hàng trăm hàng nghìn lượt tải về.
 Hoạt động cộng đồng: Ví điện tử Momo cùng các đối tác đã tổ chức
nhiều chương trình thiện nguyện hỗ trợ cộng đồng như vận động
quyên góp hỗ trợ phẫu thuật cho các trẻ em dị tật bẩm sinh, hỗ trợ
các em bé bị ung thư.
 Độ nhận diện thương hiệu cao là một trong những nhà phát triển
dịch vụ Fintech nói chung và Ví điện tử nói riêng đầu tiên ở Việt
Nam và MoMo luôn là thương hiệu chiếm ví trí “ top of mind” trong
lòng khách hàng.
 Chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả bằng cách đưa ra những
quyền lợi khi sử dụng MoMo để thanh toán có thể kể ra như: Tăng
hạn mức tiết kiệm với túi thần tài, tăng hạn mức ví trả sau.
Weaknesses ( Điểm yếu) của MoMo

 Bê bối kinh doanh: Theo ý kiến một số chuyên gia, việc MoMo chỉ
yêu cầu xác thực OTP khi mở tài khoản hoặc đổi thiết bị mà không
yêu cầu nhập mã OTP khi đăng xuất rồi thực hiện đăng nhập lại,
cũng như không yêu cầu OTP khi xác nhận thanh toán sẽ “không
đảm bảo an toàn cho người sử dụng”. Tháng 9 năm 2020, MoMo đã
đơn phương chấm dứt hợp đồng với đối tác VieOn. Phía VieOn cho
rằng việc chấm dứt hợp đồng này đã gây ra ảnh hưởng không hề nhỏ
tới người dùng VieOn và đã làm giảm sức cạnh tranh của công ty
này. Ngay sau đó thì VieOn đã kiện M_Service ra Toà Án TP HCM.
 Độ bao phủ chưa rộng: Mặc dù hợp tác với nhiều đối tác lớn nhưng
các điểm đến của MoMo hầu hết đều ở các tỉnh, thành phố lớn. Điều
này đã khiến người dân vùng nông thôn chưa tiếp cận được hình
thức thanh toán bằng Ví điện tử.
 Phí dịch vụ: Đối với việc chuyển hay rút tiền về ngân hàng thì
MoMo đều đưa ra giới hạn số lần được chuyển tiền miễn phí và khi
sử dụng hết thì sẽ phải trả mức phí lên tới 0.6%/ giao dịch.

Opportunities ( Cơ hội) của MoMo:

 Nhu cầu sử dụng Ví điện tử tăng cao: Trong vài năm trở lại đây nhu
cầu sử dụng Ví điện tử để thanh toán tại các cửa hàng siêu thị đã
tăng. Giải thích cho sự gia tăng này đó là sự dịch chuyển của các thế
hệ người tiêu dùng.
 Tiềm năng thị trường lớn: Với việc dân số trẻ ngày càng tham gia
vào công nghệ 4.0 đã khiến Việt Nam trở thành một thị trường đầy
màu mỡ cho lĩnh vực Fintech nói chung và ví điện tử nói riêng

Threats ( Thách thức ) của MoMo


 Cạnh tranh gay gắt: Với sự xuất hiện như ZaloPay, ViettelPay,
Payoo,.. Việc ngày càng nhiều ví điện tử có mặt trên thị trường
với những ưu đãi thu hút khách hàng làm cuộc đua ví điện tử trở
nên sôi động. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với
MoMo.
 Hành lang pháp lý của ứng dụng chưa được thông qua hoàn toàn
chính thức, chưa có một cơ quan chức năng nào đảm bảo sự an
toàn đối với tài sản của người dùng mỗi khi xảy ra tranh chấp.
 Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân đặc biệt những người
thuộc thế hệ trước hoặc ở các vùng nông thôn chưa phổ biến tới
khó được tiếp cận với công nghệ. Tiền mặt có thể được xem là
một trong những cản trở rất lớn đối với việc phát triển ví điện tử
MoMo
 Tính bảo mật của ví điện tử còn chưa cao
c. Quy trình sử dụng ví MoMo để thanh toán.

