Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC
~~~~~~*~~~~~~

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN: GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẦM NON

Mã học phần: PSE 3006


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nhung
Mã SV: 21010878
Ngành: Giáo dục Mầm non
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Lại Thị Yến Ngọc

Hà Nội, 2023

🙞.🙜
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022-2023

Học phần: Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

MS: PSE 3006

Số tín chỉ: 2 tín chỉ (30 tiết)

Đối tượng: Sinh viên QH2021S- GD5

Hình thức thi: Tiểu luận

Ngày nộp bài: 03/07/2023

I. Nội dung

Câu 1 (2 điểm): Trình bày vai trò của giáo dục kỹ năng xã hội đối với sự phát triển
ngôn ngữ, phát triển nhận thức và phát triển thể chất của trẻ mầm non và đưa ra ví
dụ phù hợp.

Câu 2 (4 điểm): Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu
giáo với hình thức tích hợp thông qua các hoạt động (Hoạt động vui chơi/ Hoạt động
động học tập/Các hoạt động khác).

Câu 3 (4 điểm): Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu
giáo với hình thức như một hoạt động học (hoạt động giáo dục kỹ năng).

II – Các yêu cầu cần đạt và biểu điểm

Thang
Câu Nội dung
điểm

Câu 1 Trình bày được vai trò của giáo dục kỹ năng xã hội đối với sự
0.5
phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non
(2 điểm)
Trình bày được vai trò của giáo dục kỹ năng xã hội đối với sự 0.5
phát triển nhận thức của trẻ mầm non
Trình bày được vai trò của giáo dục kỹ năng xã hội đối với sự
0.5
phát triển thể chất của trẻ mầm non

Đưa ra ví dụ phù hợp 0.5

Tổng điểm câu 1 2

Câu 2 Lựa chọn đề tài phù hợp với độ tuổi, phù hợp với hoạt động 0.5
được tích hợp.
(4 điểm)
Xác định đúng mục tiêu giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu 0.5
giáo phù hợp với đề tài lựa chọn

Đảm bảo đúng tiến trình tổ chức hoạt động. 1

Xây dựng kế hoạch giáo dục logic, hợp lý, phong phú, phù 3
hợp với thực tiễn.

Tổng điểm câu 2 4

Câu 3 Lựa chọn đề tài phù hợp với độ tuổi 0.5

(4 điểm) Xác định đúng mục tiêu giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu 0.5
giáo phù hợp với đề tài lựa chọn

Đảm bảo đúng tiến trình tổ chức hoạt động. 1

Xây dựng kế hoạch giáo dục logic, hợp lý, phù hợp với thực 3
tiễn.

Tổng điểm câu 3 4

Tổng điểm 10
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến các cô khoa Các khoa học giáo dục đã tận
tình truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên cô Lại Thị Yến Ngọc
đã luôn đồng hành và hướng dẫn cho em trong học phần. Lời cảm ơn chân thành và
em chúc cô luôn luôn mạnh khỏe, bình an, vui vẻ, hạnh phúc và thành công trên con
đường sự nghiệp giảng dạy của mình.

Học phần Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là môn học thú vị, vô cùng
bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức lý thuyết, cũng như
thực tế cho quá trình học tập và làm việc sau này.

Cuối cùng, với khối lượng kiến thức nhiều và rộng, trong khi đó khả năng và
hiểu biết của bản thân em lại có giới hạn và còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong quá
trình thực hiện bài tiểu luận, tuy đã cố gắng hết khả năng của mình những không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em mong cô thông cảm và nhận xét giúp em để bài làm
của em được hoàn thiện hơn ạ.

Em xin chân thành cảm ơn!


MỞ ĐẦU

Trong xu thế hiện nay, giáo dục không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu
phát triển đầy đủ giá trị của mỗi cá nhân, giúp cho con người có năng lực để sống
một cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc. Vì vậy, giáo dục phát triển toàn diện
được coi là nhiệm vụ căn bản. Ngoài việc trang bị kiến thức giáo dục toàn diện còn
chú trọng việc hình thành rèn luyện cho người học các phẩm chất, kỹ năng. Một
trong những kỹ năng quan trọng, cần thiết của mỗi con người đó là kỹ năng xã hội
(KNXH). Đây là loại kỹ năng giúp cá nhân ứng xử, giao tiếp và thích ứng thành công
trong xã hội. Các kỹ năng này được áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người
hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc các tổ chức.

KNXH cần phải được giáo dục ngay từ giai đoạn lứa tuổi mầm non vì KNXH
giúp trẻ hoàn thiện bản thân, thích ứng với cuộc sống. KNXH được hình thành chính
là cơ sở để trẻ có thể nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất con người, biết quý
trọng bản thân, tăng sức đề kháng bảo vệ bản thân và phát triển năng lực hòa nhập
với môi trường xung quanh hôm nay và tự tin vững bước trong các giai đoạn phát
triển tiếp theo.

Đối với trẻ mầm non, KNXH được xem là một dạng hành động của trẻ giúp trẻ
tham gia tương tác hiệu quả trong môi trường xã hội, thực hiện các mối quan hệ với
mọi người xung quanh, vận dụng tri thức, kinh nghiệm xã hội phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh cụ thể, giúp trẻ giao tiếp, tương tác, thích nghi với môi trường mầm non,
cộng đồng gần gũi trẻ.

