Deutsch Lernen

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

------Deutsch lernen: Präfix - Từ nối trước------

Xin chào mọi người,


Có bạn nhắn tin hỏi Tôm là dùng Präfix như thế nào, có bạn hỏi tại sao
cùng là 'nghe' (hören) mà không biết khi nào dùng anhören, zuhören,
abhören, mithören... Vì thế chắc nhiều bạn quan tâm đến Präfix
(Prä=Vor; Präfix=Vorsilbe, Worterweiterung)?! Tối qua Tôm nhắn tin cho
mình nói là Tôm suy nghĩ rồi và Tôm không biết giải thích đâu vì "Bài
này nghiêm trọng lắm". Với lại Tôm lại đang chuẩn bị học thi nữa, cho
nên Tôm nói Chef viết đi. Mình biết rất nhiều bạn thích những bài Tôm
viết, nhưng hi vọng các bạn vẫn cùng ủng hộ 'der Bote' :)
Cái Präfix này giống như là bảng cửu chương dài mà bắt học sinh lớp
một phải học thuộc ngay vậy. Bảng cửu chương đối với học sinh cấp hai
thì chẳng là gì, nhưng đối với học sinh lớp một thì nó kiểu như bí kíp võ
công cao siêu mà tưởng như không thể nào lĩnh hội được. Sự khác biệt
duy nhất giữa học sinh thuộc và chưa thuộc bảng cửu chương chính là
thời gian họ đã giành để học nó. Với Präfix cũng vậy, bạn hãy dành thời
gian, để ý một chút là sẽ thuộc như cháo thôi. Mình xin chia sẻ với các
bạn nhé!
Nếu bạn có cái bánh mì kỳ diệu giống như Nobita trong truyện
Doraemon, chỉ cần úp lên sách vở rồi ăn là nhớ hết được thì thật tuyệt
vời đúng không?
Các bạn đừng quá lo lắng, chỉ cần biết từ gốc thì phần lớn (không phải
tất cả, nhiều cái có nghĩa khác hoàn toàn luôn) là có thể thể suy lu ận ra
ý nghĩa của nó. Mình sẽ nói về những Präfix quen thuộc, hay dùng trước
đã nhé, mình sẽ dùng động từ gốc là "fahren" để kết hợp:
Cấu trúc:
Präfix+'fahren' (đi với, phần tiếp theo của câu) = Bedeutung - Ngh ĩa
tiếng Việt
- abfahren (kein Objekt) = losfahren, anfangen zu fahren - b ắt đ ầu đi, đi
từ .... (ab = từ), abfahren cũng có nghĩa là 'rất thích cái gì đó', z.B.
"Darauf fährt der voll ab!"
- anfahren (+ Akkusativ) = bei einem Unfall von einem Fahrzeug
getroffen/verletzt werden - bị va chạm với xe, bị thương (an=tới, bên
cạnh, chạm vào)
- auffahren (+ auf + Akkusativ) = von hinten auf etwas aufprallen /
gegen etwas fahren - đâm vào đít xe khác, hay đâm xe vào vật gì đó
(auf=lên)
- ausfahren (+ Akkusativ) = einen Arm (menschlich oder auch
technisch z.B. an einem Kran) zu einem Ziel hinbewegen // Waren mit
einem Fahrzeug ausliefern - thò (tay) ra, đưa tay (vật gì đó) ra // đi xe
mang hàng hoá đến cho khách (aus=ra)
- befahren (+ Akkusativ) = fahren auf - đi trên (bề mặt). Befahrbar = có
thể đi trên bề mặt đó được ('be-' không có nghĩa riêng cụ thể)
- davonfahren (kein Objekt // + Dativ) = wegfahren, fortfahren // sich von
etwas oder jemanden mit einem Fahrzeug entfernen (Ortsbezogen) - lái
xe đi mất/khỏi (một vật, hoặc ai đó) (davon=từ đó)
- einfahren (+ Akkusativ) = einen Arm (menschlich oder auch technisch
z.B. an einem Kran) von einem Ziel weg zu sich zurück bewegen - th ụt
vào, trái nghĩa với ausfahren, (ein=vào)
- entfahren (+ Dativ) = etwas unbeabsichtigt aussprechen - không có
tình nói ra (ent= cắt khỏi, bật ra, ra khỏi, tách khỏi, rời đi, bỏ đi)
- erfahren (+ von + Dativ) = von etwas Kenntniss erlangen - biết đ ến,
biết được ('er-' không có nghĩa riêng cụ thể)
- fortfahren (kein Objekt) = weitermachen // wegfahren, davonfahren -
tiếp tục, làm tiếp (fort=tiếp, tới)
- hochfahren (+ Akkusativ) = nach oben fahren // eine Maschine /
Computer starten - đi lên trên, khởi động (hoch=trên cao, lên)
- herunterfahren (+ Akkusativ) = nach unten fahren // eine Maschine /
Computer ausschalten - đi xuống dưới, tắt đi (herunter=dưới thấp,
xuống)
- losfahren (kein Objekt) = anfangen zu fahren - bắt đầu đi (los=r ời kh ỏi,
đi)
- nachfahren (+ Dativ) = jemanden mit einem Fahrzeug verfolgen - đi xe
theo dõi (nach=theo sau)
- umfahren (+ Akkusativ) = etwas mit einem Fahrzeug ausweichen //
gegen etwas fahren und es zum Umfallen bringen - lái xe tránh ch ướng
ngại vật // đâm vào cái gì đó làm nó đổ (um=đổ, vòng quanh)
- sich verfahren (+ Akkusativ) = einen falschen Weg gefahren sein - lái
xe đi lạc, lạc đường ('ver' không có nghĩa riêng cụ thể, thường hay gắn
với lạc, lầm,...)
- weiterfahren (kein Objekt) = fortfahren / die Fahrt fortsetzen - đi ti ếp,
tiếp tục đi (weiter=tiếp tục)
- wegfahren (kein Objekt) = fortfahren, wegfahren, sich entfernen - đi
tiếp, đi khỏi (weg=đi khỏi, bỏ đi)
- zerfahren (+ Akkusativ) = etwas ist durch starkes Befahren bestädigt
oder zerstört - cái gì đó bị đi nhiều quá đến mức hỏng ('zer' không có
nghĩa riêng cụ thể)
Các bạn thấy là từ gốc và những Präfix khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra
những từ có ý nghĩa rộng hơn hoặc mới hoàn toàn không liên quan đến
từ gốc. Giống như bảng cửu chương vậy, các bạn phải học từ từ thôi, hãy
mang theo sổ tay, hoặc ghi vào điện thoại, mỗi khi gặp những Präfix để
học nhé. Thói quen ghi lại những điều thấy hữu ích là một thói quen rất
tốt đấy, các bạn hãy ghi cả câu ví dụ để dễ nhớ hơn nào.
Präfix có loại có thể tách rời, không thể tách rời và cả hai.
+ Những từ có thể tách rời với từ gốc là:
ab-, an-, auf-, aus-, auseinander-, bei-, da-, daran-, darauf-, daraus-,
dagegen-, darin-, daneben-, darüber-, darunter-,davor-, dazu-, ein-,
empor-, entgegen-, entlang-, entzwei-, fern-, fest-, fort-, für-, gegen-,
gegenüber-, heim-, her-, herab-, herauf-, heraus-, herein-, herüber-,
herunter-, hin-, hinab-, hinauf-, hinaus-, hinein-, hinterher-, hinüber-,
hinunter-, hoch-, los-, mit-, nach-, neben-, nieder-, vor-, voran-, voraus-,
vorbei-, vorüber-, vorweg-, weg-, weiter-, zu-, zurecht-, zurück-,
zusammen-
+ Những từ không thể tách rời với từ gốc:
be-, emp(f)-, ent-, er-, ge-, hinter-, miss-, re-, ver-, zer-
+ Những từ có thể tách rời và không tách rời:
durch-, über-, unter-, um-, wider-, wieder-
Khi nào gặp những từ như trên thì đừng chỉ ghi lại nghĩa của từ đó thôi,
hãy ghi cả Präfix và từ gốc như thế nào. Nếu có bánh mì như của
Doraemon thì mình đã mở tiệm bán rồi các bạn ơi. Học ngôn ngữ thì
không đi tắt được đâu:)
Để cho các có thêm hứng thú mình xin giới thiệu một bài hát về tình yêu
mà mình nghĩ chắc nhiều bạn sẽ thích:)
Hãy mở phụ đề để nghe được cả lời nhé!
Ich will nur - Philipp Posel
https://www.youtube.com/watch?v=M-ncq2eHF_k
Nếu bạn có câu hỏi, thắc mắc, góp ý gì thì hãy comment nhé!
Chúc các bạn chăm chỉ, tìm được hứng thú với cái tiếng khó nhằn này.
Doug der Bote

----Lebenslauf-----

Xin chào mọi người,

Lần trước mình đã chia sẻ với các bạn về Motivationsschreiben. Thật là


đáng trách nếu bỏ qua Lebenslauf (Sơ yếu lý lịch, tiếng anh là CV, curriculum
vitae ) đúng không?
Vậy hôm nay mình cùng xem Lebenslauf là gì nha.

Mình chưa từng viết sơ yếu lý lịch ở Việt Nam bao giờ, không biết nó trông như thế nào, và nội
dung có gì, vì lúc còn ở VN mình còn nhỏ. Sang Đức rồi, xin đi làm thêm, xin học bổng, xin đi
làm chính thức, vv. ở đâu mình cũng bị yêu cầu phải nộp Lebenslauf hết. Bây giờ thì
tabellarischer Lebenslauf (Sơ yếu lý lịch với nội dung được sắp xếp theo dạng bảng) là phổ biến
và có thể nói là standard. Nên mình sẽ chỉ nói về nó thôi.
Chắc ai cũng biết Lebenslauf là gì rồi, nên mình xin không định nghĩa nó nữa.

***Bắt đầu viết à nha!***

[Nội dung bắt buộc phải có]

>> Thông tin cá nhân - Tất nhiên rồi đúng không? Nhưng thông tin cá nhân ở đây gồm những
gì?
- Họ và tên (Vor- und Nachname)
- Ngày sinh và nơi sinh (Geburtstag und -ort)
- Địa chỉ hiện tại (Anschrift)
- Tình trạng hôn nhân (Familienstand)
- Tôn giáo (thường thì không cần cái này đâu, chỉ ghi khi bạn muốn làm việc gì liên quan đến
công tác xã hội chẳng hạn...)
- Email/Số điện thoại để liên lạc (Đừng dùng email kiểu: Tôi-đi-tìm-êm@yahoo.com, độc-cô-
cầu-bại@..., mà hãy dùng tên họ của mình hoặc những từ chung ví dụ:
nguyentranphan@yahoo.com, tony_nguyen@gmail.com, nếu email của bạn giống kiểu một thì
hãy tạo riêng một tài khoản khác chỉ dành cho công việc nha.)