d. Chiến lược Marketing Mix của MoMo


 Product
Ví momo là ứng dụng Fintech phổ biến hiện nay với nhiều sản phẩm,
dịch vụ được cung cấp, trong đó nổi bật nhất là các tiện ích thanh toán
cũng như gửi tiết kiệm có thể rút ra bất cứ lúc nào với mức lãi suất
6.1%/năm. Bên cạnh đó còn các sản phẩm tính năng khác như tài
chính- bảo hiểm, sống tốt cùng MoMo, dịch vụ y tế. Nhìn chung, sản
phẩm của MoMo ngày càng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của khách hàng.
 Price
MoMo chỉ thu phí tút tiền và chuyển tại các điểm giao dịch, còn chuyển
tiền trên momo thì hoàn toàn miễn phí, khách hàng còn có thể rút tiền
về tài khoản không mất phí rút lên đến 10 lần/tháng. Chính vì thế số
lượng khách hàng ở lại sử dụng sản phẩm tăng lên, nâng cao năng lực
cạnh tranh cho chính MoMo.
 Place
MoMo hợp tác với các đối tác lớn bao gồ Circle K, F88, FPT chop,
Ministop,… Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nạp và
rút tiền tại hơn 4100 điểm giao dịch.
 Promotion
Liên tục tung ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn, cung cấp hàng
ngàn mã giảm giá, các trò chơi như lắc lì xì, tích xu chia thưởng… ,
cùng cới quảng bá qua các phương tiện truyền thông, thông qua các
video nổi tiếng trên mạng, kết hợp với KOLs, MoMo đã đem lượng lớn
khách hàng mới cho họ, tạo nên một sự nhận diện thương hiệu ăn sâu
vào suy nghĩ khách hàng.
e. Thành tựu của MoMo
Ví MoMo “ Ứng dụng nhỏ mở ra thế giới lớn”- Một xã hội không sử dụng
tiền mặt tại Việt Nam không còn xa. Ứng dụng MoMo đã dành được nhiều
thành công vượt bậc trên thị trường thanh toán điện tử, thu hút hơn 10 triệu
người dùng và xử lý hàng trăm nghìn giao dịch mỗi ngày. Sau 13 năm ra
đời, giấc mơ của những người sáng lập lên thương hiệu Momo đã thành sự
thật, với sự xuất hiện của Momo đã giải quyết được nhiều vấn đề trong
cuộc sống của người dùng thông qua ứng dụng nhỏ trên chiếc Smartphone.
MoMo hiện đang là một trong những Ví điện tử được lựa chọn để thanh
toán hàng đầu. Trong cuộc bình chọn của tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư thực
hiện khảo sát từ 1.900 phiếu bình chọn thì MoMo là “ Ví điện tử số 1 Việt
Nam”. Vào 01/2019 tại chương trình giải thưởng quốc gia Việt Nam,
MoMo đạt được: “Ví điện tử của năm” ( Digital Wallet of the Year),
“Thành tựu Lãnh đạo đổi mới” ( The Financial Technology Innovation
Leadership Achievement) do “ The Asian Banker – tạp chí đầu ngành trong
lĩnh vực tài chính của Singapore bình chọn”
2. Mô hình lí thuyết về ý định và hành vi sử dụng công nghệ
2.1. Thuyết Hành động hợp lý ( Theory of Reasoned Action)
Lý thuyết hành động hợp lý được phát triển bởi các nhà tâm lý học Fishbein và
Icek Ajzen vào năm 1975 giúp lý giải hành vi của con người trong những bối
cảnh cụ thể.
Sự phát triển và thử nghiệm lý thuyết về hành động hợp lý được xác định dựa
trên giả định rằng các hành vi đang được nghiên cứu hoàn toàn nằm dưới sự
kiểm soát có ý chí. Một phần mở rộng gần đây của mô hình do Ajzen (1985)
đề xuất, lý thuyết về hành vi có kế hoạch, kết hợp rõ ràng việc kiểm soát hành
vi nhận thức như một tiền đề cho ý định hành vi.Theo học thuyết, dựa trên thái
độ và ý định hành vi ta có thể dự đoán về hành vi, hoạt động theo mô hình,
gồm: Thái độ - niềm tin, chuẩn mực chủ quan và ý định ( Fishbein và Ajzen,
1975).

a. Thái độ

Thái độ là sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của chúng ta về một hành vi cụ
thể. Điểm chính của mô hình này là thái độ là một chức năng của niềm tin.
Thái độ tương đương với tổng sức mạnh niềm tin nhân với kết quả đánh giá về
niềm tin của mỗi người.

