Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài Tập Self Study 1

Câu 1:
Chiến lược đóng cửa kinh tế
Ưu điểm:
Giúp đất nước áp dụng theo chiến lược này xây dựng một nền kinh tế tự chủ -
nền tảng bảo đảm cho sự độc lập về chính trị; Nền kinh tế quốc gia ít chịu sự
ảnh hưởng bởi những biến động của nền kinh tế thế giới; Các nguồn lực trong
nước được khai thác tối đa để thoả mãn nhu cầu trong nước; Tốc độ phát triển
kinh tế ổn định; Các ngành sản xuất trong nước ít bị cạnh tranh.
Nhược điểm:
VD: Suy giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; Tốc độ tăng trưởng kinh tế
ổn định nhưng chậm; Nền kinh tế bị tụt hậu so với bên ngoài, không phát huy
được lợi thế so sánh của quốc gia trong phân công lao động quốc tế; Thị trường
nội địa nghèo nàn, “chật hẹp”, giả cả đắt đỏ, hàng hóa kém đa dạng, và người
tiêu dùng không có điều kiện để thoả mãn nhu cầu của mình một cách tốt nhất.

Chiến lược mở cửa kinh tế


Ưu điểm:
Mở rộng thị trường xuất khẩu giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, khai thác
lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, hàng hóa đa dạng, phong
phú có chất lượng và người tiêu dùng có thể thoả mãn nhu cầu của mình một
cách tốt nhất; Tận dụng được vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nước
tiên tiến; Tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, kích thích sản
xuất phát triển.
Nhược điểm:
Mức độ mở cửa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới khiến nền kinh tế
trong nước có thể bị phụ thuộc và ảnh hưởng nặng nền bởi những biến động bất
lợi của kinh tế thế giới; Một số ngành sản xuất trong nước phải đối mặt với sự
cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài; Do tập trung các nguồn lực để phát triển
xuất khẩu, chạy theo nhu cầu thị trường thế giới nên nền kinh tế dễ gặp tình
trạng phát triển mất cân đối.
VD: Hiện nay, các quốc gia ít áp dụng chiến lược “đóng cửa kinh tế” theo đúng
nghĩa. Mà các nước có thể áp dụng chính sách được đánh giá có tính linh hoạt
và mềm dẻo hơn như: chính sách bảo hộ mậu dịch để bảo hộ nền sản xuất trong
nước, hay sản xuất thay thế nhập khấu để giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài.
Điều này có nghĩa chiến lược đóng cửa kinh tế vẫn được áp dụng trong những
trường hợp, với những lý do nhất định trong chính sách kinh tế đối ngoại của
mỗi quốc gia.

Câu 2:
Thứ nhất: các nền kinh tế QG và vùng lãnh thổ độc lập trên TG.
+ Quan hệ giữa các chủ thể : thông qua việc ký kết các hiệp định KT, VH và
KH-CN giữa 2 QG hay từng nhóm QG.
+ Theo trình độ phát triển kinh tế, các quốc gia trên thế giới được chia thành 3
loại :
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển
Các nước chậm phát triển
Thứ 2: các chủ thể thấp hơn bình diện quốc gia
+ Các chủ thể này có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thấp hơn cấp quốc gia.
+ Đó là những công ty, xí nghiệp, tập đoàn, đơn vị kinh doanh
+ Quan hệ giữa các chủ thể: thông qua việc ký kết các hợp đồng TM, ĐT trong
khuôn khổ của những hiệp định được ký kết giữa các quốc gia
Thứ 3: các chủ thể kinh tế ở cấp độ quốc tế
+ Các chủ thể này có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cao hơn cấp quốc gia.
+ Đó là các TCQT hoạt động với tư cách là những thực thể độc lập, có địa vị
pháp lí rông hơn địa vị pháp lí của chủ thể QG như IMF, WB, EU, ASEAN, …
→ Ngoài ra, còn một loại chủ thể kinh tế quan trọng (các công ty xuyên quốc
gia) đang chiếm một tỷ trọng lớn trong các hoạt động TMQT và ĐTQT, chuyển
giao công nghệ.
→ Mỗi chủ thể hoạt động trong nền kinh tế vô cùng đa dạng nên họ đều
độc lập với nhau và tự quyết định lấy hoạt động của mình . Sự đa dạng
này là tất yếu, xây dựng nên môi trường cạnh tranh , thúc đẩy kinh tế vận
động và phát triển.

Câu 3:
Mối quan hệ giữa kinh tế quốc tế và kinh tế quốc gia là mối quan hệ tương tác
và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế. Kinh tế quốc tế
là một hệ thống các quy tắc, kiến thức, chuỗi cung ứng của hàng hóa và dịch vụ
diễn ra trên toàn cầu, trong khi kinh tế quốc gia chủ yếu là quy mô kinh tế và
tài chính của một đất nước.
Mối quan hệ giữa kinh tế quốc tế và kinh tế quốc gia là rất quan trọng trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Với sự phát triển không ngừng của kinh tế thế giới,
các quốc gia phải liên kết, hợp tác và cạnh tranh để có được lợi ích tối đa. Tuy
nhiên, quan hệ này cũng có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến kinh tế quốc
gia như sự phụ thuộc vào thị trường quốc tế, cạnh tranh khốc liệt với những
quốc gia có kinh tế phát triển hơn, mất quyền kiểm soát kinh tế nội địa,...
Do đó, việc quản lý và điều tiết mối quan hệ này là rất quan trọng. Chính phủ
cần có những chính sách, biện pháp hợp lý để đảm bảo rằng kinh tế quốc gia
của họ phát triển bền vững và hiệu quả trong mối quan hệ cạnh tranh với thị
trường quốc tế. Tuy nhiên, đây là một thách thức không nhỏ đối với các quốc
gia đang phát triển.

You might also like