Báo Cáo Tòa Án

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA: LUẬT
……….o0o……….

BÁO CÁO
ĐI THỰC TẾ PHIÊN TÒA TẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA

Sinh viên thực hiện : Vương Thúy Anh


Mã sinh viên : 2214610014
Số thứ tự : 15
Lớp tín chí : PLU125(GD2-HK2-2223).1
GVHD : Th.S Mai Thị Chúc Hạnh

Hà Nội, tháng 6/2023


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................... 2


Chương I. Quy trình xét xử tại tòa án nhân dân.....................................................3
Chương II. Tham dự buổi diễn án hồ sơ dân sự vụ án “ly hôn, nuôi con và chia
tài sản chung” của Học viện Tư pháp....................................................................5
1. Khai mạc phiên tòa......................................................................................7
2. Luật áp dụng để giải quyết vụ án.................................................................7
3. Các chứng cứ chứng minh được đưa ra.......................................................8
4. Phần tranh tụng............................................................................................8
5. Phần xét hỏi.................................................................................................9
5.1. Luật sư bên nguyên đơn đặt câu hỏi cho đương sự và các bên có quyền
và nghĩa vụ liên quan.............................................................................................9
a. Câu hỏi dành cho nguyên đơn – chị Hoàng Thị Hảo..............................9
b. Câu hỏi dành cho bị đơn – anh Nguyễn Văn Nguyệt...........................10
c. Câu hỏi dành cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan – bà
Nguyễn Thị Thoa.................................................................................................10
5.2. Luật sư bên bị đơn đặt câu hỏi cho đương sự và và các bên có quyền và
nghĩa vụ liên quan................................................................................................11
a. Câu hỏi dành cho nguyên đơn – chị Hoàng Thị Hảo............................11
b. Câu hỏi dành cho bị đơn–anh Nguyễn Văn Nguyệt.............................11
c. Câu hỏi dành cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan – bà
Nguyễn Thị Thoa.................................................................................................12
5.3 . Hội thẩm nhân dân tham gia xét hỏi...............................................12
6. Phần tranh luận.........................................................................................12
Chương III. Một số kinh nghiệm và bài học rút ra..............................................13
LỜI KẾT..............................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................15

2
LỜI NÓI ĐẦU
Khoa Luật trực thuộc trường Đại học Ngoại thương được thành lập năm
2012 với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm cũng như đã được đào tạo bài bản.
Với phương châm đào tạo hướng tới thực tiễn, tăng cường tính thực hành trong
các hoạt động đào tạo, khoa Luật đã xây dựng cho sinh viên của mình các
chương trình thực hành và hoạt động ngoại khóa từ khi bước vào ghế nhà trường
cho đến khi tốt nghiệp, bắt đầu bằng bộ môn Đa giác nghề luật.
Tuy thời gian để đi thực tế không nhiều, song cũng để lại cho chúng em
những bài học cũng như những kinh nghiệm quý giá thông qua chuyến đi thực tế
tại tòa án. Chúng em đã được đi tham quan và được dự một phiên xét xử tại Tòa
án Nhân dân quận Đống Đa dưới dự bảo trợ của khoa Luật. Tuy nhiên đã có một
số khó khăn khiến cho chúng em không thể biết được hết toàn bộ vụ án, nên vì
vậy em xin phép trình bày báo cáo dựa trên buổi diễn án hồ sơ dân sự tại Học
viện tư pháp: Vụ án “ly hôn, nuôi con và chia tài sản chung”.
Em mong có được sự thông cảm và nhận được những lời góp ý từ cô dành
cho bài thu hoạch này để giúp em có thể làm trọn vẹn những kiến thức của bản
thân cũng như đưa ra những phương hướng thích hợp với bản thân trên con
đường sự nghiệp tương lai. Em xin chân thành cảm ơn!

