Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

THIHAY.

VN ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI


ĐỀ SỐ 02. CẤP TỈNH NĂM 2023
(Đáp án gồm có 12 trang) Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

ĐÁP ÁN CHẤM
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B D B D B B D B D D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B D C A A A D D C D
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
A C D B C D C A A A
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
C B C A C A A B B A
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
D C B C C C A C B C

ĐÁP ÁN CHI TIẾT

10 CÂU NHẬN BIẾT


Câu 1 (C2). Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi

A. gen đa hiệu. B. gen trội. C. gen lặn. D. gen liên kết.
Câu 2 (TV). Những lông nhỏ hình thành từ tế bào biểu bì của rễ cây trên cạn có chức năng
A. giữ cho cây đứng vững trong đất.
B. bảo vệ cây chống lại các tác nhân gây bệnh có trong đất.
C. giữ cho cây không bị mất nước, nhất là khi ở vùng khô hạn.
D. hấp thụ ion khoáng và nước cho cây.
Câu 3 (ĐV). Tiêu hóa nội bào là quá trình biến đổi thức ăn xảy ra trong
A. ống tiêu hóa. B. túi tiêu hóa. C. tế bào. D. hệ tiêu hóa.
Câu 4 (C1). Trong quá trình dịch mã, loại tARN có bộ ba đối mã nào sau đây sẽ được sử dụng
đầu tiên để vận chuyển axit amin tiến vào tiểu phần bé của riboxom?
A. tARN có bộ ba đối mã 5UAX3 . B. tARN có bộ ba đối mã 3GUA5 .

C. tARN có bộ ba đối mã 3 AUG5 .  D. tARN có bộ ba đối mã 5XAU3 .
Câu 5 (C1). Enzim nào sau đây không tham gia vào quá trình nhân đôi ADN?
A. ADN polimeaza. B. Ligaza. C. Enzim tháo xoắn. D. Restrictaza.
Câu 6 (C1). Trong mô hình cấu trúc opêron Lac ở vi khuẩn E.Coli, vùng khởi động
A. mang thông tin quy định cấu trúc enzim ARN polimeraza.
B. là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết để ngăn cản sự phiên mã.
C. là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
Câu 7 (C2). Ở người, alen A quy định mắt đen là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt
xanh. Cặp vợ chồng nào sau đây có thể sinh ra đời con có người mắt đen, có người mắt xanh?
A. AA × Aa. B. Aa × aa. C. aa × aa. D. aa × AA.
Câu 8 (C4). Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối
cận huyết nhằm mục đích
A. tạo giống mới. B. tạo dòng thuần. C. tạo ưu thế lai. D. cải tiến giống.
Câu 9 (C3). Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng:
A. Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần kiểu gen đồng hợp tử trội.
Thi Hay – Đề giao lưu HSG năm 2023 http:// thihay.vn
1
B. Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần kiểu gen đồng hợp tử lặn.
C. Giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử, tăng dần tỉ lệ dị hợp tử.
D. Tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử, giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử.
Câu 10 (C2). Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen đồng hợp?
AB AB ab Ab
A. Dd . B. DD . C. Dd . D. DD .
ab ab ab Ab
15 CÂU THÔNG HIỂU
Câu 11 (C2). Ở người, khi nói về sự di truyền của alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên
NST giới tính X, trong trường hợp không xảy ra đột biến và mỗi gen quy định một tính trạng,
phát biểu nào sau đây sai?
A. Con trai chỉ mang một alen lặn đã biểu hiện thành kiểu hình.
B. Alen của bố được truyền cho tất cả các con gái.
C. Con trai chỉ nhận gen từ mẹ, con gái chỉ nhận gen từ bố.
D. Đời con có thể có sự phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới.
Câu 12 (C2). Một cơ thể khi giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử Ab chiếm tỉ lệ 26%.
Kiểu gen và tần số hoán vị gen lần lượt là:
Ab AB Ab AB
A. , 2%. B. , 48%. C. , 48%. D. , 2%.
aB ab aB ab
Ab = 26% → giao tử liên kết →giao tử HV = 24% ➔KG chéo, f = 48%
Câu 13 (ĐV). Khi nói về cấu tạo tim ngày càng hoàn thiện ở động vật, trình tự sắp xếp nào sau
đây là đúng?
A. Cá cóc → thằn lằn → cá voi → cá mập. B. Thằn lằn → cá cóc → cá mập → cá voi.
C. Cá mập → cá cóc → thằn lằn → cá voi. D. Cá mập → thằn lằn → cá cóc → cá voi.
Câu 14 (C4). Giả sử một cây ăn quả của một loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo
lý thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Nếu chiết cành từ cây này đem trồng, người ta sẽ thu được cây con có kiểu gen AaBb.
II. Nếu gieo hạt của cây này thì có thể thu được cây con có kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen
trên.
III. Nếu đem nuôi cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hóa thì có thể thu được cây con
có kiểu gen AaBB.
IV. Các cây con được tạo ra từ cây này bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền
giống nhau.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
ĐA: A
Chiết cành, nuôi cấy mô cây con KG giống hệt cây mẹ →I, IV đúng
Cây tự thụ phấn, nên hợp tử (nằm trong hạt) có thể thu được tổ hợp gen đồng hợp (VD: AABB,
aabb)
Câu 15 (C1). Ở sinh vật nhân sơ, đột biến thay thế một cặp nucleotit trên vùng mã hóa của gen
làm thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác nhưng không làm thay đổi
trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen quy định. Có thể khẳng định chắc chắn loại
đột biến điểm này không thể xảy ra ở những bộ ba nào sau đây trên mạch mã gốc của gen?
I. 3TAX5 . II. 3AGX5 . III. 3AXX5 . IV. 3XXA5 .
Phương án đúng là:
A. I, III. B. I, IV. C. II, III. D. II, IV.
Chọn đáp án A.
- Có 2 mã di truyền không có tính thoái hóa, đó là 5AUG3 và 5UGG3 .
Ở trên mạch gốc của gen, hai mã di truyền này là 3TAX5 và 3AXX5 .
- Đột biến xảy ra ở bộ ba có tính thoái hóa thì ít ảnh hưởng đến cơ thể. Còn nếu đột biến xảy
ra ở mã không thoái hóa thì sẽ làm thay đổi cấu trúc và chức năng protein.

