Chuyen de Toan Bien Luan 2

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

LỜI NÓI ĐẦU


Trong giảng dạy bộ môn hóa ở cấp học THCS đặc biệt là với công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi hiện còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân quan trọng là do học
sinh mới được làm quen với bộ môn này nhưng lại là một môn học mang tính thực
nghiệm cao, cần phải kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, không chỉ vận dụng
kiến thức lí thuyết hóa học mà còn vận dụng kiến thức về môn toán, vật lý…vào giải
các bài tập định lượng trong hóa học.
Nhiều bài toán mà dữ kiện, giả thiết đề cho ở dạng tổng quát hay là tưởng
như thiếu dữ kiện hay dữ kiện chưa rõ ràng như:
-Có chất ban đầu hoặc sản phẩm chưa xác định rõ cụ thể, có trường hợp các
chất sản phẩm có thể tác dụng với chất ban đầu nếu còn dư.
-Có những bài toán cho dữ kiện, tùy thuộc vào điều kiện, tùy thuộc vào tính
chất hóa học của các chất mà có khả năng xảy ra nhiều trường hợp khác nhau…
Hoặc chưa xác định được quy luật phản ứng hay phản ứng nào đó có xảy ra hay
không.
-Số liệu bài toán đưa ra sai lệch với các giá trị tính được cụ thể…
Khi đó chúng ta cần phải biện luận để dưa ra kết quả chính xác. Ngoài việc sử dụng
kỹ năng tính toán, phương pháp biện luận còn dựa trên nhiều yếu tố khác như quy
luật phản ứng, tính chất hóa học của chất…
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở cấp THCS thì
việc phân loại, nhận dạng các loại bài tập biện luận giúp cho các em học sinh giỏi
môn hóa có kỹ năng phân tích đề, định hướng được cách giải dễ dàng hơn.
Trong quá trình BDHSG cấp thành phố, chúng tôi nhận thấy HS vẫn còn lúng
túng trong việc giải một số bài toán biện luận, vì vậy trong chuyên đề này, tôi mạnh
dạn đưa ra một số dạng bài tập biện luận môn hoá học trong BDHSG cấp THCS.
Sau đây là một số dạng bài tập biện luận trong hóa học vô cơ thường gặp:
1.Biện luận theo ẩn số trong giải phương trình
2.Biện luận theo theo trường hợp tùy vào khả năng phản ứng xảy ra
3.Biện luận theo trị số trung bình
Trong chuyên đề này, chúng tôi chỉ mới đưa ra một số dạng bài tập dạng biện
luận trong hóa học vô cơ, trong quá trình thực hiện chuyên đề có thể còn thiếu sót
rất mong được sự góp ý của các quý thầy cô để điều chỉnh hoàn thiện chuyên đề, để
chúng ta có thể áp dụng trong quá trình BDHSG nhằm nâng cao chất lượng trong
giảng dạy và học tập.
Xin chân thành cám ơn!

1
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

DẠNG 1: BIỆN LUẬN THEO ẨN SỐ TRONG GIẢI PHƯƠNG TRÌNH


I. NGUYÊN TẮC
- Khi giải các bài toán tìm CTHH bằng phương pháp đại số, nếu số ẩn chưa
biết nhiều hơn số phương trình toán học thiết lập được thì phải biện luận.
Dạng này thường gặp trong các trường hợp không biết nguyên tử khối và hóa trị của
nguyên tố …
Cơ sở biện luận:
+Thường căn cứ vào đầu bài để lập các phương trình toán 2 ẩn: y = f(x), chọn
1 ẩn làm biến số ( thường chọn ẩn có giới hạn hẹp hơn. VD: hóa trị, chỉ số… ); còn
ẩn kia được xem là hàm số. Sau đó lập bảng biến thiên để chọn cặp giá trị hợp lí.
+Nắm chắc các điều kiện về chỉ số và hoá trị : hoá trị của kim loại trong
bazơ, oxit bazơ; muối thường  3 ; còn hoá trị của các phi kim trong oxit  7; chỉ số
của H trong các hợp chất khí với phi kim  4
Cần lưu ý : Khi biện luận theo hóa trị, theo số oxi hóa của của kim loại trong
oxit cần phải quan tâm đến mức oxi hóa + .
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Trong toán vô cơ và hữu cơ: Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của
chất, tìm tên, hóa trị, khối lượng mol nguyên tố…
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
B1: Viết phương trình phản ứng có thể xảy ra.
B2: Thiết lập các phương trình hay bất phương trình liên hệ giữa ẩn số với các điều
kiện đã cho.Xử lý suy luận về tính chất hóa học hay quy luật phản ứng theo giả thiết.
B3: Biện luận chọn ra kết quả hợp lý nhất.
Sau đây là một số dạng cơ bản thường gặp:
IV.CÁC DẠNG BÀI TẬP
1.BIỆN LUẬN TÌM SỐ P
Ví dụ: Nguyên tố R có tổng số hạt trong nguyên tử là 40. xác định R, biết 1≤
≤1,52
Giải:
P + N + E= 40
Vì P = E => 2P + N = 40=> N = 40 – 2P
Mặt khác: 1≤ ≤1,52