Giáo dục kỹ năng xã hội là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, là một
hoạt động cụ thể nhằm giúp cho người học có nhận thức về xã hội, có khả năng giao
tiếp, biết thiết lập các mối quan hệ với người khác, biết lắng nghe, chia sẻ, quan tâm
tới người khác, quan tâm, yêu thương mọi người và sự vật gần gũi... nhằm mục đích
phát triển con người một cách toàn diện. Với trẻ mầm non, giáo dục KNXH là một
trong 5 lĩnh vực quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận
thức và thẩm mỹ. Giáo dục KNXH là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch của
nhà giáo dục nhằm hình thành cho người học những kỹ năng liên quan đến việc sử
dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, biểu hiện thái độ và hành vi ứng xử trong
quan hệ tương tác giữa con người với con người hoặc với xã hội
NỘI DUNG

I. Vai trò của giáo dục kỹ năng xã hội đối với sự phát triển ngôn ngữ, phát triển
nhận thức và phát triển thể chất của trẻ mầm non.

Việc phát triển giáo dục kỹ năng xã hội là tiền đề cho sự phát triển của trẻ.
Việc phát triển tính độc lập, khả năng tập trung và làm theo các chỉ dẫn đơn giản là
vô cùng thiết yếu giúp trẻ học tập tốt ở trường phổ thông sau này. Các năng lực tình
cảm và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập và phát triển của trẻ vì nó
liên quan tới các kỹ năng ghi nhớ, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy hiệu quả.

Giáo dục kỹ năng xã hội sẽ có tác động tích cực tới các lĩnh vực phát triển ngôn
ngữ, phát triển nhận thức, phát triển thể chất và phát triển thẩm mỹ. Với sự phát
triển ngôn ngữ: nếu trẻ thiếu tự tin, rụt rè, khó hợp tác trong quan hệ với bạn bè… sẽ
ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp, biểu đạt bằng ngôn ngữ. Với sự phát triển nhận
thức: nếu trẻ gặp khó khăn trong sự phát triển tình cảm xã hội sẽ bị hạn chế trong
các hoạt động nhận thức. Với sự phát triển thể chất: những cảm xúc tích cực có ảnh
hưởng tốt đến sự phát triển thể chất.

1. Đối với sự phát triển ngôn ngữ

Giáo dục kỹ năng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ phát
triển ngôn ngữ toàn diện.

Giáo dục kỹ năng xã hội giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội,
phát triển kỹ năng nghe và thể hiện ý tưởng của mình một các tự tin, linh hoạt và
hiệu quả hơn. Những kỹ năng này rất cần thiết cho việc học và sử dụng ngôn ngữ. Khi
tham gia vào các hoạt động xã hội, trẻ sẽ được khuyến khích tương tác và giao tiếp
với người khác nhiều hơn, trẻ sẽ học được nhiều từ mới và trau dồi vốn từ, tạo điều
kiện để trẻ mầm non phát triển khả năng diễn đạt ý tưởng của mình. Khi tham gia các
hoạt động như chơi đùa cùng bạn bè, trẻ sẽ bắt đầu học các từ mới và biết cách sử
dụng chúng một cách đúng ngữ nghĩa. Ví dụ, trong một buổi chơi cả nhóm, trẻ sẽ học
được nhiều từ mới khi trò chuyện cùng nhau và sử dụng chúng để trao đổi thông tin
một cách hiệu quả.
Giáo dục kỹ năng xã hội còn giúp tăng khả năng khám phá và khuyến khích trẻ
học hỏi các ngôn ngữ khác nhau, dẫn đến sự phát triển ngôn ngữ linh hoạt bằng cách
học các từ ngữ mới và quan tâm nhiều hơn đế ngữ pháp. Ngoài ra còn giúp trẻ phát
triển kỹ năng giải quyết vấn đề, điều này có thể giúp trẻ tự tin hơn khi đối mặt với
các tình huống đòi hỏi sử dụng ngôn ngữ và có thể gợi ra được ý tưởng sáng tạo của
riêng mình. Khi trẻ trải nghiệm xung quanh của mình thông qua các hoạt động kỹ
năng xã hội, trẻ có cơ hội trải nghiệm thế giới xung quanh mình, học cách đặt câu
hỏi, trao đổi, giải thích cho những vấn đề mà mình đang quan tâm bằng cách thu
thập thông tin mới thông qua học tập, từ đó phát triển khả năng ngôn ngữ. Việc
khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nhóm như đọc sách, kể chuyện hay trò
chuyện giúp trẻ tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ một cách thành thạo hơn. Ví dụ, trong
một hoạt động kể chuyện, giáo viên có thể giải thích cho trẻ về các từ vựng mới và
sau đó yêu cầu trẻ sử dụng chúng trong câu chuyện của mình. Hay chẳng hạn như
chơi đóng kịch và chơi đóng vai giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp và làm quen với
các tình huống khác nhau. Trẻ có thể tập luyện tự tin và khả năng sử dụng ngôn ngữ
xã hội để giao tiếp khi họ cố gắng tìm cách nhận được sự chú ý của bạn bè hoặc giải
quyết một vấn đề nào đó.

