Bài tập 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nguyễn Đức Cường 20010894

QH2022-X-BC.BK
Bài tập 1: Anh chị hiểu thế nào về khái niệm “Báo chí là quyền lực thứ tư” và tự
do báo chí ở việt nam
Về khái niệm “Báo chí là quyền lực thứ tư”, một số quan điểm của nước ngoài cho
rằng báo chí đứng sau tam quyền phân lập đứng sau “Lập pháp, hành pháp và tư
pháp” báo chí có thể coi như là một trong những công cụ giám sát của nhân dân
đối với nhà nước của mình, báo chí có vai trò phản ánh những tiêu cực hạn chế của
chính quyền đến với người dân, mọi thông tin đều được đưa đến với người dân
chính quyền có vai trò cũng cấp hỗ trợ thông tin nếu báo chí cần, và ở nước ngoài
xuất hiện thêm báo chí tư nhân không phải nhà nước việc này sẽ thể hiện sự trung
thực hiwn trong việc đưa tin. Còn với báo chí việt nam, không được coi là quyền
lực thứ 4, vì thể chế việt nam quy định rõ chỉ có “Lập pháp, hành phá và tư pháp”,
và không có quy định gì về quyền lực thứ 4, nhưng báo chí được coi là một trong
những phương tiện rất quan trọng trong việc xây dựng đất nước, duy trì và phát
triển chế độ XHCN và báo chí ở việt nam như là một phương tiện thanh tra giám
sát thay mặt của người dân đối với chính quyền những phản ánh của người dân đều
được báo chí tiếp nhận và đưa tin và xử lý, ngoài ra báo chí nhiệm vụ tham gia vào
việc xây dựng chính sách hiến pháp, thông qua những phản ánh của người dân, bối
cảnh xã hội để dựa vào đó xây dựng và hoàn thiện chính sách. Ngoài ra Báo chí ở
Việt Nam còn được coi là thứ quyền lực vô hình rất đặc biệt trong việc tuyên
truyền và duy trì chế độ mà chỉ báo chí mới làm được bằng chứng là từ lúc đất
nước mới giải phóng và cho đến tận bây giờ báo chí đã đồng hành và phát triển chế
độ qua nhiều sự kiện lịch sử và sự chống phá của thế lực thù địch vì vậy tuy việt
nam không có quy định nào coi báo chí là quyền lực thứ 4, nhưng báo chí có thể
coi là mắt xích quan trọng trong việc vận hành và hoạt động của tam quyền phân
lập ở nước ta hiện nay
* Còn với quan điểm tự do báo chí ở việt nam
Tự do báo chí ở việt hiện nay quy định rất rõ Hiến pháp năm 2013 (Điều 25) quy
định: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin”. Hệ
thống pháp luật Việt Nam về báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình đã được
xây dựng và đang được hoàn thiện theo hướng bảo đảm tốt hơn quyền tự do ngôn
luận của nhân dân. Như vậy có thể thấy rất rõ người dân đều có quyền tự do ngôn
luận thể hiện những quan điểm, lời nói của cá nhân về một vấn đề nào đó nhưng
phải trong khuân khổ pháp luật cho phép, bằng chứng là rất nhiều chương trình hay
bài viết báo chí đến từ người dân, và quay trở lại đó nhờ vào sự tự do báo chí ở
nước ta đã đem lại nhiều lợi ích hơn đối khi để thể hiện quan điểm lời nói của mình
đem lại quyền lợi hợp pháp và giúp ích hươn trong việt phát triển đất nước.

You might also like