>> Nghề nhiệp và kinh nghiệm (Werdegang und berufliche Erfahrung)


Bạn hãy liệt kê những gì mình làm ở đây, tùy theo vị trí và tuổi tác bạn có thể bắt đầu từ sau khi
tốt nghiệp phổ thông (Abitur) hoặc những kinh nghiệm làm thêm từ hồi đi học đến giờ.
Về nội dung của phần này, bạn có hai cách để trình bày. Cách thứ nhất là từ cũ đến mới
(chronologisch), cách thứ hai là ngược lại, từ hiện tại ngược đến quá khứ (amerikanisch - kiểu
Mỹ). Nhưng kiểu nào đi nữa thì cũng phải liền mạch và không được đứt quãng thời gian, vì như
thế sẽ bị đánh giá xấu và sẽ bị hỏi vặn khi bị/được phỏng vấn (nếu bạn vẫn may mắn được họ
phỏng vấn, vì lý lịch bị ngắt quãng rất hay bị loại sớm).
Ai mà trẻ tuổi và có ít kinh nghiệm thì nên viết chronologisch nhé.

>> Trình độ học vấn (Ausbildung)


Ở đây bạn cũng có hai sự lựa chọn cách trình bày (chronologisch oder amerikanisch), nhưng hãy
ghi theo cách mà bạn đã chọn ở trên để mọi thứ được thống nhất nha. Nội dung của phần này bao
gồm:
- Thời gian học đại học (môn học, trọng tâm,...)
- Thời gian học nghề
- Thời gian học sinh và tốt nghiệp (điểm tốt nghiệp)
- Thời gian đi bộ đội (nếu có) - Wehr- oder Ersatzdienst
>> Kinh nghiệm thực tập (Praktika)
Cái này nếu bạn nào có nhiều thì có thể ghi riêng một mục, không thì bạn có thể gộp chung vào
hai mục ở trên.

>> Trình độ chuyên môn, Giấy chứng nhận, bằng cấp, những khả năng có liên quan đến công
việc
Bạn nào có bằng cấp gì có liên quan đến công việc thì liệt kê hết ở đây nha.
- Khả năng IT (nếu nhiều bạn có thể viết riêng một mục)
- Khả năng ngôn ngữ, trình độ ngoại ngữ (bằng ngoại ngữ nếu có)
- usw.

>> Sở thích, Kỹ năng, kinh nghiệm xã hội, thành tích đạt được ...
Tuỳ theo những gì bạn đã làm và trải qua. Hãy nhớ là nên ghi những gì có liên quan thôi nha.

[Nội dung không nên có / Nên tránh]


- Nghề nghiệp của bố mẹ (ngày xưa thì có, bây giờ thì không nữa rồi)
- Mức lương mong muốn (Cái này khi nào được hỏi thì hãy trả lời, thường họ sẽ hỏi khi phỏng
vẫn vòng cuối)
- Trình bày, giải thích, lý giải tại sao mình từng bị đuổi việc, nghỉ việc, thôi việc
- Đừng dùng từ "thất nghiệp", hãy dùng "tìm kiếm việc làm"
- Những thứ không hề liên quan hoặc những thất bại bạn đã gặp phải
=> Mục đính chính là quảng cáo bạn chứ không phải tự dìm hàng.

[Ngoài ra cần có]


- Một bức ảnh chân dung chuyên nghiệp (đừng cắt từ một cái ảnh du lịch nào đấy, hay ảnh nào
mà bạn thấy mình thật đáng yêu. Đừng lấy ảnh chụp hồ sơ hồi bạn chụp ở VN - Không phù hợp
đâu). Hãy ra tiệm chụp ảnh chuyên nghiệp, thuê họ chụp cho bạn và hãy yêu cầu định dạng số
(digital) nữa nha, đừng chỉ lấy ảnh in rồi về scan lại) - Đừng dùng ảnh quá cũ nha.
- Nơi viết, ngày viết và chữ ký của bạn - để chứng tỏ những điều bạn viết là không có gian lận.
Gian lận mà bị phát hiện có thể là một lý do khiến bạn bị đuổi việc hoặc bị kiện đấy.

Phần nội dung như vậy thôi. Còn bây giờ đến phần trình bày, design nào:

- Hãy chọn lọc nội dung và gộp tất cả vào trong hai trang giấy A4 nhé. Đừng viết tiểu thuyết ở
đây.
- Bạn có thể chọn design bạn thích nhưng nên nhớ phân loại những nội dung giống nhau (ví dụ
tháng/năm, tiêu đề...) phải cùng một format
- Dùng một phông chữ (font) thôi. Đừng dùng quá nhiều màu mè cho phông chữ của bạn.
- Ghi rõ thời gian từ bao giờ đến bao giờ bạn làm công việc, học hành hay thực tập.
- Design, format, căn cột, cách dòng, ... theo một thể thống nhất.
- Hãy tối giản design của bạn và làm nổi bật những gì bạn muốn nhấn mạnh.

[Ngoài ra, nên chú ý]


- Tránh những từ viết tắt mà chỉ bạn, hoặc một số người biết (Insider)
- Đừng chỉ ghi mình đã làm ở công ty đó, hãy ghi là mình đã làm vị trí, công việc gì (ngắn gọn,
tóm tắt) - đừng miêu tả quá nhiều gạch đầu dòng
- Việc gì mà bạn đã làm mà không có bằng chứng (Zeugnis,...) thì hãy suy nghĩ kỹ nên ghi không
nhé
- Đừng nói dối.
- Đừng để bị lỗi chính tả.

**************

Trên đây là những gì mình biết và trải qua. Chia sẻ về Lebenslauf này dành cho mục đính chính
là đi xin việc tại Đức các bạn ạ. Bạn nào có bổ xung và ý kiến khác thì cùng chia sẽ nha.

Mình đã viết cho mình, sửa giúp bạn bè và khá thành công.
(Thời sinh viên, nộp một bộ hồ sơ xin thực tập, được mời đi phỏng vấn và nhận làm luôn.
Học xong nộp hai bộ hồ sơ xin việc và được phỏng vấn cả hai, rồi bây giờ đã chọn một.
Tất nhiên Lebenslauf không phải là tất cả, nhưng nó là một chiếc chìa khóa để bạn mở những
cách cửa có rất nhiều ổ khoá:)

Schöne Grüße!
Doug der Bote

-----Anschreiben-----

Hallo mọi người,


Mình đã chia sẻ về Lebenslauf (Sơ yếu lý lịch) và Motivationsschreiben
("Thư thuyết phục"), hôm nay mình muốn chia sẻ thêm về Anschreiben (Thư
ngỏ lời) nha. Bộ ba này luôn đi với nhau và bao giờ cũng vậy, Anschreiben chính là bức thư sẽ
được đọc đầu tiên các bạn ạ. Hãy cùng tìm hiểu xem làm cách nào để gây dấu ấn với các nhà
tuyển dụng, ok?!

Theo xu thế số hoá hiện nay, rất it khi bạn phải nộp hồ sơ xin việc qua bưu điện nữa (ngày xưa
mình có lần nộp hồ sơ xin thực tập qua bưu điện, đợi mỏi mắt luôn), thường thì qua Email hoặc
hệ thống tuyển dụng của công ty đó. Mặc dù vậy bạn đừng coi nhẹ Anschreiben nha, vì nó vẫn là
"trang nhất" của bộ hồ sơ đấy. Nếu bạn gửi hồ sơ qua email, thì nội dung Email đó được coi là
Anschreiben. Nếu bạn gửi hồ sơ qua hệ thống của công ty thì bạn có thể upload Anschreiben lên
phần hồ sơ (Anhang - phụ lục).

[Mục đích và nội dung]


Thư ngỏ lời (Anschreiben) là bức thư khởi đầu, có thể coi là điểm xuất phát chính của bộ hồ sơ
của bạn. Đây là cơ hội đầu tiên của bạn để chứng tỏ sự khác biệt với những ứng viên khác. Cơ
hội để tạo điểm nhấn đầu tiên này không đến hai lần đâu. Bởi vậy, thư ngỏ lời của bạn cần phải
rõ ràng, mạch lạc, nổi bật, súc tích (übersichtlich und prägnant) và dĩ nhiên không có lỗi ngữ
pháp hay chính tả.

Anschreiben chỉ nên gói gọn trong một trang, nhiều nhất là hai trang (không bao giờ được quá
hai trang. Bạn nào vừa tốt nghiệp thì chỉ viết một trang thôi!) - Trang giấy nào cũng đủ kiên nhẫn
đợi bạn viết nhưng không phải người tuyển dụng nào cũng kiên nhẫn đọc đâu.
[Cấu trúc/Nội dung Form/Inhalt]
Thư ngỏ lời nên/cần phải có những điều sau:
[x] Thông tin của người gửi (Tên, địa chỉ, số điện thoại, Email)
[x] Ngày viết (căn bên mép phải nha)
[x] Thông tin người nhận (Công ty, tên người nhận, địa chỉ công ty)
[x] Tiêu đề (Betreff) - Ngắn gọn súc tích trong một dòng, ví dụ, "Bewerbung als .....", "Ihre
Stellenanzeige vom 01.01.2016",...
[x] Lời chào mở đầu/ Kính gửi (Anrede). Tốt nhất là chào người nhận bằng tên họ đầy đủ, nếu
không thể tìm được mới dùng "Sehr geehrte Damen und Herren" thôi nha.
[x] Phần mở đầu, vào đề
[x] Tự giới thiệu bản thân, điểm mạnh, kỹ năng, softskills, khả năng ngôn ngữ,... (nhớ nêu cả ví
dụ cụ thể)
[x] Vì sao phù hợp với vị trí và công ty này
[x] Tại sao mình muốn và phù hợp vị trí đó, thuyết phục họ.
[x] Thời điểm có thể bắt đầu công việc
[x] Mong muốn được trực tiếp giới thiệu bản thân = được lịch hẹn phỏng vấn
[x] Lời chào cuối thư
[x] Chữ ký và tên
[x] Phụ lục (Anhang) - Lebenslauf, Zeugnisse, Zertifikate = Sơ yếu lý lịch, Bằng cấp

[Không nên có]


- Ảnh chân dung - Ảnh chân dung bạn hãy cho vào Lebenslauf.
- Mức lương - Nếu được yêu cầu, thì nên ghi khoảng thôi nha.

