Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Biểu mẫu 5a

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHIẾU DỰ GIỜ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON
Họ và tên người dạy: Đào Thị Nhung
Hoạt động : Hoạt động góc
Nội dung: góc xây dựng, góc phân vai, góc thực hành cuộc sống, góc học tập, góc sách truyện –
văn học, góc tạo hình
Chủ đề: Trường mầm non
Lớp: C3 - Mẫu giáo bé Trường: Mầm non Ánh Sao
Ngày dạy: 11/11/2022
Họ và tên người dự giờ: Nguyễn Thị Phương Nhung
1. Tóm tắt tiến trình tổ chức hoạt động học tập
Nội dung
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
1. Ổn định:
Xúm xít! Xúm xít! - Trẻ hát và vận động cùng cô
- Cô và các con chơi trò chơi” Hai chú lính chì” - Trẻ trả lời
2. Nội dung:
- Thoả thuận chơi: - Trẻ lắng nghe
- Hôm nay có một vị khách đến tham quan lớp mình đấy
. Để biết được vị khách đó là gì chúng mình cùng chờ
xem nhé.
- Reng reng..chúng mình cùng chờ cô mở cửa xem đó là
ai nhé. - Trẻ trò chuyện cùng cô về
- Thỏ trắng xin chào các bạn lớp C3. các góc chơi
- Ngày hôm nay thỏ trắng rất vui được đến tham gia hoạt
động vui chơi cùng các bạn đấy. Thỏ trắng có một món
quà đặc biệt dành tặng cho các bạn. Bây giờ cô Nhung
sẽ mở món quà đó ra xem là gì nhé.
- Thỏ trắng ơi đây là gì vậy?
- À đây là bảng âm thanh đấy. Các bạn sẽ đi lựa chọn
các đồ dùng dụng cụ có âm thanh tương ứng với hình
ảnh mịn màng như quả táo và sần sùi như quả mít
nhé….
* Ngoài món quà mà Thỏ trắng dành tặng cho chúng
mình.Hôm nay cô đã chuẩn bị cho lớp mình rất nhiều
góc chơi có góc đóng vai theo chủ đề với nội dung bán
hàng, nấu ăn, gia đình, góc học tập, góc xưởng nghệ
thuật, góc văn học, góc âm nhạc, góc thực hành cuộc
sống và góc xây dựng lắp ghép (vừa nói cô vừa chỉ tay
giới thiệu về vị trí góc chơi tương ứng) - Trẻ chia sẻ về ý thích chơi
* Buổi chơi hôm nay cô đã chuẩn bị thêm một số đồ của trẻ
chơi mới, các con cùng xem đó là những đồ chơi gì nhé:
- Ở góc chơi xây dựng: Các con sẽ đóng vai là những kỹ
sư xây những công trình mà các con thích. Các con nhìn - Trẻ về góc chơi và chơi theo
thấy góc xây dựng hôm nay có đồ chơi gì mới? cô ý thích của trẻ
Nhung còn chuẩn bị nhiều các nguyên vật liệu rời như:
khối gỗ, hàng rào bằng que kem, sỏi, cây xanh. Với
những nguyên vật liệu này các con nghĩ xem mình có
thể xây gì nào? (Các con nghĩ sao nếu chúng mình cùng
nhau xây dựng trường mầm non hạnh phúc nhỉ? - Nếu
trẻ không nói được ý tưởng chơi).

