Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 52

MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN

Chương 1: An toàn lao động

và An toàn điện

1.1. An toàn lao động


1.1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

Mục tiêu: Sau khi học xong nội dung này, sinh viên có khả năng:
1. Hiểu được sự cần thiết
của công tác phòng hộ
lao động.
2. Sử dụng đúng trang bị
bảo hộ lao động đạt tiêu
chuẩn về an toàn.
3. Hiểu về tiêu chuẩn 5S.
4. Vận dụng 5S trong
việc tổ chức nơi học tập
và làm việc.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


1.1.1. CÁ C BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG

 Ý NGHĨA CỦA BẢO HỘ LAO ĐỘNG


 Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con
người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của
sự phát triển.
 Làm tốt công tác bảo hộ lao động là góp
phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính
mạng và đời sống người lao động, góp phần
vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng
phồn vinh và phát triển.
 Ngược lại, nếu để xảy ra tai nạn lao động
nghiêm trọng, làm gia tăng gánh nặng cho
gia đình nạn nhân thì chi phí khắc phục hậu
quả có thể rất lớn ảnh hưởng tới uy tín của
doanh nghiệp.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


1.1.1. CÁ C BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG

 Công tác phòng hộ lao động


tốt, trang bị bảo hộ an toàn, đầy
đủ sẽ giúp cho người lao động
hạn chế tối đa về tai nạn trong
quá trình làm việc.

 Công việc liên quan đến ngành


điện là một trong những ngành
nghề có nguy cơ cao xảy ra tai
nạn lao động do môi trường
làm việc thường xuyên phải
tiếp xúc với nguồn điện gây
nguy hiểm cho người lao động.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


1.1.1. CÁ C BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG

 Người lao động phải được trang bị bảo hộ đầy đủ trong suốt
thời gian thực hiện công việc.
 Trang bị Bảo hộ lao động thiết yếu cho an toàn ngành điện
bao gồm:
1. Nón bảo hộ.
2. Giày bảo hộ .
3. Áo quần bảo hộ.
4. Kính bảo hộ .
5. Găng tay cách điện.
6. Dây đai an toàn.
7. Khẩu trang.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


1.1.1. CÁ C BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
 Mũ bảo hộ: Bảo vệ cho phần
đầu không bị chấn thương.
Ý nghĩa các màu nón:
- Màu trắng dành cho người
quản lý, giám sát hay kĩ sư công
trình.
- Màu xám dành cho các vị khách
tham quan trong công trường
làm việc.
- Màu xanh lá cây dành các
thanh tra an toàn hoặc các,
những nhân viên tập sự.
- Màu vàng dành cho người lao
động bình thường, ít kinh
nghiệm chuyên môn.
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
1.1.1. CÁ C BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG

Ý nghĩa các màu nón:


- Nón xanh dương dành cho
công nhân làm việc liên quan
đến kĩ thuật như công nhân lắp
đặt, sửa chữa điện.
- Nón màu nâu được dành cho
thợ hàn cơ khí hay công nhân
làm việc ở môi trường có nhiệt
độ cao.
- Nón màu cam dành cho công
nhân xây dựng đường bộ hoặc
các chủ thầu dịch vụ.
- Nón màu đỏ dành cho nhân
viên PCCC

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


1.1.1. CÁ C BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
Sử dụng:
 Kiểm tra mũ bảo hộ lao động trước mỗi lần sử dụng.
 Quai mũ phải được cài cẩn thận và được điều chỉnh để mũ bảo hộ
ôm cố định và thoải mái trên đầu.
 Mũ hoặc các bộ phận khác của mũ bảo hộ phải được thay thế ngay
khi hư hỏng và được thay mới sau 5 năm sử dụng.
Bảo quản:
 Dùng vải mềm lau chùi mũ sau mỗi ngày sử dụng.
 Thường xuyên vệ sinh bụi bẩn, mồ hôi dính vào dây đai mũ.
 Kiểm tra tấm lót hút mồ hôi để đảm bảo sạch sẽ, không gây mùi
khó chịu khi sử dụng.
 Không phơi mũ ở nơi có nhiệt độ quá cao.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