Thi Hay – Đề giao lưu HSG năm 2023 http:// thihay.vn


2
Câu 16 (ĐV). Trong các thành phần chứa trong thức ăn gồm nước, khoáng, vitamin, gluxit,
lipit, protein. Thành phần nào được cơ thể hấp thụ trực tiếp vào máu mà không cần qua biến
đổi?
A. Nước, khoáng, gluxit. B. Nước, khoáng và vitamin các loại.
C. Nước, gluxit và các vitamin tan trong nước. D. Gluxit, lipit và protein.
Hướng dẫn giải:
Qua đường tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng được biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn
giản để cơ thể dễ hấp thụ.
Nước, khoáng và vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
Còn các enzim có vai trò phân hủy hợp chất phức tạp là gluxit, lipid, protein thành các chất
đơn giản mà tế bào có thể sử dụng được như đường đơn, axit amin, glycerol, axit béo
Câu 17 (C4). Đặc điểm chung của hai phương pháp cấy truyền phôi và nuôi cấy mô tế bào
thực vật là
A. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.
C. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và NST.
D. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 18 (C3). Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là
0,1AA : 0,2Aa : 0,7aa; ở giới đực là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Biết rằng quần thể không chịu
tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1
A. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. B. đạt trạng thái cân bằng di truyền.
C. có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%. D. có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%.
Tần số alen 2 giới ở P: + đực: 0,6A : 0,4a + cái: 0,2A : 0,8a
→CTDT ở F1: 0,12AA : 0,56Aa : 0,32aa ➔ĐA: D
Câu 19 (TV). Cây Thông, Sồi hút nước và ion khoáng từ môi trường đất
A. bằng nấm rễ. B. qua bề mặt cơ thể. C. bằng lông hút. D. qua hệ rễ khí sinh.
Câu 20 (C2). Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?
A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh.
B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh.
C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.
D. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.
Câu 21 (C2). Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc
lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5%
cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết
rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là:
A. 2:2:1:1:1:1. B. 3:3:1:1.
C. 3:1:1:1:1:1. D. 1:1:1:1:1:1:1:1.
KH: - Tính trạng chiều cao thân: (1 : 1) →KG (1 : 1)
- Tính trạng màu sắc hoa: (3 : 1) → KG (1 : 2 : 1)
→ĐA: A
Câu 22 (C1). Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến điểm có thể không làm thay đổi tổng liên kết hidro của gen.
II. Qua quá trình phân bào, gen đột biến luôn được di truyền cho tất cả tế bào con.
III. Nếu đột biến điểm làm tăng liên kết H thì chứng tỏ sẽ làm tăng chiều dài của gen.
IV. Đột biến thay thế một cặp nucleotit có thể làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
(I) Đúng, đột biến đổi A – T thành T – A hoặc G – X thành X – G không làm đổi H.
(II) Sai, trong giảm phân, gen đột biến có thể không đi vào tất cả giao tử.

Thi Hay – Đề giao lưu HSG năm 2023 http:// thihay.vn


3
(III) Sai, đột biến thay A – T bằng G – X tăng H nhưng không đổi L.
(IV) Đúng
➔ Chọn C
Ab
Câu 23 (C1). Một loài động vật, xét kiểu gen , trong đó alen A trội hoàn toàn so với alen a,
aB
alen B trội hoàn toàn so với alen b. Nếu một tế bào giảm phân bình thường sẽ tạo ra tối đa mấy
loại tinh trùng?
A. 1 loại. B. 2 loại. C. 3 loại. D. 4 loại.
Câu 24 (TV). Người ta thường ngâm hạt lúa giống trong nước ấm (khoảng 300C) từ 24 đến 36
giờ rồi vớt hạt ra, hạ nhiệt độ cho hạt và tiếp tục ủ thêm khoảng 48 - 60 giờ để hạt nảy mầm rồi
mới đem gieo. Hãy cho biết quá trình sinh lí chủ yếu nào xảy ra trong thời gian ngâm, ủ hạt?
A. Quang hợp. B. Hô hấp. C. Lên men. D. Hấp thụ ion khoáng.
Câu 25 (C1). Nhiệt độ làm tách 2 mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới
đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số loài khác nhau được kí hiệu từ A → E như sau: A
= 36OC; B = 78OC; C = 55OC; D = 83OC; E = 44OC. Khi sắp xếp các loài trên theo thứ tự tăng
dần tỉ số (A + T)/(G+X), trình tự sắp xếp nào dưới đây là đúng?
A. A→ B → C → D → E. B. A → E → C → B → D.
C. D → B → C → E → A. D. D → E → B → A → C.
A nối với T chỉ bằng 2 liên kết hydro, G nối với X bằng liên kết hydro, tức là G – X bền hơn là
A – T. Nên phân tử ADN nào có tỉ lệ (A + T)/(G+X) càng cao thì càng kém bền nhiệt.
➔ Chọn C.

15 CÂU VẬN DỤNG

Câu 26 (ĐV). Sơ đồ bên mô tả quá trình điều hòa lượng


đường trong máu. Khi nói về sơ đồ này, phát biểu nào sau
đây đúng?
I. [M] là glucagon, [N] là insulin.
II. [X] là tuyến yên nằm ở gan.
III. Quá trình [Z] chuyển glycôgen  glucozơ.
IV. Quá trình [Y] chuyển glucozơ  glycôgen.
A. I, II. B. III, IV. C. II, III. D. I, IV.

X là tuyến tụy; M là Insulin vì khi được tụy tiết ra làm glucozo biến đổi thành glycogen (quá
trình Y) →giảm nồng độ glucozo máu
N là glucagon vì khi tiết ra làm biến đổi glycogen dự trữ ở gan thành glucozo (quá trình Z) làm
nồng độ glucozo máu tăng lên
Câu 27 (ĐV). Một người có sức khoẻ bình thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một lúc
thì người này lặn được lâu hơn vì khi chủ động thở nhanh và sâu thì
A. thể tích phổi tăng lên dự trữ được nhiều khí O2 trong phổi.
B. giảm tiêu hao năng lượng giúp tích trữ năng lượng khi lặn.
C. làm giảm hàm lượng CO2 trong máu làm chậm kích thích lên trung khu hô hấp.
D. giúp loại hoàn toàn CO2 trong máu làm chậm kích thích lên trung khu hô hấp.
Hướng dẫn:

Thi Hay – Đề giao lưu HSG năm 2023 http:// thihay.vn


4
- Chỉ thở nhanh và sâu trong một lúc thì không tăng thể tích phổi (cần thời thời gian luyện tập
lâu dài)
- Làm giảm lượng CO2 và tăng lượng O2 trong máu ngay lúc đó→ giúp dự trữ O2 ; còn CO2 thấp
chậm kích thích lên trung khu hô hấp dẫn tới nhịn thở được lâu.
Câu 28 (C1). Cho biết 2 tế bào sau đang thực hiện quá trình phân bào bình thường. Các chữ cái
kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, những dự đoán nào sau đây đúng?