[Ngoài ra]
Lúc nào mình cũng đề cập tới lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp, vì đây là những điều rất quan trọng
các bạn ạ. Những nhà tuyển dụng thường rất kỹ và khó tính. Họ sẽ đánh giá bạn từ những điều
nhỏ nhất! Đừng để lỗi đánh máy lẫn vào trong bài viết của mình.
Dùng một phông chữ đẹp, dễ đọc và đừng loằng ngoằng nha, cỡ chữ cũng vậy. Hãy làm theo
định luật "Less is more!". Phông chữ cho tiêu đề thì để in đậm. Trong bài viết bạn cũng có thể in
đậm một chữ, cụm từ để nhấn mạnh, ví dụ như khả/kỹ năng của bạn chẳng hạn. Canh dòng, canh
mép, canh khoảng cách giữa các dòng và các phân khúc. Nhớ là phải format mỗi phân khúc theo
dạng khối (Blockabsatz)! Nhờ bạn bè đọc hộ, xem kỹ lại xem có lỗi nhỏ nào không nha.
Bạn hãy scan chữ ký của mình rồi cho giữa lời chào cuối cùng (Mit freundlichen Grüßen) và tên
họ đầy đủ của mình.

Hm, nếu bạn nào thấy mình nên bổ sung gì thì xin hãy chia sẻ.
Chúc các bạn thành công và để lại dấu ấn đặc biệt với người tuyển dụng nha.

Schöne Grüße
Doug der Bote

------Motivationsschreiben------
Der erste Eindruck zählt - auch auf Papier!
Cách đây mấy hôm mình đã post giới thiệu mục đích "Dịch và Viết" của
mình trong Group.
Mình rất vui vì trong thời gian ngắn mà đã có rất nhiều bạn liên lạc với mình.
Cảm ơn các bạn đã tin tưởng và hy vọng các bạn sẽ sớm đạt được những mong muốn đang có.

Một số bạn đã nhờ mình sửa giúp Motivationsschreiben (dịch nguyên văn: Thư giãi bày/bày tỏ
động lực), theo mình thì gọi là "Thư thuyết phục" sẽ đúng với nội dung của nó hơn. Vậy nên
mình nghĩ hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn về Motivationsschreiben - "Thư thuyết phục"
nhé!

[Khi nào cần đến (có thể cần đến) nó?]


Thư thuyết phục thường được yêu cầu cùng với lý lịch (Anschreiben, Lebenslauf) trong bộ hồ sơ
của bạn. Dưới đây là một số ví dụ:
- Xin học đại học (thường là học thạc sĩ, tiến sĩ - Master, Doctor, hay một số môn Bachelor)
- Xin học bổng
- Xin Visa
- Xin việc / Xin thực tập (Trong hồ sơ xin việc Motivationsschreiben còn được gọi là "die 3.
Seite" - trang thứ ba, vì trang thứ nhất là Anschreiben, trang thứ hai là Lebenslauf. Nhưng không
phải công việc nào cũng yêu cầu Motivationsschreiben.)
- usw...
Nói tóm lại, Motivationsschreiben được dùng để thuyết phục người đọc rằng, bạn chính là sự lựa
chọn đúng và tốt nhất.

[Nội dung của Motivationsschreiben là gì? Motivationsschreiben khác với Anschreiben (tạm
dịch: Thư ngỏ lời) như thế nào?]
Trong nhiều trường hợp, sự khác nhau giữa Motivationsschreiben và Anschreiben là không quá
lớn. Ví dụ khi bạn đi xin việc thì trong Anschreiben, bạn cũng có thể nêu động lực của mình để
chứng tỏ mình là người phù hợp cho vị trí đó. Và Motivationsschreiben cũng có mục đích giống
Anschreiben là giới thiệu bản thân bạn với người tuyển dụng, nhưng cụ thể và chi tiết hơn.

Nội dung:
Trong Motivationsschreiben bạn nên viết về động lực cho mục tiêu sắp tới của mình (vị trí công
việc, đi du học, xin học bổng,...). Nội dung chính nên đề cập tới những điểm mạnh thuyết phục
và có liên quan đến mục tiêu của bạn. Lý giải tại sao mục tiêu đó chính là thứ tất yếu, phù hợp
nhất, có lý nhất cho những điểm mạnh đã nêu.
Đừng chỉ liệt kê bạn đã làm những gì, mà hãy kể bạn đã làm việc đó như thế nào và tại sao bạn
thích làm những việc đó. Mình xin lấy ví dụ cụ thể: Có một bạn mong muốn sang Đức làm tình
nguyện viên (FSJ) cho Hội chữ thập đỏ nên bạn ấy viết thư cho Đại sứ quán ở Hà nội để xin
Visa. Trong thư bạn ấy viết đã và đang đi làm thiện nguyện ở đâu, như thế nào, tại sao giúp đỡ
người khác là mong muốn lớn nhất của bạn ấy. Bạn ấy kể về những số phận bạn ấy nhìn thấy,
những điều bạn ấy cảm thấy và mục đích tại sao bạn ấy muốn sang Đức làm tình nguyện: Để học
hỏi cách người Đức làm tình nguyện (vì Đức nổi tiếng là tổ chức tốt và hiệu quả), rồi sau này về
áp dụng cho những tổ chức tình nguyện bạn ấy đang làm ở Việt nam. Để giúp được càng nhiều
người càng tốt, vì đấy là tâm nguyện của bạn ấy - Như vậy đủ thuyết phục chưa nhỉ?

Bạn hãy viết về sở thích, đam mê có liên quan. Hãy viết về sự kiện, hoàn cảnh, quyết định thay
đổi bạn. Và hơn hết là hãy viết về đích đến, mục tiêu của mình.
[Bắt đầu như thế nào nhỉ?]
- Trước hết nên biết ai là người sẽ đọc thư của bạn. Hãy chọn lọc những thứ nổi bật nhất, có liên
quan nhất để viết nhé. Độc giả của bạn đều là những người bận rộn và họ cũng có những bức
thư, những sự lựa chọn tương tự giống như bạn. Hãy nhớ KISS - Keep it Short&Simple (or:
Keep it simple STUDPID)! In der Kürze liegt die Würze.
- Đừng quên ngày tháng, địa chỉ người gửi và người nhận, cũng như chữ ký của bạn, ... - Điều cơ
bản mà quên là hay bị mất điểm lắm đấy!
- Tiêu đề (Betreff) ngắn gọn, đầy đủ - Chỉ cần đọc dòng này người đọc sẽ biết được nội dung
chính của bức thư.
- Format: Kiểu chữ, phông chữ, cỡ chữ, cách dòng, căn mép, ... - Đừng chọn Wingdings nhé :)
- Nếu bạn biết tên họ của người đọc, hãy ghi tên người đó thay vì "Sehr geehrte Damen und
Herren,"
- Tiếp theo là chú ý đến câu chữ của bạn. Đừng quên đặt dấu, chấm, phẩy, ... Đừng dùng những
câu kiểu dập khuôn. Hãy tưởng tượng bạn là người đọc, và mỗi ngày bạn phải đọc cả chục bức
thư và trong bức thư nào cũng có những câu giống hệt nhau. Không dùng những câu dập khuôn
cũng là một cách nói bạn là sự khác biệt, là lựa chọn chính xác.
- Đừng có liệt kê những gì bạn đã viết trong lý lịch (Lebenslauf) của mình. Vì nếu muốn, họ có
thể đọc lại những thứ ấy ở lý lịch của bạn (ngắn gọn, dễ đọc hơn nhiều). Hãy chọn một số sự
kiện nổi bật, có liên quan và viết về nó.
- Hãy viết về bạn, về mục đích của bạn. Hãy giải thích tại sao lại là bạn chứ không phải người
khác?
- Cuối cùng đừng quên nhắc lại mục đích chính của bạn.
- Đừng quá chủ quan mà vội vã gửi đi. Hãy để ai đó - bạn bè, thầy cô, hoặc mình - đọc và kiểm
tra trước khi gửi đi nhé!

Một điều rất quan trọng là tránh sai lỗi chính tả và lỗi cơ bản. Hãy nghĩ xem, hồ sơ của bạn nói
chung và bức thư này nói riêng chính là thứ duy nhất bạn có thể lấy thiện cảm từ người đọc. Mơ
ước và mong muốn cháy bỏng của bạn có thể bị phá hủy vì sai lầm bé tí bé tẹo. Đừng để mình bị
loại trước cửa vào vì viết sai tên của mình trong danh sách đăng ký nhé. Đã qua được vòng gửi
xe rồi mà!

Đó là những chia sẻ của mình. Hy vọng giúp được các bạn!


Doug der Bote

[Tìm việc làm thêm - Nebenjob suchen]

Hallo các bạn,

Đối với phần lớn các bạn sinh viên, đi làm thêm mang lại rất nhiều lợi
ích: tăng thêm thu nhập, thêm kinh nghiệm làm việc, tăng khả năng giao tiếp tiếng
Đức, đặt mình vào những tình huống mới, usw.
Mình không có nhiều thời gian, nên hay để Tôm viết bài rồi đăng lên cho các bạn đọc. Dạo này
Tôm có một số việc phải giải quyết, rất Stress và có ít thời gian nên hôm nay mình sẽ chia sẻ với
các bạn về việc làm thêm cho sinh viên, rồi cách tìm những công việc đó ở Đức như thế nào nhé.
Với Visum cho du học sinh ở Đức các bạn được phép làm việc Vollzeit, 120 Tagen im Jahr (120
ngày trong năm) hoặc 240 halbe Tage (240 nửa ngày) gemäß § 16 AufenthG Absatz 3 (theo điều
16 (3) của luật cư trú). Điều này tạo điều kiện cho các bạn có thêm thu nhập, cơ hội làm việc và
hoà nhập tốt hơn với cuộc sống ở Đức. Vì vậy các bạn nên tận dụng cơ hội mà điều luật này
mang lại nhé. Tất nhiên là tuỳ theo hoàn cảnh, theo khả năng học, theo khả năng tài chính, và
mong muốn của các bạn đúng không? Nên nhớ công việc chính của các bạn sinh viên là học tập.
Làm việc chính tốt rồi mới nghĩ đến việc khác biết chưa?!

Nhắc đến việc làm thêm cho sinh viên có thể các bạn nghĩ đến làm bồi bàn (Kellner), phụ bếp,
làm công việc chân tay (phát báo, bán hàng, chuyển đồ,...) đúng không? Nhưng ngoài những
công việc đó ra, các bạn cũng nên thử sức với Werkstudent (working student = sinh viên vừa học
vừa làm), thử làm freiwlliges Praktikum (thực tập thêm, ngoài chương trình học), thử làm
ehrentamtlich (tình nguyện viên). Nếu bạn nào còn lưỡng lự thì hãy nghĩ, thử thôi mà. Nếu được
thì tuyệt, nếu chưa được thì lấy thêm kinh nghiệm xương máu cho lần sau! Hãy vượt qua cái rào
cản mà chính bạn tạo ra đi!