3
Chương I. Quy trình xét xử tại tòa án nhân dân
Mỗi vụ án đều có những tính chất và đặc trưng khác nhau, vì vậy sẽ có sự
khác biệt tại quy trình xét xử các vụ án tại tòa.
Tại buổi thực tế, em đã được tham gia buổi xét xử một vụ án dân sự. Trình
tự xét xử một vụ án dân sự tại tòa sẽ được tiến hành với quy trình 6 bước như
sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
Bước 2: Phân công thẩm phán xem xét đơn
Bước 3: Thụ lý vụ án
Bước 4: Tiến hành hòa giải
Bước 5: Chuẩn bị xét xử
Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm
Cần phải lưu ý rằng, tùy vào tính chất của vụ án hoặc trong trường hợp có
những tình tiết khác hoặc yêu cầu khác của các bên khi giải quyết vụ án, trình tự
xét xử vụ án dân sự sẽ được điều chỉnh và căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015.
Quá trình giải quyết vụ án dân sự được thực hiện theo trình tự, thủ tục được
quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015, sau khi nhận đơn khởi kiện của đương sự thì Tòa án
sẽ phải ghi nhận vào sổ nhận đơn và sẽ có trách nhiện cấp ngay Giấy xác nhận
đã nhận đơn cho người khởi kiện (đối với trường hợp người khởi kiện nộp đơn
trực tiếp tại tòa). Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn, Chánh án tòa sẽ
phân công Thẩm phán xem xét đơn kiện, sau đấy Tòa án sẽ phải xem xét và đưa
ra một trong các quyết định sau (thời hạn là 5 ngày kể từ ngày xem xét đơn khởi
kiện):
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

4
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục
rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy
định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người
khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Mỗi vụ án đều có giới hạn thời gian xét xử, và được quy định rất rõ ràng
trong các bộ luật. Thời hạn để giải quyết vụ án sẽ tùy thuộc vào đặc tính của
chúng. Căn cứ vào khoản 1 Điều 203, Điều 26, 28, 30, 32, 233 của Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015 chúng ta có thể thấy thời hạn để giải quyết các vụ án như
sau: Thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với các vụ án dân sự là 4 tháng (kể từ
ngày thụ lý vụ án), ngoài ra, đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do
sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết
định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng. Thời hạn ra
quyết định bản án không quá 6 tháng tính từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ án cho
đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Tiến hành hòa giải là một bước quan trọng trong xét xử vụ án dân sự, được
quy định rõ ràng tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trong đó chủ thể
tiến hành là Tòa án. Khi đó, “tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo
điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án
dân sự theo quy định của Bộ luật này” 1. Hòa giải vừa có hướng dẫn, vừa tạo tiền
đề để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc tự giải quyết vụ án dưới sự
hướng dẫn, giám sát của Tòa án. Nếu hòa giải thành công thì đó là một phương
thức giải quyết vụ việc rất hiệu quả, vì nó vừa duy trì, hàn gắn tình đoàn kết, vừa
tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho cả hai bên và Nhà nước. Vì vậy, hòa
1
Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

5
giải là rất quan trọng. Do đó, pháp luật tố tụng đang dần xác định rằng trọng tài
là một thủ tục bắt buộc. Nếu vụ án thuộc trường hợp phải hòa giải mà tòa án
không tiến hành hòa giải thì được coi là vi phạm tố tụng nghiêm trọng và là căn
cứ để hủy bản án. Cần phải lưu ý rằng: để việc hòa giải thành công và đạt được
hiệu quả cao nhất thì Thẩm phán cần có những phẩm chất như gần gũi, vô tư,
công bằng liêm chính, cần phải biết lắng nghe cả hai bên, nắm bắt được bản chất
sự mâu thuẫn giữa các đương sự, đặc biệt là phải biết cách điều hòa và giảm bớt
căng thẳng giữa các bên.
Khi xảy ra tình huống vượt quá thời hạn xử án được cho phép, các thẩm
phán sẽ bị khiển trách và xem xét lại trách nhiệm. Như vậy, chúng ta có thể thấy
rằng muốn trở thành thẩm phán hay bất kỳ công việc nào liên quan đến luật pháp
thì đi kèm với đó là những khó khăn và thử thách, yêu cầu kỹ năng và trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là phẩm chất phải cao và được rèn luyện thường
xuyên.