I. Đây là 2 tế bào khác loài, có bộ nhiễm sắc thể lần lượt là 2n=4 và 2n = 8.
II. Khi kết thúc quá trình phân bào trên thì tế bào 1 tạo ra các tế bào đơn bội còn tế bào 2 tạo ra
các tế bào lưỡng bội.
III. Các tế bào con của tế bào 1 luôn giống nhau về mặt di truyền, 2 tế bào con của tế bào 2 luôn
khác nhau về mặt di truyền.
IV. Kết thúc quá trình phân bào, tế bào 1 tạo ra 2 tế bào con có bộ NST là ABcD; tế bào 2 tạo
ra 2 tế bào con có bộ NST AaBb.
A. I, III. B. II, IV. C. I, IV. D. II, III.
-Đây là 2 tb khác loài, TB1 có bộ NST 2n = 8, TB 2 có bộ NST 2n = 4 → I sai
-TB1 đang ở kì sau GP 2 nên sẽ tạo TB con đơn bội; TB 2 đang ở kì sau NP nên sẽ tạo tb con
lưỡng bội → II đúng
-2 TB con của TB2 luôn giống nhau về mặt di truyền → III sai
-IV đúng
Câu 29 (C5). Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người.

Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới
ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.
II. Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
III. Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.
IV. Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Hướng dẫn giải:
- Ta có người số (18) không bị bệnh là con của cặp vợ chồng (11) và (12) cả 2 đều bị bệnh =>
Gen gây bệnh là trội
- Gen gây bệnh nằm trên NST thường
Quy ước A_bị bệnh; a_bình thường
=> Ta xác định được chính xác kiểu gen của những người bình thường
2,4,5,6,9,10,13,14,15,16,17,18,23,24,25,26 là aa (16 người) => (II), (IV) đúng.
Kiểu gen dị hợp Aa gồm có. 1,3,7,8,11,12,22 (7 người)

Thi Hay – Đề giao lưu HSG năm 2023 http:// thihay.vn


5
Các trường hợp còn lại kiểu gen là AA hoặc Aa => (III) sai
=> 16 + 7 = 23 => (IV) đúng
=> Đáp án A
Câu 30 (C2). Ở phép lai giữa ruồi giấm XDXd với ruồi giấm XDY cho F1 có kiểu hình
đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Tần số hoán vị gen là
A. 30%. B. 35%. C. 40%. D. 20%.
Hướng dẫn giải:
- (AB/ab XdY = 4,375% →AB/ab = 0,175 → ab (cái) = (0,175 : 0,5) = 0,35
→tỉ lệ giao tử hoán vị = 0,15 → f = 0,3 = 30%
AB
Câu 31 (C1). Một tế bào sinh tinh có kiểu gen Dd đang giảm phân, trong đó cặp NST chứa
ab
hai cặp gen A, a và B, b không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; cặp D,
d và các cặp NST khác phân li bình thường. Biết các gen không xảy ra hoán vị. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kết thúc quá trình giảm phân tạo ra 4 giao tử đột biến.
II. Giao tử được tạo ra có kiểu gen ABDd hoặc ab.
III. Các giao tử được tạo ra có bộ NST là (n + 1) và (n - 1).
IV. Số loại giao tử tối đa được tạo ra là 4.
A.1. B. 3. C.2. D. 4.
- Kết thúc GP tạo: 2 giao tử ABabD và 2 giao tử d hoặc 2 Ababd và 2 D →số lượng giao tử là
4 (đều là giao tử ĐB), số loại giao tử là 2 loại → I, III đúng, II và IV sai
Câu 32 (C3). Một quần thể lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường,
alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) có tỷ lệ đực, cái ở mỗi loại kiểu gen là như nhau
và có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 70% tổng số cá thể của quần thể. Qua ngẫu phối, thế
hệ F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 16%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của
các nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Thế hệ P của quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
II. Thế hệ P có số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử chiếm 70%.
III. Trong tổng số cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ
lệ 50%.
IV. Nếu cho tất cả các cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ P giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con
có số cá thể mang kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 6/49.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Hướng dẫn giải:
P: 70% (AA + Aa) : 30%aa
F1: 16%aa →tần số alen a ở P là 0,4 →Aa ở P là 20%
→CTDT ở P là: 50%AA : 20%Aa : 30%aa
I sai;
II sai (80%);
III sai (đồng hợp trong trội chiếm 5/7 >50%)
IV sai: (5/7 AA : 2/7 Aa) x (5/7 AA : 2/7 Aa) → (6/7A : 1/7a) x (6/7A : 1/7a)
→Số cá thể mang KG dị hợp ở đời con chiếm: 12/49
Câu 33 (TV). Dựa vào hiểu biết về ảnh hưởng của ánh sáng đến sự trao đổi khoáng và bảng thể
hiện sự ảnh hưởng của đèn LED đến sự hấp thụ khoáng của cây Xà lách (Lactuca sativa L.) ở
bảng sau đây.
Tia sáng Hàm lượng khoáng hấp thụ (mg/kg)
N P K Ca Mg
Đỏ 673 68 0,32 29,9 119
Xanh tím 649 56 0,38 18,1 173

Thi Hay – Đề giao lưu HSG năm 2023 http:// thihay.vn


6
Đỏ + Xanh 242 38 0,37 38,7 173
tím
Cho biết những phát biểu nào sau đây đúng?
I. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và khoáng thông qua ảnh hưởng đến quang hợp và
đóng mở khí khổng.
II. Khi chiếu ánh sáng đơn sắc thì cây hấp thụ K, Ca, Mg tốt hơn hấp thụ N và P.
III. Khi chiếu ánh sáng kép thúc đẩy cây hấp thụ N tốt hơn các nguyên tố còn lại.
IV. Khi chiếu ánh sáng kép, sự hấp thụ Ca diễn ra tốt hơn so với khi chiếu ánh sáng đơn sắc.
A. I, II, III, IV. B. II, III. C. I, III, IV. D. I, IV.
Câu 34 (C4). Giả sử trong quá
trình tạo cừu Đoly (quy trình ở
hình bên). Trong nhân tế bào của
cừu có gen quy định màu lông
gồm 2 alen, A màu trắng trội hoàn
toàn so với a màu xám. Trong tế
bào chất của cừu có gen quy định
màu mắt gồm 2 alen, B màu đen
trội hoàn toàn so với b màu nâu.
Cừu cho nhân có lông màu trắng
(được tạo ra từ cừu mẹ lông màu
trắng và cừu bố lông màu xám) và
có mắt màu đen. Cừu cho trứng có
lông màu xám và có mắt màu nâu.
Trong những phát biểu sau có bao
nhiêu phát biểu đúng?
I. Cừu Đoly sinh ra với lông màu trắng.
II. Cừu Đoly sinh ra với mắt màu đen.
III. Cừu cho nhân có kiểu gen AaBb.
IV. Cừu cho trứng có kiểu gen aabb.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Hướng dẫn giải:
-Màu sắc lông do gen trong nhân (của cừu cho nhân) quy định →cừu cho nhân lông trắng →cừu
Ddoly lông trắng →I đúng
-Màu mắt do gen tế bào chất (cừu cho trứng) quy định →cừu cho trứng mắt nâu →càu Ddoly
mắt nâu → II sai
-Cừu cho nhân có KG: AAB; cừu cho trứng có KG: aab →III, IV sai
Câu 35 (C2). Một loài thực vật, xét 2 cặp gen quy định 2 tính trạng, trong đó mỗi gen quy định
1 tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) đều dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau,
thu được F1. Theo lí thuyết, nếu không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói
về F1?
I. Tỉ lệ kiểu hình của F1 luôn là x : y : y : z (với x = z + 0,25).
II. Số kiểu gen của F1 có thể dao động từ 3 đến 10 loại kiểu gen.
III. Nếu F1 có kiểu hình mang một tính trạng trội chiếm tỉ lệ 50% thì F1 chỉ có 3 loại kiểu gen.
IV. Nếu F1 có 7 loại kiểu gen thì F1 có 4 loại kiểu hình.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn giải:
Có 1 phát biểu đúng, đó là II. → Đáp án A.
Giả sử 2 cặp gen đang xét là Aa và Bb, ta có:
- I sai, Vì dù Aa và Bb phân ly độc lập hay hoán vị thì ta thu được tỉ lệ kiểu hình x : y : y : z, với
x = z + 0,5

