Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Bài thí nghiệm “An toàn quá trình” số: 1

Dòng chảy chất lỏng từ bồn chứa ra môi trường bên


ngoài qua lỗ trống

1. Mục tiêu bài thí nghiệm

- Quan sát hiện tượng rò rỉ của lưu chất (nước) từ bồn chứa ra môi trường bên ngoài qua lỗ
trống. Quan sát sự thay đổi theo thời gian của các thông số sau: quỹ tích dòng chảy,
chiều cao mực chất lỏng còn lại trong bình chứa
- Xác định hệ số Co (discharge coefficient) cho 2 loại orifice khác nhau về kích thước lỗ
trống
- Kiểm chứng các phương trình tính toán được nêu trong mục 4.3 tài liệu tham khảo 1 (“4-
3. Flow of Liquid through a Hole in a Tank")

2. Hệ thống thiết bị thí nghiệm

Hệ thống thiết bị thí nghiệm bao gồm các thiết bị sau:

i) Bình chứa hình trụ tròn (hình 1) với các thông số sau:

- Vật liệu là nhựa acrylic.


- Kích thước: đường kính trong 20 cm, chiều cao 50 cm
- Phía trong bình chứa có kẻ vạch đo mực chất lỏng (khắc trực tiếp lên thành bình)
- Trên thân bình gắn một vòi nước, ở đầu ra của vòi có gắn sẵn đĩa tròn bằng kim loại có
đục lỗ (đĩa tròn có lỗ trống này gọi là đĩa orifice). Vị trí của lỗ trống cách đáy bình
10cm.

ii) Ứng dụng đo thời gian có chức năng bấm giờ, đo thời gian giữa 2 lần bấm (time lapse) như
“Stopwatch” trên smartphone
Hình 1. Hình ảnh bình chứa chất lỏng

iii) Hai orifice plates khác nhau về kích cỡ: lỗ trống có đường kính lỗ d = 3 mm và d = 6 mm

Hình 2. Orifice plate

3. Cơ sở lý thuyết: Dòng chảy lưu chất từ bồn chứa ra môi trường bên ngoài qua lỗ trống
Lưu lượng dòng chảy lưu chất qua lỗ tròn được cho bởi phương trình sau:
(đây là phương trình 4-12 tài liệu tham khảo 1 khi áp suất dư của chất lỏng ở bề mặt Pg = 0)

Qm =ρA Co √ 2 gh (1)

Hay:

Qv = A C o √ 2 gh (2)

Trong đó:
Qm, Qv: lưu lượng khối lượng và lưu lượng thể tích của dòng chảy qua lỗ trống
: khối lượng riêng của lưu chất (ở nhiệt độ lưu chất trong bồn chứa)
A: tiết diện lỗ trống
Co: hệ số (coefficient of discharge)
g: gia tốc trọng trường
h: chiều cao mực chất lỏng trong bình chứa (so với vị trí lỗ trống)

Thay đổi theo thời gian của chiều cao mực chất lỏng trong bình chứa được cho bởi phương trình
sau:
(đây là phương trình 4-18 tài liệu tham khảo 1 khi áp suất dư của chất lỏng ở bề mặt Pg = 0)

( ) ( )
2
A Co g A Co
h=ho −
At
√ 2 g h o t+
2 At
t (3)

Trong đó:
ho: chiều cao mực chất lỏng trong bình chứa ở thời điểm ban đầu t = 0 (so với vị trí lỗ trống)
At: diện tích tiết diện ngang của bình chứa

Thời gian để lưu chất thoát ra hết (mực chất lỏng giảm đến mức chất lỏng thấp nhất = vị trí lỗ rò
rỉ được cho bởi phương trình sau:

t e=
1 At
( )√2 g h
Co g A o (4)
4. Tiến hành thí nghiệm
Mô tả quy trình tiến hành thí nghiệm:
- Gắn sẵn 1 đĩa orifice vào bình chứa, với lỗ trống được bịt kín = 1 nút chặn (plug)
- Cho nước vào bình chứa đến độ cao ho
- Mở nút chặn để nước trong bình thoát ra ngoài. Ghi nhận mốc thời gian ban đầu to = 0
- Ghi nhận sự thay đổi của mực chất lỏng trong bình theo thời gian t: cụ thể ghi nhận các
mốc thời gian khi mực chất lỏng trong bình thay đổi 1 khoảng xác định trước là 5 mm.
Khi tốc độ thoát lỏng giảm dần về 0 thì khoảng thay đổi mực chất lỏng là 2 mm và 1 mm
(cụ thể như được ghi trong các bảng xử lý số liệu 1 và 2).
- Quan sát quỹ tích của dòng chảy ra ngoài, mô tả sự thay đổi của quỹ tích dòng chảy theo
thời gian
- Dừng thí nghiệm khi mực chất lỏng hạ xuống đến vị trí lỗ tròn (nước không chảy ra ngoài
được nữa). Ghi nhận mốc thời gian này là te

Lặp lại quy trình thí nghiệm như trên một lần. Kết quả thí nghiệm trình bày trong bảng báo cáo
kết quả thí nghiệm là trung bình cộng của hai lần đo đạc (thời gian t tương ứng với các mức chất
lỏng h).

Để tiến hành 1 thí nghiệm khác với đĩa orifice khác, thay đĩa orifice có sẵn trong bình chứa bằng
đĩa orifice mới.

Ghi chú:

Trong báo cáo, với mỗi thí nghiệm cho một loại orifice plate, sinh viên trình bày:

- Kết quả thí nghiệm thô: trình bày kết quả thí nghiệm của hai lần đo đạc
- Kết quả (thời gian t) trình bày trong bảng xử lý số liệu (bảng 1 và bảng 2) là trung bình
cộng của hai lần đo.
- Tính sai số tương đối của phép đo = |giá trị đo – giá trị trung bình|*100 / giá trị trung bình
- Kết quả xử lý số liệu và tính ra được hệ số Co của orifice plate: theo format được cung
cấp sẵn (mục 5).
5. Xử lý số liệu – Báo cáo kết quả thí nghiệm
Các thông số:
Đường kính trong của bình chứa Dt = 20 cm.
Diện tích tiết diện ngang của của bình chứa At = ……….. m2

Thí nghiệm 1:
Tiến hành thí nghiệm với các thông số sau:
Đĩa orifice 1, đường kính lỗ trống d = 3 mm.
Diện tích tiết diện ngang của lỗ trống: A = ……….. m2
Lỗ trống orifice cách đáy bình 106 mm
Đổ nước vào bình chứa đến mực chất lỏng 405 mm. Do đó, chiều cao ban đầu (chiều cao mực
chất lỏng so với tâm lỗ trống) ho = 405 – 106 = 299 mm.
Cách tính toán, xử lý số liệu được minh họa ở bước tính đầu tiên (bảng 1, hàng thứ 3)

Bảng 1. Bảng xử lý số liệu cho thí nghiệm 1: Đĩa orifice 1, đường kính lỗ trống d = 3 mm
Thời Chiều cao t h (mm) Chiều cao mực Qv (m3/s) Co
gian t mực chất (giây) (so với vị trí lỗ
(giây) lỏng h (mm) trống) trung bình
havg (mm)
0 405 =At*h /t Qv
¿
A √ 2 g havg
t1 - 0 405 – =(405 + 400)/2 –
400 = 5 106 = 296.5
t1 400
t2 - t1 400 – =(400 + 395)/2 –
395 = 5 106 = 291.5
t2 395

t3 390

t57 120

t58 118
t59 116

t60 114

t61 112

t62 110

t63 109

t64 108

t65 107

t66 106

Ghi chú:
- Qv được xác định như là thể tích chất lỏng thất thoát ra ngoài qua lỗ trống trong khoảng
thời gian t (= thể tích chất lỏng tương ứng với mức sụt chất lỏng trong khoảng thời gian
t) : Qv = At*h /t
- Co được xác định từ số liệu thực nghiệm như trên có sự thay đổi do sai số ngẫu nhiên
trong quá trình đo đạc các thông số thí nghiệm, và do Co có phụ thuộc vào số Reynolds

 Giá trị trung bình của Co xác định theo bảng kết quả thí nghiệm trên là: ….