Bên cạnh đó, khi trẻ mầm non học hỏi cách lắng nghe, chú ý đến tâm trạng và
cảm xúc của người khác, trẻ sẽ phát triển những ngôn ngữ cơ bản như tiếng nói, điều
chỉnh giọng điệu và phát âm chính xác hơn. Bằng cách tương tác với những người
khác trong các hoạt động như đọc truyện cổ tích, hát bài hát vui nhộn hay tham gia
các trò chơi nhóm, trẻ sẽ được khuyến khích phát triển sự quan tâm và chia sẻ tình
cảm, điều này giúp trẻ tạo ra lối suy nghĩ phong phú và sáng tạo đồng thời giúp trẻ
tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ.

Như vậy, giáo dục kỹ năng xã hội chính là lĩnh vực không thể thiếu trong sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non. Sự liên kết giữa giáo dục kỹ năng xã hội và
phát triển ngôn ngữ sẽ tạo nên tiềm năng học tập và phát triển bổ sung cho trẻ.
Tham gia vào các hoạt động kỹ năng xã hội giúp trẻ kết nối với thế giới xung quanh và
hỗ trợ cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

2. Đối với sự phát triển nhận thức

Giáo dục kỹ năng xã hội được xem là một cách tiếp cận rất quan trọng giúp trẻ
mầm non phát triển nhận thức một cách toàn diện.
Giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề. Khi tham gia
vào các hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội, trẻ sẽ có cơ hội để học hỏi, phân tích và
giải quyết các vấn đề khác nhau một cách toàn diện. Bằng cách tham gia các hoạt
động và trò chơi tương tác, trẻ sẽ phát triển khả năng tư duy logic, trí tưởng tượng,
và tác phong suy nghĩ thực tiễn, từ đó hỗ trợ cho sự phát triển nhận thức của trẻ. Ví
dụ như trong quá trình học tập đơn giản như chơi đố vui cá nhân hay đố vui nhóm
cũng sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng tư duy, logic và sáng tạo. Những kỹ năng này
quan trọng đối với sự phát triển nhận thức và khả năng suy nghĩ của trẻ.

Giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh: chỉ qua giáo dục kỹ năng xã hội, trẻ sẽ
có cơ hội học hỏi và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên và toàn diện.
Thông qua sự tương tác với môi trường và người xung quanh, các kỹ năng khác nhau
được phát triển và giúp trẻ tăng cường khả năng nhận thức. Trong các hoạt động về
kỹ năng xã hội, trẻ thường được yêu cầu tham gia vào các hoạt động cộng đồng, như
tham gia dọn rác hay đi bộ từ thiện. Như vậy, trẻ sẽ học được những giá trị như sự
trách nhiệm, lòng tự tôn và lòng yêu thương đối với cộng đồng. Những giá trị này
giúp trẻ có thể tiếp thu những kiến thức nhằm tăng cường sự phát triển nhận thức.

Khi tham gia giáo dục kỹ năng xã hội, trẻ không chỉ phát triển các kỹ năng xã
hội mà còn tăng cường khả năng giữ và tập trung trong thời gian dài. Việc này hỗ trợ
trẻ suy nghĩ, tiếp thu, và vận dụng kiến thức một cách hiệu quả, từ đó tối ưu hóa sự
nhận thức của trẻ. Khi trẻ chơi trò chơi với bạn bè, chúng sẽ học hỏi cách tưởng
tượng và sáng tạo, học cách giải quyết vấn đề, và học kỹ năng quản lý thời gian. Ví
dụ, trong quá trình vẽ tranh chung, trẻ học cách làm việc nhóm, trao đổi ý kiến, và
tạo ra một tác phẩm của cả nhóm. Điều này không chỉ tăng cường khả năng giao tiếp
mà còn khuyến khích sự sáng tạo và khám phá của trẻ.

Giáo dục kỹ năng xã hội cung cấp cho trẻ những kỹ năng và công cụ hỗ trợ
cho việc phát triển giáo dục cảm xúc. Sự hiểu biết về cảm xúc giúp trẻ nhận biết và
phân biệt cảm xúc, giúp trẻ khám phá và tìm cách xử lý các cảm xúc một cách khôn
ngoan. Do đó, việc giáo dục kỹ năng xã hội có ảnh hưởng đến sự cân bằng cảm xúc,
điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường khả năng nhận thức của
trẻ. Khi tham gia các hoạt động nhóm, trẻ có thể trau dồi các kỹ năng quản lý thời
gian, quản lý cảm xúc và khắc phục các khó khăn trong quá trình hoạt động. Ví dụ, khi
làm một bài tập nhóm, trẻ phải hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề và thách
thức, từ đó giúp trẻ có thể học được cách tự tin và sáng tạo để giải quyết vấn đề.

Tóm lại, giáo dục kỹ năng xã hội có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc
phát triển nhận thức của trẻ mầm non. Việc áp dụng giáo dục kỹ năng xã hội vào quá
trình giảng dạy sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết trong sự tiếp thu kiến
thức và tăng cường phát triển nhận thức.

3. Đối với sự phát triển thể chất

Giáo dục kỹ năng xã hội không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và
nhận thức của trẻ mầm non, mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển
thể chất của trẻ.