Theo Fishbein và Ajzen (1975): “thái độ là khuynh hướng phản ứng thuận lợi
hoặc không thuận lợi đối với một đối tượng tâm lý nào đó”.

Ví dụ, một người tin rằng uống rượu bia hàng ngày có hại cho sức khỏe sẽ có
thái độ đối với việc này.

b. Chuẩn mực chủ quan

Chuẩn mực chủ quan là tổng hợp của tất cả những người quan trọng trong cuộc
sống của ai đó và liệu họ có nghĩ rằng những người đó muốn họ thực hiện hành
vi đó hay không. Nó cũng mô tả niềm tin của ai đó về những gì người khác
thực sự làm.

Vì vậy nó là một chức năng của niềm tin xã hội và là động lực để ai đó có hành
vi tuân theo.
Ý định là sự sẵn sàng thực hiện một hành vi. Điều này mô tả khả năng ai đó
nghĩ rằng họ sẽ thực hiện một hành vi cụ thể.

c. Ý định hành vi

Ý định là sự sẵn sàng thực hiện một hành vi. Điều này mô tả khả năng ai đó
nghĩ rằng họ sẽ thực hiện một hành vi cụ thể.

Sau những hành vi ban đầu của Fishbein và Ajzen ( 1975), các nhà khoa học
khác đã cố gắng nhóm và giải thích các yếu tố nền tảng dẫn đến niềm tin về
hành vi, chuẩn mực và kiểm soát dẫn đến thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận
thức về kiểm soát hành vi.

Những yếu tố đó có thể bao gồm:

- Yếu tố cá nhân: Đặc điểm, vị trí kiểm soát, cảm xúc và mối quan tâm về
sức khoẻ.
- Các yếu tố nhân khẩu học: Tuổi tác, giới tính, chủng tộc, dân tộc, trình độ
học vấn, thu nhập và tôn giáo.
- Các yếu tố môi trường: Chẩn đoán, căng thẳng và tiếp xúc với phương tiện
truyền thông.

Mặt khác, nhược điểm của thuyết Hành động hợp lý là chưa đề cập đến vai trò
của thói quen, sự cân nhắc nhận thức, sự hiểu lầm thông qua khảo sát ( thái độ,
chuẩn mực, chủ quan, ý định của người trả lời) và yếu tố đạo đức. Và một vấn
đề khác đó là tính tự nguyện sử dụng là một vấn đề quan trọng để xác nhận
thuyết Hành động hợp lý.

2.2. Thuyết hành vi kế hoạch ( Theory of Planned Behavior)

Lý thuyết hành vi có kế hoạch là sự mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý


( Ajzen & Fishbein, 1980; Fishbein & Ajzen, 1975) – Theo lý thuyết hành vi
có kế hoạch, nhận thức kiểm soát hành vi, cùng với ý định hành vi, có thể
được sử dụng trực tiếp để dự đoán hành vi.
Theo Ajzen ( 1980): Nhận thức kiểm soát hành vi nắm bắt các yếu tố động cơ
ảnh hưởng đến hành vi; chúng là dấu hiệu cho thấy mọi người sẵn sàng cố
gắng đến mức nào, họ dự định nỗ lực đến mức nào để thực hiện hành vi. Theo
nguyên tắc chung, ý định thực hiện một hành vi càng mạnh thì khả năng thục
hiện hành vi đó càng cao.