Thi Hay – Đề giao lưu HSG năm 2023 http:// thihay.vn


7
- II đúng, nếu phân ly độc lập thì có 9 kiểu gen, nếu hoán vị 2 bên thì có 10 kiểu gen, hoán vị 1
bên có 7 kiểu gen, cả 2 bên không hoán vị và có cùng kiểu gen thì cho 3 kiểu gen, cả 2 bên không
hoán vị và khác kiểu gen thì cho 4 kiểu gen.
Ab Ab
- III sai, ví dụ phép lai × khi hoán vị 1 bên cho tỉ lệ 50% kiểu hình mang một tính trạng
aB aB
trội nhưng có 7 kiểu gen.
- IV sai, cũng ví dụ phép lai trên thì có 7 loại kiểu gen nhưng chỉ có 3 loại kiểu hình (không có
ab/ab).
Câu 36. Ở một loài thực vật giao phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy
định hoa trắng. Alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Từ
một cây hoa đỏ, thân thấp và một cây hoa trắng, thân cao; một nhóm học sinh đã tìm phương
pháp để tiến hành xác định xem hai cặp gen A, a và B, b di truyền phân li độc lập hay di truyền
liên kết. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cần phải thực hiện tối thiểu 2 phép lai thì mới biết được các gen này di truyền độc lập hay
liên kết.
II. Lai hai cây ban đầu với nhau, nếu đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì các gen
này phân li độc lập.
III. Lai hai cây ban đầu với nhau, thu được F1. Cho các cây hoa đỏ, thân cao ở F1 giao phấn với
nhau, thu được F2. Nếu F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 thì các gen này di truyền liên
kết.
IV. Lai hai cây ban đầu với nhau, thu được F1. Cho các cây hoa đỏ, thân cao ở F1 giao phấn với
nhau, thu được F2. Nếu F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 thì các gen này di truyền
phân li độc lập.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Hướng dẫn giải: Đáp án A
- Có 3 dự đoán đúng, đó là (I), (III), (IV) → Đáp án A.
Theo bài ra ta có:
- Một cây hoa đỏ, thân thấp có kí hiệu kiểu gen A-bb (Có thể là AAbb hoặc Aabb)
Quy ước cây hoa đỏ, thân thấp là cây I;
- Một cây hoa trắng, thân cao có kí hiệu kiểu gen aaB- (Có thể là aaBB hoặc aaBb)
Quy ước: cây hoa đỏ, thân thấp là cây I; Cây hoa trắng, thân cao là cây II;
(I) đúng. Vì khi cho cây I lai với cây II sẽ thu được đời con có kiểu hình cây hoa đỏ, thân cao
(kiểu gen gồm 2 cặp gen Aa và Bb). Cho dù cây I có kiểu gen AAbb hay Aabb; Cây II có kiểu
gen aaBB hay aaBb thì luôn sinh ra đời con có kiểu gen AaBb.
Cho cây AaBb tự thụ phấn thu được F2. Nếu F2 có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 thì hai cặp tính trạng
phân li độc lập; Nếu F2 có tỉ lệ kiểu hình tỉ lệ ≠ 9:3:3:1 thì hai cặp tính trạng liên kết với nhau.
(II) Sai. Vì nếu như P dị hợp: Aabb × aaBb hay Ab/ab × aB/ab → đều cho đời con có tỉ lệ kiểu
hình là 1 : 1 : 1 : 1 => không thể xác định được hai cặp tính trạng này di truyền phân li độc lập
hay di truyền liên kết.
(III) đúng. Vì cây hoa đỏ, thân cao ở F1 có kiểu gen gồm 2 cặp gen dị hợp Aa và Bb. Cây có
kiểu gen gồm 2 cặp gen dị hợp Aa và Bb giao phấn với nhau. Nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1
(chỉ gồm 4 kiểu tổ hợp) thì chứng tỏ F1 chỉ cho 2 loại giao tử. F1 có 2 cặp gen dị hợp nhưng chỉ
có 2 loại giao tử → Hai cặp gen liên kết với nhau.
(IV) đúng. Đã chứng minh ở ý (II).
Câu 37 (C1). Có 4 dòng ruồi giấm (I, II, III, IV) được phân lập ở những vùng địa lý khác nhau.
So sánh các mẫu băng ở NST số 3 và nhận được kết quả như sau (mỗi số tương ứng với một
băng nhất định).
I. 1 2 6 5 4 3 7 8 9 10
II. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
III. 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10

