Các Trường Hợp Câu Hỏi Đuôi Đặc Biệt

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Các trường hợp câu hỏi đuôi đặc biệt

1. Dạng đặc biệt của câu hỏi đuôi với trạng từ phủ định

Khi trong câu xuất hiện các trạng từ mang ý nghĩa phủ định như never, barely, rarely,
hardly, seldom, scarcely,… thì cả câu hỏi đuôi và mệnh đề chính đều ở dạng khẳng định.

Ví dụ:

 They never cook at home, do they?


(Dịch: Họ không bao giờ nấu ăn ở nhà, phải không?)
 Ben barely spends time learning English, does he?
(Dịch: Ben hầu như không dành thời gian học tiếng Anh, phải không?)

2. Trường hợp đặc biệt câu hỏi đuôi với câu mệnh lệnh, lời mời, lời đề nghị

Trong câu đề nghị, mệnh lệnh hay lời mời, người ta thường sử dụng thêm câu hỏi đuôi để
tăng sự lịch sự và thân thiện. Khi đó, câu hỏi đuôi cho dạng này sẽ sử dụng kèm các trợ động
từ là: will, can, could, would.

Ví dụ:

 Serve yourself, won't you?


(Dịch: Bạn cứ tự nhiên nhé?)
 Don't move the table, will you?
(Dịch: Đừng di chuyển cái bàn, được không?)

3. Câu hỏi đuôi với Let

Trong câu hỏi đuôi có chứa mệnh đề chính bắt đầu bằng “Let” thì phần đuôi sẽ sử dụng cụm
từ mặc định là “shall we?” khi mang nghĩa rủ rê, “may I?” khi đề nghị giúp đỡ và “will you"
với ý nghĩa xin phép.

Ví dụ:

1
 Let's have a coffee, shall we?
(Dịch: Chúng ta hãy uống cà phê nhé?)
 Let's have lunch at your house, will you?
(Dịch: Chúng ta hãy ăn trưa tại nhà của bạn, được không?)
 Let me help you, may I?
(Dịch: Hãy để tôi giúp bạn, được không?)

4. Câu hỏi đuôi cùng hướng (Same-way tag question)

Trong câu hỏi đuôi cùng hướng (Same-way tag question), cả mệnh đề chính và câu hỏi đuôi
sẽ cùng ở dạng khẳng định hoặc phủ định, nhằm mang nghĩa nhấn mạnh cảm xúc bất ngờ, tức
giận,... của người nói.

Ví dụ:

 So you are having a baby, are you? That's great!


(Dịch: Vậy là bạn sắp có em bé phải không? Thật tuyệt quá!)
 So you don't want to talk to me, don't you?
(Dịch: Vậy là bạn không muốn nói chuyện với tôi, phải không?)

5. Câu hỏi đuôi với There

Trong trường hợp mệnh đề chính bắt đầu bằng “There", phần câu hỏi đuôi sẽ dùng chính chủ
ngữ này kèm theo động từ có sẵn ở mệnh đề chính ở dạng phủ định.

Ví dụ:

 There is a beautiful park near your house, isn't there?


(Dịch: Có một công viên đẹp gần nhà của bạn, phải không?)
 There aren't many tourist destinations in Ha Nam, are there?
(Dịch: Hà Nam có nhiều điểm du lịch nhỉ?)
 There will be a new supermarket in our city, won’t there?
(Dịch: Sẽ có một siêu thị mới trong thành phố của chúng ta, phải không?)

6. Cấu trúc câu hỏi đuôi với đại từ bất định

2
Trường hợp 1: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là các đại từ bất định mang nghĩa phủ định
như “nobody, no one, none of,...” thì động từ ở phần câu hỏi đuôi sẽ ở dùng động từ số
nhiều dạng khẳng định như are/were, do/did,... kèm theo chủ ngữ mặc định là “they”.

Ví dụ:

 Nobody is late for work today, are they?


(Dịch: Hôm nay không ai đi làm muộn phải không?)
 None of them have passed the final exam, have they?
(Dịch: Không ai trong số họ đã vượt qua kỳ thi cuối cùng, phải không?)

Trường hợp 2: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là đại từ “nothing” thì ta áp dụng tương tự
như trên nhưng thay chủ ngữ mặc định thành “it".

Ví dụ:

 Nothing will make him change his mind, will it?


(Dịch: Sẽ không có gì khiến anh ấy thay đổi quyết định, phải không?)
 Nothing affects the final result, does it?
(Dịch: Không có gì ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng, phải không?)

Trường hợp 3: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là các đại từ bất định mang nghĩa khẳng
định như “everyone, everybody, someone, anyone, anybody,...” thì động từ (số nhiều) ở phần
câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định hoặc phủ định dựa vào động từ ở mệnh đề chính và kèm
theo chủ ngữ mặc định là “they”.

Ví dụ:

 Somebody has quit the job, hasn't they?


(Dịch: Ai đó đã nghỉ việc, phải không?)
 Anybody is not allowed to park the car here, are they?
(Dịch: Có phải không ai được phép đậu xe ở đây không?)

Trường hợp 4: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là đại từ “something, everything, anything,
that, this” thì ta áp dụng tương tự như trường hợp 3 nhưng thay chủ ngữ mặc định thành “it"
và chia động từ của câu hỏi đuôi ở thể phủ định.

3
Ví dụ:

 Something is smelly in my house, isn’t it?


(Dịch: Có gì đó có mùi trong nhà của tôi, phải không?)
 Everything in your room was changed, wasn't it?
(Dịch: Mọi thứ trong phòng của bạn đã được thay đổi, phải không?)