Chương II. Tham dự buổi diễn án hồ sơ dân sự vụ án “ly hôn, nuôi


con và chia tài sản chung” của Học viện Tư pháp
Chúng em đã được xem buổi diễn án vụ án “ly hôn, nuôi con và chia tài sản
chung”. Thông qua buổi diễn án đã giúp chúng em có thêm những hiểu biết,
những kiến thức mới về mô hình xét xử và quy trình tố tụng của một vụ án dân
sự tại tòa án nhân dân; đồng thời, chúng em đã có một cái nhìn tổng quan hơn về
công việc cũng như vai trò của cụ thể đối với từng vị trí trong một phiên tòa xét
xử nói riêng và trong tòa án nói chung.
Đầu tiên, em xin trình bày cách sắp xếp bố cục phòng xử án tại phiên tòa tại
Hình 1. Vị trí ngồi thể hiện các vai trò trong một phiên tòa, nó mang ý nghĩa rất
to lớn. Việc sắp xếp các vị trí nhằm khẳng định vai trò cũng như là vị trí pháp lý

6
của các cá nhân (tập thể) và thể hiện cả tính công minh, công bằng trong phiên
tòa xét xử.

Hội thẩm Hội thẩm


Chủ tọa
nhân dân nhân dân

Viện kiểm sát Thư ký phiên tòa

Luật sư bào
Luật sư
chữa
Người Người
tham gia tham gia
tố tụng tố tụng
Hàng rào

Người tham Người tham dự Người tham


dự phiên tòa phiên tòa dự phiên tòa

Hình 1. Sơ đồ sắp xếp bố cục tại phòng xử án

Theo sơ đồ, chúng ta có thể thấy được vị trí cao nhất dưới Quốc huy là Hội
đồng xét xử, gồm 3 vị trí ghế ngồi: chủ tọa là thẩm phán ngồi chính giữa và hai
hội thẩm nhân dân ngồi ở hai bên. Ngay bên dưới chính là thư ký phiên tòa, hai
bên cánh lần lượt là đại diện của Viện kiểm sát, luật sư và luật sư bào chữa ngồi
đối diện nhau. Đương sự và bị cáo sẽ ngồi ở trung tâm phòng xử án, đối mặt với
hội đồng xét xử và thứ ký phiên tòa.

7
1. Khai mạc phiên tòa
Bắt đầu phiên tòa thẩm phán đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử của tòa án
nhân dân thành phố Hải Dương số 12/2019 về việc ly hôn, nuôi con chung và
việc chia tài sản chung theo các quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
 Thời gian mở phiên tòa: 13h30p ngày 13/01/2019
 Thư ký đảm bảo đương sự và các bên tham gia có mặt đầy đủ để đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên.
 Thẩm phán đưa ra một số câu hỏi cho bên nguyên đơn:
Họ tên: Hoàng Thị Hảo
Ngày sinh: 1978
Địa chỉ thường trú: Hải Dương
 Thẩm phán đưa ra một số câu hỏi cho bên bị đơn:
Họ tên: Nguyễn Văn Nguyệt
Ngày sinh: 1976
Địa chỉ thường trú: Hải Dương
 Thẩm phán đưa ra một số câu hỏi cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan
 Thẩm phán phổ biến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các đương sự và
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, dựa trên điều 68, 10, 71, 72, 73,
78 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
 Thẩm phán giới thiệu Hội đồng xét xử, thư ký phiên tòa, đại diện viện
kiểm sát và luật sư của các bên.
Tiếp theo đó bắt đầu một số thủ tục khác trước khi bắt đầu phiên tòa.
2. Luật áp dụng để giải quyết vụ án
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn.
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn.