1≤ ≤1,52
11,36 ≤ P ≤ 13,33 ĐK: P € N*
P 12 13
N 16 14
NTK 28 27
Loại Nhận

Vậy nguyên tố R là nguyên tố Al

2
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

2.BIỆN LUẬN THEO HÓA TRỊ


Về nguyên tắc cần tìm biểu thức liên hệ giữa khối lượng nguyên tử và hóa trị
của nguyên tố.
Chú ý: Cần biện luận tất cả hóa trị các nguyên tố
Nắm chắc các điều kiện về chỉ số và hóa trị
+ Hóa trị của kim loại trong bazơ, oxit bazơ, muối thường ≤ 3
+ Hóa trị của phi kim trong oxit, axit ≤ 7
+ Chỉ số của H trong các hợp chất khí với phi kim: ≤ 4
-Phạm vi áp dụng: với các bài toán biết tỉ lệ % (hoặc số phần) khối lượng…
giữa các nguyên tố tạo nên hợp chất
Ví dụ 1: Xác định công thức phân tử của một oxit bazơ tạo bởi nguyên tố M, biết tỉ
lệ số phần khối lượng của X và nguyên tố oxi là 7: 3 . Xác định oxit trên.
Giải: Đặt CTPT của oxit là MxOy
= => M= = n. Đặt n = , với n là hóa trị của nguyên tố M
trong MxOy . ĐK: n €N*, n≤3
n= 1 2 3

A 56

Loại Loại Chọn Loại


CTHH của oxit cần tìm: Fe2O3
Ví dụ 2: Đốt cháy 1g đơn chất A cần dùng lượng vừa đủ 0,7 lít khí O 2 (đktc). Xác
định tên của nguyên tố A?
o
t
Giải: xA + O2  AxOy

xA(g) .22,4 (l)


1(g) ← 0,7(l)
Ta có: x.A.0,7 = .22,4 A= .8. Đặt n = với n là hóa trị của A trong AxOy
A = 8n với n €N*, n≤7
n= 1 2 3 4 5 6 7

A 8 16 24 32 40 48 56

Loại Loại Loại Nhận Loại Loại Loại Loại


Vậy A là nguyên tố lưu huỳnh

3. BIỆN LUẬN SO SÁNH


a)Nguyên tắc áp dụng:
Phương pháp này được áp dụng trong các bài toán xác định tên nguyên tố, xác
định lượng chất dư...mà các dữ kiện đề cho thiếu hoặc các số liệu về lượng chất đề
cho đã vượt quá, hoặc chưa đạt đến một con số nào đó...

3
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

b)Phương pháp biện luận:


-Lập các bất đẳng thức kép có chứa ẩn số (thường là nguyên tử khối). Từ bất
đẳng thức này tìm được các giá trị chặn trên và chặn dưới của ẩn để xác định một
giá trị hợp lý.
-Cần lưu ý một số điểm hỗ trợ việc tìm giới hạn thường gặp:
+Hỗn hợp 2 chất A và B( với MA>MB), có số mol lần lượt là a,b. Tổng khối
lượng là m thì: 0 < a, b < nhh = a + b ;
+Trong các oxit: R2Om thì : 1  m, nguyên dương  7
+Trong các hợp chất khí của phi kim với hiđro RHn thì:
1  n, nguyên dương  4
c)Các ví dụ
Ví dụ 1: Có một hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B có tỉ lệ khối lượng nguyên tử 8:9.
Biết khối lượng nguyên tử của A, B đều không quá 30 đvC. Tìm 2 kim loại
* Gợi ý HS:
Thông thường HS hay tìm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố sẽ tìm ra Mg
và Al nhưng phương pháp trình bày khó mà chặt chẽ, vì vậy giáo viên cần hướng
dẫn các em cách chuyển một tỉ số thành 2 phương trình toán: Nếu A : B = 8 : 9
thì 
*Giải:
Theo đề : Tỉ số nguyên tử khối của 2 kim loại là  ( n  z+ )
Vì A, B đều có KLNT không quá 30 đvC nên : 9n  30  n  3
Ta có bảng biện luận sau :
n 1 2 3
A 8 16 24
B 9 18 27
Suy ra hai kim loại là Mg và Al
Ví dụ 2: Hòa tan 8,7 gam một hỗn hợp gồm K và một kim loại M thuộc nhóm II
trong dung dịch HCl dư thì thấy có 5,6 dm 3 H2 (đktc). Hòa tan riêng 9 gam kim loại
M trong dung dịch HCl dư thì thể tích khí H 2 sinh ra chưa đến 11 lít (đktc). Hãy xác
định kim loại M.
* Gợi ý HS:
GV yêu cầu HS lập phương trình tổng khối lượng của hỗn hợp và phương
trình tổng số mol H2. Từ đó biến đổi thành biểu thức chỉ chứa 2 ẩn là số mol (b) và
nguyên tử khối M. Biện luận tìm giá trị chặn trên của M.
Từ PƯ riêng của M với HCl bất đẳng thức về giá trị chặn dưới của M
Chọn M cho phù hợp với chặn trên và chặn dưới
* Giải: Đặt a, b lần lượt là số mol của mỗi kim loại K, M trong hỗn hợp
Thí nghiệm 1:
2K + 2HCl  2KCl + H2 