Kỹ năng xã hội giúp trẻ mầm non tăng cường kỹ năng giao tiếp và tham gia các
hoạt động xã hội. Những hoạt động này thường liên quan đến việc chơi thể thao,
chạy nhảy, leo trèo và nhiều hoạt động khác. Việc tham gia các hoạt động vui chơi và
tập thể sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng vận động và phát triển cơ bắp. Không chỉ
mang lại lợi ích cho sức khỏe thể chất.

Giáo dục kỹ năng xã hội giúp trẻ xây dựng các kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm
và cùng nhau đạt được mục tiêu. Qua đó, trẻ học được cách chịu đựng, giải quyết
xung đột và tạo ra một môi trường lành mạnh, an toàn cho bản thân và các bạn cùng
trang lứa. Kỹ năng này sẽ giúp cho trẻ phát triển thêm sự tự tin và năng lượng, từ đó
có thể dễ dàng tham gia các hoạt động thể chất một cách tích cực; giúp trẻ học cách
hợp tác và tôn trọng các thành viên trong nhóm.

Tham gia vào các hoạt động xã hội sẽ giúp trẻ mầm non tạo ra thói quen vận
động định kỳ. Những hoạt động như thể dục buổi sáng, tập luyện thể thao đều là
những điều cần thiết đối với sức khỏe của trẻ. Các hoạt động xã hội giúp trẻ thiết lập
những thói quen tốt trong việc duy trì sức khỏe thể chất. Kỹ năng xã hội giúp các em
hiểu ra tầm quan trọng của việc ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để có thể duy trì sức
khỏe. Bằng cách tham gia vào các hoạt động tiếp xúc với thiên nhiên, trẻ sẽ được
khuyến khích tìm hiểu, khám phá và học hỏi về những thực phẩm tốt cho sức khỏe và
cách sử dụng chúng một cách hợp lý.

Giáo dục kỹ năng xã hội còn giúp trẻ có khả năng xây dựng mối quan hệ với
bạn bè và gia đình. Những mối quan hệ này cung cấp cho trẻ có cảm giác an toàn và
ủng hộ, điều này giúp tăng cường sức khỏe tinh thần của trẻ. Một tinh thần khỏe
mạnh có thể dẫn tới cảm giác có động lực và niềm đam mê trong việc học tập và rèn
luyện sức khỏe thể chất.

Giáo viên có thể sử dụng các hoạt động nhảy, vận động để giảm stress, kích
thích hệ thống thần kinh và giúp trẻ cải thiện sự tập trung trong học tập. Điều này
đặc biệt quan trọng với trẻ mầm non vì chúng có thể khó khăn trong việc tập trung
vào một nhiệm vụ cụ thể trong thời gian dài.

Trong một lớp học, giáo viên tổ chức các hoạt động nhóm để khuyến khích trẻ
tương tác và hợp tác với nhau. Điều này không chỉ phát triển kỹ năng xã hội mà còn
có tác động tích cực đến sự phát triển thể chất của trẻ. Ví dụ, trong một hoạt động
chơi bóng, trẻ không chỉ cần di chuyển và chạy để tiếp cận bóng mà còn phải hợp tác
với đồng đội để đạt được mục tiêu chung là ghi bàn. Việc tham gia vào các hoạt động
này giúp trẻ phát triển tốt cơ bắp, cải thiện độ linh hoạt và phản xạ cũng như tăng
cường sự chính xác trong chuyền bóng và ném bóng. Đồng thời, các hoạt động nhóm
cũng tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đội, đẩy mạnh sự cố gắng và nỗ lực của
trẻ và giúp trẻ rèn luyện sự kiên nhẫn và sự kiên trì. Tất cả những yếu tố này đều góp
phần vào sự phát triển thể chất toàn diện của trẻ.

Tóm lại, giáo dục kỹ năng xã hội ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thể chất
của trẻ mầm non. Thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi, tham gia các lớp
học cộng đồng và chiến lược giáo dục tích cực, giáo viên có thể giúp cho trẻ phát
triển thể chất một cách bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống của các em.

II. Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo với hình
thức tích hợp thông qua các hoạt động (Hoạt động vui chơi/ Hoạt động động học
tập/Các hoạt động khác).

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI TÍCH HỢP VỚI HOẠT
ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

Chủ đề: Gia đình

Truyện: Cây rau của Thỏ út

Đối tượng: trẻ 5 – 6 tuổi

Số lượng: 15 – 20 trẻ
Thời gian: 30 - 35 phút

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhắc lại tên truyện, biết được nội dung và trình tự câu chuyện.

- Trẻ nhắc lại được lời đối thoại, phân biệt được ngữ điệu khác nhau của các nhân vật
trong truyện.

2. Kỹ năng

- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô mạch lạc, rõ ràng.

- Trẻ tập thể hiện ngữ điệu, giọng kể và hành động của các nhân vật qua vai diễn.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ biết nghe lời người lớn, biết chăm chỉ và chịu khó làm việc.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô

- Nhạc bài hát “Trồng cây”.

- Máy tính, máy chiếu có hình ảnh minh họa nội dung truyện.