Thi Hay – Đề giao lưu HSG năm 2023 http:// thihay.vn


8
IV. 1 2 6 5 8 7 3 4 9 10
Nếu III là dòng gốc, các dòng khác đã được tạo ra theo thứ tự là:
A. III →I →II →IV. B. III →IV →II →I.
C. III →I →IV →II D. III →IV →I →II.
Câu 38 (TV). Tiến hành thí nghiệm trồng lúa và cỏ lồng vực ở hai lô riêng rẽ với cùng điều kiện
dinh dưỡng và cường độ ánh sáng mạnh. Sau một thời gian, sinh khối của cỏ lồng vực tăng cao
gần gấp đôi so với lúa. Biết rằng khi bắt đầu trồng, cây con của hai loài có cùng kích thước và
độ tuổi. Giải thích nào sau đây đúng với hiện tượng trên?
A. Cỏ lồng vực là thực vật C3, có hô hấp sáng nên sinh khối cao hơn; Lúa là thực vật C4 không
có hô hấp sáng nên sinh khối thấp hơn.
B. Cỏ lồng vực là thực vật C4, có hô hấp sáng nên sinh khối cao hơn; Lúa là thực vật C3 không
có hô hấp sáng nên sinh khối thấp hơn.
C. Cỏ lồng vực là thực vật C4, không có hô hấp sáng nên sinh khối cao hơn; Lúa là thực vật C3
có hô hấp sáng nên sinh khối thấp hơn.
D. Cỏ lồng vực là thực vật C3, không có hô hấp sáng nên sinh khối cao hơn; Lúa là thực vật C4
có hô hấp sáng nên sinh khối thấp hơn.
Câu 39
Ở người alen đột biến ở gen CFTR gây nên bệnh xơ nang. Trong
một gia đình, cả người vợ và chồng đều là thể mang về một đột biến
CFTR. Cặp vợ chồng này sinh ra đứa con đầu lòng bị bệnh xơ nang,
vì vậy khi mang thai đứa con thứ hai họ muốn đến xin bác sĩ tư vấn
và kiểm tra thai để xác định xem thai đó bị bệnh hay hoàn toàn
không mang gen bệnh hay là thể mang trước khi sinh đứa trẻ. Các
mẫu ADN từ các thành viên trong gia đình và thai nhi được xét
nghiệm PCR và điện di trên gel, kết quả như hình bên. Biết rằng,
Alen A1, A2, A3, A4 là các alen khác nhau và ▬ biểu thị cho kết
quả của các alen.
Hãy cho biết những nhận định nào sau đây sai với giả thiết trên?
I. Alen A2 và A3 là các alen gây bệnh.
II. Kiểu gen của bố, mẹ và con đầu lần lượt là: A1A4, A2A3 và A1A3.
III. Thai nhi sinh ra bình thường.
IV. Kiểu gen của thai nhi là A3A4.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn giải: ý sai là I
- Các alen gây bệnh là A1 và A3, Vì dựa vào hình ta thấy bố là thể mang có kiểu gen A1A4, mẹ là
thể mang có kiểu gen A2A3 → con đầu bệnh có kiểu gen A1A3 →I sai, II đúng.
- Thai nhi sinh ra không bị bệnh →III đúng
- Vì: Kiểu gen của thai nhi là A3A4; A4 là alen trội bình thường
Kiểu gen của thai thi là A3A4 → IV đúng
Câu 40 (C1). Ở người, phân tử hemoglobin Cá thể Cá thể Cá thể
(Hb) được cấu tạo bởi 4 chuỗi polypeptit: 2 Dạng Hb
1 2 3
chuỗi alpha (2α) và hai chuỗi beta (2β). Việc HbA 98% 0% 45%
tổng hợp chuỗi beta được quy định bởi một gen HbS 0% 90% 45%
nằm trên NST số 11. Gen này có nhiều alen. Các dạng
Đáng chú ý là alen A tổng hợp nên HbA và alen Hb khác
2% 10% 10%
S tổng hợp nên HbS. Những người có kiểu gen
(Không cần quan tâm đến các dạng Hb khác).
SS bị bệnh hồng cầu hình liềm.
Bảng bên cho biết tỉ lệ % HbA và HbS trong
máu của 3 cá thể là anh em.
Dựa vào bảng số liệu này, hãy cho biết kết luận nào sau đây về các cá thể 1, 2, 3 là đúng?
Thi Hay – Đề giao lưu HSG năm 2023 http:// thihay.vn
9
A. Kiểu gen của 3 cá thể 1, 2, 3 lần lượt là AA, SS, AS. Người số 2 bị bệnh hồng cầu hình liềm.
B. Kiểu gen của 3 cá thể 1, 2, 3 lần lượt là AA, AS, SS. Người số 3 bị bệnh hồng cầu hình liềm.
C. Kiểu gen của 3 cá thể 1, 2, 3 lần lượt là AS, SS, AS. Người số 1 bị bệnh hồng cầu hình liềm.
D. Kiểu gen của 3 cá thể 1, 2, 3 lần lượt là AA, SS, SS. Người số 2 và 3 bị bệnh hồng cầu hình
liềm.
Hướng dẫn giải:
- Chuỗi beta trong phân tử Hb máu người được mã hoá bởi một gen trên nhiễm sắc thể 11 – tức
là nhiễm sắc thể thường → kiểu gen của mỗi cá thể về gen này phải có hai alen.
- Cá thể 3 có máu chứa HbA và HbS với tỷ lệ ngang nhau nên kiểu gen là AS. Cá thể 1 có máu
chỉ chứa HbA nên kiểu gen của nó là AA. Cá thể 2 có máu chỉ chứa HbS nên kiểu gen của nó là
SS. Trong 3 cá thể trên, chỉ cá thể 2 là biểu hiện bệnh hồng cầu lưỡi liềm.