Theo mình thì tuỳ theo mục đính của mình, các bạn có thể chọn ra công việc phù hợp. Điều quan
trọng là đừng gò bó mình trong một cái khuôn đặt sẵn, ví dụ bạn nghĩ mình chỉ nên làm trong
quán ăn Việt vì tiếng Đức chưa tốt? Tự tin lên nào, làm gì có ai mới biết đi đã có thể thi chạy
Olympic? Nếu muốn tiếng Đức tốt hơn thì hãy thử làm tình nguyện viên cho thành phố nơi bạn ở
để tiếp xúc, để giỏi tiếng Đức hơn. Chẳng hạn bỏ ra 5 Stunden một tuần có thể mang đến cho bạn
những thứ giá trị hơn tiền bạc đấy. Vậy nên hãy cân nhắc - bạn muốn điều gì hơn - để chọn được
việc phù hợp nhất nhé!

[Bắt đầu tìm nào - Fangen wir mit der Suche an]
Bạn nên bắt đầu tìm sớm một chút, vì nhiều lúc cái bạn muốn không thể có ngay lập tức. Hãy tìm
hiểu trên internet, báo, tìm ở trung tâm mua bán (Einkaufszentrum), cửa hàng gần nơi bạn đang
sống, tìm trong bảng thông tin (schwarzes Brett) trong trường đại học, tìm trên trang web của
thành phố, câu lạc bộ (Verein), usw. Wer sucht, der findet (Ai tìm, sẽ thấy).
Việc làm thêm nên là việc mà bạn thích làm, hoặc vì cái được nó mang lại mà chấp nhận làm. Vì
nếu không thì bạn sẽ chán và bỏ nó ngay lập tức. Làm thêm thôi mà!
Chắc chẳng có ai thích dậy lúc 4 giờ sáng thứ 7 để đi làm thêm nhỉ? Ngoài những bạn Party đến
3 giờ sáng rồi về thay đồ để đi làm lúc 3:30 thôi. :)

Khi đã tìm được việc bạn thích và thấy phù hợp rồi, thì bước tiếp theo là bewerben (xin việc)
thôi. Mà bạn đã chọn được việc gì vậy?

Tuỳ theo yêu cầu của mỗi công việc, bạn sẽ phải làm một bộ hồ sơ đầy đủ với Anschreiben,
Lebenslauf, Zeugnisse..., hay chỉ cần gọi điện, viết email với Lebenslauf là đủ. Viết, chuẩn bị
những hồ sơ kia như thế nào thì bạn có thể tìm trên Page: fb/Der Bote - Người sứ giả nhé. Khi đã
chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để nộp, bạn nên chuẩn bị cho bản thân mình nữa. Đừng nghĩ đây chỉ là
việc làm thêm mà bạn không nghiêm túc. Thật là không tốt khi bạn nghĩ "được thì được, không
được thì thôi". Bạn đã chọn được việc mình thích, thì tại sao không cố gắng để giành lấy nó?!

Chúc các bạn nhiều may mắn và thành công!


D der Bote
----Vorstellungsgespräch----
(Teil 1: Vorbereitung)

Xin chào mọi người,

Sau những chia sẻ về Anschreiben (thư ngỏ lời), Lebenslauf (sơ yếu lý lịch) và
Motivationsschreiben ("thư thuyết phục"), thì tất nhiên mình không thể bỏ qua
Vorstellungsgespräch (Interview, phỏng vấn trực tiếp) được đúng không?

Vậy nên hôm nay mình sẽ viết về Vorstellungsgespräch. Trọng tâm của bài sẽ tập trung cho
những bạn đang và sắp xin việc, nhưng nội dung của bài sẽ đề cập đến tất cả những vấn đề liên
quan của Vorstellungsgespräch, vì thế các bạn hãy đọc và chọn lọc những gì phù hợp cho trường
hợp của mình.
Chủ đề này rất quan trọng và nội dung hơi nhiều nên mình sẽ chia nó ra làm nhiều phần nhỏ. Bây
giờ mình bắt đầu vào phần một: Chuẩn bị (Vorbereitung) cho cuộc phỏng vấn!

[Xin chúc mừng bạn]


Đầu tiên là xin chúc mừng bạn đã được gọi đi phỏng vấn, vì chỉ có khoảng 10% ứng viên
(Bewerber) vượt qua tất cả những vòng trước và đến được vòng này thôi. Đối với những bạn đi
phỏng vấn xin Visa cũng vậy, xin chúc mừng các bạn là một trong những ứng viên tiềm năng và
đầy đủ yêu cầu khắt khe của Đại sứ quán Đức!
Chúc mừng bạn đã về đội top của top, "Speerspitze" (mũi giáo, mũi nhọn)!

Việc tiếp theo là hãy chuẩn bị thật tốt cho trận đánh "giáp lá cà" này. Dù bạn là ai đi chăng nữa
thì sự chuẩn bị tốt có quyết định rất lớn đối với việc họ chọn bạn hay không. Đừng chủ quan vì
điểm của bạn cao ngất ngưởng, tiếng Đức của bạn rất tốt, hay bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm
xương máu rồi. Họ mời bạn đến chứng tỏ là họ muốn biết rõ hơn về con người bạn, cách bạn nói
chuyện ứng xử, xử lý tình huống, khả năng, hiểu biết chuyên môn của bạn (APS cũng hay hỏi cái
này, oder?) và điều quan trọng là bạn có phù hợp với vị trí, công việc, mục đích bạn đã nghi
trong hồ sơ không?

[Phỏng vấn có những dạng nào?]


Có rất nhiều kiểu phỏng vấn trực tiếp các bạn ạ.
- "Một chọi một" (Einzelgespräch),
- "Hỏi xoáy đáp xoay" (Stressinterview): Kiểu hỏi những câu hỏi trên trời và không có câu trả lời
sai ý. Họ muốn biết cách bạn suy luận trả lời như thế nào thôi)
- "Đánh hội đồng" (strukturiertes Interview): Một nhóm người (Nhân sự, chuyên gia, sếp tương
lai, ...) sẽ "quây vào" và hỏi bạn.
- Assessment Center (cái này gồm nhiều phần, từ giới thiệu bản thân, làm việc nhóm, diễn thuyết
về một chủ đề, chiến dịch quảng cáo, làm case study, tranh luận theo nhóm, vv. Cái này có thể
gọi là "ultimate fight" hoặc "hunger game" các bạn ạ. Nó có thể kéo dài một đến ba ngày, và
thường thì mọi chi phí được bao toàn bộ.)
- Làm case study (Fallstudien, Arbeitsproben): Họ mời bạn đến và yêu cầu bạn xử lý một trường
hợp, một công việc nào đó. Tất nhiên dưới sự quan sát và đánh giá của họ.
Trong bài này, mình sẽ tập trung vào sự chuẩn bị nói chung và cho Einzelgespräch,
Stressinterview, strukturiertes Interview nói riêng nha.

[Chuẩn bị những gì?]


+ Nội dung:
Trước hết bạn nên xem lại hồ sơ của mình thật kỹ càng. Tìm ra những điểm mà họ có thể đặt câu
hỏi khó cho mình. Ví dụ: "Vì sao lại học lâu mới ra trường thế? Tại sao sau khi tốt nghiệp lại thất
nghiệp lâu thế? Ô, ông/bà biết nói tiếng Tây Ban Nha à: 'Dónde está la ciudad Nueva York?'
(Hỏi New York, ở đâu đó bạn, trả lời đi!), ... Nhớ phải thuộc làu những gì ghi trong hồ sơ, sơ yếu
lý lịch của bạn đấy.
Kế tiếp là thông tin về công ty. Lên trang web của họ, hỏi han bạn bè, mọi người, đọc sách vở, ...
để tìm hiểu về lịch sử, thông tin cơ bản, giá cổ phiếu hiện tại, công ty có mặt ở những đâu, ...
càng biết được nhiều thông tin, dữ liệu càng tốt. Rồi đến vị trí, công việc, đọc lại
Stellenausschreibung.
Hãy nhớ: "Biết người biết ta trăm trận trăm thắng!"

Tiếp theo là chuẩn bị câu trả lời thường sẽ được hỏi đến, ví dụ: điểm mạnh điểm yếu của bạn,
thành công lớn nhất của bạn là gì, thất bại nào, tại sao chọn công ty/mục đích này, ...
Để chuẩn bị:
Hãy tưởng tượng họ sẽ hỏi bạn như thế nào, rồi bạn trả lời ra sao. Ngồi trước gương mà trả lời để
nhìn thấy những cử chỉ của mình... Đừng kể lể quá dài, nhưng cũng đừng trả lời cụt lủn. Hãy làm
cho họ bị cuốn hút bởi câu trả lời của mình, bằng ví dụ cụ thể chẳng hạn.
Chuẩn bị những câu hỏi để hỏi lại. Bạn nhất định phải hỏi lại nha, đừng để đến lúc người ta hỏi:
"Ông/Bà có điều gì muốn hỏi không?", lại thở phào nhẹ nhõm ôi thế là đã qua nha! Cuộc phỏng
vấn hôm nay chỉ qua khi bạn chào tạm biệt tiếp tân và ra khỏi cửa thôi. Hãy hỏi về công việc mà
bạn sẽ phải làm cụ thể như nào?, Hỏi bạn sẽ làm việc với ai? Chỗ/Phòng làm việc như thế nào? -
Nhiều khi họ sẽ dẫn bạn đi giới thiệu với cả phòng luôn, đấy là cơ hội rất tuyệt vời để làm quen
với đồng nghiệp tương lai. Nhưng đừng hỏi kiểu: "Ông bà giới thiệu tôi với đồng nghiệp tương
lai của tôi đi?"