4
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

a
M + 2HCl  MCl2 + H2 
b b
 số mol H2 =
Thí nghiệm 2:
M + 2HCl  MCl2 + H2 
(mol) 

Theo đề bài:  M > 18,3 (1)

Mặt khác:  b=

Vì 0 < b < 0,25 nên suy ra ta có : < 0,25  M < 34,8 (2)
Từ (1) và ( 2) : 18,3 < M < 34,8
Ta suy ra kim loại phù hợp là Mg

V.BÀI TẬP TỰ GIẢI


Bài tập 1: Hòa tan hoàn toàn 0,297g hỗn hợp gồm Na và một kim loại M (thuộc
nhóm II A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, M không phải là nguyên tố
phóng xạ) vào nước, thu được dung dịch X và 56 ml khí Y (đktc).
a)Xác định kim loại M.
b)Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
ĐS: Ba, mBa = 0,274g , mNa = 0,023g
Bài tập 2: Hỗn hợp A gồm Fe, Mg, Al2O3 và oxit của một kim loại X hoá trị II.
Lấy 13,16 gam A cho tan hết vào dung dịch HCl thu được khí B. Đốt cháy
hoàn toàn B bằng một thể tích không khí thích hợp (biết rằng không khí chứa 80%
nitơ và 20% oxi theo thể tích) thì sau khi đưa về điều kiện tiêu chuẩn thể tích khí
còn lại là 9,856 lít.
Lấy 13,16 gam A cho tác dụng hết với HNO3 loãng chỉ có khí NO bay ra,
trong đó thể tích khí NO do Fe sinh ra bằng 1,25 lần thể tích khí NO do Mg tạo
thành.
Mặt khác nếu lấy m gam Mg và m gam kim loại X cho tác dụng với axit
H2SO4 loãng, dư thì thể tích H2 do Mg sinh ra gấp trên 2,5 lần thể tích H 2 do X sinh
ra. Biết rằng để hoà tan hoàn toàn lượng oxit kim loại có trong 13,16 gam A phải
dùng hết 50 ml dung dịch NaOH 2M.
a) Xác định tên kim loại X.
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong A.
Bài tập 3: A, B, C là ba kim loại liên tiếp nhau trong một chu kì, tổng số khối của
chúng là 74.
a)Xác định A, B, C.