 Xác định giá trị Co theo nguyên tắc bình phương cực tiểu: Co =
Giá trị Co trong phương trình (3) được xác định sao cho tổng bình phương sai số giữa chiều cao
mực chất lỏng tính theo phương trình (3) và giá trị thực nghiệm của chiều cao mực chất lỏng là
nhỏ nhất. Giá trị Co theo nguyên tắc bình phương cực tiểu thu được bằng sử dụng Excel solver
(file Excel được cung cấp). Giá trị này là: ….
Vẻ đồ thị liên hệ chiều cao mực chất lỏng và thời gian với hai hệ số liệu (vẻ trên cùng 1 đồ thị):
i) số liệu thực nghiệm, ii) số liệu theo phương trình (3)

 Thời gian để lưu chất thoát ra hết


Giá trị thực nghiệm te =
Giá trị tính theo phương trình (4): te =
Thí nghiệm 2:
Tiến hành thí nghiệm với các thông số sau:
Đĩa orifice 2, d = 6 mm
Diện tích tiết diện ngang của lỗ trống: A = ……….. m2
Lỗ trống orifice cách đáy bình 103.5 mm
Đổ nước vào bình chứa đến mực chất lỏng 455 mm. Do đó, chiều cao ban đầu (chiều cao mực
chất lỏng so với tâm lỗ trống) ho = 455 – 103.5 mm = 351.5 mm
Cách tính toán, xử lý số liệu được minh họa ở bước tính đầu tiên (bảng 2, hàng 3)

Bảng 2. Bảng xử lý số liệu cho thí nghiệm 2: Đĩa orifice 2, đường kính lỗ trống d = 6 mm
Thời Chiều cao t h (mm) Chiều cao mực Qv (m3/s) Co
gian t mực chất (giây) (so với vị trí lỗ
(giây) lỏng h (mm) trống) trung bình
havg (mm)
0 455 =At*h /t Qv
¿
A √ 2 g havg
t1 - 0 455 – =(455 + 450)/2 –
450 = 5 103.5 = 349
t1 450
t2 - t1 450 – =(450 + 445)/2 –
445 = 5 103.5 = 344
t2 445

t3 440

t67 120

t68 118

t69 116

t70 114

t71 112

t72 110
t73 108

t74 107

t75 106

t76 105

t77 103.5

 Giá trị trung bình của Co xác định theo bảng kết quả thí nghiệm trên là:….

 Xác định giá trị Co theo nguyên tắc bình phương cực tiểu: Co =

 Thời gian để lưu chất thoát ra hết


Giá trị thực nghiệm te =
Giá trị tính theo phương trình (4): te =

6. Câu hỏi bàn luận


6.1. Trong hệ thống thiết bị thực tế, lỗ trống được tạo ra không phải trên thành bình mà trên 1
vòi, thực tế vị trí lỗ trống cách thành bình khoảng 3 cm. Sự khác biệt giữa hệ thống thiết bị thực
tế và tình huống xảy xa rò rỉ theo lý thuyết (hình 4-5 tài liệu tham khảo [1]) có ảnh hưởng gì đến
kết quả tính toán hệ số Co và thời gian để lưu chất thoát ra hết te ?
6.2. Bàn luận về sai số thí nghiệm: sự lặp lại của kết quả đo đạc, giá trị sai số tương đối có chấp
nhận được ?
6.3. Có hai phương pháp xác định hệ số Co (bảng xử lý số liệu và bình phương cực tiểu). Nên
chấp nhận hệ số Co theo phương pháp tính toán nào ? Tại sao ?
6.4. Kích thước lỗ trống có ảnh hưởng đáng kể đến hệ số Co? Tại sao ?
6.5. Tính chất vật lý nào của lưu chất ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả về hệ số Co và thời gian để
lưu chất thoát ra hết te? Nếu thay nước bằng lưu chất có độ nhớt lớn hơn như dầu nhớt thì hệ số
Co và thời gian te tăng hay giảm ?

7. Tài liệu tham khảo


[1] Daniel A. Crowl; Joseph F. Louvar. (2011). Chemical Process Safety: Fundamentals and
Applications, 3rd edition, Prentice Hall PTR

You might also like