+ Ngoài ra cần nhớ:


- Gọi, email lại để confirm lịch hẹn phỏng vấn = Trả lời email, trả lời cuộc điện thoại của họ. Ghi
lại lịch hẹn và đừng hẹn lịch gì vào hôm đấy nữa.
- Chọn trang phục bạn sẽ mặc. Lich sự, vừa vặn và đứng đắn, tìm hiểu xem dresscode là gì nhé.
"Besser overdressed als underdressed."
- Tìm đường và tính toán thời gian cần để đi đến đó. Hãy đến trước giờ hẹn chính thức ít nhất 10
phút và đợi. Người Đức rất đúng giờ, cái này chắc ai cũng biết! Nếu có việc gì bất ngờ, cản trở
xảy đến (kẹt xe, tai nạn, ...) hãy gọi cho họ và thông báo ngay lập tức.
- Bạn biết tên người sẽ phỏng vấn, gặp mình không?
- Tắt điện thoại đi. Nếu quên tắt mà điện thoại kêu giữa cuộc nói chuyện thì tệ lắm.
- Vệ sinh răng miệng, hơi thở, ăn kẹo cao su trước đó chẳng hạn, nhớ bỏ ra trước khi gặp người
phỏng vấn bạn nha.
- Khi gặp người đón bạn, nhìn vào mắt họ và bắt tay mạnh mẽ tự tin nha, đừng quá mạnh và
đừng quá ẻo lả.
- Hãy giới thiệu nói chuyện cởi mở (về thời tiết hôm nay, bạn đi đến công ty có gì trục trặc
không, ...)
- Mỉm cười chào hỏi mọi người, nếu nhiều người phỏng vấn bạn. Đừng ngại hỏi lại tên người ta
nếu bạn chưa nghe rõ, và bạn cũng vây, hãy nói rõ ràng cách phát âm tên họ của bạn. Đừng nói
nhanh quá vì nếu tên bạn là tên Việt thì họ sẽ không thể biết được cách phát âm ngay đâu.
- Khi được mời ngồi, hãy ngồi :)
- Nếu họ có mời đồ uống, cà phê hay nước lọc, hãy chọn nước lọc. Đừng hỏi: Có những đồ uống
gì và có thể cho tôi một cam ép không?
- Trong cuộc nói chuyện nên tự tin, vui vẻ, miệng mỉm cười
- Giữ Blickkontakt, nhìn vào mắt họ (đừng nhìn trằm trằm), và tập trung lắng nghe
- Hai tay để thoải mái trên bàn, hoặc nếu khong có bàn thì để trên đùi.
- Ngồi thẳng lưng, thoải mái và cởi mở
- Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể mình (đừng khoanh tay trước ngực, hoặc nhìn lên trần nhà,...)
- Nói chuyện rõ ràng đừng ấp úng (bạn đã chuẩn bị rất kỹ rồi mà).
- Tập trung lắng nghe, và xác định nội dung chính của câu hỏi
- Hãy để họ hỏi/ nói hết câu
- Đừng trả lời lan man
- Đừng nghĩ đây là một cuộc tra khảo, hỏi cung. Đây là một cuộc nói chuyện, tìm hiểu lẫn nhau:)
- Nhớ là đừng chỉ chào hỏi người ăn mặc đẹp, hãy lịch sự lễ phép chào hỏi tất cả mọi người từ
trợ lý, bảo vệ, đến người tiếp tân trở lên.
- Đừng quá tự cao hay quá nhún nhường. Hãy tự tin với chính bản thân bạn, nên nhớ bạn là một
trong top ứng viên sáng giá!

Vì bài cũng hơi dài rồi, nên mình xin dừng ở đây dù nội dung vẫn còn nhiều lắm. Hẹn các bạn ở
phần tiếp theo nha!

Đây chỉ là những chia sẻ, hiểu biết của mình thôi. Nếu bạn có những bổ sung hay câu hỏi gì, hãy
liên lạc với mình hoặc comment.

Chúc các bạn thành công!!!

Schöne grüße
Der Bote

---Vorstellungsgespräch---
Teil 3.1 - Typische Fragen im Vorstellungsgespräch
- Câu hỏi thường gặp trong cuộc phỏng vấn -

Hallo các bạn,

Trong Teil 1 của Vorstellungsgespräch mình đã viết về cách chuẩn bị (Vorbereitung), Teil 2 về
từng giai đoạn (Verlauf und Phasen), trong Teil 3 này, mình sẽ tiếp tục với những câu hỏi bạn có
thể được/bị hỏi khi đi phỏng vấn nha. Hơi nhiều câu hỏi nên mình sẽ chia nhỏ phần 3 ra, và hôm
nay sẽ nói về những câu hỏi cơ bản, thường gặp trước. Nội dung chính vẫn sẽ tập trung cho
những bạn đang đi xin việc, xin thực tập, ... ok?
Dann fangen wir mal an!
[Allgemeine Tipps]
Ngoài phần giới thiệu bản thân (bám theo sơ yếu lí lịch) ra, bạn không nên học thuộc từng chữ để
trả lời các câu hỏi khi đi phỏng vấn. Phần giới thiệu bản thân cũng chỉ nên học thuộc ý thôi,
đừng học thuộc từng chữ. Vì người tuyển dụng sẽ nhận ra ngay điều đó và khả năng bạn bị loại
ra khỏi cuộc đua là có đấy.
Người tuyển dụng biết bạn không phải đẻ ra và lớn lên ở Đức (kein Muttersprachler, native
speaker), nên việc bạn nói chuyện bị vấp hay có lỗi nhỏ gì người ta cũng sẽ thông cảm. Quan
trọng là việc chuẩn bị tốt nội dung các bạn ạ. Và ngoài ra lúc nào cũng tự tin, thân thiện và thành
thật trong cuộc nói chuyện.
Tiếp theo là hãy chú ý đến phản ứng của bạn khi nghe câu hỏi, ánh mắt của bạn khi trả lời, ngôn
ngữ cơ thể, ... tất cả đều được người tuyển dụng ghi nhận và đánh giá đấy. Vậy nên hãy chú ý
đến chúng, nhưng đừng diễn show quá à nha. Mình xin nhấn mạnh là nội dung câu trả lời rất
quan trọng và sẽ là yếu tố lớn đến quyết định của họ.

[Những câu hỏi cơ bản, hầu như luôn được dùng]

1. Erzählen Sie mir/uns etwas über sich - Bạn hãy kể về bản thân mình
Câu hỏi này thật ra không phải là câu hỏi, mà là yêu cầu đúng không? Nhưng bạn đừng nói vặn
lại là "Thật ra đây không phải là câu hỏi!". Hãy mỉm cười và nói về bản thân mình, nhớ đừng
mang tất cả sơ yếu lý lịch ra để mà diễn thuyết. Người tuyển dụng muốn biết bạn sẽ chọn ra
những điểm nhấn mạnh gì để kể cho họ (trước mặt họ là sơ yếu lý lịch của bạn kìa). Hãy bắt đầu
từ khi bạn sang Đức học năm nào chẳng hạn, học DSH/Kolleg, học ĐH, trong thời gian đó đi
làm thêm gì (có liên quan đến công việc, hoặc tạo cho bạn những tính cách, kinh nghiệp tốt, z.B.
Umgang mit Menschen aus verschiedenen Herkünften, Ausdauer, stressresistent, ...).
Chuẩn bị câu trả lời:
Trước hôm phỏng vấn một tuần gì đó, bạn nên viết ra những thông tin quan trọng (wichtige
Eckdaten) từ sơ yếu lý lịch của mình. Chọn ra những điểm mà người tuyển dụng muốn biết sâu
hơn và nhấn mạnh vào điểm đó.
Viết những câu trả lời theo dạng gạch đầu dòng nội dung, soạn mấy câu nói cho suôn sẻ, đừng
học từng chữ. Và hãy đứng/ngồi trước gương để luyện cách trả lời.

2. Tại sao bạn lại muốn làm việc ở công ty của chúng tôi? - Warum haben Sie sich bei uns
beworben? - Was wissen Sie über unser Unternehmen?
Câu này để kiểm tra xem bạn đã tìm hiểu những gì về công ty họ rồi. Hãy lên trang web của họ
tìm thông tin, tìm hiểu lịch sử, sản phẩm của công ty, đọc tờ rơi, Vision, Leitlinien, ... để liên kết
với những điểm mạnh và Qualification của bạn. Ví dụ nếu công ty đó luôn có sự đổi mới
(Innovation) để thích nghi với thị trường, thì những điểm mạnh của bạn như là hay nghiên cứu
tìm tòi những cách giả quyết, ý tưởng mới sẽ phù hợp chẳng hạn.
Chuẩn bị câu trả lời:
Thu thập càng nhiều thông tin về công ty càng tốt. Chọn ra những điểm chung giữa công ty/vị trí
với những điểm mạnh và kỹ năng của bạn, và cho người tuyển dụng thấy vì sao bạn lại chọn
công ty của họ. Hãy nhấn mạnh những sở trường, chính sách tốt của công ty (thân thiện với môi
trường, luôn nghĩ đến nhân viên, ...) Hãy lấy ví dụ cụ thể nha.

3. Was möchten Sie in drei/fünf/zehn Jahren ereicht haben? - Bạn muốn đạt được những gì trong
3/5/10 năm tới
Đừng trả lời là: "Tôi muốn ngồi vào vị trí của ông/bà!", cái đó là NO GO đấy! Với câu hỏi này
họ muốn biết bạn nghĩ gì về tương lai công việc của mình. Trả lời cho câu hỏi này bạn đừng chỉ
nói về kế hoạch đã xác định chắc chắn của mình, hãy để ngỏ cho những thứ mới mẻ và phù hợp
với sự phát triển của bạn với vị trí của bạn trong công ty.

4. Was sind Ihre Stärken und Schwächen? - Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Câu này thì chắc bạn sẽ được nghe! Khi nhắc đến điểm mạnh của mình đừng có tự cao quá.
Những câu nói như "Khi làm việc tôi không bao giờ mắc lỗi cả!", "Tôi là người giỏi nhất!". Hãy
khiêm tốn nhưng đừng tự ti làm mình nhỏ hơn điểm mạnh của mình. Kể về mình có thể đương
đầu với Stress, luôn cố gắng tìm cách giải quyết tốt nhất, luôn hứng thú với những cái mới và
luôn đúng giờ, rất có uy tín và trách nhiệm. Cơ mà chỉ nói xuông thì ai cũng nói được đúng
không? Hãy nêu ví dụ rõ ràng nha!
Về điểm yếu thì nên cẩn thận hơn bạn ạ. Kể ra những điểm yếu không có liên quan nhiều/trực
tiếp đến công việc. Đừng nói "Tôi rất thiếu kiên nhẫn", "Tôi rất khó nắm bắt những điều mới."
Hãy xem kỹ lại Stellenausschreibung (yêu cầu cho vị trí đó) và nghĩ ra những điểm mạnh, điểm
yếu phù hợp.

5. Warum denken Sie, der richtige Kandidat zu sein? - Tại sao bạn nghĩ mình là sự lựa chọn
chính xác cho vị trí này?
Câu này hỏi hơi xoáy đây. Hãy bình tĩnh kể về bằng cấp (Qualifikation) của bạn, nêu những
điểm trong sơ yếu lý lịch phù hợp với vị trí đó, và hãy nêu lý do nói rằng hướng đi, định hướng
tương lai của bạn và công ty phù hợp với nhau. Đương nhiên là phần lớn các ứng viên khác có
thể cũng sẽ nói vậy, vì thế bạn nên chọn ra hai hay ba yêu cầu quan trọng nhất của vị trí đó, liên
kết với mục tiêu, điểm mạnh của bạn và giải thích tại sao bạn phù hợp với nó.