Trong mô hình này, kiểm soát hành vi nhận thức ( perceived behavioura
control – PBC) như một biến mới được thêm vào để mở rộng mô hình thuyết
Hành động hợp lý (TRA). Về cơ bản PBC được xác định bởi sự sẵn có của các
nguồn lực, cơ hội và kỹ năng, cũng như tầm quan trọng được nhận thức của
các nguồn lực, cơ hội và kỹ năng đó để đạt được kết quả. Mặc dù cả TPB và
TRA đều giả định ý định hành vi của một người ( behavioural intention – BI)
đang ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân, TPB đang sử dụng PBC cho các
hành động không nằm dưới sự kiểm soát có ý chí của cá nhân. Bằng cách thêm
PBC không chỉ có những hạn chế thực tế được đưa ra mà còn đạt được yếu tố
loại hiệu quả bản thân. Và hơn thế, PBC có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi
thực tế cũng như tác động gián tiếp thông qua ý định hành vi. Vì vậy, trong mô
hình thuyết Hành vi kế hoạch ( TPB), ba yếu tố chính ảnh hưởng đến BI bao
gồm kiểm soát hành vi, chuẩn mực chủ quan và thái độ hành vi. Nhưng xảy ra
một vấn đề với mô hình TPB. Đó là, thái độ của một người đối với công nghệ
thông tin sẽ không còn phù hợp nếu không thể truy cập được hệ thống máy
tính.
Trong phiên bản toán học của lý thuyết về hành vi có kế hoạch, hành vi được
nhận thức là một hàm số của niềm tin kiểm soát – niềm tin về việc liệu một số
yếu tố nhất định có phải là trở ngại hay không – và sức mạnh của các yếu tố
kiểm soát – là thức đo mức độ mạnh mẽ của một yếu tố trong việc ngăn chăn ai
đó thực hiện một hành vi hoặc cho phép họ thực hiện hành vi đó ( Rossi &
Armstrong, 1999)
2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ 1 và 2 ( Technology Acceptance
Model – TAM 1 và TAM 2)
TAM dùng để giải thích và dự đoán về sự chấp nhận và quyết sử dụng một
công nghệ.
Trong đó, ý định sử dụng có tương quan đáng kể tới việc sử dụng, khi có ý
định là yếu tố quan trọng đến việc sử dụng, còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến
việc sử dụng một cách gián tiếp thông qua ý định sử dụng.

Biến bên ngoài: Là những nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin & thái độ đối với
quyết định sử dụng sản phẩm. Những biến bên ngoài thường từ hai nguồn là
quá trình ảnh hưởng xã hội và quá trình nhận thức, thu thập kinh nghiệm của
bản thân.Sự hữu ích cảm nhận là “mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ
thống đặc thù sẽ nâng cao thực hiện công việc của chính họ”. Sự dễ sử dụng
cảm nhận là “mức độ mà một người tin rằng có thể sử dụng hệ thống đặc thù
mà không cần sự nỗ lực”. Thái độ là cảm giác tích cực hay tiêu cực về việc
thực hiện hành vi mục tiêu, đó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định
hành vi sử dụng sản phẩm công nghệ.

TAM 2 được phát triển để chỉ ra, các nhận thức tính hữu ích và nhận thức tính
dễ sử dụng có tác động trực tiếp đến ý định hành vi.

Tuy TAM 1 và 2 được xem là mô hình đặc trưng để ứng dụng trong nghiên
cứu việc sử dụng một hệ thống nhưng mô hình chỉ áp dụng cho một loại công
nghệ ở một thời điểm nhất định, mối tương quan giữa các nhân tố trong mô
hình bị mâu thuẫn trong các nghiên cứu với lĩnh vực và đối tượng khác nhau.
Ngoài ra, mô hình cũng không phản ánh yếu tố ảnh hưởng từ môi trường và
các ràng buộc.

Vì vậy, lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ ( UTAUT) được đề
xuất để kết hợp cùng mô hinh TAM.

2.4. Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ ( Unified
Theory of Acceptance and Use of Technology)

Mô hình UTAUT hay còn gọi là mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ
(Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) được phát triển bởi
Venkatesh và cộng sự (2003) nhằm kiểm tra sự chấp nhận công nghệ và sử
dụng cách tiếp cận thống nhất hơn.
Venkatesh, Morris đã so sánh những điểm tương và khác biệt giữa tám mô
hình trước đây được sử dụng trong bối cảnh hệ thống thông tin, tất cả đều có
nguồn gốc từ xã hội học, tâm lý học và truyền thông, Các mô hình này là Mô
hình chấp nhận công nghệ, Lý thuyết hành động hợp lý, TAM và TPB kết hợp,
Lý thuyết hành vi có kế hoạch, Mô hình sử dụng PC,.. UTAUT đã xác định
được bốn vấn đề của việc chấp nhận hệ thống thông tin. Chúng được phát triển
bằng cách điều chỉnh các cấu trúc ban đầu từ các lý thuyết chấp nhận. Các cấu
trúc quan trọng là kỳ vọng nỗ lực, kỳ vọng hiệu suất, ảnh hưởng xã hội và điều
kiện thuận lợi. Trong đó, bốn biến điều tiết quan trọng đã được xác định: Giới
tính, kinh nghiệm, độ tuổi và mức độ tự nguyện sử dụng.