5
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

b)Hòa tan 11,15 g hỗn hợp X (A, B, C) vào nước, thu được 4,48 lít khí và
6,15 g chất rắn Y không tan. Hòa tan toàn bộ Y vào dung dịch HCl dư, thu được
6,16 lít khí H2. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X. Biết thể tích khí đo ở
đktc.
ĐS: a/ Na, Mg, Al
b/ mNa= 2,3g ; mAl= 4,05g ; mMg = 4,8g
Bài tập 4: Nguyên tố R có tỉ lệ khối lượng giữa oxit cao nhất với hợp chất khí với
hiđro là . Xác định nguyên tố đó. ĐS: S( SO3 ; H2S)
Bài tập 5: Nguyên tố R là phi kim thuộc phân nhóm chính trong bảng hệ thống tuần
hoàn, tỉ lệ giữa % khối lượng nguyên tố R trong oxit cao nhất và % R trong hợp
chất khí với hiđro là 0,5955. Cho 4,05g một kim loại M chưa rõ hóa trị tác dụng hết
với đơn chất R thì thu được 40,05g muối. Hãy xác định tên nguyên tố R và M.
Viết phương trình phản ứng xảy ra giữa R và M (nếu xảy ra). ĐS: R là Br; M là Al
Bài tập 6: Khử 3,48 gam một oxit kim loại M cần dùng 1,344 lít khí H 2 (đktc). Tòan
bộ kim loại thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 1,008 lít khí
H2(đktc). Xác định kim loại M và oxit của kim loại M. (Đề thi HSG tỉnh Quảng Trị
năm 2005-2006). ĐS: Fe3O4
Bài tập 7: Hòa tan a gam kim loại X vào b gam dung dịch HCl, thu được dung dich
D. Thêm 240 gam dung dịch NaHCO3 7% vào D thì vừa đủ tác dụng hết với lượng
HCl còn dư, thu được dung dịch E có nồng độ % cuả NaCl và muối cloruakim loại
X tương ứng là 2,5% và 8,12%. Thêm tiếp lượng dư NaOH vào E, sau đó lọc kết
tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 16 gam chất rắn.
a)Viết các phương trình phản ứng.
b)Xác định kim loại X và C% của dung dịch HCl đã dùng. (Đề thi HSG tỉnh
Quảng Trị năm 2005-2006). ĐS b/ Mg ; CHCl % = 16%
Bài tập 8: Có 2 chiếc cốc, trong mỗi cốc có 50 gam dung dịch muối nitrat của một
kim loại chưa biết. Thêm vào cốc thứ nhất a gam bột Zn, cốc thứ hai cũng a gam
Mg, khuấy kĩ các hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau khi kết thúc các phản
ứng, đem lọc để tách các chất rắn từ mỗi cốc, cân khối lượng đó, thấy chúng khác
nhau 0,164 gam. Khi cho các chất rắn đó vào dung dịch HCl lấy dư, thấy cả hai
trường hợp đều có khí hiđro thoát ra và cuối cùng còn lại 0,864 gam kim loại không
tan trong HCl. Hãy xác định công thức phân tử của muối nitrat kim loại trên và tính
nồng độ phần trăm của dung dịch đó.
Bài tập 9: Hòa tan một muối cacbonat của kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung
dịch H2SO4 9,8%, ta thu được dung dịch muối có C%= 14,18%.
Xác định công thức muối đó. ĐS: FeCO3

6
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

DẠNG 2: BIỆN LUẬN CÁC TRƯỜNG HỢP XẢY RA TRONG DUNG DỊCH
I. NGUYÊN TẮC
Đây là dạng bài tập thường gặp chất ban đầu hoặc chất sản phẩm chưa xác
định cụ thể tính chất hóa học (chưa biết thuộc nhóm chức nào, khả năng hoạt động
hay của kim loại, muối trung hòa hay muối axit …) hoặc chưa biết phản ứng đã
hoàn toàn chưa. Vì vậy cần phải xét từng khả năng xảy ra đối với chất tham gia hoặc
các trường hợp có thể xảy ra đối với các sản phẩm.
Phương pháp biện luận:
-Chia ra làm 2 loại nhỏ : biện luận các khả năng xảy ra đối với chất tham gia
và biện luận các khả năng đối với chất sản phẩm.
-Phải nắm chắc các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình phản ứng. Giải
bài toán theo nhiều trường hợp và chọn ra các kết quả phù hợp.
II.PHẠM VI ÁP DỤNG
Sử dụng trong những bài tập định tính và cả định lượng, vô cơ hay hữu cơ, khi
đề bài chưa cho rõ dữ kiện: cho dạng tổng quát hoặc thiếu dữ kiện như chưa biết
chất gì , axit có tính oxihóa hay không…
III. CÁC DẠNG CỤ THỂ
1. Kim loại tác dụng với hỗn hợp dung dịch muối.
Ví dụ 1: Cho a mol Mg vào dung dịch chứa đồng thời b mol CuCl2 và c mol FeCl2.
a)Viết các PTPƯ xảy ra theo thứ tự.
b)Thiết lập mối quan hệ giữa a,b,c để kết thúc thí nghiệm thì dung dịch có hỗn
hợp 3 muối? Có 2 muối? Có 1 muối?
Giải: Độ hoạt động của kim loại : Mg > Fe> Cu, nên có thứ tự:
Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu (1)
Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe (2)
-Để sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 muối MgCl 2, CuCl2, FeCl2 thì sau phản
ứng (1) còn dư CuCl2 nên nMg(1) < b do đó không có phản ứng (2) => a < b
-Để thu 2 muối: MgCl2, FeCl2 thì (1) hết CuCl2, (2) dư FeCl2
Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu (1)
b ← b a≥b
Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe (2) để FeCl2 dư thì c > a – b
a-b c
Nên: b ≤a < c + b
-Để thu được 1 muối: chỉ có MgCl2
Nên (1) hết CuCl2
nMg(1) n (1) + n (2) a≥b+c
2.Oxit axit của axit có nhiều nguyên tử H, axit có nhiều nguyên tử H tác
dụng với dung dịch kiềm
Thường gặp dạng: Biết n↓,  nkiềm hoặc CM , V dung dịch kiềm
Ví dụ 1: Sục từ từ CO2 vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 cho đến dư.
a)Hãy mô tả hiện tượng, viết PTPƯ
b)Gọi x là sục vào, y là , Hãy lập hàm y = f(x), vẽ đồ thị biểu diễn
mối quan hệ giữa hai đại lượng này.
7
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