6. Was machen Sie in Ihrer Freizeit? - Lúc rảnh bạn thường làm gì?
Câu này hay được hỏi khi mà Work-Life-Balance quan trọng đối với công ty và nhân viên của
họ. Câu hỏi kiểu rất không liên quan nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ đâu. Đừng nói là bạn
làm việc như trâu điên (Workaholic), nói như vậy là nói dối đấy:) Đừng bắt đầu liệt kê là thứ hai
hàng tuần bạn đi ăn uống với bạn bè, thứ ba đi tập Fitness, thứ tư đi shopping, thứ năm đi Kino
xem phim, thứ sáu đi Party, cuối tuần ngủ nướng... Thật ra bạn làm gì trong thời gian của bạn
không quan trọng. Nhưng hãy nhớ là người tuyển dụng sẽ liên kết những thứ đó với tính cách
của bạn, z.B. đạp xe đạp hay chạy bộ một mình = bạn không thích làm teamwork, bạn đá bóng
vào thứ ba và thứ bảy hàng tuần = team player. Vì vậy tuỳ theo vị trí, hãy kể ra hai đến ba việc
bạn thường làm (có làm nha) mà có thể có liên quan.

Vậy đã! Phần này mới là 3.1, sẽ có 3.2 để tiếp tục nha các bạn.
Kết luận lại mục đích chính của những câu hỏi này là tìm ra và đánh giá được được những điểm
sau đây:
- Motivation = động lực của bạn
- Persönliche Werte = những giá trị bạn cho là quan trọng
- Arbeitsweise = cách bạn làm việc
- berufliche Ziele = mục đích định hướng sự nghiệp của bạn
- leistender Mehrwert = giá trị của bạn có thể mang lại cho công ty
Ghi nhớ những điều này khi bạn phải trả lời tất cả các câu hỏi nha.

Còn rất nhiều câu nữa đúng không? Nếu bạn nào đã gặp những câu hỏi khác và không biết trả lời
sao, hãy hỏi mình và mọi người, biết đâu bạn sẽ có được câu trả lời phù hợp:)
Cảm ơn các bạn đã đọc và hẹn gặp lại.
Schöne Grüße
Doug der Bote

----Vorstellungsgespäch----
Teil 3.2 - Fangfragen/Stressfragen - Những câu hỏi xoáy

Hallo zusammen,

Hôm nay mình sẽ tiếp tục với những câu hỏi trong cuộc phỏng vấn trực tiếp, đặc biệt hơn là
những câu hỏi khó, hỏi xoáy (Fangfragen).

[WTH - Tại sao chứ?!]


Tại vì:
Tin buồn là: Những người tuyển dụng rất thích dùng câu hỏi xoáy.
Còn tin tốt là: Bạn sẽ được der Bote tư vấn cho để chiến đấu với họ.
Mục đích của những nhà tuyển dụng không hề xấu, họ muốn "mang lửa thử vàng" là bạn đấy. Họ
không muốn làm bạn ngã chổng vó, làm xấu mặt bạn, hay làm bạn toát mồ hôi hột vì thích thế
đâu (oder vielleicht doch!). Mà họ muốn xem sau khi bạn có dễ bị ngã/toát mồ hôi không và nếu
có thì sau khi ngã bạn sẽ đứng dậy như thế nào. Những câu hỏi này dùng để bóc lớp sơn hào
nhoáng mà bạn đang có trên người để nhìn thấy khả năng thật của bạn (viết đến đây nhớ bài True
colors - Anna Kendrick hát với JT). Hãy cho họ thấy bạn "shining through" như thế nào đi!
Ai cũng có một cái gọi là Komfortzone (vùng/nơi thoải mái, được là chính mình). Người tuyển
dụng muốn kéo bạn ra khỏi đó rồi thả bạn vào những tình huống bất ngờ. Hãy nhớ điều đó!

[Giờ phải làm sao?]


Họ hỏi xoáy thì mình phải đáp xoay thôi các bạn ạ (cái câu này là lúc mình sang thăm một anh
bạn ở Ba Lan, anh bạn ấy cho xem youtube chương trình đó mà cười chảy nước mắt :)

- Hãy trả lời "ngẫu hứng"!


Những câu trả lời này thường không thể học thuộc câu trả lời được. Vi thế bạn nên có chuẩn bị
cho những câu hỏi này nhưng không nên chuẩn bị sẵn câu trả lời hoàn chỉnh, mà khi cần, nhấn
nút sẽ bắn ra!

- Hãy trả lời "thành thật"!


Bạn rất muốn thuyết phục được người tuyển dụng đúng không? Ứng viên nào cũng vậy bạn ạ,
nhưng không phải ai cũng thành công. Nên nhớ so về kinh nghiệm "đánh giáp lá cà" bạn không
thể nhiều bằng họ. Nếu bạn chỉ nhắm nói những điều họ muốn nghe thôi, thì họ sẽ phát hiện
ngay. Vậy nên suy nghĩ và trả lời ok!

- Hãy trả lời ngắn gọn!


Trả lời câu này mà nói nhiều có nghĩa là nói dài nói dai nói dở nè. Càng nói nhiều càng dễ bị bắt
hõm và càng bị hỏi xoáy hơn.Vậy nên hãy tập trung vào trọng tâm câu hỏi và trả lời gắn gọn, súc
tích, đầy đủ!
[20 Fangfragen]
Bây giờ mình sẽ liệt kê những câu hỏi mà mình tìm được, mình sẽ không gợi ý/trả lời sẵn nha.
Nếu bạn muốn biết cụ thể hãy comment ở dưới. Hy vọng mình và các bạn khác có thể giúp bạn
đưa ra phương án tốt nhất!

1. Wie geht es Ihnen heute morgen? (Cái này trả lời là "Gut"/"Sehr gut" là không đủ đâu, xoáy
mà.)
2. Woher wissen Sie, dass Sie einen guten Job gemacht haben?
3. Auf welche Ihrer bisherigen Leistungen sind Sie besonders stolz und warum?
4. Wann haben Sie das letzte Mal die Regeln gebrochen und warum?
5. Wenn Sie Ihren perfekten Job selbst gestalten könnten – wie sähe er aus?
6. Was werden Ihre Kollegen hier von Ihnen lernen?
7. Erzählen Sie mir etwas von sich, das nicht in Ihrem Lebenslauf steht und mir hilft, Sie von
anderen Bewerbern zu unterscheiden und mich an Sie zu erinnern.
8. Wenn ich zwei Ex-Kollegen befragen würde – einen Freund und einen, der das nicht ist: In
welchen Punkten würden dennoch beide übereinstimmen?
9. Was würden Sie tun, wenn Sie morgen im Lotto gewinnen würden?
10. Wenn Geld keine Rolle spielen würde – wofür würden Sie arbeiten? Was würden Sie mit
Ihrem Leben bewirken wollen?
11. Wenn Sie auf dem Cover eines Magazins erscheinen könnten – welches Magazin würden Sie
sich aussuchen?
12. Wenn Sie dieses Unternehmen vielleicht einmal verlassen: Was soll man Ihnen nachsagen?
13. Was mochten Sie an Ihrem bisherigen Job am wenigsten? - Đừng nói Chef, Kollegen, hay
công ty đó
14. Was interessiert Sie an diesem Job vor allem, das sich zugleich von Ihrem bisherigen
unterscheidet?
15. Wie finden Sie es, geführt zu werden?
16.. Wie würden Sie sich selbst in nur einem Wort beschreiben?
17. Was kann Ihnen diese Position bieten, das Ihre bisherige nicht kann?
18. Ist der Job nicht eine Nummer zu groß für Sie?
19. Was wollen Sie werden, wenn Sie groß sind?
20. Wenn wir Sie jetzt einstellen: Was werden Sie in den nächsten 90 Tagen als erstes
unternehmen?

Bạn nào mà có câu hỏi khó thì hãy chia sẻ cùng mọi người nào! Cùng giúp nhau tiến bộ.

Chúc các bạn thành công!


Doug der Bote

Der Bote - Người sứ giả [Passiv: "von" oder "durch" - Dùng "von" hay "durch"?]

Trong Passiv "chủ ngữ" (chủ của hành động) được dùng với "von + Dativ" hoặc "durch + Akkusativ". Sự khác biệt giữa "von" và
"durch" không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể bạn sẽ cảm thấy mơ hồ. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp được các bạn phần
nào.

- Dùng "von" khi "chủ ngữ"/chủ của hành động là người: Er wurde von seinem Chef entlassen (chủ hành động= Chef) (Anh ta bị
sếp đuổi việc)
- Dùng "durch" khi chủ của hành động là một hành động khác: Das Auto wird durch das Drehen des Zündschlüssels gestartet.
(Cái ô tô được khởi động bằng cách vặn chìa khoá), Die Produktion wurde durch einen Streik lahmgelegt. (Công việc sản xuất bị
đình trệ do đình công)
-Dùng "von" hay "durch" đều được khi chủ của hành động vừa có thể được hiểu là người (hoặc vật được nhân hóa) hay hành
động: Das Haus wurde von einem Feuer zerstört. / Das Haus wurde durch ein Feuer zerstört.
-"von" và "durch" dùng trong một câu: Ich wurde von meinem Chef durch eine Email informiert.

---Redewendungen - Letzter Teil---


Xin chào các bạn,
Tôm đã bắt đầu viết về Redewendungen từ A đến Q cho các bạn đọc rồi. Bây gi ờ
Tôm đang bận học thi cho nên mình sẽ viết phần cuối cùng của Reihe này.
Redewendungen từ R đến Z đây các bạn ơi:
-Im Rampenlicht stehen – öffentliche Aufmerksamkeit haben. (Đứng gi ữa giàn
đèn, Diễn viên chính, Trung tâm của vũ trụ)
-Jemanden im Regen stehen lassen – ihn mit seinen Problemen und Sorgen allein
lassen. (Kệ. Mặc xác. Sống chết mặc bay)
-Jemanden im Stich lassen – ihn in Gefahr verlassen, ihm nicht helfen (gi ống câu
trên)
-Die Sau raus lassen – durch Derbheit oder Unanständigkeit auffallen. (Ch ơi t ới
bến, Ăn chơi không sợ mưa rơi, Lên là lên là lên)
-Das Salz in der Suppe – die entscheidende, wichtigste Zutat, die erhebliche
Aufwertung verspricht. Suppe ohne Salz schmeckt zumeist sehr fade. (Thành
phần quan trọng nhất)
-Ein Schatten seiner selbst – nur noch ein blasses Abbild seiner früheren
Persönlichkeit. (Chỉ là cái bóng của chính mình. Không còn đ ược nh ư x ưa)
-Das schwarze Schaf – der Außenseiter in einer Familie oder Gruppe, der mit
schlechten Eigenschaften aus der Rolle fällt. (Con cừu đen trong đàn c ừu tr ắng.
Thằng chuyên phá hoại, làm hỏng việc trong nhóm. Kém tắm nhất trong hội/gia
đình )
-Am Scheideweg stehen – vor einer wichtigen Entscheidung stehen, sich
entscheiden müssen. (Đứng giữa hai bến bờ/sự chọn lựa quan trọng)
-Auf dem Schlauch stehen – etwas im Augenblick nicht verstehen. (" Đứng trên
ống" = Hạt bí. Bị tắc. Hiện giờ đang không hiểu gì)
:)