Hiệu quả kỳ vọng: Là kỳ vọng kết quả thực hiện được, được định nghĩa là
“mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ có thể đạt
được lợi nhuận trong hiệu suất công việc” (Venkatesh và cộng sự, 2003).Ảnh
hưởng của xã hội: Là ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “mức độ mà một cá
nhân cho rằng những người khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới”
(Venkatesh và cộng sự, 2003). Những người khác có thể bao gồm các ông chủ,
đồng nghiệp, cấp dưới, v.v. Theo Venkatesh và cộng sự (2003) ảnh hưởng xã
hội được mô tả như là tiêu chuẩn chủ quan trong TRA, TAM2, TPB / DTPB và
C-TAM- TPB, các yếu tố xã hội trong MPCU, và hình ảnh trong IDT.Điều
kiện thuận lợi: Là các điều kiện thuận lợi, được định nghĩa là “mức độ mà một
cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và được tổ chức tồn tại để hỗ trợ sử
dụng hệ thống” (Venkatesh và cộng sự, 2003). Sự ảnh hưởng của FC vào sử
dụng sẽ được điều tiết theo độ tuổi, chi phí hàng tháng, và kinh nghiệm thiêng
về những người làm việc lớn tuổi với sự gia tăng về kinh nghiệm.

Mô hình UTAUT được xây dựng dựa trên những tranh cãi rằng có rất nhiều ý
tưởng của các lý thuyết nền rất giống nhau, vì vậy, sẽ rất hợp lý khi sắp xếp và
tổng hợp chúng lại để tạo ra một nền tảng lý thuyết hợp nhất. Với ý tưởng đó,
UTAUT được tạo ra với hy vọng rằng những nghiên cứu trong tương lai sẽ
không cần phải nghiên cứu, sưu tầm và tổng hợp các ý tưởng từ một lượng lớn
các mô hình khác nhau, thay vào đó, chỉ cần ứng dụng duy nhất UTAUT để
giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến chấp nhận và phổ biến công nghệ.