Giải: a)Dung dịch vẩn đục sau đó trong trở lại


CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O (1)
amol ← amol→ a
BaCO3+ CO2 + H2O → Ba(HCO3)2 (2)
a mol → a a

2a

0 a A
a

0 0 B
O a 2a

Ví dụ 2: Cho V lít khí CO2(đktc) tác dụng với 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M, thu
được 3 gam kết tủa. Hãy tính V.
* Gợi ý HS:
Nếu bài toán cho dư Ca(OH)2 dư thì chỉ có 1 PƯHH
Nếu bài toán không cho Ca(OH)2 thì xét 2 trường hợp
*Giải:
= = 0,03 mol
= 2,5.0,02 = 0,05 mol
=> > nên có 2 trường hợp
TH1: dư, chỉ xảy ra p/ư:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O (1)
= = = 0,03 mol
=> = 0,03 .22,4 = 0,672 (lít)
TH2: hết, CO2 sau p/ư (1) vẫn còn dư, p/ư tiếp ở p/ư (2):
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O (1)
0,05 ← 0,05 mol→ 0,05
CaCO3+ CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 (2)
(0,05-0,03) mol 0,02
=> = (0,05+ 0,02).22,4 = 1,568 (lít)
Ví dụ 3: Cho 10 lít (đktc) hỗn hợp A gồm N 2 và CO2 ở đktc vào 2 lít dung dịch
Ca(OH)2 0,02 M thì thu được 1 gam kết tủa. Tính % (V) CO2 trong hỗn hợp A.
Giải: Phản ứng có thể xảy ra lần lượt xảy ra như sau:
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O (1)
8
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

CO2 + H2O + CaCO3  Ca(HCO3)2 (2)


Ta có: Số mol Ca(OH)2 = 2. 0,02 = 0,04 (mol)
Số mol CaCO3 = 1 : 100 = 0,01 (mol)
Do số mol của CaCO3 < số mol của Ca(OH)2 nên xảy ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Ca(OH)2 dư Chỉ có phản ứng (1)
Theo (1): Số mol CO2 = Số mol CaCO3 = 0,01 (mol)
Vậy: Trong A có %(V) CO2 =
Trường hợp 2: CaCO3 tan một phần, đã xảy ra phản ứng (1) và (2)
Theo phương trình (1):
Số mol CaCO3 (1) = Số mol Ca(OH)2 = 0,04 (mol).
 Số mol CaCO3 (2) = 0,04 - 0,01 = 0,03 (mol).
Theo phương trình (1) và (2):
Số mol CO2 = 0,04 + 0,03 = 0,07 (mol)
0, 07  22, 4
Vậy trong A có %(V) CO2 =  100%  15, 68% 
10

 Đồ thị:

0,08

0,04

0 0,04 A
0,04

0,01
B
0 0
O 0,01 0,04 0,08

3.Kim loại, hay oxit, hiđroxit … tác dụng được với dung dịch kiềm, muối
của chúng tác dụng với dd axit mạnh hơn

Ví dụ 1: Hòa tan vừa hết m gam Al vào dung dịch NaOH thì thu được dung dịch A
và 3,36 lít H2 (đktc).
a)Tính m.
b) Rót từ từ dung dịch HCl 0,2 M vào A thì thu được 5,46 gam kết tủa. Tính
thể tích dung dịch HCl đã dùng.
Giải: a) n = = 0,15 (mol)
2 Al + 2 H2O + 2 NaOH  2 NaAlO2 + 3 H2
0,1mol 0,1 0,15

9
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

 mAl = 2,7 (gam).


b) n Al (OH ) = 3 = 0,07 (mol)
Các PTHH xảy ra lần lượt như sau:
NaAlO2 + HCl + H2O  Al(OH)3 ↓ + NaCl (1)
HCl + Al(OH)3  AlCl3 + 3H2O (2)
Do số mol NaAlO2< số mol AlCl3 nên xảy ra 2 trường hợp:
TH 1: NaAlO2 dư chỉ xảy ra phản ứng (1), HCl hết
NaAlO2 + HCl + H2O  Al(OH)3 ↓ + NaCl (1)
0,07 mol ← 0,07 mol
VddHCl= (lít).
TH 2: Kết tủa tan một phần, xảy ra phản ứng (1) và (2), NaAlO2 hết.
NaAlO2 + HCl + H2O  Al(OH)3 ↓ + NaCl (1)
0,1 mol 0,1 mol 0,1 mol
Al(OH)3 + 3HCl  AlCl3 + 3H2O (2)
0,1 – 0,07 → 3 .0,03
Từ (1) và (2) nHCl (1,2) = 0,1 + 0,09 = 0,19 mol
=> VddHCl = = 0,95 lít
n Al (OH )3