1.1.1. CÁ C BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
 Giày bảo hộ có tác dụng cách điện và bảo vệ đôi
chân khi va vấp, dẫm phải vật sắc, nhọn. Hoặc bị vật
nặng rơi trúng. Đây là trang bị bắt buộc đối với cán
bộ kỹ thuật liên quan ngành điện.
 Kính bảo hộ rất cần thiết và quan trọng trong quá
trình làm việc nhằm giảm thiểu các rủi ro tai nạn lao
động như tránh vật nhỏ bay vào mắt hay tia lửa hồ
quang.
 Găng tay cách điện giúp phòng ngừa tai nạn điện giật,
luồng hồ quang. Khi sử dụng cần chú ý không sử dụng
sai chức năng của găng tay.
Ví dụ, găng tay cách điện hạ áp thì không được sử
dụng trong môi trường điện trung áp hay cao áp.
 Khẩu trang dùng trong môi trường có khói bụi gây hại
qua đường hô hấp

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


1.1.1. CÁ C BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
 Áo quần bảo hộ là trang phục cần
thiết không những giúp đảm bảo
sức khỏe cho người lao động mà
còn hạn chế sự thâm nhập vào cơ
thể của các tác nhân gây hại. Đặc
biệt, đối với những người làm việc
trong môi trường nguy hiểm, độc
hại thì quần áo bảo hộ lao động lại
càng quan trọng.
 Dây đai an toàn là biện pháp bảo
vệ sinh mạng người thợ khi đang
lao động trên cao. Tùy vào công
việc thao tác trên cao mà ta chọn
loại dây đai phù hợp. Ngoài ra, việc
mang dây đai an toàn quá chật hoặc
quá rộng đều dẫn đến những nguy
hiểm không đáng có.
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
1.1.2. GIỚ I THIỆU PHƯƠNG PHÁP 5S

5S là một triết lý và phương pháp


quản lý cơ bản nhằm cải tiến môi
trường làm việc.
Xuất phát từ quan điểm, nếu làm
việc trong môi trường lành mạnh,
sạch sẽ và khoa học thì tinh thần,
thể trạng được thoải mái, năng suất
lao động được nâng cao.
Phương pháp 5S được dùng để tổ
chức không gian làm việc trở nên
hiệu quả & an toàn, là một phương
pháp cải tiến rất đơn giản nhưng
mang lại hiệu quả cao trong thực tế.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


1.1.2. GIỚ I THIỆU PHƯƠNG PHÁP 5S
5S là viết tắt của năm từ
tiếng Nhật & tiếng Anh,
Ý nghĩa của các từ này là:
S1 - Sàng lọc hoặc gọn gàng
S2 - Sắp xếp ngăn nắp
S3 - Sạch sẽ hoặc sáng bóng
S4 - Săn sóc hoặc chuẩn hóa
S5 - Sẵn sàng hoặc duy trì
Lợi ích của phương pháp 5S - Tăng năng suất thông qua hiệu quả
- Giảm sự chậm trễ - Nâng cao chất lượng
- Cải thiện an toàn - Giảm thời gian thiết lập
- Nâng cao tinh thần & động lực - Giảm căng thẳng
- Môi trường làm việc an toàn hơn - Cải tiến quy trình thường xuyên
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
A. QUY TRÌNH THỰC HIỆN 5S

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


S1 – SÀNG LỌC – SEIRI

Các bước Sàng lọc


1. Dọn dẹp.
2. Phân loại.
3. Gắn thẻ màu để phân biệt
- Xanh: thường xuyên sử dụng.
- Vàng: rất ít sử dụng.
- Đỏ: không sử dụng.
CHỈ GIỮ LẠI NHỮNG THỨ THỰC SỰ
4. Tái chế hoặc tái chỉ định CẦN THIẾT MỖI NGÀY TẠI KHÔNG GIAN
những thứ đã đến trong Vùng LÀM VIỆC.
thẻ đỏ.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