8
3. Các chứng cứ chứng minh được đưa ra
- Về quan hệ hôn nhân: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn số: 09, Quyển
số: 01/1999 do UBND xã Thượng Dật, Huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương cấp ngày 26/03/1999; Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Về con chung: Giấy khai sinh của hai cháu Nguyễn Thị Nhi và Nguyễn
Đức Anh; Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Về tài sản chung: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Nguyễn
Văn Nguyệt và Hoàng Thị Hảo; Án lệ số 03/2016/AL về vụ án ly hôn
được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06
tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày
06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Luật hôn
nhân và gia đình năm 2014.
4. Phần tranh tụng
Đầu tiên, luật sư của nguyên đơn trình bày nội dung vụ việc. Em xin tóm tắt
nội dung vụ việc như sau: Chị Hoàng Thị Hảo và anh Nguyễn Văn Nguyệt đăng
ký kết hôn vào ngày 26 tháng 3 năm 1999. Và có hai con chung là Nguyễn Thị
Nhi (04/01/2000) và Nguyễn Đức Anh (13/06/2007). Hai người ly thân từ cuối
năm 2014, cháu Nhi sống cùng chị Hảo và cháu Đức Anh sống cùng anh Nguyệt.
Ngày 02/02/2016, chị Hảo làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân thành phố Hải
Dương yêu cầu xin ly hôn và chia đôi tài sản chung là thửa đất số 496, tờ bản đồ
số 01, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Thượng Đạt, thành phố Hải
Dương.
Tiếp theo, luật sư của bị đơn trình bày đề nghị của bị đơn. Anh Hảo đề nghị
mỗi người nuôi một con và hủy quyền sử dụng đất và trả lại cho bố mẹ của bị
đơn.
Thẩm phán mời những người có quyền và lợi ích liên quan nêu ý kiến.

9
5. Phần xét hỏi
Mục đích của phần này là để làm sáng tỏ các sự việc đồng thời chứng minh
yêu cầu của nguyên đơn – chị Hảo là có căn cứ và hợp pháp.
5.1. Luật sư bên nguyên đơn đặt câu hỏi cho đương sự và các bên có quyền
và nghĩa vụ liên quan
a. Câu hỏi dành cho nguyên đơn – chị Hoàng Thị Hảo
- Đề nghị chị Hảo cho Hội đồng xét xử biết, chị và anh Nguyệt phát sinh
mâu thuẫn và ly thân từ khi nào?
- Mâu thuẫn cụ thể của anh chị là như thế nào?
- Chị và anh Nguyệt, trong quá trình sinh sống xảy ra mẫu thuẫn, gia đình
có ai biết không?
- Cháu Nhi và cháu Đức Anh là con chung của anh chị, hiện nay hai cháu
ở với ai?
- Sau khi ly thân, anh Nguyệt có thường xuyên thăm nom và chăm sóc
cháu Nhi hay không?
- Chị có thường xuyên về thăm cháu Đức Anh hay không?
- Có ai làm chứng cho chị về việc anh Nguyệt không cho chị về gặp cháu
Đức Anh không?
- Khi mà chung sống, những lúc mâu thuẫn, anh Nguyệt có thường chửi
mắng, đánh đập hai cháu không?
- Mảnh đất số 496 ở bản đồ số 1 tại xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương
là thuộc sở hữu của ai?
- Trong quá trình sinh sống trên thửa đất, mọi người trong gia đình có xảy
ra tranh chấp quyền sử dụng đất hay không?
- Việc anh chị được cấp quyền sử dụng đất, thành viên trong gia đình có
ai biết không?

10
b. Câu hỏi dành cho bị đơn – anh Nguyễn Văn Nguyệt
- Anh có thể cho Hội đồng xét xử biết, tại sao anh không cho chị Hảo
thăm cháu Đức Anh?
- Tại sao anh đồng ý cho cháu Nhi sống với chị Hảo?
- Anh có thể cho Hội đồng xét xử biết mảnh đất số 496 ở bản đồ số 1 tại
xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương thuộc sở hữu của ai?
- Vậy tại sao trên giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất số 496 ở bản
đồ số 1 tại xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương lại đứng cả tên anh và
chị Hảo?
- Vậy kể từ khi sinh sống trên mảnh đất này, anh chị và gia đình của anh
có xảy ra tranh chấp không?
c. Câu hỏi dành cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan – bà Nguyễn
Thị Thoa
- Bà có thể cho Hội đồng xét xử biết, mảnh đất số 496 ở bản đồ số 1 tại xã
Thượng Đạt, thành phố Hải Dương là bà cho vợ chồng anh Nguyệt riêng
là để ra lập nghiệp đúng không?
- Về việc anh Nguyệt và chị Hảo xây nhà và các công trình ở trên đất thì
bà có biết không?
- Trong thời gian anh Nguyệt và chị Hảo sống chung với nhau trên thửa
đất này, có khi nào bà có ý định đòi lại đất không?
- Vậy tại sao khi biết anh Nguyệt và chị Hảo xin ly hôn thì bà lại đòi lại?