0,1
0,07

0
0,07 0,1 0,19 0,4
Ví dụ 2: (Muối của kim loại có hiđroxit lưỡng tính tác dụng với dung dịch kiềm)
Cho dung dịch ZnCl2 vào dung dịch NaOH. Vẽ đồ thị biểu diễn mối liên hệ
giữa NaOH và Al(OH)3
Giải: AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
amol 3a a
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
a a a

4a
3a

10
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

0
a
0 0

a 2a 3a 4a nNaOH
4. Muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit
Thường gặp dạng: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 thì có các PTHH
lần lượt sau:
Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl (1)
xmol x mol xmol
Nếu HCl dư thì:
NaHCO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 (2)

Phương pháp: Đặt T= , tìm T và đối chiếu với các trường hợp sau

Nếu T ≤ 1: PU(1) ; T ≥ 2: (2) ; 1≤ T ≤ 2 : cả 2 phản ứng(1) và (2)


Ví dụ : Cho từ từ dung dịch chứa amol HCl vào dung dịch chứa b mol Na 2CO3. Hãy
biện luận các trường hợp có thể xảy ra, viết PTPƯ, cho biết số mol các chất tạo
thành, chất còn dư sau phản ứng.
Giải:
TH 1: a b
HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl
amol a
n sau p/ư 0 a-b a a
TH 2: b<a<2b
HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl (1)
b ← b b b
Sau p/ư(1) HCl dư  có phản ứng (2):
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2 (2)
(a- b) ← (a- b) (a-b) (a-b)
(2b – a) 0 amol amol
TH 3: a 2b
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
b 2b
11
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

0 (a-2b) 2b bmol

5. Kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh
Ví dụ 1: (Biết kim loại phản ứng, biết sản phẩm khử, biện luận trường hợp dựa vào
khả năng phản ứng tiếp giữa chất sản phẩm và chất tham gia còn dư)
Một học sinh làm thí nghiệm hòa tan hết a mol bột sắt trong dung dịch HNO 3
loãng chứa b mol HNO3, thu được c mol khí NO duy nhất. Hãy tìm số mol các chất
tạo thành, số mol chất dư sau phản ứng.
Gợi ý: Đầu tiên: Fe Fe(NO3)3
Nếu Fe dư thì: Fe + 3Fe(NO3)3 3Fe(NO3)2
Giải:
TH 1: b≥ 4a( vì Fe tan hết nên b≥4a)
Fe tác dụng với HNO3 vừa đủ hoặc HNO3 dư, chỉ xảy ra phản ứng:
Fe + 4 HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2 H2O
amol → 4a
0 (b- 4a) a
TH 2: <b<4a . Sau phản ứng (1) Fe còn dư, sẽ phản ứng tiếp đến hết:
Fe + 4 HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2 H2O (1)
mol ← bmol

(a - ) mol 0
2Fe(NO3)3 + Fe → 3Fe(NO3)2 (2)
2(a - ) ← (a - )mol
Sau phản ứng có:
- 2(a - )= ( -2a) mol Fe(NO3)3 dư, 3(a - )mol Fe(NO3)2, Fe và HNO3 hết.
Ví dụ 2: (Không cho biết kim loại, không cho biết sản phẩm khử => biện luận các
trường hợp tạo sản phẩm khử khác nhau)
Cho a mol nguyên tử kim loại M (hóa trị n không đổi) tan vừa hết trong dung
dịch chứa a mol H2SO4, tạo thành muối A và khí B. Lượng khí B thu được hấp thụ
hoàn toàn bởi dung dịch NaOH tạo thành muối. Hãy biện luận xác định khí B và hóa
trị của M.
Hướng giải: Viết 4 PTHH ( tạo H 2, SO2, S, H2S), dựa vào dữ kiện bài ra( khí, hấp
thụ bới NaOH) nên loại 2 phản ứng, dựa vào 2 phản ứng còn lại và với = .
Chọn n = 1, Khí B là SO2
6. Biện luận các trường hợp xảy ra với chất tham gia
Ví dụ : Nhiệt phân 9,4 gam muối nitrat của 1 kim loại M tới khi phản ứng hoàn toàn
thì còn lại 4 gam chất rắn. Xác định muối đã dùng.
Hướng giải: Vì chưa biết muốinitrat của kim loại nào nên phải xét cả 3 khả năng
(KL kiềm, ...) tính toán chọn khả năng phù hợp. Biện luận theo hóa trị và M, rồi tìm
giá trị thích hợp. ĐS: n = 2, M = 64 => Cu(NO3)2