2.5. Mô hình của việc sử dụng máy tính cá nhân ( Model of PC


Utilization)
Được hình thành bởi Triandis ( 1977) để nghiên cứu về thái độ và hành vi của
con người. Thompson et al. ( 1991) đã chỉnh sửa lại mô hình của Trandis để dự
đoán về hành vi sử dụng máy tính cá nhân. Theo đó, “ Hành vi được quyết
định bởi những gì mọi người muốn làm ( Thái độ) những gì họ nghĩ họ nên
làm ( Chuẩn mực xã hội), những gì họ thường làm ( Thói quen) và bởi những
hậu quả mong đợi từ hành vi của họ”
Hình…: Mô hình của việc sử dụng máy tính cá nhân ( MPCU)
Trong mô hình này bao gồm: Sự thích hợp với công việc ( Job-fit)- Tính phức
tạp ( Complexity) – Kết quả lâu dài ( Long – term consequences) – Cảm xúc
đối với việc sử dụng ( Affect Towards Use) – Các yếu tố xã hội ( Social
Factors) – Điều kiện thuận lợi ( Facilitating conditions). Sự thích hợp với công
việc đó là mức độ mà một cá nhân tin rằng sử dụng công nghệ sẽ giúp nâng
cao hiệu quả công việc của bản thân. Tính phức tạp đó là mức độ cảm nhận
rằng công nghệ tương đối khó hiểu và khó sử dụng. Kết quả lâu dài là những
kết quả có ích và có hại trong tương lai. Cảm xúc đối với việc sử dụng là cảm
giác như thích thú, phấn chấn, vui vẻ,… hoặc là căm ghét đối với một hoạt
động cụ thể. Và đối với các yếu tố xã hội đó là sự tiếp thu của cá nhân với văn
hoá của một nhóm tham khảo và những thoả hiệp cụ thể giữa cá nhân đó với
những cá nhân khác trong tình huống cụ thể. Cuối cùng là điều kiện thuận lợi
là việc cung cấp PC cho người sử dụng là một dạng của điều kiện thuận lợi có
thể ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống.
Mô hình sử dụng PC phù hợp với quan điểm SI để dự báo mức độ chấp nhận
của cá nhân và việc sử dụng máy tính cá nhân ( PC). Do mô hình MPCU đánh
giá hành vi thực tế ( việc sử dụng máy tính cá nhân) nên họ loại trừ ý định
hành khỏi mô hình đề xuất. Hơn nữa, thói quen cũng không được đưa vào mô
hình vì thói quen có mối quan hệ trùng lặp với việc sử dụng hiện tại trong bối
cảnh sử dụng PC. MPCU đánh giá cụ thể ảnh hưởng trực tiếp của cảm xúc,
điều kiện thuận lợi, hậu quả lâu dài của việc sử dụng, hậu quả nhận thức được,
ảnh hưởng xã hội, độ phức tạp và sự phù hợp với công việc đối với hành vi.
Kết quả xác nhận rằng sự phù hợp với công việc các yếu tố xã hội, hậu quả lâu
dài và độ phức tạp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc sử dụng PC. Tuy nhiên
điều kiện thuận lợi và ảnh hưởng không có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử
dụng PC. Mặc dù thói quen là yếu tố dự báo mạnh mẽ về hành vi nhưng nó đã
bị loại khỏi MPCU
3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Để xây dựng một mô hình phù hợp bao gồm tất cả các yếu tố là điểm mạnh của
ví điện tử Momo, nhóm tác giả lựa chọn sử dụng tích hợp các mô hình chấp
nhận công nghệ, lý thuyết dự định hành vi, thuyết hành động hợp lí,mô hình
chấp nhận sử dụng máy tính cá nhân (TAM,TAM 2, UTAUT,TPB, TRA,
MPCU) làm cơ sở lí thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu của nhóm. Theo
những bài nghiên bài cáo liên quan tới ví điện tử nói chung và ví Momo nói
riêng, nhóm đề xuất các yếu tố: Hữu ích mong đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh
hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, Tin cậy cảm nhận, Rủi ro cảm nhận, Chi
phí cảm nhận đây là những yếu tố quan trọng tác động lên ý định sử dụng ví
Momo.
3.1. Hữu ích mong đợi ( Performance Expectance – PE ) (+)
Hữu ích mong đợi (PE) có thể được hiểu là “ mức độ mà người dùng mong
đợi rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp ích để đạt được một sự mong đợi
trong công việc”. Yếu tố này có thể được xem như là hữu ích thu được từ
việc sử dụng ví điện tử , cũng là mức độ mà người dùng tin rằng việc sử
dụng ví điện tử sẽ giúp họ đạt được hiệu suất cao hơn so với sử dụng các
phương thức thanh toán khác ( Venkatesh và cộng sự, 2003). Cùng với đó
trong thị trường ví điện tử hiện nay, hữu ích mà khách hàng mong đợi được
càng cao sẽ tác động trực tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử trong việc