- Sân khấu đóng kịch – đạo cụ: Cuốc, vồ cuốc đất, bình tưới cây làm bằng bìa cát tông
hoặc bằng nhựa.

- 3 luống rau củ cải bằng xốp.

- Đàn, nhạc nền đóng kịch.

2. Đồ dùng của trẻ

4 mũ thỏ, 2 mũ bướm.

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định, tổ chức
* Gây hứng thú:

Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát “Trồng cây” - Trẻ hát và vận động.

- Các con vừa hát bài hát gì? - Trẻ trả lời.

- Lời bài hát nói lên điều gì? - Trẻ trả lời.

2. Nội dung

* Hoạt động 1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe

Cho trẻ xem hình ảnh Thỏ mẹ và anh em Thỏ trên máy
chiếu, hỏi trẻ:

- Các con thấy hình ảnh gì trong bức tranh?


- Trẻ trả lời.
- Đó là nội dung câu chuyện gì?
- Trẻ trả lời.
Cô dẫn dắt: Để hiểu rõ hơn nội dung câu chuyện “Cây
rau của Thỏ út”. Các con hãy nghe cô kể lại truyện nhé.

Cô kể chuyện kết hợp hình ảnh động trên máy chiếu.

Hỏi trẻ tên truyện, có những nhân vật nào.


- Trẻ trả lời.
* Hoạt động 2: Đàm thoại kết hợp hình ảnh minh họa

Cô dẫn truyện: “Thỏ mẹ dẫn các con ra vườn dạy cách


trồng củ cải. Muốn trồng rau, cần phải làm đất rồi gieo
hạt”

- Thỏ mẹ dẫn con ra vườn và bảo con điều gì?

- Giọng của Thỏ mẹ như thế nào? - Trẻ trả lời.


Cô tiếp tục: “Mới nghe đến đó, Thỏ út đã vội vàng nghĩ - Trẻ trả lời.
“Mình biết rồi” và nó lập tức đi cuốc đất, gieo hạt luôn.
Khi hai anh còn đang đập đất cho tơi thì Thỏ út đã gieo
xong hạt”.

- Nghe Thỏ mẹ giảng giải, Thỏ út đã nghĩ như thế nào?

Trích dẫn: “Ít lâu sau, những hạt giống nảy mầm...khi
hai anh em tưới rau thì Thỏ út lại nằm ngủ khì”
- Các anh của Thỏ út đã làm việc như thế nào? - Trẻ trả lời.

- Các con cùng thể hiện hành động cuốc đất, đập đất,
gieo hạt giống giống hai anh Thỏ nhé!

Cô kể tiếp: “Đến ngày rau cải làm củ, cây nào của hai
- Trẻ trả lời.
anh Thỏ lá cũng xanh, củ cũng to”
- Trẻ trả lời.
- Nhờ sự chăm sóc của hai anh Thỏ, cây rau của hai anh
Thỏ như thế nào?

Cô kể tiếp: “Cây rau bên luống của Thỏ út lá thì cằn cỗi,
củ thì còi cọc vì không được tưới nước và chăm sóc”.

- Tại sao những cây rau của Thỏ út lại bé tí tẹo? - Trẻ trả lời.
Trích dẫn: “Hôm nhổ củ cải về, Thỏ út xấu hổ quá. Chỉ tại
chưa nghe, chưa học đến nơi đến chốn và vì mải chơi
nên mới thế”

- Thỏ út đã cảm thấy như thế nào khi nhổ củ cải về? Thỏ
út đã làm gì để sửa lỗi? - Trẻ trả lời.

“Sau lần ấy, Thỏ út xin mẹ dạy cho cách trồng rau. Đến
bây giờ cây rau của Thỏ út trồng đã xanh tốt, củ to
không kém gì rau của hai anh nữa”

- Điều gì khiến Thỏ mẹ vui lòng?


- Trẻ trả lời.
- Qua câu chuyện này, các con học hỏi được điều gì?

Giáo dục: Qua câu chuyện này, các con cần phải chăm
chỉ làm việc. Khi làm việc gì phải làm cẩn thận chu đáo,
làm xong mới được đi chơi; không nên hấp tấp, vội vàng
mà hỏng việc.

* Hoạt động 3: Dạy trẻ tập kể lại truyện


- Trẻ trả lời.
Cô kể lời dẫn truyện cho trẻ kể nối tiếp theo lời từng
- Trẻ trả lời.
nhân vật, từng đoạn câu chuyện
- Trẻ lắng nghe.
(Gợi ý, động viên, khuyến khích trẻ thể hiện các vai)
* Hoạt động 4: Cho trẻ tập đóng kịch

Cho trẻ nhận vai diễn kết hợp lấy đạo cụ: Cuốc, vồ đập
đất, bình tưới.

Cô giới thiệu vai nào, trẻ đóng vai đó.

Cô là người dẫn truyện cho trẻ đóng kịch.

Trẻ đóng kịch xong, cô nhận xét và khen trẻ.


- Trẻ nghe và làm theo.
3. Kết thúc

- Cô nhận xét giờ học.

- Cho trẻ ra chơi và chuyển hoạt động.

- Trẻ lấy đạo cụ.

III. Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo với hình
thức như một hoạt động học (hoạt động giáo dục kỹ năng).