- Ở góc tạo hình: Ngoài những mô hình lớp học của các
con vừa làm ở hoạt động trước. Cô còn chuẩn bị rất
nhiều các mô hình lớp học khác chưa được trang trí và
rất nhiều các nguyên vật liệu rời. Các con có thể lựa - Trẻ trả lời
chọn và sáng tạo theo ý thích nhé!
- Góc thực hành cuộc sống: Các con nhìn thấy gì? À! Cô
đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi mới như: xâu hạt, treo
quần áo,…. Các con ai muốn chơi gì ở góc này?
Ngoài những góc chơi này thì cô đã chuẩn bị rất nhiều
những nguyên liệu, đồ chơi, dụng cụ ở các góc khác để
các con có thể thỏa sức chơi.
Bây giờ các con có thể nói cho cô và các bạn biết con
thích chơi ở góc chơi nào? Ở góc đó con sẽ chơi gì? (hỏi - Trẻ cất dọn đồ chơi
2-3 trẻ).
Khi chơi cùng nhau, các con cần chú ý điều gì? Để - Cô và trẻ chơi trò chơi.
buổi chơi thật vui cô nhắc các con hãy đoàn kết, biết
chia sẻ đồ chơi với bạn, khi chơi xong nhớ cất đồ chơi
đúng nơi quy định nhé.
Bây giờ không để các con chờ đợi lâu hơn nữa, cô mời
các con về các góc chơi. Chúc các con có một buổi chơi
thật thú vị.
Quá trình chơi:
- Cho trẻ về góc chơi trẻ thích.
- Cô quan sát trẻ thảo luận tại các góc, giúp đỡ trẻ nếu
trẻ gặp khó khăn khi thảo luận
- Cô A bao quát chung trẻ các góc chơi, phụ trách góc
bán hàng, nấu ăn, học tập
+ Cô B phụ trách góc văn học, tạo hình, thực hành kĩ
năng
+ Cô C phụ trách góc xây dựng, âm nhạc, gia đình.
(Cô động viên khuyến khích và hướng dẫn kỹ năng nếu
trẻ chưa có kĩ năng chơi.)
- Nhận xét sau khi chơi:
Giáo viên quan sát xem góc nào trẻ giảm hứng thú
trước thì cô nhận xét trước, nhận xét theo góc chơi,
nhóm chơi, nội dung chơi.
Giáo viên đi từng góc chơi nhận xét các góc chơi chú ý
khuyến khích những sản phẩm trẻ làm được hoặc cho trẻ
giới thiệu về các góc chơi của trẻ, cách thể hiện vai chơi
của trẻ. Hỏi xem trẻ gặp khó khăn gì không? Ở buổi
chơi sau trẻ mong muốn điều gì? Cất đồ chơi.
- Cô có thể cho nhóm nấu ăn giới thiệu về sản phẩm
hoặc góc xây dựng nếu trẻ hứng thú.
VD: ở góc xây dựng: Các con nhìn xem các bạn ở góc
xây dựng trong buổi chơi ngày hôm nay đã làm được
những gì nào? Có thật nhiều công trình đáng yêu, ngộ
nghĩnh: Có rất nhiều lớp học, cây cối, bể cát sỏi,… Công
trình này đẹp quá, bạn nào đã xây dựng công trình này?
(Cô hỗ trợ trẻ mô tả về công trình) Khi xây dựng được
sản phẩm này con cảm thấy như thế nào? Cô khen ngợi,
động viên trẻ và hỏi trẻ ý tưởng cho buổi chơi sau.
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở góc của mình
đúng nơi quy định.
3. Kết thúc:
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: Năm chú lính chì.

2. Nhận xét
2.1. Về kế hoạch tổ chức hoạt động học tập và sự chuẩn bị
2.1.1 Xác định chính xác mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với từng độ tuổi của trẻ

………………………………………………………………………………………………………
2.1.2. Thiết kế hoạt động học tập và và sản phẩm cần đạt được của trẻ phù hợp mục tiêu, nội
dung, thời gian hoạt động
………………………………………………………………………………………………………
2.1.3. Lựa chọn phù hợp các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị đảm bảo an toàn, thẩm mỹ và tương ứng
với số lượng trẻ, kết hợp sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động học tập. Tổ chức
hợp lý: bàn ghế, ánh sáng, chỗ ngồi, trẻ có tâm thế để chuẩn bị tham gia hoạt động
………………………………………………………………………………………………………

2.2. Về tổ chức hoạt động học tập trên trẻ


2.2.1. Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, sắp xếp trình tự hoạt động phù hợp, sử dụng
đồ dùng, phương tiện dạy học đúng lúc, đúng chỗ
………………………………………………………………………………………………………
2.2.2. Ứng dụng CNTT cùng các thiết bị dạy học đặc thù tổ chức các hoạt động đảm bảo tính
trực quan hóa, tính chính xác, khoa học của kiến thức
………………………………………………………………………………………………………
2.2.3. Tổ chức các hoạt động một cách tự nhiên, cuốn hút và phù hợp với khả năng của trẻ, có sự
tích hợp một cách phong phú, phù hợp với chủ đề, nội dung hoạt động.
………………………………………………………………………………………………………
2.2.4. Quan tâm và tạo cơ hội cho mọi trẻ được tham gia vào hoạt động của lớp. Biết bao quát trẻ
và giải quyết các tình huống linh hoạt
………………………………………………………………………………………………………

2.3. Về sự tham gia của trẻ trong hoạt động học tập
2.3.1. Trẻ sẵn sàng và chủ động tiếp nhận, thực hiện các nhiệm vụ được giao
………………………………………………………………………………………………………
2.3.2. Trẻ tự tin, vui vẻ, hợp tác với nhau trong việc thực hiện các nhiệm vụ và giải quyết vấn đề
mới
………………………………………………………………………………………………………
2.3.3. Trẻ tích cực, mạnh dạn và sáng tạo trong trình bày, đưa ý kiến, trao đổi, thảo luận, nhận
xét/phản biện
………………………………………………………………………………………………………

Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

You might also like