thanh toán. Khi khách hàng có kì vọng hiệu quả càng lớn thì ý định sử dụng
ví điện tử càng tăng lên. Tuy nhiên, để khách hàng chuyển từ việc có ý định
sử dụng sang sử dụng ví điện tử thì sự kì vọng hiệu quả phải được chuyển
sang mức độ cao hơn là tin tưởng vào hữu ích khi sử dụng ví điện tử.
Từ đó bài nghiên cứu đặt ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H1 “ Hữu ích mong đợi” có tác động tích cực đến ý định sử
dụng ví điện tử Momo.
3.2. Dễ sử dụng mong đợi ( Effort Expectancy – EE) (+)
Theo ( Venkatesh và cộng sự, 2003), dễ sử dụng mong đợi ( EE) là “ mức
độ dễ dàng kết hợp với việc sử dụng các hệ thống” và EE cũng là một cấu
trúc của mô hình UTAUT để đo lường mức độ dễ sử dụng công nghệ.
Nghĩa là mức độ kì vọng của khách hàng trong việc sử dụng ví điện tử sẽ
không gây ra ảnh hưởng tới việc thanh toán. Để sử dụng hiệu quả ví điện tử
trong thanh toán, người sử dụng phải có những kĩ năng công nghệ cơ bản
như: kĩ năng sử dụng điện thoại, kĩ năng sử dụng và khai thác các phần
mềm của ví điện tử, kĩ năng sử dụng đa phương tiện,.. Độ thuần phục về kĩ
năng công nghệ sẽ tác động lớn đến ý định sử dụng ví điện tử trong thanh
toán. Một khách hàng với trình độ và kĩ năng sử dụng công nghệ kém sẽ
gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng ví điện tử để thanh toán. Bởi nếu ví
điện tử được thiết kế với những đòi hỏi về kĩ năng công nghệ phức tạp thì
sẽ cản trở đối với việc ứng dụng ví điện tử trong thanh toán. Bởi trình độ
cũng như khả năng sử dụng công nghệ của nhiều người dùng hiện nay là
không đồng nhất. Vì vậy, khi thiết kế ví điện tử hỗ trợ thanh toán, các thao
tác phải vừa đơn giản, tiện lợi và vừa nhanh chóng để mọi người có thể có
khả năng thực hiện được và yếu tố dễ sử dụng mong đợi chịu sự chi phối
tương đối mạnh mẽ từ các yếu tố điều tiết như: Tuổi, giới tính, kinh nghiệm
và học vấn. Và trên thực tế hiện nay ví điện tử Momo nói riêng và các loại
ví điện tử ngày nay đang ngày càng đơn giản hoá các thao tác, quy trình
thanh toán để đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng.
Từ đó bài nghiên cứu đặt ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H2: Yếu tố “ Dễ sử dụng mong đợi” có tác động tích cực đến ý
định sử dụng ví điện tử momo của người sử dụng.
3.3. Ảnh hưởng xã hội ( Social Influence – SI) (+)
Theo ( Venkatesh và cộng sự, 2003), Ảnh hưởng xã hội (SI) là một trong
bốn yếu tố ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng của khách hàng. Yếu tố
ảnh hưởng xã hội trong việc ứng dụng ví điện tử vào thanh toán chính là
mức độ tác động của những người xung quanh ( hoặc yếu tố) có ảnh hưởng,
có mối liên hệ trực tiếp đến người sử dụng ví điện tử. Những nhân tố có khả
năng ảnh hưởng đến sự chấp nhận công nghệ của người sử dụng bao gồm
thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm ( Sarika &
Vasantha, 2019). Các nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng ảnh hưởng xã hội
tác động tích cực đến quan điểm về ví điện tử và ý định sử dụng ví điện tử
Momo.
Từ đó bài nghiên cứu đặt ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H3: Yếu tố “ Ảnh hưởng xã hội” có tác động tích cực đến ý định
sử ví điện tử Momo của người dùng.
3.4. Điều kiện thuận lợi ( Facilitating Conditions – FC ) (+)
Theo (Venkatesh et al.., 2003) điều kiện thuận lợi (FC) là mức độ một cá
nhân tin rằng cơ sở hạ tầng về kỹ thuật và tổ chức hỗ trợ họ sử dụng công
nghệ. Giao et al. (2020) còn cho rằng điều kiện thuận lợi là tính khả dụng
của các nguồn tài nguyên như các loại tài liệu hay cơ sở hạ tầng công nghệ
có thể hỗ trợ trong việc sử dụng công nghệ mới. Những điều kiện thuận lợi
tác động tới việc sử dụng ví điện tử trong thanh toán có thể bao gồm: Niềm
tin của người dùng, phương tiện ( thiết bị hỗ trợ). Nhiều nghiên cứu chỉ ra
rằng nhiều người dùng có niềm tin thường ủng hộ việc sử dụng công nghệ
thông tin nói chung và ví điện tử nói riêng nhiều hơn vào việc thanh toán.
Ngược lại những người dùng thiếu sự tin tưởng thường tránh các ứng dụng
của ví điện tử. Phương tiện ( thiết bị hỗ trợ) là điều kiện cần để người dùng