ÁP DỤNG S1 – SÀNG LỌC – SEIRI

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


S2 – SẮP XẾP – SEITON

1. An toàn  3 dễ Đi lại + Thao tác + Vận chuyển


2. Thuận tiện  5 dễ Tìm + Thấy + Lấy + Kiểm tra + Vệ sinh
3. Mỹ quan  Ngăn nắp + Gọn gàng + Đẹp mắt
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
S2 – SẮP XẾP – SEITON
NGUYÊN TẮC SẮP XẾP:
- Sau khi hoàn thành công việc hãy trả mọi thứ về nơi đã được xác định.
- Nếu một vài thứ được sử dụng cùng nhau, hãy lưu trữ chúng cùng nhau.
Ví dụ:
Chì hàn, Flux được sử dụng với mỏ hàn thì cả ba nên được cất giữ chung
với nhau.
- Lưu trữ những thứ ở nơi mọi người có thể dễ dàng tìm thấy nó.
- Xác định tất cả các vật dụng (bao gồm đồ đạc, đồng hồ đo, dụng cụ,
khuôn v.v.) và dán nhãn cho chúng để bất kỳ ai cũng có thể xác định và
đưa chúng trở lại vị trí lưu trữ thích hợp.
Đảm bảo trật tự, thông thoáng
góp phần làm giảm tai nạn nghề nghiệp.
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
ÁP DỤNG S2 – SẮP XẾP – SEITON

Bàn làm việc và giá treo thiết bị


AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
ÁP DỤNG S2 – SẮP XẾP – SEITON

Bàn làm việc


và ngăn kéo

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


S3 – SẠCH SẼ – SEISO
Sau khi sàng lọc và sắp xếp mọi thứ theo trật tự đã được qui định, yêu
cầu thực hiện S3 - Seiso (SẠCH SẼ).
- Làm sạch thường xuyên nơi làm việc, dụng cụ và thiết bị.
- Phải được thực hiện hằng ngày, và thường xuyên trong ngày.
- Mỗi nơi làm việc nên có một người, hoặc một nhóm, được chỉ định để
làm sạch khu vực đó.
- Tốt nhất là những người làm việc tại chỗ cũng chịu trách nhiệm làm
sạch khu vực đó.
- Dọn dẹp sạch sẽ không chỉ là công việc của một người, đó là trách
nhiệm của mọi người.

Mọi người phải có trách nhiệm với môi trường


xung quanh nơi làm việc của mình.
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
S3 – SẠCH SẼ – SEISO
Có một mối quan hệ rất mật thiết giữa chất lượng công việc, sản phẩm
và sự sạch sẽ ở nơi làm việc, nơi chế tạo ra sản phẩm.
- Sạch sẽ giúp phát hiện khuyết điểm dễ dàng hơn.
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ giảm bệnh nghề nghiệp.
- Tạo môi trường làm việc tốt hơn, tăng hiệu quả công việc.
- Nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Gợi ý:
Giành 3 phút mỗi ngày để thực hiện S3 – Seiso.
Luyện tập thành thói quen bỏ rác đúng nơi quy định.
Đừng chờ đến khi thấy dơ bẩn mới vệ sinh. Hãy thường xuyên quét
dọn, vệ sinh nơi làm việc, máy móc thiết bị, dụng cụ, vật tư… làm cho
những thứ trên không thể dơ bẩn.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


ÁP DỤNG S3 – SẠCH SẼ – SEISO
NGUYÊN TẮC VỆ SINH

“TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI – TỪ TRONG RA NGOÀI”

TIÊU CHUẨN SẠCH SẼ


 Không có rác thải, bụi bẩn, mạng nhện hoặc bất cứ dấu hiệu nào của
tình trạng mất vệ sinh tại nơi làm việc, trên các lối đi chung và riêng.
 Các nguồn gây dơ bẩn được ngăn chặn, giảm thiểu, loại trừ.
 Tất cả thiết bị, dụng cụ được sử dụng trong tình trạng sạch sẽ, sáng
bóng.
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
ÁP DỤNG S3 – SẠCH SẼ – SEISO

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


S4 – SĂN SÓC – SEIKETSU
Để không lãng phí những nỗ lực đã bỏ ra khi thực hiện 3S trên, ta không
được dừng lại mà cần phải duy trì thường xuyên, liên tục.
Sau đây là những gợi ý cho S4 – Seiketsu:
 Tạo ra một hệ thống nhằm duy trì sự sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng ở
nơi làm việc;
 Cần có các tiêu chuẩn và quy định về kế hoạch định kỳ kiểm tra đánh
giá 5S.
 Khích lệ, động viên là động lực quan trọng và có hiệu quả trong lôi
kéo, cuốn hút mọi người tham gia 5S.
Chú ý:
 Kế hoạch, tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, khách quan.
 Cần chỉ rõ người chịu trách nhiệm về nơi làm việc hay máy móc.
 Kết quả đánh giá chính xác, minh bạch.
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
ÁP DỤNG S4 – SĂN SÓC – SEIKETSU
 Các hoạt động “Sàng lọc”, “Sắp xếp” và “Sạch sẽ” được tiêu
chuẩn hóa và được mọi người thấu hiểu và thực hiện thường
xuyên
 Các nội dung chưa phù hợp và các khuyến nghị sau lần đánh
giá 5S trước đó, được tổ chức thực hiện các biện pháp khắc
phục, phòng ngừa thích hợp, kịp thời, đảm bảo tránh tái diễn
hay phát sinh sự không phù hợp tương tự.
 Các nhóm/ cá nhân được khuyến khích tham gia đề xuất cải
tiến và ghi nhận các kết quả thực hành tốt 5S, nhằm tạo môi
trường làm việc hăng hái, vui vẻ, hợp tác, lành mạnh và an
toàn.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