10 CÂU VẬN DỤNG CAO


Câu 41 (C1). Ở chuột, alen A quy định di chuyển bình thường trội hoàn toàn so với alen đột
biến a quy định chuột nhảy van, gen này nằm trên NST thường. Khi lai dòng chuột thuần chủng
có khả năng di chuyển bình thường với dòng chuột nhảy van (P), ở F1 người ta thu được một
con chuột nhảy van. Giả sử chuột nhảy van được hình thành từ một trong hai cơ chế sau:
- Cơ chế 1: Giao tử mang đột biến alen A thành alen a của dòng bình thường kết hợp với giao tử
bình thường mang alen a của dòng chuột nhảy van.
- Cơ chế 2: Giao tử mang đột biến mất đoạn chứa alen A của dòng bình thường kết hợp với giao
tử bình thường mang alen a của dòng chuột nhảy van.
Bằng phương pháp nghiên cứu nào sau đây có thể phát hiện được cơ chế hình thành chuột nhảy
van ở F1 là theo cơ chế 1 hay cơ chế 2?
A. Thực hiện phép lai phân tích chuột nhảy van F1 và quan sát kiểu hình ở đời con.
B. Quan sát kiểu hình của tất cả các cá thể F1.
C. Thực hiện phép lai thuận nghịch ở P và quan sát kiểu hình ở đời con.
D. Làm tiêu bản tế bào học để quan sát bộ NST chuột nhảy van F1 dưới kính hiển vi.
Hướng dẫn giải: Chọn D
Trong 4 phương pháp mà bài toán đưa ra thì chỉ có phương pháp làm tiêu bản tế bào học để
quan sát bộ nhiễm sắc thể F1 thì sẽ phân biệt được đột biến mất đoạn NST với đột biến gen. Nếu
đột biến mất đoạn NST thì sẽ làm thay đổi độ dài của đoạn NST bị mất. Nếu đột biến gen thì
không làm thay đổi độ dài của NST.
Câu 42 (C1). Một loài thực vật, xét 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Người
ta tách 1 nhóm gồm 50 cây có kiểu gen AaBb và 90 cây có kiểu gen AAaaBBbb và theo dõi quá
trình tạo giao tử. Biết rằng quá trình giảm phân bình thường, thể tứ bội chỉ sinh ra giao tử lưỡng
bội có sức sống. Nếu chọn ngẫu nhiên mỗi cây 1000 giao tử, theo lý thuyết, số lượng loại giao
tử có ít nhất 1 alen trội là
A. 15000. B. 125000. C. 45000. D. 57500.
Hướng dẫn giải: Chọn B:
Giao tử không mang alen trội = giao tử mang toàn alen trội (AABB, AB) có số lượng =
1/36×90×1000 + 1/4×50×1000 = 15000.
→ Tỉ lệ giao tử mang ít nhất 1 alen trội = 50 x 1000 + 90 x 1000 – 15000 = 125000 giao tử.
Câu 43 (C2). Ở ruồi giấm cái, các tế bào nang trứng bao quanh noãn có vai trò cung cấp chất
dinh dưỡng, protein và mARN cần thiết cho sự phát triển của phôi. Xét một gen bị đột biến mà
mARN của chúng không được vận chuyển đến noãn bào, phôi bị biến dạng và mất khả năng
sống sót. Trên lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu đột biến là trội, các cá thể mang kiểu gen dị hợp tử không thể sống sót đến tuổi trưởng
thành.
II. Nếu đột biến là trội, khi không tính các trường hợp gây chết phôi khác, những con ruồi cái
có kiểu hình hoang dại khi sinh sản cho tỉ lệ phôi sống sót 100%.

Thi Hay – Đề giao lưu HSG năm 2023 http:// thihay.vn


10
III. Nếu đột biến là lặn, chỉ những phôi cái sinh ra từ ruồi mẹ mang kiểu gen đồng hợp lặn mới
chết.
IV. Khả năng sinh sản của những con ruồi đực không bị ảnh hưởng dù là đột biến lặn hay trội.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Đột biến gây chết cho phôi nhưng nguyên nhân di truyền là từ cơ thể mẹ. Do vậy những thể đột
biến không chết, không biểu hiện kiểu hình cho đến lúc sinh sản.
Khi sinh sản, cá thể đực không bị ảnh hưởng, cá thể cái nào là thể đột biến thì phôi sinh ra từ
cá thể ấy chết 100%, những cá thể cái khác sinh sản bình thường.
- Không quan tâm đột biến là trội hay lặn, các cá thể đều có thể sống sót đến tuổi trưởng thành
nếu mẹ chúng không phải là thể đột biến. → I sai.
- Cá thể mang kiểu hình hoang dại tức bình thường, lúc này những con cái bình thường sẽ cho
phôi phát triển bình thường, tức phôi sống sót 100%. → II đúng.
- Khi đột biến lặn, những con cái mang đồng hợp lặn sẽ có phôi chết mà không quan tâm phôi là
đực hay cái. → III sai.
- Đột biến liên quan đến noãn nên không ảnh hưởng gì đến ruồi đực. → IV đúng.
➔ Chọn B.
Câu 44 (C1). Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tiến hành tổng hợp nhân tạo một chuỗi mARN
từ dung dịch chứa A và U trong đó tỉ lệ 80%A : 20%U. Trong số các đoạn mARN thu được từ
quá trình tổng hợp, người kỹ thuật viên đưa một số chuỗi vào dịch mã invitro (trong ống nghiệm).
Tiến hành xác định thành phần của các chuỗi polypeptit tạo thành nhận thấy tỉ lệ các axit amin:
Lys > Ile > Asn > Tyr = Leu > Phe. Cho rằng các bộ mã di truyền khác nhau cùng mã hóa cho
một axit amin có 2 nucleotit đầu giống nhau, UAA là bộ ba kết thúc. Phát biểu nào sau đây
đúng?
A. AAA và AAU mã hóa cho Lys. B. AUA và AUU mã hóa cho Ile.
C. UAU và UUA mã hóa cho Tyr. D. UUU mã hóa cho Leu.
Hướng dẫn giải: Chọn B
Bước 1. Xác định xác suất các bộ ba tạo ra:
AAA = 0,83  AAU = AUA = UAA (bộ ba kết thúc)
= 0,82.0, 2  AUU = UAU = UUA = 0,8.0, 22  UUU = 0,23 .
Có 8 bộ ba, 1 bộ kết thúc, còn lại 7 bộ ba mã hóa cho 6 axit amin nên có hiện tượng thoái hóa
mã di truyền của 2 bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin.
AUA và AUU cùng mã hóa cho Ile sẽ có tỉ lệ lớn thứ 2 sau AAA mã hóa cho Lys; AAU mã hóa
cho Asn; UUU mã hóa cho Phe. UAU và UUA mã hóa cho Tyr và Leu.
Câu 45 (C2). Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân thấp; Alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết không
xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả giới đực và giới cái với tần số bằng nhau. Cho cây
A giao phấn với cây X và cây Y, thu được kết quả như sau:

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


AB
I. Cây A có kiểu gen .
ab
II. Nếu cho cây X lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1.
III. Nếu cho cây A lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 4 : 4 : 1 : 1.
IV. Nếu cho cây Y tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con có 75% số cây thân thấp, hoa đỏ.