có thể ứng ví điện tử vào việc thanh toán. Thiếu các phương tiện hỗ trợ cần
thiết sẽ làm mất đi ý định sử dụng ví điện tử của người dùng. Và theo
nghiên cứu điều kiện thuận lợi (FC) có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử
dụng ví điện tử Momo.
Từ đó bài nghiên cứu đặt ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H4: Yếu tố “Điều kiện thuận lợi” tác động tích cực đến ý định
sử dụng ví điện tử Momo của người dùng.
3.5. Tin cậy cảm nhận ( Perceived Credibility – PCr ) (+)
Tin cậy cảm nhận ( PCr) là sự đánh giá của một cá nhân về vấn đề bảo mật
và an toàn của hệ thống ví di động ( Amin, 2008 ). Cũng có thể hiểu là
niềm tin của một cá nhân đối với thông tin mà người xem nhận được trong
nghiên cứu này là người tiêu dùng sử dụng ví điện tử Momo trong thanh
toán tại các cửa hàng. Độ tin cậy có thể xem là một trong những tiêu chí
quan trọng nhất để đánh giá về chất lượng của ví điện tử Momo nói riêng
và ví điện tử nói chung. Tin cậy cảm nhận được sử dụng như một thuật ngữ
để chỉ các đặc điểm của người giao tiếp ảnh hưởng đến sự tôn trọng về
quyền riêng tư và bảo mật của các công ty cung cấp dịch vụ ví điện tử. Bên
cạnh đó, (PCr) được chia thành 3 loại, cụ thể là độ tin cậy, chuyên môn và
tính hấp dẫn. Độ tin cậy của ví điện tử Momo nói riêng và các loại ví điện
tử nói chung trở thành một trong những điều quan trọng cần được xem xét
để người sử dụng có nên sử dụng ví điện tử để thanh toán hay không. Nếu
người sử dụng cảm nhận được tính bảo mật và độ riêng tư đáng tin cậy từ ví
điện tử mà họ sử dụng, họ có thể sẵn sàng chấp nhận và sử dụng để thanh
toán. Ngược lại khi không có được sự tin cậy, người sử dụng sẽ lo lắng về
an toàn dữ liệu của họ trong khi thực hiện các giao dịch tài chính thông qua
ví điện tử.
Từ đó bài nghiên cứu đặt ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H5: Yếu tố “ Tin cậy cảm nhận” có tác động tích cực đến ý định
sử dụng ví điện tử Momo của người sử dụng.
3.6. Rủi ro cảm nhận ( Perceived risk – Pr) (-)
Theo ( Wilkie, 1973 ), rủi ro cảm nhận ( Pr) giúp người sử dụng đưa ra
quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ một cách dễ dàng. Rủi ro cảm nhận
được hiểu là hành vi của người tiêu tiêu dùng liên quan đến rủi ro. Rủi ro
cảm nhận ( Pr) được định nghĩa là hành vi của người tiêu dùng liên quan
đến rủi ro theo cách mà bất kỳ một hành vi nào đó cũng có thể dẫn đến
những rủi ro ảnh hưởng mà người dùng không thể dự đoán được và một
trong số đó có thể gây ra khó chịu cho người dùng. Rủi ro cảm nhận ( Pr)
được coi trọng trong các mô hình áp dụng hệ thống thông tin khác nhau,
phản ánh nhận thức của người dùng về sự không đảm bảo và những hậu
quả bất lợi khi tham gia vào các hoạt động nói chung và sử dụng ví điện tử
Momo nói riêng, do đó làm giảm ý định sử dụng của họ.
Từ đó bài nghiên cứu đặt ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H6: “Rủi ro cảm nhận” trong hệ thống ví điện tử Momo ảnh
hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng ví của người dùng.
3.7. Chi phí cảm nhận ( Perceived Cost – PCo) (-)
Theo ( Luarn & Lin, 2005), Chi phí cảm nhận ( Pco) có liên quan đến số
tiền mà một người sử dụng hay một cá nhân tin rằng mình phải trả cho việc
sử dụng các dịch vụ công nghệ mới. Chi phí có thể bao gồm phí giao dịch,
phí duy trì, phí internet,… Chi phí cảm nhận (PCo) được chứng minh là có
tác đến ý định sử dụng dịch vụ tài chính điện tử trong ngân hàng trực tuyến
của khác hàng ( Chong và công sự, 2010).
Từ đó bài nghiên cứu đặt ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H7: “Chi phí cảm nhận” trong hệ thống ví điện tử Momo có ảnh
hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng ví của người dùng.
Từ các giả thuyết trên, nhóm tác giả đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo
H1 (+)
Hữu ích mong đợi

Dễ sử dụng mong đợi H2 (+)

H3 (+)
Ảnh hưởng xã hội

Điều kiện thuận lợi H4 (+) Ý định sử dụng ví


MoMo

Tin cậy cảm nhận H5 (+)

H6 (-)
Rủi ro cảm nhận

Chi phí cảm nhận H7 (-)

You might also like