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI

Chủ đề: Môi trường

Đề tài: Bé bảo vệ môi trường sống

Đối tượng: trẻ 4 – 5 tuổi

Số lượng: 15 – 20 trẻ

Thời gian: 20 - 25 phút

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức
- Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết vệ sinh sạch sẽ nơi trẻ ở.

- Nhận biết hành vi bảo vệ môi trường và hành vi phá hủy môi trường.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng bỏ rác đúng nơi quy định.

- Rèn thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ môi trường

3. Thái độ

- Trẻ tích cực tham gia hoạt động

II. Chuẩn bị

- Máy chiếu video “Bỏ rác đúng nơi quy định”.

- Tranh, ảnh về bảo vệ môi trường và môi trường bị ô nhiễm.

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức

* Gây hứng thú cho trẻ:

- Tạo tình huống: Cả lớp hôm nay sẽ đóng vai những chú - Trẻ làm theo lời cô.
ong chăm chỉ thu gom rác bừa bãi bỏ vào đúng nơi quy
định, làm việc có ích để bảo vệ môi trường.

- Kết hợp mở nhạc bài hát “Không xả rác”

2. Nội dung

* Dạy kỹ năng “Bỏ rác đúng nơi quy định”

- Các chú ong cảm thấy thế nào khi thu dọn xong rác bừa
bãi? Hôm nay, đến với lớp mình các cô có gửi tặng các - Trẻ trả lời.
chú ong một video hấp dẫn.

Cô cho trẻ xem video.


Sau khi xem video xong, cô và trẻ cùng nhau trò chuyện: - Trẻ xem video

- Video các con vừa xem có những ai?

- Các bạn trong video là người như thế nào? - Trẻ trả lời.

- Chuyện gì đã xảy ra khi bạn gái vứt vỏ chuối không - Trẻ trả lời.
đúng nơi quy định?
- Trẻ trả lời.
- Mẹ bạn gái đã nói gì?

- Thái độ của bạn trai như thế nào?


- Trẻ trả lời.
- Khi về nhà, mẹ bạn trai đã nói gì với bạn trai nhỉ?
- Trẻ trả lời.
- Sau khi nghe mẹ nói, bạn trai cảm thấy như thế nào?
- Trẻ trả lời.
- Vứt rác bừa bãi có hại gì cho môi trường sống của
- Trẻ trả lời.
chúng ta?
- Trẻ trả lời.
- Đến trường, khi ăn quà xong, ta bỏ rác vào đâu?

- Bỏ rác đúng nơi quy định là hành động gì?


- Trẻ trả lời.
Cô và trẻ làm động tác mô phỏng
- Trẻ trả lời.
Cho trẻ vận động theo nhạc bài hát “Không xả rác”
- Trẻ làm theo cô
* Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Trẻ vận động theo
- Chia trẻ làm 3 đội chơi, mỗi đội 6 trẻ.
nhạc
- Cô phổ biến cách chơi: Lần lượt từng bạn một đi theo
đường hẹp chọn những tranh về phá hoại môi trường
sống gắn lên bảng, thời gian được tính bằng một bản - Trẻ chơi trò chơi
nhạc. Kết thúc bản nhạc, đội nào chọn được nhiều tranh
thì giành chiến thắng.

- Cô cho trẻ 2 – 3 lần.

3. Kết thúc

- Cô nhận xét và chuyển hoạt động khác.


Chủ đề: Bản thân

Đề tài: Bé tự bảo vệ bản thân

Đối tượng: trẻ 5 – 6 tuổi

Số lượng: 15 – 20 trẻ

Thời gian: 20 -25 phút

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm xung quanh trẻ và cách phòng
tránh cho bản thân.

- Trẻ nhận biết được những hành động đúng, sai.

2. Kỹ năng

- Rèn cho trẻ một số kỹ năng khéo léo khi chơi và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.

II. Chuẩn bị

- Bài hát “Đường và chân”.

- Tranh về các hành động đúng, sai.

- Tranh về những đồ dùng gây nguy hiểm ở nhà, ở trường mầm non.

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức

* Gây hứng thú:

Cho trẻ vận động bài hát “Đường và chân”, hỏi trẻ bài - Trẻ vận động theo
hát nói đến bộ phận nào của cơ thể.
- Đôi chân dùng để làm gì? nhạc.

- Cơ thể của bé có các bộ phận: đôi chân dùng để đi, tai - Trẻ trả lời.
dùng để nghe, mũi dùng để thở và mắt dùng để nhìn.
- Trẻ trả lời.
Chúng ta phải biết chăm sóc và giữ gìn các bộ phận của
cơ thể.

- Hằng ngày, các con phải làm gì để có cơ thể khỏe


mạnh?

Xung quanh trẻ (trường, lớp, nhà) có rất nhiều đồ dùng, - Trẻ trả lời.
đồ chơi. Có những đồ dùng, đồ chơi an toàn và một số
đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm.

Cô giới thiệu tranh/ảnh các đồ dùng, đồ chơi gây nguy


hiểm cho trẻ

2. Nội dung

* Nhận biết về một số đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm - Trẻ quan sát.