ÁP DỤNG S4 – SĂN SÓC – SEIKETSU

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


S5 – SẴN SÀNG – SHITSUKE
Khuyến khích mọi người thực hiện 4S một cách tự giác như một thói
quen hay lẽ sống. Không có cách nào thúc ép thực hiện 5S hơn là
thường xuyên thực hiện nó cho tới khi mà mọi người đều yêu 5S.
Cần tạo ra một bầu không khí lành mạnh để mọi người thấy không thể
thiếu 5S, muốn vậy cần phải chú ý:
Coi nơi làm việc như là ngôi nhà thứ hai của chính bạn.
Nhận thức được nơi làm việc là nơi tạo ra thu nhập cho bạn.
Nếu bạn mong muốn và thường xuyên làm cho ngôi nhà của bạn
sạch sẽ, vệ sinh ngăn nắp thì tại sao bạn lại không cố gắng làm cho
nơi làm việc của bạn sạch sẽ thoải mái dễ chịu như ở nhà.
Chú ý
Để nâng cao Shitsuke (sẵn sàng) trong xưởng, vai trò của người
phụ trách là cực kì quan trọng.
Người phụ trách là tấm gương về 5S để mọi người noi theo.
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
S5 – SẴN SÀNG – SHITSUKE

TIÊU CHUẨN SẴN SÀNG

 Các nguyên tắc thực hành 5S được nhận thức và luôn gắn
liền với công việc, chức năng, nhiệm vụ được phân công tại
từng bộ phận một cách tự giác và trở thành thói quen hằng
ngày của mọi người.
 Mọi người được đào tạo và tái đào tạo về thực hiện
tốt 5S và các quy trình, thủ tục, hướng dẫn công việc liên
quan
 Các kết quả đánh giá 5S, các biểu đồ thể hiện kết quả hoạt
động 5S đạt được, các bài học kinh nghiệm và các kế hoạch
cải tiến sau đó được lập, công khai, duy trì, cập nhật và phổ
biến trong toàn trường.
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
ÁP DỤNG S5 – SẴN SÀNG – SHITSUKE

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


B. ÁP DỤNG 5S

ĐÁNH GIÁ 5S
Chuẩn mực đánh giá: Quy định thực hiện 5S
Áp dụng Checklist đánh giá 5S – Mỗi S có 5 tiêu chí
Mỗi tiêu chí có 5 thang điểm:
 4 điểm: Rất tốt  Bằng chứng tốt ở mọi nơi = Không có KPH
 3 điểm: Tốt  Có không quá 03 sự KPH nhỏ
 2 điểm: Khá  Có từ 04 đến không quá 07 sự KPH nhỏ
 1 điểm: Trung bình  Có trên 07 sự KPH nhỏ
 0 điểm: Kém  Không có bằng chứng tốt nào
“Không phù hợp” = (KPH)

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


B. ÁP DỤNG 5S

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN

Chương 1 An toàn lao động

và An toàn điện

1.2 An toàn điện


1.2. AN TOÀN ĐIỆN

Mục tiêu Sau khi học xong nội dung này, sinh viên có khả năng:
1. Tìm hiểu các tiêu chuẩn kỹ
thuật an toàn điện.
2. Nhận thức được các
nguyên nhân gây ra tai
nạn điện, tai nạn lao động
và biện pháp phòng ngừa
tai nạn điện.
3. Thực hiện đúng phương
pháp sơ cứu người bị tai
nạn lao động và tai nạn
điện.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