12
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

IV.BÀI TẬP TỰ GIẢI


Bài 1: Hấp thụ V lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Sau phản ứng
cô cạn hỗn hợp sản phẩm thu được 8,15g muối. Tính V. ĐS: 1,12 lít
Bài 2: Nung 23,2 g hỗn hợp sắt(II)cacbonat và một oxit sắt tới phản ứng hoàn toàn,
thu được khí A và 20,8g Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400ml
dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88 g kết tủa. Hãy xác định công thức phân tử
của oxit sắt đã dùng. ĐS : CTPT của oxit sắt là Fe3O4

13
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

DẠNG 3: BIỆN LUẬN THEO TRỊ SỐ TRUNG BÌNH


I.NGUYÊN TẮC
Đối với một hỗn hợp chất bất kì ta có thể biểu diễn chúng qua một đại lượng
tương đương, thay thế cho cả hỗn hợp, là đại lượng trung bình (như khối lượng mol
trung bình, số nguyên tử trung bình, …), được biểu diễn qua biểu thức:

Với : đại lượng đang xét của chất thứ i trong hỗn hợp
: số mol của chất thứ i trong hỗn hợp
Dựa theo tính chất toán học ta luôn có: (2)
Với : đại lượng nhỏ nhất trong tất cả , : đại lượng lớn nhất trong
tất cả
Do đó, có thể dựa vào các trị số trung bình để đánh giá bài toán, qua đó thu
gọn khoảng nghiệm làm cho bài toán trở nên đơn giản hơn, thậm chí có thể trực tiếp
kết luận nghiệm của bài toán.
Điểm mấu chốt của phương pháp là phải xác định đúng trị số trung bình liên
quan trực tiếp đến việc giải bài toán. Từ đó dựa vào dữ kiện đề bài => trị trung bình
=> kết luận cần thiết.
Dưới đây là những trị số trung bình thường sử dụng trong quá trình giải toán:

Với: : tổng khối lượng của hỗn hợp (thường là gam)


: tổng số mol của hỗn hợp
, …: khối lượng mol của các chất trong hỗn hợp
, …: số mol của các chất trong hỗn hợp
Đối với chất khí, vì thể tích tỉ lệ với số mol nên (3) có thể viết dưới dạng:
=
Với , …là thể tích của các khí trong hỗn hợp
, …: khối lượng mol của các chất trong hỗn hợp
Phương pháp trung bình là một trong những phương pháp thuận tiện nhất, cho
phép giải nhanh chóng và đơn giản nhiều bài toán hóa học phức tạp.
Phương pháp này được áp dụng trong việc giải nhiều bài toán khác nhau cả vô cơ và
hữu cơ, đặc biệt là đối với việc chuyển bài toán hỗn hợp thành bài toán một chất rất
đơn giản.
Phương pháp trung bình còn giúp giải nhanh hơn nhiều bài toán mà thoạt nhìn
thì có vẻ là thiếu dữ kiện, hoặc những bài toán cần biện luận để xác định chất trong
hỗn hợp.
Chú ý: Phương pháp này chỉ dùng trong trường hợp khả năng phản ứng của
các chất là như nhau

II.PHẠM VI ÁP DỤNG
14
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

-Xác định công thức


-Tìm khoảng giới hạn của đại lượng cho trước hoặc chứng minh bất đẳng thức
trong hóa học
-Biện luận chất dư
-Khi hỗn hợp gồm hai chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau (hỗn hợp có
các kim loại hay hợp chất của kim loại có cùng hóa trị, 2 hợp chất vô cơ có cùng
kiểu công thức tổng quát, 2 hợp chất hữu cơ đồng đẳng, các chất trong hỗn hợp đều
tham gia phản ứng với một chất khác, và các phản ứng đó phải cùng loại, có cùng
hiệu suất, …) thì có thể đặt một công thức đại diện cho hỗn hợp. Các giá trị tìm
được của chất đại diện chính là các giá trị của hỗn hợp ( mhh ; nhh ; hh )
- Trường hợp 2 chất có cấu tạo hoặc tính chất không giống nhau ( ví dụ 2 kim
loại khác hóa trị; hoặc 2 muối cùng gốc của 2 kim loại khác hóa trị … ) thì tuy
không đặt được công thức đại diện nhưng vẫn tìm được khối lượng mol trung bình:

(Có thể áp dụng với % khối lượng các chất hoặc % thể tích các chất khí)
hh phải nằm trong khoảng từ M1 đến M2
III.PHƯƠNG PHÁP CHUNG
-Coi hỗn hợp như một chất, đặt công thức chung, viết PTPƯ với công thức
chung.
-Dựa vào các dữ kiện đã cho, lập các phưng trình toán học => tìm hh
Từ giá trị hh tìm được, ta lập bất đẳng thức kép M 1 < hh < M2 để tìm giới hạn
của các ẩn. ( giả sử M1< M2)
-Nếu hh có thể xác định được trong khoảng nào đó thì có thể đưa về:
M1< a < hh < b < M2 từ đó có thể => các chất cần tìm.
IV. CÁC VÍ DỤ
Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 1,7 gam hỗn hợp gồm Zn và một kim loại A (A thuộc
nhóm II, tác dụng với nước ở nhiệt độ thường) trong một lượng vừa đủ dung dịch
HCl, thu được 0,672 lít khí (đktc) và một dung dịch B chứa hai muối clorua. Mặt
khác, khi cho 1,9 g kim loại A vào 200 ml dung dịch HCl 0,5 M, sau khi phản ứng
kết thúc thì axit vẫn dư. Hãy xác định kim loại A.
Gợi ý:
A tác dụng với nước , A và Zn đều có cùng hóa trị, cùng tác dụng được với dung
dịch HCl => Muối ( MCl2 ), biết nkim loại, nhiđro... Có thể tìm được giới hạn của khối
lượng mol nguyên tử trung bình của hỗn hợp 2 kim loại.
Giải: Ta có: nHCl = 0,2 . 0,5 = 0,1 (mol)
Đặt 2 kim loại A, Zn là
+ 2 HCl → Cl2 + H2
Theo (1): = = = 0,03( mol)

= = 56,67 < 65 vậy MA< = 56,67 < MZn= 65 (1)

15
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

Mặt khác: Theo (1): =

Theo bài ra HCl dư => = < > = 38 (2)

Suy ra: 38 < < 56,67


Vì A thuộc nhóm II, tác dụng với nước ở nhiệt độ thường nên là Ca
Ví dụ 2: Cho 3,82 gam hỗn hợp X (gồm A2SO4 và BSO4), biết khối lượng nguyên tử
của B hơn khối lượng nguyên tử của A là1 đvC. Cho hỗn hợp vào dung dịch BaCl 2
vừa đủ,thu được 6,99 gam kết tủa và một dung dịch Y.
a) Cô cạn dung dịch Y thì thu được bao nhiêu gam muối khan
b) Xác định các kim loại A và B
* Gợi ý:
-Do hỗn hợp 2 muối gồm các chất khác nhau nên không thể dùng một công
thức để đại diện.
-Nếu biết khối lượng mol trung bình của hỗn hợp ta sẽ tìm được giới hạn
nguyên tử khối của 2 kim loại.
Giải:
a) A2SO4 + BaCl2  BaSO4  + 2ACl (1)
BSO4 + BaCl2  BaSO4  + BCl2 (2)
Theo (1,2): Số mol X = số mol BaCl2 = số mol BaSO4 =
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
3,82 + (0,03. 208) – 6.99 = 3,07 gam
b)
Ta có M1 = 2A + 96 và M2 = A+ 97
Vậy : (*)
Từ hệ bất đẳng thức ( *) ta tìm được : 15,5 < A < 30
Kim loại hóa trị I thoả mãn điều kiện trên là Na (23)
=> kim loại hóa trị II là Mg ( 24)
Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn 7,14 gam hỗn hợp muối cacbonat và muối
hiđrocacbonat của 1 kim loại kiềm vào nước, sau đó đổ thêm vào dung dịch thu
được một lượng đung dịch HCl vừa đủ thì thu được 0,672 lít khí (đktc). Hãy xác
định tên kim loại trên.
Giải: Gọi x, y lần lượt là số mol M2CO3 và MHCO3 trong hỗn hợp trên.
M2CO3 + 2HCl → 2MCl +CO2 +H2O (1)
x mol x mol
MHCO3 + HCl → MCl +CO2 +H2O (2)
x mol y mol
nhh= =x+y= = 0,03 (mol)

16
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà
Chuyên đề BDHSG cấp Tỉnh THCS - Năm học 2011-2012

hh muối = = 238 M + 61 < 238 < 2M + 60


89<M < 177
Vậy kim loại kiềm đó là CS

V.BÀI TẬP TỰ GIẢI


Bài tập1: Hỗn hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối so với CH4 bằng 3. Cần thêm bao nhiêu
lít O2 vào 20 lít hỗn hợp khí đó để cho tỉ khối so với CH 4 giảm đi . Biết các hỗn
hợp khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. ĐS: 20 lít
Bài tập2: Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí oxi (đktc), thu được hỗn
hợp khí A có tỉ khối hơi với oxi là 1,25.
a)Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A.
b)Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào bình đựng dung dịch
Ca(OH)2 dư tạo thành 6g kết tủa trắng.
Đs:* Trường hợp 1: Nếu oxi không dư: a) %CO2=66,67%,%O2=33,33%
b) m = 0,72g, V=2,016 lít
* Trường hợp 2: Nếu oxi không dư: a) %CO2=98,4%, %O2 =1,56%
b) m = 0,732g, V=1,336 lít

17
Giáo viên: Đặng Thị Hồng Loan - Phòng GD&ĐT Đông Hà

You might also like