-Auf die Schnauze fallen – derb für: Misserfolg haben/scheitern. (Ngã d ập m ặt =


thất bại)
-Schnee von gestern: ist Vergangenheit, gibt es nicht mehr ("Tuy ết c ủa ngày hôm
qua", đã tan hết rồi = xí xoá)
-Eine Schraube locker haben – spinnen, verrückt sein. Von der Tatsache, dass
eine Maschine, bei der eine Schraube locker ist oder fehlt, nicht richtig
funktioniert. ("Thằng đó có một con ốc bị lỏng", bắt nguồn từ việc khi máy móc
thiếu ốc sẽ không hoạt động tốt = điên, khùng)
-Jemandem etwas in die Schuhe schieben – ihn vorsätzlich für etwas
beschuldigen, was er nicht getan hat. (Ném đá giấu tay. Gắp lửa b ỏ tay ng ười)
-Ins Schwarze treffen – mit einer Vermutung oder Aussage genau richtig liegen.
(Trúng tim đen)
-Das kann kein Schwein lesen – unleserlich ("Đến lợn cũng không đọc được" = Ch ữ
xấu, chữ bác sĩ)
-Schwein haben – Glück ohne eigenes Zutun oder wider Erwarten ("G ặp đ ược l ợn"
= gặp may. May mắn bất ngờ)
-Seinen Senf dazugeben - Seine Meinung sagen ("Thêm mù tạt vào" = cho thêm ý
kiến - thường thì ý kiến đó không ai muốn nghe)
-Den Sündenbock spielen – für Verfehlungen Dritter bestraft werden. (Lãnh t ội
cho thằng khác, đổ vỏ)
-Jemanden über den Tisch ziehen – ihn (eher trickreich) besiegen, ausspielen.
("Kéo ai đó qua bàn" = thần bài, lừa đảo)
-Nichts für ungut – abschwächend gemeint: eine vorherige, eventuell zu harte
Aussage teilweise zurücknehmend. (Không phải nói xấu/đểu gì đâu nh ưng mà...)
-Die Uhr ist abgelaufen – jemand wird bald sterben oder ist gerade gestorben.
("Hết giờ" = sắp chết, vừa mới chết)
-Etwas vermasseln – Eine Aufgabe nicht bewältigen, etwas verderben. (Phá h ỏng
việc gì đấy)
-Einen an der Waffel haben – kaum nachvollziehbar sprechen oder agieren;
hierbei wird, meistens nicht ganz ernst gemeint, Geisteskrankheit angenommen.
(Không hiểu sao lại ăn nói thế = Điên, thần kinh (thường thì có ý đùa cợt))
-Den Wald vor lauter Bäumen nicht sehen – sich verheddern oder sich verzetteln,
sich vom Wesentlichen durch viele Nebensächlichkeiten ablenken lassen. ("Nhìn
thấy nhiều cây mà không thấy rừng" - Không thấy toàn cảnh, không thấy trọng
tâm)
-Zieh dich warm an! – mach dich auf etwas Unangenehmes gefasst! Eine
Drohung, wird aber auch scherzhaft verwendet. ("Mặc ấm vào" = Chuẩn bị ăn hành
đi)
-Das Wasser steht ihm bis zum Hals – er ist in einer sehr bedrohlichen Lage.
(Nước ngập đến cổ, chết đến nơi)
-Das Wasser läuft ihm im Munde zusammen. – er hat großen Appetit; er freut sich
sehr. (Thèm rỏ dãi, ứa nước miếng)
-Ins kalte Wasser geworfen werden – ohne ausreichende Vorbereitung vor eine
schwierige Aufgabe gestellt werden. (Ném ngay vào nước lạnh, không có s ự
chuẩn bị mà đã phải tham chiến:)
-Alle Wege führen nach Rom – jedes Ziel lässt sich auf unterschiedlichsten
Wegen erreichen. (Đường nào cũng sẽ dẫn đến thành Rôm. Đế chế La Mã ngày xưa
xây dựng hệ thống giao thông, và con đường nào cũng dẫn đến thủ đô = Một đề bài,
nhiều cách giải)
-Wind von der Sache bekommen – Kenntnis von einer Sache erlangen, die andere
geheim halten wollten. (Đánh hơi được)
-Das letzte Wort haben – immer zuletzt was sagen in einer Diskussion am Ende
noch etwas hinzufügen, obwohl es irrelevant ist. (Chẳng liên quan nh ưng v ẫn
muốn nói câu chốt)
-Die Würfel sind gefallen – die Entscheidung ist gefallen und unumkehrbar. ( Đã an
phận rồi. Bút sa gà chết)
-Es geht um die Wurst – Zustand kurz vor Ende eines noch nicht entschiedenen
Wettbewerbs (Thời khắc quyết định. Đến lúc gay cấn)
-Das ist mir wurst (wurscht) – das ist mir egal (Tao thế nào cũng đ ược)
-Jemandem auf den Zahn fühlen – schnell und gründlich dessen Wissen und
Können überprüfen. (Sờ đến tận chân răng. Kiểm tra từng chi tiết)
-Einen Zahn zulegen – schneller fahren, schneller werden. (Tăng ga, t ăng t ốc, t ăng
mức độ)
-Das Zeug dazu haben – genug Fähigkeiten für eine Aufgabe haben. (Có đ ủ tài đ ể
giải quyết)
Bạn nào tìm được câu phù hợp hơn hay lỗi gì hãy comment nhé!
Nếu bạn thấy bài viết đủ hay để chia sẻ, hãy Teilen/share để cho thật nhiều người
biết nào.
Cám ơn các bạn nhiều.
Chúc các bạn một mùa giáng sinh an lành!
Doug der Bote

[Deutsch lernen]
---Thể bị động - Das Passiv---
Theo yêu cầu của một số bạn, Thema (chủ đề) tiếp theo Der Bote muốn gửi tới mọi
người là thể bị động (Das Passiv).
Chắc chắn các bạn đã biết das Passiv là gì đúng không?
Thể bị động hay được dùng khi mà chủ ngữ (Subjekt), handelne Person không
quan trọng (nicht wichtig), không biết đến (nicht bekannt) ho ặc không có (nicht
vorhanden). Thể bị động có hai loại là Zustandpassiv (trạng thái) và
Vorgangspassiv (quá trình, hành động).
[Zustandpassiv]
Zustandspassiv đề cập đến kết quả (Ergebnis) hoặc trạng thái (Zustand) của ch ủ
ngữ.
Cấu trúc Zustandspassiv chia theo thì (Zeiten):
Subjekt + Form von sein + Partizip II
Beispiele:
- Das Fenster ist geöffnet. (Cửa sổ đang mở)
- Die Hausaufgaben sind gemacht. (Những bài tập về nhà được hoàn thành)
- Das Schwimmbad ist geschlossen. (Hồ bơi đang đóng cửa)
Beispielsatz im Zustandspassiv
-Präsens: Der Mann ist verletzt.
-Perfekt: Der Mann ist verletzt gewesen.
-Präteritum: Der Mann war verletzt.
-Plusquamperfekt: Der Mann war verletzt gewesen.
-Futur I: Der Mann wird verletzt sein.
-Futur II: Der Mann wird verletzt gewesen sein.
[Vorgangspassiv]
Vorgangspassiv được dùng khi quá trình, hành động được nhấn mạnh.
Cấu trúc Vorgangspassiv chia theo thì (Zeiten):
Subjekt + Form von werden (+ Objekt) + Partizip II
Beispiele
- Das Fenster wird vom Lehrer geöffnet. (Cửa sổ được mở bởi thầy giáo - nhấn
mạnh: 'được mở bởi ...' )
- Die Hausaufgaben werden vom Schüler gemacht. (Những bài tập về nhà đ ược
hoàn thành bởi các em học sinh)
- Das Schwimmbad wird geschlossen. (Hồ bơi bị đóng- hành động 'bị đóng' đ ược
nhấn mạnh)
Beispielsatz im Vorgangspassiv: (Người đàn ông bị thương)
-Präsens: Der Mann wird verletzt.
-Perfekt: Der Mann ist verletzt worden.
-Präteritum: Der Mann wurde verletzt.
-Plusquamperfekt: Der Mann war verletzt worden.
-Futur I: Der Mann wird verletzt werden.
-Futur II: Der Mann wird verletzt worden sein.
[Beispiele chuyển câu từ chủ động sang bị động]
Zeit: Aktiv > Vorgangspassiv
-Präsens: Jemand verletzt den Mann. > Der Mann wird (von jemandem) verletzt.
-Perfekt: Jemand hat den Mann verletzt. > Der Mann ist (von jemandem) verletzt
worden.
-Präteritum: Jemand verletzte den Mann. > Der Mann wurde (von jemandem)
verletzt.
-Plusquamperfekt: Jemand hatte den Mann verletzt. > Der Mann war (von
jemandem) verletzt worden.
-Futur I: Jemand wird den Mann verletzen. > Der Mann wird (von jemandem)
verletzt werden.
-Futur II: Jemand wird den Mann verletzt haben. > Der Mann wird (von jemandem)
verletzt worden sein.
Trên đây là một số chia sẻ cơ bản về Passiv các bạn ạ. Nắm được những điều cơ
bản trên là bạn đã có một hiểu biết đáng kể về Passiv rồi đấy. Ngoài ra chủ đề
Passiv còn có:
-Passivumformung mit 'es'
-Passiv mit Modalverb
-Konjunktiv Passiv
-Konjunktiv Passiv mit Modalverb
-Die Wortstellung beim Passiv
-'von' oder 'durch'
-Verben ohne Pasiv
...
Bạn nào có góp ý gì hay muốn biết thêm điều gì thì hãy comment nhé!
Ngoài ra nếu bạn thấy những chia sẽ trên có thể giúp được cho bạn khác, xin hãy
chia sẽ để thật nhiều bạn biết nào.
Dankeschön!
Chúc các bạn học giỏi!
Doug der Bote
(Gelesen auf deutschegrammatik20.de)

[Góc của Tôm - Tôm phải viết]