1.2.1. CÁC TIÊU CHUẨN VỀ AN TOÀN ĐIỆN
TCVN bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó lĩnh vực về an
toàn điện được phân thành nhiều tiêu chuẩn cụ thể. Vì thế khi cần tìm
hiểu lĩnh vực nào, ta có thể tra cứu TCVN theo tiêu chuẩn cụ thể đó.
Cụ thể là:
TT TIÊU CHUẨN NỘI DUNG
1 TCVN 3256: 1979 An toàn điện - Thuật ngữ và định nghĩa
2 TCVN 4086: 1985 An toàn điện trong xây dựng -Yêu cầu chung
3 TCVN 3146: 1986 Công việc hàn điện - Yêu cầu an toàn chung
4 TCVN 5556: 1991 Thiết bị điện hạ áp – Yêu cầu chung về bảo
vệ chống điện giật
5 TCVN 5180: 1990 Palăng điện - Yêu cầu chung về an toàn
6 TCVN 5659: 1992 Thiết bị sản xuất - Bộ phận điều khiển – Yêu
cầu an toàn chung
7 TCVN 3748: 1983 Máy gia công kim loại -Yêu cầu an toàn chung
8 TCVN 4726: 1989 Kỹ thuật an toàn – Máy cắt kim loại – Yêu cầu
đối với trang bị điện
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
1.2.1. CÁC TIÊU CHUẨN VỀ AN TOÀN ĐIỆN
TT TIÊU CHUẨN NỘI DUNG
9 TCVN 4163: 1985 Máy điện cầm tay - Yêu cầu về an toàn
10 TCVN 5587: 1991 Sào cách điện
11 TCVN 5588: 1991 Ủng cách điện
12 TCVN 5589: 1991 Thảm cách điện
13 TCVN 5586: 1991 Găng cách điện
14 TCVN 3145: 1979 Khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp 1000V –
Yêu cầu an toàn
15 TCVN 2572: 1978 Biển báo an toàn về điện

Song song với bộ TCVN về an toàn điện, hiện


nay còn áp dụng bộ tiêu chuẩn IEC của Ủy ban
kỹ thuật điện Quốc tế. Vì thế ta có thể tra cứu
thêm tiêu chuẩn IEC.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


TCXDVN 394: 2007
Để đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt hoặc sửa chữa điện, cần
phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn điện:
 Khi lắp đặt lưới điện ở công trường, cần đảm bảo: lưới động lực
và chiếu sáng làm việc riêng rẽ, có khả năng cắt điện toàn bộ phụ
tải điện trong từng hạng mục công trình hay một khu vực sản xuất.
 Việc nối, tháo gỡ dây dẫn, sửa chữa, hiệu chỉnh thử nghiệm thiết
bị điện, phải do công nhân điện có trình độ về kĩ thuật an toàn
điện, thích hợp với từng loại công việc được tiến hành.
 Trước khi lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện, các thiết bị điện và khu
vực sẽ thao tác phải được cắt điện.
 Tại CB cấp điện phải treo bảng:
“CẤM ĐÓNG ĐIỆN, CÓ NGƯỜI ĐANG SỬA CHỮA”.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


TCXDVN 394: 2007
 Nếu có sử dụng các dụng cụ điện cầm tay: khoan điện, đèn xách
tay, máy biến áp hạ áp, bộ biến đổi tần số... cần phải thực hiện
yêu cầu sau:
 Kiểm tra cách điện các thiết bị điện cầm tay, nối đất bảo vệ.
Nghiêm cấm việc cấp phát các dụng cụ điện cầm tay đã có
những dấu hiệu hư hỏng cho công nhân sử dụng.
 Các dụng cụ điện cầm tay phải có số thứ tự. Sau khi sử dụng,
các dụng cụ phải được bảo quản ở nơi khộ ráo. Hàng tháng
đơn vị phải tổ chức kiểm tra các dụng cụ điện cầm tay ít nhất
một lần về cách điện với vỏ, thông mạch nối đất.
 Trước khi sử dụng các dụng cụ điện cầm tay, công nhân phải
thực hiện các quy định sau: kiểm tra các chi tiết mạch nối đất, các
chi tiết quay, tình trạng của chổi than và vành góp. Khi làm việc ở
nơi có nguy hiểm về điện giật, ngoài các phương tiện phòng hộ cá
nhân, phải sử dụng các máy điện cầm tay có cấu tạo bảo vệ 2 và
3. . .
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
1.2.2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN ĐIỆN
Theo Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, hàng năm
cả nước xảy ra khoảng từ 400 đến 500 vụ tai nạn do điện và từ 350 đến
400 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương. Trong đó, 70%
số vụ tai nạn có nguồn gốc từ mất an toàn trong quy trình sử dụng điện
tại gia đình, sinh hoạt và 15% do trục trặc trong khâu sản xuất, 5% còn
lại thuộc về các vi phạm khác.
Một số nguyên nhân gây ra tai nạn điện là:
 Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện.
 Kiểm tra các thiết bị điện nhưng không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ
 Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện.
 Sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện.
 Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở
 Tiếp xúc của các phần tử đã được cách ly khỏi nguồn điện nhưng vẫn
còn đang tích điện.
 Bị phóng hồ quang khi đóng cắt CB/ cầu dao có tải lớn hay khi bị ngắn
mạch. Hồ quang điện có thể gây bỏng sâu và vết thương này rất khó
chữa trị. . .
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
A. TÁC HẠI CỦA ĐIỆN GIẬT

