Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Hãy tìm phép ẩn dụ trong các câu thơ sau

a.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

b.

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

(Ánh trăng – Nguyễn Duy)

c.

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Gợi ý:
a. Hình ảnh mặt trời trong câu thứ hai là một ẩn dụ. Tác giả đã dùng từ mặt

trời để chỉ Bác Hồ- vị lãnh tụ dân tộc. Bác như một mặt trời soi sáng, dẫn

đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ, tối tăm đi tới tương

lai độc lập, tự do, hạnh phúc.

b. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” ẩn dụ: sự trung thủy, vẹn nguyên, quá

khứ ân tình của thiên nhiên , quê hương

c. Hình ảnh giọt long lanh – giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện → ẩn dụ

chuyển đổi cảm giác. Âm thanh tiếng chim từ cái vô hình được cảm nhận qua

thính giác chuyển thành cái có hình qua cảm nhận xúc giác.

Bài 2: Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, chúng ta thường nói

-Nói ngọt lọt đến xương.

-Nói nặng quá

Đây là ẩn dụ thuộc kiểu nào?

Hãy tìm thêm một số ví dụ tương tự?

Gợi ý:
– Đây là kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – lấy những từ chỉ cảm giác của giác

quan này để chỉ cảm giác của giác quan khác, ngọt (vị giác suy ra thính giác)

– Có thể lấy thêm các ví dụ khác như:

+ giọng chua, giọng ấm,…

+ Nói nhẹ, nói đau,…

+ màu nóng, màu lạnh,…

Bài 3: Các từ kim cương, ngôi sao sáng trong các câu thơ sau có phải là ẩn dụ

không? Phân tích giá trị của cách diễn đạt đó?

Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức

Khôn! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.

Gợi ý:

– Các từ: Kim cương, ngôi sao sáng trong đoạn trích là những ẩn dụ, dùng để

biểu thị những cái quý giá của nhân phẩm con người.
C. Trắc nghiệm bài Ẩn dụ
Câu 1: Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ?

A. Bác vẫn ngồi đinh ninh.

B. Bóng Bác cao lồng lộng.

C. Người cha mái tóc bạc.

D. Chú cứ việc ngủ ngon.

Câu 2: Phép ẩn dụ giống phép so sánh ở chỗ

A. Nó gồm hai loại là: ẩn dụ ngang bằng và ẩn dụ không ngang bằng

B. Nó là sự đối chiếu để tìm ra nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng

C. Nó giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói bình

thường

D. Tất cả các ý trên đúng

Câu 3: Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?


A. Ẩn dụ hình thức, cách thức

B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Cả ba đáp án trên

Câu 4: “Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Trong đoạn thơ trên, có những hình ảnh nào được sử dụng theo lối ẩn dụ?

A. Khuôn trăng, nét ngài, mây, tuyết.

B. Hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường.

C. Khuôn trăng, nét ngài, nước tóc, màu da.

D. Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt.

Câu 5: Câu thơ “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” sử dụng phép ẩn dụ thuộc

kiểu

A. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.


B. ẩn dụ cách thức.

C. ẩn dụ phẩm chất.

D. ẩn dụ hình thức.

Câu 6: Ẩn dụ là gì?

A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét

tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm

B. Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác

C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét

tương cận

D. Không xác định được

Câu 7: Phép ẩn dụ?

A. Có thể tìm thấy ở từ loại danh từ

B. Có thể tìm thấy ở cả hai từ loại trên


C. Có thể tìm thấy ở từ loại tính từ

D. Không thể tìm thấy ở 2 loại từ là danh từ và tính từ

Câu 8: Tìm câu thơ có chứa phép ẩn dụ?

A. Bóng bác cao lồng lộng

B. Người cha mái tóc bạc

C. Đốt lửa cho anh nằm

D. Chú cứ việc ngủ ngon

Câu 9: Trong phép ẩn dụ

A. Không thể so sánh con vật với con người

B. Không thể chuyển tên các con vật thành tên gọi chỉ người

C. có thể chuyển tên các con vật thành tên gọi chỉ người

D. Không đáp án nào đúng

Câu 10: Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?
A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 11: Hình ảnh mặt trời nào được dùng theo lối nói ẩn dụ

A. Mặt trời mọc ở đằng đông

B. Thấy anh như thấy mặt trời/ Chói chang khó nói, trao lời khó trao

C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.

Câu 12: Phép so sánh khác phép ẩn dụ ở chỗ

A. Phép so sánh thì không giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm như

phép ẩn dụ
B. Phép so sánh chỉ đơn thuần là so sánh các sự vật hiện tượng với nhau bằng

các từ so sánh, nó không phải là biện pháp tạo ra nghĩa mới, từ mới như phép

ẩn dụ

C. Phép so sánh không cần đến sự liên tưởng như phép ẩn dụ

D. Tất cả các đáp án trên đúng

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)


Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.
"Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
(…)
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón là liêu xiêu đi về."
(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)
Câu 1 (0,5 đ). Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn
thơ?
Câu 2 (0,5 đ). Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3 (0,75 đ). Tìm các cụm danh từ, cụm động từ trong hai dòng thơ sau và cho biết việc dùng
cụm từ làm thành phần chính của câu có tác dụng gì?
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón là liêu xiêu đi về
Câu 4 (0,75 đ). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn
trích trên?
Câu 5 (0,5 đ). Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì?
PHẦN II: VIẾT (7 điểm).
Câu 1 (2,0 đ). Từ đoạn thơ trong phần đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu
nêu cảm nhận của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người.
Câu 2 (5,0 đ). Phê bình là điều không ai muốn, nhưng có những lời phê bình lại giúp em trưởng
thành hơn. Em hãy kể về lần bị phê bình đó.
3. Đáp án Đề thi Ngữ Văn lớp 6 cuối học kì 1 sách Kết nối tri thức
I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 3,0 điểm
Câu Nội dung Điểm
- Đoạn thơ trên viết theo thể thơ lục bát. 0,25
Câu 1
- Phương thức biểu đạt chính biểu cảm 0,25
- Nội dung: Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp quê hương đồng thời tái hiện
Câu 2 những kỉ niệm tuổi thơ, qua đó thể hiện tình yêu nguồn cội tha thiết 0,5
của tác giả.
- Cụm danh từ: dáng mẹ yêu
0,25
- Cụm động từ: liêu xiêu đi về
Câu 3 0,25
=>dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có tác dụng làm cho
0,25
câu thơ miêu tả cụ thể hơn, rõ nét hơn hình ảnh người mẹ
- Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên: so
sánh, điệp ngữ (quê hương là..., quê hương là...,...)
- Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh quê hương là những gì bình dị, gần 0,25
Câu 4
gũi, thân thuộc, gắn bó với con người như: lời ru, tiếng ve, dòng 0,5
sông, góc trời, cánh đồng, dáng mẹ tần tảo sớm hôm,...Qua đó thấy
được tình yêu quê hương của tác giả
- Thông điệp: Quê hương có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc 0,5
Câu 5 đời mỗi con người. Cần biết trân quý, xây dựng quê hương ngày một
đẹp, giàu...

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run
lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm
vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị
gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ
vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một
chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:
- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!
- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.
Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên
người Thỏ:
- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.
Nhím ra dáng nghĩ:
- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên
nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.
(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)

Câu 1 (0.5 điểm): Thể loại của đoạn trích trên là:
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyện truyền thuyết
D. Truyện ngắn
Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?
A. Lời của người kể chuyện
B. Lời của nhân vật Nhím
C. Lời của nhân vật Thỏ
D. Lời của Nhím và Thỏ
Câu 3 (0.5 điểm): Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?
A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.
B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.
Câu 4 (0.5 điểm): Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng
trành trên ao nước.” là gì?
A. quay tròn, không giữ được thăng bằng.
B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.
C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.
Câu 5 (0.5 điểm): Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau?
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên
bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải
dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió
lật tung, bay đi vun vút.”

A. Bốn từ
B. Năm từ
C. Sáu từ
D. Bảy từ
Câu 6 (0.5 điểm): Từ ghép trong câu văn “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải
trên mình Thỏ để may” là những từ nào?
A. Nhím rút, tấm vải
B. Một chiếc, để may
C. Chiếc lông, tấm vải
D. Lông nhọn, trên mình
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử
dụng trong câu văn sau “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật”.
Câu 2 (5 điểm): Viết đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn
trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
Đề thi
Phần I:
Câu 1:
Thể loại của đoạn trích trên là:

A. Truyện cổ tích


B. Truyện đồng thoại
C. Truyện truyền thuyết
D. Truyện ngắn
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:


Thể loại của đoạn trích trên là truyện đồng thoại

=> Đáp án: B


Câu 2:
Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?

A. Lời của người kể chuyện


B. Lời của nhân vật Nhím
C. Lời của nhân vật Thỏ
D. Lời của Nhím và Thỏ
Phương pháp giải:
Chú ý ngôn ngữ, lời của người kể chuyện

Lời giải chi tiết:


Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ ba => lời kể của người kể chuyện

=> Đáp án: A

Câu 3:
Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?

A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.
B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.
Phương pháp giải:
Từ nội dung văn bản rút ra đặc điểm của nhân vật

Lời giải chi tiết:


Đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như
con người

=> Đáp án: A

Câu 4:
Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì?

A. quay tròn, không giữ được thăng bằng.


B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.
C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.
Phương pháp giải:
Dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ “tròng trành”

Lời giải chi tiết:


Từ “tròng trành” nghĩa là ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng
bằng

=> Đáp án: C

Câu 5:
Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau?

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mư
cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.”

A. Ba từ
B. Bốn từ
C. Năm từ
D. Sáu từ
Phương pháp giải:
Đọc và xác định từ láy

Lời giải chi tiết:


Có 6 từ láy trong đoạn văn: ào ào, khẳng khiu, chốc chốc, bần bật, lất phất, vun vút
=> Đáp án: D

Câu 6:
Từ ghép trong câu văn “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” là những

A. Nhím rút, tấm vải


B. Một chiếc, để may
C. Chiếc lông, tấm vải
D. Lông nhọn, trên mình
Phương pháp giải:
Đọc và xác định từ ghép

Lời giải chi tiết:


Các từ ghép: chiếc lông, tấm vải

=> Đáp án: C

Phần II:
Câu 1:
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn sau “Những cà
Phương pháp giải:
Đọc và xác định biện pháp tu từ nhân hóa

Lời giải chi tiết:


- Biện pháp tu từ nhân hóa: run lên bần bật.
- Tác dụng:

+ Biện pháp nhân hóa đã làm cho hình ảnh cây cối trở nên sinh động, giống như con
người, cũng cảm nhận được cái rét của gió bấc.

+ Gợi tả khung cảnh mùa đông giá rét

You might also like