Hình ảnh 1: 1 bạn trai đang dùng dao/kéo

- Các con nhìn xem các bạn đang làm gì?

- Bạn làm như vậy có đúng không?

- Theo các con, ở lớp, ở nhà, dao/kéo dùng để làm gì?

- Dao/kéo nếu không sử dụng đúng cách có thể gây nguy - Trẻ trả lời.
hiểm như thế nào?
- Trẻ trả lời.
Giáo viên nói về công dụng của dao/kéo và cách sử dụng
- Trẻ trả lời.
dao/kéo cho trẻ.
- Trẻ trả lời.
Hình ảnh 2: Hình ảnh một bạn trai đang cầm gậy/que
khi chơi với các bạn

- Các bạn trong tranh đang chơi gì? - Trẻ trả lời.

- Bạn trai đang cầm cái gì trên tay?

- Bạn trai cầm que/gậy khi chơi với các bạn có nguy hiểm
không?

- Vì sao các con lại nói là nguy hiểm? - Trẻ trả lời.

Cô và trẻ cùng liệt kê các đồ vật gây nguy hiểm cho trẻ. - Trẻ trả lời.

Hình ảnh 3: Bàn là, dao, phích nước nóng, bếp ga. - Trẻ trả lời.

- Các con nói tên các đồ dùng trong trang.

Cô và trẻ trò chuyện về sự nguy hiểm của các đồ dùng: - Trẻ trả lời.

- Đồ dùng đó gây nguy hiểm như thế nào?

- Không những chỉ có đồ dùng/đồ chơi trong lớp gây


nguy hiểm đâu mà ra ngoài sân trường, nhà, các con
- Trẻ trả lời.
cũng phải cẩn thận khi chơi với các đồ dùng, đồ chơi
ngoài trời.

Hình ảnh 4: Trẻ bật quạt điện - Trẻ trả lời.

Cô và trẻ cùng quan sát quạt điện - Trẻ trả lời.

- Quạt điện có tác dụng gì?

Cho trẻ thực hiện bật quạt điện.

- Trong lúc quạt đang quay, nếu các con thò tay vào quạt
thì điều gì sẽ xảy ra?

Cô nói về sự nguy hiểm của việc thò tay vào quạt cho trẻ - Trẻ quan sát.
- Không được chơi, nghịch phích điện, ổ điện sẽ gây nguy - Trẻ trả lời.
hiểm tới tính mạng.

Cô giới thiệu thêm các đồ dùng, đồ chơi xung quanh trẻ


- Trẻ trả lời.
sẽ gây nguy hiểm tới trẻ, kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trước những vật dụng nguy hiểm.

- Thông qua bài học này, chúng ta biết cách phòng tránh - Trẻ lắng nghe.
được một số đồ dùng, đồ chơi sẽ gây nguy hiểm cho bản
thân như: quạt điện, ổ điện, các đồ dùng sắc nhọn như
dao, kéo,... Vì vậy, chúng ta phải biết sử dụng các đồ
dùng, đồ chơi đúng cách và tránh những đồ chơi nguy - Trẻ lắng nghe.
hiểm.

* Trò chơi củng cố:

- Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm có một


tờ tranh. Mỗi nhóm cùng nhau thảo luận và chọn những
đồ dùng gây nguy hiểm và gạch chéo các đồ dùng nguy
hiểm đó bằng bút màu.

- Hiệu lệnh là một bài hát, các đội cùng chơi. Đội nào
gạch đúng và nhiều thì đội đó chiến thắng.

Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

3. Kết thúc

- Cô nhận xét.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Chuyển hoạt động.

Chủ đề: Gia đình

Đề tài: Bé lễ phép

Đối tượng: trẻ 4 – 5 tuổi

Số lượng: 15 – 20 trẻ

Thời gian: 20 -25 phút

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết một số hành động, lời nói thể hiện sự lễ phép đối với ông, bà, bố mẹ
và người lớn tuổi: chào, hỏi, nhường người lớn đi trước, mời người lớn trước khi ăn,
không giành hết thức ăn mà mình thích, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong tình huống
phù hợp.
- Biết kính trọng ông, bà, cha, mẹ, cô giáo; biết yêu quý bạn bè xung quanh.

2. Kỹ năng

- Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc, trả lời tròn câu.

- Biết kết hợp lời nói và hành vi chào, hỏi người lớn.

3. Thái độ

- Trẻ thể hiện được tình cảm, cảm xúc qua lời nói, nhận biết được tình yêu thương
qua hành động, cử chỉ của người khác

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.

II. Chuẩn bị

- Tranh, ảnh về hành động của trẻ trong cuộc sống hằng ngày.

- Bài hát “Bài học lễ phép”.

- Video truyện “Lễ phép khi ở nhà”.

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức

* Gây hứng thú:

Cô cho trẻ nghe và hát theo nhạc bài hát “Bài học lễ - Trẻ nghe và hát.
phép”

Cô trò chuyện với trẻ:

- Bài hát nói về ai?


- Trẻ trả lời.
- Trong bài hát, em bé đã chào ai khi đến trường?