 Điện giật là một tai nạn nguy hiểm, có thể gây nhiều loại tổn thương cho
cơ thể (ngừng tim, ngừng thở và tổn thương các cơ quan gây nguy cơ tử
vong cao hoặc để lại các di chứng nặng nề), nhưng nói chung có thể
phòng tránh được.
 Có hai loại dòng điện: dòng điện xoay chiều (AC) được dùng trong sinh
hoạt… và dòng điện một chiều (DC) thấy trong ắc quy, hệ thống điện xe ô
tô, đường dây điện cao thế và tia sét…
 Tổn thương do điện xẩy ra theo 3 cơ chế: (1) tác động trực tiếp của dòng
điện lên mô cơ thể; (2) chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng
nhiệt gây bỏng sâu và bỏng bề mặt; (3) tổn thương cơ học do sét đánh, do
co cơ, hoặc các chấn thương sau ngã do điện giật.
 Khi tiếp xúc, dòng điện một chiều (DC) sẽ đẩy hoặc quăng nạn nhân ra
khỏi nguồn điện do đó nạn nhân có thời gian tiếp xúc dòng điện ngắn hơn
nhưng khả năng gây chấn thương phối hợp cao hơn. Ngược lại, dòng điện
xoay chiều (AC) có xu hướng dính chặt lấy nạn nhân (thường là bàn tay)
và kéo nạn nhân lại gần nguồn điện hơn do đó kéo dài thời gian tiếp xúc
gây tổn thương mô nặng hơn.
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
B. PHÂN LOẠI TỔN THƯƠNG
Có bốn loại tổn thương do điện
 Kiểu tổn thương kinh điển:
Xuất hiện khi cơ thể là một phần của mạch điện và thường có vết thương
vào và vết thương ra. Các vết thương này không giúp dự đoán đường đi của
dòng điện, và các biểu hiện tổn thương da có thể gây đánh giá thấp mức độ
tổn thương do nhiệt bên trong.
 Bỏng tia hay bỏng hồ quang (flash or arc burns):
Xảy ra khi hồ quang dòng điện đánh lên da nhưng không vào cơ thể
 Bỏng lửa: Do ngọn lửa từ nguồn điện bén vào quần áo
 Tổn thương do sét (lightning injuries):
Gây ra do tiếp xúc với dòng điện một chiều (DC) kéo dài trong khoảng
1/10– 1/1000 giây, nhưng thường có điện áp vượt quá 10 triệu vôn. Nhiệt độ
đỉnh trong một tia sét, tăng lên trong một phần nghìn giây, có thể đạt tới 30.000
Kelvin hay 29726,850C (nóng gấp 5 lần mặt trời) sẽ phát ra một sóng xung có
cường độ lên đến 20 atmosphere (được tạo ra do đốt nóng nhanh không khí
xung quanh). Xung sóng này sau đó có thể lan truyền qua cơ thể gây chấn
thương cơ học
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
C. CÁCH PHÒNG CHỐNG BỊ ĐIỆN GIẬT
 Không chạm vào chỗ đang có điện như ổ cắm, cầu dao, cầu chì
không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ
nối dây; dây điện trần… Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống
cách điện, sử dụng dây điện có tiết diện đủ lớn để đảm bảo dòng
điện phụ tải chạy qua dây dẫn không bị quá tải gây chạm chập, phát
hỏa trong nhà.
 Không sử dụng dây điện, thiết bị điện có chất lượng kém vì các thiết
bị này có lớp cách điện xấu dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây
điện giật chết người và dễ gây phát hỏa trong nhà.
 Phải lắp cầu dao hay CB ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở
đầu mỗi nhánh dây phụ nên lắp cầu chì/ CB ở trước các ổ cắm điện
để ngắt dòng điện khi có chạm chập, phòng cháy do chập điện.
 Phải cắt CB điện khi tiến hành sửa chữa điện và treo bảng:
“Cấm đóng điện, có người đang làm việc” tại CB.
 Không đóng CB, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang
dép, đứng nơi ẩm ướt.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