11
5.2. Luật sư bên bị đơn đặt câu hỏi cho đương sự và và các bên có quyền và
nghĩa vụ liên quan
a. Câu hỏi dành cho nguyên đơn – chị Hoàng Thị Hảo
- Chị có thể cho Hội đồng xét xử biết, sau mỗi lần chị ghen tuông và bỏ về
nhà mẹ đẻ, anh Nguyệt có qua nhà xin lỗi và thuyết phục chị về nhà
không?
- Thời gian làm việc trong ngày của chị và thu nhập hiện tại của chị như
thế nào?
- Đối với thu nhập đó, chị có thể đảm bảo để chăm sóc cho bản thân chị
và hai cháu không?
- Khi anh chị ly thân, hai cháu mong muốn được ở với ai?
- Tại sao cháu Đức Anh viết đơn ở với anh Nguyệt, chị có biết không?
- Khi chưa ly thân, anh Nguyệt có quan tâm chăm sóc các cháu không?
- Gia đình anh Nguyệt có bao giờ nói là cho anh chị ở đất số 496 ở bản đồ
số 1 tại xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương không?
- Lúc bà Thao cho anh chị mảnh đất này, có văn bản, giấy tờ gì chứng
minh không?
b. Câu hỏi dành cho bị đơn – anh Nguyễn Văn Nguyệt
- Anh có thể cho Hội đồng xét xử biết, anh hay xúc phạm và sử dụng vũ
lực với chị Hảo đúng không?
- Hiện nay công việc của anh là gì?
- Anh có biết cháu Đức Anh ở với anh không?
- Tại sao anh không yêu cầu chị Hảo cấp dưỡng?
- Từ khi vợ chồng anh chị sống trên thửa đất này, chị Hảo có bỏ công sức
vùi đắp không?
- Thửa đất số 496 tờ bản đồ số 01 là do bà Thoa cho đúng hay không?

12
c. Câu hỏi dành cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan – bà Nguyễn
Thị Thoa
- Bà có thể cho Hội đồng xét xử biết, bà có biết UBND xã cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng anh Nguyệt hay không?
- Tại sao bà lại khẳng định bà chủ sở hữu mảnh đất số 496 tờ bản đồ số
01?
5.3. Hội thẩm nhân dân tham gia xét hỏi
Hội thẩm nhân dân đã hỏi ông Nguyễn Văn Bích những câu hỏi sau:
- Ông có thể cho Hội đồng xét xử biết, mảnh đất số 496 có nguồn gốc như
thế nào?
- Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng anh Nguyệt,
UBND xã có thông báo cho toàn bộ nhân dân xã không?
6. Phần tranh luận
Luật sư bên nguyên đưa ra bản luận cứ bảo vệ cho bên nguyên đơn. Trong
đó có ba luận cứ chính:
- Việc yêu cầu ly hôn của nguyên đơn chị Hoàng Thị Hảo là hoàn toàn có
căn cứ theo quy định của pháp luật, cụ thể là các quy định tại Điều 51 và
Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.
- Yêu cầu nuôi cả hai con của chị Hảo là phù hợp, căn cứ theo nguyện
vọng của các con đều mong muốn được ở với mẹ (chị Hảo) nếu bố mẹ ly
hôn (dựa trên khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
- Yêu cầu chia tài sản chung được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của
chị Hảo và anh Nguyệt: Căn cứ theo nội dung án lệ số 03/2016/AL được
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4
năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng
4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; và căn cứ theo quy
định tại Điều 33, 59, 62 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

13
Luật sư bên bị đơn đưa ra ý kiến với các yêu cầu của bên nguyên đơn:
- Bên bị đồng ý với yêu cầu ly hôn của nguyên đơn: căn cứ tại Khoản 1
Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Về vấn đề nuôi con chung: bên bị đơn từ chối yêu cầu của bên nguyên
đơn và mong muốn được nuôi cháu Đức Anh.
- Về thửa đất số 496: bên bị đơn từ chối chia đôi tài sản và yêu cầu được
trả lại đất cho bà Thoa.