Thi Hay – Đề giao lưu HSG năm 2023 http:// thihay.vn


11
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Hướng dẫn giải: Chọn C
Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án C.
- Ở phép lai với cây X, ta có: Cao : thấp = 15 : 5 = 3:1 → Aa×Aa;
Đỏ : trắng = 10:10 = 1:1 → Bb×bb.
→ Một cây dị hợp 2 cặp gen, cây còn lại dị hợp 1 cặp gen.
Tỉ lệ 9:6:4:1 ≠ tỉ lệ (3:1)(1:1) nên đây là tỉ lệ của hiện tượng hoán vị gen.
ab 4
Ở F1, cây thấp, hoa trắng ( ) chiếm tỉ lệ = = 0,2 = 0,4ab × 0,5ab.
ab 9 + 6 +1+ 4
→ 0,4ab là giao tử liên kết, tần số hoán vị = 1 - 2×0,4 = 0,2.
AB Ab
→ Kiểu gen của P là:  .
ab ab
- Ở phép lai với cây Y, ta có: Cao : thấp = 10 : 10 = 1:1 → Aa×aa; Đỏ : trắng = 15:5 = 3:1 →
Bb×Bb.
→ Một cây dị hợp 2 cặp gen, cây còn lại dị hợp 1 cặp gen. Vì cây A đem lai với cây X và cây Y
AB
nên cây dị hợp 2 cặp gen ở 2 phép lai phải là cây A. → Kiểu gen của cây A là . → I đúng.
ab
Ab
- Cây X có kiểu gen cho nên khi lai phân tích thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ 1:1. → II đúng.
ab
AB
- Cây A có kiểu gen và có tần số hoán vị gen 20% cho nên khi lai phân tích thì sẽ thu được
ab
Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 4 : 4 : 1 : 1. → III đúng.
aB aB aB
- Cây Y có kiểu gen nên khi tự thụ phấn thì có sơ đồ lai:  . → Sẽ thu được đời con
ab ab ab
có tỉ lệ 3:1, trong đó cây thấp, hoa đỏ chiếm 75%. → IV đúng.
Câu 46 (C2). Từ một dòng cây hoa đỏ (D), bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc, các nhà
khoa học đã tạo được hai dòng cây hoa trắng thuần chủng (dòng 1 và dòng 2). Cho biết không
phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong
các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. Cho dòng 1 và dòng 2 giao phấn với dòng D, nếu mỗi phép lai đều cho đời con có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ 3 : 1 thì kiểu hình hoa trắng của dòng 1 và dòng 2 là do các alen đột biến của
cùng một gen quy định.
II. Cho dòng 1 giao phấn với dòng 2, nếu thu được đời con có toàn cây hoa đỏ thì tính trạng màu
hoa do ít nhất 2 gen không alen cùng quy định và mỗi dòng bị đột biến ở một gen khác nhau.
III. Cho dòng D lần lượt giao phấn với dòng 1 và dòng 2, nếu thu được đời con gồm toàn cây
hoa đỏ thì kiểu hình hoa đỏ của dòng D là do các alen trội quy định.
IV. Nếu cho dòng 1 và dòng 2 tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con gồm toàn cây hoa trắng.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Hướng dẫn giải: Chọn A
I sai. Cho dòng 1 và dòng 2 giao phấn với dòng D, nếu mỗi phép lai đều cho đời con có kiểu
hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1 thì kiểu hình hoa trắng của dòng 1 và dòng 2 là do các alen đột biến
của cùng một gen quy định. =>Sai.
Vì dòng 1 và dòng 2 ở dạng thuần chủng chỉ cho 1 loại giao tử, mà đời con cho tỉ lệ 3:1 =>
dòng D phải dị hợp 2 cặp gen => tính trạng đa gen
II đúng. Cho dòng 1 giao phấn với dòng 2, nếu thu được đời con có toàn cây hoa đỏ thì tính
trạng màu hoa do ít nhất 2 gen không alen cùng quy định và mỗi dòng bị đột biến ở một gen
khác nhau.=> đúng
Dòng ban đầu thuần chủng AABB đột biến cho dòng 1 và dòng 2 lần lượt là AAbb (trắng) và
aaBB(trắng)
=> Dòng 1 × Dòng 2 → AaBb (đỏ)

Thi Hay – Đề giao lưu HSG năm 2023 http:// thihay.vn


12
III đúng. Cho dòng D lần lượt giao phấn với dòng 1 và dòng 2, nếu thu được đời con gồm toàn
cây hoa đỏ thì kiểu hình hoa đỏcủa dòng D là do các alen trội quy định.=> đúng
+ Nếu tính trạng đơn gen: dòng 1 là a1a1 ; dòng 2 là a2a2
=>dòng 1 là a1a1×D ; dòng 2 là a2a2× D → 100% đỏ => dòng D là AA
+ Nếu tính trạng do 2 gen quy định thì dòng 1 là AAbb; dòng 2 là aaBB
=>dòng 1 là AAbb×D; dòng 2 là aaBB×D→ 100% đỏ => dòng D là AABB
IV đúng. Nếu cho dòng 1 và dòng 2 tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con gồm toàn cây hoa trắng.
=>đúng
+ Nếu tính trạng đơn gen: dòng 1 là a1a1 ; dòng 2 là a2a2 => khi tự thụ cho đời con 100% trắng
+ Nếu tính trạng do 2 gen quy định thì dòng 1 là AAbb; dòng 2 là aaBB => khi tự thụ cho 100%
trắng
Vậy có 3 dự đoán đúng => Đáp án A
Câu 47 (C5). Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định
bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M.
Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X và giả sử cách nhau 20cM.
Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M kết hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được
con gái (5) không bị hai bệnh trên. Một cặp vợ chồng khác là (3)và (4) đều không bị bệnh N và
M, sinh được con trai (6) chỉ bị bệnh M và con gái (7) không bị bệnh N và M. Người con gái (7)
lấy chồng (8) không bị hai bệnh trên, sinh được con gái (10) không bị bệnh N và M. Người con
gái (5) kết hôn với người con trai (6), sinh được con trai (9) chỉ bị bệnh N. Biết rằng không xảy
ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho
biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M.
II. Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.
III. Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M.
IV. Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là
12,5%. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Hướng dẫn giải: Chọn D
- Từ các dữ kiện đề bài ta xác định được sơ đồ phả hệ như sau.

- Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M. => I đúng
- Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.=> II Sai (Có thể xác định
được kiểu gen của 6 người)
- Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M. => III. đúng
- Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là
12,5%. => IV Sai
+ Đã biết chắc chắn KG của người 5 và 6: (5) XAbXaB x (6) XAbY
XAb = XaB = 0,4 XAb = Y = 0,5
XAB = Xab = 0,1

Thi Hay – Đề giao lưu HSG năm 2023 http:// thihay.vn


13
→ Con gái không bị bệnh N và M: XAbXaB + XABXAb = 0,5(0,4+0,1) = 0,25 = 25%.
=> Đáp án D
Câu 48 (C3). Ở một loài thực vật một năm, ngẫu phối, xét 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập
cùng quy định tính trạng màu hoa, trong đó nếu kiểu gen có chỉ có A thì cho hoa đỏ, chỉ có B
thì cho hoa vàng; nếu có cả A và B thì cho hoa màu cam; không có alen trội nào thì cho hoa
trắng. Tại một quần thể đang cân bằng di truyền, tần số alen A = 0,6; a = 0,4; B = 0,4; b = 0,6.
Nếu không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng:
I. Những cây hoa màu cam có tỉ lệ lớn nhất trong quần thể.
II. Nếu những cây hoa màu cam bị khai thác hết trước khi kết hạt, thế hệ sau có 144/289 hoa
trắng.
III. Chọn một cây hoa màu vàng, xác suất chọn được cây thuần chủng là 25%.
IV. Nếu chỉ có các cây hoa màu đỏ ngẫu phối với nhau, tỉ lệ hoa màu trắng ở thế hệ sau là 4/49.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn giải: Chọn C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. => Đáp án C.
Quần thể cân bằng nên sẽ có cấu trúc (0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa) x (0,16BB + 0,48Bb +
0,36bb) = 1.
- I đúng, hoa cam A-B- có tỉ lệ = 0,5376 > 50% nên sẽ là kiểu hình có tỉ lệ lớn nhất trong quần
thể.
- II sai, nếu các cây hoa cam bị khai thác hết, lúc này quần thể sẽ còn lại cấu trúc gồm:

(Do: bỏ h. Cam →3 KH còn lại do 5 KG quy định, có tỉ lệ = 1-0,5376 = 4624


→tỉ lệ mới = tỉ lệ cũ : 0,4624)
=> Nhóm này cho giao tử ab = 108/289 x 0,5 + 48/289 x 0,5 + 36/289 x 1 = 114/289
Nên tỉ lệ hoa trắng aabb ở đời con = (144/289)2 = 12996/83521.
- III đúng, vì tỉ lệ hoa vàng thuần chủng trong hoa vàng = aaBB : aaB- = 0,0256 : (0,0256 +
0,0768) = ¼.
- IV đúng, nếu chỉ có các cây màu đỏ ngẫu phối, nhóm sinh sản của quần thể lúc này gồm có
0,1728Aabb + 0,1296AAbb => 4/7Aabb + 3/7AAbb, nhóm này cho giao tử gồm 2/7ab + 5/7Ab.
Do vậy, khi màu đỏ ngẫu phối thì đời con có aabb = 2/7 x 2/7 = 4/49.
Câu 49 (C2). Một loài động vật, xét 4 gen cùng nằm trên một NST thường, mỗi gen quy định
một tính trạng và mỗi gen đều có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn; thứ tự các gen là ADCB.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có tối đa 16 loại kiểu gen dị hợp tử về 4 cặp gen trên.
II. Cho cá thể đực mang 3 tính trạng trội lai với cá thể cái có cùng kiểu hình thì trong loài này
có tối đa 328 phép lai.
III. Cho cá thể đực và cá thể cái đều dị hợp tử về 4 cặp gen giao phối với nhau, có thể thu được
đời con có tối đa 156 kiểu gen.
IV. Cho cá thể đực và cá thể cái đều có kiểu hình trội về một trong 4 tính trạng giao phối với
nhau, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Hướng dẫn giải:
Có 1 phát biểu đúng, đó là IV. → Đáp án C.
I sai. Vì có 4 cặp gen dị hợp cùng nằm trên một cặp NST cho nên số kiểu gen = 23 = 8 kiểu gen.
II sai. Vì cá thể đực mang 3 tính trang trội (số kiểu gen = C14 × 14 = 56) x cá thể cái có cùng
kiểu hình thì có các trường hợp:

Thi Hay – Đề giao lưu HSG năm 2023 http:// thihay.vn


14
- KH trội về A-D-C-bb có số KG = 14 → khi các cá thể này lai với nhau thì số sơ đồ lai =
14x(14+1)/2= 105.
- KH trội về A-D-ccB- có số KG = 14 → khi các cá thể này lai với nhau thì số sơ đồ lai =
14x(14+1)/2= 105.
- KH trội về A-ddC-B- có số KG = 14 → khi các cá thể này lai với nhau thì số sơ đồ lai =
14x(14+1)/2= 105.
- KH trội về aaD-C-B- có số KG = 14 → khi các cá thể này lai với nhau thì số sơ đồ lai =
14x(14+1)/2= 105.
➔tổng số sơ đồ lai: 105 x 4 = 420
III sai. Vì nếu có hoán vị gen thì số kiểu gen tối đa = (24)×(24 + 1)/2 = 136.
Adcb aDcb
IV đúng. Vì nếu kiểu gen của bố mẹ đem lai là  thì đời con sẽ có 4 loại kiểu hình
adcb adcb
với tỉ lệ 1:1:1:1
Câu 50 (C2). Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, alen D quy
định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Lai hai cây (P) với nhau, thu được
F1 gồm 180 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 180 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài; 45 cây thân cao,
hoa đỏ, quả dài; 45 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 60 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn; 60 cây
thân thấp, hoa trắng, quả dài; 15 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 15 cây thân thấp, hoa trắng,
quả tròn. Biết rằng, nếu xảy ra hoán vị gen thì tần số hoán vị nhỏ hơn hoặc bằng 50%. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây phù hợp với dữ liệu trên?
I. Gen quy định chiều cao thân và màu sắc hoa phân li độc lập với nhau.
II. Các gen quy định chiều cao thân và hình dạng quả liên kết hoàn toàn với nhau.
III. Trong hai cây P có một cây có kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài.
IV. Phép lai có 16 kiểu tổ hợp giao tử.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn giải: Chọn C
Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (III) và (IV) → Đáp án C.
- Xét sự di truyền của gen quy định màu sắc hoa và gen quy định chiều cao thân.
+ Thân cao : thân thấp = (180 + 45 + 60 + 15) : (180 + 45 + 60 + 15) = 1:1.
+ Hoa đỏ : hoa trắng = (180 + 180 + 45 + 45) : (60 + 60 + 15 + 15) = 3:1.
+ Tỉ lệ của cả 2 cặp tính trạng = Cao, đỏ : Thấp, đỏ : Cao, trắng : Thấp, trắng = (180 + 45) :
(180 + 45) : (60 + 15) : (60 + 15) = 3 : 3: 1: 1 = (3:1)(1:1).
→ Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. → (I) đúng.
- Xét sự di truyền của gen quy định hình dạng quả và gen quy định chiều cao thân.
+ Thân cao : thân thấp = (180 + 45 + 60 + 15) : (180 + 45 + 60 + 15) = 1:1.
+ Quả tròn : quả dài = (180 + 45 + 60 + 15) : (180 + 45 + 60 + 15) = 1:1.
+ Tỉ lệ của cả 2 cặp tính trạng = Cao, tròn : Thấp, tròn : Cao, dài : Thấp, dài = (180 + 60) :
(45 + 15) : (180 + 60) : (45 + 15) = 4 : 4: 1: 1 ≠ (1:1)(1:1).
→ Hai cặp gen này liên kết không hoàn toàn với nhau. → (II) sai.
- (III) đúng. Vì từ kết quả phân tích của phương án (II), cho phép suy ra kiểu gen của thế hệ P
Ad ad
là Bb × Bb .
aD ad
Ad ad
(IV) đúng. Vì phép lai Bb × Bb và có hoán vị gen nên số kiểu tổ hợp giao tử = 8×2= 16.
aD ad

----------- HẾT ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC LẦN 2 --------


(Bản quyền nguồn tư liệu thuộc về thihay.vn)

Thi Hay – Đề giao lưu HSG năm 2023 http:// thihay.vn


15

You might also like