---Tom gọi điện thoại cho GEZ - Tom ruft GEZ an---
Hallo zusammen,
Xin chào các bạn,
Chúc mừng năm mới mọi người! Ein frohes neues Jahr euch allen. Hôm nay Tôm
cần làm việc gì khác việc học bài thi, vì học bài thi nhiều stressig quá rồi. Hôm nay
Tôm viết bài cho các bạn đọc để ablenken đi.
Trước đây Tôm kể với các bạn là Tôm đi hỏi đường như thế nào, rồi đi tìm nhà nữa
nè. Các bạn còn nhớ không?
Bây giờ Tôm sẽ kể cho các bạn nghe là sau khi Tôm tìm được nhà và anmelden
(đăng ký hộ khẩu - "hộ khẩu" là Wohnsitz), Tôm nhận được Brief (bức thư) của GEZ
(Gebühreneinzugszentrale) cho Rundfunkbeitrag (ti ền dành cho radio và truy ền
hình công cộng). Nếu bạn có TV, Radio (auch im Auto), hoặc có dùng Internet, là
Wohnung (căn hộ) của bạn bị bắt buộc phải đóng tiền này. Mỗi một căn hộ đóng một
tháng là hơn 17€ (fast 18€). Nếu bạn ở chung với người khác (Wohngemeinschaft,
WG) thì cùng teilen với nhau. Tôm được nhận Bafög (tiền hỗ trợ cho sinh viên) nên
Tôm không phải đóng cái Rundfunkbeitrag cho GEZ.
Bạn nào mới chuyển nhà đều nhận được hết, vì họ tìm trên Liste (danh sách) của
Einwohneramt (nơi quản lý hộ khẩu của thành phố) những người mới đăng ký nhà
rồi họ gửi thư cho bạn đó. Nếu bạn không phải đóng như Tôm( Bafög) hoặc trong
WG của bạn đóng rồi thì bạn phải báo cho họ biết để không phải đóng nha.
Vậy là Tôm phải telefonieren (gọi điện) cho họ để báo cho họ biết là Tôm không
phải đóng tiền đâu:) Tôm wählen (quay số) .... rồi đợi... rồi có một cô nghe máy.
Tôm nói:
- Guten Tag, mein Name ist Nguyen (Xin chào, tôi tên là Nguyễn). Ich wohne seit
Oktober alleine in einem Apartment und habe neulich einen Brief von Ihnen
bekommen (Bắt đầu từ tháng 10 là tôi sống một mình ở một căn hộ nhỏ và tôi mới
nhận được thư của các ngài).
Ich möchte Ihnen mitteilen, dass ich Bafög bekomme und daher keinen
Rundfunkbeitrag zahlen muss bzw. befreit bin. (Tôi muốn nói v ới ngài là tôi đ ược
nhận Bafög và tôi không phải trả Rundfunkbeitrag đâu).
- Wie ist Ihr Name? (Tên ông là gì), Cô ấy hỏi Tôm.
- Tôi tên là Thomas Nguyen.
- Können Sie bitte wiederholen? Thomas wie? (Ông lặp lại được không?, Thomas
gì)
- Nguyen
- Wie bitte? - Cô ấy vẫn hỏi lại Tôm.
Tôm phải đánh vần lại thật chậm: - N... G.... U.... Y... E... N...
- N, G, U, Y, E, M??? - Cô ấy nhắc lại
- Nein, am Ende ist auch ein N (không, ở cuối cũng là một chữ N)
- Geben Sie mir bitte Ihre Beitragsnummer? (Ông đưa cho tôi số tài khoản c ủa ông
được không?)
Tôm đọc cho cô ấy Beitragsnummer. Nghe xong cô ấy à một tiếng thật to:
- Ahh, Herr NGUYEN. Jetzt sehe ich!
Chắc là bây giờ cô ấy mới biết tên của Tôm viết chính xác như thế nào. Tôm nói:
- Wissen Sie, in Vietnam ist mein Name weitverbreitet wie Müller oder Schmidt
hier. (Cô biết không, ở Việt Nam tên của tôi phổ biến như là Müller hay Schmidt
đấy)
- Schön. Jetzt weiß ich auch wie es geschrieben wird! (Vậy à. Bây gi ờ thì tôi c ũng
biết nó viết như thế nào rồi.)
Rồi cô ấy nói cho Tôm là phải gửi cái Bescheinigung (chứng nhận) của Bafög qua
Post rồi họ sẽ gửi thư lại bestätigen (xác nhận) cho Tôm.
Tôm cảm ơn rồi aufhängen (cúp máy). Thế là Tôm biết làm sao để không phải tr ả
tiền cho GEZ rồi.
Nhưng Tôm thắc mắc là tại sao Tôm đọc rõ như vậy mà cô ấy không viết được tên
NGUYEN. Tôm nói rất tốt mà:( Tôm kể cho Chef nghe. Chef nói với Tôm là chắc t ại
vì cô ấy chưa nghe bao giờ và nghe qua điện thoại nữa nên không biết viết nó.
Đúng rồi, khi mà gặp ai có họ lạ là Tôm cũng phải hỏi là viết như thế nào, vì tên họ
ở Đức rất là nhiều. Chef còn nói cho Tôm biết là nếu muốn người ta nghe được tên
của mình (hoặc từ gì quan trọng, cần rõ ràng) qua điện thoại thì phải
buchstabieren (đánh vần) mới được. Aber, Tôm có đánh vần mà N... G... U... Y...
E... N... nè
Hahaha, Chef cười nói, đánh vần như vậy không phải đâu, phải đánh vần nh ư th ế
này. Rồi Chef chỉ cho Tôm cách buchstabieren trên Telefon. Cái này r ất là
nützlich (có ích) nên Tôm sẽ chia sẻ cho các bạn cùng biết. Cái này g ọi là
Buchstabiertafel, Buchstabieralphabet, Telefonalphabet,... theo DIN (Deutsche
Institut für Normung) luôn nha:
-----***------
A wie Anton
B wie Berta
C wie Cäsar
D wie Dora
E wie Emil
F wie Friedrich
G wie Gustav
H wie Heinrich
I wie Ida
J wie Julius
K wie Kaufmann
L wie Ludwig
M wie Martha
N wie Nordpol
O wie Otto
P wie Paula
Q wie Quelle
R wie Richard
S wie Samuel
T wie Theodor
U wie Ulrich
V wie Viktor
W wie Wilhelm
X wie Xanthippe
Y - Ypsilon
Z wie Zacharias
-----***------
Như vậy tên của Tôm đọc qua điện thoại phải là: "N wie Nordpol, G wie Gustav, U
wie Ulrich, Y wie Ypsilon, E wie Emil, N wie Nordpol."
Lần sau Tôm gọi điện và thử đọc như vậy họ nghe được liền:) Danke Chef!
Các bạn khi mà phải gọi điện thoại cũng phải như vậy nha.
Chúc các bạn học tốt! Bạn nào phải thi thì cố gắng thi giỏi đi!
Bis demnäscht
Tom

[Deutsch lernen - Học tiếng Đức]


<Wie sagt man...? - Nói thế nào nhỉ...?>
Nói về con heo/lợn - Über die Sau/das Schwein reden
Không biết tại sao nhưng tiếng Đức có rất nhiều câu Sprichtwort/Redewendung có
liên quan đến con lợn/heo.
Bất cứ trong trường hợp, tình huống nào, bạn cũng có thể được nghe một câu gì đó
liên quan đến con vật đáng yêu, mũm mĩm này. I BACON
<3 :)

Ví dụ nhé:
- Khi muốn nói thương hại ai đó, bạn có thể dùng: "Er/sie ist ein armes
Schwein/eine arme Sau" (Anh ta/cô ta là một con lợn tội nghiệp).
Khi muốn nói đến may mắn thì bạn nói "Schwein haben": "Du hast echt Schwein
gehabt." (Bạn đúng là đã gặp may đấy!) Tại sao thì các bạn xem bài trước để biết
rõ hơn nhé.
- Khi muốn chê bai ai đó bạn cũng dùng đến con lợn/heo đấy: "Du bist ein
Schwein" (Mày là đồ...)
-Khi muốn nói ai đó lười biếng, bạn có thể đem con lợn/heo ra so sánh: "Du bist ein
faules Schwein/eine faule Sau" (Mày là một con lợn/heo lười biếng)
Đặc biệt hơn là còn rất nhiều lúc có thể dùng đến con lợn/heo đấy. Các bạn hãy ghi
nhớ này:
- "die Sau raus lassen" (Thả con heo/lợn ra): Có nghĩa là party hard/play hard các
bạn ạ. Bình thường thì rất là ngoan hiền, ai cũng nói là "con nhà người ta" hết,
nhưng mà khi uống tới bến và nhạc nổi lên thì mới thả "con lợn/heo" ra, đúng
không? ;D Let's parrrteyyyy!!!...
- "schwitzen wie ein Schwein/eine Sau" (toát mồ hôi như một "con lợn/heo): "ch ảy
mỡ"
- kein Schwein/keine Sau (không có ai cả, không ma nào), z.B. (Ví d ụ): "Das kann
ja kein Schwein lesen." (Cái này thì chẳng ma nào đọc được); "Das interessiert
doch keine Sau."(Chẳng ma nào quan tâm); "Kein Schwein ruft mich an." (Không
ai gọi cho mình cả.); "Wahrscheinlich guckt wieder kein Schwein." (Ch ắc l ại ch ẳng
ma nào xem đâu).....
- "aussehen wie Sau" (Nhìn như lợn/heo): bẩn thỉu, lộn xộn, z.B. "Er sieht ja aus
wie Sau" (Cậu ta nhìn thật lộn xộn, bẩn thỉu). "Hier sieht es wieder aus wie Sau"
(Chỗ này lại lộn xộn như chuồng lợn/heo rồi!), cái này các mẹ mỗi lần vào phòng là
hay nói lắm nè.
- "unter aller Sau" (Dưới tất cả con lợn/heo): sehr schlecht (thật tệ), t ệ ơi là t ệ, d ưới
tất cả các mức của mức độ.
- "jemanden zur Sau machen" (làm/biến ai đó thành con lợn/heo): m ắng m ỏ/ch ửi
bới/làm nhục/... ai đó. Am besten vermeiden, wenn es geht:) (Tốt nhất là nên
tránh, nếu có thể).
- Eine andere Sau durchs Dorf treiben (Đuổi một con lợn/heo khác kh ắp làng): Cái
này có nghĩa là làm to một việc gì đấy để mọi người bớt tập trung vào chủ đề hiện
tại. Nhưng câu "Morgen läuft eine andere Sau durchs Dorf" là "ngày mai s ẽ có m ột
con lợn/heo (một chủ đề) khác thôi", không ai quan tâm chủ đề này nữa đâu.
>>>Verstanden? Các bạn hiểu không?
- "Den inneren Schweinehund überwinden" (Vượt qua con - tạm dịch là - "l ợn chó"
trong người). Con "Schweinehund" chính là "con LƯỜI" trong mỗi ng ười đ ấy các
bạn. Vượt được qua nó là cả vấn đề. Đang ngủ trong chăn ấm, mà phải dậy đi ra
ngoài trời tuyết rơi, lạnh cóng để đi học là cả một vấn đề đúng không?
Bạn nào gặp được những trường hợp có dùng đến con lợn/heo thì kommentieren
nhé!
Danke und schöne Grüße
D der Bote

You might also like