7. Câu hỏi đuôi của chủ ngữ “I” + động từ trần thuật + mệnh đề phụ

Trong trường hợp mệnh đề chính bắt đầu bằng chủ ngữ “I” kết hợp với các động từ trần thuật
như think, believe, expect, reckon,... thì người học phải sử dụng câu hỏi đuôi dựa vào phần
mệnh đề phụ.

Ví dụ:

 I think he will win the 2023 international math contest, won't he?
(Dịch: Tôi nghĩ anh ấy sẽ giành chiến thắng trong cuộc thi toán quốc tế năm 2023
nhỉ?)
 I think these boys are from Malaysia, aren't they?
(Dịch: Tôi nghĩ những cậu bé này đến từ Malaysia phải không?)

Lưu ý: Trong trường hợp chủ ngữ của mệnh đề chính không phải đại từ nhân xưng “I” thì câu
hỏi đuôi được hình thành dựa vào động từ theo sau chủ ngữ chính đó.

Ví dụ:

 She believes that the young man has stolen her bike, doesn't she?
(Dịch: Cô ấy tin rằng chàng trai trẻ đã lấy cắp chiếc xe đạp của cô ấy, phải không?)
 People expect that the talented woman will become the new mayor, don't they?
(Dịch: Mọi người mong đợi rằng người phụ nữ tài giỏi sẽ trở thành thị trưởng mới,
phải không?)

8. Câu hỏi đuôi của Used to

Nếu mệnh đề chính có cấu trúc là “used to + V” thì câu hỏi đuôi là sẽ có dạng cố định là
“didn't + S” và ngược lại.

4
Ví dụ:

 He used to study abroad in Melbourne, Australia, didn't he?


(Dịch: Anh ấy đã từng đi du học ở Melbourne, Australia phải không?)
 Lan didn't use to wake up early in the morning, did she?
(Dịch: Lan không quen dậy sớm vào buổi sáng, phải không?)

9. Câu hỏi đuôi của Had better/Would rather

Nếu mệnh đề chính có cấu trúc là “had better/would rather + V” thì câu hỏi đuôi là sẽ có dạng
cố định là “hadn't/wouldn’t + S”.

Ví dụ:

 You had better move to a new high school, hadn't you?


(Dịch: Bạn nên chuyển đến một trường trung học mới, phải không?)
 We would rather eat outside, wouldn't we?
(Dịch: Chúng ta nên ăn ở bên ngoài thì hơn, đúng không?)

10. Câu hỏi đuôi của I am

Nếu mệnh đề chính có cấu trúc là “I am…” thì câu hỏi đuôi là sẽ có dạng:

 “am I” nếu mệnh đề chính ở dạng phủ định


 “aren't I” nếu mệnh đề chính ở dạng khẳng định

Ví dụ:

 I am your best friend, aren't I?


(Dịch: Tôi là người bạn thân nhất của bạn, phải không?)
 I am not in your neighborhood, am I?
(Dịch: Tôi không ở trong khu phố của bạn, phải không?)

11. Câu hỏi đuôi của câu cảm thán

5
Nếu mệnh đề chính của câu hỏi đuôi là một câu cảm thán, phần đuôi của câu này sẽ được cấu
tạo bởi đại từ dựa vào danh từ của mệnh đề chính và động từ chia theo dạng am/is/are phù
hợp.

 How cute these cats are, aren't they?


(Dịch: Những chú mèo này thật dễ thương phải không?)
 What a beautiful girl, isn't she?
(Dịch: Thật là một cô gái xinh đẹp, phải không?)

12. Câu hỏi đuôi của Wish

Nếu mệnh đề chính có là một câu sử dụng động từ “wish" thì câu hỏi đuôi là sẽ có dạng cố
định là “may + S”.

Ví dụ:

 Linda wishes she had not refused that company's proposal, may she?
(Dịch: Linda ước gì cô ấy đã không từ chối lời đề nghị của công ty đó, phải không?)
 Chau wishes to study in this university, may he?
(Dịch: Châu muốn học tại trường đại học này phải không?)

13. Câu hỏi đuôi khi chủ ngữ của mệnh đề chính là One

Nếu mệnh đề chính của câu có chủ ngữ là “One" thì câu hỏi đuôi ta có thể dùng you hoặc
one cùng với động từ phù hợp chia theo mệnh đề chính.

Ví dụ: One can avoid being influenced by advertisements, can't one/you?


(Dịch: Người ta có thể tránh bị ảnh hưởng bởi quảng cáo, phải không?)

14. Câu hỏi đuôi của Must

Trường hợp 1: Khi mệnh đề chính chứa “must" để diễn tả nghĩa cần thiết, ta dùng cấu
trúc “needn't + S” ở câu hỏi đuôi.

Ví dụ: We must sign in before using a social media, needn't we?


(Dịch: Chúng ta phải đăng nhập trước khi sử dụng mạng xã hội, phải không?)

6
Trường hợp 2: Khi mệnh đề chính chứa “must" để diễn tả nghĩa cấm đoán, ta dùng cấu
trúc “must + S” ở câu hỏi đuôi.

Ví dụ: You mustn't come back home later than 11 p.m., must you?
(Dịch: Bạn không được về nhà sau 11 giờ tối, phải không?)

Trường hợp 3: Khi mệnh đề chính chứa “must" để chỉ sự phỏng đoán, ta dùng trợ động từ
chia theo thì trong câu hỏi đuôi.

Ví dụ: She must be a great cook, isn't she?


(Dịch: Cô ấy hẳn phải là một đầu bếp tuyệt vời, phải không?)

You might also like