- Trẻ trả lời.
- Đi học về thì e bé làm gì?
- Trẻ trả lời.
- Con hãy kể lại những việc bạn trong bài hát đã làm.
- Trẻ trả lời.
Giáo dục: Khi gặp người lớn, con cần chào hỏi. Trước khi
- Trẻ lắng nghe.
ăn, con phải mời người lớn. Trong khi ăn, con không
được làm rơi vãi thức ăn, không kén chọn thức ăn. Con
phải biết nói lời cảm ơn khi người lớn gắp thức ăn cho
mình...

2. Nội dung

* Hoạt động 1: Trò chuyện, đàm thoại

Cô sẽ cho các con xem một video về một bạn gái, con
chú ý xem những hành động nào là thể hiện sự lễ phép
của bạn gái nhé.

- Trong video có những nhân vật nào?

- Bố đã nói gì với bạn gái khi gặp bà nội?

- Bé đã nói gì trước khi ăn cơm? - Trẻ trả lời.


- Trong bữa ăn, bé nói gì? - Trẻ trả lời.
- Ông nói với bé những gì? - Trẻ trả lời.
- Tại sao bạn gái được ông nội khen? - Trẻ trả lời.
- Con hãy kể những việc con đã làm được mag người lớn - Trẻ trả lời.
khen.
- Trẻ trả lời.
Giáo dục: Bé ngoan, bé lễ phép là phải biết vâng lời
- Trẻ trả lời.
người lớn, nhường người lớn đi trước, mời người lớn
trước khi ăn, không giành hết thức ăn mà mình thích.
Khi người lớn đua cho mình món gì thì phải cầm bằng 2
- Trẻ lắng nghe.
tay và nói “cám ơn”. Phải biết chào người lớn trước khi
đi ra ngoài và khi về đến nhà, biết xin lỗi khi mắc lỗi.

Cô cho trẻ xem một số tranh/ảnh nói về những hành


động lễ phép của bé trong sinh hoạt hằng ngày.

* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh hơn”

Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.

- Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội, mỗi đội có một
bảng cài và các hình vẽ các hành động thể hiện sự lễ
phép hoặc không lễ phép.

+ Lần 1: Khi có hiệu lệnh thì tất các các bạn trong đội sẽ
cùng chọn hình về hành động lễ phép gắn lên bảng.

+ Lần 2: Khi có hiệu lệnh thì tất cả các bạn trong đội sẽ
- Trẻ lắng nghe.
cùng chọn hình về hành động không lễ phép gắn lên
bảng.

- Luật chơi: Khi hết thời gian hai đội đều phải dừng tay,
nếu còn thực hiện thì những hình đó sẽ không được
tính. Hết thời gian là một bài hát, đội nào chọn được
nhiều hình đúng theo yêu cầu của cô sẽ chiến thắng.

Cô tổ chức cho trẻ chơi.

Cô và trẻ cùng nhận xét kết quả

3. Kết thúc
- Trẻ lắng nghe.
- Cô nhận xét.

- Cho trẻ ra chơi và chuyển hoạt động.

- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ cùng cô nhận xét.


KẾT LUẬN

Việc áp dụng giáo dục kỹ năng xã hội trong quá trình giáo dục trẻ mầm non sẽ
đem lại nhiều lợi ích to lớn cho các khía cạnh phát triển:

Đối với sự phát triển ngôn ngữ, giáo dục kỹ năng xã hội giúp trẻ tăng khả năng
giao tiếp và hiểu ngôn ngữ. Khi tham gia vào các hoạt động nhóm, trẻ học cách lắng
nghe và diễn đạt ý kiến của mình, trẻ cũng học cách sử dụng ngôn từ và ngữ pháp
chính xác thông qua sự tương tác với các bạn cùng trang lứa. Điều này mang lại lợi
ích rõ rệt cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Đối với sự phát triển nhận thức, giáo dục kỹ năng xã hội giúp trẻ mầm non trở
nên tự tin, sáng tạo trong suy nghĩ lẫn hành động. Các hoạt động thực tế và tương
tác giữa các bạn bè giúp trẻ rèn kỹ năng quan sát, lắng nghe, tư duy logic và giải
quyết vấn đề. Đồng thời, giáo dục kỹ năng xã hội cũng giúp trẻ phát triển khả năng
hợp tác, chia sẻ và tôn trọng ý kiến của người khác. Những kỹ năng này đóng vai trò
quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của trẻ.

Về mặt thể chất, giáo dục kỹ năng xã hội hỗ trợ trẻ mầm non phát triển kỹ
năng thể chất qua các hoạt động như vận động, nhảy, chạy và nhảy dây. Những hoạt
động này giúp trẻ có cơ hội phát triển cơ thể, sức mạnh, linh hoạt và tăng cường sức
khỏe.

Qua các hoạt động tương tác xã hội và hợp tác, trẻ sẽ khám phá và phát triển
tốt hơn ở nhiều khía cạnh khác nhau, xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển
toàn diện của bản thân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng GD TCKNXH 19.12 (final).pdf

2. https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/so-dac-biet-thang-5/33-giao-
duc-ki-nang-xa-hoi-cho-tre-mau-giao-5-6-tuoi-3652.html

You might also like