C. CÁCH PHÒNG CHỐNG BỊ ĐIỆN GIẬT
 Phải sửa chữa, thay thế ngay các thiết bị điện, đồ dùng điện, CB,
công tắc, ổ cắm điện… khi bị hư hỏng. Tránh cho người sử dụng
chạm phải các phần dẫn điện gây điện giật.
 Phải mang găng tay cách điện hạ thế khi sử dụng các công cụ điện
cầm tay (máy khoan, máy mài…) để không bị điện giật khi công cụ
bị rò điện.
 Không đặt trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ để
không làm phát hỏa trong nhà.
 Phải nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như: vỏ tủ lạnh,
vỏ máy nước nóng, máy giặt, vỏ máy bơm nước… để không bị
điện giật khi thiết bị điện bị rò điện ra vỏ.
 Phải trang bị đầy đủ các dụng cụ, bảo hộ khi lắp đặt, sửa chữa
điện.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


D. SƠ CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


D. SƠ CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


E. HƯỚNG DẪN SƠ CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
Bước 1 Khi phát hiện người bị điện giật bạn cần nhanh chóng tìm và ngắt
ngay nguồn điện đang tiếp xúc với nạn nhân. Lúc kéo nạn nhân ra
khỏi mạng điện cần mang găng tay cao su hoặc dùng các vật cách
điện khác.
Bước 2 Khi nạn nhân chưa mất tri giác, chỉ bị mê đi trong chốc lát, còn thở
yếu… thì phải đặt nạn nhân chỗ thoáng khí, yên tĩnh và cấp tốc đi
mời y bác sĩ hoặc chuyển đến cơ quan y tế gần nhất. Nếu nạn nhân
tắt thở, tim ngừng đập, toàn thân co giật như chết, thì phải đưa nạn
nhân ra chỗ thoáng khí, bằng phẳng, nới rộng quần áo và thắt lưng,
moi miệng xem có vướng gì không rồi nhanh chóng làm hô hấp nhân
tạo: hà hơi thổi ngạt kết hợp với ấn tim (xoa bóp tim) ngoài lồng
ngực cho đến khi nạn nhân không còn khả năng sống sót.
Bước 3 Quan sát hiện trường để xác định nguyên nhân. Tránh tái bị điện giật
trở lại.
Bước 4 Tìm biện pháp khắc phục nguyên nhân, tránh phát sinh lặp lại, báo
cáo người có trách nhiệm.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


F. TRÌNH TỰ THAO TÁC HÔ HẤP NHÂN TẠO
Bước 1 Đặt nạn nhân nằm, đầu nghiêng sang một bên.
Người cấp cứu ngồi ngang vai với nạn nhân.
[Xem video 1]
Bước 2 Nới lỏng quần áo nạn nhân, tiếp theo ta dùng
bông gòn/ vải y tế quấn vào ngón tay không
thuận, còn tay thuận dùng thanh kim loại hay cán
muỗng nhỏ cậy miệng nạn nhân và lau chùi đàm
nhớt trong miệng nạn nhân. [Xem video 2]
Bước 3 Thực hiện hô hấp nhân tạo
Hít một hơi thật sâu, thổi mạnh vào miệng nạn
nhân. Đặt 2 tay lên ngực nạn nhân và ấn dứt
khoát nhiều lần liền. Thực hiện luân phiên 2 việc
này cho đến khi nạn nhân tự thở. [Xem video 3]
Bước 4 Thời gian thực hiện trong vòng 30 phút tại hiện
trường. Sau khi nạn nhân được cấp cứu. Tiến
hành giữ ấm cho nạn nhân và chở đến cơ sở y
tế gần nhất để điều trị. [Xem video 4]

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TAI NẠN ĐIỆN

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TAI NẠN ĐIỆN

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TAI NẠN ĐIỆN

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TAI NẠN ĐIỆN

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TAI NẠN ĐIỆN

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TAI NẠN ĐIỆN

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN

You might also like