Chương III. Một số kinh nghiệm và bài học rút ra


Trong phần tham gia tranh tụng, kỹ năng hỏi và trả lời các đương sự cũng là
một trong những điểm cần chú ý. Bởi các đương sự đến từ nhiều tầng lớp khác
nhau, do vậy trình độ pháp luật và khả năng diễn đạt của mỗi người là khác
nhau. Một nguyên nhân nữa đó là khi tham gia xét xử, tùy thuộc vào tâm lý mỗi
người, nên các đương sự thường sẽ trả lời vòng vo, không đúng trọng tâm câu
hỏi. Vì vậy, kỹ năng hỏi và trả lời câu hỏi của các đương sự là rất quan trọng mà
bất cứ sinh viên Luật nói riêng và sinh viên các ngành khác nói chung đều cần
phải trau dồi, luyện tập và bổ sung thêm kiến thức về ngôn từ của bản thân.
Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống, do đó, việc áp dụng pháp luật
không chỉ dựa vào Luật mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ đời sống. Sau khi
được đi thực tế tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa, cá nhân em đã rút ra được
những bài học về kỹ năng hòa giải bằng những lập luận logic kết hợp với những
lời khuyên rất thuyết phục của luật sự, của Tòa án xét xử phiên tòa ngày hôm đó.
Ngoài ra, em còn được rèn luyện kỹ năng tốc ký, đây là một kỹ năng cũng khá
quan trọng đối với một người học Luật; và em đã tiếp thu được một số hiểu biết
về các vị trí cũng như môi trường làm việc của những cán bộ làm việc tại tòa án.
Từ đó, em có thêm được những định hướng về nghề nghiệp cho tương lai của
bản thân mình.

14
15
LỜI KẾT
Thông qua buổi đi thực tế tại Tòa án Nhân dân quận Đống Đa kết hợp với
việc xem buổi diễn án của Học viện Tư pháp đã cho em có cái nhìn tổng quan và
sâu sắc hơn về ngành luật nói chung và chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế
nói riêng. Tuy rằng buổi đi thực tế có những khó khăn, bất lợi nhất định nhưng
vẫn để lại cho chúng em những kinh nghiệm và những tri thức quý giá. Bên cạnh
đó, chuyến đi đã cho chúng em thêm động lực để có thể hoàn thiện bản thân
trong tương lại sau này.
Em xin gửi tới khoa Luật trường Đại học Ngoại thương nói chung và cô
Hạnh – GVHD của chúng em nói riêng lời cảm ơn chân thành nhất vì đã tạo điều
kiện cho chúng em được cơ hội học tập thực tiễn tới Tòa án Nhân dân quận
Đống Đa.
Em xin chân thành cảm ơn!

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
2. Luật Tổ chức Tòa án năm 2014
3. https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-
luat/tu-van-phap-luat/43456/thoi-han-chuan-bi-xet-xu-so-tham-vu-an-
hinh-su
4. https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-
luat/tu-van-phap-luat/45734/trinh-tu-giai-quyet-vu-an-dan-su-theo-thu-
tuc-to-tung-dan-su
5. https://phamlaw.com/hoa-giai-trong-to-tung-dan su.html#:~:text=H
%C3%B2a%20gi%E1%BA%A3i%20trong%20t%E1%BB%91%20t
%E1%BB%A5ng%20d%C3%A2n%20s%E1%BB%B1%20l
%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20th%E1%BB%A7,gian%20t%E1%BB
%91%20t%E1%BB%A5ng%20k%C3%A9o%20d%C3%A0i.
6. https://luatminhkhue.vn/tam-quan-trong-cua-hoat-dong-hoa-giai-trong-
giai-quyet-vu-an-dan-su.aspx#3-tam-quan-trong-cua-viec-hoa-giai

17

You might also like